Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài và những thành công tuyệt vời của Ai-len doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.38 KB, 3 trang )

Bài dịch nhóm 14:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và những thành công tuyệt vời của
Ai-len
Từ một đất nước có nền kinh tế kém phát triển ở khu vực Tây Âu, chỉ được biết
đến nhờ việc xuất khẩu nhân công và tình trạng nghèo đói, Ai-Len đã có tên trong
danh sách một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trên thế
giới từ năm1990 đến đầu năm 2000. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hằng
năm trong thời gian này của Ai-len là 7,24%. Ở đầu thời kì này, GDP tính trên đầu
người đối với những người có quyền hạn và lợi ích cơ bản bằng nhau là 12,687
USD. Vào cuối thời kỳ , con số này đã đạt đến 32,133 USD vượt lên cả những
nước như Anh (24,421 USD), Đức (25,715 USD) và Pháp (25,074 USD) . Nguyên
nhân chính của sự tăng trưởng này là nhờ việc mở rộng nhanh chóng việc xuất
khẩu từ Ai-len. Trong năm 1985, Ai-len xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ với tổng
giá trị là 10 tỷ USD. Đến năm 2001, con số này đã lên đến 82.8 tỉ USD. Thêm vào
đó, tỷ trọng xuất khẩu của các nghành đã có sự thay đổi đột ngột, việc xuất khẩu
những sản phẩm truyền thống (chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp) giảm từ 20,5%
xuống còn 6% trong tổng sản phẩm xuất khẩu. Trong khi đó xuất khẩu sản phẩm
công nghệ cao tăng từ 23% lên 36%.
Nguyên nhân của việc thay đổi tỷ trọng xuất khẩu này là do nguồn đầu tư trực tiếp
từ nước ngoài. Nguồn đầu tư này đã tăng từ 164 triệu USD trong năm 1985 lên
đến con số kỷ lục là 24 tỷ USD trong năm 2000 trước khi giảm xuống còn 9.78 tỷ
trong năm 2001 (sự suy giảm trong 2001 phản ánh tình trạng trì trệ chung trong
hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài toàn cầu). Phần lớn nguồn đầu tư từ nước
ngoài được thực hiện bới những tập đoàn đa quốc gia lớn, mong muốn đưa Ai-len
trở thành cơ sở để từ đó xuất khẩu đến những nước còn lại trong khu vực Châu
Âu. Trong số những nhà đầu tư lớn đó có cuộc chạy đua giữa những tập đoàn đa
quốc gia công nghê cao nổi tiếng của Mỹ bao gồm Intel, Dell, Microsoft,
Gateway, Apple, IBM và EMC và nhiều xưởng sản xuất dược phẩm lớn bao gồm
Johnson&Johnson, Bristol-Myers Sqibb và Eli Lilly. Đầu những năm 2000, đóng
góp từ các công ty con của những công ty này đã chiếm hơn 80 % lượng xuất
khẩu của Ai-len, trong đó Intel, Dell đều xuất khẩu hơn 4 tỉ USD. Microsoft xấp xỉ


2,5 tỉ USD, Eli Lilly và Johnson & Johnson hơn 1 tỉ USD. Một tình trạng thực tế
là hai phần ba những nhà xuất khẩu hàng đầu ở Ai-len là công ty con của những
công ty con đa quốc gia nước ngoài.
Làm thế nào mà Ai-len lại thành công trong việc thu hút FDI như thế?
Trước tiên Ai-len hưởng lợi nhờ vào yếu tố địa thế. Là thành viên của liên minh
Châu Âu EU, các công ty đặt trụ sở tại Ai-len cũng được hưởng quyền lợi ưu đãi
của thị trường EU. Thêm nữa Ai-len có lực lượng lao động trình độ cao, lương lao
động thấp vừa phải, mức thuế chung thấp, cơ sở hạ tầng tốt bao gồm đường xá,
điện, nước, thông tin liên lạc. Tiếng Anh được sử dụng như một ngôn ngữ chính
(điều này rầt quan trọng đối với những công ty đa quốc gia Hoa Kỳ) và chính phủ
với những chính sách thân thiện với doanh nghiệp nước ngoài.
Yếu tố cuối cùng cũng là yếu tố mấu chốt cho sự thành công đó là từ thập niên 80,
Ai-len đã thực hiện một chiến lược công nghiệp hoá dựa vào FDI để đẩy mạnh
xuất khẩu. Cơ quan chịu trách nhiệm trong chiến lược này là Sở Đầu Tư và Phát
Triển Ai-len (IDA). Sờ đã đã được cung cấp nguồn ngân sách lớn để hướng đến
thu hút đầu tư FDI ( trong năm 2000, ngân sách này bao gồm cả 160 triệu USD
tiền trợ cấp). IDA đã giúp kết hợp việc phá vỡ rào cản thuế quan, các khoản trợ
cấp toàn bộ với sự thuận lợi về địa thế nhằm thu hút nhiều công ty đa quốc gia đến
Ai-len. IDA đã tiên phong trong việc tìm kiếm nhà đầu tư ở lĩnh vực kĩ thuật cao,
và đã sớm nhận ra rằng Ai-len là địa điểm tốt nhất để tập trung các trung tâm tư
vần dịch vụ qua điện thoại. Các công ty như Dell giờ đã có những trung tâm tư
vấn dịch vụ khách hàng qua điện thoại quan trọng ở Ai-len.
Hơn nữa, IDA đã thuyết phục Intel mở xưởng sản xuất đầu tiên ở Ai-len vào năm
1990, sau đó sự đầu tư này của Intel đã khuyến khích nhiều công ty kỹ thuật cao
khác đặt trụ sở ở đây. Các nhà đầu tư kỹ thuật cao cũng đã bị thu hút bởi những
chính sách của chính phủ Ai-len, đó là tất cả thu nhập có được từ sản phẩm được
sản xuất ra ở Ai-len được miễn thuế. Điều này đã khuyến khích các công ty đa
quốc gia thành lập những trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Ai-len. Vào giữa
thập niên 90, khi qui trình này đã có thể tự giữ vững được cùng với sự tập trung
của các hãng công nghê cao ở Ai-len, đã thu hút những hãng khác rằng họ cũng có

thể thu lợi từ việc hợp tác với nhà cung cấp các sản phẩm bổ sung hay thậm chí là
đối thủ của họ.
Danh sách nhóm:
Hoàng Đức Minh
Nguyễn Minh Anh
Phùng Thị Mỹ Hạnh
Huỳnh Lê Ái Phước
Diệp Mỹ Yến
Vày Trìu Trung
Phạm Minh Tiến

×