Tải bản đầy đủ (.docx) (319 trang)

DỰ THẢO TẬP SAN ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN CHÀO MỪNG 55 NĂM KÝ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.1 MB, 319 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

TẬP SAN ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
CHÀO MỪNG 55 NĂM KÝ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP VIỆN
KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHỐNG SẢN
(Đã hồn chỉnh)

HÀ NỘI, 2020
1


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

TẬP SAN ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
CHÀO MỪNG 55 NĂM KÝ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP VIỆN
KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

Ban biên tập: Trần Tân Văn, Trịnh Hải Sơn, Trịnh Xn Hịa
Qch Đức Tín, Nguyễn Đại Trung

HÀ NỘI, 2020

2


MỤC LỤC

3



NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRIỂN KHAI
CÔNG NGHỆ CỦA VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG
SẢN TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2020
PGS.TS Trần Tân Văn
Viện Khoa học Địa chất và Khống sản là đơn vị sự nghiệp khoa
học cơng lập trực thuộc Bộ Tài ngun và Mơi trường, có chức năng
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về địa chất, khoáng sản, tài
nguyên địa chất, tài nguyên nước dưới đất, di sản địa chất và công viên
địa chất, địa chất biển, địa chất môi trường, tai biến địa chất, địa chất đô
thị, địa chất y học, địa chất cơng trình và địa kỹ thuật (sau đây gọi
chung là địa chất và khống sản); đào tạo trình độ tiến sĩ về địa chất và
khoáng sản theo quy định của pháp luật.
Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản là đơn vị dự tốn cấp III,
có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; có trụ sở tại thành
phố Hà Nội; hoạt động theo cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công
nghệ công lập.
a) Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chiến
lược phát triển Viện, kế hoạch nghiên cứu, triển khai khoa học và công
nghệ dài hạn, 5 năm, hàng năm về địa chất và khoáng sản; tổ chức thực
hiện sau khi được phê duyệt.
2. Nghiên cứu cơ bản về lịch sử phát triển vỏ Trái Đất, cấu trúc và
thành phần vật chất của các thành tạo địa chất; đánh giá tiềm năng tài
nguyên địa chất và khoáng sản để xây dựng luận cứ khoa học phục vụ
điều tra cơ bản trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản.
3. Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học phục vụ xây dựng chính
sách, pháp luật về địa chất và khoáng sản; chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch về địa chất và khoáng sản và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
khác có liên quan của Bộ; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức

kinh tế – kỹ thuật về địa chất và khoáng sản.
4. Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ
về địa chất và khống sản; thực hiện các chương trình, đề án, dự án,

4


nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ về địa chất
và khoảng sản theo quy định.
5. Đào tạo trình độ tiến sĩ về địa chất và khống sản; tham gia đào
tạo, bồi dưỡng cơng chức, viên chức về địa chất và khống sản theo
phân cơng của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
6. Thẩm định các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, đề tài
nghiên cứu khoa học và công nghệ về địa chất và khống sản theo phân
cơng của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
7. Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin khoa học, công nghệ
về địa chất và khoáng sản theo quy định của pháp luật.
8. Cung cấp các dịch vụ khoa học, công nghệ về địa chất và
khống sản; tư vấn, thăm dị, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy
định của pháp luật.
9. Đầu mối quốc gia hỗ trợ việc điều phối và thực hiện các hoạt
động liên quan đến phát triển và quản lý Mạng lưới Cơng viên Địa chất
Tồn cầu Việt Nam trong khn khổ các hoạt động của Mạng lưới Công
viên Địa chất Toàn cầu của UNESCO; xây dựng và hướng dẫn việc xây
dựng các dự án về di sản địa chất, bảo tồn địa chất và công viên địa chất
theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
10. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm,
phịng, chống lãng phí và thực hiện nhiệm vụ phịng, chống tham nhũng
thuộc phạm vi quản lý của Viện theo chương trình, kế hoạch của Bộ và
phân cơng của Bộ trưởng.

11. Quản lý tổ chức, bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo
chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc của Viện theo phân
công của Bộ trưởng và theo quy định của pháp luật.
12. Quản lý hành chính, tài sản; thực hiện trách nhiệm của đơn vị
dự toán cấp III đối với các đơn vị trực thuộc Viện theo quy định của
pháp luật.
13. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.
b) Cơ cấu tổ chức
5


Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ trên, Viện Khoa học Địa chất và
Khống sản hiện tại có 01 PGS, 19 tiến sĩ, 47 thạc sĩ và 112 kỹ sư, cử
nhân. Ban lãnh đạo Viện hiện có 01 Viện trưởng và 03 phó Viện trưởng.
Về tổ chức, Viện có 01 phân viện, 03 phòng quản lý, 08 phòng nghiên
cứu, 04 trung tâm, 01 ban và 01 hội đồng.

c) Hiện trạng trang thiết bị
Viện hiện có 05 cơ sở phân tích đứng hàng đầu của Việt Nam: Phân
tích khống thạch học; Phân tích cổ sinh; Phân tích và giám định đá
quý; Phân tích mẫu bao thể; Phân tích thành phần vật chất trên thiết bị
phân tích vi điện tử dị JXA 8900 và phân tích đồng vị trên máy khối
phổ kế Ar - 5400. Các cơ sở phân tích thí nghiệm của Viện bao gồm:
+ Phịng thí nghiệm phân tích khống thạch học: Được trang bị
6


các thiết bị kính hiển vi phân cực hiện đại (Axiolab, Axioskop 40, Stemi

2000), là đơn vị duy nhất ở Việt Nam có thiết bị đồng bộ và khả năng
phân tích, phân tích kiểm tra các loại mẫu thạch học (lát mỏng), khoáng
tướng (mài láng) và trọng sa các loại. Phịng có 2 tổ gia cơng mẫu
khống thạch và trọng sa với đầy đủ các thiết bị, vật tư có thể đảm nhận
gia công các loại mẫu lát mỏng, mài láng, vi cổ sinh, bao thể,
microsonde, mẫu hoá, mẫu trọng sa nhân tạo và thiên nhiên.
+ Phòng nghiên cứu cổ sinh và địa tầng: Là phịng phân tích mẫu
cổ sinh hoàn thiện nhất ở Việt Nam, được trang bị các thiết bị hiện đại
với đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chun mơn cao, gồm nhiều TS,
ThS và CN, có khả năng gia cơng và phân tích các mẫu hoá thạch (cổ
sinh lớn, vi cổ sinh, bào tử phấn, thực vật) từ Tiền Cambri đến hiện nay.
+ Phòng nghiên cứu khống sản khơng kim loại:
- Phân tích độ hạt: Máy phân tích độ hạt Model: S3500 - Standard
do hãng Microtrac (Mỹ) sản xuất, phân tích độ hạt bằng tia laser cho độ
chính xác cao với mọi cấp cỡ hạt. Có khả năng phân tích mẫu ướt hoặc
khơ, có thể sử dụng lại mẫu để thực hiện các phân tích khác. Máy được
nối trực tiếp với máy tính được cài đặt phần mềm chuyên dụng, kết quả
(dạng số liệu và biểu đồ) bảo đảm tính khách quan và chính xác.
- Thí nghiệm nung nở, nung chảy: Lị nung Model LHT 08/18 do
hãng Nabertherm (Đức) sản xuất, nhiệt độ nung tối đa 1800 0C, với bộ
điều khiển điện tử C42, có thể xác định chính xác nhiệt độ nung và đặt
chế độ nung nhanh chậm theo từng khoảng nhiệt độ ấn định, thích ứng
được với các quy trình nung phức tạp, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu thử
nghiệm và xác định các quy trình kỹ thuật nung đối với các loại vật liệu
theo yêu cầu của người sử dụng. Có thể xác định được độ chịu lửa, nhiệt
độ chảy của các loại nguyên vật liệu sứ gốm, thuỷ tinh,... xác định đặc
điểm phồng nở của vật liệu như vermiculit, mica...
+ Phịng nghiên cứu Khống vật và Địa chất đồng vị:
- Phân tích hố trên thiết bị vi phân tích điện tử dò JXA 8900 : Thiết
bị do hãng JEOL (Nhật) sản xuất, có thể xác định hàm lượng các nguyên

tố hoá học từ Bor (B 5) đến Urani (U 92) trên bề mặt mẫu với diện tích vài
µm, độ nhạy phân tích của thiết bị là 0,01%-0,001%. Có thể xác định
hàm lượng các nguyên tố theo điểm, đường và có phịng gia cơng mẫu
riêng để đáp ứng u cầu và chất lượng phân tích. Đối tượng phân tích
7


là các loại vật liệu rắn: Các khoáng chất thiên nhiên và nhân tạo, các
mẫu kim loại và hợp kim, các chất tổng hợp như vật liệu bán dẫn, siêu
dẫn, composite, gốm sứ... Số liệu phân tích được xử lý bằng một hệ
thống phần mềm chuyên dụng và hiện tại có thể nhận phân tích tuổi
đồng vị U-Th-Pb trên đơn khống vật.
- Phân tích giám định đá q: Đạt tiêu chuẩn quốc tế (VILAS
005), với các thiết bị hiện đại bao gồm: Kính hiển vi chuyên dụng
Gemolit Ultima B, kính hiển vi soi nổi SV8 OPTN và MPC-10, kính
hiển vi phân cực SHOPTON, phổ kế Prism 1000, khúc xạ kế hiện số
Jemeter Digital 90/N, khúc xạ kế Duplex II, phân cực kế PL Dove Gem,
cân tỷ trọng Mettler Toledo, cân điện tử Gemscale 50, thiết bị xác định
kim cương Presidium N 1126, thước đo điện tử Presidium N 8540, bộ
sách màu N.346000 và bộ mẫu chuẩn. Phân tích giám định được chất
lượng tất cả các loại khoáng vật tự nhiên có phẩm chất ngọc như: kim
cương, ruby, saphyr, emerald…
- Phân tích bao thể: Thiết bị phân tích bao thể của hãng Linkam
(Anh) bao gồm lò nung TH-600 và TH-1500, hệ thống điều khiển nhiệt
độ TMS - 90, kính hiển vi và thiết bị chụp ảnh. Phân tích bao thể để xác
định nhiệt độ thành tạo của các khoáng vật, quặng bằng phương pháp
đồng hố (homogenization).
- Phân tích tuổi đồng vị trên máy khối phổ kế Ar-5400 (thiết bị
đang được lắp đặt và vận hành)
* Các thiết bị địa vật lý hiện đại phục vụ cơng tác nghiên cứu và

thăm dị khống sản:
- Máy đo từ trường tồn phần: ENVIMAG
- Máy đo từ trường toàn phần, gradient từ và điện từ tần số thấp
(VLF): ENVIGRAD/VLF của hãng SCINTREX Canada.
- Máy đo tham số từ cảm - từ dư Mag-01H của hãng
BARINGTON Anh
- Máy đo phổ gamma đa kênh GS-512 của hãng GEOFYZIKA
Tiệp Khắc
- Trạm phân cực một chiều, đầu thu IPR12, đầu phát TSQ3 của
hãng SCINTREX Canada cùng với phần mềm xử lý số liệu RESIX
IP2DI v4 của hãng INTERPEX Mỹ
- Trạm phân cực xoay chiều, đầu thu V5, đầu phát T3 của hãng
8


PHOENIX GEOPHYICS Canada.
- Trạm địa chấn 48 kênh Stravisor NZ48 của hãng GEOMETRICS
Mỹ kèm theo máy có đầm rung và bộ vi xử lý chống nhiễu khi đo trong
thành phố hoặc dọc đường quốc lộ và các phần mềm xử lý tài liệu khúc
xạ và phản xạ.
- Máy đo khí phóng xạ radon dùng đo trong khơng khí, trong đất
và trong nước: model AB-5R do hãng Pylon Electronic Canada sản xuất
- Máy cộng hưởng từ tìm kiếm trực tiếp nước ngầm NUMIS của
Pháp cùng với phần mềm xử lý tài liệu
- Máy trường chuyển TEM-FAST 48HPC của Hà Lan cùng với
phần mềm TEM-RES-WIN xử lý tài liệu 2D và 3D.
Bên cạnh các phần mềm đã được nhập ngoại kèm theo máy, phòng
cũng đã xây dựng được rất nhiều phần mềm để phân tích định tính và
định lượng các tài liệu địa vật lý.
* Về phần mềm sử dụng trong tính toán trữ lượng khoáng sản:

Viện Khoa học Địa chất và Khống sản được Bộ tài ngun và
Mơi trường cho phép mua có bản quyền và sử dụng phần mềm
Datamine trong tính tốn trữ lượng các mỏ khống sản. Đây là phần
mềm tiên tiến và được sử dụng nhiều trên thế giới. Viện đã triển khai áp
dụng tính tốn cho nhiều loại hình mỏ tại Việt Nam (than Quảng Ninh,
bauxit Tân Rai - Bảo Lộc, sắt, vàng, urani...) và được Hội đồng thẩm
định trữ lượng quốc gia thơng qua.
Viện có một thư viện khoa học hiện đại với hàng vạn đầu sách, ấn
phẩm khoa học bằng nhiều thứ tiếng (Anh, Pháp, Nga...), một bảo tàng
địa chất với nhiều mẫu đá và khoáng vật, hoá thạch và quặng phục vụ
cho nghiên cứu khoa học và học tập.
Từ năm 2015 đến nay, Viện đã cử và phối hợp với các cơ sở đào
tạo trong và ngồi nước đào tạo thành cơng 30 thạc sỹ (02 ở nước
ngồi), 05 người hồn thành chương trình đào tạo tiến sỹ ngành địa chất
(02 tiến sỹ được đào tạo tại cơ sở đào tạo sau đại học của Viện, 02 ở
Nga và Nhật Bản và 01 tại Đại học Mỏ - Địa chất).
Hiện tại, Viện đang có 18 người tham gia làm nghiên cứu sinh
(NCS), trong đó có 04 NCS đang đào tạo tại Viện; số NCS tại các đại
học trong nước có 5 người và 8 người đang làm NCS tại các nước Trung
Quốc, Hàn Quốc, Đức, Bỉ bằng nguồn kinh phí tài trợ; dự kiến 01 người
9


sẽ hoàn thành trong năm 2020. Hiện số CBVC đang đào tạo sau đại học
bậc thạc sỹ có 07 người (02 ở nước ngoài).
Từ năm 2015 đến nay, Viện đã cơng bố hàng chục bài báo trong
các Tạp chí chun ngành trong và ngoài nước, xuất bản hàng chục sách
chuyên khảo về các lĩnh vực: địa chất và khoáng sản, địa chất thủy văn,
địa chất cơng trình, địa chất mơi trường, biến đổi khí hậu và tai biến địa
chất, di sản địa chất và công viên địa chất v.v.

Công nghệ thông tin của Viện ngày càng được củng cố trên nền
tảng hệ thống AD (Active directory) phục vụ công tác quản lý tập trung
các tài nguyên mạng cũng như đáp ứng được các u cầu về an tồn
thơng tin mạng.
Từ 2015 đến nay, Viện đã lưu trữ toàn bộ sản phẩm của 72
NVTXTCN, 02 dự án SNKT, 05 nhiệm vụ KHCN cấp Bộ, 11 nhiệm vụ
KHCN cấp cơ sở, 14 đề án vốn SNKT, 01 dự án vốn SNMT, 01 đề tài
KHCN cấp Nhà nước, 01 đề tài quỹ Nafosted. 253 tài liệu liên quan đến
các đề tài, đề án đã cơng bố trong và ngồi Viện được lưu trữ dưới dạng
giấy và đang từng bước tin học hóa.
583 tài liệu tham khảo liên quan đến các lĩnh vực địa chất và
khống sản, địa chất thủy văn, địa chất cơng trình, địa chất mơi trường,
biến đổi khí hậu và tai biến địa chất, di sản địa chất và công viên địa
chất được bảo quản và lưu trữ tại Viện dưới dạng bản giấy. Tồn bộ Tạp
chí Địa chất từ năm 1961 đến 2016 (bản giấy) và tồn bộ tạp chí Các
khoa học Trái đất từ năm 1979 đến 2019 (bản giấy) được lưu trữ tại
Viện. Ngoài ra Viện đã đăng ký tài khoản vào tham khảo cơ sở dữ liệu
của Bộ Khoa học và Công nghệ từ năm 2015 đến nay và đã lưu giữ hàng
nghìn tài liệu của các Tạp chí chuyên ngành trên Thế giới ở dạng số
(pdf).
d) Các cơng trình nghiên cứu, điều tra
Trải qua 55 năm thành lập Viện, Viện đã chủ trì và tham gia
nghiên cứu 8 chương trình trọng điểm, với hơn 100 đề tài cấp Ngành và
cấp Nhà nước, góp phần tìm hiểu một cách có hệ thống cấu trúc và lịch
sử phát triển địa chất lãnh thổ, điều kiện thành tạo và phân bố các
khoáng sản, làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng khoáng sản của đất nước,
hoạch định phương hướng điều tra địa chất của ngành. Đồng thời cung
cấp những căn cứ khoa học về địa chất môi trường, tai biến địa chất cho

10



việc quy hoạch phát triển bền vững kinh tế xã hội.
Trong những năm qua, ngành địa chất Việt Nam nói chung, Viện
Khoa học Địa chất và Khống sản nói riêng đã đẩy mạnh việc ứng dụng
các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực nghiên cứu, điều tra địa
chất khống sản; theo đó đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, mang
lại lợi ích thiết thực cho xã hội, góp phần phục vụ cơng tác quản lý nhà
nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường; đồng thời cũng phát triển thêm
nhiều hướng nghiên cứu mới để gia tăng giá trị tài nguyên địa chất, góp
phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Từ năm 2015 đến nay, Viện chỉ đạo thực hiện 89 nhiệm vụ thường
xuyên theo chức năng (NVTXTCN), 02 Đề án Chính phủ, 05 nhiệm vụ
chuyên môn vốn sự nghiệp kinh tế, 09 nhiệm vụ khoa học công nghệ
cấp Bộ, 12 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp cơ sở, 04 nhiệm vụ hợp
tác quốc tế (dự án HTQT), 04 đề tài quỹ Nafosted, 02 đề tài KHCN cấp
Nhà nước, 02 đề tài Nghị định thư, 186 hợp đồng dịch vụ khoa học công
nghệ; trong đó Đề án “Đánh giá tiềm năng Urani Việt Nam” đã hoàn
thành báo cáo kết thúc đến năm 2019; đã hoàn thành 72 NVTXTCN, 02
dự án SNKT, 05 nhiệm vụ KHCN cấp Bộ, 11 nhiệm vụ KHCN cấp cơ
sở, 14 đề án vốn SNKT, 01 dự án vốn SNMT, 01 đề tài KHCN cấp Nhà
nước, 01 đề tài quỹ Nafosted. ISO 9000-2009 của Viện đã được công bố
năm 2016 để đưa vào quản lý Viện và đang được cập nhật thành ISO
9000-2015.
Song song với công tác nghiên cứu khoa học, Viện còn tham
gia xây dựng các đề án, đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước góp phần dự
báo, phịng tránh và giảm nhẹ hậu quả các tai biến địa chất liên
quan. Đặc biệt đã triển khai nghiên cứu và điều tra di sản địa chất
phục vụ phát triển mạng lưới công viên địa chất ở Việt Nam, mở ra
một hướng đi mới cho ngành địa chất nước nhà.

Các kết quả nghiên cứu trong năm năm qua là nguồn dữ liệu mới
về địa chất Việt Nam, là cơ sở dữ liệu quan trọng, góp phần làm sáng tỏ
lịch sử phát sinh, phát triển, cấu trúc địa chất lãnh thổ và lãnh hải Việt
Nam; là luận cứ khoa học và thực tiễn đáng tin cậy định hướng cho công
tác nghiên cứu điều tra địa chất, khống sản, địa chất mơi trường, tai
biến địa chất, di sản địa chất, địa nhiệt, tài nguyên nước, v.v góp phần
phát triển bền vững kinh tế-xã hội đất nước. Dưới đây, là những thành
quả nghiên cứu khoa học chủ yếu của Viện Khoa học Địa chất và
11


Khoáng sản trong giai đoạn 2015-2020:
a) Những kết quả tiêu biểu trong nghiên cứu địa chất - khống
sản
Cơng tác nghiên cứu cổ sinh, địa tầng theo phương pháp địa tầng
phân tập đã làm rõ trầm tích Cambri trung - Ordovic hạ vùng Đồng Văn;
đưa ra một khung địa tầng tiếp diễn ứng với các chu kỳ dao động mực
nước biển. Đánh giá độ trưởng thành nhiệt của các trầm tích chứa
Conodonta, tạo tiền đề cho cơng tác điều tra, tìm kiếm các khoáng sản
liên quan trong khoảng địa tầng từ Paleozoi đến Mesozoi. Xây dựng
được quy trình gia cơng và phân tích mẫu tảo vơi phục vụ cho nghiên
cứu địa chất biển. Hồn thiện “Atlas hóa thạch thực vật Việt Nam” để
hướng tới xuất bản phục vụ nghiên cứu địa chất và đào tạo các cán bộ
khoa học tại các trường và các Viện có liên quan.
Nghiên cứu sự tiến hóa magma - kiến tạo đới cấu trúc Fansipan
với mục tiêu xây dựng lại lịch sử kiến tạo vùng nghiên cứu, đồng thời
tăng hiệu quả của cơng tác tìm kiếm khoáng sản nội sinh. Làm sáng tỏ
đặc điểm thành phần vật chất và vị trí địa chất của các thành tạo
granitoid khối Bù Dình và mối liên quan với khống sản. Bước đầu làm
sáng tỏ đặc điểm địa chất - cấu trúc (quy luật phân bố) các thành tạo

biến chất trao đổi nhiệt dịch khu vực Đăk Tô - Sa Thầy; xác lập các
kiểu, đới biến chất trao đổi và mối liên quan với quặng hóa. Từng bước
làm sáng tỏ nguồn gốc, điều kiện hình thành và mối liên quan của hoạt
động magma của khống hóa vàng nhiệt dịch đới Hoành Sơn.
Về kiến tạo và địa mạo, địa chất karst: bước đầu làm rõ đặc điểm
địa chất, địa mạo, tân kiến tạo, thạch học - cấu trúc của 11 đới đứt gãy ở
miền Bắc Việt Nam; phối hợp xây dựng hệ thống mốc trong mạng lưới
trắc địa địa động lực trên 11 đứt gãy ở miền Bắc Việt Nam. Làm rõ giá
trị khoa học, kinh tế của tài nguyên đá carbonat các vùng đá vôi ở Việt
Nam và giải pháp phát triển bền vững; Xuất bản chuyên khảo “Tài
nguyên các vùng đá vôi và phát triển bền vững ở Việt Nam”.
Các đề tài nghiên cứu cơ bản về khoáng sản và sinh khống do Viện
thực hiện đã hệ thống hóa việc đánh giá tiềm năng khống sản của đất nước,
đóng vai trị quan trọng trong đánh giá định lượng khống sản, sử dụng tài
nguyên hợp lý, định hướng triển khai cơng tác tìm kiếm, thăm dị cho ngành
địa chất. Các đề tài nghiên cứu các mơ hình sinh khống về cơ bản đã xác
lập được các tiêu chí cần thiết trong xây dựng mơ hình, các chỉ tiêu để đánh
12


giá, xác nhận sự tồn tại kiểu mỏ. Qua đó làm rõ bối cảnh địa chất kiến tạo,
đặc điểm thạch học - địa hóa đá vây quanh, nguồn gốc kim loại và nguồn
nhiệt, nguồn dung dịch, cơ chế lắng đọng quặng và thể hiện được các đặc
điểm chính của mơ hình thành tạo quặng, dự báo được triển vọng quặng theo
các mơ hình được xác lập.
Đã tập trung nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và giá trị kinh tế các
khoáng sản, đồng thời cũng định hướng các tổ hợp phương pháp, quy
trình cơng nghệ nghiên cứu khống sản ẩn sâu như chì-kẽm, sa khống
thềm lục địa, than đồng bằng sơng Hồng...
Viện đã nghiên cứu, xác lập các chỉ tiêu phân đới cho quặng hóa

chì - kẽm - barit có nguồn gốc nhiệt dịch - trầm tích để xác định những
đặc điểm bóc mịn và dự báo triển vọng quặng ẩn sâu trong cấu trúc
Khâu Lộc - Đông Bắc - Việt Nam. Nêu rõ cơ sở khoa học phục vụ việc
tìm kiếm đánh giá và dự báo về tài nguyên khoáng sản volfram trong
các khu vực Thiện Kế, Núi Pháo, Mé Pu, Đồi Cờ cũng như trên cả nước;
định hướng nghiên cứu ở các vùng có điều kiện địa chất tương tự. Đã
làm rõ tính chun hóa địa hóa Mo của các thành tạo granitoid kiểu Bà
Nà ở Việt Nam và tiềm năng khoáng sản liên quan đến chúng. Viện đang
nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học để đánh giá triển vọng ruby, saphir
trong các thành tạo đá hoa pegmatit khu vực bờ trái Sông Chảy. Làm rõ
thêm đặc điểm cấu trúc địa chất, đặc điểm quặng hóa, đá biến đổi, xác
lập các kiểu phân đới và tính phân đới quặng hóa vàng - thạch anh sulfua tại điểm quặng vàng Vai Đào, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn,
tỉnh Hòa Bình và khu mỏ vàng Khau Âu, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên.
Viện đã cố gắng mở ra một hướng đi mới, nhằm tìm kiếm các nguồn
năng lượng phi truyền thống (khí đá phiến), phục vụ nhu cầu năng lượng
ngày càng tăng trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Về kinh tế địa chất và địa tin học: đã lựa chọn được phương pháp
đánh giá kinh tế tài nguyên, giá trị kinh tế mỏ khống sản đa kim cho 5
tỉnh vùng Đơng Bắc theo quan điểm phát triển bền vững. Đã kiến nghị
điều chỉnh phương pháp tính mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng
sản đa kim Pb-Zn, Sn-W trên cơ sở so sánh kết quả đánh giá giá trị kinh
tế mỏ với mức thu hiện tại. Xây dựng được bộ công cụ mã nguồn mở để
thao tác và quản lý Bản đồ địa chất khống sản trong mơi trường
WEBGIS.
13


Đề án Chính phủ “Đánh giá tiềm năng urani Việt Nam” đã xác lập
được 12 kiểu mỏ và kiểu khoáng hoá urani trên lãnh thổ Việt Nam theo

phân loại của IAEA, xác định được 03 kiểu mỏ có triển vọng. Phân chia
lãnh thổ Việt Nam thành 03 miền sinh khoáng urani, với 01 vùng quặng
urani, 04 vùng quặng urani tiềm năng, 02 nút quặng urani tiềm năng;
khoanh định 13 diện tích theo 02 mức A, B.
b) Những kết quả tiêu biểu trong nghiên cứu địa chất thủy văn - địa
chất cơng trình, địa chất mơi trường, biến đổi khí hậu và tai biến địa
chất
Viện đã nghiên cứu, làm rõ đặc điểm, quy luật phân bố tiềm năng
địa nhiệt tầng nông áp dụng phục vụ công nghệ bơm nhiệt đất vùng núi
Tây Bắc Việt Nam.
Về biến đổi khí hậu: đã xây dựng hệ phương pháp nghiên cứu
phù hợp trong nghiên cứu trầm tích hang động ở miền Bắc Việt Nam
phục vụ luận giải cổ khí hậu ở giai đoạn Pleistocen muộn - Holocen
(khoảng 30.000 năm trở lại đây). Từ 400 năm trở lại đây khí hậu Việt
Nam đến hiện tại có xu hướng hướng nóng lên.
Từ năm 2012 đến năm 2019, Viện đã triển khai và thành lập bản
đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 trên 22 tỉnh miền núi phía
Bắc: Thanh Hóa, Nghệ An, Lào Cai, n Bái, Sơn La, Lai Châu, Điện
Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tun Quang, Hà Giang, Bắc Giang, Quảng
Ninh, Hịa Bình, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và Quảng Ngãi. Đề án
cũng đã hồn thành cơng tác lập bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ
trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 cho 15 tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Lào
Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc
Kạn, Tuyên Quang, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Hịa Bình.
Sản phẩm hồn thành là các bản đồ kèm theo báo cáo thuyết minh; được
thành lập theo địa bàn huyện, thị xã của từng tỉnh. Trên cơ sở phối hợp
với Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai và Ban Chỉ huy
Phịng chống Thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn của các tỉnh địa phương,
Viện đã xác định được hơn 200 xã trọng điểm cần tiến hành công tác

điều tra bổ sung, chuyển giao và hướng dẫn sử dụng cho địa phương các
loại bản đồ cảnh báo nhằm giảm thiểu thiệt hại do trượt lở đất đá trong
mùa mưa bão; phục vụ kịp thời công tác di dân tái định cư, quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội bền vững của địa phương. Trong năm 2017 14


2019, Đề án đã triển khai công tác điều tra chi tiết cho 50 xã thuộc 5
tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, n Bái, Hịa Bình và Thanh Hóa.
Viện đã tổ chức chuyển giao, triển khai các đợt tập huấn, quản lý,
sử dụng bộ sản phẩm của Đề án Trượt lở cho các địa phương, phục vụ
kịp thời công tác phòng chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về người và
của trong mùa mưa bão.
Chỉ ra bốn nhóm yếu tố liên quan đến sụt lún đất khu vực Bằng
Lũng, Chợ Đồn, Bắc Cạn: cấu trúc địa chất, hệ thống karst ngầm, đặc
điểm của tầng đất phủ và hạ thấp mực nước ngầm.
Đã thiết kế và xây dựng thành công các đường ống áp lực theo các
điều kiện về địa chất, địa mạo v.v. theo công nghệ PAT ở khu vực Đồng
Văn để cung cấp nước cho Thị trấn Đồng Văn.
Bên cạnh đó, Viện đã cử nhiều đồn cán bộ tới nghiên cứu, khảo
sát các hiện tượng tai biến địa chất, giúp đỡ các địa phương khắc phục
hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống của nhân dân địa phương.
c) Những kết quả tiêu biểu trong nghiên cứu di sản địa chất, công
viên địa chất
Đã xây dựng thành công hồ sơ trình UNESCO cơng nhận Cơng
viên Địa chất Tồn cầu UNESCO Non Nước Cao Bằng ở tỉnh Cao Bằng.
Đã xây dựng thành cơng hồ sơ trình UNESCO cơng nhận Cơng viên Địa
chất Tồn cầu UNESCO Đăk Nơng ở tỉnh Đăk Nơng. Hỗ trợ tỉnh Quảng
Ngãi xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất Lý
Sơn - Sa Huỳnh là Cơng viên Địa chất Tồn cầu UNESCO.
Bước đầu tổng hợp các kiến thức bản địa về di sản địa chất, góp

phần năng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy du lịch ở công viên địa
chất Lý Sơn-Sa Huỳnh, Đắc Nông, Cao nguyên đá Đồng Văn, Non
Nước Cao Bằng.
Các kết quả nghiên cứu nêu trên là cơ sở khoa học định hướng
nghiên cứu, điều tra, quy hoạch phát triển mạng lưới di sản địa chất ở
Việt Nam.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu Viện về các lĩnh vực nêu trên,
Viện đã có hàng chục bài báo xuất bản tại các Tạp chí chun ngành
trong và ngồi nước; hàng chục sách chuyên khảo về các lĩnh vực: karst
và di sản địa chất, cổ sinh và địa tầng, tai biến địa chất v.v.

15


Các hoạt động phát triển nguồn lực và hợp tác quốc tế đã phát
huy trong việc nâng cao năng lực và trình độ của các viên chức của
Viện
Từ năm 2015 đến nay, được sự đồng ý của Bộ TN&MT, Viện đã
cử hơn 100 đoàn ra đi tham dự hội thảo, các khoá đào tạo ngắn hạn, dài
hạn và trao đổi hợp tác nghiên cứu tại nước ngoài và hàng chục đoàn
vào thực hiện hợp tác trong các đề tài, đề án, dự án và các đoàn đến thực
hiện các chương trình hợp tác, mở rộng, tìm kiếm cơ hội hợp tác với
Viện thuộc các nước: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Đài
Loan, Hàn Quốc, Ba Lan, Mỹ, Nhật, Bỉ, Canada v.v. Trong đó đa phần
các đồn ra đều do đối tác nước ngoài tài trợ và một phần được tài trợ từ
các đề án, dự án, đề tài vốn SNKT, vốn KHCN v.v.
Viện đã ký thỏa thuận ghi nhớ MOU với hàng chục cơ sở nghiên
cứu và đào tạo thuộc các trường Đại học, cơ quan quản lý nhà nước,
Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu và một số Hiệp hội và Tổ chức
phi chính phủ thuộc các nước như: Nhật Bản, Ý, Mỹ, Bỉ, Đài Loan, Anh,

Ba Lan, Na Uy, Hàn Quốc, Trung Quốc v.v. Các MOU là cơ sở để ký
các thỏa thuận tài trợ về trang thiết bị, trao đổi khoa học, đào tạo cho
các nhân viên của Viện.
Bên cạnh đó, 06 dự án hợp tác nghiên cứu quốc tế đã được sự
đồng ý của Bộ TN&MT, Bộ KH&CN đã và triển khai tại Viện như:
- Công nghệ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước ở các
vùng núi đá vôi Việt Nam, áp dụng thử nghiệm ở một số khu vực thuộc
Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Xây dựng hệ thống đường ống áp lực cho Modul cấp nước
không dùng điện theo công nghệ mới (PAT) tại huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang.
- Ứng dụng cỏ vetiver ở quy mô thực tế nhằm giảm nhẹ ô nhiễm
Dioxin trong đất tại sân bay Biên Hòa.
- Các tác động của xâm nhập mặn đối với tài nguyên nước và thủy
lợi ở khu vực Nam Trung Bộ Việt Nam dưới ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu.
- Thiết lập trạm quan trắc đa thiên tai và tăng cường khả năng
chống chịu cho Hà Nội.
- Xây dựng năng lực quản lý thiên tai cho khu vực miền núi huyện
16


Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình, Việt Nam.
Những định hướng hoạt động và giải pháp thực hiện nhằm
phá triển Viện
Nhằm tạo động lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của Viện
trong những năm tới, Viện cần tiếp tục giữ được sự đồn kết nhất trí cao
của đội ngũ cán bộ, đảng viên có năng lực khoa học và quản lý, có trách
nhiệm và quyết tâm cao trong xây dựng Viện khoa học đầu ngành, có
tính năng động và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm

tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.
a) Phương hướng, mục tiêu
- Phát huy sức mạnh đoàn kết, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu và vai trị hạt nhân chính trị của các tổ chức đảng, vai trò tiền
phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên trong toàn Đảng bộ, tiếp tục
đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, xây dựng
Đảng bộ trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo
đức.
- Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, tăng cường năng lực nghiên
cứu nhằm tạo đà cho sự phát triển của Viện khoa học đầu ngành địa
chất, khoáng sản phục vụ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
b) Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
- Bám sát các văn bản pháp quy, các chủ trương định hướng lớn
của Nhà nước và Bộ Tài nguyên và Môi trường về lĩnh vực khoa học và
cơng nghệ, địa chất và khống sản, đồng thời thực hiện nghiêm túc chỉ
đạo của Ban cán sự Đảng, Đảng ủy Bộ và Lãnh đạo Bộ, Đảng ủy Viện
quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chuyên môn đề ra
trong kế hoạch 2020-2025.
- Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết Định số 1388/QĐTTg ngày 13/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy hoạch Điều tra
cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm
2030”; trong đó tập trung đề xuất, triển khai thực hiện các đề tài, dự án
nghiên cứu dự báo và điều tra đánh giá khoáng sản trọng điểm đến độ
sâu 1000m và lớn hơn; trước mắt cần hồn thành quy trình nghiên cứu
và xây dựng được hệ phương pháp nghiên cứu dự báo và điều tra đánh
giá khoáng sản ẩn sâu phù hợp với điều kiện kinh tế - kỹ thuật của nước
ta.
17


- Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học

và công nghệ phục vụ công tác quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng các thành quả nghiên cứu của Viện
phục vụ lợi ích cộng đồng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
- Tăng cường hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương với
các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy phát triển các hướng nghiên cứu mới
như khoáng sản ẩn sâu, khoáng sản mới, phi truyền thống, địa chất
karst, tai biến địa chất, công viên địa chất, địa chất y học, biến đổi khí
hậu… cũng như đào tạo đội ngũ nghiên cứu khoa học.
-Tăng cường và thực hiện tốt hơn nữa công tác kế hoạch,tài chính;
đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu, phân tích thí
nghiệm theo hướng hiện đại, tiên tiến, nhằm phục vụ tốt công tác nghiên
cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của Viện.
- Tiếp tục phát huy mọi khả năng về nguồn lực của từng đơn vị, cá
nhân trong việc tìm kiếm đối tác, tạo việc làm, mở rộng và đa dạng các
sản phẩm chuyển giao cơng nghệ và dịch vụ địa chất, khống sản nhằm
nâng cao thu nhập cho người lao động.
- Chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy theo Đề án kiện toàn cơ cấu tổ
chức của Viện; đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi phương thức hoạt động
của các trung tâm theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại và phát triển nguồn
nhân lực khoa học thông qua thực hiện đề tài, dự án, việc thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên. Chú trọng bồi dưỡng, phát triển
những nhân tố có phẩm chất, đạo đức, có năng lực nghiên cứu trở thành
những chuyên gia giỏi, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực địa chất,
khoáng sản của Việt Nam.
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt mọi chế độ chính sách của nhà
nước; từng bước nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của CBVC và
người lao động trong tồn Viện; tích cực đóng góp vào các quỹ bảo trợ

xã hội; giáo dục và có biện pháp phịng ngừa các tệ nạn xã hội, kiên
quyết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tham ơ, lãng phí.
- Thi đua hồn thành xuất sắc các nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch
2020-2025 của Viện nhằm phát triển Viện bền vững, phục vụ nền kinh tế
18


quốc dân thông qua tổ chức triển khai phong trào thi đua nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng
công nghệ mới trong công tác, nghiên cứu khoa học.
- Đảng uỷ chỉ đạo Ban Lãnh đạo, BCH Cơng đồn thành lập mới
Ban chỉ đạo “Quy chế dân chủ” theo hướng mở rộng và nâng cao năng
lực hoạt động, phát huy quyền làm chủ của CBVC. Thực hiện tốt việc
công khai tài chính. Nâng cao vai trị phản biện và giám sát của các tổ
chức đồn thể quần chúng, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững
mạnh.
- Tiếp tục lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phịng tồn dân, giữ
vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội trong đơn vị. Đoàn kết
nội bộ, đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống âm mưu
“diễn biến hồ bình” của các thế lực thù địch; giữ gìn bí mật quốc gia,
bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước và cơ quan.
c) Những giải pháp chủ yếu
- Tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các
đề tài, dự án, ưu tiên các dự án Chính phủ, các đề tài, dự án kết thúc
trong năm.
- Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với các vụ chức năng của Bộ để tổ
chức thực hiện và quản lý Dự án “Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và
năng lực trang thiết bị Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản”.
- Tăng cường và khuyến khích các nhà khoa học áp dụng các
phương pháp, giải pháp công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao

hiệu quả, chất lượng khoa học của các đề tài, dự án, nhiệm vụ chuyên
môn.
- Nâng cao vai trị, trách nhiệm của Hội đồng nghiệm thu. Tăng
cường cơng tác kiểm tra, đôn đốc, thẩm định các tài liệu, đặc biệt là
khâu kiểm tra ngoài thực địa để chỉ đạo, định hướng cho việc nghiên
cứu tiếp theo. Thực hiện nghiêm túc cơng tác hậu kiểm trước thanh tốn.
- Phát huy và mở rộng vai trò, trách nhiệm của Hội đồng khoa học
Viện trong việc đề xuất, tuyển chọn, xây dựng và thực hiện các chương
trình nghiên cứu, các đề tài, dự án chuyên môn, các hoạt động khoa học
công nghệ và đào tạo của Viện.
- Duy trì và tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa tổ chức Cơng
đồn, Đồn Thanh niên cộng sản HCM với chính quyền dưới sự lãnh
19


đạo của Đảng uỷ, nhằm phát huy tối đa nguồn lực của Viện để hoàn
thành tốt các mục tiêu nhiệm vụ được giao. Áp dụng các biện pháp
khuyến khích vật chất đối với các tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm
vụ, đồng thời có những hình thức khiển trách, kỷ luật thích hợp đối với
những người khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật lao động.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu chuyển giao công nghệ. Mở rộng
quan hệ hợp tác với các trường đại học, các tổ chức, các địa phương,
tiến tới ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ,
tư vấn địa chất - khống sản, nâng cao thu nhập chính đáng cho CBVC.
- Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức nước ngồi
thơng qua các chương trình, dự án, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa
học, đào tạo nâng cao trình độ, tiếp thu cơng nghệ mới, hội nhập với sự
phát triển của khu vực và thế giới.

20



ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG CÁC TRẦM TÍCH PALEOZOI
Ở ĐỚI TÂY VIỆT BẮC
Nguyễn Đức Phong, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Thủy,
Đinh Công Tiến, Nguyễn Hữu Mạnh, Lê Văn Hà, Nguyễn Đức Thái

Tóm tắt: Đá trầm tích Paleozoi phân bố rộng rãi ở đới Tây Việt Bắc.
Dựa vào đặc điểm thạch học và diện phân bố chúng chia thành 15 hệ
tầng, bao gồm: Thác Bà (NP tb), An Phú (NP- ε1 ap) Hà Giang ( ε2 hg),
Chang Pung (ε2-ε3 cp), Lutxia (O 1 lx), Phú Ngữ (S 1-S2 pn), Si Ka (D 1 sk),
Bắc Bun (D1 bb), Mia Lé (D 1 ml), Nà Quản (D 1-D2 nq), Si Phai (D 1-D2
sp), Tốc Tát (D 3fr-C1? tt), Khao Lộc (D 1-D2 kl), Bắc Sơn (C-P 3 bs), Đồng
Đăng (P3 đđ). Việc đánh giá tổng quan về tính hiệu lực của các phân vị
địa tầng sẽ góp phần cập nhật thơng tin về địa tầng Paleozoi ở đới Tây
Việt Bắc. Điều này cũng sẽ cung cấp thơng tin có giá trị về đối sánh địa
tầng của đới Tây Việt Bắc và các vùng lân cận.
Từ khoá: Địa tầng, Paleozoi, Tây Việt Bắc
MỞ ĐẦU
Địa tầng các trầm tích Paleozoi ở đới Tây Việt Bắc đã được các
nhà địa chất trong và ngoài nước nghiên cứu từ những năm đầu của thế
kỷ 19 và có nhiều kết quả quan trọng góp phần làm sáng tỏ lịch sử phát
triển địa chất của khu vực. Đặc biệt là những tài liệu đo vẽ bản đồ địa
chất ở các tỷ lệ 1:1.000.000; 1:500.000; 1:200.000; 1:50.000 và các
nghiên cứu chuyên đề đã phân chia được các phân vị địa chất chủ yếu ở
đới Tây Việt Bắc (Dovjikov, 1965; Trị,1977; Lương, Bao, 1988; Tiến,
1991). Cơng trình nghiên cứu tổng hợp về địa tầng Việt Nam đã chính
xác hố dần ranh giới các phân vị địa tầng (Khúc, Mỹ, 1989) và gắn kết
với các bể trầm tích (Thanh và Khúc, 2011; Trị, Khúc, 2011).
Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các tài liệu hiện có, bài báo trình

bày những đánh giá tính hiệu lực của các phân vị trên theo Quy phạm
địa tầng Việt Nam (1994) ở đới Tây Việt Bắc.
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG NGHIÊN CỨU
Đới Tây Việt Bắc nằm giữa hai đới đứt gãy Sông Chảy và Sông Đáy, gồm cả đới
Sông Lô và phần bắc đới Sông Hiến theo phân chia của Dovjikov và nnk. (1965)
và thuộc địa khu liên hợp Việt - Trung (Trị, 2009). Đới Tây Việt

21


Bắc có thể chia thành hai phụ đới: phụ đới Sơng Lơ ở phía tây, chủ yếu
là trầm tích Neoproterozoi thượng - Ordovic hạ; và phụ đới Sơng Gâm ở
phía đơng, gồm các trầm tích Cambri - Ordovic hạ, Devon - Permi với
hoạt động magma nhiều thế hệ đa dạng hơn (Trần Văn Trị, 2009).

Hình 1. Sơ đồ địa chất khu vực nghiên cứu (đới Tây Việt Bắc)
(Theo Trần Văn Trị và nnk. 2009)

22


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thạch địa tầng
Mục đích của phương pháp thạch địa tầng nhằm để phân chia các
thành tạo trầm tích thành các phân vị địa tầng trên toàn bộ khu vực
nghiên cứu, gồm các phức hệ, loạt, hệ tầng, trong đó hệ tầng là phân vị
địa tầng cơ bản.
Các phân vị thạch địa tầng phân chia được dựa vào đặc điểm
thạch học, chúng thể hiện ở thành phần, kiến trúc, cấu tạo của đá, kiểu
xen kẽ của các lớp đá khác nhau, màu sắc, tính phân lớp, cũng như một

số biến đổi khác của đá. Phân loại thạch địa tầng trước hết dựa trên cơ
sở tính đồng nhất của các lớp đá hoặc sự ưu trội của một loại đá nào đó
trong mặt cắt mà có thể nhận biết được ở ngoài trời và thể hiện được
trên các bản đồ địa chất.
Các phân vị thạch địa tầng đã được tiến hành xem xét và nghiên
cứu trong suốt khoảng địa tầng Paleozoi ở đới Tây Việt Bắc nhằm phân
chia các thành tạo trầm tích thành các hệ tầng (phân vị địa tầng cơ bản).
Đánh giá các phân vị địa tầng Paleozoi đã được xác lập ở đới Tây
Việt Bắc một cách đầy đủ và kỹ lưỡng về “tiêu chuẩn thạch địa tầng”
nhằm xác định tính hiệu lực của các phân vị theo Quy phạm địa tầng
Việt Nam (1994).
Một phân vị địa tầng có hiệu lực phải đảm bảo đó là một thể địa
chất, có mặt cắt chuẩn hay phụ chuẩn, có ranh giới rõ ràng hay tương
đối rõ ràng với các thể địa chất giáp kề và có thể phân biệt được về mặt
thạch học với các thể địa chất đó.
Phương pháp sinh địa tầng
Mục đích của phương pháp sinh địa tầng nhằm để phân chia các
mặt cắt trong phạm vi nghiên cứu thành phần các phân vị sinh địa tầng
(các đới hoá thạch). Trên cơ sở các đới hoá thạch được xác lập, một mặt
nhằm xác định tuổi các phân vị địa tầng, mặt khác dùng để đối sánh địa
tầng của khu vực nghiên cứu với các lãnh thổ lân cận và xa hơn nữa.
KẾT QUẢ
Thông qua các tài liệu đã được tổng hợp trên đây, chúng tơi nhận
thấy có 17 phân vị địa tầng được dùng để mơ tả cho các trầm tích
23


Paleozoi ở đới Tây Việt Bắc mà cho đến nay vẫn đang được sử dụng,
bao gồm: Thác Bà (NP tb), An Phú (NP- ε1 ap) Hà Giang (ε2 hg), Chang
Pung (ε2-ε3 cp), Lutxia (O 1 lx), Phú Ngữ (S 1-S2 pn), Si Ka (D 1 sk), Bắc

Bun (D1 bb), Mia Lé (D 1 ml), Tòng Bá (D 1 tb), Pia Phương (D 1 pp), Nà
Quản (D1-D2 nq), Si Phai (D 1-D2 sp), Tốc Tát (D 3fr-C1? tt), Khao Lộc
(D1-D2 kl), Bắc Sơn (C-P 3 bs), Đồng Đăng (P 3 đđ). Chúng tơi xin được
đánh giá tính hiệu lực của các phân vị trên theo Quy phạm địa tầng Việt
Nam (1994).
LOẠT SƠNG CHẢY
Loạt Sơng Chảy bao gồm hai hệ tầng Thác Bà và An Phú trước
đây được mô tả chung trong hệ tầng Sông Chảy (Trần Văn Trị 1977)
hoặc hệ tầng Chiêm Hoá (Dovjikov A.E. và nnk. 1965) bao gồm các tập
đá phiến hai mica, đá phiến muscovit, đá hoa, đá hoa tremolit phân bố
xung quanh khối granit Sông Chảy, các vùng Chiêm Hoá, Lục Yên kéo
dài qua Thác Bà dến Vĩnh Phúc.
Hai hệ tầng Thác Bà và An Phú có quan hệ chỉnh hợp với nhau, có
thành phần thạch học định theo đường phương có nguồn gốc ban đầu từ
trầm tích lục ngun và đá vơi sạch cùng bồn trầm tích chung. Thành
phần thạch học và mức độ biến chất cùa các trầm tích loạt Sơng Chảy
cao hơn hẳn so với các trầm tích có hố thạch tuổi Cambri ờ Đông Bắc
Bộ như đá cùa hệ tầng Hà Giang, Thần Sa. Thành phần đá và đặc điểm
biến chất của hai hệ tầng Thác Bà và An Phú có nhiều nét tương đồng
với các hệ tầng thuộc loạt Sa Pa ờ Tây Bắc Bộ. Điểm khác biệt là ở
thành phần carbonat, phía Tây Bắc Bộ là đá hoa dolomit, phía Đơng Bắc
Bộ là đá hoa calcit.
Hiện nay chưa phát hiện được hố thạch định tuổi, chưa mơ tả
được quan hệ trực tiếp với các tầng đá cổ hơn và với hệ tầng Hà Giang
chứa hoá thạch Cambri. Dựa theo đặc điểm phân bố, theo thành phần
thạch học và mức độ biến chất, có thể coi đá của loạt Sơng Chảy cổ hơn
hệ tầng Hà Giang tuổi Cambri. Do vậy, các đá của loạt được xếp vào
tuổi Neoprotcrozoi, tuy vậy cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu để xác định
chính xác tuổi của chúng.


24


Hệ tầng Thác Bà (NP tb)
Thông qua các tài liệu đã tổng hợp, chúng tôi nhận thấy hệ tầng
Thác Bà đã được nhiều nhà địa chất chấp nhận và sử dụng khá rộng rãi
với nội dung và khối lượng như khi được xác lập.
Theo điều 6.13 - Quy phạm địa tầng Việt Nam (1994), ta có thể
xem xét tính hiệu lực của hệ tầng Thác Bà (NP tb) như sau:
Tên của phân vị: Hệ tầng Thác Bà
Tác giả của phân vị: Hoàng Thái Sơn, 1999.
Thành phần và khối lượng: Thành phần ban đầu cùa hệ tầng chủ
yếu là các trầm tích lục ngun - cát kết hạt thơ, sét kết phân lớp thơ,
xen kẽ ít lớp mỏng đá sét vơi. Các đá bị biến chất không đồng đều trong
phạm vi tướng đá phiến lục và phần thấp tướng amphibolit epidot, tạo
nên các tập đá phiến muscovit, hai mica xen quartzit, đá phiến thạch anh
felspat - mica và đá phiến thạch anh - calcit - epidot.
Ranh giới của phân vị: Hệ tầng chỉnh hợp với hệ tầng An Phú
nằm trên và có quan hệ kiến tạo với các hệ tầng khác, bị khối granit
Sông Chảy tuổi trước Devon xuyên cắt.
Tuổi của phân vị: Tuổi của hệ tầng Thác Bà được giả định là
Neoproteooi dựa trên quan hệ địa tầng. Chưa phát hiện hóa thạch và
chưa có tuổi đồng vị tin cậy.
Mặt cắt chuẩn: Vùng đập Thác Bà, tỉnh Yên Bái (x = 21°45', y =
105°02). Các mặt cắt tương tự lộ trên đường từ Tân Quang đi Hồng Su
Phì, Tây Bắc Lục Yên.
Sự biến đổi: Các đá của hệ tầng phân bố trong phức nếp lồi Lơ
Gâm tại rìa ngồi khối granit Sông Chảy như Thanh Thủy, Tân Ọuang
(Hà Giang), nếp lồi Lục Yên (Yên Bái) trong dải kẹp giữa đứt gãy Sông
Chảy và đứt gãy Sông Lô kéo dài về phía Đơng Nam đến Hà Nội nhưng

bị các trầm tích Đệ tứ của bồn trũng Sông Hồng phủ trên.
Các đá bị biến chất khu vực trong phạm vi tướng đá phiến lục,
phần thấp tướng epidot - amphibolit. Tại các diện tích phát triển các
khối magma, bị biến chất phân đới với phần nhân đạt tướng amphibolit
epidot như rìa đơng nam khối granit Sơng Chảy, tây bắc Lục n,
Chiêm Hố v.v... đặc trưng bằng các tổ hợp khoáng vật: 1) Thạch anh +

25


×