Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI TỪ SỰ CỐ TRÀN DẦU docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.13 KB, 15 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI TỪ SỰ CỐ TRÀN DẦU
Module by: Nguyen Thanh Nga
Summary: Chương 1 đề cập đến những cơ sở lý luận chung về lượng giá thiệt hại môi
trường, tài nguyên biển, thiệt hại về kinh tế gây ra bởi sự cố dầu tràn.



CƠ SỞ LÝ LUẬN

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
Dưới quan điểm kinh tế, môi trường là một loại tài sản vì nó cung cấp cho con người
nhiều loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Môi trường có thể cung cấp những hàng hoá
trực tiếp như tôm, cá gỗ củi, các nguồn nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất,
các dịch vụ sinh thái như hạn chế bão lũ, chống xói mòn bờ biển, điều hoà khí hậu, nạp
và điều tiết nước ngầm, cũng như các giá trị đa dạng sinh học, các giá trị văn hoá lịch sử
khác. Nói các khác, môi trường cung cấp cho con người và hệ thống kinh tế các loại giá
trị (values) và khi sử dụng chúng, bằng cách này hay cách khác thì con người sẽ thu về
những lợi ích nhất định (benefits).
Giá trị của các hàng hoá môi trường: Tổng giá trị kinh tế

Giá trị, xét về góc độ kinh tế, là một khái niệm nhân tâm, nghĩa là giá trị được xác định
bởi con người trong xã hội chứ không phải do chính quyền hay quy luật của tự nhiên quy
định. Các nhà kinh tế đã phát triển một nguyên tắc phân loại các giá trị kinh tế khi liên hệ
với môi trường tự nhiên. Có 3 phương pháp khác nhau để đánh giá giá trị: giá trị sử dụng,
giá trị lựa chọn và giá trị tồn tại.
(i) Giá trị sử dụng: Các nhà kinh tế phải tính giá trị sử dụng, là loại giá trị được rút ra từ
hiệu quả sử dụng thực của môi trường. Người câu cá, thợ săn, người đi dạo… tất cả đều
sử dụng môi trường và thu được lợi ích mà không phải trả tiền thực tiếp.
(ii) Giá trị lựa chọn: Mỗi cá nhân có thể tự đánh giá cách lựa chọn để sử dụng môi trường
hay tài nguyên môi trường trong tương lai. Giá trị lựa chọn là giá trị của môi trường như
là lợi ích tiềm tàng trong tương lai khi nó trở thành giá trị thực sử dụng trong hiện tại.


Mỗi cá nhân có thể biểu lộ sự sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường để chống lại
những khả năng sử dụng của một người nào đó trong tương lai.
Giá trị lựa chọn còn có thể bao gồm cả giá trị sử dụng của những người khác (nghĩa là lợi
ích gián tiếp mà bạn thu được từ giá trị sử dụng của những người khác. Bạn cảm thấy hài
lòng khi thấy những người khác cũng thu được những lợi ích nên bạn sẵn sàng chi trả cho
việc bảo vệ môi trường để đem lại lợi ích cho người khác) và giá trị sử dụng bởi các thế
hệ tương lai (giá trị truyền lại là sự sẵn lòng chi trả để bảo vệ môi trường để đem lại lợi
ích cho con cháu của chúng ta).
Giá trị lựa chọn = giá trị sử dụng cá nhân + giá trị sử dụng bởi những người khác + giá trị
sử dụng bởi các thế hệ tương lai
Tổng giá trị người sử dụng thu được = giá trị thực sử dụng + giá trị lựa chọn
(iii) Giá trị tồn tại: Các tài nguyên môi trường đều có giá trị thực nội tại của chính bản
thân chúng. Giá trị này không liên quan đến việc sử dụng nên được gọi là giá trị phi sử
dụng. Giá trị sử dụng là những vấn đề đạo đức như sự xuống cấp của môi trường, sự cảm
thông đối với các loài sinh vật. Ví dụ như mỗi cá nhân đều cảm thấy hài lòng với việc
bảo vệ các cá thể còn lại của một số loài như loài cú đốm hay loài cá voi xanh lưng gù.
Hầu như tất cả mọi người đều coi trọng sự tồn tại của các loài này hơn là chỉ đơn giản
thích thú ngắm nhìn chúng. Họ đánh giá cao sự tồn tại của chính các loài vật này.
Tổng giá trị của các tài nguyên môi trường được tính bằng tổng của cả 3 thành phần nói
trên:
Tổng giá trị kinh tế = giá trị thực sử dụng + giá trị lựa chọn + giá trị tồn tại
= giá trị sử dụng + giá trị không sử dụng
Các phương pháp đánh giá giá trị

Để đánh giá giá trị của hàng hoá môi trường, người ta xem xét các mặt sau:
(i) Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường. Lý tưởng nhất là chúng ta có thể sử
dụng một phương pháp mà đánh giá được cả giá trị sử dụng lẫn giá trị không sử dụng.
(ii) Lợi ích thu được từ sự thay đổi (tăng lên hay giảm đi) của chất lượng môi trường.
Người ta thường sử dụng 2 phương pháp sau để đánh giá những lợi ích thu được từ việc
cải tạo chất lượng môi trường:

(1) Đánh giá trực tiếp thông qua sự giảm xuống của những thiệt hại về môi trường.
(2) Đánh giá các loại lợi ích gián tiếp (giá trị của sức khoẻ con người được đánh giá
thông qua các chi phí bỏ qua; giá trị cuộc sống của con người được tính bằng tỷ lệ dương;
giá trị của chất lượng môi trường được tính bằng giá nhà hay còn gọi là định giá khả
quan; sự trong lành của môi trường được đánh giá thông qua chi phí đi lại) hoặc trực tiếp
(định giá ngẫu nhiên).
Phương pháp đánh giá gián tiếp, còn gọi là phương pháp tính dựa trên sự lựa chọn của cá
nhân, xem xét quyết định của cá nhân dựa trên tính hữu dụng hay độ trong lành của môi
trường bởi vì quyết định này cho ta thấy giá trị của độ trong lành. Nhược điểm chính của
phương pháp tính gián tiếp này là chỉ đánh giá được giá trị sử dụng chứ không đánh giá
được giá trị không sử dụng.
Phương pháp đánh giá trực tiếp cho ta biết các giá trị bằng cách phỏng vấn trực tiếp các
cá nhân. Ưu điểm lớn của phương pháp này là người ta có thể đo được cả giá trị sử dụng
lẫn giá trị không sử dụng.
Những vấn đề gặp phải khi lượng giá thực tế

Để đánh giá được chính xác “những thiệt hại” hay “những lợi ích” chúng ta phải tính
được những giá trị thị trường và phi thị trường. Nhìn chung, đánh giá những thiệt hại phi
thị trường khó hơn đánh giá những lợi ích phi thị trường.
Ví dụ: những đánh giá những lợi ích thu được từ việc giảm lượng chì trong nước uống.
Khi lượng chì trong nước uống được giảm đi thì sẽ tốt cho sức khoẻ con người. Ví dụ
như tỉ lệ mắc phải bệnh huyết áp cao và bệnh tim ở người lớn cũng như giảm trí thông
minh ở trẻ em sẽ được giảm xuống. Để xác định được những lợi ích đó chúng ta cần phải:
(i) Đánh giá những thiệt hại về sức khoẻ trực tiếp thông qua việc tính toán sự tương tác
giữa lượng chì có trong nước và tỷ lệ mắc bệnh.
(ii) Áp dụng các phương pháp gián tiếp để xác định số lượng tiền các cá nhân đã thực sự
chi trả để tránh hay ngăn ngừa lượng chì đó.
(iii) Sử dụng phương pháp trực tiếp để suy ra nhu cầu, hay mức sẵn lòng chấp nhận -
WTP và mức sẵn lòng chi trả - WTA của mỗi cá nhân để làm giảm những nguy hại cho
sức khoẻ do lượng chì trong nước gây ra.

(i) Đánh giá thiệt hại
Để tính được hàm số thiệt hại môi trường chúng ta cần:
1. Đo lường phát thải
2. Xác định kết quả chất lượng môi trường
3. Ước tính tình trạng của con người
(yêu cầu các nhà vật lý học hoặc tự nhiên thực hiện)
4. Đánh giá những tác động đến sức khoẻ, thẩm mỹ, giải trí (yêu cầu các nhà sinh vật
học, các nhà dịch tế học có thể thực hiện)
5. Ước lượng giá trị của những tác động này (yêu cầu các nhà kinh tế )
Ví dụ: Đánh giá những thiệt hại về sức khoẻ

Chúng ta có thể đánh giá được những thiệt hại về sức khoẻ do ô nhiễm không khí gây ra
(ví dụ như các bệnh viêm phế quản, tràn khí, ung thư phổi có nguồn gốc một phần do sự
lưu cữu các chất thải là tác nhân gây ô nhiễm môi trường như khí SO2 và các chất khí
khác) bằng cách ước tính mối quan hệ tương tác giữa sức khoẻ con người với các chất
thải là tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Đáng tiếc là sức khoẻ con người còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác như lối sống,
chế độ ăn uống, những yếu tố di truyền. Chúng ta cần những số liệu chuẩn về nhân tố sức
khoẻ để phân loại những tác động của môi trường. Nghiên cứu vấn đề này cho thấy các
kết quả mà ta thu được là tương đối khớp với các số liệu ta đã sử dụng nhưng lại chưa đủ
tính thuyết phục. Chúng ta cần phải tìm ra các phương pháp đánh giá khác thuyết phục
hơn và hoàn chỉnh hơn. Chúng ta cũng có thể kiểm tra chi phí trả cho dược phẩm và số
liệu hiệu suất mất đi để đo những thiệt hại sức khoẻ. Vấn đề ở chỗ đây là những tiêu
chuẩn đánh giá mà qua đó chúng ta đo được giá trị hàng hoá trên thị trường và những
dịch vụ chứ không đánh giá được những giá trị phi thị trường của sức khoẻ.
Vấn đề nổi lên trong việc đánh giá những thiệt hại trực tiếp là chúng ta chỉ có thể ước
lượng những giá trị thị trường hoặc giá trị sử dụng, điều này sẽ cho chúng ta một tiêu
chuẩn đánh giá hoàn chỉnh. Tuy nhiên chúng ta cũng sẽ mất đi những giá trị phi thị
trường như giá trị lựa chọn và những giá trị tồn tại. Điều khó khăn khi đánh giá những
thiệt hại thực mà lại không đúng như khái niệm của chính nó.

(ii) Đánh giá nhu cầu hay WTP
Để ước lượng chính xác được giá trị, chúng ta phải đánh giá được cả những giá trị lợi ích
thị trường hoặc phi thị trường. Nhìn chung, việc đánh giá lợi ích phi thị trường bằng việc
xác định số tiền cá nhân sẽ chi ra cho việc cải thiện môi trường là khá dễ dàng.
(iii) Phương pháp đánh giá giá trị lợi ích trực tiếp và gián tiếp

a. Phương pháp gián tiếp:
Phương pháp đánh giá giá trị gián tiếp được dựa trên sự lựa chọn của cá nhân. Số liệu sẵn
có chứa đựng những thông tin về sự lựa chọn của các cá nhân dựa vào tầm quan trọng
của môi trường.
Phương pháp đánh giá gián tiếp đối với giá trị của hàng hoá môi trường được tìm ra từ
những giá trị của các thị trường liên quan như thị trường bất động sản, chi phí cho hoạt
động giải trí hay mức đền bù thoả đáng để các cá nhân sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm. Sự
ưu đãi hay WTP của một cá nhân đối với hàng hoá môi trường được thể hiện qua WTP
của họ đối với các loại hàng hoá liên quan gián tiếp đến môi trường. Phương pháp đánh
giá gián tiếp áp dụng cho từng cá nhân và ước lượng tổng số WTP và WTA sử dụng giá
trị gián tiếp.
Một số giá trị thông thường sử dụng những phương pháp đánh giá gián tiếp là:
- Giá nhà ở gần nhà máy, khu công nghiệp thấp hơn giá nhà ở xa các khu đó vì ô nhiễm
không khí, nguồn nước.
- Những người sống gần các khu công nghiệp thường có chi phí vệ sinh, y tế cao hơn các
vùng khác, đó là giá môi trường mà họ mua.
- Chênh lệch giá giữa giá nước được cung cấp và giá nước phải tự kiếm thay thế cho
nguồn nước bị ô nhiễm là một chi phí do môi trường ô nhiễm.
- Xây dựng hệ thống thoát nước hoặc xây dựng đê điều để giảm lũ lụt bảo vệ đất tạo ra
cảm giác an toàn trong cuộc sống, đó là những lợi ích mang lại rất to lớn. Vậy đánh giá
những lợi ích đó bằng cách nào? Những lợi ích này có thể được xem xét thông qua những
khía cạnh cơ bản như: Giảm chi phí cứu trợ, chi phí từ thiện khi có lũ lụt. Giảm chi phí
chống lụt, di dân, ngừng sản xuất ở ngoài vùng lũ lụt gây thiệt hại kinh tế cho cộng đồng
dân cư lớn hơn. Cộng đồng dân cư nông nghiệp có nghề phụ thì thu nhập từ nghề phụ của

người sống trong vùng có lũ lụt thấp hơn ở ngoài vùng đó vì họ phải chi phí thời gian và
tiền bạc cho chống lũ lụt.
- Khi có việc bảo vệ đất qua chống lũ lụt thì năng suất tăng lên do phù sa ở hạ lưu sông
hoặc lượng điện được phát tăng lên do đất không lắng đọng ở hồ chứa nước, tăng tuổi thọ
của các máy phát điện, đó là phần đánh giá lợi ích của việc chống lũ bảo vệ đất.
b. Phương pháp trực tiếp:
Các phương pháp trực tiếp được đề ra nhằm tính giá trị các nguồn tài nguyên môi trường
bằng cách nghiên cứu thái độ của người dân sẽ như thế nào khi chất lượng môi trường
thay đổi (lựa chọn thành phố, nhà trong thành phố, nghề nghiệp, hoạt động giải trí).
Các phương pháp đánh giá giá trị bằng cách sử dụng phương pháp trực tiếp nên dựa trên
việc đặt ra các câu hỏi mang tính giả thiết cho từng cá nhân hơn là xem xét sự lựa chọn
thực sự của bản thân họ.
Đánh giá trực tiếp còn có thể dựa trên cơ sở những chi phí bỏ ra cho khắc phục môi
trường có thể nhìn thấy được.
Ví dụ: Các thống kê cho thấy để khôi phục một khu rừng do bị phá để khai thác khoáng
sản bao gồm các chi phí.





Trả lại tầng địa giao (chất liệu đất trên bề mặt)
3,1%


Đặt lớp đất thịt (tầng canh tác)
2,6%


Rải lớp đất màu và chất hữu cơ

86%


Phủ thảm cỏ xanh bề mặt
6,5%


Trồng cây con để tạo lớp che phủ như cũ
1,8%





CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ VÀ HỆ SINH THÁI BIỂN
DO SỰ CỐ DẦU TRÀN
Tràn dầu luôn luôn là một trong những sự cố môi trường nghiêm trọng nhất vùng ven
biển. Dầu tràn có thể gây ô nhiễm tại những khu vực rộng lớn, gây thiệt hại vô cùng lớn
cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu tính toán thiệt hại kinh tế
và hệ sinh thái biển khi xảy ra các sự cố tràn dầu để đề ra các phương án phòng ngừa và
bồi thường thích hợp là rất cần thiết.
Tác động dầu tràn đến các HST biển
Tổng quan về các hệ sinh thái biển Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia biển với một đường bờ biển dài 3260km hướng mặt ra Thái
Bình Dương. Biển Đông là biển rìa lớn nhất của Thái Bình Dương và bao gồm 9 nước:
Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Bruney, Indonesia, Thái Lan, Campuchia,
và Singapore. Diện tích Biển Đông là 3,4 triệu km2, dài 3520km, nối liền với vịnh Bắc
Bộ, vịnh Thái Lan, vịnh Tonini và một loạt các biển khác như Andaman, Araphura, Bali,
Banda Biển Đông là con đường huyết mạch nối liền Châu Âu, Châu Phi và Trung Cận

Đông với Đông Nam Á và Thái Bình Dương và có đến 5 trong số 10 tuyến đường hàng
hải lớn nhất trên thế giới có liên quan đến Biển Đông.
Nằm ở Tây Bắc Biển Đông là vịnh Bắc Bộ, do bờ biển của Việt Nam và Trung Quốc bao
bọc. Diện tích vịnh Bắc Bộ là 124.500km2, chu vi khoảng 1950km, chiều dài Bắc - Nam
khoảng 496km, nơi rộng nhất 314km. Phần vịnh phía Việt Nam có khoảng trên 3000 hòn
đảo lớn nhỏ, nổi bật nhất là quần đảo Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Bà Vịnh Bắc Bộ
có 2 cửa thông ra bên ngoài, cửa phía nam rộng khoảng 211km và cửa phía đông bắc qua
eo biển Quỳnh Châu rộng khoảng 18km. Vị trí vịnh Bắc Bộ cho phép vận chuyển một
lượng lớn du khách vào phía Bắc Việt Nam, sau một tour du lịch vòng qua nhiều nước
bên bờ Thái Bình Dương.
Vịnh Thái Lan nằm phía Tây Nam Biển Đông do bờ biển của Việt Nam, Campuchia và
Malaysia bao bọc. Vịnh có diện tích khoảng 293.000km2, chu vi 2300km, chiều dài
khoảng 628km.
Đến nay đã phát hiện khoảng 12000 loài động thực vật phân bố ở các hệ sinh thái biển
Việt Nam. Trong số này có trên 2038 loài cá, 6000 loài động vật đáy, 635 loài rong biển,
43 loài chim, trên 40 loài thú và bò sát biển và hàng ngàn loài động thực vật phù du khác,
đã tạo ra các quần xã sinh vật đặc biệt phong phú ở các bãi triều, rừng ngập mặn, rạn san
hô .v.v. Theo tính toán của các nhà hải dương học, biển Việt Nam có trữ lượng khoảng
3.000.000 - 4.000.000 tấn cá, khả năng khai thác là 1,5 - 2,0 triệu tấn, mực 30.000 -
40.000 tấn, tôm biển 50 - 60.000 tấn, thân mềm phải đạt đến hàng triệu tấn. Với khả năng
nguồn lợi này, giúp cho ngành hải sản Việt Nam ngày càng phát triển.
Các kết quả nghiên cứu đã xác định được 8 dạng hệ sinh thái (HST) biển Việt Nam, gồm:
HST rừng ngập mặn, HST cỏ biển, HST bãi cát, HST vùng triều, HST san hô và HST
đầm phá và các tùng, áng, hệ sinh thái đảo.
- Hệ sinh thái rạn san hô: Phân bố ven các đảo chạy dọc ven biển Việt Nam. Rạn san hô
là nơi sống lí tưởng cho các loài sinh vật cùng sinh sống. Vịnh Hạ Long - Cát Bà là nơi
phân bố tập trung nhất của rạn san hô vịnh Bắc Bộ. Cho đến nay đã xác định được 23
điểm có rạn san hô phân bố ở Hạ Long - Cát Bà. Đảo Bạch Long Vĩ là nơi có rạn san hô
phát triển và đẹp vào bậc nhất vịnh Bắc Bộ, có độ phủ cao tới 94% (năm 1994). Các đảo
khác như đảo Cô Tô, Long Châu cũng có những rạn san hô đẹp phát triển.

Đặc biệt vùng biển miền Trung và miền Nam có các rạn san hô phát triển tốt và đa dạng.
Các rạn san hô phân bố ở ven các đảo ven bờ từ Cù Lao Chàm tới Côn Đảo, kích thước
của rạn san hô biến đổi, có thể rộng từ vài chục đến 200m. Ở Văn Phong - Đại Lãnh đã
phát hiện 9 khu vực có rạn san hô phân bố. Rộng nhất là rạn ở Bãi Tre (119m), hẹp nhất
là Khải Lương (32m). Độ phủ cao nhất 71,9% (Khải Lương) và thấp nhất 4,7% (Bãi Cỏ)
(Viện Hải dương học, 1999).
Kết quả nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường Biển về san hô ở vùng biển
Vũng Tàu - Côn Đảo cho thấy ở hầu hết xung quanh các đảo ở đây đều có san hô phân
bố. Trong số 27 rạn san hô khảo sát ở Côn Đảo có độ phủ trung bình 37,1%, thấp nhất
8,6% và cao nhất 62% (Lăng Văn Kẻn, 1997).
Vùng đảo Trường Sa và Hoàng Sa là hai trong những trung tâm có nhiều rạn san hô lớn
của nước ta. San hô ở đây có thể phân bố đến độ sâu 40 - 50m nước, độ phủ cao, có nhiều
vùng đạt đến 100%. Các rạn san hô ở khu vực này hầu như vẫn còn nguyên vẹn, không bị
sự tàn phá như các rạn ven bờ.
- Rừng ngập mặn: Phân bố ở dọc theo các vùng cửa sông ven biển Việt Nam. Trước
chiến tranh nước ta có khoảng 400.000ha (P. Maurand, 1943) và hiện nay còn lại trên
200.000 ha (D. N. Lưu, 1990). Các Trung tâm rừng ngập mặn lớn của nước ta tập trung ở
các khu vực Móng Cái, Cửa Ông, Quảng Yên, Cát Hải, Tiên Lãng, Thái Thụy, Xuân
Thuỷ. Đặc biệt từ Vũng Tàu đến Hà Tiên là khu vực có rừng ngập mặn phát triển vào bậc
nhất của Việt Nam, nổi tiếng với rừng Đước Mũi Cà Mau, rừng bần ở cửa sông Tiền,
sông Hậu.v.v. Các kết quả nghiên cứu gần đây nhất ở một số khu vực cho thấy hiện trạng
các rừng ngập mặn còn lại tương đối ít, khu vực Hạ Long - Cát Bà chỉ có khoảng 130ha
rừng ngập mặn, Văn Phong - Đại Lãnh - 60ha v.v.
- Đầm phá và tùng, áng:

Hệ sinh thái đầm phá tập trung chủ yếu ở ven biển miền Trung Việt Nam (giới hạn từ
Quảng Bình đến Thuận Hải). Do đặc điểm địa hình đã tạo ra nhiều đầm phá thuộc vùng
biển miền Trung. Các đầm phá thường có đáy bằng phẳng, độ sâu nhỏ khoảng 2 – 4m
nước. Trầm tích đáy có thể chia thành 3 loại: cát hạt thô, hạt trung và bùn hạt mịn. Do
thông với biển bằng các cửa nhỏ, nên chế độ thuỷ hoá bị chi phối rất mạnh theo hai mùa

khô và mưa, độ muối dao động từ 1 – 32%.
Chế độ nhiệt tương đối ổn định, mùa hè trung bình 27 – 310C, mùa đông 22 – 26oC,
tùng, áng là các dạng sinh cảnh rất đặc thù cho quần đảo đá vôi - castes Cát Bà - Hạ Long
mà các nơi khác không thể có được. Tùng, áng chính thức được coi là một dạng tiểu hệ
sinh thái đặc thù của khu vực Hạ Long - Cát Bà do Phân viện Hải dương học đề xuất năm
1999 (Nguyễn Chu Hồi, Đỗ Công Thung và cộng sự, 1999). Theo các thống kê đến nay
có 62 áng, 57 tùng phân bố ở vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và Cát Bà. Các tùng, áng có
cảnh quan sinh vật rất đẹp và còn có thể sử dụng làm các dạng Aquarium nuôi các loài
sinh vật cảnh ngoài tự nhiên phục vụ bảo tồn nguồn gen và các mục đích khác.
- Hệ sinh thái vùng triều: Do sự biến thiên thuỷ triều vùng biển vịnh Bắc Bộ và biển
Đông Nam Bộ rất lớn, đến hơn 4m, nên các bãi triều ở các khu vực này thường dài và
rộng, đây là hai khu vực có hệ sinh thái vùng triều rất đặc thù và tiêu biểu. Các bãi triều
rộng lớn khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình v.v. là nơi có nhiều các bãi đặc hải
sản của Việt Nam. Căn cứ vào mức độ biến đổi của thuỷ triều, vùng triều được chia thành
3 khu vực: khu triều cao, khu triều giữa và khu triều thấp. Mỗi vùng thường có những
quần thể sinh vật điển hình khác nhau.
- Hệ sinh thái đảo: Các đảo ven bờ Việt Nam thường là những đảo núi thấp. Đường chia
nước trên các đảo khá bằng phẳng, tuy nhiên vẫn có một số đảo do bị mài mòn mạnh
đường chia nước khá dốc. Các nghiên cứu trên 7 cụm đảo đại diện cho 3 vùng biển Bắc,
Trung, Nam của Việt Nam cho thấy đảo cao nhất 603m (Phú Quốc), thấp nhất 233m (đảo
Phượng Hoàng), dài nhất 50km, rộng nhất 28km (đảo Phú Quốc). Đảo nhỏ nhất thuộc về
đảo Phượng Hoàng dài 4,6km và rộng 2,2km, diện tích 5,5km2. Nhiệt độ trung bình trên
các đảo thường cao, biến đổi từ 21 – 350C (thuộc các đảo phía nam) và 21 - 310C (các
đảo phía bắc). Lượng mưa trung bình trên các đảo phía bắc thấp hơn các đảo phía nam,
biến đổi từ 1711mm – 3067mm/năm. Đặc thù của khu hệ sinh vật đảo là có rừng khá tươi
tốt phát triển, phần xung quanh đảo là hệ sinh vật vùng triều và có nhiều loài sinh vật quý
hiếm, có giá trị kinh tế.
- Hệ sinh thái cỏ biển: Việt Nam có khá nhiều thảm cỏ biển phát triển mạnh trên các bãi
triều, đặc biệt các bãi triều từ miền Trung đến Côn Đảo, Phú Quốc. Thảm cỏ biển là nơi ở
khá tốt cho các loài sinh vật. Theo các kết quả nghiên cứu gần đây nhất thì trong thảm cỏ

biển số lượng loài và mật độ, khối lượng động vật đáy cao gấp nhiều lần ngoài thảm cỏ
biển (Đỗ Công Thung, 2000).
- Hệ sinh thái cảng: Ngoài 7 HST tự nhiên trên, có một hệ sinh thái đặc thù do hoạt động
kinh tế cảng tạo ra. Chúng ta tạm thời gọi là hệ sinh thái cảng. Thuỷ vực trong hệ sinh
thái này thường bị ô nhiễm cục bộ, đặc biệt là ô nhiễm dầu thải do tàu thuyền thải ra. Hệ
sinh vật ở đây thường là các loài sinh vật bám tàu thuyền, các quần xã vi sinh vật có khả
năng phân huỷ dầu v.v.
- Bãi cát: Các kết quả nghiên cứu gần đây đã xác định được hàng trăm bãi cát phân bố từ
Bắc đến Nam. Riêng khu vực vùng biển Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn có hơn 100 bãi cát
lớn nhỏ. Bờ biển miền Trung thường tạo thành các bãi cát trắng, mịn nổi tiếng như các
bãi Sầm Sơn, Cửa Lò, Đá Nhảy, Lăng Cô v.v. Đặc biệt khu vực Văn Phong - Đại Lãnh có
đến 16 bãi cát trắng thuộc hệ đất ngập nước có chất lượng môi trường tốt. Năm 1997
nhóm nghiên cứu của Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng (nay là Viện Tài nguyên và
Môi trường biển) đã xác định 24 bãi cát phân bố tại 14 đảo thuộc Côn Đảo, các bãi ở đây
tương đối thoải và rộng, có bãi rộng đến 1,5km.


Tác động của dầu tràn lên các hệ sinh thái

Dầu mỏ là một hỗn hợp các chất ở dạng lỏng, sánh không tan trong nước và nhẹ hơn
nước. Thành phần của dầu mỏ bao gồm các hydrocacbon (RH) có cấu trúc khác nhau và
có thể phân thành 3 loại: các hydrocacbon mạch thẳng; hydrocacbon mạch vòng;
hydrocacbon thơm; ngoài ra trong dầu mỏ còn có các hợp chất chứa oxy (các axit, xeton,
rượu), các hợp chất chứa nitơ (indol, carbazol ), hợp chất chứa lưu huỳnh (nhựa đường,
Bitum).
Ô nhiễm dầu và dầu tràn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các hệ sinh thái biển và ven
biển ở các khía cạnh sau:
- Làm biến đổi cân bằng ôxy của hệ sinh thái : Dầu có tỷ trọng nhỏ hơn nước, khi chảy
loang trên mặt nước, dầu tạo thành váng và bị biến đổi về thành phần và tính chất. Khi
dầu tràn, hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi

oxy giữa không khí với nước, làm giảm hàm lượng oxy của hệ, như vậy cán cân điều hoà
oxy trong hệ bị đảo lộn.
- Làm nhiễu loạn các hoạt động sống trong hệ: Đầu tiên phải kể đến các nhiễu loạn áp
suất thẩm thấu giữa màng tế bào sinh vật với môi trường: các loài sinh vật bậc thấp như
sinh vật phù du, nguyên sinh động vật luôn luôn phải điều tiết áp xuất thẩm thấu giữa môi
trường và cơ thể thông qua màng tế bào. Dầu bao phủ màng tế bào, sẽ làm mất khả năng
điều tiết áp suất trong cơ thể sinh vật, sẽ là nguyên nhân làm chết hàng loạt sinh vật bậc
thấp, các con non, ấu trùng. Dầu bám vào cơ thể sinh vật, sẽ ngăn cản quá trình hô hấp,
trao đổi chất và sự di chuyển của sinh vật trong môi trường nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nồng độ dầu trong nước đạt 0.1 mg/l có thể gây chết
các loài sinh vật phù du, mắt xích đầu tiên trong lưới thức ăn ở biển. Đối với các sinh vật
đáy, ô nhiễm dầu có thể ảnh hưởng rất lớn đến con non và ấu trùng. Đối với các cá thể
trưởng thành, dầu có thể bám vào cơ thể hoặc được sinh vật hấp thụ qua quá trình lọc
nước, dẫn đến làm giảm giá trị sử dụng do có mùi dầu. Ảnh hưởng của dầu đối với chim
biển chủ yếu là thấm ướt lông chim, làm giảm khả năng cách nhiệt của bộ lông, làm mất
tác dụng bảo vệ thân nhiệt của chim và chức năng phao bơi, giúp chim nổi trên mặt nước.
Khi bị nhiễm dầu, chim thường di chuyển khó khăn, ở mức độ nhẹ chúng tỏ ra khó chịu,
có khi phải di chuyển chỗ ở, ở mức độ nặng có thể bị chết. Dầu còn ảnh hưởng đến khả
năng nở của trứng chim.
Cá là nguồn lợi lớn nhất của biển và cũng là đối tượng chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ
của sự cố dầu tràn, ảnh hưởng này phụ thuộc vào mức độ tan của các hợp chất độc hại có
trong dầu vào trong nước. Dầu bám vào cá, làm giảm giá trị sử dụng do gây mùi khó
chịu. Đối với trứng cá, dầu có thể làm trứng mất khả năng phát triển, trứng có thể bị
“ung, thối”. Dầu gây ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hoà tan
trong nước.
- Gây ra độc tính tiềm tàng trong hệ sinh thái: Ảnh hưởng gián tiếp của dầu loang đến
sinh vật thông qua quá trình ngăn cản trao đổi oxy giữa nước với khí quyển tạo điều kiện
tích tụ các khí độc hại như H2S, và CH4 làm tăng pH trong môi trường sinh thái. Dưới
ảnh hưởng của các hoạt động sinh - địa hoá, dầu dần dần bị phân huỷ, lắng đọng và tích
luỹ trong các lớp trầm tích của hệ sinh thái làm tăng cao hàm lượng dầu trong trầm tích

gây độc cho các loài sinh vật sống trong nền đáy và sát đáy biển
- Cản trở các hoạt động kinh tế ở vùng ven biển biển: Dầu tràn trôi nổi trên mặt nước
theo dòng chảy mặt, sóng, gió, dòng triều trôi dạt vào vùng biển ven bờ, bám vào đất đá,
trên bãi triều, bám lên các kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây ra mùi khó chịu đối
với du khách khi tham quan du lịch, tắm mát trên các khu vực danh lam thắng cảnh các
bãi tắm. Do vậy làm giảm doanh thu của ngành du lịch ở ven biển. Mặt khác, dầu tràn
làm cho nguồn giống tôm cá bị ảnh hưởng thậm chí bị chết, dẫn đến làm giảm năng suất
nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản ven biển. Dầu còn làm ảnh hưởng đến nghề khai thác
muối từ nước biển do gây ra mùi vị khó chịu v.v.
Phương pháp luận đánh giá giá trị của hệ sinh thái biển
Giá trị thực – Tổng giá trị kinh tế (TEV) của hệ sinh thái biển

Qua những phân tích trên đây, ta thấy rằng hệ sinh thái biển là một loại hàng hóa môi
trường đặc thù, chịu nhiều tác động và ảnh hưởng của nhiều các yếu tố khác nhau trong
cùng hệ môi trường tự nhiên.
Với những cơ sở lý luận nêu ra trong phần 1.1 thì giá trị kinh tế của hệ sinh thái biển
được tính theo phương pháp tổng giá trị kinh tế, bao gồm các giá trị sử dụng và giá trị
không sử dụng.
*Giá trị sử dụng
Hình thành từ việc thực sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bao gồm:
* Giá trị sử dụng trực tiếp
* Giá trị sử dụng gián tiếp
* Giá trị chọn lựa
* Giá trị tồn tại
*Giá trị không sử dụng:
Các giá trị trên đây tạo thành tổng lợi ích cho sự phát triển hiện tại và tổng lợi ích bảo
tồn. Khi sử dụng một giá trị này của tài nguyên thiên nhiên, thường phải hy sinh một số
giá trị khác.
Khó có thể trong một phương thức sử dụng lại thu được hết tổng giá trị kinh tế tài nguyên
thiên nhiên, do đo, chúng ta phải lựa chọn cách thức sử dụng sao cho các giá trị hy sinh là

thấp nhất.
Từ các phân tích và đánh giá của các chuyên gia về hệ sinh thái biển và các nhà kinh tế
môi trường, cho ta sơ đồ Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái biển như sau:
Hình 1: Sơ đồ Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái biển
Trong đó:
Bảng 1. Các giá trị của HST biển







Các giá trị trực tiếp
Các giá trị gián tiếp
Các giá trị lựa chọn
Các giá trị tồn tại


Sản xuất và tiêuthụ các hàng hóanhư:CáCủi đốtVật liệu xây dựngTôm, cua, ốc,
…San hôDu lịch và giải tríVận tảiv.v…
Các nhiệm vụ sinh thái như:Bảo vệ bờ biểnNgăn chặn sự xâmnhập của
nước mặnKiểm soát bão và lũ lụtHấp thụ cácbonMôi trường sống cho sinh vật hoang
dãĐa dạng sinh họcv.v…
Các giá trị sử dụng trong tương lai như:Khoáng chấtGiải tríDược
phẩmCông nghiệpv.v…
Các giá trị thực sự có ý nghĩa:Văn hoáThẩmmỹDi sảnv.v…





Ý nghĩa của định giá giá trị của hệ sinh thái biển:

* Định giá giúp ta đo được tốc độ sử dụng hết các nguồn tài nguyên nuôi dưỡng và báo
hiệu cho những đối tượng sử dụng các nguồn tài nguyên đó rằng mức độ khan hiếm ngày
càng tăng.
* Định giá góp phần khôi phục lại thế cân bằng giữa kết quả có thể lượng hóa và
không lượng hóa được trong phân tích chi phí – lợi ích, hoặc giữa các giá trị tiền tệ và phi
tiền tệ, để giúp người ra quyết định ra những quyết định công bằng hơn, đầy đủ hơn.
* Để sử dụng môi trường tốt hơn và thực hiện nguyên tắc “ai gây ô nhiễm phải trả
tiền” qua việc định giá để đưa ra quyết định đánh thuế, tính phí hay trợ cấp.
Những hạn chế của định giá về mặt kinh tế trong thẩm định môi trường:

* Một số không thể lượng hóa được như chính cuộc sống, sự đa dạng của các loài, sức
khoẻ, chất lượng nước, không khí…
* Một số còn hoài nghi về kết quả.
* Quá trình định giá yêu cầu phải có rất nhiều dữ liệu về kinh tế, kỹ thuật, song các
nước đang phát triển thường không đủ. Những dự án cần gấp không thể chờ đến lúc có
dữ liệu.
* Những kỹ thuật định giá, có trong các tài liệu tiêu chuẩn là giải quyết vấn đề môi
trường ở các nước phát triển, nó ít phù hợp vơí các nước đang phát triển.
Định lượng giá trị trực tiếp của hệ sinh thái biển

Sử dụng giá cả thị trường để xác định giá trị mua bán sản phẩm biển
Ở biển nhiều loại sản phẩm ngoài cá được mua bán và xuất khẩu bao gồm: thịt rùa, hải
sâm, vây cá mập, tôm cua sò và cá nuôi. Dựa trên lượng sản phẩm khai thác và bán được,
cùng giá thị trường của chúng, người ta ước tính tổng giá trị mua bán các sản phẩm từ
biển.
Sử dụng giá cả của sản phẩm thay thế để xác định giá trị sử dụng của san hô
Trong nhiều trường hợp san hô hoàn toàn dùng để làm vật liệu xây dựng trên đảo. Giá trị

của san hô được xác định dựa trên giá cả của vật liệu xây dựng thay thế – xi măng nhập
khẩu từ đất liền.
Sử dụng kỹ thuật định giá ngẫu nhiên để định giá sự sẵn sàng chi trả cho việc bảo tồn
biển
Có thể tiến hành một cuộc nghiên cứu đánh giá ngẫu nhiên để định giá nhận thức bảo tồn
biển của người dân. Giá trị này gồm số tiền mà người dân ở đây sẵn sàng trả tăng thêm
cho việc thu gom rác và xử lý nước thải để làm sạch môi trường biển, đóng góp cho việc
bảo tồn nguồn cá và rạn san hô. Kết quả của cuộc điều tra cho thấy sự sẵn lòng của người
dân trong việc bảo vệ môi trường biển.
Bảng 2: Các kỹ thuật để định lượng giá trị gián tiếp của HST biển và cách áp dụng.






Kỹ thuật


Áp dụng



- Giá cả thị trường và sự ưu tiên- Chi phí thay thế- Phân tích ảnh hưởng đến
năng suất sản xuất- Giá trị thiệt hại tránh được
- Các nguồn lợi từ biển có thể mua và bán trực tiếp, có sản phẩm thay thế
được mua bán trên thị trường hay có một giá trị kinh tế được xác định rõ Các lợi ích từ
biển mà con người có thể tạo ra được Các lợi ích từ biển có sự liên kết gần gũi với hoạt
động sản xuất sản phẩm khác Các lợi ích từ biển bảo vệ loài người và các hoạt động
kinh tế.





Sử dụng chi phí thay thế để định giá chức năng bảo vệ hệ sinh thái biển và bờ biển
Rạn san hô, các đầm lầy ven biển và rừng ngập mặn giữ một vai trò rất quan trọng trong
việc bảo vệ đường bờ biển, kiểm soát sự xói mòn, ngăn lũ lụt và bão trên đảo. Giá trị của
chức năng này được tính toán bằng cách áp dụng phương pháp chi phí thay thế. Nếu như
không có hệ sinh thái biển và bờ biển, người ta phải xây dựng các con đê và kè ngăn lũ
để ngăn chặn xóimòn bờ biển và sự phá huỷ cơ sở hạ tầng, và tổng chi phí thực hiện các
hoạt động này chính là ước tính giá trị bảo vệ sinh thái biển và bời biển.
Bảng 3: Các kỹ thuật định lượng chi phí của hệ sinh thái biển và cách áp dụng






Kỹ thuật


Áp dụng



- Giá cả thị trường và sự ưu tiên- Chi phí thay thế- Phân tích ảnh hưởng đến
năng suất sản xuất- Giá trị thiệt hại tính được
- Các nguồn lợi từ biển có thể mua và bán trực tiếp, các sản phẩm thay thế
được mua bán trên thị trường hay có một giá trị kinh tế được xác định rõ Các lợi ích từ
biển mà con người có thể tạo ra được Các lợi ích từ biển có sự liên kết gần gũi với hoạt

động sản xuất sản phẩm khác Các lợi ích từ biển bảo vệ loài người và các hoạt động
kinh tế.




Sử dụng giá cả thị trường để xác định chi phí quản lý vùng bảo tồn biển
Chi phí trực tiếp để bảo tồn cho vùng biển được tính bằng cách phân tích ngân sách hàng
năm của tổ chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Hoang, các cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm về
quản lý các khu bảo tồn. Tổng chi phí nhân viên, thiết bị, cơ sở hạ tầng và bảo trì cho khu
bảo tồn biển này luôn tính được theo giá hiện tại.
Sử dụng năng suất sản xuất để xác định chi phí cơ hội lớn nhất của vùng biển
Chi phí cơ hội phát sinh do giảm bớt các hoạt động khai thác nguồn lợi từ biển ở địa
phương được đánh giá bằng kỹ thuật dùng năng suất sản xuất. Các nguồn lợi từ vùng biển
đóng góp cho thu nhập và sản phẩm tiêu dùng từ các hoạt động đánh cá, câu mực, khai
thác tôm cua sò ốc, hải sâm, sử dụng san hô làm vật liệu xây dựng. Như vậy, chi phí cơ
hội trong việc thành lập vùng bảo tồn biển nơi đây bao gồm cả giá trị không thu được do
hạn chế khai thác tài nguyên biển.
Lượng hóa thiệt hại kinh tế môi trường & hệ sinh thái biển do sự cố dầu tràn
+ Xác định các đối tượng, hợp phần của HST biển chịu tác động:
- Cảnh quan, sinh thái
- Chất lượng nước và trầm tích của HST
- Nơi sinh cư của các loài sinh vật trong các HST
- Bảo tồn và đa dạng sinh học
- Nguồn lợi thuỷ hải sản
- Các giá trị cho văn hoá, giáo dục, nghiên cứu khoa học
- Các lợi ích kinh tế khác (du lịch, dân sinh )
+ Đánh giá mức độ tổn thương của các HST biển
- Suy giảm diện tích phân bố HST và biến dạng cảnh quan sinh thái
- Suy giảm và mất nơi cư trú của các loài sinh vật

- Giảm khả năng quang hợp và hô hấp của hệ
- Gây chết và làm suy giảm đa dạng sinh học
- Thay đổi cấu trúc quần xã và tương quan giữa các nhóm: vi sinh vật, thực vật (thực vật
ngập mặn, rong tảo, cỏ biển), sinh vật phù du (động vật phù du, thực vật phù du), động
vật đáy (thân mềm, giáp xác, da gai, giun v.v.), cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú biển
- Xuất hiện các loài gây hại (địch hại, ký sinh v.v.).
- Mất hoặc suy giảm các chức năng tự nhiên duy trì sinh thái của hệ
- Thay đổi hướng diễn thế tự nhiên và mất cân bằng sinh thái.
Lượng giá các thiệt hại về tài nguyên và nguồn lợi các HST biển

- Tổn thất trực tiếp: Giảm giá trị của các bãi tắm trong các hoạt động phát triển du lịch.
Các thiệt hại kinh tế do đầu tư ứng phó, xử lý hậu quả tràn dầu, Gây ô nhiễm môi trường
và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng sống dựa vào HST biển. Thiệt hại kinh tế trực tiếp
và giảm khả năng nuôi trồng các loài thuỷ sản ven bờ. Suy giảm đa dạng sinh học và các
giá trị đi kèm. Suy giảm nguồn lợi sinh vật sống trong các HST được khai thác thường
ngày.
- Tổn thất gián tiếp: Ngăn cản các hoạt động dân sinh. Làm giảm khả năng định cư, di cư
của các nguồn giống sinh vật từ biển vào. Giảm các nơi sinh cư của các loài sinh vật sống
trong các HST. Giảm giá trị cảnh quan, sinh thái. Các ảnh hưởng do dầu thấm trong đất,
cát, nước ngầm, ảnh hưởng đến các ngư trường đánh bắt liền kề do tác động từ nguồn
giống, dinh dưỡng liên quan.
- Thiệt hại đến các giá trị để dành, lưu tồn: Ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên, thắng cảnh
v.v. Mất dần các giá trị bảo tồn như các nguồn gen quý hiếm, nơi sinh cư của một số sinh
vật biển, tài nguyên thiên nhiên để lại cho thế hệ mai sau (rạn san hô, cỏ biển ). Mất dần
các giá trị lưu tồn của các hệ sinh thái có được từ ý thức lưu tồn tài nguyên dựa trên đức
tin và các giá trị phi vật thể liên quan đến đời sống văn hóa, tâm linh v.v. , các nguồn tài
liệu cho nghiên cứu khoa học, giáo dục, thẩm mỹ, văn hoá.
Lượng giá các thiệt hại về kinh tế
- Thiệt hại đối với ngành Du lịch: ô nhiễm do sự cố tràn dầu ảnh hưởng đến các hoạt
động tham quan du lịch, tiêu tốn chi phí để làm sạch các vùng nước nhiễm dầu…

- Thiệt hại đối với ngành thủy sản: giảm năng suất nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản…
- Thiệt hại đối với ngành nông nghiệp: sự cố tràn dầu gây ra những tác động đến sự lưu
thông của dòng chảy, nước ô nhiễm dầu xâm nhập vào các vùng nước ngọt làm ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng cây nông nghiệp…
- Thiệt hại đối với sức khỏe con người: các sự cố tràn dầu gây ra những tác hại nguy hiếm
đối với sức khỏe của con người như ảnh hưởng đến nguồn nước, ô nhiễm đến chất lượng
không khí khu vực…
- Thiệt hại vật chất cho việc thu gom và xử lý dầu tràn: đây là thiệt hại dễ tính toán được
thông qua các hoạt động vận chuyển, và xử lý dầu tràn của các cơ quan chức năng
Ví dụ: Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục Bảo vệ môi trường trong đợt sự cố tràn dầu
tính đến tháng 6/2007, tổng thiệt hại do ô nhiễm dầu là 76.897,201 triệu đồng, trong đó
chi phí thu gom vận chuyển là 1.210,714 triệu đồng; chi phí xử lý là 73, 830 triệu đồng.
Đặc biệt ngành du lịch đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ô nhiễm dầu với tổng thiệt hại
lên tới 44.958,387 triệu đồng, tiếp đến là ngành thủy sản là 28.436,450 triệu đồng và
nông nghiệp là 1.612,000 triệu đồng… Chưa có thống kê thiệt hại về môi trường và sức
khỏe.
Sự cố dầu tràn thường gây ra hậu quả nghiêm trọng về môi trường, do vậy khoản đền bù
rất lớn. Ngày nay, sự hoàn trả các thiệt hại về môi trường đã trở thành thông lệ quốc tế.
Số tiền hoàn trả sẽ chỉ được tính cho những khoản như sau:
* Chi phí đã bỏ ra để ứng cứu sự cố, như ngăn dầu, gom dầu, xử lý dầu cặn
* Bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức, cá nhân bị hại trực tiếp do sự cố xảy
ra (thí dụ đối với việc nuôi trồng, đánh bắt hải sản, làm muối hay các hoạt động sản xuất
nông nghiệp khác ).
* Bồi thường cho việc suy giảm môi trường sinh thái tự nhiên.
* Hỗ trợ chi phí cho công tác khảo sát, làm căn cứ để đánh giá thiệt hại về môi trường.

×