Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THEO DI CHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.62 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ,
TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
PHÂN CHIA DI SẢN THEO DI CHÚC

Người thực hiện: Chiêu Tú Kiệt
MSSV: 2053801014115
Lớp: HC45A2

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021



MỞ ĐẦU
I.

Tính cấp thiết, phạm vi nghiên cứu đề tài

Trong sự phát triển nền kinh tế thị trường, tài sản của thành viên trong xã hội
cũng được tăng lên đáng kể cả về số lượng và giá trị của nó. Các tranh chấp dân sự về
tài sản cũng vì đó mà tăng theo. Đặc biệt vấn đề phân chia di sản càng đặc thù hơn
trong tranh chấp tài sản. Với bộ luật dân sự 2015 cũng quy định rõ về vấn đề phân chia
di sản nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, sự công bằng pháp lí trong quan hệ dân
sự. Phân chia di sản theo di chúc và phân chia di sản theo pháp luật là hai hình thức
phân chia đặc trưng cho hai loại thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Phân


chia di sản dù ở hình thức nào cũng là yếu tố pháp lí hết sức quan trọng. Phân chi di
sản là yếu tố vơ cùng phức tạp và có thể xảy ra rất nhiều trường hợp khác nhau. Vì vậy
để hiểu rõ hơn về vấn đề phân chia di sản, em sẽ nghiên cứu về đề tài phân chia di sản
theo di chúc.
II.

Tình hình nghiên cứu

Hiện nay, các đề tài nghiên cứu về thừa kế di sản xuất hiện nhiều trong tạp chí
như: tạp chí Khoa học pháp lí của Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, tạp
chí Dân chủ và Pháp luật của Bộ tư pháp, tạp chí Tồ án Nhân dân. Ngồi ra cịn có
những bài luận văn cao học và các bài luận án tiến sĩ cũng lấy đề tài này để nghiên
cứu.
- Các luận án tiến sĩ:
o Phạm Văn Tuyết: “Thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự Việt Nam”. Đề tài
nghiên cứu những vấn đề như: khái niệm về di chúc, quyền của người lập di chúc,
các điều kiện có hiệu lực về di chúc.
o Trần Thị Huệ: “Di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam - những vấn đề lí luận và
thực tiễn”. Luận án tập trung nghiên cứu về những vấn đề như: cơ sở lí luận về di
sản thừa kế, quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về di sản thừa kế, thanh toán,
phân chia di sản thừa kế và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về di sản
thừa kế.
- Luận văn cao học:
o Nguyễn Thị Vĩnh: “Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dân sự Việt Nam”. Nội
dung chủ yếu gồm các vấn đề như: khái niệm người thừa kế theo pháp luật, diện và
hàng thừa kế, thừa kế thế vị, các trường hợp thừa kế theo pháp luật.
III. Mục đích nghiên cứu
Xác định di sản thừa kế và cách phân chia di sản thừa kế là hai mặt của một vấn
đề, nó khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà thực tiễn cũng rất quan trọng. Phân chia
di sản là một bước không thể thiếu trong thừa kế di sản, nếu không phân chia di sản

một cách hợp lí sẽ dẫn đến rất nhiều hệ luỹ sau này trong quan hệ dân sự. Chính vì thế
phân chia di sản theo di chúc cũng là một trong hai hình thức phân chia mà được nhà
3


nước quy định rõ trong Bộ luật dân sự 2015. Tuy pháp luật Việt Nam chúng ta có quy
định về phân chia di sản theo di chúc, nhưng phương pháp, cách thức phân chia di sản
này cần phải được làm rõ hơn vì tính chất pháp lí của nó là vơ cùng phức tạp. Chính
các trường hợp khác nhau của phân chia di sản theo di chúc thay đổi trong cuộc sống
là vấn đề bất cập mà Bộ luật dân sự nước ta hiện nay vẫn chưa giải quyết được. Nên
việc nghiên cứu đề tài này nhằm muốn hoàn thiện hơn về pháp luật nước nhà, đồng
thời giúp mỗi chúng ta có thể hiểu rõ và sâu hơn quy định của pháp luật về cách phân
chia di sản theo di chúc để nhận thức được quyền định đoạt tài sản của người để lại di
sản.
NỘI DUNG
I.
1.
1.1

Một số vấn đề liên quan đến phân chia di sản
Khái niệm di chúc và di sản
Khái niệm di chúc
Vì để hạn chết sự tranh chấp về tài sản giữa các thành viên trong gia đình, di
chúc ra đời nhằm mục đích là căn cứ để phân chia di sản. Theo Điều 624 Bộ luật dân
sự 2015 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của
mình cho người khác sau khi chết”.1
1.2 Khái niệm di sản
Từ thời cha ông đến nay di sản được hiểu là tồn bộ tài sản có giá trị vật chất
hoặc giá trị tinh thần được con cháu có nghĩa vụ lưu truyền, từ thế hệ này sang thế hệ
khác và được bảo hộ về mặt pháp lí. Thuật ngữ di sản cũng được dùng rỗng rãi trong

các lĩnh vực khác nhau.
Trên lĩnh vực pháp lí, di sản được hiểu là phần tài sản sở hữu hợp pháp của người
đã mất để lại cho người cịn sống. Cũng chưa có văn bản pháp lí nào định nghĩa về di
sản mà chỉ liệt kê về di sản, theo Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Di sản
bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung
của người khác”.2 Như vậy di sản là bao gồm toàn bộ tài sản riêng của người chết và
phần tài sản chung với người khác, cũng như các quyền về tài sản được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền bảo hộ về mặt pháp lí khi cịn sống.
2.
Phân chia di sản
2.1 Phân biệt giữa phân chia di sản theo di chúc và theo pháp luật
Pháp luật dân sự nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đều thừa nhận hai
hình thức phân chia di sản theo di chúc và phân chia di sản theo pháp luật. Giữa hai
hình thức phân chia này có mối quan hệ quan mật thiết với nhau, trong thực tiễn có thể
áp dụng đồng thời hai hình thức phân chia này hoặc có thể áp dụng độc lập một hình
thức tuỳ thuộc vào sự việc đó diễn ra trong thực tế. Phân biệt giữa hai hình thức này để
tìm ra điểm giống nhau hoặc khác nhau là rất cần thiết để từ có thể tạo ra mối liên kết
1
2

Bộ luật dân sự 2015.
Bộ luật dân sự 2015.

4


cho hai hình thức này. Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho việc nhìn nhận vấn đề phân
chia di sản một cách toàn diện, áp dụng quy định một cách chính xác nhằm đảm bảo
quyền lợi và lợi ích hợp pháp của những người được hưởng thừa kế. Hai hình thức này
có nhiều nét tương đồng với nhau cũng có nhiều điểm khác biệt. Sau đây là những

điểm chung và điểm khác biệt cơ bản:
- Điểm giống nhau cơ bản của hai hình thức này được thể hiện ở chỗ đều là chia sẻ tài
sản của người đã chết cho một hoặc nhiều người còn sống.
- Điểm khác biệt:
+ Thứ nhất, về ý chí của người để lại di sản.
o Phân chia theo di chúc: được thể hiện rõ trong nội dung di chúc.
o Phân chia theo pháp luật: khơng có sự thể hiện ý chí của người để lại di sản. Di sản
đương nhiên phải được phân chia theo pháp luật.
+ Thứ hai, Cách thức phân chia.
o Phân chia theo di chúc: tuỳ thuộc vào sự phân định di sản của người lập di chúc.
o Phân chia theo pháp luật: những người cùng hàng thừa kế thì được phân chia di sản
ngang nhau.
+ Thứ ba, thứ tự ưu tiên.
o Phân chia theo di chúc: khi có di chúc và di chúc đó phải hợp pháp và có hiệu lưc
theo quy định của pháp lụật.
o Phân chia theo pháp luật : đây là trường hợp phân chia chỉ xảy ra trong trường hợp
người mất không để lại di chúc, hoặc để lại di chúc nhưng khơng có giá trị pháp lí.
Tóm lại, về cơ bản hai hình thức phân chia này khác nhau về ý chí, cách thức và thứ tự
áp dụng.3
2.2

Nguyên tắc phân chia di sản
Khi một sự việc hay một vấn đề nào đó mà mang trong mình yếu tố pháp lí thì
phải tn thủ theo một nguyên tắc nhất đinh. Phân chia di sản cũng không ngoại lệ, vì
nó là một mặt của thừa kế di sản nên yếu tố pháp lí ở đây rất rõ ràng nên cần phải tuân
thủ theo những nguyên tắc cụ thể. Kể từ thời điểm yêu cầu mở thừa kế, những người
thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bất cứ lúc nào (Điều 614 Bộ luật dân sự
năm 2015). Việc phân chia di sản phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:4
Nguyên tắc phân chia di sản phải đảm bảo sự cơng bằng, hợp lí giữa những người thừa
kế cùng hàng.5 Ví dụ những người cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất đều phải được

hưởng những phần tài sản có giá trị tương đương với nhau.
3

Nguyễn Hương Giang (2014), “Thừa kế theo pháp luật – một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, Trường Đại Học
Quốc Gia Hà Nội, tr 29.
4
Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp Luật Về Tài Sản, Quyền Sở Hữu Và Thừa Kế, Nhà
xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Viêt Nam., tr 629.
5
Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp Luật Về Tài Sản, Quyền Sở Hữu Và Thừa Kế, Nhà
xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Viêt Nam., tr 629.

5


Nguyên tắc vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của người thừa kế, vừa bảo đảm tình
thương u, đồn kết, tương trợ trong gia đình. 6 Qua nguyên tắc này ta thấy được tính
nhân văn của các nhà của các nhà làm luật đã đề cao đạo đức giữa con người, tình yêu
thương giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
Việc phân chia di sản phải đảm bảo tối đa giá trị sử dụng của tài sản, ổn định sinh hoạt
của những người thừa kế.7
2.3 Thủ tục phân chia tài sản
2.3.1 Chủ thể thoả thuận phân chia tài sản
- Chủ thể có thể thoả thuận phân chia di sản là tất cả những người thừa kế hợp
pháp theo pháp luật, hoặc theo di chúc. Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, thì
những người thừa kế có thể thoả thuận phân chia di sản, nếu di chúc không xác định rõ
phần di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng. Thoả thuận phân chia di sản khơng có
đầy đủ thành phần tham gia thì khơng có giá trị pháp lí. Trong trường hợp những
người thừa kế cố tình che giấu về người thừa kế khác thì cịn có thể bị chế tài đó là bị
tước quyền hưởng di sản.8

- Các chủ thể trực tiếp tham gia thoả thuận phân chia di sản là phải có năng lực
hành vi dân sự để có thể tự mình tham gia vào giao dịch dân sự theo quy định của
pháp luật. Năng lực chủ thể để tham gia thoả thuận phân chia di sản là có năng lực
hành vi dân sự để tham gia giao dịch dân sự phù hợp với lứa tuổi. Trường hợp những
chủ thể bị mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên chưa đủ 15 tuổi, người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, ngươi khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
chỉ có thể tham gia thoả thuận thông qua người đại diện hợp pháp. Cá nhân từ đủ 15
tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tham gia thoả thuận phân chia di sản, nếu di sản là bất
động sản, động sản phải đăng kí quyền sở hữu, thì phải thơng qua người đại diện hợp
pháp (theo Khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015).
Như vậy nếu thoả thuận phân chia di sản được xác lập bởi chủ thể không đủ năng
lực hành vi dân sự theo các quy định trên thì có thể bị tun bố vơ hiệu theo quy định
chung.9
2.3.2 Thời điểm phân chia thừa kế
Theo Điều 614 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Kể từ thời điểm mở thừa kế,
những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”. 10 Như vậy
quyền sở hữu của người thừa kế đối với di sản phát sinh từ thời điểm mở thừa kế,
nhưng di sản đó khơng thể tự dịch chuyển quyền sở hữu của người đã mất sang cho
6

Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp Luật Về Tài Sản, Quyền Sở Hữu Và Thừa Kế, Nhà
xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Viêt Nam., tr 629.
7
Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp Luật Về Tài Sản, Quyền Sở Hữu Và Thừa Kế, Nhà
xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Viêt Nam., tr 629.
8
Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp Luật Về Tài Sản, Quyền Sở Hữu Và Thừa Kế, Nhà
xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Viêt Nam., tr 630.
9
Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp Luật Về Tài Sản, Quyền Sở Hữu Và Thừa Kế, Nhà

xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Viêt Nam., tr 631.
10
Bộ luật dân sự 2015.

6


người thừa kế. Để được hưởng di sản, người thừa kế phải thực hiện các thủ tục cần
thiết để được nhận di sản.
Pháp luật Việt Nam luôn cho chúng ta quyền đó là tự do thoả thuận thuận, thì khi
mà người để lại di sản mà mất, tại thời điểm đó đã mở thừa kế rồi và có thể phân chia
di sản luôn rồi. Nhưng thông thường trong thực tế, kể từ thời điểm yêu cầu mở thừa kế
rất ít trường hợp đem ra chia ngay vì một người vừa mới mất mà chúng ta đem ra chia
di sản ngay thì cịn đâu là tình người, tình thân trong gia đình. Mà thường là sau một
khoảng thời gian ngắn hay dài sau khi mở thừa kế và tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của
những người thừa kế với nhau.
2.3.3 Nội dung thoả thuận phân chia di sản
- Nếu trong di chúc người để lại di sản không chỉ định người quản lí di sản. Và
nếu di sản chưa được phân chia ngay thì những người thừa kế cần cử người quản lí di
sản, xác định quyền và nghĩa vụ của người quản lí di sản. Việc cử ra người quản lí di
sản rất quan trọng, vì đối với di sản mà có hoa lợi, lợi tức phát sinh từ di sản đó thì
phải cần có người quản lí tạm thời để đảm bảo được giá trị vốn có của nó.
- Cử người phân chia di sản, xác định quyền và nghĩa vụ của người phân chia di
sản nếu người này không được chỉ định trong di chúc.
- Xác định người có quyền và nghĩa vụ cơng bố di chúc và các nội dung cần phải
công bố, nếu di chúc không đề cập tới những vấn dề này, trừ trường hợp Bộ luật dân
sự, Luật Cơng chứng có quy định khác.
- Thoả thuận về việc hạn chế phân chia di sản
- Xác định di sản và các nghĩa vụ tài sản do người khác để lại. Điểm này là vô
cùng quan trọng, vì cần xác định rõ tồn bộ di sản để thống kế, xác định giá trị của di

sản, từ đó đảm bảo quyền của những nguời thừa kế.
+ Lưu ý: về nguyên tắc, mọi tài sản hợp pháp do người chết để lại đều có thể là di sản
để thừa kế, trừ những tài sản gắn liền với nhân thân hoặc các tài sản không được
chuyển giao qua giao dịch, thừa kế. Tuy nhiên, trong số những tài sản có thể chuyển
giao được thơng qua việc thừa kế, có một số loại tài sản liên quan đến các quy định
riêng của pháp luật chuyên ngành, nên cần được xác định rõ để có thể đưa vào khối di
sản của người có thể phân chia.
2.4 Xác định người được chia di sản
Việc xác định rõ ràng người được chia di sản sẽ đem lại sự công bằng trong việc
thừa kế di sản. Đảm bảo được cả số lượng và chất lượng cho những người được hưởng
thừa kế. Tránh được tình trạng gian dối và hạn chết được những tranh chấp về mặt
pháp lí về sau.
2.4.1 Thừa kế theo di chúc
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

7


1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường
hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần
di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản
theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người khơng có quyền hưởng di sản
theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.11
Bộ luật dân sự 2015 có quy định này vì để giữ được vẻ đẹp truyền thống của dân
tộc, tinh thần nhân đạo. Vì con chưa thành niên, con thành niên khơng có khả năng lao
động là những trường hợp khơng có năng lực để lo cho chính mình. Cịn cha, mẹ, vợ,

chồng suy cho cùng cũng là những người có quan hệ huyết thông, quan hệ hôn nhân
nên điều luật trên đã đảm bảo được tình nghĩa giữa họ với nhau.
2.4.2 Thừa kế theo pháp luật
Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người
để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng
nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di
sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn
sống.
Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di
sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.
Điều 654. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha
con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy
định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.12
II. Phân chia di sản theo di chúc
1.
Khái niệm phân chia di sản theo di chúc
Trong bộ luật dân sự Việt Nam hiện nay chưa có định nghĩa cụ thể nào về phân
chia di sản theo di chúc. Đây là một điều bất cập trong bộ luật dân sự Việt Nam. Theo
ý nghĩa của từ, căn cứ trong từ điển tiếng việt và theo những quy định của pháp luật
hiện hành, chúng ta có thể hiểu: “Phân chia di sản theo di chúc là những sự kiện pháp
lí mà trên cơ sở đó các chủ thể tiến hành việc phân chia di sản thừa kế”.
2.
Cơ sở pháp lí
11
12


Bộ luật dân sự 2015.
Bộ luật dân sự 2015.

8


Theo Điều 659 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di
chúc khơng xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho
những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được
nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu
phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện
vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền u cầu bồi
thường thiệt hại.
3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị
khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm
phân chia di sản.13
2.1 Cách thức phân chi di sản
Khoản 1 Điều luật trên quy định rõ việc phân chia di sản phải được thực hiện dưa
trên ý chí của người lập di chúc. Theo cách phân chia trên của các nhà làm luật, thì ý
chí của người lập di chúc được tơn trọng tuyệt đối và thực hiện, có nghĩa là di sản
được chia theo đúng ý nguyện của người đã chết.
Nếu người chết để lại di chúc hợp pháp, thì người quản lí di sản và chia sẻ di sản
căn cứ vào nội dung của phần di chúc có hiệu lực để phân chia di sản. Nếu có nhiều di
chúc, thì chỉ có những di chúc được xác định có hiệu lực mới là căn cứ để phân chia di
sản. Nếu nhiều di chúc không mâu thuận nhau đều hợp pháp, thì tất cả các di chúc đều
có hiệu lực và đều được thi hành.14
Theo Khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Di chúc hợp pháp phải có đủ
các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối,
đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
hội; hình thức di chúc khơng trái quy định của luật.15
- Khi chia di sản theo di chúc, cần xác định phần di sản dùng vào việc thờ cúng,
phần di sản, phần di sản tặng, phần di sản của từng người được di chúc chỉ định, để
chia cho từng người thừa kế bằng hiện vật hay theo tỉ lệ.16
 Trường hợp 1: di sản được phân chia theo từng hiện vật cụ thể (theo Khoản 2 Điều
659 Bộ luật dân sự 2015).

13

Bộ luật dân sự 2015.
Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp Luật Về Tài Sản, Quyền Sở Hữu Và Thừa Kế, Nhà
xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Viêt Nam., tr 642.
15
Bộ luật dân sự 2015.
16
Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Pháp Luật Về Tài Sản, Quyền Sở Hữu Và Thừa Kế, Nhà
xuất bản Hồng Đức – Hội Luật Gia Viêt Nam., tr 642.
14

9


Đây là trường hợp người để lại di sản đã xác định rõ trong di chúc ai là người
được hưởng di sản là hiện vật, và cụ thể là hiện vật theo sự xác định trong di chúc
“kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện
vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản”, “nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi
của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường”.

 Trường hơp 2: di sản được chia theo tỉ lệ (theo Khoản 3 Điều 659 Bộ luật dân sự
2015)
Là trường hợp di chúc đã xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị
khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản để phân chia di sản. Lúc này,
mỗi người thừa kế được hưởng phần di sản theo tỷ lệ đã được xác định trên tổng giá trị
khối tài. Khi phân chia di sản theo trường hợp này, để xác định được phần tỷ lệ mà
từng người thừa kế được hưởng là bao nhiêu, cần phải thực hiện việc xác định di sản
thừa kế và thống kê, định giá từng loại tài sản để xác định cụ thể giá trị chính xác của
toàn bộ di sản. Tuy nhiên nếu phần di sản khơng cịn vào thời điểm phân chia tài sản
nhưng di sản đó nếu do người hưởng thừa kế theo di chúc mà sử dụng hết hoặc định
đoạt làm mất trị giá vốn có của di sản thì vẫn tính vào tổng giá trị khối di sản phân
chia tại thời điểm phân chia và người đã sử dụng hết hoặc định đoạt phần di sản đó sẻ
bị trừ lại vào phần di sản mà người hưởng thừa kế theo di chúc nhận được.
 Trường hợp 3: di sản được chia đều cho những người thừa kế (theo Khoản 1 Điều
659 Bộ luật dân sự 2015)
Là trường hợp đặc biệt vì di chúc khơng thể hiện rõ ý chí của người lập di chúc.
Nên để đảm bảo sự công bằng giữa nhưng người thừa kế, toàn bộ di sản chia đều cho
những người thừa kế với giá trị di sản tương đương nhau.
 Lưu ý:
- Đối với những tài sản theo quy định phải đăng ký để xác định quyền sở hữu,
quyền sử dụng của chủ sở hữu tài sản như: Nhà đất, phương tiện giao thơng…,thì
những người thừa kế tiến hành việc khai nhận di sản thừa kế theo di chúc tại phịng
cơng chứng. Sau khi hồn tất thủ tục kê khai, kiểm tra hiệu lực pháp luật của di chúc,
kiểm tra các giấy tờ, tài liệu về tài sản, giấy tờ tài liệu về nhân thân người chết, giấy tờ
nhân thân của người hưởng thừa kế theo di chúc. Nếu khơng có tranh chấp hoặc ý kiến
phản đối của người thứ ba bất kỳ về việc phân chia di sản thì có thể phân chia di sản
theo di chúc.
- Đối với các tài sản mà pháp luật không bắt buộc phải đăng ký xác lập quyền sở
hữu thì ngay sau khi công bố di chúc, những người thừa kế được quyền phân chia tài
sản ngay.

2.2

Phương thức phân chia di sản
Khi phân chia di sản theo di chúc hay là phân chia di sản theo pháp luật cũng đều
áp dụng được một trong hai phương thức sau đây.
10


2.2.1 Phương thức phân chia theo hiện vật
Phương thức này dùng tài sản là vật tồn tài hiện hữu để chia cho những người
được hưởng thừa kế, họ sẽ trở thành chủ sỡ hữu và có các quyền sỡ hữu cơ bản đối với
phần di sản được chia. Phương thức này được áp dụng khi các tài sản được định đoạt
trong di chúc và người lập di chúc đã chỉ định rõ người thừa kế nào được nhận hiện vật
hoặc những người thừa kế tự thoả thuận được với nhau hoặc Toà án chỉ định nhận hiện
vật. Trong trường hợp những người thừa kế cùng được chia phần hiện vật mà hiện vật
đó có thể chia thì di sản đó chia trực tiếp theo vật. Đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ
hiện vật thuộc về người được phân chia hiện vật đó hoặc phải gánh chịu giá trị giảm
sút tính đến thời điểm phân chia di sản mà không được yêu cầu những người thừa kế
khác phải bù đắp vào phần giá trị giảm sút đó. Nhưng người thừa kế nhận hiện vật bị
tiêu huỷ do lỗi của người thì khác thì khi nhận hiện vật đó có quyền người yêu cầu
người có hành vi tiêu huỷ hiện vật đó bồi thường thiệt hại.
2.2.2 Phương thức phân chia theo giá trị
Phương thức này là xác định toàn bộ di sản và định giá di sản đó thành tiền để
chia, theo phương thức này người thừa kế không nhận hiện vật mà nhận một khoảng
tiền tương ứng theo tỉ lệ mà mình được hưởng tính trên tổng giá trị khối di sản mà
người chết để lại. Trên cơ sở do các bên thoả thuận hoặc do Toà án định giá thì hiện
vật được ưu tiên chia cho những người có nhu cầu hay đang trực tiếp quản lí, sử dụng,
khai thác hoặc quản lí có hiệu quả. Khi những người nhận hiện vật đó có nghĩa vụ
hồn lại cho người thừa kế một số tiền tương ứng với phần mà người thừa kế đó được
hưởng trong tổng khối di sản đem chia tại thời điểm phân chia thừa kế.

2.3 Nguyên tắc phân chia theo di chúc
- Tôn trọng tuyệt đối ý chí của người lập di chúc, nhà nước chỉ hạn chế ý chí của
người lập di chúc trong một số trường hợp nhất định.
- Tôn trọng sự thoả thuận giữa những người thừa kế với nhau. Thỏa thuận có ý
nghĩa rất lớn trong giao dịch dân sự. Đặc biệt là trong phân chia di sản thừa kế, thoả
thuận cịn có vai trị then chốt quyết định phân chia di sản. Nếu thoả thuận đi thống
nhất thì hạn chết được vấn đề tranh chấp dân sự trong quan hệ dân sự. Tòa án chỉ tham
gia giải quyết trong trường hợp tranh chấp xảy ra khi những người thừa kế đã thỏa
thuận, bàn bạc với nhau nhưng không đạt đến kết quả thống nhất. Tôn trọng sự thỏa
thuận của những người thừa kế là việc cụ thể hóa của nguyên tắc này.
- Việc phân chia phải đảm bảo tình yêu thương, đồn kết, tương trợ trong gia
đình. Ngun tắc này muốn đề cao tinh thần đoàn kết tốt đẹp của dân tộc ta.
3.
Thực tiễn xét xử
Pháp luật dân sự Việc Nam là cơng cụ pháp lí thúc đẩy giao lưu dân sự, tạo môi
trường thuận cho sự phát triển kinh tế xã hội. Giá trị pháp lí của Luật dân sự Việt Nam
được hiện hữu khi nó được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Vì vậy vấn đề phân chia
11


di sản theo di chúc được Bộ luật dân sự 2015 quy định cũng là một thành phần tuy nhỏ
nhưng đóng góp rất lớn trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự.
Dưới đây là bản án đã áp dụng quy định của phân chia di sản theo di chúc vào
thực tiễn xét xử: BẢN ÁN 47/2017/DS-ST NGÀY 08/09/2017 VỀ KIỆN CHIA DI
SẢN THỪA KẾ.
- Tóm tắt bản án:
Ơng Nguyễn Văn S trước khi mất, nhờ ông Mai Văn Đông viết giúp bản di chúc
chung của vợ chồng, sau đó ơng đưa cho bà L cùng ký. Nội dung ghi chúc viết có để
lại cho ơng Nguyễn Quang S (là con trai của ơng Nguyễn Văn S) thổ đất với diện tích
là 450m2. Nhưng trên thực tế thổ đất chỉ có 100 m2. Bà L khẳng định thổ đất diện tích

100 m2 tại thửa số 68, tờ bản đồ số 21 xã Hải Giang là tài sản chung của vợ chồng bà.
Nay bà L khởi kiện đề nghị Tòa án hủy bỏ bản di chúc, chia thừa kế của ông S để lại
theo quy định của pháp luật, yêu cầu chia di sản thừa kế diện tích đất 100 m2 tại thửa
số 68 tờ bản đồ số 21 xã HG, huyện HH, tỉnh Nam Định.
+ Quyết đinh của toà án: chấp nhận yêu cầu khởi kiện chia di sản thừa kế của bà Vũ
Thị L, yêu cầu chia di sản thừa kế của ông Nguyễn Văn S để lại là hợp pháp. Chia cho
bà Vũ Thị L được quyền quản lý, sử dụng diện tích 100 m2 đất ở tại thửa số 68, tờ bản
đồ số 21 của xã HG, huyện HH, tỉnh Nam Định. Nhưng bà L phải có trách nhiệm
thanh tốn cho ơng Nguyễn Quang S 38.000.000đ (ba mươi tám triệu đồng).
+ Cơ sở pháp lí: Điều 650, 651 Bộ luật dân sự 2015
- Nhận xét, đánh giá quyết định của toà án: phán quyết của toà án là hợp lí.
Nhận thấy thời gian mà ơng Nguyễn Văn S mất là vào ngày 22-5-2003. Căn cứ
vào Khoản 1 Điều 623 bộ luật dân sự 2015, nên thời hiệu để người thừa kế yêu cầu
chia di sản của ông Nguyễn Văn S là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với
động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Tức đến ngày 22-5-2033, thì mới hết thời hiệu
thừa kế đối với bất động sản. Thời gian mà bà L yêu cầu chia sản thừa kế là sau 14
năm kể từ ngày ông Nguyễn Văn S mất. Thế nên việc toà chấp nhận yêu cầu chia di
sản thừa kế của ông Nguyễn Văn S để lại là hợp pháp là thuyết phục. Xét thấy nội
dung bản di chúc ghi khơng đúng tên đệm của ơng S và diện tích đất thổ cư 450 m2 là
không đúng, nhưng căn cứ Điều 630, Khoản 3 điều 643 Bộ luật dân sự 2015 thì bản
di chúc của ơng là hợp pháp và vẫn có phần hiệu lực vì tài sản của ơng S vẫn cịn
50m2 so với tài sản mà ơng Nguyễn Văn S ghi trong di chúc vì vậy tồ án phân chia di
sản của ông Nguyễn Văn S theo di chúc là hợp lí. Khi đối chiếu quyết định của thẩm
phán với lí luận tinh thần pháp luật thì phán quyết trên rất thuyết phục, vì quyết định
của thẩm phán đã đem lại lợi ích hợp pháp cho cả nguyên đơn và bị đơn.
- Góc nhìn của bản thân:
Xét thấy quan điểm chủ đạo xuyên suốt của toà xét thẩm trong quá trình xét xử là
nhận định di sản phân chia của ơng Nguyễn Văn S chỉ có 100m2 đất. Tồ án đã khơng
xác định kĩ về tài sản mà ông Nguyễn Văn S nhắc trong di chúc. Trường hợp nếu cơ
12



quan tài phán xác định rõ được tài sản của ông Nguyễn Văn S nhắc đến trong di chúc
là không có thực, vậy di chúc của ơng cịn có hiệu lực và làm cơ sở để phân chia di sản
theo di chúc khơng, đây chính là điểm bất cập của bản án. Vì thế cách nhận định của
tồ án cịn khá chủ quan.
Khi đối chiếu hướng giải quyết của Toà án đối với văn bản quy phạm pháp luật,
đường lối giải quyết của cơ quan tài phán đã nhắc lại đường lối trong văn bản quy
phạm pháp luật, nên không có đem lại nhiều giá trị cho pháp luật dân sự Việt Nam.
Đồng thời khi bản án đó có đường lối giải quyết hay chúng ta nên có tinh thần ủng hộ
cố gắng nhân rộng nó lên bằng cách cơng nhận, cơng khai đường lối giải quyết đó để
nó phát triển ở một cấp độ cao hơn như là luật hố để nó trở thành luật. Đây là cơ sở
vững chắc khi chúng ta phát triển một tình huống thực tiễn thành luật để luật quay lại
hoàn cảnh tương tự. Nay chúng ta cũng đã công nhận Án lệ là nguồn của luật để giải
quyết những vụ án tương tự mà luật dân sự khơng quy định. Chính vì bản chất cứng
nhắc của luật nên việc ủng hộ phát triển những đường lối giải quyết mới có tính thuyết
phục cao để đảm bảo sự công bằng của nền tư pháp thế giới nói chung và chế độ tư
pháp Việt Nam nói riêng.
4.

Ý nghĩa

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của những người được hưởng thừa kế. Như
vậy những người thừa kế sẽ trở thành chủ sở hữu đối với tài sản mà người chết để lại.
- Bảo đảm tính minh bạch, cơng bằng của pháp luật. Phân chia di sản chính xác
hợp lí bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ tạo ra tâm lí tin tưởng vào
pháp luật và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung từ đó thúc đẩy quá
trình dân giàu nước mạnh.
- Tăng cường tinh thần trách nhiệm và tình cảm của những người thừa kế với
nhau và với người đã khuất. Giúp cho những người đã khuất cũng có thể an lịng.

Đồng thời khi nghĩa vụ tài sản của người chết để lại chưa được thanh tốn thì những
người thừa kế phải cùng nhau thực hiện nghĩa vụ đó trong phạm vi di sản mà mình
được thừa hưởng.
-Việc phân chia di sản theo di chúc nhằm mục đích dịch chuyển tài sản của người
đã chết cho người cịn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện
trong di chúc. Tùy vào ý chí của người lập di chúc mà người được thừa kế theo di chúc
được hưởng các phần di sản nhiều ít khác nhau. Pháp luật nước ta ln ưu tiên cách
thức phân chia di sản theo di chúc, luôn tơn trọng, đảm bảo và đặt ý chí, nguyện vọng
của người để lại di sản thể hiện của qua di chúc lên hàng đầu. Cho dù người để lại di
sản thể hiện ý nguyện trong di chúc muốn để lại di sản cho bất kì ai, kể cả những
người khơng có quan hệ hơn nhân, khơng có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng với họ.
Qua đây thấy được pháp luật nước ta không ấn định trước phạm vi những người được
thừa kế theo di chúc.
13


Theo Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Người lập di chúc có quyền say đây:
1.
2.
3.
4.
5.

Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.17

Tóm lại phân chia di sản theo ý chí định đoạt của người lập di chúc là căn cứ để

tiến hành việc phân chia di sản thừa kế , làm phát sinh quyền sở hữa và các nghĩa vụ
liên quan của người có quyền thừa kế.
KẾT LUẬN
Trên thực tế, các vụ án kiện về phân chia tài sản theo di chúc ở Việt Nam xuất
hiện từ rất sớm. Phân chia di sản theo di chúc là một vấn đề khá phổ biến trong thực
tiễn, đồng thời cũng rất phức tạp trong quan hệ dân sự. Trên cơ sở của khoa học pháp
luật thì văn bản quy phạm pháp luật thường ở dạng khung, từ bộ luật dân sự đầu tiên
năm 1995, đến Bộ luật dân sự 2005 và đến nay là Bộ luật dân sự 2015 nhưng vẫn chưa
có sự thay đổi hoặc là thêm khoản mới về vấn đề phân chia di sản theo di chúc. Đây là
một sự kiện pháp lí cần được pháp luật nước ta quy định cụ thể hơn để tránh việc phân
chia di sản không đúng và làm mất đi sự cơng bằng trong pháp luật dân sự, đồng thời
góp phần hoàn thiện và năng cao chế độ tư pháp của Việt Nam.

17

Bộ luật dân sự 2015.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

15


PHỤ LỤC
TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH
BẢN ÁN 47/2017/DS-ST NGÀY 08/09/2017 VỀ KIỆN CHIA DI SẢN THỪA KẾ
Ngày 08 tháng 9 năm 2017 tại trụ sở Toà án nhân dân huyện Hải Hậu xét xử sơ thẩm công
khai vụ án thụ lý số 21/2017/TLST-TCDS ngày 04 tháng 5 năm 2017 về tranh chấp chia di sản

thừa kế theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 60/2017/QĐXXST-TCDS ngày 01 tháng 8 năm
2017 giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Nguyên đơn: Bà Vũ Thị L, sinh năm 1936. Địa chỉ: Xóm Mỹ Thọ 1, xã HG,
huyện HH, tỉnh Nam Định.
- Bị đơn: Ông Nguyễn Quang S, sinh năm 1960.
Địa chỉ: Ấp Phú Hợp A, xã PB, huyện TP, tỉnh Đồng Nai.
(Có mặt bà L, vắng mặt ông S có lý do).
NỘI DUNG VỤ ÁN
Tại đơn khởi kiện đề ngày 15 tháng 3 năm 2017 và trong quá trình xét xử, nguyên đơn bà Vũ
Thị L trình bày:
Bà Vũ Thị L kết hôn với ông Nguyễn Văn S vào năm 1978, ông S sinh năm 1938, chết ngày
22-5-2003, vợ chồng bà khơng có con chung. Sau khi kết hôn bà L và ông S chung sống với
nhau tại nhà riêng của bà L tại xóm Mỹ Thọ 1, xã Hải Giang. Trước đây ơng S đã có vợ và có
một con riêng tên là Nguyễn Quang S hiện đang cư trú tại ấp Phú Hợp A, xã PB, huyện TP,
tỉnh Đồng Nai. Vợ chồng bà L và ông S đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện
tích 100 m2 tại thửa số 68, tờ bản đồ số 21 xã Hải Giang vào ngày 08-7-1998. Trước khi chết
ông S đã nhờ ông Mai Văn Đông viết giúp bản di chúc chung của vợ chồng, sau đó ơng đưa
cho bà L cùng ký. Ơng S là người giữ bản di chúc đó và chuyển cho con trai (ơng S) từ khi nào
thì bà khơng biết. Thời gian gần đây bà L mới được UBND xã Hải Giang giao cho bà L 1 bản
phô tô, bản di chúc gốc hiện nay ông S vẫn đang giữ, trong bản di chúc viết diện tích thổ đất là
450 m2 là khơng đúng, thực tế thổ đất chỉ có 100 m2. Nội dung của bản di chúc là để lại hết
thổ đất cho ông Nguyễn Quang S. Bà L đã nhiều lần yêu cầu ông S về để giải quyết nhưng ông
S không về. Đến nay bà L khẳng định thổ đất diện tích 100 m2 tại thửa số 68, tờ bản đồ số 21
xã Hải Giang là tài sản chung của vợ chồng bà. Ông S đã chết được hơn 14 năm, bà L hồn
tồn khơng nhất trí với nội dung bản di chúc, đề nghị Tòa án hủy bỏ bản di chúc, chia thừa kế
của ông S để lại theo quy định của pháp luật, bà L xin được chia bằng hiện vật, nhận quản lý,
sử dụng cả thổ đất nêu trên và nhận trách nhiệm thanh toán giá trị chênh lệch cho ông S. Năm
2010 bà L được Cơng ty đường gịn và Cựu thanh niên xung phong xây cho một nhà tình nghĩa
hiện nay bà L đang sử dụng.


16


Bị đơn ơng Nguyễn Quang S trình bày: Bố đẻ ông là ông Nguyễn Văn S, sinh năm 1938 chung
sống với bà L từ năm 1975 có đăng ký kết hơn. Trong q trình chung sống tại xóm Mỹ Thọ 1,
xã HG, huyện HH, tỉnh Nam Định, ông S và bà L có tạo lập được quyền sử dụng đất khoảng
450 m2 trên đất có một căn nhà. Cách đây khoảng 10 năm ông S chết, trước khi ông S chết ơng
S có để lại bản di chúc với nội dung: “ Tồn bộ tài sản hiện có như đất thổ cư 450 m2, một
ngôi nhà cấp bốn 3 gian và một số tài sản thường dùng như tủ áo, giường gỗ, sập gỗ loại 4. Số
tài sản trên nếu vợ hoặc chồng qua đời trước, người cịn lại tồn quyền sử dụng khi nào qua
đời thì cả số tài sản trên giao lại cho con trai là Nguyễn Văn S có quyền thừa kế sử dụng và có
trách nhiệm phần mộ của cả hai bố mẹ cụ thể là ông Nguyễn Văn S và bà Vũ Thị L. Kể cả
hương nến cầu nguyện lễ tết hàng năm, ông S hồn tồn chịu trách nhiệm”. bản di chúc do ơng
S và bà L cùng lập, có ơng Mai Văn Đơng là người làm chứng ký vào bản di chúc và đã được
Ủy ban nhân dân xã Hải Giang xác nhận, tại tờ di chúc ghi tên là Nguyễn Văn S là do người
khác viết, ông S không biết ai viết ghi tên ơng là Nguyễn Văn S, sau đó ơng S được đọc lại và
ký tên vào bản di chúc, ông S khẳng định tên chính xác của ông là Nguyễn Quang S, bản di
chúc gốc đang do ông S giữ. Nay bà L khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế diện tích đất 100
m2 tại thửa số 68 tờ bản đồ số 21 xã HG, huyện HH, tỉnh Nam Định ơng S khơng đồng ý. Ơng
S u cầu được giữ lại tài sản trên để sau này làm nơi thờ cúng cho ông S và bà L.
Tại phiên tồ hơm nay, bà Vũ Thị L vẫn giữ ngun ý kiến như đã trình bày, bà L có bổ sung
khi ơng S chết một mình bà phải lo tất cả mọi thủ tục để mai táng cho ông S như mua quan tài
hết 10.000.000đ, các chi phí khác phục vụ đám tang là 5.000.000đ, cách đây 7 năm bà đã cải
táng và xây mộ cho ông S hết 18.000.000đ, bà L đề nghị dùng phần di sản của ông S để thanh
toán cho đám tang và xây mộ cho ơng S, bà L khẳng định ngồi diện tích 100 m2 bà L và ơng
S khơng cịn tài sản chung gì. Ơng Nguyễn Quang S vắng mặt có lý do.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Hải Hậu phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật
trong quá trình giải quyết vụ án: Căn cứ Điều 21; Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thông
qua việc kiểm sát tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tịa hơm nay,
Thẩm phán và Hội đồng xét xử đã chấp hành đúng quy định của pháp luật, nguyên đơn, bị đơn

đã thực hiện đúng các quy định tại Điều 70, 71, 72 BLTTDS.
Về nội dung vụ án: Do bản di chúc chung giữa ông Nguyễn Văn S và bà Vũ Thị L đến nay
phần của ơng S đã có hiệu lực pháp luật, xét thấy bản di chúc đã thể hiện đúng ý trí, nguyện
vọng của ơng S trước khi chết, bản di chúc tuy ông S và bà L nhờ người khác viết hộ, ông, bà
đã ký vào bản di chúc và đã có xác nhận của chính quyền địa phương nên bản di chúc được lập
là hoàn toàn hợp pháp, ông S chết ngày 22-5-2003 nên trong bản di chúc chung giữa ơng S và
bà L đã có hiệu lực đối với phần di sản của ông S để lại.
Áp dụng các Điều 623, 624, 626, 627, 628, 630, 635, 640, 643, 644, 645, 649, 650, 651, 688
Bộ luật dân sự năm 2015. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét khi lập di chúc ơng S có nguyện
vọng sau này dùng di sản của ông vào việcthờ cúng nên phần di sản của ông S sẽ được khấu
trừ vào các khoản bà L đã chi phí cho việc mai táng và xây mộ cho ông S theo yêu cầu của bà
17


L là có cơ sở. Trong nội dung của bản di chúc ông S không cho bà L được hưởng phần di sản
của ông S nhưng theo quy định tại Điều 644 Bộ Luật dân sự năm 2015 bà L vẫn được hưởng
hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, cần chia cho bà L hưởng một phần di
sản của ơng S, phần di sản cịn lại của ông S sẽ được chia hết cho ông S là phù hợp. Do bà L
đã già yếu, neo đơn khơng có chỗ ở nào khác nên giao tồn bộ thổ đất cho bà L sử dụng và cần
buộc bà L thanh tốn giá trị cho ơng S được hưởng là phù hợp.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào
kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Về thủ tục tố tụng: Bị đơn ông Nguyễn Quang S đã được Tịa án thơng báo hợp lệ các văn
bản tố tụng, bản thân ông S đã có ý kiến xin được vắng mặt tại phiên tịa. Theo quy định tại
khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt ông S.
[2] Về thẩm quyền giải quyết vụ án: Bà Vũ Thị L có đơn khởi kiện “Tranh chấp chia di sản
thừa kế” theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì vụ án thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án.
[3] Về nội dung vụ án: Bà Vũ Thị L nguyên đơn yêu cầu chia di sản thừa kế của ông Nguyễn

Văn S đang nằm trong khối tài sản chung với bà Vũ Thị L là một nửa thổ đất tại tờ bản đồ số
21, số thửa 68 của xã Hải Giang theo quy định của pháp luật. Ơng Nguyễn Quang S khơng
đồng ý chia di sản thừa kế của ông S, với lý do để sau này làm nơi thờ cúng cho ông S và bà L.
[4] Xét về yêu cầu khởi kiện chia di sản thừa kế của bà Vũ Thị L thì thấy: Trước đây nguồn
gốc thổ đất là tài sản riêng của bà L nhưng khi bà kết hôn với ông S bà đã tự nguyện nhập vào
làm tài sản chung từ năm 1978, trước đây tại bản đồ 299 có diện tích 163 m2 nhưng đến bản
đồ năm 1998, tại sổ mục kê, sổ địa chính diện tích chỉ còn lại 100 m2 mất đi 63 m2 do mở
đường giao thơng nên có thể xác định tài sản chung hợp pháp của bà L và ông S chỉ cịn lại
diện tích là 100 m2 tại bản đồ số 21, số thửa 68 của xã Hải Giang, nhà cũ của ông, bà đã bị hư
hỏng nên năm 2010 Công ty đường gòn và Cựu thanh niên xung phong đã xây dựng nhà tình
nghĩa cho bà L. Bởi vì, thổ đất này đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
vào ngày 08 tháng 7 năm 1998 nên được xác định 1/2 thổ đất có diện tích 100: 2 = 50 m2 là di
sản thừa kế của ông S. Đến nay ông S cũng khẳng định nguần gốc thổ đất đó là tài sản chung
của ơng S và bà L nên đây là tình tiết khơng phải chứng minh theo quy định tại điều 80 Bộ luật
tố tụng dân sự. Thời điểm mở thừa kế của ông Nguyễn Văn S ngày 22 tháng 5 năm 2003, theo
quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện chia thừa kế của ơng S
vẫn còn nằm trong thời hiệu khởi kiện. Sau khi ông S chết thổ đất nêu trên chưa phân chia vẫn
do bà L quản lý, sử dụng. Trước khi ông S chết ơng có nhờ ơng Mai Văn Đơng viết hộ di chúc
chung của vợ chồng, sau đó cả hai vợ chồng ơng, bà cùng ký vào và có đưa đến UBND xã Hải
Giang xác nhận là hoàn toàn hợp pháp, vì đã thể hiện đúng được ý trí, nguyện vọng của người
có di dản để lại. Nội dung của bản di chúc ghi không đúng tên đệm của ông S và diện tích đất
thổ cư 450 m2 nhưng hiện tại thổ đất của bà L và ông S chỉ có 100 m2, ngơi nhà cũ cấp bốn 3
18


gian và một số đồ dùng sinh hoạt ghi trong bản di chúc đến nay khơng cịn nên chia di sản thừa
kế của ông S theo di chúc và theo pháp luật.
[5] Theo kết quả định giá tài sản ngày 21-7-2017 thì đất ở có giá trị chuyển nhượng của thị
trường tại thời điểm hiện nay là 1.800.000 đồng/m2. Như vậy: Tính giá trị 50 m2 đất ở x
1.800.000đ/1 m2 = 90.000.000đ (chín mươi triệu đồng).

[6] Hàng thừa kế thứ nhất của ông S gồm: Bà Vũ Thị L; ông Nguyễn Quang S. Do vậy diện
thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ơng S có 2 kỷ phần. Di sản của ông S để lại sau khi đã
khấu trừ chi phí do bà L đã thanh tốn 33.000.000đ dùng vào việc mai táng và xây mộ cho ông
S, phần còn lại 57.000.000đ mới đưa ra phân chia. Mặc dù trong nội dung của bản di chúc ông
S không cho bà L được hưởng phần di sản của ông S nhưng theo quy định tại Điều 644 Bộ
Luật dân sự năm 2015 bà L vẫn được hưởng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp
luật. Phần di sản cịn lại sẽ được chia hết cho ơng S. Trong quá trình giải quyết vụ án và tại
phiên tịa hơm nay, bà L có nguyện vọng xin được quản lý, sử dụng cả diện tích 100 m2 và có
trách nhiệm thanh tốn giá trị kỷ phần cho ơng S. Xét thấy diện tích đất này đang do bà L quản
lý, sử dụng, bà đã có cơng trơng coi quản lý từ khi ông S chết cho đến nay. Bản thân bà L đã
già yếu hơn 80 tuổi đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội người cao tuổi, lại neo đơn khơng có con
cháu, bà khơng cịn chỗ ở nào khác nên giao toàn bộ thổ đất cho bà L được tiếp tục quản lý, sử
dụng và cần buộc bà L phải có trách nhiệm thanh tốn giá trị cho ông S được chia là phù hợp
với các Điều 623, 624, 626, 627, 628, 630, 635, 640, 643, 644, 645, 649, 650, 651, 688 Bộ luật
dân sự năm 2015.
[7] Án phí dân sự sơ thẩm: Bà Vũ Thị L, ông Nguyễn Quang S phải nộp theo quy định của
pháp luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ Điều 100, khoản 5,7 điều 166, điểm d khoản 1 điều 169 Luật đất đai năm 2013; Điều
623, 624, 626, 627, 628, 630, 635, 640, 643, 644, 645, 649, 650, 651, 688 Bộ luật dân sự năm
2015; Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày
30/12/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tồ án.
Xử:
1. Chấp nhận u cầu khởi kiện chia di sản thừa kế của bà Vũ Thị L, yêu cầu chia di sản thừa
kế của ông Nguyễn Văn S để lại là hợp pháp.
2. Chia cho bà Vũ Thị L được quyền quản lý, sử dụng diện tích 100 m2 đất ở tại thửa số 68, tờ
bản đồ số 21 của xã HG, huyện HH, tỉnh Nam Định. Nhưng bà L phải có trách nhiệm thanh
tốn cho ông Nguyễn Quang S 38.000.000đ (ba mươi tám triệu đồng).
3. Bà L có trách nhiệm liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất.
4. Án phí: - Bà Vũ Thị L phải nộp 950.000đ (chín trăm năm mươi nghìn đồng) tiền án phí dân
sự sơ thẩm nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 1.000.000đ (một triệu đồng
19


chẵn) tại biên lai số 08946 ngày 04-5-2017 của Chi cục thi hành án dân sự huyện Hải Hậu, bà
Vũ Thị L đã nộp đủ tiền án phí dân sự sơ thẩm. Hoàn trả lại bà Vũ Thị L số tiền 50.000đ (năm
mươi nghìn đồng).
- Ơng Nguyễn Quang S phải nộp 1.900.000đ (một triệu chín trăm nghìn đồng).
5. Về nghĩa vụ thi hành án:
Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành
án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án
của người được thi hành án (đối với các khoả n tiền phải trả cho người được thi hành án) cho
đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu
khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468
Bộ luật Dân sự năm 2015.
6. Về quyền kháng cáo:
Các đương sự có quyền làm đơn kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, đương
sự vắng mặt tại phiên tòa hoặc khơng có mặt khi tun án mà có lý do chính đáng thì thời hạn
kháng cáo tính từ ngày nhận được bản án hoặc được tống đạt hợp lệ.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người
được thi hành án dân sự. Người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền
yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các
điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại
điều 30 Luật thi hành án dân sự.

20




×