Tải bản đầy đủ (.docx) (215 trang)

Nghiên cứu sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 215 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA HỘ NÔNG
DÂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐẦM PHÁ TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HUẾ, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA HỘ NÔNG
DÂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐẦM PHÁ TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số : 9620115

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


1.
PGS. TS. BÙI ĐỨC TÍNH
2.
PGS.TS. TRỊNH VĂN SƠN

HUẾ, 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “ Nghiên cứu Sinh kế bền vững của hộ nông
dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế” là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là
trung thực, khách quan và là kết quả quá trình làm việc nghiêm túc của bản thân.
Kết quả này chưa từng được công bố trên các tài liệu khoa học trong nước và quốc
tế. Các tài liệu tham khảo và kế thừa trong luận án đều được trích dẫn và chú thích
đầy đủ. Nếu có gì sai sót tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tiến sĩ “Nghiên cứu Sinh kế bền vững của hộ nông
dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế”, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ quý báu của một số cơ quan, tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Đức Tính và
PGS.TS. Trịnh Văn Sơn quý thầy đã tận tâm, định hướng, giúp đỡ, hướng dẫn khoa
học cho tôi trong q trình thực hiện luận án.

Tơi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc Đại học Huế; trường Đại học
Kinh tế - Đại học Huế; Ban Đào tạo sau Đại học - Công tác sinh viên, Đại học Huế;
phòng Đào tạo trường Đại học Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển; các phòng ban
chức năng và tập thể các nhà khoa học của trường Đại học Kinh tế đã giúp đỡ, tư
vấn góp ý cho tơi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Lãnh đạo Tỉnh ủy và
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; lãnh đạo Thị ủy và UBND thị xã Hương Trà, các
phòng ban liên quan đã quan tâm giúp đỡ, bố trí thời gian trong cơng việc để tơi
hồn thành nhiệm vụ.
Lãnh đạo các huyện Phú Lộc, huyện Phú Vang, thị xã Hương Trà, huyện
Quảng Điền, huyện Phong Điền và các xã phường, thị trấn vùng đầm phá tỉnh Thừa
Thiên Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên môi trường, Sở
Kế hoạch - Đầu tư, Cục thống kê, Chi cục thủy sản tỉnh Thừa thiên Huế; trưởng các
thơn, xóm, các Hợp tác xã và các hộ gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q
trình thu thập thơng tin, điều tra, phỏng vấn số liệu tại các địa phương.
Cảm ơn gia đình, q thầy cơ, q anh chị lãnh đạo tỉnh và các huyện, thị xã,
quý anh chị đồng nghiệp đã quan tâm, khích lệ, động viên tơi trong q trình thực
hiện và hồn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn.
Huế, ngày
tháng 11 năm 2021
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thu Hương

ii


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án

Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nghề nuôi trồng thuỷ sản
phát triển và cũng là nước có lịch sử ni trồng thuỷ sản lâu đời. Ni trồng thủy sản
đã trở thành một bộ phận quan trọng đóng góp khơng nhỏ cho nền kinh tế quốc dân góp
phần tăng tích luỹ vốn và xuất khẩu ra các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ, Nhật bản...
Nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đang dần đi theo hướng hàng hóa, sản xuất liên kết
theo chuỗi giá trị. Chính vì vậy, việc nâng cao sinh kế từ hoạt động nuôi trồng thủy sản
ngày càng được chú trọng đầu tư nghiên cứu và áp dụng.

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có nhiều lợi thế và tiềm năng
để phát triển nuôi trồng thủy sản [22]. Điều này được thể hiện ở sự đa dạng sinh học
khác nhau ở cả ba cấp độ sinh thái, loài và nguồn gien [33]; trong đó phải kể đến hệ
đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TGCH) là hệ đầm phá ven biển lớn nhất ở nước ta
và thuộc vào loại lớn trên thế giới, có chiều dài hơn 68 km dọc theo bờ biển, với
tổng diện tích hơn gần 22 nghìn ha, chiếm 4,3% diện tích lãnh thổ, tương đương
17,2% diện tích đồng bằng của tỉnh Thừa Thiên Huế [30]. Vùng đầm phá tỉnh Thừa
Thiên Huế nằm ở phía Đơng tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm: 45 xã thuộc 5 huyện,
thị xã (huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà)
dân số trung bình năm 2020 là 240.608 người, bằng 21,22% dân số của tỉnh Thừa
Thiên Huế (1.133.713 người), chiếm 42,11% tổng dân số sống tại nông thơn
(571.392 người) có vai trị rất quan trọng đối với phát triển dân sinh, kinh tế xã hội
của tỉnh Thừa Thiên Huế, khu vực miền Trung và cả nước. Đối với phát triển kinh
tế xã hội, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một không gian lớn chứa đựng
nhiều nguồn tài nguyên sinh học, đất đai, mặt nước và là môi trường sống của hơn
1/5 dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế [52]. Do đó, nó có tầm quan trọng khu vực và
quốc tế giữ vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của
tỉnh Thừa Thiên Huế mà cả khu vực miền Trung và cả nước, nhất là đối với các
ngành du lịch, nơng nghiệp và thủy sản, có ý nghĩa lớn trong việc dự trữ sinh quyển,
duy trì, bảo tồn đa dạng sinh học; đồng thời là vùng xung yếu về môi trường, nhạy
cảm về sinh thái, cần được đặc biệt quan tâm [33].
Đã từ lâu, người dân nơi đây đã tận dụng diện tích mặt nước tự nhiên của đầm

phá vây mùng, chắn sáo nuôi tôm và cá [53], đến đầu năm 2011, sau khi UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế ra quyết định số 621/QĐ-UBND ngày 18/03/2011 về việc phê duyệt
quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020,

1


hoạt động NTTS tỉnh nhà bắt đầu phát triển mạnh, với sự tham gia của đa số người
dân vùng đầm phá góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và xóa đói
giảm nghèo cho dân cư vùng này [49]. Nếu như năm 2008, diện tích NTTS vùng
đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế là 3.771 ha, chủ yếu là ni chun tơm thì đến
năm 2018 tổng diện tích NTTS của tồn vùng đạt đến 4.693ha, nâng sản lượng từ
5.015 tấn năm 2008 lên 8.583 tấn năm 2018 góp phần làm thay đổi diện mạo tồn
vùng, đời sống của người dân vùng đầm phá ngày càng được cải thiện [13]. Hiện
nay, NTTS là hướng chính trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các địa
phương trong vùng.
Tuy nhiên, sự bùng nổ NTTS một cách tự phát và ồ ạt cũng đã dẫn đến nhiều
bất cập, làm cho không gian của hệ thống đầm phá bị chia cắt manh mún, ảnh
hưởng đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác; môi trường đầm phá bị ô nhiễm
nghiêm trọng, nguồn lợi thủy sản trong những năm gần đây bị suy giảm nhanh do
tình trạng đánh bắt thiếu bền vững; dịch bệnh bùng phát dẫn đến năng suất thấp, giá
cả thị trường bấp bênh, do đó thu nhập chưa cao mức sống vật chất thấp, chưa thực
sự là nguồn thu ổn định cho người dân trong vùng [7]. Mặt khác do sức ép tăng dân
số đòi hỏi phải sử dụng đầm phá ở mức độ cao, dẫn đến mất cân bằng tự nhiên, sinh
thái, huỷ hoại tài nguyên và ơ nhiễm mơi trường; xung đột lợi ích trong khai thác
vùng đầm phá ngày càng tăng cao giữa lợi ích cá nhân có tính trước mắt để đảm bảo
cuộc sống nghèo khó hàng ngày với lợi ích cộng đồng có tính lâu dài nhằm phát
triển bền vững [33]. Bên cạnh đó, so với mặt bằng chung của tỉnh thì đây là vùng có
tỷ lệ hộ nghèo cao; hệ thống hạ tầng cịn nhiều hạn chế; giao thơng đi lại khó khăn;
trình độ dân trí thấp; tập qn sinh sống phụ thuộc nhiều vào khai thác trực tiếp tài

nguyên nước; thị trường chậm phát triển [33]. Thêm vào đó, tác động bất thường
của thời tiết khí hậu như hạn hán, lũ lụt, nhiễm mặn xảy ra hàng năm; kể cả các tác
động hủy hoại môi trường của con người như sự cố formosa năm 2016 đã tác động
tiêu cực đến sinh kế của hộ nông dân NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chính những vấn đề đó là cơ sở để nghiên cứu hệ thống lý luận, thực tiễn và đánh
giá hiện trạng phát triển NTTS vùng đầm phá thơng qua tiếp cận phân tích các mơ
hình sinh kế; xây dựng các chỉ số sinh kế bền vững nhằm tìm ra các giải pháp cải
thiện và phát triển sinh kế bền vững thích ứng của hộ nơng dân NTTS trong bối
cảnh hiện nay đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chương trình, dự án, tổ chức
hỗ trợ cho cộng đồng để hướng đến mục tiêu phát triển ổn định và bền vững. Thực tế
cho thấy việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn
từ nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, vật chất, cơ sở hạ tầng...

Việc đánh giá hiệu quả các hoạt động sinh kế giúp chúng ta hiểu rõ được những
2


phương thức sinh kế của người dân có phù hợp với các điều kiện của địa phương
hay không, các hoạt động sinh kế đó có bền vững, phát triển lâu dài và ổn định.
Thơng qua việc tìm hiểu về các cơng bố trong và ngồi nước cho thấy điều
kiện tại vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai chưa được nghiên cứu về sinh kế của hộ
nông dân NTTS một cách bài bản và toàn diện. Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng
cách tiếp cận khung phân tích sinh kế bền vững đơn lẻ để đánh giá hiện trạng nguồn
vốn sinh kế, tác động của nguồn vốn sinh kế đến sự lựa chọn chiến lược sinh kế và
tính dễ bị tổn thương sinh kế dưới tác động của biến đối khí hậu. Một số nghiên cứu
đã sử dụng các phương pháp phân tích định lượng và định tính để làm rõ nội dung
và đạt được mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, nội hàm lý luận nghiên cứu sinh kế
bền vững của hộ nơng dân NTTS là gì và việc vận dụng vào điều kiện thực tiễn ở

một vùng sinh thái đặc thù như thế nào vẫn còn bỏ ngỏ hay vùng giao thoa về lý
luận và thực tiễn cần được tiếp tục làm sáng tỏ, cụ thể.
Bên cạnh đó thực trạng sinh kế hộ gia đình chưa được tiếp cận phân tích một
cách tồn diện và có hệ thống về 5 yếu tố cấu thành sinh kế hộ gia đình (nguồn vốn
sinh kế, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế, thể chế-chính sách và tác động của các
yếu tố bên ngồ). Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn trong các nghiên cứu
trước đây cho thấy tính đa khía cạnh của sinh kế bền vững là gì vẫn là một câu hỏi
chưa có lời giải đáp thấu đáo và rõ ràng. Khi đặt trong ngữ cảnh của hoạt động
NTTS nói chung và trong điều kiện NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế nói
riêng thì vấn đề sinh kế bền vững cấp hộ gia đình đang là chủ đề chưa được nghiên
cứu một cách có hệ thống và tồn diện trên cả cấp độ vĩ mơ (thể chế, chính sách) lẫn
vi mô (sinh kế hộ nông dân).
Hàng loạt câu hỏi được đặt ra liên quan đến thực trạng sinh kế của hộ NTTS
vùng đầm phá hiện nay như thế nào? Nguồn vốn sinh kế và tiếp cận các nguồn vốn
sinh kế trong hoạt động NTTS ra sao? Các chính sách phát triển NTTS của nhà
nước, của chính quyền địa phương đã thực sự phát huy được tính hiệu quả của nó
hay chưa? Các chiến lược sinh kế mà của hộ nơng dân NTTS đang thực hiện liệu có
tạo ra các kết quả sinh kế bền vững? Những giải pháp cải thiện và phát triển sinh kế
bền vững của hộ nông dân NTTS. Từ các nhu cầu lý luận và thực tiễn đó, Tơi đã lựa
chọn “Nghiên cứu sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng
đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận án tiến sĩ kinh tế với kỳ vọng sẽ giải đáp
được một trong những câu hỏi trên đồng thời đề xuất được các giải pháp phát triển
sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa
Thiên Huế.

3


2.


Mục tiêu nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiện trạng sinh kế và tính bền vững sinh
kế của hộ nơng dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế; trên cơ sở đó đề
xuất giải pháp góp phần phát triển sinh kế theo hướng bền vững của hộ nông dân
NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1)
Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
về sinh kế và sinh kế bền vững của hộ nơng dân NTTS;
(2)
Phân tích, đánh giá hiện trạng và đo lường tính bền vững sinh kế của hộ
nông dân NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế;
(3)
Phân tích các yếu tố nguồn lực sinh kế ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế
của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế;
(4)
Đề xuất giải pháp phát triển sinh kế bền vững của hộ nông dân NTTS ở
địa bàn nghiên cứu.
3.
Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu và dựa vào những cơ sở lý luận,
thực tiễn có liên quan đến chủ đề nghiên cứu luận án đưa ra những kết quả sát thực,
toàn diện, những lập luận xác đáng và phù hợp cho việc phân tích và đánh giá hiện
trạng sinh kế và tính bền vững sinh kế của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh
Thừa Thiên Huế. Đồng thời, đề xuất được các giải pháp phát triển sinh kế theo
hướng bền vững của hộ nông dân NTTS ở địa bàn nghiên cứu, luận án đặt ra một số
câu hỏi nghiên cứu chính cần được giải quyết như sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng nguồn lực sinh kế và các hoạt động sinh kế đang được
thực hiện của hộ nông dân NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế như thế nào?

Câu hỏi 2: Các hộ nông dân NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế đã
sử dụng các nguồn lực sinh kế nào và mức độ bền vững của các nguồn lực đó đã
ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế và kết quả đạt được như thế nào?
Câu hỏi 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của các hoạt động sinh
kế như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đã ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của
hộ nông dân NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế?
Câu hỏi 4: Những giải pháp và khuyến nghị có thể tăng cường sự bền vững
sinh kế của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về
sinh kế bền vững của hộ nông dân NTTS, bao gồm các vấn đề liên quan đến nguồn
4


vốn sinh kế, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế, thể chế chính sách; các yếu tố ảnh
hưởng đến chiến lược sinh kế của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa
Thiên Huế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: nội dung nghiên cứu của luận án tập trung vào các
vấn đề về cơ sở khoa học về sinh kế và sinh kế bền vững của nhóm hộ nuôi trồng
thủy sản vùng đầm phá và áp dụng các cơ sở khoa học này để phân tích thực trạng
sinh kế bền vững của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá; các phương pháp nghiên
cứu và đo lường tính bền vững của sinh kế, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
sinh kế của hộ nông dân NTTS và từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao kinh tế
NTTS ở vùng nghiên cứu trong thời gian tới.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại 4 địa phương (thị xã
Hương Trà, các huyện Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc) thuộc vùng đầm phá tỉnh
Thừa Thiên Huế.

Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập giai đoạn 2010 - 2020; số
liệu sơ cấp thu thập trong năm 2019-2021.
5.
Những đóng góp mới của luận án
5.1. Về lý luận
Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về sinh kế, sinh
kế bền vững (SKBV), SKBV của hộ nông dân NTTS, đưa ra khái niệm đầy đủ về
sinh kế, SKBV phù hợp với tình hình thực tiễn, chỉ rỏ các đặc điểm sinh kế, SKBV
đối với hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
Luận án đã xây dựng khung phân tích SKBV cho các hộ nơng dân NTTS
vùng đầm phá; xây dựng được hệ thống các chỉ số đo lường và phương pháp đo
lường SKBV hộ nông dân NTTS vùng đầm phá. Luận án đã áp dụng thành công
phương pháp chỉ số đo lường tính bền vững và phương pháp phân tích thứ bậc các
chỉ số đo lường tính bền vững sinh kế hộ nông dân NTTS vùng đầm phá. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, có 4 nhóm nhân tố quyết định tính bền vững của sinh kế hộ
nơng dân NTTS. Trong đó nhân tố xã hội được xem là một trong bốn nhân tố quan
trọng nhất, bên cạnh nhân tố mơi trường, kinh tế và thể chế chính sách.
Kết quả của luận án đã làm sáng tỏ thực trạng nguồn lực sinh kế và kết quả
hoạt động sinh kế điển hình của hộ nơng dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên
Huế. Đo lường mức độ bền vững bằng phương pháp chỉ số có trọng số theo phương
pháp phân hạng thứ bậc (AHP), chỉ ra được những kết quả đạt được, mặt hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế.
Luận án chỉ ra rằng, trong điều kiện tự nhiên với những diễn biến
phức tạp

5


của biến đổi khí hậu và mơi trường cũng như điều kiện kinh tế xã hội đặc trưng của
vùng đầm phá và hộ nông dân NTTS, việc sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu

chí về yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế,... là phương pháp phân tích SKBV
phù hợp nhất cho sinh kế của hộ nơng dân NTTS.
5.2. Về thực tiễn
Luận án chỉ ra rằng, trong bối cảnh BĐKH và rủi ro môi trường (như dịch
bệnh, ô nhiễm, sinh kế hộ nuôi trồng thủy sản cần lựa chọn mơ hình ni xen ghép
và đa dạng nguồn thu nhập từ hoạt động khác để thích ứng và giảm thiểu các rủi ro
và thiệt hại do BĐKH và ô nhiễm môi trường gây ra.
Sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí và các phương pháp phân tích
định lượng, luận án đã đưa ra bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững về kinh tế - xã hội mơi trường - thể chế và thích ứng với BĐKH của sinh kế.
Kết quả đánh giá chỉ số đo lường sinh kế bền vững cho thấy, số hộ có chỉ số
từ 0,4 đến 0,6 là cao nhất (chiếm 42,37%), tiếp theo là từ 0,2 đến 0,4 (chiếm
38,14%). Sinh kế của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá thuộc khoảng “hơi bền
vững đến tương đối bền vững”. Chỉ số phản ánh mức độ đo lường sinh kế bền vững
tại vùng đầm phá đạt 0,471, trong đó nhân tố kinh tế là 0,350; nhân tố xã hội là
0,608; nhân tố môi trường là 0,521; nhân tố thể chế là 0,443.
Luận án đã đề xuất 8 giải pháp, đưa ra 8 kết luận và 11 kiến nghị chính sách
cho sinh kế bền vững của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
-

Các hoạt động sinh kế nuôi xen ghép tôm, cua, cá được đề xuất phát triển

thành mơ hình chủ lực trong việc đảm bảo bền vững sinh kế của hộ nông dân NTTS.

6.

Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu gồm 3 phần:
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu gồm 05 chương


Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về sinh kế bền vững của hộ
nông dân nuôi trồng thủy sản
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững của hộ nông dân
nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá ven biển
Chương 3: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản
vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 5: Phương hướng và giải pháp phát triển sinh kế bền vững của hộ
nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế
Phần III: Kết luận và kiến nghị

6


PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA HỘ NÔNG DÂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu sinh kế và sinh kế bền vững nuôi
trồng thủy sản trên thế giới
Trong nhiều năm trở lại đây, chủ đề sinh kế đã thu hút sự quan tâm nghiên
cứu của các nhà khoa học ở nước ngoài đến từ các lĩnh vực xã hội học, kinh tế và
quản lý. Trong phạm vi nội dung nghiên cứu luận án, chúng tôi giới thiệu tổng quan
một số kết quả nghiên cứu điển hình theo các chủ đề sau đây:
* Nghiên cứu về tác động của vốn sinh kế đến quyết định lựa chọn chiến
lược sinh kế Năm 2013, Hosain và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu về
chủ đề
“Đánh giá khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu bằng cách sử dụng tài sản sinh
kế của Cộng đồng đánh cá ven biển ở Nijhum Dwip, Bangladesh” [74]. Các ngư
dân của Nijhum Dwip ở Noakhali, Bangladesh đã sống trong một môi trường đối

mặt với bão nhiệt đới, triều cường, xói mịn bờ biển và xâm nhập mặn. Điều này đã
ảnh hưởng đến cuộc sống và lựa chọn sinh kế. Nghiên cứu này được thực hiện
nhằm xác định các tài sản về con người, vật chất, tài chính, tự nhiên và xã hội để
phân tích khả năng phục hồi của cộng đồng ngư dân. Đánh giá khả năng phục hồi
tập trung vào 25 tiêu chí cơ bản và các trọng số được xác định bằng ma trận so sánh
từng cặp của phương pháp phân tích thứ bậc theo hiệu quả của các tiêu chí. Nghiên
cứu đã xác định các tài sản tự nhiên (48%) là có ý nghĩa nhất đối với khả năng phục
hồi của ngư dân. Véc tơ hiệu quả chỉ ra rằng các tài sản con người, tài chính và xã
hội có tầm quan trọng tương ứng là 18%, 15% và 13%, trong đó tài sản vật chất chỉ
có tầm quan trọng 5% là ít có ý nghĩa nhất trong khả năng phục hồi của ngư dân.
Với kết quả nghiên cứu của Carney (2002) đã chỉ ra cách tiếp cận phân tích và đánh
giá tác động của các loại vốn sinh kế đến chiến lược lựa chọn sinh kế [59] của hộ
nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
Shanta Paudel Khatiwada và cộng sự đã cho xuất bản công trình nghiên cứu
“Chiến lược sinh kế của các hộ nơng dân và gợi ý cho việc giảm nghèo ở khu vực
nơng thơn miền Trung, Nepal” [97]. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp
phân tích thành phần chính PCA (Principal Component Analysis) và phân cụm dữ
liệu bằng thuật toán k-means để phân loại các chiến lược sinh kế của hộ điều tra và
sử dụng làm biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy logit đa thức. Các biến giải thích
được đưa vào phân tích trong mơ hình logit đa thức bao gồm các thành phần thuộc 5
7


nguồn vốn sinh kế. Điểm nổi bật của nghiên cứu này đó chính là việc tác giả đã
phân loại các chiến lược sinh kế (dựa vào mức thu nhập các hoạt động sinh kế) bằng
phương pháp phân tích thành phần chính PCA và phân cụm dữ liệu bằng thuật tốn
k-means làm cho kết quả nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy và khách quan. Điều này
đã mở ra hướng tiếp cận nghiên cứu cho luận án khi phân tích, đánh giá và phân loại
các chiến lược sinh kế khác nhau dựa theo tiêu chí thu nhập của các hoạt động
NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, việc tác giả khơng sử dụng

phương pháp chuẩn hóa dữ liệu cũng như sử dụng trọng số để tính tốn giá trị của
các loại vốn sinh kế đã dẫn đến những hạn chế trong phân tích, đánh giá và so sánh
các loại vốn sinh kế được hộ nông dân sử dụng thực hiện các chiến lược sinh kế.
Năm 2018, Zhifei Liu và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu về chủ đề
“Ảnh hưởng của nguồn vốn sinh kế đến chiến lược sinh kế của các hộ nông dân ở
miền núi phía tây, Trung Quốc” [108]. Theo nhóm tác giả, vốn tự nhiên và vốn vật
chất tác động ngược chiều đến lựa chọn chiến lược sinh kế bán nông nghiệp và phi
nơng nghiệp, điều này có nghĩa là giá trị của chỉ số vốn tự nhiên và vốn vật chất
càng cao thì càng làm tăng xác suất để hộ lựa chọn chiến lược nơng nghiệp. Trong
khi đó, vốn con người và vốn tài chính tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn
chiến lược sinh kế bán nông nghiệp và phi nông nghiệp. Vốn xã hội không ảnh
hưởng đến lựa chọn chiến lược sinh kế của các hộ điều tra.
Việc tác giả sử dụng phương pháp chuẩn hóa dữ liệu và tiến trình phân tích
thứ bậc AHP để tính tốn và lượng hóa giá trị của 5 loại vốn sinh kế cho kết quả
nghiên cứu có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc mô
tả hiện trạng nguồn vốn sinh kế và ảnh hưởng của nó đến chiến lược sinh kế-một
trong những nội dung mang tính chất hẹp của sinh kế và sinh kế bền vững. Nhưng
với kết quả nghiên cứu của Zhifei Liu và cộng sự đã chỉ ra cách tiếp cận phân tích
và đánh giá tác động của các loại vốn sinh kế đến chiến lược lựa chọn sinh kế của
hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nghiên cứu của Lun Zang và cộng sự [83] cho thấy sự hiểu biết về truyền
thống sản xuất nơng nghiệp (yếu tố thuộc về vốn văn hóa) đã làm cho các hộ nông
dân không lựa chọn chiến lược sinh kế bán nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong
khi đó, mức độ tích lũy tài chính càng tăng thì làm tăng khả năng chuyển đổi sang
chiến lược sinh kế bán nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Như vậy, giữa nghiên cứu của Zhifei Liu và cộng sự (2018) và nghiên cứu
của Lun Zang và cộng sự (2018) có nhiều điểm tương đồng trong tiếp cận phân tích
nguồn vốn sinh kế và tác động của nguồn vốn sinh kế đến chiến lược lựa chọn sinh
kế, cụ thể là tác giả nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chuẩn hóa số liệu để tính
8



toán chỉ số tài sản sinh kế, tức là quy đổi về một đơn vị đo giá trị của các loại vốn
sinh kế. Tuy nhiên, điểm mới ở trong hai nghiên cứu này là việc sử dụng phương
pháp tính trọng số entropy (the entropy evaluation method), trọng số này dựa trên lý
thuyết xác suất xảy ra các biến cố, điều này giúp hạn chế những ảnh hưởng chủ
quan mà phương pháp phân tích thứ bậc AHP có thể gặp phải (được sử dụng trong
nghiên cứu của Zhifei Liu và cộng sự) [108]. Đây được xem là phương pháp đánh
giá toàn diện giá trị vốn sinh kế (Comprehensive Evaluation) được các nhà khoa
học sử dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, giúp kết quả tính tốn
chính xác hơn nhiều. Vì vậy, phương pháp đánh giá tồn diện giá trị vốn sinh kế ở
trong nghiên cứu của Lun Zang và cộng sự [83] sẽ được vận dụng cho việc đánh giá
tồn diện các nguồn vốn sinh kế của hộ nơng dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá
tỉnh Thừa Thiên Huế.
*

Nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương sinh kế

Jessica Blythe và cộng sự (2014) với đề tài “Tính dễ bị tổn thương về sinh kế
của các hộ nuôi tôm ven biển: Một nghiên cứu chuyên sâu ở Mozambique” [78].
Theo kết quả nghiên cứu, sự phơi nhiễm giữa 2 nhóm hộ điều tra là khá tương đồng.
Tuy nhiên, hoạt động ni tơm vừa tạo ra những tác động tích cực lẫn tiêu cực, cụ
thể là kết quả sinh kế trong hoạt động nuôi tôm làm tăng nguồn vốn vật chất (tích
cực), nhưng đồng thời hoạt động này đã ngăn chặn quyền tiếp cận diện tích mặt
nước sở hữu chung trước đây đối với cộng đồng). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng, việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro bệnh tật và tăng cường vốn con người sẽ
giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến sinh kế nuôi tôm vùng ven biển Mozambique.
Với kết quả nghiên cứu này, tôi cho rằng cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
của Jessica Blythe và cộng sự là khá đơn điệu, chưa có tính mới trong việc phân
tích, đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế. Tuy vậy, đây cũng là chủ đề nghiên cứu

liên quan đến hoạt động nuôi tôm một trong những đối tượng nuôi phổ biến trong
hoạt động NTTS để làm tài liệu tham khảo cho việc phân tích, đánh giá sinh kế bền
vững của hộ nơng dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nghiên cứu của Nani Maiya Sujakhu và cộng sự (2018) với đề tài “Các yếu
tố ảnh hưởng đến tính dễ bị tổn thương sinh kế của các hộ nông dân ở vùng cao
nguyên châu Á” [86]. Tác giả đã sử dụng phương pháp xây dựng chỉ số tính dễ bị
tổn thương dựa theo đề xuất của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC
(2007) gồm sự phơi nhiễm, độ nhạy cảm, khả năng thích ứng. Dựa trên kết quả tính
tốn, nhóm nghiên cứu đã phân chia chỉ số tính dễ bị tổn thương thành bốn mức:
gồm tổn thương rất cao, tổn thương cao, tổn thương trung bình và tổn thương thấp
và được sử dụng làm biến phụ thuộc trong mơ hình hồi quy logit thứ bậc (Ordered
9


Logit Regression). Các thành phần phụ của yếu tố khả năng thích ứng gồm 5 loại
vốn sinh kế (con người, vật chất, tự nhiên, tài chính và xã hội) được sử dụng làm
biến giải thích trong mơ hình hồi quy logit thứ bậc. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
các hộ nông dân ở vùng nghiên cứu phụ thuộc quá nhiều vào sinh kế nông nghiệp
(gồm trồng trọt và chăn nuôi), tính dễ bị tổn thương của các hộ nơng dân ở 2 vùng
được lựa chọn nghiên cứu đều chịu ảnh hưởng bởi trình độ giáo dục của chủ hộ, đất
canh tác được tưới tiêu bởi hệ thống thủy lợi, thu nhập từ hoạt động sinh kế phi
nông nghiệp và ứng dụng công nghệ trong sản xuất nếu các chỉ số này được cải
thiện sẽ làm giảm tính dễ bị tổn thương cho các hộ nông dân [77]. Nghiên cứu này
là tài liệu tham khảo quan trọng, cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc tính tốn và xây
dựng chỉ số tính dễ bị tổn thương sinh kế của hộ nơng dân NTTS vùng đầm phá tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Nghiên cứu của F.L.Y. Amevenku và cộng sự (2011) với đề tài “Các yếu tố
quyết định chiến lược sinh kế của các hộ ngư dân ở lưu vực sông volta, Ghana”
[66]. Bốn chiến lược được xác định này chỉ là ngư nghiệp; đánh bắt và nuôi trồng,
ngư nghiệp và phi nông nghiệp, ngư nghiệp, phi nông nghiệp và trồng trọt. Kết quả

cho thấy hầu hết các hộ gia đình ở lưu vực Volta có hoạt động đánh bắt thủy sản và
phi nơng nghiệp chiếm 45,81%. Nghiên cứu này là tài liệu tham khảo quan trọng,
cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc tính tốn và xây dựng chỉ số tính dễ bị tổn thương
sinh kế của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
Năm 2019, Md Nazirul Islam Sarker và cộng sự đã sử dụng khung phân tích
chỉ số tính dễ bị tổn thương của IPCC (2007) để phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn
thương sinh kế của cộng đồng ở vùng đảo sông trong bối cảnh đối diện với các thảm
họa tự nhiên ở Bangladesh [85]. Bằng phương pháp phỏng 374 hộ, kết quả nghiên
cứu cho thấy, chỉ số tổn thương sinh kế của cộng đồng là khá cao và cộng đồng
sống gần đất liền có chỉ số tổn thương sinh kế thấp hơn so với vùng xa đất liền.
Theo tác giả, mức độ tiếp cận giáo dục hạn chế, nhận thức và kỹ năng của người
dân thấp là lý do dẫn đến tính dễ bị tổn thương càng cao đối với cộng đồng sống xa
đất liền như vùng Fulchhari Upazila. Có thể cho rằng, cách tiếp cận nghiên cứu này
sẽ giúp định hướng nghiên cứu của luận án trong việc xây dựng chỉ số tổn thương
sinh kế của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế theo từng nhóm
hộ ni với những loại hình khác nhau (nuôi chuyên tôm, nuôi cá, nuôi xen ghép,
…) hoặc theo phương thức nuôi khác nhau (bán thâm canh, thâm canh).
*
Sinh kế bền vững trong hoạt động nuôi trồng thủy sản
Luận án tiến sĩ của Indah Widiastuti (2014) với tên đề tài “Đánh giá hoạt
động nuôi trồng thủy sản nước ngọt quy mô nhỏ ở Indonesia: Một tiếp cận sinh kế
10


bền vững cho các hộ nuôi cá rôphi vùng ven sơng Nile, phía Tây Sumatera,
Indonesia” [76]. Nghiên cứu này đã khái quát và mô tả chi tiết về 4 loại hình ni
cá rơ phi như là 4 chiến lược sinh kế ở điểm nghiên cứu thơng qua phân tích và
đánh giá các chỉ tiêu về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật nuôi cá rô phi nước ngọt (mật
độ, thời vụ, trọng lượng xuất bán, số vụ nuôi...). Để làm rõ được nội dung nghiên
cứu, tác giả đã tính tốn 5 chỉ số vốn sinh kế của các hộ điều tra (vốn con người, tài

chính, tài sản, xã hội, văn hóa) theo phương pháp chuẩn hóa, trên cơ sở đó nghiên
cứu tiến hành so sánh chỉ số vốn sinh kế của 5 loại hình ni này. Tuy nhiên, hạn
chế của luận án là việc tính tốn các chỉ số về nguồn vốn sinh kế và tính dễ bị tổn
thương chưa thuyết phục, cịn mang tính chất định tính, hơn là định lượng nên phần
nào các kết luận vẫn chưa thể hiện tính hàn lâm khoa học. Tuy vậy, với luận án này
sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng khi nghiên cứu sinh kế bền vững của hộ nông
dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước về sinh kế và sinh kế bền
vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản
* Nghiên cứu về tác động của tài sản sinh kế đến quyết định lựa chọn chiến lược
sinh kế
Năm 2012, Nguyễn Đăng Hào công bố bài báo với tiêu đề “Các nhân tố ảnh
hưởng đến sự lựa chọn chiến lược sinh kế của các hộ nông dân tại vùng cát ven biển
tỉnh Thừa Thiên Huế” [20], nghiên cứu này tiếp cận khung phân tích chiến lược sinh kế
của và Ellis (2000) [65], Scoones (1998) [95] sử dụng mơ hình logit đa thức để phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược sinh kế. Biến phụ thuộc trong mơ
hình logit đa thức là biến định danh đại diện cho các chiến lược sinh kế được các hộ
nông dân lựa chọn với 4 phương án: Chiến lược sinh kế dựa vào nông nghiệp (chủ yếu
sản xuất lương thực, kết hợp với chăn nuôi nhỏ lẻ, làm thuê, đi làm ăn xa); Chiến lược
sinh kế kết hợp nông nghiệp với các ngành nghề, dịch vụ; Chiến lược sinh kế dựa vào
nông nghiệp, làm thuê và đi làm ăn xa; Chiến lược sinh kế chủ yếu dựa vào thủy sản.
Các biến giải thích được đưa vào phân tích trong mơ hình logit đa thức, bao gồm các
biến số thuộc về nguồn vốn sinh kế của hộ: Quy mơ diện tích đất; Quy mơ nhân khẩu;
Tỷ lệ phụ thuộc; Trình độ văn hóa chủ hộ; Quy mơ vốn. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
rằng dựa vào nông nghiệp vẫn là một chiến lược sinh kế quan trọng đối với các hộ
trong khu vực. Tuy vậy, chiến lược sinh kế đang có sự thay đổi theo hướng đa dạng hóa
và có sự khác biệt lớn giữa các điểm nghiên cứu và giữa các nhóm hộ. Các nhân tố có
ảnh hưởng quan trọng đến sự khác biệt về chiến lược sinh kế là tỷ lệ phụ thuộc, trình độ
học vấn của chủ hộ, qui mô vốn và qui mô đất đai. Do vậy, việc đẩy mạnh các hoạt
động nâng cao năng lực thơng qua các chương trình


11


đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao kiến thức và tay nghề cho người dân là rất quan trọng.
Về lâu dài việc đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục ở khu vực này cần được chú trọng.
Bên cạnh đó việc cung cấp các chương trình tín dụng và nâng cao khả năng tiếp cận tín
dụng cho các hộ nơng dân trong khu vực này cũng rất quan trọng [65].

Rõ ràng, việc sử dụng mơ hình Logit đa thức của tác giả Nguyễn Đăng Hào
[19]
cũng hoàn toàn trùng hợp với phương pháp nghiên cứu gần đây của
Lun Zang
[83] và Shanta Paudel Khatiwada [97] như đã được đề cập ở phần trước. Điểm khác
biệt cơ bản giữa nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đăng Hào với các nghiên cứu của
những tác giả này đó chính là việc tính tốn giá trị (chỉ số) các yếu tố thuộc nguồn
vốn sinh kế không được thực hiện theo phương pháp chuẩn hóa dữ liệu (Data
Normalization). Đặc biệt, khi phân loại các chiến lược sinh kế, tác giả Nguyễn Đăng
Hào chỉ dựa vào tiêu chí tỷ lệ 50% thu nhập của hoạt động sinh kế chiếm trong tổng
thu nhập của tất cả các hoạt động sinh kế của hộ. Trong khi đó, các nghiên cứu của
các tác giả nước ngoài đã phân loại thu nhập dựa vào phương pháp phân cụm dữ
liệu bằng thuật toán k-mean làm cho kết quả nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy cao
[20]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này cũng đã gợi mở hướng nghiên cứu của đề
tài luận án tiến sĩ trong việc xây dựng mơ hình phân tích các yếu tố thuộc về nguồn
vốn sinh kế ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các chiến lược sinh kế của hộ nông
dân NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
* Nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương sinh kế
Một nghiên cứu gần đây của tác giả Trần Xn Bình và các thành viên trong
nhóm nghiên cứu thuộc Dự án Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ (2018) với đề tài
“Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu trên hệ thống đầm phá TGCH

tỉnh Thừa Thiên Huế” [2]. Nghiên cứu này đã định hướng phương pháp nghiên cứu
dựa theo khung lý thuyết đã được IPCC sử dụng. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát
bằng phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia PRA, phỏng vấn cấu trúc, bán
cấu trúc, tham vấn các bên liên quan các cấp của nhóm nghiên cứu và các tài liệu
thứ cấp từ các bên liên quan. Nghiên cứu này đã sử dụng quy trình phân tích thứ bậc
AHP để xác định các trọng số của từng chỉ số cấu thành chỉ số tính dễ bị tổn thương
(E-Phơi nhiễm, S-Nhạy cảm, AC-Khả năng thích ứng). Khu vực khảo sát có mức độ
tổn thương cao nằm ở các khu vực thấp/trũng nơi cửa sông đổ ra đầm (ở các xã
Quảng Lợi, Điền Hải, Vinh hà, Lộc An) và các khu vực tiếp giáp giữa đầm và biển
(ở xã Hải Dương, Thuận An, Vinh Hưng). Khu vực có mức độ tổn thương cao nhất
nằm ở vùng phía Tây đầm phá (các xã Quảng Thái, Quảng Phước, Hương Phong,
12


Thuận An, Phú Mỹ, Phú Xn, Lộc An). Cơng trình nghiên cứu của tác giả Trần
Xuân Bình và cộng sự đã cung cấp cơ sở lý thuyết, phương pháp tiếp cận nghiên
cứu cũng như cơ sở thực tiễn về việc xác định chỉ số tính dễ bị tổn thương do biến
đổi khí hậu trên hệ thống đấm phá TGCH. Đặc biệt, với số liệu được cập nhật mới
(2018), cộng thêm các tiêu chí xác định 3 hợp phần (E-Phơi nhiễm, S-Nhạy cảm,
AC-Khả năng thích ứng) đã được nhóm nghiên cứu đề xuất và tính tốn sẽ là tài
liệu tham khảo quan trọng đối với đề tài luận án tiến sĩ khi xây dựng bộ chỉ số đánh
giá tính dễ bị tổn thương sinh kế của các nông hộ NTTS ở vùng đầm phá TGCH.
* Nghiên cứu về sinh kế và sinh kế bền vững trong hoạt động nuôi trồng thủy
sản Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Thị Hoài Thu (2013) với tên đề tài “Sinh
kế
bền vững vùng ven biển đồng bằng Sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Nghiên
cứu điển hình tại tỉnh Nam Định” [42]. Nghiên cứu này đã tiếp cận khung sinh kế nông
thôn bền vững của Scoones (1998) [95], khung sinh kế bền vững của DFID [62] để xây
dựng khung phân tích sinh kế bền vững vùng ven biển đồng bằng Sông Hồng và phân
tích chuyên sâu trường hợp tỉnh Nam Định. Tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy

tuyến tính đa biến để phân tích khả năng bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí
hậu đối với các nhóm sinh kế khác nhau của các hộ gia đình ven biển thơng qua nghiên
cứu điển hình tại tỉnh Nam Định. Theo kết quả phân tích hồi quy tuyến tính, hoạt động
sinh kế (chiến lược sinh kế) càng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu thì kết quả sinh kế
cũng bị ảnh hưởng đây là tài liệu tham khảo quan trọng đối với đề tài luận án tiến sĩ khi
xây dựng bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế do biến đổi khí hậu gây ra
của nông hộ NTTS ở vùng đầm phá TGCH.

Năm 2016, bài báo của các tác giả Nguyễn Thị Kim Quyên và Lê Thị Thanh
Trúc đăng trên Tạp chí khoa học Nơng nghiệp-Thủy sản với tiêu đề “Khảo sát hiện
trạng các nguồn vốn sinh kế của cộng đồng thủy sản tại vườn Quốc gia mũi Cà
Mau, tỉnh Cà Mau” [32]. Cơng trình này cho thấy nhóm tác giả đã tiếp cận khung
phân tích sinh kế bền vững của DFID [62] và sử dụng các phương pháp thống kê
mơ tả và hạch tốn kinh tế để phân tích, đánh giá hiện trạng các nguồn vốn sinh kế
và kết quả sinh kế của các nhóm cộng đồng thủy sản tại Vườn Quốc gia mũi Cà
Mau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn vốn tự nhiên bao gồm đất rừng và nguồn
lợi thủy sản được cộng đồng sử dụng khá hiệu quả. Tuy nhân lực dồi dào và có kinh

13


nghiệm (9,60 ± 4,57 năm) nhưng có 30,3% hộ khai thác hải sản mù chữ. Khả năng
tiếp cận nguồn vốn rất hạn chế nhất là nhóm ni hàu, ni nghêu trong khi 66,7%
hộ khai thác phải vay nóng cho sản xuất. Tuy nhiên, với phạm vi nội dung nghiên
cứu chỉ được bó hẹp ở khía cạnh đánh giá hiện trạng các nguồn vốn sinh kế nên kết
quả nghiên cứu của đề tài chưa lột tả hết những vấn đề liên quan đến sinh kế và sinh
kế bền vững của các nhóm cộng đồng ni trồng thủy sản ở Vườn Quốc gia mũi Cà
Mau là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để đánh giá; phân tích các nguồn vốn
sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa
Thiên Huế.

* Nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến sinh kế bền vững nuôi trồng thủy sản
vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm 2005, tác giả Nguyễn Tài Phúc công bố kết quả nghiên cứu Luận án
tiến sĩ với tên đề tài “Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng đầm phá ven
biển Thừa Thiên Huế” [31]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, NTTS vùng đầm phá ven
biển tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát triển vượt bậc về diện tích ni trồng lẫn sản
lượng ni, trong đó tơm là sản phẩm chính chiếm 80,0%. Diện tích các hình thức
ni thâm canh và bán thâm canh mở rộng, diện tích nuôi quảng canh giảm nhanh;
hiệu quả sử dụng đất đai, mặt nước, lao động và vốn NTTS tăng nhanh và ổn định.
Phát triển NTTS đã tạo ra hơn 13 nghìn việc làm với thu nhập của lao động cao,
đồng thời làm xuất hiện thêm nhiều loại hình hoạt động dịch vụ mới. Sự phát triển
NTTS vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế là đúng hướng và tích cực. Có thể
cho rằng, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tài Phúc là một cơng trình khoa học có
nội dung rộng vừa giải quyết những vấn đề vĩ mô (ngành) lẫn vi mơ (cấp độ hộ gia
đình) như: Đánh giá hệ thống tổ chức quản lý, quy mô, kết quả sản xuất và hình
thức NTTS; xác định và phân tích các nhân tố tác động đến kết quả và hiệu quả
NTTS. Tuy nhiên, do nội dung nghiên cứu luận án rộng nên chưa tập trung đi sâu
phân tích các khía cạnh NTTS cấp hộ gia đình, những vấn đề rủi ro về thiên tai, dịch
bệnh, thị trường tiêu thụ vẫn là những khoảng trống trong luận án này. Mặc dù vẫn
còn một số điểm hạn chế nhất định, nhưng luận án đã cung cấp cơ sở lý thuyết cũng
như cơ sở thực tiễn trong tiếp cận phân tích về chủ đề sinh kế bền vững của hộ nông
dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế [31].
Luận án tiến sĩ của tác giả Phan Văn Hịa (2009) với đề tài “Ni trồng thuỷ sản
ở Thừa Thiên Huế trong bối cảnh tự do hoá thương mại” [22]. Đối tượng nghiên cứu
của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ thuỷ sản nuôi

14


trồng, trọng tâm là ni tơm của hộ gia đình vùng đầm phá TGCH trong bối cảnh tự

do hoá thương mại. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nuôi tôm BTC và TC có hiệu
quả kinh tế cao, ni quảng canh cải tiến kém hiệu quả hơn; nuôi vụ 1 hiệu quả hơn
vụ 2. Qua kết quả nghiên cứu trong luận án tiến sĩ của tác giả Phan Văn Hòa đã đi
sâu phân tích những rủi ro dịch bệnh của các hộ nuôi tôm xuất phát từ những
nguyên nhân như: sử dụng thức ăn tươi, ao nuôi thiếu hệ thống kênh cấp thoát
nước ...). Tuy nhiên, điểm hạn chế của luận án là chỉ đi sâu phân tích về một đối
tượng tôm nuôi, trong khi hoạt động NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế
tại thời điểm nghiên cứu đã phát triển khá đa dạng các loại hình ni trồng như nuôi
tôm - cá, nuôi xen ghép các đối tượng nuôi. Nội dung luận án mới chỉ dừng lại ở
góc độ phân tích, diễn giải những kịch bản dự báo về tác động của tự do hóa thương
mại đối với phát triển NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặc dù cịn có
một điểm hạn chế nhất định, nhưng luận án tiến sĩ của tác giả Phan Văn Hòa đã
cung cấp những luận cứ khoa học, những vấn đề thực tiễn để chúng tơi tiếp cận
phân tích vấn đề sinh kế bền vững của hộ nông dân NTTS ở vùng đầm phá tỉnh
Thừa Thiên Huế - một chủ đề mới và có rất nhiều khoảng trống mà các cơng trình
nghiên cứu trước đây vẫn chưa được thực hiện [22].
Nghiên cứu “Phân vùng chất lượng nước NTTS ở đầm Cầu Hai, tỉnh Thừa
Thiên Huế” do nhóm tác giả trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện
[17]. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nước ở đầm Cầu Hai vào mùa khô tốt
hơn mùa mưa. Vào mùa khô, khi lấy nước cho NTTS cần chú ý đến các yếu tố vượt
quá giới hạn cho phép như độ kiềm CH1-7,10), BOD 5 (cao ở toàn đầm, ngoại trừ
phần diện tích rất nhỏ giữa điểm CH14 và CH15), P-PO 4 (quanh các điểm CH1-8,
21-23), NH3 (quanh cửa sông Truồi, sông Đại Giang và gần khu NTTS (CH1- 8),
tổng coliform (quanh cửa sông Truồi, sông Đại Giang (CH2-3), khu NTTS (CH1-4,
12). Vào mùa mưa, cần lưu ý đến các yếu tố vượt ngưỡng cho phép để lấy nước cho
NTTS như pH (thấp ở gần cửa sông Truồi, sông Đại Giang và nước thải khu dân cư
(CH1-3, 8, 17), độ mặn (thấp ở quanh điểm CH2), độ kiềm (thấp ở quanh các điểm
CH1-12, 14-18, 23-24), BOD5 (cao ở toàn đầm) [17].
Tháng 10/2018, hội thảo chuyên đề “Kết quả nghiên cứu về Nuôi thuỷ sản kết
hợp tại Thừa Thiên Huế” đã được tổ chức tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Hội thảo đã nghe chia sẻ kết quả nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ni giống cá
Dìa (Siganus guttatus), một đối tượng đặc sản ở Thừa Thiên Huế và là đối tượng có giá
trị kinh tế phù hợp cho mơ hình ni kết hợp [15]; kết quả về dòng chảy dinh dưỡng
nitơ và phốt pho, cũng như các kết quả về chất lượng môi trường nước, hiệu quả kinh tế
của mơ hình ni ghép giữa tơm thẻ chân trắng và cá đối

15


mục nhằm giảm ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản và nâng cao năng suất.
Hội thảo là cơ hội tốt cho các nhà nghiên cứu, giảng viên và các nhà quản lý tại tỉnh
Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận có thể cập nhật các thơng tin mới từ những kết qủa
của dự án này và thảo luận các hướng nghiên cứu tiếp theo để phát triển NTTS bền
vững; đặc biệt là sản xuất con giống thủy sản tại chổ ().

Năm 2021, Nguyễn Thị Diệu Linh và cộng sự với đề tài “Ứng dụng Phương
pháp phân tích thứ bậc để nghiên cứu xâm nhập mặn ở Việt Nam” [23]. Với tính
chất đa chiều của các vấn đề biến đổi khí hậu, việc ra quyết định trong thích ứng với
biến đổi khí hậu là một q trình phức tạp và cần có các phương pháp hỗ trợ quyết
định phù hợp. Mục đích của nghiên cứu này là xếp hạng các phương án thích ứng
với xâm nhập mặn cho nông dân ở hai tỉnh vùng duyên hải miền Trung, Việt Nam
bằng phương pháp phân tích thứ bậc (Analytical Hierarchy Process (AHP)). Kết quả
cho thấy “tính bền vững và cơng bằng” là tiêu chí quan trọng nhất, trong khi tính
chặt chẽ được xếp hạng thấp nhất. Xếp hạng cuối cùng của các phương án thích ứng
khác nhau giữa cả hai tỉnh do sự khác biệt về đặc điểm địa lý và kinh tế xã hội của
các khu vực nghiên cứu. Bảng xếp hạng thứ tự tái hiện một phần các đặc điểm địa
lý, xã hội và kinh tế của mỗi huyện. Ni tơm được ưa thích ở Duy Xun hơn ở
Quảng Điền bởi vì phương pháp thích ứng này có thể tận dụng hệ thống bơm được
xây dựng tốt trong huyện, giảm rủi ro liên quan [23].
1.3. Khoảng trống cho nghiên cứu luận án

Sau khi tổng hợp các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước tơi nhận thấy:
Thứ nhất: Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng cách tiếp cận khung phân tích
sinh kế bền vững đơn lẻ để đánh giá hiện trạng nguồn vốn sinh kế, tác động của
nguồn vốn sinh kế đến sự lựa chọn chiến lược sinh kế và tính dễ bị tổn thương sinh
kế dưới tác động của biến đối khí hậu.
Thứ hai: Nhiều nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp phân tích định
lượng và định tính để làm rõ nội dung và đạt được mục đích nghiên cứu, trong đó
phải kể đến các phương pháp định lượng như phân tích cụm dữ liệu với thuật toán
k-mean để phân loại các chiến lược sinh kế của hộ; sử dụng mơ hình logit đa thức
để phân tích tác động của các yếu tố cấu thành nguồn vốn sinh kế đến sự lựa chọn
các chiến lược sinh kế; phương pháp chuẩn hóa dữ liệu và tính tốn giá trị vốn sinh
kế theo trọng số; Phương pháp tiếp cận phân tích và tính tốn chỉ số tổn thương sinh
kế. Tuy nhiên, nội hàm lý luận nghiên cứu sinh kế bền vững cho các hộ nơng dân
NTTS là gì và việc vận dụng vào điều kiện thực tiễn ở một vùng sinh thái đặc thù
như thế nào vẫn là những khoảng trống hay vùng giao thoa về lý luận và thực tiễn
cần được tiếp tục làm sáng tỏ một cách cụ thể.
16


Thứ ba: Thực trạng sinh kế hộ gia đình chưa được tiếp cận phân tích một
cách tồn diện và có hệ thống về 5 yếu tố cấu thành sinh kế hộ gia đình, bao gồm:
nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế, thể chế-chính sách và tác
động của các yếu tố bên ngồi.
Thứ tư: Tính đa khía cạnh của một sinh kế bền vững là gì vẫn là một câu hỏi
đang cịn bỏ ngỏ chưa có lời giải đáp thấu đáo và rõ ràng trên phương diện lý luận
cũng như thực tiễn trong các nghiên cứu trước đây.
Đặc biệt, khi đặt trong ngữ cảnh của hoạt động NTTS nói chung và trong
điều kiện NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng thì vấn đề sinh kế bền
vững cấp hộ gia đình đang là chủ đề chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và
tồn diện trên cả cấp độ vĩ mơ (thể chế, chính sách) lẫn vi mơ (sinh kế hộ nơng

dân). Hàng loạt câu hỏi được đặt ra liên quan đến thực trạng sinh kế của các hộ
NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay như thế nào? Nguồn vốn sinh
kế và tiếp cận các nguồn vốn sinh kế trong hoạt động NTTS ra sao? Các chính sách
phát triển NTTS của nhà nước, của chính quyền địa phương đã thực sự phát huy
được tính hiệu quả của nó hay chưa? Các chiến lược sinh kế mà các hộ nông dân
NTTS đang thực hiện liệu có tạo ra các kết quả sinh kế bền vững hay không? Đâu là
những giải pháp cải thiện và phát sinh kế bền vững của hộ nông dân NTTS ở địa
bàn nghiên cứu. Từ thực tiễn đó, chúng tơi cho rằng, luận án “Sinh kế bền vững của
hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế” kỳ vọng sẽ
lấp được một phần khoảng trống này trong nghiên cứu.
TÓM LƯỢC VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA CHƯƠNG 1
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi
trồng thủy sản trong và ngoài nước đã làm rõ thực trạng sinh kế ở nhiều bối cảnh
khác nhau thông qua 05 yếu tố cấu thành sinh kế như: nguồn vốn sinh kế, chiến
lược sinh kế, kết quả sinh kế, thể chế - chính sách và tác động của các yếu tố bên
ngồi. Các cơng trình nghiên cứu trên đã chỉ ra các hoạt động sinh kế truyền thống
có thể làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên và thiếu bền vững về môi trường. Các
nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ thực trạng và các tiêu chí đánh giá sinh kế bền vững 5
yếu tố cấu thành sinh kế hộ gia đình, bao gồm: nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh
kế, kết quả sinh kế, thể chế-chính sách và tác động của các yếu tố bên ngoài.
Từ các kết quả nghiên cứu trong và ngồi nước tơi đã phân tích, đánh giá và
đưa ra được các khoảng trống nghiên cứu, làm căn cứ cũng như cơ sở để đưa ra các
nội dung, phương pháp và cách tiếp cận nghiên cứu phù hợp cho luận án.
17


CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA HỘ
NÔNG DÂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐẦM PHÁ VEN BIỂN


2.1. Cơ sở lý luận về sinh kế bền vững
2.1.1. Khái niệm về sinh kế
Theo từ điển tiếng Việt, sinh kế (Livelihood) được hiểu là “việc làm để kiếm
ăn, để mưu sống” [29]. Tuy nhiên, về sau này thuật ngữ sinh kế đã được nhìn nhận
với nghĩa rộng và có tính chất phức tạp kể từ khi các chính sách hỗ trợ từ phía chính
phủ, của các tổ chức phi chính phủ, của tổ chức dân sự dành cho cộng đồng - là
những người dễ bị tổn thương trước các cú sốc do thiên tai, rủi ro sản xuất. Kể từ
đây, có rất nhiều định nghĩa về sinh kế [76]. Theo Chambers và Conway (1992),
sinh kế bao gồm các khả năng, nguồn vốn (gồm vốn vật chất và vốn xã hội) và các
hoạt động cần thiết cho một phương tiện sống [61].
Năm 1998, Viện nghiên cứu phát triển (IDS) và Bộ phát triển quốc tế
(DFID), Vương Quốc Anh đã đưa ra khái niệm và cách tiếp cận sinh kế bền vững,
trong đó phải kể đến tác giả Scoones đã định nghĩa sinh kế bao gồm các khả năng
và nguồn vốn (gồm vốn vật chất và vốn xã hội) và các hoạt động cần thiết làm
phương tiện sống của con người [95]. Khái niệm này về cơ bản cũng giống với khái
niệm của Chambers và Conway, đây thực chất là được sửa đổi và hiệu chỉnh dựa
trên khái niệm ban đầu được đưa ra bởi Chambers và Conway (1992) [61].
Nếu như cách định nghĩa về sinh kế của Chambers và Conway (1992) chỉ
nhấn mạnh đến yếu tố quyền hoặc cơ hội được tiếp cận các loại nguồn vốn, thì
Frank Ellis (200) cho rằng: Một sinh kế bao gồm các nguồn vốn (tự nhiên, vật chất,
con người, tài chính và xã hội), các hoạt động và cơ hội tiếp cận các nguồn vốn đó
thơng qua các yếu tố trung gian như chính sách, thể chế và quan hệ xã hội, mà theo
đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi hộ gia đình [65].
Theo Ellis (2000), sinh kế gồm 5 thành phần, cụ thể như sau:
Nguồn vốn mà người nông dân đang có: Thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa
nguồn vốn sinh kế mà một hộ gia đình có hoặc có thể tiếp cận. Nguồn vốn này gồm
có 5 loại chính: (1) Vốn tự nhiên (tài nguyên như đất, nước, đa dạng sinh học, và
các loại tài nguyên môi trường khác); (2) Vốn vật chất (gồm cơ sở hạ tầng như giao
thông, nhà ở, thông tin liên lạc, năng lượng) và thiết bị sản xuất cho phép con người
thực hiện các hoạt động sinh kế; (3) Vốn con người bao gồm các kỹ năng, kiến thức,

lao động hoặc khả năng quản lý lao động, sức khỏe; (4) Vốn xã hội gồm nhóm, hội,
các mối quan hệ xã hội; (5) Vốn tài chính gồm các khoản tiết kiệm, tín
18


dụng, kiều hối hoặc lương hưu. Các hoạt động mà cá nhân hoặc hộ gia đình đang
tham gia và sử dụng các nguồn vốn như một phương tiện để kiếm sống. Kết quả
sinh kế: Là kết quả của cá nhân hoặc hộ gia đình (có thể là thành cơng hay thất bại)
được biểu hiện dưới dạng sản lượng hoặc thu nhập. Các mối quan hệ kinh tế được
đặt trong mối quan hệ xã hội, chính trị (chính sách và thể chế).
Bối cảnh dễ bị tổn thương sinh kế của người dân: Cịn gọi là tính dễ bị tổn
thương, được thể hiện bởi các cú sốc, tính thời vụ và xu hướng. Theo Ellis, tính dễ
bị tổn thương liên quan đến việc tiếp xúc với các tình huống bất ngờ, căng thẳng và
khó khăn trong việc đối phó với chúng [65].
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, sinh kế được hiểu đó là tồn bộ các
khả năng và nguồn lực của hộ NTTS được kết hợp để thực hiện các hoạt động
NTTS nhằm đạt được kết quả sinh kế mong muốn.
2.1.2. Khái niệm về sinh kế bền vững
Ý tưởng về sinh kế bền vững (Sustainable Livelihood) được bắt nguồn từ quan
điểm phát triển bền vững được giới thiệu bởi Ủy ban Brundtland về Môi trường và Phát
triển vào năm 1987, coi sinh kế bền vững như một cách thức để liên kết giữa yếu tố
kinh tế xã hội và sinh thái với các chính sách và thể chế [68]. Tại Hội nghị của Liên
Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển (1992), khái niệm về sinh kế bền vững đã được
định nghĩa với nội hàm rộng hơn, cụ thể: Sinh kế bền vững được xem là mục tiêu để
giảm nghèo, tức là sinh kế bền vững có thể đóng vai trị là một yếu tố tích hợp cho
phép các chính sách giải quyết đồng thời 3 vấn đề quan trọng, bao gồm: phát triển,
quản lý tài nguyên bền vững và xóa đói giảm nghèo [43], [79].

Về sau này, chủ đề về sinh kế bền vững đã được thảo luận rất nhiều và phần
lớn tập trung vào việc giải quyết những vấn đề ở khu vực nông thôn là địa bàn sinh

sống của phần lớn người nông dân [44].
Robert Chambers và Gordon Conway (1992) đã đưa ra định nghĩa về sinh kế
nông thôn bền vững: Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và
phục hồi sau những căng thẳng và các cú sốc, duy trì hoặc nâng cao khả năng và
nguồn vốn của mình, tạo ra cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ tiếp theo; đóng góp
lợi ích rịng cho sinh kế khác ở cấp địa phương và toàn cầu và trong ngắn hạn và dài
hạn [44]. Trong khi đó sinh kế bền vững được Neefjes diễn giải rằng sinh kế tùy
thuộc vào các khả năng và của cải (trong đó có nguồn lực vật chất và nguồn lực xã
hội) và những hoạt động cần thiết để mưu sinh. Sinh kế của hộ được gọi là bền vững
khi họ có thể đương đầu và phục hồi trước các căng thẳng, chấn động và tồn tại
được hoặc nâng cao thêm các khả năng và của cải của mình cả trong tương lai mà
khơng làm tổn hại đến các nguồn lực môi trường [87]. Các tác giả này cho rằng
19


các nghiên cứu cũng như các chính sách phát triển trước đây chỉ tập trung giải quyết
những vấn đề liên quan đến sản xuất, thu nhập và thiên về tính chất công nghiệp,
trong khi không nắm bắt được thực tiễn về đời sống của cộng đồng ở khu vực nông
thôn hết sức đa dạng và phức tạp [61]. Theo cách tiếp cận của Robert Chambers và
Gordon Conway, nội hàm sinh kế bền vững giải quyết 3 vấn đề cốt lõi như sau:
Nâng cao khả năng - đối mặt với sự thay đổi và khơng thể đốn trước, con người có
thể linh hoạt, nhanh chóng thích nghi và có thể khai thác các nguồn lực và cơ hội đa
dạng; Cải thiện công bằng - ưu tiên cho khả năng, nguồn vốn và quyền tiếp cận của
người nghèo, bao gồm cả dân tộc thiểu số và phụ nữ; Tăng tính bền vững xã hội giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của người nghèo bằng cách giảm căng thẳng từ
những tác động bên ngồi và những cú sốc có sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội [61].
Kể từ khi khái niệm sinh kế bền vững do Chambers và Gordon Conway được
đưa ra, đã có nhiều nghiên cứu đi sâu bình luận và diễn giải, trong đó họ nhấn mạnh
đến tính chất tổng quát, chưa cụ thể của khái niệm này [61]. Chính vì vậy, về sau
này Ian Scoones (1998) đã đưa ra khái niệm về sinh kế bền vững trên cơ sở hiệu
chỉnh và phát triển khái niệm sinh kế bền vững của Chambers và Gordon Conway

như sau: Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và phục hồi sau
những căng thẳng và các cú sốc, duy trì hoặc tăng cường khả năng và nguồn vốn,
trong khi không làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên [95].
Theo Lasse Krantz, điểm mới trong khái niệm sinh kế bền vững do Scoones
đưa ra so với khái niệm của Chambers và Gordon Conway đó chính là ít có sự địi
hỏi nhưng mang tính thực tiễn cao hơn [82].
2.1.3. Khung sinh kế bền vững
Khung phân tích sinh kế bền vững là một công cụ được xây dựng nhằm cải
thiện sự hiểu biết về sinh kế, đặc biệt là sinh kế người nghèo. Trong phạm vi nghiên
cứu của luận án, chúng tơi trình bày tổng quan nghiên cứu về 2 khung sinh kế bền
vững đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu sinh kế hộ nông dân ở khu vực
nông thôn, bao gồm khung sinh kế bền vững nông thôn do tác giả Scoones đề xuất
năm 1998, [95] được xuất bản bởi IDS và khung sinh kế bền vững do tác giả Carney
đề xuất năm 1998 và được xuất bản bởi DFID, cụ thể:
*
Khung sinh kế nông thôn bền vững của IDS: Khung sinh kế nông thôn bền
vững của IDS do tác giả Scoones đề xuất năm 1998 được sử dụng như một cơng cụ
để phân tích sinh kế nơng thôn bền vững, đồng thời đây được xem là tiền đề quan
trọng để DFID và CARE (tổ chức nhân đạo và hỗ trợ quốc tế) thực hiện thiết kế và
xây dựng khung sinh kế bền vững sau này [95].

20


BỐI CẢNH
BÊN NGỒI

BỀN VỮNG
Sinh kế


Chính sách

1. Tăng số
ngày làm việc

Lịch sử

2.
Giảm
nghèo

Chính trị
Điều kiện kinh tế
vĩ mơ

Thể chế


Thương mại
Khí hậu

chính sách

Mở rộng –
Thâm canh
nơng nghiệp
Đa dạng hóa
sinh kế

3. Cải thiện

phúc lợi và
năng lực

Bền vững
1. Tăng khả
năng thích ứng
và giảm tính
dễ bị tổn
thương

Di cư

Nhân khẩu học
Sinh thái nơng
nghiệp

2. Đảm bảo
tính bền vững
tài nguyên

Phân tầng xã hội

Phân tích các điều
kiện, xu hướng và
bối cảnh chính
sách

Hình 2.1. Khung sinh kế nơng thơn bền vững của IDS
(Nguồn: Scoones, 1998) [95]
Trong đó, vốn tự nhiên là nguồn tài ngun thiên nhiên (như đất, nước,

khơng khí, gen di truyền, ...) và các dịch vụ môi trường (chu trình thủy văn). Đây
chính là khởi nguồn cho việc thực hiện các sinh kế.
Khung sinh kế nông thôn bền vững của IDS nhấn mạnh đến 3 thành phần
(yếu tố) cốt lõi, bao gồm: (1) Nguồn vốn sinh kế; (2) Chiến lược sinh kế và (3) Thể
chế và chính sách (hay Cấu trúc và quy trình), cụ thể:
Nguồn vốn sinh kế: Gồm những yếu tố vật chất cơ bản và xã hội, những
loại tài sản hữu hình và vơ hình mà mọi người sử dụng để xây dựng sinh kế, tất cả
chúng được khái niệm hóa với tên gọi là “vốn”, để nhấn mạnh vai trò của chúng
như một loại tài nguyên căn bản-là khởi nguồn cho các hoạt động sản xuất khác
nhau [95], trong đó:


×