Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Quy định tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168 KB, 22 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
Số: …/2018/TT-BTC

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------

DỰ THẢO

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2018

THƠNG TƯ
Quy định tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong quản lý hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ và Nghị định số
59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật
Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ - CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý
thuế;
Căn cứ Nghị định 87/2017/NĐ-CP ngày 26/07/2017 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thơng tư quy định tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của
doanh nghiệp trong quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩ, quá cảnh hàng hóa.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thơng tư này quy định về:


1. Tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong quản lý hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa (sau đây gọi chung là hoạt động xuất nhập khẩu);
2. Áp dụng tiêu chí trong đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập
khẩu;
3. Áp dụng mức độ tuân thủ của doanh nghiệp trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
2. Cơ quan hải quan.
3. Các cơ quan có liên quan thuộc Bộ Tài chính.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thơng tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu là việc cơ quan hải
quan tiến hành thu thập, phân tích, xác minh, đối chiếu thơng tin về q trình hoạt động và chấp hành
pháp luật của doanh nghiệp với các chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ để phân loại mức độ tuân thủ pháp
luật về hải quan của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
2. Tiêu chí đánh giá tn thủ là các tiêu chuẩn có tính quy ước để đánh giá phân loại mức độ
tuân thủ pháp luật về hải quan của doanh nghiệp trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
3. Chỉ số tiêu chí đánh giá tn thủ là các chỉ tiêu thơng tin cụ thể mang giá trị của tiêu chí đánh
giá tuân thủ.
4. Mức độ tuân thủ là cấp độ phản ánh tình trạng chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, do cơ
quan hải quan đánh giá phân loại trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.


Điều 4. Nguyên tắc đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập
khẩu
1. Việc đánh giá tuân thủ pháp luật doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện công
khai, minh bạch theo các tiêu chí và các chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật do Bộ Tài chính ban
hành kèm theo Thông tư này.
2. Việc đánh giá tuân thủ được thực hiện hàng ngày trên cơ sở thường xuyên cập nhật thơng tin
về q trình hoạt động và chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.

3. Cơ quan hải quan ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin đánh giá tuân thủ pháp luật của
doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu để đảm bảo việc đánh giá được khách quan, chính xác.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Phân loại mức độ tuân thủ doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu
1. Cơ quan hải quan đánh giá phân loại tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất
nhập khẩu theo các mức độ dưới đây:
a) Doanh nghiệp tuân thủ mức 1: là doanh nghiệp được cơ quan hải quan đánh giá tuân thủ
pháp luật về hải quan ở mức độ cao;
b) Doanh nghiệp tuân thủ mức 2: là doanh nghiệp được cơ quan hải quan đánh giá tuân thủ
pháp luật về hải quan ở mức độ trung bình;
c) Doanh nghiệp tuân thủ mức 3: là doanh nghiệp được cơ quan hải quan đánh giá tuân thủ
pháp luật về hải quan ở mức độ thấp;
d) Doanh nghiệp tuân thủ mức 4: là doanh nghiệp được cơ quan hải quan đánh giá không tuân
thủ pháp luật về hải quan.
2. Việc đánh giá, công nhận doanh nghiệp ưu tiên được quy định tại Thông tư riêng của Bộ Tài
chính.
3. Cơ quan hải quan khơng thực hiện đánh giá phân loại tuân thủ pháp luật đối với các dưới
đây:
a) Doanh nghiệp giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy phép chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Doanh nghiệp khơng có hoạt động xuất nhập khẩu;
c) Doanh nghiệp lần đầu hoạt động xuất nhập khẩu.
Điều 6. Tiêu chí đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu
1. Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu được đánh giá là doanh nghiệp tuân thủ Mức 1 khi
đáp ứng đầy đủ các tiêu chí dưới đây:
a) Doanh nghiệp (và/hoặc chủ doanh nghiệp, người đại diện của doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật) không bị xử lý về các hành vi vi phạm tại các Mục I, Mục II, Mục III, Mục IV Phụ lục 2 Danh
mục hành vi vi phạm/lỗi áp dụng trong đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu
(sau đây gọi tắt là danh mục hành vi) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp

trở về trước tính từ ngày đánh giá.
b) Doanh nghiệp không thuộc các trường hợp sau đây, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về
trước tính từ ngày đánh giá:
b.1) Tổng số lần bị xử phạt về các hành vi vi phạm tại Mục V Danh mục hành vi ban hành kèm
theo Thông tư này ≥ 1% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp;
b.2) Tổng số lần bị lỗi về các hành vi tại Mục VI Danh mục hành vi ban hành kèm theo Thông tư
này ≥ 2% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp;
b.3) Số lượng tờ khai được khai bổ sung sau khi hệ thống phân luồng làm thay đổi nội dung khai
hải quan về: chính sách quản lý hàng hóa; chủng loại hàng hóa; số tiền thuế phải nộp; số lượng dòng
hàng; xuất xứ; số lượng; trọng lượng hàng hóa ≥ 2% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh
nghiệp;


b.4) Số lần hủy tờ khai phải kiểm tra hồ sơ và/hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa ≥ 2% trên tổng số
tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp;
b.5) Đã từng từ chối nhận hàng hóa nhập khẩu sau khi đã đăng ký tờ khai hải quan;
b.6) Các hành vi không tuân thủ pháp luật do cơ quan hải quan ban hành áp dụng trong từng
thời kỳ.
c) Doanh nghiệp khơng cịn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quá thời hạn 90 ngày đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời
điểm đánh giá và/hoặc chưa từng nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quá thời hạn 90 ngày đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trong
thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
d) Doanh nghiệp đang hoạt động tại địa chỉ trụ sở đăng ký.
đ) Doanh nghiệp hợp tác với cơ quan hải quan trong việc cung cấp thông tin phục vụ đánh giá
tuân thủ trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
e) Doanh nghiệp được cơ quan Thuế đánh giá là doanh nghiệp tuân thủ tốt trong lĩnh vực Thuế
tại thời điểm đánh giá.
g) Doanh nghiệp có thời gian hoạt động xuất nhập khẩu trên 365 ngày và có trên 365 tờ khai
xuất khẩu, nhập khẩu, q cảnh hàng hóa đã được thơng quan trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về

trước tính từ ngày đánh giá.
2. Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu được đánh giá là doanh nghiệp tuân thủ Mức 2 khi
đáp ứng đầy đủ các tiêu chí dưới đây:
a) Nội dung điểm c, d, đ, e khoản 1 Điều này;
b) Doanh nghiệp (và/hoặc chủ doanh nghiệp, người đại diện của doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật) không bị xử lý về các hành vi vi phạm tại các Mục I, Mục II, Mục III Danh mục hành vi ban
hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
c) Doanh nghiệp không thuộc các trường hợp sau đây, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về
trước tính từ ngày đánh giá:
c.1) Bị xử phạt ≥ 02 lần về các hành vi vi phạm tại Mục IV Danh mục hành vi ban hành kèm theo
Thông tư này;
c.2) Tổng số lần bị xử phạt về các hành vi vi phạm tại Mục IV và Mục V Danh mục hành vi ban
hành kèm theo Thông tư này ≥ 2% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp;
c.3) Tổng số lần bị lỗi về các hành vi tại Mục VI Danh mục hành vi ban hành kèm theo Thông tư
này ≥ 3% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp;
c.4) Số lượng tờ khai được khai bổ sung sau khi hệ thống phân luồng làm thay đổi nội dung khai
hải quan về: chính sách quản lý hàng hóa; chủng loại hàng hóa; số tiền thuế phải nộp; số lượng dòng
hàng; xuất xứ; số lượng; trọng lượng hàng hóa ≥ 3% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh
nghiệp;
c.5) Số lần hủy tờ khai phải kiểm tra hồ sơ và/hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa ≥ 3% trên tổng số
tờ khai đã thơng quan của doanh nghiệp;
c.6) Các hành vi không tuân thủ pháp luật do cơ quan hải quan ban hành áp dụng trong từng thời
kỳ.
d) Doanh nghiệp có có thời gian hoạt động xuất nhập khẩu trên 365 ngày và có trên 100 tờ khai
xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa đã được thơng quan trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về
trước tính từ ngày đánh giá.
3. Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu được đánh giá là doanh nghiệp tuân thủ Mức 3 khi
đáp ứng đầy đủ các tiêu chí dưới đây:
a) Nội dung điểm d khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này;
b) Doanh nghiệp không thuộc các trường hợp sau đây, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về

trước tính từ ngày đánh giá:
b.1) Bị xử phạt ≥ 03 lần về các hành vi vi phạm tại Mục IV Danh mục hành vi ban hành kèm theo
Thông tư này;


b.2) Tổng số lần bị xử phạt về các hành vi vi phạm tại Mục IV và Mục V Danh mục hành vi ban
hành kèm theo Thông tư này ≥ 3% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp;
b.3) Tổng số lần bị lỗi về các hành vi tại Mục VI Danh mục hành vi ban hành kèm theo Thông tư
này ≥ 4% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp;
b.4) Số lượng tờ khai được khai bổ sung sau khi hệ thống phân luồng làm thay đổi nội dung khai
hải quan về: chính sách quản lý hàng hóa; chủng loại hàng hóa; số tiền thuế phải nộp; số lượng dòng
hàng; xuất xứ; số lượng; trọng lượng hàng hóa ≥ 4% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh
nghiệp;
b.5) Số lần hủy tờ khai phải kiểm tra hồ sơ và/hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa ≥ 4% trên tổng số
tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp;
b.6) Các hành vi không tuân thủ pháp luật khác do cơ quan hải quan áp dụng trong từng thời kỳ.
c) Doanh nghiệp khơng cịn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quá thời hạn 90 ngày đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời
điểm đánh giá.
đ) Doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa trước thời điểm đánh
giá.
4. Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu được đánh giá là doanh nghiệp tuân thủ mức 4 khi
đáp ứng một trong các tiêu chí dưới đây:
a) Doanh nghiệp (và/hoặc chủ doanh nghiệp, người đại diện của doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật) bị xử lý về các hành vi vi phạm tại Mục I, Mục II và Mục III Danh mục hành vi ban hành kèm
theo Thông tư này trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
b) Doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở
về trước tính từ ngày đánh giá:
b.1) Bị xử phạt ≥ 03 lần về các hành vi vi phạm tại Mục IV Danh mục hành vi ban hành kèm theo
Thông tư này;

b.2) Tổng số lần bị xử phạt về các hành vi vi phạm tại Mục IV và Mục V Danh mục hành vi ban
hành kèm theo Thông tư này ≥ 3% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp;
b.3) Tổng số lần bị lỗi về các hành vi tại Mục VI Danh mục hành vi ban hành kèm theo Thông tư
này ≥ 4% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp;
b.4) Số lượng tờ khai được khai bổ sung sau khi hệ thống phân luồng làm thay đổi nội dung khai
hải quan về: chính sách quản lý hàng hóa; chủng loại hàng hóa; số tiền thuế phải nộp; số lượng dòng
hàng; xuất xứ; số lượng; trọng lượng hàng hóa ≥ 4% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh
nghiệp;
b.5) Số lần hủy tờ khai phải kiểm tra hồ sơ và/hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa ≥ 4% trên tổng số
tờ khai đã thơng quan của doanh nghiệp;
b.6) Các hành vi không tuân thủ pháp luật khác do cơ quan hải quan áp dụng trong từng thời kỳ.
c) Doanh nghiệp còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quá thời hạn 90 ngày đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời điểm
đánh giá.
d) Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ trụ sở đăng ký.
Điều 7. Quản lý, áp dụng tiêu chí đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động xuất nhập
khẩu
1. Tiêu chí đánh giá tuân thủ được ban hành công khai và thông tin rộng rãi đến doanh nghiệp
hoạt động xuất nhập khẩu.
2. Tiêu chí đánh giá tuân thủ được xác định cụ thể theo các chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ tại
Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ quan hải quan cập nhật, quản lý bộ chỉ số tiêu chí đánh giá tn thủ trên hệ thống thơng tin
quản lý rủi ro để đánh giá phân loại mức độ tuân thủ đối với doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
Điều 8. Đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu


1. Cơ quan hải quan quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin quản lý rủi ro để tự động đánh giá
phân loại mức độ tuân thủ đối với doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
2. Việc đánh giá tuân thủ doanh nghiệp được thực hiện vào 00 giờ hàng ngày, trên cơ sở hệ
thống tự động tích hợp, xử lý dữ liệu từ hồ sơ doanh nghiệp và các hệ thống thông tin, dữ liệu hải quan,

theo chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ quan hải quan tiến hành thẩm định kết quả đánh giá phân loại mức độ tuân thủ của doanh
nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu bằng các hình thức dưới đây:
a) Phân cấp nhiệm vụ đối với đơn vị nghiệp vụ tại Hải quan các cấp thực hiện theo dõi, phân
tích, đánh giá đề xuất điều chỉnh mức độ tuân thủ của doanh nghiệp theo chỉ số tiêu chí đánh giá tuân
thủ tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Áp dụng phù hợp các biện pháp kiểm tra trực tiếp hồ sơ và/hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa
trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra sau thông quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh
nghiệp.
c) Phối hợp với cơ quan Thuế trong việc đánh giá tuân thủ pháp luật và trao đổi, cung cấp thông
tin về quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu
d) Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để trao đổi, cung cấp thông tin, xác minh,
thẩm định kết quả đánh giá tuân thủ.
đ) Cung cấp công cụ và hướng dẫn doanh nghiệp tự đánh giá, thẩm định mức độ tuân thủ trong
hoạt động xuất nhập khẩu.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện thu thập xử lý thông tin hoặc phân cấp
nhiệm vụ thực hiện thu thập thơng tin doanh nghiệp theo các chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ tại Phụ lục
1 ban hành kèm theo Thông tư này, đảm bảo thông tin đánh giá doanh nghiệp được đầy đủ, chính xác.
Điều 9. Áp dụng các biện pháp quản lý hải quan theo mức độ tuân thủ của doanh nghiệp
hoạt động xuất nhập khẩu
1. Doanh nghiệp tuân thủ Mức 1 được cơ quan hải quan tạo thuận lợi, giảm hình thức, mức độ
kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu:
a) Giảm tỷ lệ kiểm tra trực tiếp hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa trong thực hiện thủ tục hải quan.
b) Giảm tỷ lệ lựa chọn ngẫu nhiên để kiểm tra đánh giá tuân thủ trong thực hiện thủ tục hải quan.
c) Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp không quá 01 lần trong 03 năm liên tiếp trên
cơ sở quản lý rủi ro, trừ các trường hợp có dấu hiệu vi phạm.
d) Thực hiện soi chiếu trước khi thực hiện thủ tục hải quan đối với các lô hàng rủi ro.
đ) Doanh nghiệp và đối tác mua bán hàng hóa của doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động xuất
nhập khẩu tại chỗ được thực hiện giao nhận hàng hóa trước, khai báo hải quan sau theo quy định tại
Khoản 6 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC;

e) Được miễn giám sát hải quan trong trường hợp tiêu hủy phế liệu, phế phẩm của loại hình
nhập ngun liệu để gia cơng, sản xuất XK, chế xuất.
g) Được miễn giám sát việc lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành trong địa bàn hoạt động hải quan
theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ (sau đây
viết tắt là Nghị định 59/2018/NĐ-CP) về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 08/2015/NĐCP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm
tra, giám sát, kiểm soát hải quan (sau đây viết tắt là Nghị định 08/2015/NĐ-CP).
h) Được ưu tiên trước việc xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá theo quy định tại Điều 28 Luật
hải quan; Điều 23, Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu xem hàng hóa trước hoặc lấy mẫu thì được ưu tiên làm
thủ tục trước, lấy mẫu trước theo quy định tại Điều 18 Luật hải quan.
Trường hợp doanh nghiệp gặp vướng mắc trong quá trình làm thủ tục hải quan được Chi cục Hải
quan có trách nhiệm trả lời doanh nghiệp bằng văn bản trong thời gian 08 giờ làm việc kể từ thời điểm
phát sinh vướng mắc.
2. Doanh nghiệp tuân thủ Mức 2 được cơ quan hải quan tạo thuận lợi, giảm hình thức, mức độ
kiểm tra, giám sát hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu:
a) Thực hiện nội dung điểm đ khoản 1 Điều này.


b) Thực hiện nội dung điểm a, b khoản 1 Điều này, với tỷ lệ kiểm tra cao hơn doanh nghiệp tuân
thủ Mức 1.
c) Giảm mức độ giám sát việc lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành trong địa bàn hoạt động hải quan,
theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP và việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm của loại
hình nhập ngun liệu để gia cơng, sản xuất xuất khẩu, chế xuất, trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro đối
với doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp tuân thủ Mức 3 được cơ quan hải quan tạo thuận lợi, giảm hình thức, mức độ
kiểm tra, giám sát hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu:
a) Thực hiện nội dung điểm đ khoản 1 Điều này.
b) Thực hiện nội dung điểm a, b khoản 1 Điều này, với tỷ lệ kiểm tra cao hơn doanh nghiệp tuân
thủ Mức 2.
c) Giảm mức độ giám sát việc lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành trong địa bàn hoạt động hải quan,

theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP và việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm của loại
hình nhập nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất, trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro đối
với doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp tuân thủ Mức 4 được cơ quan hải quan tăng cường áp dụng biện pháp kiểm
tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu:
a) Tăng tỷ lệ kiểm tra trực tiếp hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa trong thực hiện thủ tục hải quan.
b) Tăng tỷ lệ lựa chọn ngẫu nhiên để kiểm tra đánh giá tuân thủ trong thực hiện thủ tục hải quan.
c) Tăng cường kiểm tra sau thông quan đối với các dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm trong hoạt
động xuất nhập khẩu.
d) Giám sát chặt chẽ đối với hoạt động tiêu hủy phế liệu, phế phẩm của loại hình nhập ngun
liệu để gia cơng, sản xuất xuất khẩu, chế xuất theo quy định tại tiết d.2 khoản 3 Điều 64 Thông tư
38/2015/TT-BTC.
đ) Thực hiện giám sát việc lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành trong địa bàn hoạt động hải quan theo
quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP.
Điều 10. Hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ
1. Cơ quan hải quan thực hiện các hoạt động dưới đây để hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ pháp
luật trong hoạt động xuất nhập khẩu:
a) Thực hiện nội dung điểm đ khoản 3 Điều 8 Thông tư này.
b) Công khai và thông tin rộng rãi đến doanh nghiệp về tiêu chí đánh giá tuân thủ, mức độ tuân
thủ của doanh nghiệp; giải đáp và trả lời các thông tin liên quan đến đánh giá phân loại mức độ tuân thủ
của doanh nghiệp.
c) Cung cấp thông tin, cảnh báo rủi ro để nâng cao năng lực tuân thủ của doanh nghiệp, trong
các trường hợp sau:
c.1) Doanh nghiệp tuân thủ thấp hoặc khơng tn thủ;
c.2) Doanh nghiệp tn thủ có vi phạm pháp luật về hải quan nhưng chưa đến mức bị đưa vào
danh sách doanh nghiệp không tuân thủ;
c.3) Doanh nghiệp tuân thủ có nguy cơ vi phạm pháp luật về hải quan do thiếu hiểu biết hoặc
hạn chế về năng lực hoạt động xuất nhập khẩu;
c.4) Doanh nghiệp đề nghị cung cấp thông tin về lý do doanh nghiệp khơng thuộc diện tn thủ
cao, tn thủ trung bình hoặc khơng tn thủ.

2. Cơ quan hải quan khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ bằng việc:
a) Áp dụng chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp tuân thủ cao trong việc xác định trước
mã số, xuất xứ, trị giá; xem hàng hóa trước, lấy mẫu trước và trong việc giải đáp vướng mắc của doanh
nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan.
b) Triển khai các chương trình, kế hoạch khuyến khích tự nguyện tuân thủ phù hợp với các quy
định của pháp luật;
c) Triển khai các quan hệ đối tác, biên bản ghi nhớ, hội nghị, đối thoại, hội thảo hướng dẫn
doanh nghiệp tuân thủ; tiếp nhận giải quyết các vướng mắc liên quan đến tuân thủ pháp luật về hải quan.


Điều 11. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan hải quan trong đánh giá tuân thủ doanh
nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu
1. Cơ quan hải quan có những quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu, trình Bộ Tài chính ban hành, sửa đổi, bổ sung tiêu chí và chỉ số tiêu chí đánh giá
tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
b) Tổ chức đánh giá và công nhận kết quả đánh giá phân loại mức độ tuân thủ pháp luật của
doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
c) Áp dụng các biện pháp, chính sách phù hợp theo mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp
hoạt động xuất nhập khẩu.
2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm thực hiện những nội dung sau đây:
a) Thực hiện phân cấp của Bộ Tài chính về quản lý, áp dụng tiêu chí và chỉ số tiêu chí đánh giá
tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
b) Thực hiện đánh giá tuân thủ và áp dụng biện pháp, chính sách quản lý phù hợp với mức độ
tuân thủ theo quy định tại Thông tư này.
c) Thực hiện hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ thủ theo quy định tại Thông tư này và
các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 12. Quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu
1. Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu có những quyền lợi sau đây:
a) Được thông báo mức độ tuân thủ; được quyền đề nghị cơ quan hải quan trả lời về lý do phân
loại mức độ tuân thủ và/hoặc điều chỉnh mức độ tuân thủ theo tiêu chí đánh giá tuân thủ quy định tại

Thông tư này.
b) Được áp dụng các biện pháp, chính sách tạo thuận lợi phù hợp vớ mức độ tuân thủ theo quy
định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
c) Được hỗ trợ và/hoặc được yêu cầu cơ quan hải quan thực hiện các nội dung hỗ trợ và khuyến
khích tuân thủ theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
2. Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu có những nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về hải quan trong hoạt động xuất nhập
khẩu.
b) Thực hiện các biện pháp, chính sách quản lý theo quy định tại Thơng tư này và các quy định
của pháp luật có liên quan.
c) Hợp tác với cơ quan hải quan trong việc cung cấp thông tin để đánh giá tuân thủ pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào các nội dung quy định tại Thông tư này để
ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện thống nhất trong toàn ngành Hải quan.
2. Các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan; các tổ
chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu có trách nhiệm phối hợp, cung cấp
thơng tin cho cơ quan hải quan để phục vụ đánh giá tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp hoạt động
xuất nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này.
3. Cục Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm làm đầu mối, chủ trì giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan tổ chức thu thập, xử lý thông tin, quản lý, áp dụng tiêu chí, đánh giá tuân thủ và áp dụng các biện
pháp, chính sách quản lý phù hợp với mức độ tuân thủ của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu theo
quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục có trách nhiệm phối hợp với Cục Quản lý rủi ro trong việc tổ
chức thực hiện thống nhất, có hiệu quả việc đánh giá tuân thủ và áp dụng các biện pháp, chính sách
quản lý phù hợp với mức độ tuân thủ của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.


4. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục trưởng Chi

cục Hải quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật và tổ chức thực hiện các
biện pháp, chính sách quản lý phù hợp với mức độ tuân thủ của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu
theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
5. Doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu có trách nhiệm thực hiện các quy định về áp dụng
các biện pháp, chính sách quản lý phù hợp với mức độ tuân thủ theo quy định tại Thông tư này và các
quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 14. Hiệu lực thi hành
1. Thơng tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.
2. Bãi bỏ Quyết định số 465/QĐ-BTC ngày 29 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về
ban hành Bộ Tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ; các Phó TTCP;
- Văn phịng TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phịng Tổng Bí Thư;
- Văn phịng Quốc Hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
CP;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục Hải quan tỉnh, thành phố;
- Cơng báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Website Tổng cục Hải quan;
- Lưu: VT, TCHQ (10).


KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Vũ Thị Mai


BỘ TÀI CHÍNH

Phụ lục 1

BỘ CHỈ SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số …./2018/TT- BTC ngày........tháng…….năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Phần I. CHỈ SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP TUÂN THỦ
TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
Mục A. Doanh nghiệp tuân thủ mức 1 (doanh nghiệp tuân thủ ở mức độ cao)

Tiêu chí số 1.

Tiêu chí số 2.

Tiêu chí

Chỉ số tiêu chí

1

2


Doanh nghiệp (và/hoặc chủ doanh nghiệp, người
đại diện của doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật) không bị xử lý về các hành vi vi phạm
tại các Mục I, Mục II, Mục III, Mục IV Phụ lục 2
Danh mục hành vi vi phạm/lỗi áp dụng trong đánh
giá tuân thủ đối với doanh nghiệp hoạt động xuất
nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Danh mục hành vi)
ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian
365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh
giá.

Trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ thời điểm đánh giá:

Doanh nghiệp không thuộc các trường hợp sau
đây, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về
trước tính từ ngày đánh giá:

Trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ thời điểm đánh giá Hệ thống
thơng tin quản lý rủi ro khơng có thơng tin:

1.1. Doanh nghiệp không bị khởi tố vụ án và/hoặc Chủ doanh nghiệp, Chủ tịch hội
đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp không bị khởi tố bị can về hành hành vi bn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, trốn thuế, gian lận thuế, gian
lận thương mại chi tiết tại điểm 1 Mục I, điểm 1 Mục II Danh mục hành vi
1.2. Doanh nghiệp và/ hoặc Chủ doanh nghiệp, Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng
Giám đốc, Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bị xử
phạt vi phạm hành chính về bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua
biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương
mại; các hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải quan trong thực hiện thủ

tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh
tra; các hành vi vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, xử phạt về thuế
và các xử phạt trong lĩnh vực khác thuộc thầm quyền xử phạt của cơ quan hải quan
với số tiền xử phạt > 5 triệu đồng chi tiết tại các điểm 2, 3, 4, 5 Mục I, các điểm 2, 3,
4 Mục II , Mục III, Mục 4 Danh mục hành vi


a) Tổng số lần bị xử phạt về các hành vi vi phạm tại
Mục V Danh mục hành vi ban hành kèm theo
Thông tư này ≥ 1% trên tổng số tờ khai đã thông
quan của doanh nghiệp;
b) Tổng số lần bị lỗi về các hành vi tại Mục VI Danh
mục hành vi ban hành kèm theo Thông tư này ≥
2% trên tổng số tờ khai đã thông quan của
doanh nghiệp
c) Số lượng tờ khai được khai bổ sung sau khi hệ
thống phân luồng làm thay đổi nội dung khai hải
quan về: chính sách quản lý hàng hóa; chủng
loại hàng hóa; số tiền thuế phải nộp; số lượng
dòng hàng; xuất xứ; số lượng; trọng lượng hàng
hóa ≥ 2% trên tổng số tờ khai đã thông quan của
doanh nghiệp;
d) Số lần hủy tờ khai phải kiểm tra hồ sơ và/hoặc
kiểm tra thực tế hàng hóa ≥ 2% trên tổng số tờ
khai đã thông quan của doanh nghiệp;
đ) Đã từng từ chối nhận hàng hóa nhập khẩu sau khi
đã đăng ký tờ khai hải quan;
đ) Các hành vi không tuân thủ pháp luật do cơ quan
hải quan ban hành áp dụng trong từng thời kỳ.


3.1. Doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, xử phạt về thuế, các
xử phạt trong lĩnh vực khác thuộc thầm quyền xử phạt của cơ quan hải quan với số
tiền xử phạt ≤ 5 triệu đồng (loại trừ các hành vi vi phạm tại Mục I,Mục II, Mục III, IV
Danh mục hành vi); với tổng số lần bị xử phạt vi phạm (theo quyết định xử phạt) ≥ 1%
trên tổng số tờ khai xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
3.2. Doanh nghiệp có số lần bị lỗi về các hành vi tại Mục VI Danh mục hành vi, với
tổng số lần lỗi ≥ 2% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp.
3.3 Số lượng tờ khai bổ sung sau khi hệ thống phân luồng ≥ 2% trên tổng số tờ khai
đã thông quan của doanh nghiệp và làm thay đổi nội dung khai hải quan, về: chính
sách quản lý hàng hóa; chủng loại hàng hóa; số tiền thuế phải nộp; số lượng dịng
hàng; xuất xứ; số lượng; trọng lượng hàng hóa;
3.4. Doanh nghiệp có số tờ khai hủy phải kiểm tra hồ sơ và/hoặc kiểm tra thực tế
hàng hóa ≥ 2% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp;
3.5. Đã từng từ chối nhận hàng hóa nhập khẩu sau khi đã đăng ký tờ khai hải quan;
3.6. Các hành vi không tuân thủ pháp luật do cơ quan hải quan ban hành áp dụng
trong từng thời kỳ.


Tiêu chí số 3.

Doanh nghiệp khơng cịn nợ tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt quá thời hạn 90 ngày đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kể từ ngày hết thời
hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tại
thời điểm đánh giá và/hoặc chưa từng nợ tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quá thời hạn 90
ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kể
từ ngày hết thời hạn nộp tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt, trong thời gian 365 ngày liên tiếp
trở về trước tính từ ngày đánh giá.


Tiêu chí số 4.

Doanh nghiệp đang hoạt động tại địa chỉ trụ sở
đăng ký.

Tiêu chí số 5.

Doanh nghiệp hợp tác với cơ quan hải quan
trong việc cung cấp thông tin phục vụ đánh giá
tuân thủ trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về
trước tính từ ngày đánh giá.

Tiêu chí số 6.

Doanh nghiệp được cơ quan Thuế đánh giá là
doanh nghiệp tuân thủ tốt trong lĩnh vực Thuế tại
thời điểm đánh giá.

Tiêu chí số 7.

Doanh nghiệp có thời gian hoạt động xuất nhập
khẩu trên 365 ngày và có trên 365 tờ khai xuất
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa đã được
thông quan trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở
về trước tính từ ngày đánh giá.

3.1. Doanh nghiệp khơng cịn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quá thời hạn 90
ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời điểm đánh giá và/hoặc chưa từng nợ tiền thuế, tiền

chậm nộp, tiền phạt quá thời hạn 90 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kể
từ ngày hết thời hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, trong thời gian 365 ngày
liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.

4.1. Doanh nghiệp không nằm trong danh sách doanh nghiệp không hoạt động tại địa
chỉ trụ sở đăng ký theo quy định của pháp luật trong thời gian 365 ngày trở về trước
tính từ thời điểm đánh giá.
5.1. Trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ thời điểm đánh giá Hệ
thống thơng tin quản lý rủi ro có thơng tin doanh nghiệp hợp tác với cơ quan hải quan
trong việc cung cấp thông tin phục vụ đánh giá tuân thủ.
6.1. Doanh nghiệp được cơ quan Thuế đánh giá là doanh nghiệp tuân thủ tốt trong
lĩnh vực Thuế tại thời điểm đánh giá.

7.1. Doanh nghiệp có tờ khai trước/tại thời điểm 365 ngày;
7.2. Doanh nghiệp có ≥ 01 tờ khai trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính
từ thời điểm đánh giá;
7.3. Doanh nghiệp có > 365 tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng
hóa được thơng quan trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh
giá.


Mục B. Doanh nghiệp tuân thủ mức 2 (doanh nghiệp tn thủ ở mức độ trung bình)

Tiêu chí số 1.

Tiêu chí số 2.

Tiêu chí

Chỉ số tiêu chí


1

2

Doanh nghiệp (và/hoặc chủ doanh nghiệp, người đại
diện của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật)
không bị xử lý về các hành vi vi phạm tại các Mục I,
Mục II, Mục III Phụ lục 2 Danh mục hành vi vi phạm/lỗi
áp dụng trong đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệp
hoạt động xuất nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Danh mục
hành vi) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời
gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh
giá.

Trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ thời điểm đánh giá:

Doanh nghiệp không thuộc các trường hợp sau đây,
trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ
ngày đánh giá:

Trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ thời điểm đánh giá Hệ
thống thơng tin quản lý rủi ro khơng có thông tin:

a) Bị xử phạt ≥ 02 lần về các hành vi vi phạm tại Mục IV
Danh mục hành vi ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tổng số lần bị xử phạt về các hành vi vi phạm tại Mục IV
và Mục V Danh mục hành vi ban hành kèm theo Thông
tư này ≥ 2% trên tổng số tờ khai đã thông quan của
doanh nghiệp;

c) Tổng số lần bị lỗi về các hành vi tại Mục VI Danh mục
hành vi ban hành kèm theo Thông tư này ≥ 3% trên
tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp

1.1. Doanh nghiệp không bị khởi tố vụ án và/hoặc Chủ doanh nghiệp, Chủ tịch
hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp không bị khởi tố bị can về hành hành vi bn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng
cấm, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại chi tiết tại điểm 1 Mục I,
điểm 1 Mục II Danh mục hành vi
1.2. Doanh nghiệp và/ hoặc Chủ doanh nghiệp, Chủ tịch hội đồng quản trị,
Tổng Giám đốc, Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
không bị xử phạt vi phạm hành chính về bn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hố, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, bn bán hàng cấm, trốn thuế, gian lận
thuế, gian lận thương mại; các hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan
hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm sốt hải
quan, kiểm tra sau thơng quan, thanh tra; các hành vi vi phạm bị xử phạt vi
phạm hành chính về hải quan, xử phạt về thuế và các xử phạt trong lĩnh vực
khác thuộc thầm quyền xử phạt của cơ quan hải quan với số tiền xử phạt > 5
triệu đồng chi tiết tại các điểm 2, 3, 4, 5 Mục I, các điểm 2, 3, 4 Mục II , Mục III
Danh mục hành vi

2.1. Doanh nghiệp bị xử phạt ≥ 02 lần đối với các hành vi vi phạm hành chính
về hải quan, xử phạt về thuế, các xử phạt trong lĩnh vực khác thuộc thầm
quyền xử phạt của cơ quan hải quan với số tiền xử phạt > 5 triệu đồng (loại trừ
các hành vi vi phạm tại Mục I,Mục II, Mục III Danh mục hành vi).
2.2. Doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, xử phạt về thuế,
các xử phạt trong lĩnh vực khác thuộc thầm quyền xử phạt của cơ quan hải
quan (loại trừ các hành vi vi phạm tại Mục I,Mục II, Mục III Danh mục hành vi);
với tổng số lần bị xử phạt vi phạm (theo quyết định xử phạt) ≥ 2% trên tổng số

tờ khai xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
2.3. Doanh nghiệp có số lần bị lỗi về các hành vi tại Mục VI Danh mục hành vi,


d) Số lượng tờ khai được khai bổ sung sau khi hệ thống
phân luồng làm thay đổi nội dung khai hải quan về:
chính sách quản lý hàng hóa; chủng loại hàng hóa; số
tiền thuế phải nộp; số lượng dịng hàng; xuất xứ; số
lượng; trọng lượng hàng hóa ≥ 3% trên tổng số tờ khai
đã thông quan của doanh nghiệp;
đ) Số lần hủy tờ khai phải kiểm tra hồ sơ và/hoặc kiểm tra
thực tế hàng hóa ≥ 3% trên tổng số tờ khai đã thông
quan của doanh nghiệp;
e) Các hành vi không tuân thủ pháp luật do cơ quan hải
quan ban hành áp dụng trong từng thời kỳ.

với tổng số lần lỗi ≥ 3% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp.
2.4 Số lượng tờ khai bổ sung sau khi hệ thống phân luồng ≥ 3% trên tổng số tờ
khai đã thông quan của doanh nghiệp và làm thay đổi nội dung khai hải quan,
về: chính sách quản lý hàng hóa; chủng loại hàng hóa; số tiền thuế phải nộp;
số lượng dòng hàng; xuất xứ; số lượng; trọng lượng hàng hóa;
2.5. Doanh nghiệp có số tờ khai hủy phải kiểm tra hồ sơ và/hoặc kiểm tra thực
tế hàng hóa ≥ 3% trên tổng số tờ khai đã thơng quan của doanh nghiệp;
2.6. Các hành vi không tuân thủ pháp luật do cơ quan hải quan ban hành áp
dụng trong từng thời kỳ.

Tiêu chí số 3.

Doanh nghiệp khơng cịn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt quá thời hạn 90 ngày đối với hàng hóa xuất

khẩu, nhập khẩu, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời điểm đánh giá và/hoặc
chưa từng nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quá
thời hạn 90 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về
trước tính từ ngày đánh giá.

3.1. Doanh nghiệp khơng cịn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quá thời
hạn 90 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kể từ ngày hết thời hạn
nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời điểm đánh giá và/hoặc chưa
từng nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quá thời hạn 90 ngày đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh
giá.

Tiêu chí số 4.

Doanh nghiệp đang hoạt động tại địa chỉ trụ sở đăng ký.

4.1. Doanh nghiệp không nằm trong danh sách doanh nghiệp không hoạt động
tại địa chỉ trụ sở đăng ký theo quy định của pháp luật trong thời gian 365 ngày
trở về trước tính từ thời điểm đánh giá.

Tiêu chí số 5.

Doanh nghiệp hợp tác với cơ quan hải quan trong việc
cung cấp thông tin phục vụ đánh giá tuân thủ trong thời
gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh
giá.


5.1. Trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ thời điểm đánh giá
Hệ thống thơng tin quản lý rủi ro có thơng tin doanh nghiệp hợp tác với cơ quan
hải quan trong việc cung cấp thơng tin phục vụ đánh giá tn thủ

Tiêu chí số 6.

Doanh nghiệp được cơ quan Thuế đánh giá là doanh
nghiệp tuân thủ tốt trong lĩnh vực Thuế tại thời điểm
đánh giá.

6.1. Doanh nghiệp được cơ quan Thuế đánh giá là doanh nghiệp tuân thủ tốt
trong lĩnh vực Thuế tại thời điểm đánh giá.

Tiêu chí số 7.

Doanh nghiệp có thời gian hoạt động xuất nhập khẩu
trên 365 ngày và có trên 100 tờ khai xuất khẩu, nhập

7.1. Doanh nghiệp có tờ khai trước/tại thời điểm 365 ngày;
7.2. Doanh nghiệp có ≥ 01 tờ khai trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về


khẩu, q cảnh hàng hóa đã được thơng quan trong
thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày
đánh giá.

trước tính từ thời điểm đánh giá;
7.3. Doanh nghiệp có > 100 tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu, q cảnh
hàng hóa được thơng quan trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính

từ ngày đánh giá.

Mục C. Doanh nghiệp tuân thủ mức 3 (doanh nghiệp tuân thủ ở mức độ thấp)

Tiêu chí số 1.

Tiêu chí

Chỉ số tiêu chí

1

2

Doanh nghiệp (và/hoặc chủ doanh nghiệp, người đại
diện của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật)
không bị xử lý về các hành vi vi phạm tại các Mục I,
Mục II, Mục III Danh mục hành vi ban hành kèm theo
Thông tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở
về trước tính từ ngày đánh giá.

Trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ thời điểm đánh giá:
2.1. Doanh nghiệp không bị khởi tố vụ án và/hoặc Chủ doanh nghiệp, Chủ tịch hội
đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp không bị khởi tố bị can về hành hành vi buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, bn bán hàng cấm, trốn thuế,
gian lận thuế, gian lận thương mại chi tiết tại điểm 1 Mục I, điểm 1 Mục II Danh
mục hành vi
3.2. Doanh nghiệp và/ hoặc Chủ doanh nghiệp, Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng
Giám đốc, Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp khơng bị

xử phạt vi phạm hành chính về bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ
qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận
thương mại, chi tiết tại các điểm 2, 3, 4, 5 Mục I, các điểm 2, 3, 4 Mục II , Mục III
Danh mục hành vi

Tiêu chí số 2.

Doanh nghiệp không thuộc một trong các trường
hợp sau đây, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở
về trước tính từ ngày đánh giá:
a) Bị xử phạt ≥ 03 lần về các hành vi vi phạm tại
Mục IV Danh mục hành vi ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Tổng số lần bị xử phạt về các hành vi vi phạm tại
Mục IV và Mục V Danh mục hành vi ban hành kèm
theo Thông tư này ≥ 3% trên tổng số tờ khai đã
thông quan của doanh nghiệp;

Trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ thời điểm đánh giá Hệ thống
thông tin quản lý rủi ro không có thơng tin:
2.1. Doanh nghiệp bị xử phạt ≥ 03 lần đối với các hành vi vi phạm hành chính về
hải quan, xử phạt về thuế, các xử phạt trong lĩnh vực khác thuộc thầm quyền xử
phạt của cơ quan hải quan với số tiền xử phạt > 5 triệu đồng (loại trừ các hành vi
vi phạm tại Mục I,Mục II, Mục III Danh mục hành vi)
2.2. Doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, xử phạt về thuế,
các xử phạt trong lĩnh vực khác thuộc thầm quyền xử phạt của cơ quan hải quan
(loại trừ các hành vi vi phạm tại Mục I,Mục II, Mục III Danh mục hành vi); với tổng
số lần bị xử phạt vi phạm (theo quyết định xử phạt) ≥ 3% trên tổng số tờ khai xuất



c) Tổng số lần bị lỗi về các hành vi tại Mục VI Danh
mục hành vi ban hành kèm theo Thông tư này ≥ 4%
trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh
nghiệp;
d) Số lượng tờ khai được khai bổ sung sau khi hệ
thống phân luồng làm thay đổi nội dung khai hải
quan về: chính sách quản lý hàng hóa; chủng loại
hàng hóa; số tiền thuế phải nộp; số lượng dịng
hàng; xuất xứ; số lượng; trọng lượng hàng hóa ≥
4% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh
nghiệp;

nhập khẩu của doanh nghiệp.
2.3. Doanh nghiệp có số lần bị lỗi về các hành vi tại Mục VI Danh mục hành vi, với
tổng số lần lỗi ≥ 4% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp.
2.4. Số lượng tờ khai bổ sung sau khi hệ thống phân luồng ≥ 4% trên tổng số tờ
khai đã thông quan của doanh nghiệp và làm thay đổi nội dung khai hải quan, về:
chính sách quản lý hàng hóa; chủng loại hàng hóa; số tiền thuế phải nộp; số
lượng dịng hàng; xuất xứ; số lượng; trọng lượng hàng hóa;
2.5.Doanh nghiệp có số tờ khai hủy phải kiểm tra hồ sơ và/hoặc kiểm tra thực tế
hàng hóa ≥ 4% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp;
2.6. Các hành vi không tuân thủ pháp luật do cơ quan hải quan ban hành áp dụng
trong từng thời kỳ.

đ) Số lần hủy tờ khai phải kiểm tra hồ sơ và/hoặc
kiểm tra thực tế hàng hóa ≥ 4% trên tổng số tờ khai
đã thông quan của doanh nghiệp;
e) Các hành vi không tuân thủ pháp luật do cơ quan
hải quan áp dụng trong từng thời kỳ.
Tiêu chí số 3.


Doanh nghiệp khơng còn nợ tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt quá thời hạn 90 ngày đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kể từ ngày hết thời hạn
nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời điểm
đánh giá.

3.1. Doanh nghiệp không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quá thời hạn
90 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời điểm đánh giá

Tiêu chí số 4.

Doanh nghiệp đang hoạt động tại địa chỉ trụ sở đăng
ký.

4.1. Doanh nghiệp không nằm trong danh sách doanh nghiệp không hoạt động tại
địa chỉ trụ sở đăng ký theo quy định của pháp luật trong thời gian 365 ngày trở về
trước tính từ thời điểm đánh giá.

Tiêu chí số 5.

Doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,
quá cảnh hàng hóa trước thời điểm đánh giá.

5.1. Doanh nghiệp có ≥ 01 tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu, q cảnh hàng
hóa được thơng quan trước thời điểm đánh giá.


Phần II. CHỈ SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP KHƠNG TN THỦ

TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

Tiêu chí số 1.

Tiêu chí

Chỉ số tiêu chí

1

2

Doanh nghiệp (và/hoặc chủ doanh nghiệp, người
đại diện của doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật) bị xử lý về các hành vi vi phạm tại các
Mục I, Mục II, Mục III Danh mục hành vi ban hành
kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày
liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.

Trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ thời điểm đánh giá:
2.1. Doanh nghiệp bị khởi tố vụ án và/hoặc Chủ doanh nghiệp, Chủ tịch hội đồng
quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
không bị khởi tố bị can về hành hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền
tệ qua biên giới, sản xuất, bn bán hàng cấm, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận
thương mại chi tiết tại điểm 1 Mục I, điểm 1 Mục II Danh mục hành vi
3.2. Doanh nghiệp và/ hoặc Chủ doanh nghiệp, Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng
Giám đốc, Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị xử phạt vi
phạm hành chính về bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới,
sản xuất, buôn bán hàng cấm, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại, chi tiết
tại các điểm 2, 3, 4, 5 Mục I, các điểm 2, 3, 4 Mục II , Mục III Danh mục hành vi


Tiêu chí số 2.

Doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp
sau đây, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về
trước tính từ ngày đánh giá:
a) Bị xử phạt ≥ 03 lần về các hành vi vi phạm tại
Mục IV Danh mục hành vi ban hành kèm theo
Thông tư này;
b) Tổng số lần bị xử phạt về các hành vi vi phạm
tại Mục IV và Mục V Danh mục hành vi ban hành
kèm theo Thông tư này ≥ 3% trên tổng số tờ khai
đã thông quan của doanh nghiệp;
c) Tổng số lần bị lỗi về các hành vi tại Mục VI
Danh mục hành vi ban hành kèm theo Thông tư
này ≥ 4% trên tổng số tờ khai đã thông quan của
doanh nghiệp;

Trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ thời điểm đánh giá Hệ thống
thông tin quản lý rủi ro có thơng tin:
2.1. Doanh nghiệp bị xử phạt ≥ 03 lần đối với các hành vi vi phạm hành chính về hải
quan, xử phạt về thuế, các xử phạt trong lĩnh vực khác thuộc thầm quyền xử phạt
của cơ quan hải quan với số tiền xử phạt > 5 triệu đồng (loại trừ các hành vi vi phạm
tại Mục I,Mục II, Mục III Danh mục hành vi)
2.2. Doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, xử phạt về thuế, các
xử phạt trong lĩnh vực khác thuộc thầm quyền xử phạt của cơ quan hải quan (loại trừ
các hành vi vi phạm tại Mục I,Mục II, Mục III Danh mục hành vi); với tổng số lần bị
xử phạt vi phạm (theo quyết định xử phạt) ≥ 3% trên tổng số tờ khai xuất nhập khẩu
của doanh nghiệp.
2.3. Doanh nghiệp có số lần bị lỗi về các hành vi tại Mục VI Danh mục hành vi, với

tổng số lần lỗi ≥ 4% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp.
2.4. Số lượng tờ khai bổ sung sau khi hệ thống phân luồng ≥ 4% trên tổng số tờ khai
đã thông quan của doanh nghiệp và làm thay đổi nội dung khai hải quan, về: chính
sách quản lý hàng hóa; chủng loại hàng hóa; số tiền thuế phải nộp; số lượng dòng


d) Số lượng tờ khai được khai bổ sung sau khi
hệ thống phân luồng làm thay đổi nội dung khai
hải quan về: chính sách quản lý hàng hóa; chủng
loại hàng hóa; số tiền thuế phải nộp; số lượng
dịng hàng; xuất xứ; số lượng; trọng lượng hàng
hóa ≥ 4% trên tổng số tờ khai đã thông quan của
doanh nghiệp;

hàng; xuất xứ; số lượng; trọng lượng hàng hóa;
2.5.Doanh nghiệp có số tờ khai hủy phải kiểm tra hồ sơ và/hoặc kiểm tra thực tế hàng
hóa ≥ 4% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp;
2.6. Các hành vi không tuân thủ pháp luật do cơ quan hải quan ban hành áp dụng
trong từng thời kỳ.

đ) Số lần hủy tờ khai phải kiểm tra hồ sơ và/hoặc
kiểm tra thực tế hàng hóa ≥ 4% trên tổng số tờ
khai đã thơng quan của doanh nghiệp;
e) Các hành vi không tuân thủ pháp luật do cơ
quan hải quan áp dụng trong từng thời kỳ.
Tiêu chí số 3.

Doanh nghiệp cịn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt quá thời hạn 90 ngày đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu, kể từ ngày hết thời hạn

nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời
điểm đánh giá.

3.1. Doanh nghiệp còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quá thời hạn 90 ngày
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt tại thời điểm đánh giá

Tiêu chí số 4.

Doanh nghiệp khơng hoạt động tại địa chỉ trụ sở
đăng ký.

4.1. Doanh nghiệp nằm trong danh sách doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ trụ
sở đăng ký theo quy định của pháp luật trong thời gian 365 ngày trở về trước tính từ
thời điểm đánh giá.


BỘ TÀI CHÍNH

Phụ lục 2
DANH MỤC

HÀNH VI VI PHẠM, LỖI ÁP DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số ..…./2018/TT-BTC ngày....tháng.....năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính)
I. Nhóm hành vi bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất,
buôn bán hàng cấm:
1. Hành vi vi phạm quy định tại Điều 188, Điều 189, Điều 190 Bộ Luật hình sự năm 2015
2. Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới mà khơng phải là tội phạm, quy định tại

điểm a, b khoản 2, khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 12 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ
sung tại điểm 2a, 2b, điểm 4, điểm 5a khoản 9 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
3. Tự ý tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa được giao bảo quản chờ
hoàn thành việc thơng quan theo quy định mà hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; tạm
ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc không đủ điều kiện để xuất khẩu, nhập khẩu hoặc thuộc
trường hợp phải có giấy phép mà khơng có giấy phép khi xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại điểm a
khoản 3 Điều 11 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013, được sửa đổi bổ sung tại điểm 5a,
khoản 8 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;
4. Tự ý tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa được giao bảo quản chờ
hoàn thành việc thông quan theo quy định mà hàng hóa thuộc diện là hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái
xuất thuộc diện phải có giấy phép mà khơng có giấy phép; hàng hố thuộc danh mục cấm kinh doanh
tạm nhập - tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập - tái xuất quy định tại điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị
định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013, được sửa đổi bổ sung tại điểm 5b, khoản 8 Điều 1 Nghị định
số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh
vực hải quan;
5. Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, cụ thể:
i. Hành vi buôn bán hàng giả khơng có giá trị sử dụng, cơng dụng quy định tại điểm g khoản 1,
điểm a, b, c khoản 2 Điều 11Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng;

ii. Hành vi bn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm a, b, c
khoản 2 Điều 13 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng;
ii. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số
185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013, được sửa đổi bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số
124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng
giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
iv. Hành vi vi phạm về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập
lậu quy định tại điểm 1g, 1h, 2, 3a, 3c khoản 22 Điều 1 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng;


v. Hành vi vi phạm về kinh doanh nguyên liệu thuốc lá nhập lậu quy định tại điểm h, i, k khoản 1,
khoản 2, điểm a, c khoản 3 Điều 26 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013, được sửa đổi bổ
sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
vi. Hành vi vi phạm về nhập khẩu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá quy
định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng;
vii. Hành vi vi phạm về nhập khẩu rượu không qua các cửa khẩu quốc tế theo quy định tại điểm a
khoản 3 Điều 41 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng;
viii. Hành vi vi phạm về dán tem nhập khẩu đối với sản phẩm rượu nhập khẩu Điều 42 Nghị định

số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động thương mại, sản xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
ix. Hành vi vi phạm về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Điều 55 Nghị định
số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
x. Hành vi vi phạm về hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại điểm c,
d, đ khoản 1 Điều 56 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng;
xi. Hành vi vi phạm về hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa quy định
tại điểm d, đ khoản 3 Điều 57 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng;
xii. Hành vi vi phạm về ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 2, khoản 3,
khoản 4 Điều 58 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng;
xiii. Hành vi vi phạm về tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa quy định tại khoản 4,
khoản 5 Điều 59 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng;
xiv. Hành vi vi phạm về chuyển khẩu hàng hóa quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 60
Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động thương mại, sản xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng;
xv. Hành vi vi phạm về quá cảnh hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều 61 Nghị định số
185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại, sản xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
II. Nhóm hành vi trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại:
1. Hành vi vi phạm quy định tại Điều 200 Bộ Luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại

Bộ Luật hình sự năm 2017;
2. Hành vi vi phạm quy định tại Điều 13 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 được
sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;
3. Hành vi vi phạm quy định tại Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của
Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
thuế.


4. Các hành vi vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, xử phạt về thuế và các xử
phạt trong lĩnh vực khác thuộc thầm quyền xử phạt của cơ quan hải quan với số tiền xử phạt trên 50 triệu
đồng, không thuộc các trường hợp nêu tại các Mục I nêu trên.
III. Nhóm hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục
hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm sốt hải quan, kiểm tra sau thơng quan, thanh tra:
1. Khơng bố trí người, phương tiện phục vụ việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải
khi cơ quan hải quan u cầu mà khơng có lý do xác đáng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định
số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế
thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi bổ sung tại điểm 2a khoản 7 Điều 1
Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày
15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính trong lĩnh vực hải quan;
2. Khơng xuất trình hàng hố cịn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan yêu cầu của
cơ quan hải quan theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày
15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi bổ sung tại điểm 3a khoản 7 Điều 1 Nghị định số
45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh
vực hải quan;
3. Khơng cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử

liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10
Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi bổ sung tại điểm 3b
khoản 7 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;
4. Khơng chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan Hải quan quy định tại khoản
4 Điều 10 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi bổ sung tại
điểm 2c khoản 7 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;
5. Đánh tráo hàng hoá đã kiểm tra hải quan với hàng hoá chưa kiểm tra Hải quan quy định tại
điểm a khoản 5 Điều 10 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi
bổ sung tại điểm 4 khoản 7 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;
6. Hành vi sử dụng niêm phong hải quan giả mạo; sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo, không hợp
pháp, không đúng với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải
quan mà không phải là tội phạm quy định tại điểm b, d khoản 5 Điều 10 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP
ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi bổ sung tại điểm 5a khoản 7 Điều 1 Nghị định số
45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh
vực hải quan;
7. Vận chuyển hàng hố quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh
doanh tạm nhập – tái xuất không đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng
ký trong hồ sơ hải quan mà khơng có lý do xác đáng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định số
127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi

hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi bổ sung tại điểm 2a, khoản 8 Điều 1
Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày
15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính trong lĩnh vực hải quan;
8. Tự ý phá niêm phong hải quan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số
127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi bổ sung tại điểm 2b, khoản 8 Điều 1
Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày


15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính trong lĩnh vực hải quan;
9. Tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hố đang chịu sự giám sát hải quan quy định tại điểm c khoản
1 Điều 11 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi bổ sung tại
điểm 2c, khoản 8 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;
10. Khơng bảo quản ngun trạng hàng hố đang chịu sự giám sát hải quan hoặc hàng hoá
được giao bảo quản theo quy định của pháp luật chờ hoàn thành việc thông quan quy định tại điểm d
khoản 1 Điều 11 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi bổ
sung tại điểm 2d, khoản 8 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;
11. Lưu giữ hàng hoá kinh doanh tạm nhập – tái xuất không đúng địa điểm quy định tại điểm đ
khoản 1 Điều 11 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi bổ
sung tại điểm 2đ, khoản 8 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và

cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;
12. Đưa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đến cơ sở khác gia công lại mà không thông báo
cho cơ quan hải quan quy định tại điểm 2e, khoản 8 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;
13. Tự ý tiêu thụ hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11
Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi bổ sung tại điểm 3a,
khoản 8 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;
14. Tự ý tiêu thụ hàng hố được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thơng quan quy định tại
điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi
bổ sung tại điểm 4 khoản 8 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;
15. Tự ý tiêu thụ phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài tạm nhập cảnh vào Việt
Nam quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải
quan được sửa đổi bổ sung tại điểm 3b, khoản 8 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;
16. Không chấp hành hiệu lệnh của công chức Hải quan theo quy định khi di chuyển phương tiện
vận tải trong địa bàn hoạt động Hải quan quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 127/2013/NĐCP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết
định hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi bổ sung tại điểm 1a, khoản 9 Điều 1 Nghị định số
45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh
vực hải quan;
17. Khơng thực hiện yêu cầu mở nơi cất giữ hàng hoá theo quy định để thực hiện quyết định

khám hành chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong
lĩnh vực hải quan được sửa đổi bổ sung tại điểm 1b, khoản 9 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;


18. Bốc dỡ hàng hố khơng đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hố, vận tải đơn mà
khơng có lý do xác đáng quy định tại điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày
15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành
chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi bổ sung tại điểm 5b, khoản 9 Điều 1 Nghị định số
45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh
vực hải quan;
19. ự ý xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá
cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại điểm c khoản 5 Điều
12 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được sửa đổi bổ sung tại điểm 5c,
khoản 9 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;
20. Tẩu tán, tiêu huỷ hoặc vứt bỏ hàng hoá để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải
quan quy định tại điểm d khoản 5 Điều 12 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải
quan được sửa đổi bổ sung tại điểm 5d, khoản 9 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
IV. Nhóm hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền vượt thẩm quyền của công chức.
Các hành vi vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, xử phạt về thuế và các xử phạt
trong lĩnh vực khác thuộc thầm quyền xử phạt của cơ quan hải quan với số tiền xử phạt trên 5 triệu đồng

không thuộc các trường hợp nêu tại các Mục I, Mục II, Mục III nêu trên.
V. Nhóm hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền thuộc thẩm quyền của công chức và các
hành vi vi phạm về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế và quy định về khai hải quan.
Các hành vi vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, xử phạt về thuế và các xử phạt
trong lĩnh vực khác thuộc thầm quyền xử phạt của cơ quan hải quan không thuộc các trường hợp nêu tại
các Mục I, Mục II, Mục III và Mục IV nêu trên.
VI. Lỗi trong khai, làm thủ tục hải quan
1. Đã từng nợ thuế quá hạn.
2. Đã từng bị cưỡng chế thuế.
3. Bị ấn định thuế.
4. Lỗi trong khai hải quan bị lập biên bản chứng nhận, không xử phạt vi phạm.
5. Hủy tờ khai hải quan.
6. Khai bổ sung hồ sơ hải quan thuộc trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính
7. Quá thời hạn nộp chứng từ được phép chậm nộp mà không bị xử phạt vi phạm hành chính.
8. Từ chối nhận hàng nhập khẩu.
9. Chậm nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành nhưng không bị xử phạt vi phạm hành chính.



×