Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Một lãnh đạo “dễ gần” ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.28 KB, 5 trang )

Một lãnh đạo “dễ gần”
Những lãnh đạo vĩ đại thường nói về năng khiếu thiên bẩm. Thật vậy, năng khiếu
lãnh đạo vốn được đông đảo mọi người thừa nhận là lợi thế cho người lãnh đạo
trong bất kỳ tình huống nào.

Những học giả nghiên cứu về khả năng lãnh đạo mô tả biệt tài này là khả năng
nhận ra những khuôn mẫu, thường là kết quả của nhiều trải nghiệm. Lời khuyên
của họ: hãy tin vào bản năng nhưng cũng thu thập nhiều thông tin khi ra quyết
định. Dĩ nhiên điều này nghe có vẻ dễ thực hiện nhưng không phải lúc nào các nhà
quản lý cũng có thời gian để tư vấn cho hàng tá người như thế.
Những phát hiện mới trong ngành khoa học thần kinh làm người ta nghĩ phương
pháp này có vẻ quá thận trọng. Trực giác cũng thuộc về não bộ và phần nào được
sản sinh ra bởi một nhóm tế bào thần kinh mang tên tế bào hình thoi, cái tên xuất
phát từ hình dạng của các tế bào này. Về kích thước, nó lớn gấp 4 lần các tế bào
thần kinh thông thường và có thêm một nhánh dài để kết nối với tế bào khác dễ
dàng hơn, đồng thời truyền tải những suy nghĩ, cảm xúc nhanh hơn.
Sự liên kết siêu tốc về cảm xúc, niềm tin và phán đoán này tạo ra cái mà các nhà
khoa học hành vi gọi là hệ thống chỉ đạo xã hội. Những tế bào hình thoi sẽ kích
hoạt thần kinh để nó vận hành bất cứ khi nào chúng ta buộc phải chọn cách phản
ứng tốt nhất – thậm chí đối với một hoạt động mang tính thường nhật như phân
loại ưu tiên các hoạt động trong danh sách việc cần làm.
Những tế bào này còn giúp chúng ta đánh giá một người có đáng tin cậy và thích
hợp (hay không thích hợp) với một công việc nào đó. Trong 1/20 giây, các tế bào
hình thoi có thể chuyển tải cảm giác của chúng ta về một người nào đó; theo một
số tiêu chuẩn theo dõi, những phán đoán kiểu “cắt lát mỏng” như vậy có thể rất
chính xác. Do đó, các nhà lãnh đạo đừng sợ phải hành động theo những phán đoán
kiểu này, miễn là nó cũng khớp với cảm nhận của họ.
Sự ăn khớp này nói theo một cách nào đó là hoàn toàn tự nhiên. Nhân viên của
một lãnh đạo hiệu quả sẽ có cơ hội được trải nghiệm cảm giác thân thiết với lãnh
đạo ấy – điều mà chúng tôi và đồng nghiệp của mình, Annie McKee, gọi là sự
“cộng hưởng”. Phần lớn những cảm giác này xuất hiện mà bạn không hề hay biết,


nhờ vào những tế bào phản chiếu và hệ tế bào thần kinh hình thoi. Nhưng còn một
dạng tế bào thần kinh khác tham gia tác động vào quá trình này: đó là bộ tạo sóng.
Các bộ tạo sóng cùng vận hành về mặt thể chất với con người thông qua hoạt động
điều chỉnh cách thức và thời gian cơ thể họ vận động cùng nhau. Bạn có thể thấy
những bộ tạo sóng này khi bạn thấy người ta sắp hôn nhau; chuyển động cơ thể
của họ trông giống như một điệu múa, cơ thể này phối hợp với cơ thể kia thật nhịp
nhàng. Bạn cũng thấy một động lực tương tự khi hai nghệ sĩ cello cùng hòa tấu.
Họ không chỉ cùng hợp xướng các nốt nhạc mà nhờ bộ tạo sóng, bán cầu não phải
của hai nghệ sĩ thậm chí còn gắn bó với nhau hơn cả hai bán cầu não trái và phải
của cùng một người.
Kích hoạt tế bào thần kinh xã hội
Quá trình kích hoạt tế bào thần kinh xã hội luôn hiện hữu xung quanh chúng ta. Có
lần chúng tôi tiến hành phân tích đoạn phim ngắn của Herb Kelleher, đồng sáng
lập và từng là CEO tại hãng hàng không
Southwest Airlines khi ông này đi dọc
hành lang của khu Love Field tại Dallas, trung tâm của hãng. Có thể thấy cách ông
kích hoạt tế bào thần kinh phản chiếu, bộ tạo sóng và hệ thần kinh xã hội ở những
người ông tiếp xúc.

Quá trình kích hoạt tế bào thần kinh xã hội luôn hiện hữu xung quanh chúng ta
Ông trao cho họ nụ cười rạng rỡ, bắt tay với khách hàng và nói với họ rằng ông rất
biết ơn công việc của họ, ôm chặt nhân viên và cảm ơn họ vì đã hoàn thành công
việc một cách xuất sắc. Và ông đã nhận lại được chính xác những gì ông cho đi.
Một trường hợp điển hình là cô tiếp viên hàng không làm việc cho hãng ông chợt
tươi tỉnh mặt mày hẳn ra khi cô tình cờ đối mặt ông. “Ồ, chào ngày giám đốc yêu
quý”, cô bày tỏ, ngập tràn trong không khí ấm cúng, cô trao cho ông một cái ôm
thật chặt. Sau đó, cô giải thích rằng “mọi người luôn cảm thấy gần gũi như một gia
đình khi ở bên ông ấy”.
Thật không may, việc biến bạn trở thành một Herb Kelleher hay bác sĩ Humboldt
không hề dễ dàng chút nào nếu bạn chưa sẵn sàng. Chúng tôi biết rằng không có

một phương pháp rõ ràng nào để giúp những tế bào thần kinh phản chiếu, tế bào
hình thoi và bộ tạo sóng trở nên mạnh mẽ hơn; chúng kích hoạt hàng ngàn lần một
giây khi gặp phải một đối tượng nào đó, và người ta vẫn chưa thể giải thích cơ chế
kích hoạt chính xác của chúng.
Hơn nữa, mọi nỗ lực một cách có ý thức trong việc thể hiện trí thông minh xã hội
thường bị phản tác dụng. Khi bạn cố tình nỗ lực để phối hợp cử động với người
khác, không chỉ bộ tạo sóng bị kích thích mà trong những tình huống như thế, não
bộ cũng sử dụng một hệ thần kinh khác, kém hiệu quả hơn để khởi đầu và điều
chỉnh những cử động; và kết quả là sự phản ứng trông có vẻ gượng gạo.
Cách duy nhất để phát triển hệ thần kinh xã hội một cách hiệu quả là thay đổi hành
vi của mình, một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Các công ty quan tâm đến việc phát
triển kỹ năng lãnh đạo cần bắt đầu bằng hoạt động đánh giá mức độ sẵn sàng của
nhân viên trong việc tham gia một chương trình về sự thay đổi. Những ứng cử
viên nhiệt tình đầu tiên cần phát triển một tầm nhìn cá nhân về sự thay đổi và sau
đó trải qua một quá trình đánh giá toàn diện, khá giống với kiểm tra y tế, để xác
định họ mạnh và yếu ở những lĩnh vực xã hội nào.
Được trang bị những tài liệu phản hồi trong tay, các nhà lãnh đạo đầy cảm hứng có
thể huấn luyện họ trong một số lĩnh vực chuyên biệt và quá trình phát triển những
kỹ năng xã hội sẽ mang lại phần thưởng xứng đáng. Quá trình huấn luyện này có
thể bắt đầu từ tập luyện và thử áp dụng cách phản ứng phù hợp mỗi khi có cơ hội,
sẽ có một huấn luyện viên quan sát và tóm tắt lại những ghi nhận, nhờ đó bạn có
thể học tập trực tiếp qua hình thức đóng vai. Có rất nhiều cách để thực hiện nhưng
con đường dẫn đến thành công bao giờ cũng đầy chông gai.

Nghiên cứu của Daniel Goleman và Richard Boyatizs công bố trên Harvard
Business Review

×