Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Ba bước để phát triển lãnh đạo ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.76 KB, 6 trang )

Ba bước để phát triển lãnh đạo
Trong một nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh, các tổ chức đều tìm cách tăng doanh
thu và giảm bớt chi phí. Một số tổ chức tin rằng cách dễ dàng nhất để làm việc này
là cắt giảm ngân sách đào tạo nhân viên. Tuy nhiên, những tổ chức có tầm nhìn
chiến lược nhận ra rằng, để thành công họ phải không ngừng phát triển nhân sự
của mình, đặc biệt là các lãnh đạo của họ.

Theo một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ, những tổ
chức có chương trình đào tạo nhân sự lâu dài thường bứt phá hơn hẳn những tổ
chức không đào tạo nhân sự. Còn trong một cuộc khảo sát khác, với đối tượng là
các giám đốc nhân sự của các công ty mới khởi nghiệp ở Chicago, Mỹ, thử thách
nghề nghiệp lớn nhất đối với họ là phát triển lãnh đạo.
Đã có rất nhiều cuốn sách, bài giảng hay các chương trình đào tạo trọn gói tuyên
bố rằng chúng có thể giúp bạn phát triển lãnh đạo một cách hiệu quả. Mỗi tổ chức,
với những nhu cầu và mục tiêu riêng, cần có một chiến lược phù hợp. Dẫu vậy,
cũng có một số tiêu chí chung giữa các chương trình đào tạo lãnh đạo này.
1. Lên kế hoạch đào tạo lãnh đạo
Đầu tiên, cần phải biết được rằng bạn đang có gì trong tay. Hãy trả lời 5 câu hỏi
sau:

- Tổ chức của bạn có một kế hoạch toàn diện để phát triển con người không?
- Bạn sẽ được lợi gì từ một chương trình phát triển lãnh đạo có hiệu quả?
- Chi phí ước tính về doanh thu, năng suất và tinh thần làm việc mà bạn sẽ phải
chịu nếu như không phát triển một chương trình như vậy là bao nhiêu?
- Hình dung một chương trình phát triển lãnh đạo thành công đối với tổ chức của
bạn sẽ như thế nào?
- Bạn sẽ mong muốn bỏ ra bao nhiêu thời gian, nhiệt huyết và tiền bạc để phát
triển một chương trình như thế?
Bước lên kế hoạch tiếp theo chính là xác định những tố chất của những lãnh đạo
đã thành công trong tổ chức của bạn. Mỗi tổ chức có một cấu trúc và văn hóa riêng
và có những con người với tố chất riêng. Chìa khóa để dẫn đến một chương trình


phát triển lãnh đạo thành công là bạn phải nhìn vào những người đã thành công.
Hãy nghĩ về những người đã và đang rất thành công trong công ty của bạn và tự
hỏi rằng:
- Họ đã có những kinh nghiệm đào tạo nào?
- Họ có học vấn như thế nào?
- Họ đã có bao nhiêu năm làm việc?
- Họ thích nghi với văn hóa công ty như thế nào?
- Phong cách cá nhân của họ như thế nào?
- Điều gì làm động lực mạnh mẽ nhất cho họ?
2. Phát triển lãnh đạo thực tiễn
Một khi bạn đã có được một bản phác thảo về chương trình phát triển lãnh đạo và
"thành công" được nhìn nhận như thế nào, bạn phải bắt tay vào thực hiện chương
trình. Hãy bắt đầu thử nghiệm với một hoặc hai người. Điều này cho phép bạn giữ
kín được cuộc thử nghiệm. Có nhiều cách khác nhau để bắt đầu chương trình,
nhưng gần như tất cả các chương trình thành công đều có hai phần rõ rệt: đào tạo
lãnh đạo cụ thể và huấn luyện/cố vấn. Phần đào tạo có thể bao gồm:
- Giao tiếp kinh doanh hiệu quả
- Kỹ năng giải quyết xung đột
- Xây dựng nhóm
- Liên quan đến những phong cách cá nhân khác nhau
- Quản lý thời gian
- Kỹ năng ủy thác
- Đặt mục tiêu
- Kỹ năng cố vấn
- Những lĩnh vực khác liên quan đến tổ chức của bạn
Phần thứ hai là phần cố vấn. Tất cả những người chuyên nghiệp nhất và cả các vận
động viên tham gia Olympic đều nhận ra sự quan trọng của một huấn luyện viên
chuyên nghiệp, người giúp họ đạt tới đỉnh cao. Một người cố vấn hay huấn luyện
viên có thể cung cấp cho các lãnh đạo của bạn sự tập trung một-một cần thiết để
họ có thể đạt tới được cấp độ cao hơn một cách nhanh hơn.

Nhiều tổ chức cần đến kỹ năng bán hàng để giúp tăng doanh số sản phẩm hay dịch
vụ của họ. Vì thế trong nhiều công ty, quản lý bán hàng thường là người đảm nhận
nhiệm vụ cố vấn này. Đa số trong số họ đạt tới vị trí lãnh đạo vì họ làm tốt nhiệm
vụ bán hàng. Tuy nhiên lại không có một mối liên hệ trực tiếp nào giữa việc trở
thành một người bán hàng giỏi và một người cố vấn hay lãnh đạo giỏi. Nhiều nhà
lãnh đạo có các xu hướng đào tạo tự nhiên: họ đào tạo những người khác như họ
đã từng được đào tạo, họ cố gắng thúc đẩy người khác theo những yếu tố giúp thúc
đẩy họ, và họ có xu hướng không tập trung vào năng lượng của mình.
Ngay cả những lãnh đạo bán hàng để ý nhất cũng thường thể hiện xu hướng tập
trung vào hai nhóm người: những nhân viên bán được nhiều hàng nhất và những
người bán được ít hàng nhất. Những nhân viên ở mức trung bình thường bị lãng
quên. Nếu những lãnh đạo bán hàng nhận thức được điều này, họ có thể tự sửa
được. Nghe theo một số lời khuyên và họ sẽ nhận ra rằng biến một nhân viên trung
bình thành xuất sắc sẽ dễ dàng hơn so với việc biến một nhân viên yếu thành trung
bình.
Khi bạn phát triển một chương trình toàn diện, bạn có thể lập chiến lược đầu tư
thời gian hiệu quả nhất. Một cố vấn hiệu quả có thể giúp giảm thiểu những lãng
phí về thời gian. Nếu một người phải mất từ 12-18 tháng đào tạo để có được
những kĩ năng bán hàng cơ bản, thì với một cố vấn đào tạo theo hình thức một-
một, thời gian sẽ chỉ còn là 6-8 tháng.
3. Thúc đẩy việc phát triển lãnh đạo
Một khi bạn đã thành công với phát triển một hay hai lãnh đạo, đây là lúc để bạn
bắt đầu nhân rộng chương trình. Hãy bắt đầu đưa thông tin về chương trình đào
tạo cho những nhân viên tiềm năng trong các buổi phỏng vấn. Nhiều tổ chức nhỏ
đã sử dụng phương thức này để thu hút nhân tài, vì nếu không các nhân viên tiềm
năng sẽ chuyển sang làm việc tại các tổ chức lớn hơn.
Hãy nói cho các ứng viên biết bạn sẵn lòng đầu tư vào họ để biến họ trở thành một
nhà lãnh đạo tương lai như thế nào. Những người giỏi trong môi trường công ty
nhỏ và vừa luôn có nhu cầu tự phát triển và hoàn thiện mình. Họ sẽ vô cùng ấn
tượng nếu biết rằng bạn muốn đầu tư vào họ.

Hãy rút ra những tố chất thành công của các nhân viên hiện thời trong tổ chức và
chú ý tới những nhân viên thể hiện tốt. Hãy chỉ ra cho các nhân viên biết rằng mục
tiêu của bạn là giúp họ hoàn thiện tối đa. Tuy nhiên phải cẩn thận, đừng tạo ra môi
trường cạnh tranh khốc liệt, trong đó một người chiến thắng đồng nghĩa với người
khác bị thất bại. Cho nhân viên thấy rằng mọi người đều có thể cùng chiến thắng.
Dùng các nhà lãnh đạo của mình để cố vấn cho những người khác và hãy xem xét
khả năng đưa cố vấn từ bên ngoài vào giúp các lãnh đạo của bạn cố vấn cho các
nhân viên hiệu quả hơn.
Đào tạo lãnh đạo là vô cùng quan trọng đối với sự thành công của các tổ chức.
Một trong những khẩu hiệu của phong trào tiềm năng con người những năm 1990
là "con người là tài sản qúy giá nhất của chúng ta". Có rất nhiều người hiểu khẩu
hiệu này, nhưng lại có không nhiều tổ chức hành động theo. Những tổ chức khôn
ngoan bắt đầu nhận ra rằng phát triển lãnh đạo và đào tạo con người là một quá
trình, không phải là một sự kiện và quá trình này tạo ra những kết quả cơ bản.
Đối với những tổ chức tìm kiếm cách tăng doanh thu và giảm chi phí, phát triển
lãnh đạo là một việc phải làm. Về lâu dài, những tổ chức phát triển lãnh đạo và
đào tạo nhân sự của mình hiệu quả sẽ vượt trội hơn hẳn so với những tổ chức
không làm như vậy

×