Kế hoạch truyền thông giáo dục sức
khỏe tháng 4
1.
Các vấn đề cần quan tâm về vệ sinh ăn uống. Vận động tuyên
truyền lợi ích của việc tẩy giun.
2.
Giá trị dinh dưỡng của các loại sữa.
Cách sử dụng các loại sữa, hướng dẫn cách làm sữa chua (yaourt).
3.
Phòng bệnh cảm khi thời tiết thay đổi đột ngột (nắng và mưa)
4.
Phòng và xử lý khi trẻ có chấy (chí).
5.
Tuyên truyền và hưởng úng ngày “Thế giới không hút thuốc lá”.
6.
Hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường từ 29/
4 đến 6/5.
7.
Hưởng ứng ngày sữ khoẻ thế giới 7/4 (ngày thành lập Tổ chức Y tế
thế giới WHO 7/4/48)
Lợi ích của việc tẩy giun
Khi con bạn bị bệnh, bé thường có những biểu hiện như sốt, ho, sổ mũi,
biếng ăn,… khiến bạn phải chú ý và đưa bé đi khám bệnh. Nhưng nếu bị nhiễm
giun bé chẳng có triệu chứng gì đặc biệt cả cho đến một ngày kia, bạn cảm thấy
có vẻ bé không lên cân, hoặc đêm bé trăn trở không ngủ được vì ngứa hậu mộn,
hoặc bé đi tiêu ra giun, ói ra giun… Khi đó, bạn mới biết con mình đã bị nhiễm
giun và vội đi mua thuốc tẩy giun cho bé.
Điều kiện vệ sinh ở nước ta còn kém, trứng và ấu trùng giun vung vãi khắp
nơi trong không khí. Các em bé hay lê la nghịch đất cát, mút tay, hoặc cầm nắm đồ
ăn khi tay bẩn (dơ) nên tỷ lệ trẻ em ở nông thôn và trẻ thường bị nhiễm nhiều loại
giun cùng một lúc.
Nhiễm giun, trẻ bị rối loạn tiêu hóa, làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh
dưỡng, mặt khác, lại còn phải chia bớt phần thức ăn cho những vị khách không
mời này nên các bé sẽ chậm lớn, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém vì thế dễ mắc
bệnh nhiễm khuẩn khác. Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật,
tắc ruột hay ở các bé gái khi giun kim cái ra hậu môn đẻ trứng có thể bò sang bộ
phận sinh dục gây viêm nhiễm.
Để tránh hoặc giảm tình trạng nhiễm giun sán cho bé, cần chú ý phòng
ngừa là hơn cả:
●
Tập cho bé thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Bản
thân người lớn cũng phải chú ý việc này, nhất là trước khi chuẩn bị đồ ăn và
cho bé ăn.
●
Vệ sinh ăn uống: nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, ăn rau đã
nấu chún, các loại trái cây nên gọt vỏ sau khi rửa.
●
Vệ sinh thân thể: thường xuyên cắt móng tay cho bé, rửa hậu môn
bằng xà phòng tắm sau mỗi lần bé đi tiêu, không cho bé đi tiêu bừa bãi,
không để bé ở truồng hay mặc quần xẻ đáy.
●
Ở nông thôn, cần bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước.
Không để bé bò lê la, nghịch đất cát.
●
Định kỳ 6 tháng cho bé uống thuốc tẩy giun một lần và nhắc lại sau
đó 3 tuần. Nếu trong nhà có một thành viên bị nhiễm giun kim, nên tẩy giun
cho cả nhà.
Giá trị dinh dưỡng của các loại sữa:
Giá trị dinh dưỡng của sữa
Canxi - một nguyên tố đảm bảo cho sự vững chắc của răng và xương là một
loại khoáng chất dồi dào nhất trong cơ thể con người. Đối với một phụ nữ nhu cầu
hàng ngày là 1000mg, còn ở nam giới là 900 mg. Nguồn cung cấp canxi tốt nhất là
sữa và các sản phẩm có sữa, bởi vì sự có mặt của phốt pho tạo điều kiện cho việc
đồng hóa canxi. Có nhiều loại sữa như sữa bò, sữa dê và sữa cừu Và bạn biết gì
về các loại sữa này?
1. Sữa bò: Chứa 119mg canxi/100g và 63 Kcal/100g. Đó là loại sữa "nhẹ"
nhất. Sữa bò thường được dùng cho trẻ em. Ngày nay, nó dễ bị đánh bại bởi sữa
chua và phomát.
2. Sữa dê - 120 mg canxi/100g. Hàm lượng canxi có trong sữa dê cũng tương
đương với lượng canxi có trong sữa bò và lượng cao có trong sữa dê cũng cao hơn
một chút so với sữa bò (65 Kcal/100g).
3. Sữa cừu - 183mg canxi/100g. Hàm lượng canxi của sữa cừu là cao nhất
và đó cũng là loại sữa "giàu" nhất: Lượng chất béo của sữa cừu gấp lần 2 lần sữa
bò và cung cấp 100 Kcal/100g.
I. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG :
Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Protein sữa rất quí về thành
phần axit amin cân đối và có độ đồng hóa cao.
1. Protein .
Prôtit sữa bao gồm: Casein, lactoalbumin và lactoglobulin. Sữa bò, sữa trâu,
sữa dê thuộc loại sữa casein vì lượng casein chiếm > 75% tổng số protein. Sữa
mẹ thuộc loại sữa albumin (casein dưới 75 %). Casein là một loại photphoprotit.
Casein có đủ tất cả các axit amin cần thiết, đặc biệt có nhiều Ly sin là một axit
amin rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. Trong sữa tươi, casein ở dưới dạng
muối canxi (caseinat canxi) dễ hòa tan. Khi gặp axit yếu casein sẽ kết tủa do sự
tách các liên kết của casein và canxi. Lactoalbumin khác với casein là không chứa
photpho nhưng có nhiều lưu huỳnh làm cho sữa có mùi khó chịu . Vì vậy sữa chỉ
được phép tiệt trùng ở nhiệt độ thấp kéo dài ( phương pháp Pasteur).
2. Lipit: Lipit sữa có giá trị sinh học cao vì:
- ở trong trạng thái nhũ tương và có độ phân tán cao.
- Có nhiều axit béo chưa no cần thiết.
- Có nhiều photphatit là một photpho lipit quan trọng
- Có độ tan chảy thấp và dễ đồng hóa.
Tuy vậy so với dầu thực vật, lượng axit béo chưa no cần thiết trong mỡ sữa
còn thấp hơn nhiều.
3. Gluxit. Gluxit sữa là laetoza, một loại đường kép, khi thủy phân cho 2
phân tử đường đơn là galactoza và glucoza. Lactoza trong sữa bò là 2,7-5,5% sữa
mẹ là 7%, tuy vậy không ngọt vì độ ngọt của lactoza kém sacaroza 6 lần.
4. Chất khoáng. Sữa có nhiều Ca, K, P vì vậy sữa là thức ǎn gây kiềm.
Canxi trong sữa đồng hóa rất tốt vì nó dưới dạng liên kết với casein
(caseinat canxi). Sữa là nguồn thức ǎn cung cấp canxi quan trọng đối với trẻ em.
Mỗi ngày chỉ cần cho trẻ uống 0,5 lít sữa đã đủ nhu cầu canxi cho trẻ (500mg/
ngày). Sữa là thức ǎn thiếu sắt, vì vậy từ tháng thứ nǎm trẻ c.ẩn được ǎn thêm
nước rau quả .
5. Vitamin. Trên thực tế có thể coi sữa là nguồn cung cấp vitamin A, B1,
B2, còn các vitamin khác không đáng kể.
Ngoài các thành phần dinh dưỡng trên, trong sữa còn có thêm các chất khí,
men, nội tố và chất mầu. Trong sữa non (3 ngày đầu mới sinh) của các bà mẹ còn
có một lượng kháng thể miễn dịch Iga giúp cho đứa trẻ chống lại các bệnh nhiễm
khuẩn trong những ngày đầu mới ra đời. Vì vậy các bà mẹ cần cho con bú ngay
sau khi sinh.
Hướng dẫn cách làm sữa chua:
Sữa chua (hay yaourt) là thức ăn chế biến bằng cách cho sữa lên men chua
lactic. Trong quá trình lên men, casein trong sữa đông đặc, khuẩn lactic phát triển .
Món sữa chua này du nhập từ châu Âu, ngày nay rất phổ biến ở nước ta. Người ta
có thể làm sữa chua bằng sữa tươi, sữa bột hay sữa đặc có đường.
Vật liệu
- Sữa
- Khuẩn lactic: lactobacillus hay streptocaccus thermophilus. Nếu không có
khuẩn thuần chủng thì dùng một ít sữa chua làm giống.
Cách làm
Dùng s
ữ
a
đặ
c: 1 lon sữa đặc, 1 lon sữa bò nước sôi, 2 lon sữa bò nước nấu
chín để nguội, 1 hũ sữa chua cái, hũ đựng yaourt.
Khui hộp sữa đặc cho vào thau và đổ vào 1 lon sữa bò nước sôi rồi khuấy
lên cho đều. Đổ tiếp thêm 2 lon sữa bò nước lã nấu chín để nguội. Hũ yaourt cái
đổ ra tô, quậy cho tan đều, và đổ vào thau sữa, quậy lại cho đều. Múc hỗn hợp
trên đổ vào các hũ đựng và đậy nắp lại cho chặt. Tiếp đó đặt các hũ này vào 1 cái
nồi to hơn.
Nấu 1 ấm nước nóng khoảng 70
o
C và chế nước này vào cho nước ngập tới
cổ của những hũ yaourt. Sau đó dùng nắp đậy kín nồi đựng, để 4 giờ cho yaourt
đặc. Xếp các hũ này vào tủ lạnh.
Dùng s
ữ
a t
ươ
i: Khử trùng, hớt bỏ chất béo nổi trên mặt sữa tươi (nhiều
chất béo làm mặt sữa chua không mịn). Đun nóng ở khoảng 80
o
C trong một phút
rồi hạ nhiệt xuống còn 50
o
C, nhớ khuấy đều. Sau đó mới cho men.
Nếu ủ ấm quá lâu thì sữa chua quá, khó ăn. Nếu đậy kín lúc còn nóng thì
hơi nước đọng lại, rớt xuống làm mặt sữa chua không nhẵn. Thời hạn dùng sữa
chua là vài ngày. Để lâu nó sẽ tách thành lớp: Phần nước và phần lactoserum, ở
dưới, còn khối đọng asein nổi ở trên, gọi là sữa vữa.
Công dụng
Sữa chua là thực phẩm hỗ trợ vì nó có nhiều chất bổ dưỡng và dễ hấp thụ
vào máu. Nó lại dễ tiêu và kích thích tiêu hoá. Cơ thể hấp thụ sữa chua nhiều hơn
gấp 3 lần sữa tươi, nên dùng cho người bệnh vừa mới khỏi, suy nhược, biếng ăn.
Tốt nhất với trẻ suy dinh dưỡng và người lớn tuổi.
Sau thời gian trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, tạp khuẩn ruột bị xáo trộn
nên mắc bệnh tiêu chảy phân sống. Chứng bệnh này rất phổ biến do lạm dụng
thuốc kháng sinh. Chỉ cần dùng sữa chua một tuần lễ là khỏi (mỗi ngày 3 ly)
Lạm dụng thuốc acid (trị đau bao tử) làm cho men sinh thối từ ruột già
trồi lên ruột non. Bụng lình bình, ì ạch khó chịu, chứng này rất thường gặp. Nên
ăn sữa chua để phục hồi tính acid ở ruột non, đồng thời cũng đẩy men sinh thối
xuống ruột già
Có thể dùng sữa chua cho người bệnh đái đường vì nó có ít chất bột và làm
giảm cơn khát.
Một số trường hợp tiêu chảy của trẻ em có thể trị bệnh bằng sữa chua. Cơ
thể bị bệnh có thể do tính acid của sữa chua hoặc men lactic tái tạo quân bình tạp
khuẩn ruột, làm giảm viêm ruột.
Phòng và xử lý trẻ có chấy
Một cháu bé sạch sẽ vẫn có thể lây chấy của các cháu khác, các cháu có
chấy hay gãi đầu vì bị ngứa. Nhìn kỹ vào tóc của các cháu, bạn sẽ thấy các trứng
chấy nhỏ, tròn, mầu xám bám vào tóc.
Hãy gội đầu hàng ngày cho cháu bằng các chất thuốc chống chấy bán ở hiệu
thuốc trong 5 ngày liền. Hãy dùng xà phòng gội kỹ lại, chải tóc bằng lược bí (có
răng lược khít).
Nhúng lược vào dấm nóng để chải rồi lấy khăn sạch trùm lên tóc các cháu
một hồi lâu.
Thay và giặt áo gối, khăn trải giường và quần áo mỗi ngày cho các cháu!
Phòng bệnh cảm khi thời tiết thay đổi đột ngột
Trong một ngày nhiệt độ lên xuống khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe
mọi người, nhất là trẻ em. Vào thời điểm giao mùa như hiện nay, tình trạng
trẻ mắc bệnh hô hấp gia tăng mạnh
Lứa tuổi bị viêm phổi tập trung chủ yếu vào các cháu dưới 1 tuổi. Nguyên
nhân chính làm lượng bệnh nhân nhập viện giá tăng do thời tiết những ngày vừa
qua chuyển từ khí hậu lạnh, khô hanh, gió lạnh sang nóng và thay đổi trong một
ngày rất thích hợp cho vi khuẩn phát triển nhanh, đặc biệt là siêu vi trùng. Trong
khi đó hệ hô hấp của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, các mạch máu còn mỏng khi tiếp
xúc với vi khuẩn dễ dàng bị chúng tấn công gây bệnh
Trẻ mắc bệnh đường hô hấp tăng mạnh, đặc biệt là cảm cúm. Đây là
bệnh lây truyền nhanh chóng trong cộng đồng qua không khí hoặc qua tiếp
xúc. Tần suất mắc bệnh hàng năm là 5-15% ở người lớn và 15-42% ở trẻ em.
Hiện nhiều cha mẹ chủ quan với cúm nhưng trên thực tế, đây được coi là
bệnh nặng nhiều biến chứng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.Trong đó, đối
với trẻ em, cúm có thể gây ra từ 30-40% trường hợp viêm tai giữa. Bà mẹ mang
thai ở 3 tháng đầu bị cúm có thể gây quái thai hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi
●
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh biến chứng và liên quan
đến cúm. Tỷ lệ trẻ nhập viện do bệnh cúm cao nhất là ở trẻ em dưới 2 tuổi. Vào
thời điểm giao mùa như hiện nay, nhiều bậc phụ huynh chủ quan trong việc ăn
mặc của con cái như mặc quá ấm đến khi trời nắng trẻ toát mồ hôi dễ bị cảm,
viêm phổi
Khi thời tiết đột ngột trẻ em rất dễ bị mắc bệnh cảm cúm với các biểu hiện
viêm đường hô hấp trên, viêm mũi, viêm mũi họng, viêm thanh quản, khí phế
quản. Triệu chứng khi trẻ bị cảm cúm là nhức đầu, nóng sốt, ho, sổ mũi, kèm theo
buồn nôn, kéo dài khoảng 2 tuần
Biện pháp tốt nhất là giữ ấm cho trẻ, giữ vệ sinh thân thể, có chế độ ăn
uống hợp lý, tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa được sự chỉ dẫn
của bác sĩ. Một trong những biện pháp cũng nên áp dụng là cho trẻ tiêm vắc-xin
ngừa cúm.
Hiện nay, trên thị trường đã có vắc-xin phòng cúm có thành phần kháng
nguyên của các chủng virus cúm A/H3N2, A/H1N1 và B như Vixagrip của Aventis
Pasteur. Những loại vắc-xin này có thể phòng ngữa bệnh cúm, đặc biệt ở các bệnh
nhân có nguy cơ mắc các biến chứng phối hợp. Chỉ cần 1 liều duy nhất thì sau khi
tiêm 2 tuần thuốc sẽ có tác dụng bảo vệ với thời gian 1 năm.
Các bậc phu huynh có thể đưa trẻ đi tiêm tại các Trung tâm y tế địa phương,
các phòng khám của các bệnh viện.