Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tài liệu Đề tài "Điều hành lãi suất Ngân hàng theo hướng giảm dần, kết quả và những vấn" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.35 KB, 19 trang )







Điều Hành
Lãi Xuất Ngân Hàng














Điều hành lãi suất Ngân hàng theo hướng giảm dần,
kết quả và những vấn đề đặt ra
NHNN cần chủ động tập hợp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết trong
ngành và những phản biện xã hội đa chiều khác để xử lý, cân nhắc và đưa ra
quyết định phù hợp nhất.
I. Những quyết sách đúng đắn và các kết quả bước đầu.
Trên thực tế, NHNN đã và đang tích cực hỗ trợ thanh khoản thông qua tái cấp
vốn và hoán đổi ngoại tệ đối với ngân hàng thương mại với kỳ hạn dài hơn, khối
lượng lớn hơn so với trước đây; chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà


nước giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng vốn và điều chỉnh lãi suất giảm dần phù
hợp diễn biến nền kinh tế; chỉ đạo các chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương triển khai kịp thời các chính sách, cơ chế tiền tệ, tín dụng và
hoạt động ngân hàng, đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát và
thanh tra hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Đồng thời, NHNN
cũng chỉ đạo thực hiện các biện pháp phù hợp để các tổ chức tín dụng tập trung
vốn phục vụ phát triển kinh tế địa phương, nhất là đáp ứng nhu cầu vốn chi phí
sản xuất - kinh doanh của khu vực nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh
nghiệp nhỏ và vừa, tập trung ngoại tệ cho vay đối với những mặt hàng thiết yếu
cho sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được…
Đặc biệt, công tác điều hành lãi suất trong thời gian gần đây liên tiếp có những
động thái tích cực mới:
Ngay từ ngày 26/2/2010, NHNN đã ban hành Thông tư số 07, chính thức quy
định về việc cho phép các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay VND theo lãi
suất thỏa thuận. Theo đó, các tổ chức tín dụng được cho vay VND theo lãi suất
thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật về cho vay, trên cơ sở cung - cầu
vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay. Đối tượng cho vay là cá
nhân bao gồm cho vay để sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng
tiền lương của khách hàng vay, cho vay mua phương tiện đi lại, chi phí học tập
và chữa bệnh, mua đồ dùng và thiết bị gia đình, chi cho hoạt động văn hóa, thể
thao, du lịch; cho vay theo phương thức thấu chi tài khoản cá nhân; cho vay
thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Điểm mới của Thông tư
này là từ nay, các NHTM có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi
suất cao hơn lãi suất trần và nới rộng thời gian cho vay, nhằm đáp ứng nhu cầu
vốn trực tiếp phục vụ đời sống của cá nhân, hộ gia đình của khách hàng vay.
Điều này được các NHTM đánh giá cao, như là một biện pháp đột phá nhằm tháo
gỡ vướng mắc về công tác cho vay trong thời điểm hiện tại. Ngay khi Thông tư
07 này có hiệu lực, hầu hết các NHTM đã điều chỉnh tăng lãi suất các khoản vay
trung và dài hạn theo đúng thực tế tình hình và đã không còn cảnh phải tìm mọi
cách để thu các khoản phí hợp lý ngoài lãi suất như trước. Báo cáo chiều

6/4/2010 của Ngân hàng Nhà nước cho biết, so với mặt bằng lãi suất bình quân
tuần trước đó, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên thị trường liên ngân
hàng tuần hiện hành có xu hướng giảm đối với hầu hết các kỳ hạn (qua đêm, 1
tuần, 2 tuần, 1 tháng và 12 tháng). Các kỳ hạn đều có mức giảm khá mạnh với
các mức giảm từ 0,43% - 0,55%, chỉ có kỳ hạn 1 tháng lãi suất giảm rất nhẹ
(giảm 0,01%). Riêng lãi suất các kỳ hạn 3 tháng và không kỳ hạn có xu hướng
tăng nhẹ với mức tăng từ 0,02% - 0,33%. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng vẫn giữ mức
12%. Lãi suất kỳ hạn qua đêm các ngày từ giữa tuần trở đi đều giảm xuống dưới
7%; bình quân ở mức 7,04%/năm, giảm 0,43%/năm so với tuần trước. Lãi suất
bình quân các kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng vẫn tương đối cao (11,69% và
12%/năm), nhưng doanh số phát sinh đối với 2 kỳ hạn này chỉ chiếm 2% so với
tổng doanh số giao dịch cả tuần. Trong tuần, lãi suất cho vay cao nhất là
12%/năm, lãi suất cho vay thấp nhất là 5%/năm (không tính lãi suất không kỳ
hạn). Đối với các giao dịch bằng USD, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1
tuần, 3 tháng và 12 tháng giảm, trong đó giảm mạnh nhất là lãi suất kỳ hạn 12
tháng từ 2,28% xuống còn 0,48% (giảm 1,8%). Lãi suất các kỳ hạn 2 tuần, 1
tháng lại có xu hướng tăng nhẹ so với mặt bằng lãi suất bình quân tuần trước;
xuất hiện giao dịch ở kỳ hạn 6 tháng với mức lãi suất bình quân là 0,51%. Lãi
suất bình quân cao nhất là 0,85%/năm (kỳ hạn 1 tháng), lãi suất các kỳ hạn còn
lại dao động từ 0,38% đến 0,79%/năm
Tiếp đó, ngày 9/4, Ngân hàng Nhà nước có Công văn số 2651/NHNN-CSTT yêu
cầu các ngân hàng thương mại cung cấp mức lãi suất cho vay thỏa thuận bằng
VND. Hầu hết các ngân hàng thương mại sẽ áp lãi suất cho vay VND theo cơ chế
thỏa thuận tối đa dưới 15%/năm, cá biệt có trường hợp là 18%/năm
Mới đây, khi VNBA tổ chức cuộc họp thành viên ở phía Nam và phía Bắc, đại đa
số đều nhất trí hưởng ứng chính sách giảm lãi suất của Chính phủ bằng cách tiết
giảm chi phí đến mức thấp nhất và đồng thuận giảm lãi suất cho vay ở mức hợp
lý. Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước cũng hỗ trợ thanh toán, thanh khoản cho ngân
hàng thương mại khá tích cực, như giảm lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp
vốn; đối với nghiệp vụ thị trường mở, cơ quan này cũng tăng phiên, kéo dài ngày

giao dịch và đẩy cao doanh số và thực hiện các hỗ trợ khác để lãi suất thị trường
2 giảm còn khoảng 6,9%/năm…
Ngày 10/4/2010, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công thương, Bộ Tài chính đã làm
việc với Thường trực UBND TPHCM, hiệp hội và doanh nghiệp (DN) trên địa
bàn TPHCM để nghe và tìm hướng tháo gỡ những khó khăn khi tiếp cận vốn
ngân hàng.
Những hoạt động điều hành trên đã mang lại những kết quả bước đầu tích cực
theo nhiều hướng, cả về tăng vốn huy động và cho vay, cũng như cân đối cung-
cầu, lành mạnh và minh bạch hoá thị trường tài chính, nhất là giảm dần lãi suất
cho vay. Từ ngày 13 - 16/4, thị trường dồn dập đón tin các ngân hàng thương mại
công bố biểu lãi suất huy động mới. Hiện hầu hết các thành viên trong hệ thống
đều đã có điều chỉnh. Lãi suất huy động VND ở nhiều kỳ hạn đã lên trên
11%/năm. Ngoài việc điều chỉnh lãi suất huy động, một số ngân hàng thương mại
cũng đã chính thức công bố chính sách lãi suất cho vay trong thời gian tới. Điều
ghi nhận đáng mừng là dưới sự điều hành chung của NHNN, các thành viên khác
trong hiệp hội ngân hàng cùng cam kết ấn định và niêm yết lãi suất huy động, lãi
suất cho vay bằng đồng Việt Nam theo hướng ổn định, hài hòa lợi ích giữa người
gửi tiền - ngân hàng và khách hàng vay, phù hợp với quy định của pháp luật và
chỉ đạo của Chính phủ. Hơn nữa, các NHTM tăng lãi suất để thu hút nguồn vốn
trong dân cư, nhưng sẽ cố gắng không tăng quá cao mức lãi suất cho vay và
khách hàng có thể thỏa thuận với ngân hàng khi vay vốn. Có nhiều cơ sở để tin
rằng, cùng với thời gian, yêu cầu giảm dần mặt bằng lãi suất ngân hàng đang
ngày càng được triển khai cụ thể hoá và có hiệu quả trên thực tế…
II. Những bài học cần thiết và vấn đề đặt ra:
Những động thái thị trường tài chính-ngân hàng và quản lý của NHNN theo yêu
cầu giảm dần lãi suất nói riêng thời gian gần đây cho thấy:
Thứ nhất, cần tiếp tục giảm bớt can thiệp mang tính hành chính, đồng thời nâng
cao tính chỉ đạo và kiểm soát vĩ mô của NHNN trong hoạt động quản lý nhà
nước đối với khu vực ngân hàng, nhất là thông qua các công cụ của chính sách
tiền tệ, như thị trường mở, lãi suất chiết khấu, dự trữ bắt buộc và các hoạt động

thanh kiểm tra các giám sát từ xa để điều tiết thị trường và hướng thị trường đến
lãi suất mục tiêu. Để thành công trong việc hạ lãi suất thị trường, NHNN nên
thực hiện tăng cung tiền một cách có trọng điểm, có điều kiện đối với đối tượng
tiếp nhận. Một trong các ưu tiên cần có là NHNN thực hiện hỗ trợ các NHTM
chuyển đổi cơ cấu tín dụng có lợi cho đầu tư phát triển kinh tế trên cơ sở nguồn
vốn khả dụng của chính NHTM đó. Cụ thể, với các NHTM đã huy động được
vốn kỳ hạn ngắn, thì NHNN có thể thực hiện swaps kỳ hạn đối với các nguồn
vốn huy động, tức NHNN cho NHTM vay kỳ hạn dài trên cơ sở đảm bảo bằng
các khoản tiền có kỳ hạn ngắn theo các điều khoản cần thiết cả về quy mô và
điều kiện tín dụng, nhằm hỗ trợ cho các NHTM này thực hiện các khoản cho vay
trung và dài hạn đối với các dự án phát triển kinh tế-xã hội được NHNN định
hướng lựa chọn theo mục tiêu của Chính phủ đặt ra (theo quy định hiện hành của
NHNN, các NHTM chỉ được sử dụng 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài
hạn trong khi vốn ngắn hạn ở các NHTM hiện chiếm tỷ trọng rất lớn, thường trên
50-70%).
Thứ hai, tăng cường sự linh hoạt và đồng bộ của các công cụ chính sách, đồng
thời lựa chọn đúng các mục tiêu ưu tiên phù hợp cho từng thời kỳ chính sách,
không khiên cưỡng áp đặt mục tiêu bằng mọi giá, đồng thời không kỳ vọng vào
quá nhiều mục tiêu cho một chính sách đang triển khai. Đặc biệt, sự đồng bộ về
chính sách lãi suất với tỷ giá và quản lý ngoại tệ trong thời gian qua đã giúp ổn
định hoá và giảm áp lực cân đối cả vốn ngoại tệ và nội tệ trên thị trường tài
chính trong nước đã là minh chứng tốt cho cho bài học này, cũng như cho thấy
rõ hơn những thành công trong hoạt động điều hành của NHNN.
Thứ ba, tính đồng thuận và các nguyên tắc thị trường trong kinh doanh ngân
hàng không mâu thuẫn nhau, mà có thể hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau trong quá
trình hoạt động của các ngân hàng trên cơ sở hài hoà các lợi ích trong hoạt động
ngân hàng, nhất là lợi ích trong quản lý vĩ mô nhà nước với lợi ích kinh doanh
của ngân hàng thương mại, lợi ích của các ngân hàng, người gửi tiền với lợi ích
doanh nghiệp. Tôn trọng thị trường là việc phải làm để tránh méo mó thị trường,
để cung cầu vốn gặp nhau theo các kênh và điều kiện hợp lý và thuận lợi nhất,

các lợi ích sẽ tự dung hoà và góp phần kiềm chế lãi suất một cách hợp lý, và lãi
suất tất yếu sẽ giảm.
Thứ tư, việc ra quyết định quyết đoán dựa trên các thông tin nghiệp vụ và thị
trường đầy đủ, chính xác, cập nhật và xem xét các ý kiến phản biện đa chiều,
nhất là của các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp và các nhà khoa học, là cần
thiết cho hoạt động điều hàng của NHNN, cho phép nâng cao dần tính đúng đắn
và hiệu quả của NHNN trong kinh tế thị trường ở nước ta.
Thứ năm, cần chú ý cân nhắc đầy đủ tính 2 mặt của quản lý theo trần lãi suất
ngân hàng. Ngoài ra, để sớm hoàn thiện cơ chế thị trường trong quản lý khu vực
ngân hàng, trong đó có quản lý lãi suất, cần sớm có sự hoàn thiện hơn cơ sở luật
pháp cho hoạt động này. Thực tế cho thấy, việc áp dụng lãi suất cho vay thoả
thuận, việc linh hoạt điều chỉnh trần lãi suất huy động (LSHĐ) sẽ có những tác
động tích cực đến thị trường tài chính-ngân hàng nói riêng, nền kinh tế nói
chung, nhất là: 1).Tạo thuận lợi cho việc tăng huy động vốn cho đầu tư xã hội
thông qua hệ thống ngân hàng và nâng cao vị thế ngân hàng trong nền kinh tế. 2).
Gia tăng tính minh bạch và tính thị trường trong huy động và cho vay vốn ngân
hàng, cũng như trong quản lý nhà nước, gỡ bỏ hoặc giảm thiểu những tắc nghẽn,
biến tướng và bất bình thường các hiện tượng nói dối, sai lệch sổ sách kế toán và
tham nhũng dưới mọi hình thức liên quan đến lãi suất; Đồng thời, nó cũng thúc
đẩy cạnh tranh thị trường và cho phép các ngân hàng mạnh và năng động triển
khai các kế hoạch kinh doanh có hiệu quả, từ đó có thêm cơ hội gia tăng mức độ
chuẩn hoá và sức cạnh tranh của mình trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập
tài chính ngày càng đầy đủ hơn. Đặc biệt, bỏ trần LSHĐ sẽ giúp các cơ quan
quản lý có thông tin về các động thái, diễn biến của thị trường chính xác, minh
bạch, rõ ràng hơn và ra các quyết định quản lý thích hợp, hiệu quả hơn. Cơ chế
thị trường sẽ sớm xác lập và hoàn thiện hơn, và do đó tăng sức hấp dẫn của môi
trường đầu tư trong nước với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. 3). Gia
tăng cơ hội và lợi ích cho doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và
trong đầu tư xã hội. Nguồn vốn ngân hàng huy động được dồi dào hơn và có
tính thanh khoản cao hơn; các doanh nghiệp sẽ có thể nhận được lãi suất cho vay

của các ngân hàng thấp dần nhờ hệ quả của áp lực quy luật cung - cầu thị trường
và áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàngcũng như sự hỗ trợ thích hợp của NHNN
như đã nêu trên. Thêm vào đó, việc gỡ bỏ đồng bộ trần lãi suất ngân hàng cả đầu
vào và đầu ra còn giúp loại bỏ những loại bỏ các doanh nghiệp kinh doanh yếu
kém, các dự án vay không mang tính thị trường hay có tính đầu cơ cao; đồng thời
tăng nguồn vốn đầu tư cho những dự án kinh doanh sản xuất hiệu quả. 4). Gia
tăng lợi ích của người gửi tiền vào ngân hàngvà kích thích tiết kiệm chi tiêu xã
hội, giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, hạn chế đầu cơ không có lợi vào các
hoạt động kinh doanh khác, như chứng khoán, bất động sản, góp phần giảm lạm
phát, tăng luông vốn đổ vào trong nước trong nước từ các nguồn vốn rẻ trên thế
giới…Mặt khác, việc bãi bỏ trần LSHĐ bất chấp những điều kiện chưa chín muồi
cũng có thể làm phát sinh những hệ quả bất lợi khó lường định, như: có thể gia
tăng các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, lừa đảo và quá trình dịch
chuyển nguồn vốn bất thường, nếu kiểm soát không tốt lại có thể tạo những làn
sóng rút tiền và gửi tiền theo tâm lý đám đông, tạo vòng xoáy xáo trộn luồng
vốn, cơ cấu vốn và các kế hoạch kinh doanh của các ngân hàng, cũng như của
vốn đầu tư xã hội. Nếu một số ngân hàng nào đó không chịu nổi áp lực rút vốn
bất thường sẽ phải buộc tăng lãi suất huy động, hoặc chịu áp lực thanh khoản
cao, thậm chí có thể phá sản cục bộ hoặc giải thể, dễ tạo phản ứng vỡ nợ tín
dụng dây chuyền mang tính xã hội. Hơn nữa, Việt Nam, hiện còn một số ngân
hàng nhỏ chưa đáp ứng con số 3.000 tỷ đồng vốn điều lệ tối thiểu theo quy định
của Nhà nước, hoặc gặp khó khăn chưa xư lý triệt để về thanh khoản, nhưng lại
không muốn giải thể, sát nhập hoặc cổ phần hoá theo yêu cầu. Do vậy, việc bãi
bỏ trần LSHĐ có thể, trong thời gian đầu, làm gia tăng ít nhiều một số hoạt động
huy động vốn với lãi suất cao (kể cả sự gia tăng luồng vốn gián tiếp nước ngoài
rẻ đổ vào Việt Nam với những hệ luỵ có thể, gấy sôc vốn và thanh khoản cho các
ngân hàng như khi rút vốn đột ngột) và có thể cả các hành vi tìm cách lách luật
hoặc vi phạm luật để: hoặc sử dụng nguồn vốn huy động bổ sung vào vốn điều
lệ; hoặc tiến hành các hoạt động kinh doanh mạo hiểm do sức ép phải cho vay lại
với lãi cao; hoặc tạo hiện tượng lòng vòng vốn xã hội, kiểu “mua rẻ bán đắt- ăn

chênh lệch lãi suất”, coi nhẹ mục tiêu tín dụng lành mạnh đối với xã hội và quản
lý nhà nước cho các ưu tiên phát triển kinh tế và tái cơ cấu. Điều này cũng có
nghĩa là trực tiếp và gián tiếp sẽ tạo sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí cấu
thành các tội phạm và hành vi lừa đảo và vỡ nợ tín dụng dây chuyền mang tính
xã hội, làm tăng tính rủi ro và nhạy cảm, sự mất ổn định của hệ thống ngân hàng
và kinh tế vĩ mô trong nước (trong bối cảnh Việt Nam đang có xu hướng bị tụt
hạng trong xếp hạng hệ số tín nhiệm quốc gia của một số tổ chức quốc tế).
Ngoài ra, việc bãi bỏ trần LSHĐ sẽ tước đi một công cụ quản lý kinh tế -tài
chính Nhà nước trực tiếp quen thuộc của Ngân hàng Nhà nước đối với khu vực
ngân hàng thương mại, đồng thời làm tăng yêu cầu nhanh chóng đổi mới cách
thức điều hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên thị trường tài
chính- ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng những nhiệm vụ và bối cảnh mới cả
trong nước và quốc tế, nhất là từ bài học đắt giá về sự đổ vỡ hệ thống tín dụng
nhân dân như Việt Nam đã từng đối diện những năm đầu đổi mới, về hiện tượng
Cty MMM của Nga những năm 1990 và về cuộc khủng hoảng tài chính-ngân
ngân hàng Mỹ hiện nay.
Để sớm thực hiện và góp phần kiềm toả những mặt trái, phát huy những tác động
tích cực của việc bãi bỏ trần LSHĐ, cần chú ý:
Trước mắt, thực hiện điều chỉnh thường xuyên hơn việc mềm hoá biên độ trần
LSHĐ theo sát với lãi suất cho vay thoả thuận (đặc biệt tránh giãn cách phi lý
giữa trần lãi suất huy động chính thức và lãi suất cho vay thực tế tới trên dưới 7-
8% như hiện nay) và cân đối cung-cầu, cũng như bảo đảm tính thanh khoản trong
hoạt động của các ngân hàng. Đồng thời, cần nhanh chóng chuẩn hoá và thống
nhất hoá cơ sở pháp lý liên quan đến các hoạt động ngân hàng, nhất là các quy
định giữa luật Ngân hàng và Dân sự có liên quan về vay và cho vay, về định
danh các hành vi cho vay nặng lãi, huy động vốn có tính lừa đảo, nhằm có cơ sở
định danh, xử lý và hạn chế tội phạm tài chinh-ngân
Bên cạnh đó, cần thúc đẩy hoàn thiện cơ chế giám sát, kiểm soát, xử lý các rủi ro
tài chính-ngân hàng; tăng cường các hoạt động thanh tra, các hoạt động thông
tin, chủ động phòng ngừa và xử lý các yếu tố tâm lý và tin đồn, đầu cơ, lũng

đoạn và gây nhiễu, cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành ngân hàng;
cũng như tăng cường giáo dục cho các bên kiến thức và trách nhiệm cá nhân
và xã hội khi vay và cho vay. cần tăng cường và hoàn thiện hơn các công cụ quản
lý khác, như mức vốn điều lệ, hạn mức tín dụng, mức dự trữ, tỷ lệ nợ quá hạn, cơ
cấu huy động và cho vay, các báo cáo giám sát bắt buộc, hệ thống kế toán và
năng lực quản trị và các tiêu chí an toàn thích hợp trong hoạt động ngân hàng.
Việc tham khảo các kinh nghiệm của các tổ chức tế và quốc gia khác về quản lý
các hoạt động ngân hàng nói chung là rất hữu ích trong cả trước mắt và lâu dài.
Ngoài ra, cần thúc đẩy chuẩn hoá và lành mạnh hoá các ngân hàng theo kế
hoạch tái cơ cấu và yêu cầu chung, sát nhập các các ngân hàng không đủ vốn
điều lệ theo pháp định và kiên quyết loại bỏ các cá thể yếu; NHNN cần chủ động
tập hợp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết trong ngành và những phản
biện xã hội đa chiều khác để xử lý, cân nhắc và đưa ra quyết định phù hợp nhất,
nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tác động mặt trái của việc
điều chỉnh và bãi bỏ trần LSHĐ, góp phần thúc đẩy nhanh hơn sự hoàn thiện của
cơ chế thị trường trong ngành ngân hàng nói riêng và lộ trình hoàn thiện các thể
chế thị trường của Việt Nam nói chung trong khuôn khổ các cam kết hội nhập…

NHNN cần chủ động tập hợp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết trong
ngành và những phản biện xã hội đa chiều khác để xử lý, cân nhắc và đưa ra
quyết định phù hợp nhất.
I. Những quyết sách đúng đắn và các kết quả bước đầu.
Trên thực tế, NHNN đã và đang tích cực hỗ trợ thanh khoản thông qua tái cấp vốn
và hoán đổi ngoại tệ đối với ngân hàng thương mại với kỳ hạn dài hơn, khối lượng
lớn hơn so với trước đây; chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước
giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng vốn và điều chỉnh lãi suất giảm dần phù hợp
diễn biến nền kinh tế; chỉ đạo các chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương triển khai kịp thời các chính sách, cơ chế tiền tệ, tín dụng và hoạt
động ngân hàng, đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát và thanh tra
hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Đồng thời, NHNN cũng chỉ đạo

thực hiện các biện pháp phù hợp để các tổ chức tín dụng tập trung vốn phục vụ
phát triển kinh tế địa phương, nhất là đáp ứng nhu cầu vốn chi phí sản xuất - kinh
doanh của khu vực nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và
vừa, tập trung ngoại tệ cho vay đối với những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất mà
trong nước chưa sản xuất được…
Đặc biệt, công tác điều hành lãi suất trong thời gian gần đây liên tiếp có những
động thái tích cực mới:
Ngay từ ngày 26/2/2010, NHNN đã ban hành Thông tư số 07, chính thức quy định
về việc cho phép các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay VND theo lãi suất thỏa
thuận. Theo đó, các tổ chức tín dụng được cho vay VND theo lãi suất thỏa thuận
phù hợp với quy định của pháp luật về cho vay, trên cơ sở cung - cầu vốn thị
trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay. Đối tượng cho vay là cá nhân
bao gồm cho vay để sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền
lương của khách hàng vay, cho vay mua phương tiện đi lại, chi phí học tập và
chữa bệnh, mua đồ dùng và thiết bị gia đình, chi cho hoạt động văn hóa, thể thao,
du lịch; cho vay theo phương thức thấu chi tài khoản cá nhân; cho vay thông qua
nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Điểm mới của Thông tư này là từ
nay, các NHTM có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suất cao hơn
lãi suất trần và nới rộng thời gian cho vay, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trực tiếp
phục vụ đời sống của cá nhân, hộ gia đình của khách hàng vay. Điều này được
các NHTM đánh giá cao, như là một biện pháp đột phá nhằm tháo gỡ vướng mắc
về công tác cho vay trong thời điểm hiện tại. Ngay khi Thông tư 07 này có hiệu
lực, hầu hết các NHTM đã điều chỉnh tăng lãi suất các khoản vay trung và dài hạn
theo đúng thực tế tình hình và đã không còn cảnh phải tìm mọi cách để thu các
khoản phí hợp lý ngoài lãi suất như trước. Báo cáo chiều 6/4/2010 của Ngân hàng
Nhà nước cho biết, so với mặt bằng lãi suất bình quân tuần trước đó, lãi suất giao
dịch bình quân bằng VND trên thị trường liên ngân hàng tuần hiện hành có xu
hướng giảm đối với hầu hết các kỳ hạn (qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng và 12
tháng). Các kỳ hạn đều có mức giảm khá mạnh với các mức giảm từ 0,43% -
0,55%, chỉ có kỳ hạn 1 tháng lãi suất giảm rất nhẹ (giảm 0,01%). Riêng lãi suất

các kỳ hạn 3 tháng và không kỳ hạn có xu hướng tăng nhẹ với mức tăng từ 0,02%
- 0,33%. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng vẫn giữ mức 12%. Lãi suất kỳ hạn qua đêm các
ngày từ giữa tuần trở đi đều giảm xuống dưới 7%; bình quân ở mức 7,04%/năm,
giảm 0,43%/năm so với tuần trước. Lãi suất bình quân các kỳ hạn 3 tháng và 6
tháng vẫn tương đối cao (11,69% và 12%/năm), nhưng doanh số phát sinh đối với
2 kỳ hạn này chỉ chiếm 2% so với tổng doanh số giao dịch cả tuần. Trong tuần, lãi
suất cho vay cao nhất là 12%/năm, lãi suất cho vay thấp nhất là 5%/năm (không
tính lãi suất không kỳ hạn). Đối với các giao dịch bằng USD, lãi suất bình quân kỳ
hạn qua đêm, 1 tuần, 3 tháng và 12 tháng giảm, trong đó giảm mạnh nhất là lãi
suất kỳ hạn 12 tháng từ 2,28% xuống còn 0,48% (giảm 1,8%). Lãi suất các kỳ hạn
2 tuần, 1 tháng lại có xu hướng tăng nhẹ so với mặt bằng lãi suất bình quân tuần
trước; xuất hiện giao dịch ở kỳ hạn 6 tháng với mức lãi suất bình quân là 0,51%.
Lãi suất bình quân cao nhất là 0,85%/năm (kỳ hạn 1 tháng), lãi suất các kỳ hạn
còn lại dao động từ 0,38% đến 0,79%/năm
Tiếp đó, ngày 9/4, Ngân hàng Nhà nước có Công văn số 2651/NHNN-CSTT yêu
cầu các ngân hàng thương mại cung cấp mức lãi suất cho vay thỏa thuận bằng
VND. Hầu hết các ngân hàng thương mại sẽ áp lãi suất cho vay VND theo cơ chế
thỏa thuận tối đa dưới 15%/năm, cá biệt có trường hợp là 18%/năm
Mới đây, khi VNBA tổ chức cuộc họp thành viên ở phía Nam và phía Bắc, đại đa
số đều nhất trí hưởng ứng chính sách giảm lãi suất của Chính phủ bằng cách tiết
giảm chi phí đến mức thấp nhất và đồng thuận giảm lãi suất cho vay ở mức hợp lý.
Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước cũng hỗ trợ thanh toán, thanh khoản cho ngân
hàng thương mại khá tích cực, như giảm lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp
vốn; đối với nghiệp vụ thị trường mở, cơ quan này cũng tăng phiên, kéo dài ngày
giao dịch và đẩy cao doanh số và thực hiện các hỗ trợ khác để lãi suất thị trường 2
giảm còn khoảng 6,9%/năm…
Ngày 10/4/2010, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công thương, Bộ Tài chính đã làm
việc với Thường trực UBND TPHCM, hiệp hội và doanh nghiệp (DN) trên địa bàn
TPHCM để nghe và tìm hướng tháo gỡ những khó khăn khi tiếp cận vốn ngân
hàng.

Những hoạt động điều hành trên đã mang lại những kết quả bước đầu tích cực theo
nhiều hướng, cả về tăng vốn huy động và cho vay, cũng như cân đối cung-cầu,
lành mạnh và minh bạch hoá thị trường tài chính, nhất là giảm dần lãi suất cho
vay. Từ ngày 13 - 16/4, thị trường dồn dập đón tin các ngân hàng thương mại công
bố biểu lãi suất huy động mới. Hiện hầu hết các thành viên trong hệ thống đều đã
có điều chỉnh. Lãi suất huy động VND ở nhiều kỳ hạn đã lên trên 11%/năm. Ngoài
việc điều chỉnh lãi suất huy động, một số ngân hàng thương mại cũng đã chính
thức công bố chính sách lãi suất cho vay trong thời gian tới. Điều ghi nhận đáng
mừng là dưới sự điều hành chung của NHNN, các thành viên khác trong hiệp hội
ngân hàng cùng cam kết ấn định và niêm yết lãi suất huy động, lãi suất cho vay
bằng đồng Việt Nam theo hướng ổn định, hài hòa lợi ích giữa người gửi tiền -
ngân hàng và khách hàng vay, phù hợp với quy định của pháp luật và chỉ đạo của
Chính phủ. Hơn nữa, các NHTM tăng lãi suất để thu hút nguồn vốn trong dân cư,
nhưng sẽ cố gắng không tăng quá cao mức lãi suất cho vay và khách hàng có thể
thỏa thuận với ngân hàng khi vay vốn. Có nhiều cơ sở để tin rằng, cùng với thời
gian, yêu cầu giảm dần mặt bằng lãi suất ngân hàng đang ngày càng được triển
khai cụ thể hoá và có hiệu quả trên thực tế…
II. Những bài học cần thiết và vấn đề đặt ra:
Những động thái thị trường tài chính-ngân hàng và quản lý của NHNN theo yêu
cầu giảm dần lãi suất nói riêng thời gian gần đây cho thấy:
Thứ nhất, cần tiếp tục giảm bớt can thiệp mang tính hành chính, đồng thời nâng
cao tính chỉ đạo và kiểm soát vĩ mô của NHNN trong hoạt động quản lý nhà nước
đối với khu vực ngân hàng, nhất là thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ,
như thị trường mở, lãi suất chiết khấu, dự trữ bắt buộc và các hoạt động thanh
kiểm tra các giám sát từ xa để điều tiết thị trường và hướng thị trường đến lãi suất
mục tiêu. Để thành công trong việc hạ lãi suất thị trường, NHNN nên thực hiện
tăng cung tiền một cách có trọng điểm, có điều kiện đối với đối tượng tiếp nhận.
Một trong các ưu tiên cần có là NHNN thực hiện hỗ trợ các NHTM chuyển đổi cơ
cấu tín dụng có lợi cho đầu tư phát triển kinh tế trên cơ sở nguồn vốn khả dụng
của chính NHTM đó. Cụ thể, với các NHTM đã huy động được vốn kỳ hạn ngắn,

thì NHNN có thể thực hiện swaps kỳ hạn đối với các nguồn vốn huy động, tức
NHNN cho NHTM vay kỳ hạn dài trên cơ sở đảm bảo bằng các khoản tiền có kỳ
hạn ngắn theo các điều khoản cần thiết cả về quy mô và điều kiện tín dụng, nhằm
hỗ trợ cho các NHTM này thực hiện các khoản cho vay trung và dài hạn đối với
các dự án phát triển kinh tế-xã hội được NHNN định hướng lựa chọn theo mục
tiêu của Chính phủ đặt ra (theo quy định hiện hành của NHNN, các NHTM chỉ
được sử dụng 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn trong khi vốn ngắn hạn
ở các NHTM hiện chiếm tỷ trọng rất lớn, thường trên 50-70%).
Thứ hai, tăng cường sự linh hoạt và đồng bộ của các công cụ chính sách, đồng thời
lựa chọn đúng các mục tiêu ưu tiên phù hợp cho từng thời kỳ chính sách, không
khiên cưỡng áp đặt mục tiêu bằng mọi giá, đồng thời không kỳ vọng vào quá
nhiều mục tiêu cho một chính sách đang triển khai. Đặc biệt, sự đồng bộ về chính
sách lãi suất với tỷ giá và quản lý ngoại tệ trong thời gian qua đã giúp ổn định hoá
và giảm áp lực cân đối cả vốn ngoại tệ và nội tệ trên thị trường tài chính trong
nước đã là minh chứng tốt cho cho bài học này, cũng như cho thấy rõ hơn những
thành công trong hoạt động điều hành của NHNN.
Thứ ba, tính đồng thuận và các nguyên tắc thị trường trong kinh doanh ngân hàng
không mâu thuẫn nhau, mà có thể hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình hoạt
động của các ngân hàng trên cơ sở hài hoà các lợi ích trong hoạt động ngân hàng,
nhất là lợi ích trong quản lý vĩ mô nhà nước với lợi ích kinh doanh của ngân hàng
thương mại, lợi ích của các ngân hàng, người gửi tiền với lợi ích doanh nghiệp.
Tôn trọng thị trường là việc phải làm để tránh méo mó thị trường, để cung cầu
vốn gặp nhau theo các kênh và điều kiện hợp lý và thuận lợi nhất, các lợi ích sẽ tự
dung hoà và góp phần kiềm chế lãi suất một cách hợp lý, và lãi suất tất yếu sẽ
giảm.
Thứ tư, việc ra quyết định quyết đoán dựa trên các thông tin nghiệp vụ và thị
trường đầy đủ, chính xác, cập nhật và xem xét các ý kiến phản biện đa chiều, nhất
là của các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp và các nhà khoa học, là cần thiết
cho hoạt động điều hàng của NHNN, cho phép nâng cao dần tính đúng đắn và hiệu
quả của NHNN trong kinh tế thị trường ở nước ta.

Thứ năm, cần chú ý cân nhắc đầy đủ tính 2 mặt của quản lý theo trần lãi suất ngân
hàng. Ngoài ra, để sớm hoàn thiện cơ chế thị trường trong quản lý khu vực ngân
hàng, trong đó có quản lý lãi suất, cần sớm có sự hoàn thiện hơn cơ sở luật pháp
cho hoạt động này. Thực tế cho thấy, việc áp dụng lãi suất cho vay thoả thuận,
việc linh hoạt điều chỉnh trần lãi suất huy động (LSHĐ) sẽ có những tác động tích
cực đến thị trường tài chính-ngân hàng nói riêng, nền kinh tế nói chung, nhất là:
1).Tạo thuận lợi cho việc tăng huy động vốn cho đầu tư xã hội thông qua hệ thống
ngân hàng và nâng cao vị thế ngân hàng trong nền kinh tế. 2). Gia tăng tính minh
bạch và tính thị trường trong huy động và cho vay vốn ngân hàng, cũng như trong
quản lý nhà nước, gỡ bỏ hoặc giảm thiểu những tắc nghẽn, biến tướng và bất bình
thường các hiện tượng nói dối, sai lệch sổ sách kế toán và tham nhũng dưới mọi
hình thức liên quan đến lãi suất; Đồng thời, nó cũng thúc đẩy cạnh tranh thị trường
và cho phép các ngân hàng mạnh và năng động triển khai các kế hoạch kinh doanh
có hiệu quả, từ đó có thêm cơ hội gia tăng mức độ chuẩn hoá và sức cạnh tranh
của mình trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập tài chính ngày càng đầy đủ hơn.
Đặc biệt, bỏ trần LSHĐ sẽ giúp các cơ quan quản lý có thông tin về các động thái,
diễn biến của thị trường chính xác, minh bạch, rõ ràng hơn và ra các quyết định
quản lý thích hợp, hiệu quả hơn. Cơ chế thị trường sẽ sớm xác lập và hoàn thiện
hơn, và do đó tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước với các nhà đầu
tư trong nước và nước ngoài. 3). Gia tăng cơ hội và lợi ích cho doanh nghiệp trong
tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và trong đầu tư xã hội. Nguồn vốn ngân hàng huy
động được dồi dào hơn và có tính thanh khoản cao hơn; các doanh nghiệp sẽ có
thể nhận được lãi suất cho vay của các ngân hàng thấp dần nhờ hệ quả của áp lực
quy luật cung - cầu thị trường và áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàngcũng như sự
hỗ trợ thích hợp của NHNN như đã nêu trên. Thêm vào đó, việc gỡ bỏ đồng bộ
trần lãi suất ngân hàng cả đầu vào và đầu ra còn giúp loại bỏ những loại bỏ các
doanh nghiệp kinh doanh yếu kém, các dự án vay không mang tính thị trường hay
có tính đầu cơ cao; đồng thời tăng nguồn vốn đầu tư cho những dự án kinh doanh
sản xuất hiệu quả. 4). Gia tăng lợi ích của người gửi tiền vào ngân hàngvà kích
thích tiết kiệm chi tiêu xã hội, giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, hạn chế đầu cơ

không có lợi vào các hoạt động kinh doanh khác, như chứng khoán, bất động sản,
góp phần giảm lạm phát, tăng luông vốn đổ vào trong nước trong nước từ các
nguồn vốn rẻ trên thế giới…Mặt khác, việc bãi bỏ trần LSHĐ bất chấp những điều
kiện chưa chín muồi cũng có thể làm phát sinh những hệ quả bất lợi khó lường
định, như: có thể gia tăng các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, lừa đảo và
quá trình dịch chuyển nguồn vốn bất thường, nếu kiểm soát không tốt lại có thể
tạo những làn sóng rút tiền và gửi tiền theo tâm lý đám đông, tạo vòng xoáy xáo
trộn luồng vốn, cơ cấu vốn và các kế hoạch kinh doanh của các ngân hàng, cũng
như của vốn đầu tư xã hội. Nếu một số ngân hàng nào đó không chịu nổi áp lực rút
vốn bất thường sẽ phải buộc tăng lãi suất huy động, hoặc chịu áp lực thanh khoản
cao, thậm chí có thể phá sản cục bộ hoặc giải thể, dễ tạo phản ứng vỡ nợ tín dụng
dây chuyền mang tính xã hội. Hơn nữa, Việt Nam, hiện còn một số ngân hàng
nhỏ chưa đáp ứng con số 3.000 tỷ đồng vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của
Nhà nước, hoặc gặp khó khăn chưa xư lý triệt để về thanh khoản, nhưng lại không
muốn giải thể, sát nhập hoặc cổ phần hoá theo yêu cầu. Do vậy, việc bãi bỏ trần
LSHĐ có thể, trong thời gian đầu, làm gia tăng ít nhiều một số hoạt động huy
động vốn với lãi suất cao (kể cả sự gia tăng luồng vốn gián tiếp nước ngoài rẻ đổ
vào Việt Nam với những hệ luỵ có thể, gấy sôc vốn và thanh khoản cho các ngân
hàng như khi rút vốn đột ngột) và có thể cả các hành vi tìm cách lách luật hoặc vi
phạm luật để: hoặc sử dụng nguồn vốn huy động bổ sung vào vốn điều lệ; hoặc
tiến hành các hoạt động kinh doanh mạo hiểm do sức ép phải cho vay lại với lãi
cao; hoặc tạo hiện tượng lòng vòng vốn xã hội, kiểu “mua rẻ bán đắt- ăn chênh
lệch lãi suất”, coi nhẹ mục tiêu tín dụng lành mạnh đối với xã hội và quản lý nhà
nước cho các ưu tiên phát triển kinh tế và tái cơ cấu. Điều này cũng có nghĩa là
trực tiếp và gián tiếp sẽ tạo sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí cấu thành các
tội phạm và hành vi lừa đảo và vỡ nợ tín dụng dây chuyền mang tính xã hội, làm
tăng tính rủi ro và nhạy cảm, sự mất ổn định của hệ thống ngân hàng và kinh tế vĩ
mô trong nước (trong bối cảnh Việt Nam đang có xu hướng bị tụt hạng trong xếp
hạng hệ số tín nhiệm quốc gia của một số tổ chức quốc tế). Ngoài ra, việc bãi bỏ
trần LSHĐ sẽ tước đi một công cụ quản lý kinh tế - tài chính Nhà nước trực tiếp

quen thuộc của Ngân hàng Nhà nước đối với khu vực ngân hàng thương mại,
đồng thời làm tăng yêu cầu nhanh chóng đổi mới cách thức điều hành, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên thị trường tài chính- ngân hàng Việt Nam
nhằm đáp ứng những nhiệm vụ và bối cảnh mới cả trong nước và quốc tế, nhất là
từ bài học đắt giá về sự đổ vỡ hệ thống tín dụng nhân dân như Việt Nam đã từng
đối diện những năm đầu đổi mới, về hiện tượng Cty MMM của Nga những năm
1990 và về cuộc khủng hoảng tài chính-ngân ngân hàng Mỹ hiện nay.
Để sớm thực hiện và góp phần kiềm toả những mặt trái, phát huy những tác động
tích cực của việc bãi bỏ trần LSHĐ, cần chú ý:
Trước mắt, thực hiện điều chỉnh thường xuyên hơn việc mềm hoá biên độ trần
LSHĐ theo sát với lãi suất cho vay thoả thuận (đặc biệt tránh giãn cách phi lý giữa
trần lãi suất huy động chính thức và lãi suất cho vay thực tế tới trên dưới 7-8%
như hiện nay) và cân đối cung-cầu, cũng như bảo đảm tính thanh khoản trong hoạt
động của các ngân hàng. Đồng thời, cần nhanh chóng chuẩn hoá và thống nhất hoá
cơ sở pháp lý liên quan đến các hoạt động ngân hàng, nhất là các quy định giữa
luật Ngân hàng và Dân sự có liên quan về vay và cho vay, về định danh các hành
vi cho vay nặng lãi, huy động vốn có tính lừa đảo, nhằm có cơ sở định danh, xử lý
và hạn chế tội phạm tài chinh-ngân
Bên cạnh đó, cần thúc đẩy hoàn thiện cơ chế giám sát, kiểm soát, xử lý các rủi ro
tài chính-ngân hàng; tăng cường các hoạt động thanh tra, các hoạt động thông tin,
chủ động phòng ngừa và xử lý các yếu tố tâm lý và tin đồn, đầu cơ, lũng đoạn và
gây nhiễu, cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành ngân hàng; cũng như
tăng cường giáo dục cho các bên kiến thức và trách nhiệm cá nhân và xã hội khi
vay và cho vay. cần tăng cường và hoàn thiện hơn các công cụ quản lý khác, như
mức vốn điều lệ, hạn mức tín dụng, mức dự trữ, tỷ lệ nợ quá hạn, cơ cấu huy động
và cho vay, các báo cáo giám sát bắt buộc, hệ thống kế toán và năng lực quản trị
và các tiêu chí an toàn thích hợp trong hoạt động ngân hàng. Việc tham khảo các
kinh nghiệm của các tổ chức tế và quốc gia khác về quản lý các hoạt động ngân
hàng nói chung là rất hữu ích trong cả trước mắt và lâu dài.
Ngoài ra, cần thúc đẩy chuẩn hoá và lành mạnh hoá các ngân hàng theo kế hoạch

tái cơ cấu và yêu cầu chung, sát nhập các các ngân hàng không đủ vốn điều lệ theo
pháp định và kiên quyết loại bỏ các cá thể yếu; NHNN cần chủ động tập hợp đầy
đủ và chính xác các thông tin cần thiết trong ngành và những phản biện xã hội đa
chiều khác để xử lý, cân nhắc và đưa ra quyết định phù hợp nhất, nhằm phát huy
những mặt tích cực, hạn chế những tác động mặt trái của việc điều chỉnh và bãi
bỏ trần LSHĐ, góp phần thúc đẩy nhanh hơn sự hoàn thiện của cơ chế thị trường
trong ngành ngân hàng nói riêng và lộ trình hoàn thiện các thể chế thị trường của
Việt Nam nói chung trong khuôn khổ các cam kết hội nhập…

×