Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu GIÁO ÁN THỰC HÀNH CHUYÊN NGÀNH CƠ KHÍ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.95 KB, 5 trang )


Bộ Giáo Dục và Đào Tạo CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường ĐH SPKT TPHCM Độc lập _ Tự do _ Hạnh phúc
GIÁO ÁN THỰC HÀNH
Môn dạy: THỰC HÀNH HÀN- CẮT KHÍ Lớp:
Bài thực hành số: 10 Số ca dạy: 1 ca
Thực hiện ngày: …
Tên bài: HÀN CHỒNG Ở VỊ TRÍ SẮP
A. CHUẨN BỊ:
1. Mục tiêu dạy học:
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
 Về kiến thức:
+ Trình bày được phương pháp, nguyên tắc hàn chồng ở vị trí sắp.
+ Giải thích được các ảnh hưởng của gốc độ vòi hàn đến chất lượng mối hàn.
 Về kĩ năng:
+ Hình thành kĩ năng hàn mối hàn chồng ở vị trí sắp.
+ Thực hiện được việc chuẩn bị hàn: chuẩn bị dụng cụ thiết bị, vật liệu, mỏ
hàn, điều chỉnh ngọn lửa hàn, nắn thẳng phôi làm sạch bavia.
+ Tổ chức nơi làm việc an toàn hợp lý.
 Về thái độ:
+ Hình thành thái độ tích cực, tự giác, có trách nhiệm trong cộng việc: từ việc
chuẩn bị đến khi tiến hành cũng như kết thúc hàn.
+ Hình thành thói quen cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc.
+ Có ý thức đảm bảo an toàn trong lao động, chấp hành tổ chức, kỉ luật trong
quá trình lao động.
2. Sản phẩm ứng dụng: các chi tiết cần đảm bảo mối hàn có độ bền cao như: bồn
nước, đồ gia dụng,
3. Dụng cụ và thiết bị cần thiết:
Giáo viên chuẩn bị:
• Bộ thiết bị hàn
• Bộ dụng cụ hàn


• Bộ bảo hộ lao động
4. Hình thức tổ chức:
+ Giáo viên hướng dẫn mở đầu cho cả lớp
+ Chia nhóm thực hành dưới sự hướng dẫn thường xuyên của GV
+ Hướng dẫn kết thúc, đánh giá buổi học.
B. QUÁ TRÌNH HƯỚNG DẪN:
1. Ốn định lớp, điểm danh: (5ph)
2. Kiểm tra bài cũ: (10ph)
Hỏi 2-3 SV bất kì:
- Hàn giáp mối vát cạnh chữ V ở vị trí sấp có dùng que hàn dùng ngọn lửa hàn
nào? Dùng thiết bị gì để vát cạnh? Góc vát bao nhiêu? ( Dùng ngọn lửa hàn
trung tính. Dùng máy mài để vát cạnh. Góc vát trên mỗi tấm bằng 45
o
)
- Cách cầm mỏ hàn khi hàn lớp thứ 1, hàn lớp thứ 2? ( Hàn lớp thứ 1: cầm mỏ
hàn thẳng góc với bề mặt vật hàn theo hướng hàn, đồng thời nghiêng một góc
khoảng 50-60
o
so với trục đường hàn về phía ngược với hướng hàn và que hàn
nghiêng một góc khoảng 45
o
so với hướng hàn. Hàn lớp thứ 2: giữ mỏ hàn
nghiêng 45
o
so với trục đường hàn về phía ngược với hướng hàn và que hàn
nghiêng 45
o
so với hướng hàn).
- Yêu cầu kĩ thuật của mối hàn? ( Độ thẳng, sự đồng đều của mối hàn, xếp vảy,
kim loại chảy đều không chảy tràn).

3. Giảng bài mới: (225ph)
a. Đặt vấn đề, giới thiệu bài thực hành:
Ở bài trước chúng ta đã học về hàn giáp mối vát cạnh chữ V ở vị trí sấp
tấm kim loại có bề dày khoảng 3mm và trước khi hàn phải mài để vát cạnh.
Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một kĩ thuật hàn mới tương đối đơn giản
đó là hàn chồng ở vị trí sắp.
b. Tiến trình hướng dẫn:
TG Nội dung quá trình hướng dẫn Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi chú
5ph
15ph
A. HƯỚNG DẪN MỞ ĐẦU:
- Khác với hàn giáp mối vát cạnh
chữ V, hàn chồng thì không có
vát mép và cũng không có khe
hở mà chồng khít lên nhau theo
đúng tên gọi của nó.
- Bước đầu chúng ta sẽ tiến hành
hàn đính:
+ Sử dụng bép hàn số 100
hoặc 140.
+ Đặt hai miếng phôi chồng
lên nhau khoảng 25mm,
dùng kiềm chết kẹp chặt.
+ Sau đó hàn đính hai điểm ở
mỗi đầu phần ghép chồng
- Giới thiệu bằng lời
kết hợp với vẽ hình
bằng bảng phấn.
- Vẽ hình bằng bảng
phấn, giới thiệu sau

đó tiến hành làm
mẫu.

- Làm mẫu riêng cho
từng bước kết hợp
với giải thích.
- Lắng nghe, kết
hợp với ghi chép
vắn tắt.
- Lắng nghe kết
hợp với quan sát,
ghi chép vắn tắt.
- Lắng nghe, quan
sát GV làm mẫu.
Sử dụng
phương
pháp
thuyết
trình,
giảng giải.
Thuyết
trình, làm
mẫu.
Diễn trình
làm mẫu.
15ph
10ph
5ph
của vật hàn.
+ Kiểm tra xem 2 miếng phôi

chồng lên nhau có sát nhau
hay không! Dùng búa điều
chỉnh nếu phôi còn hở.
- Bước tiếp theo chúng ta tiến
hành hàn:
+ Để mỏ hàn nghiêng một góc
khoảng 60-70
o
so với mặt
tấm kim loại phía dưới và
tạo với phía ngược với
hướng hàn một góc 60-70
o
.
+ Giữ que hàn nghiêng một
góc khoảng 45
o
so với
hướng hàn.
+ Chỉa nhân ngọn lửa cách kẽ
hàn khoảng 1 2mm.
+ Khi mép dưới của tấm trên
được nung nóng chảy, đưa
que hàn vào điểm hàn.
+ Di chuyển mỏ hàn đều trên
kẽ hàn, đồng thời quan sát
sự nóng chảy của bể hàn.
+ Đắp đầy phía cuối đường
hàn.
- Sau khi GV làm mẫu gọi

khoảng 2-3HS lên làm thử, mỗi
HS hàn một đường hàn, chú ý
an toàn khi thao tác.
- Chia nhóm TH:
+ Chia làm 4 nhóm, mỗi
nhóm khoảng 5-6 người, mỗi
người thực hiện hàn 2 đường
hàn trong vòng khoảng 10phút
vì 2 tấm kim loại chồng lên
nhau nên có 2 vị trí để hàn.
Nhưng để 2 đường hàn được
hoàn thiện cũng như để SV
được luyện tập nhiều hơn, tận
dụng những tấm kim loại lớp
trước đã hàn để luyện tập
trước.
+Phát dụng cụ: bình khí
axetylen, ôxy, thép tấm
(2x50x150)mm: mỗi người 2
tấm, que hàn đường kính
- Làm mẫu riêng cho
từng bước kết hợp
với giải thích tại
sao làm như vậy.
- Quan sát các thao
tác của Sv, kịp
thời sửa chữa
những sai sót để
các Sv khác rút
kinh nghiệm.

- Chia nhóm ngay
từ buổi đầu, phát
dụng cụ cho từng
nhóm.
- Quan sát, ghi
nhớ, tự rút kinh
nghiệm.
- Thực hiện lại các
thao tác của GV.
Những Sv còn lại
xem rút kinh
nghiệm.
- Nhận vật liệu,
dụng cụ hàn về
cho nhóm mình.
- Diễn
trình làm
mẫu.
Thực hành
Thực hành
Φ1,6mm
125ph
B. HƯỚNG DẪN THƯỜNG
XUYÊN:
- Quan sát SV thực tập: từ bước
chuẩn bị, làm sạch phôi, gá
đính, điều chỉnh ngọn lửa hàn
đến thao tác hàn, góc độ vòi
hàn. Phương pháp xử lý các
dạng sai hỏng của mối hàn. Kỹ

thuật sử dụng thiết bị, vật tư
phục vụ cho bài học.
- Kỹ năng làm việc độc lập, làm
việc nhóm. Chú ý, quan tâm
đến những SV còn yếu kém.
- Phát hiện sai sót, hướng dẫn
khắc phục những sai sót cơ bản
mà SV thường mắc phải.
- Đặc biệt chú ý an toàn lao động
trong khi thực hành.
- Quan sát SV độc
lập thực hiện. Uốn
nắn những thao
tác, động tác sai,
chưa chuẩn. Làm
mẫu lại + giải
thích.
- Quan sát nhắc nhở
đến những SV yếu
kém phải tự làm,
thực hiện các thao
tác nhiều lần.
- Chú ý đến những
điểm dễ sai nhất
của SV: ngọn lửa
hàn, tốc độ hàn,
gốc độ hàn có phù
hợp hay chưa!
* Đặt câu hỏi: tại
sao vật hàn bị

thủng? Cách khắc
phục? Độ ngấu
của mối hàn như
thế đạt chưa?
- Thường xuyên
nhắc nhở SV chú
ý an toàn trong
quá trình hàn!
- Từng thành viên
trong nhóm tiến
hành hàn, các
thành viên còn
lại quan sát rút
kinh cho chính
mình.
- SV thực hành
tốt nhường cho
SV yếu kém
thực hành nhiều
hơn. Phải tự
mình hoàn
thành 2 đường
hàn tốt.
- SV phải tự điều
chỉnh, khắc
phục những lỗi
cơ bản mắc phải
nhất.
- Phải suy nghĩ và
tự trả lời được

câu hỏi GV đưa
ra.
- Luôn luôn chú
ý an toàn trong
quá trình thực
hành.
Diễn trình
làm mẫu.
Đàm thoại

45ph
C. HƯỚNG DẪN KẾT THÚC:
- Sau khi tất cả các SV thực hành
xong, tiến hành: khóa van tất cả
bình khí, thu gom, trả dụng cụ,
quét dọn vệ sinh nơi thực tập.
- Nhận xét buổi thực tập thông
qua bài tập của SV, GV đánh
giá:
+ Về thao tác, những sai sót
SV còn mắc phải khi tiến
hành thực tập.
- Kiểm tra lại các
bình khí, các dụng
cụ xem đầy đủ
chưa cất vào kho.
- Kiểm tra các bài
tập _ nhận xét
buổi thực tập về
những sai sót của

SV, tác phong học
tập của SV,…
- Khóa các bình
khí, kiểm tra lại
dụng cụ trả cho
GV.
- Nộp lại bài tập,
lắng nghe rút
kinh nghiệm
cho buổi thực
tập sau.
Kiểm tra
& đánh
giá
+ Về giờ giấc, qui định của
xưởng.
- Nhữnh việc cần chuẩn bị cho
buổi thực tập sau.
- Đưa ra nhiệm vụ
cho buổi sau: tìm
hiểu trước cách
hàn góc ngoài ở vị
trí ngang.
- Lắng nghe, ghi
nhận chuẩn bị
cho buổi sau.
C. RÚT KINH NGHIỆM: (GV tự nhận xét sau ca giảng: về thời gian, nội dung,
phương pháp, tổ chức chuẩn bị, …)
………………………………………………………………………………………
Ngày … tháng… năm……. Ngày … tháng… năm…….

TRƯỞNG BỘ MÔN GIÁO VIÊN

×