PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
Đề chính thức
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
Môn NGỮ VĂN, Lớp 6
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (2,0 đ) - Thời gian làm bài 10 phút
Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.
Câu1: Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện ước mơ gì của nhân dân ta ?
A. Có vũ khí hiện đại để đánh giặc
B. Có người anh hùng diệt giặc cứu nước
C. Có những con người tài năng nhưng khơng ham danh lợi
D. Có tình đồn kết của nhân dân
Câu 2: Nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào ?
A. Nhân vật có tài năng kì lạ
B. Nhân vật bất hạnh
C. Nhân vật thơng minh
D. Nhân vật người dũng sĩ
Câu 3: Dịng nào nêu đúng bài học được rút ra từ truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ?
A. Mỗi thành viên trong tập thể cần gắn bó, đồn kết nhau
B. Làm việc gì cũng phải có chủ kiến
C. Phải học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết
D. Muốn hiểu biết sự vật phải xem xét toàn diện
Câu 4: Xác định từ loại của từ in đậm trong câu văn sau: Một đêm nọ, bà mở cửa ,bỗng
một con hổ lao tới cõng bà đi.
A. Danh từ
B. Lượng từ
C. Chỉ từ
D. Tính từ
Câu 5: Trường hợp nào dưới đây có từ chân được dùng theo nghĩa gốc ?
A. chân trời
B. chân mây
C. chân bạn Nam
D. chân bàn
Câu 6: Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi dùng từ ?
A. Vùng này còn khá nhiều thủ tục như ma chay, cưới xin linh đình
B. Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh
C. Ngày mai chúng ta đi tham quan Viện bảo tàng
D. Mụ vợ của ông lão đánh cá là người rất tham lam
Câu 7: Từ nào dưới đây không phải là từ mượn ?
A. công lý
B. nhà thương
C. lãnh địa
D. giang sơn
Câu 8: Văn tự sự có mục đích giao tiếp là gì ?
A. Tái hiện sự vật
B. Đánh giá sự vật, sự việc
C. Kể lại chuỗi sự việc
D. Giới thiệu sự vật, sự việc
- Hết-
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
Đề chính thức
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
Điểm
bằng số
Môn NGỮ VĂN, Lớp 6
Giám khảo 1
Điểm bằng
chữ
STT
Lời phê
Số tờ
Số phách
Giám khảo 2
II - PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 đ) - Thời gian làm bài 80 phút
Câu 1: (2,0 đ)
a. Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Thế nào là nghĩa gốc? Nghĩa
chuyển?
b. Đặt một câu trong đó có từ cổ được dùng theo nghĩa chuyển.
Câu 2: (1,0 đ) Hai nhân vật Bảy Giao và Chín Quỳ trong truyện "Truyền thuyết
về Cồn Tàu"(Ngữ văn địa phương) có những phẩm chất cao đẹp. Em hãy nêu ra
những phẩm chất ấy (không cần dẫn chứng).
Câu 3: (5,0 đ) Viết bài văn tự sự kể về một tấm gương vượt khó học tập ở lớp
hoặc ở trường em.
BÀI LÀM
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN :
Câu
1
2
3
Kết quả
4
5
6
7
8
II - PHẦN TỰ LUẬN :
HƯỚNG DẪN CHẤM
Ðề kiểm tra HKI Năm học 2016 -2017 - Mơn : Ngữ văn, Lớp 6
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 2,0 đ) Mỗi câu đúng đạt 0,25 đ
Câu
Kết quả
1
B
2
D
3
A
4
C
5
C
6
A
7
B
8
C
II - PHẦN TỰ LUẬN : ( 8 đ)
Câu 1: (2,0 đ)
a) - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ để tạo ra từ nhiều nghĩa (0.5 đ)
- Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.(0.5 đ)
- Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc (0.5 đ)
b) Học sinh đặt câu đúng theo yêu cầu (0.5 đ)
Câu 2: (1,0 đ) Kể đúng ít nhất 3 phẩm chất của hai nhân vật Bảy Giao và Chín Quỳ
trong truyện Truyền thuyết về Cồn Tàu ( có ý chí, nhân hậu, dũng cảm, giữ chữ "tín"... )
Câu 3: (5,0 đ)
1. Yêu cầu:
a) Hình thức: Hoc sinh viết được một bài văn tự sự (có kết hợp với miêu tả, biểu
cảm) với bố cục rõ ràng, biết dùng từ, đặt câu sinh động, giàu cảm xúc, hình ảnh.
b) Nội dung: Kể lại một tấm gương vượt khó học tập ở lớp hoặc ở trường em.
2.Tiêu chuẩn cho điểm:
A. Mở bài: (0,5 đ) Giới thiệu tấm gương vượt khó học tập
B. Thân bài: (4,0 đ) Lần lượt trình bày các ý sau:
- Hồn cảnh khó khăn của nhân vật được kể ( 1.0 đ)
- Những nỗ lực, cố gắng để đạt được thành tích trong học tập.(2.0 đ)
- Em học tập được gì từ tấm gương ấy ? ( 1.0 đ)
C. Kết bài: (0,5 đ) Nêu suy nghĩ của em về nhân vật được kể.
* Lưu ý: Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, giáo viên cần vận dụng linh hoạt hướng
dẫn chấm; nên khuyến khích những bài làm sáng tạo.
- Hết -