Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Hợp đồng bảo hiểm_Bài Thuyết trình Môn Luật Kinh Doanh Dịch vụ tài chính_Thầy Nguyên _UEH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.79 KB, 27 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
MƠN LUẬT KINH DOANH DỊCH VỤ TÀI CHÍNH_ UEH
Mục lục

A. Hợp

đồng bảo hiểm

1. Khái

quát về hợp đồng bảo hiểm

2. Giao

kết hợp đồng bảo hiểm

3. Quyền
4. Sửa

đổi, chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

B. Điều
I. Hợp

tiết pháp lý đối với các loại bảo hiểm

đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

1. Khái
2. Đặc


và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm

niệm hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

trưng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

3. Nội

dung quy định của pháp luật đối với hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự

3.1. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
3.2. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
3.3. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
3.4. Sự kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
3.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân
sự
3.5.1 Việc lựa chọn giao kết hợp đồng bảo hiểm
3.5.2. Phí bảo hiểm
3.5.3. Trả tiền bảo hiểm
1
3.5.4
Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm
II. Hợp

đồng bảo hiểm tài sản


1. Khái
2. Đặc

3. Vai

niệm của hợp đồng bảo hiểm tài sản

điểm của hợp đồng tài sản

trò và ý nghĩa của hợp đồng bảo hiểm tài sản

4. Những

vấn đề pháp lý chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
tài sản.

4.1 Xác định việc bồi thường
4.2 Hình thức bồi thường
4.3 Giám định tổn thất
4.4 Bảo lưu và chuyển quyền yêu cầu đòi người gây thứ 3 gây thiệt hại cho
doanh nghiệp bảo hiểm
4.5 Các quy định về an toàn
III. Hợp

đồng bảo hiểm con người

1. Khái

niệm về hợp đồng bảo hiểm con người

2. Những
3. Quy


đặc trưng cơ bản của bảo hiểm con người

định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người

Phân biệt 3 loại hợp đồng

Câu hỏi

2


A. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

1. Khái quát về hợp đồng bảo hiểm
a) Khái niệm: Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm
và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm,
doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi
thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm
(Khoản 1 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 – sửa đổi bổ sung năm
2019)
- Đặc điểm:
+ Hợp đồng bảo hiểm có đặc điểm giúp phân biệt với các hợp đồng khác là
nó có tính chất vơ hình. Tính khơng thể tách rời và cất giữ, nó khơng có tính
đồng nhất và cũng khơng được bảo hộ bản quyền.
+ Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm
với bên mua bảo hiểm.
+ Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng có điều khoản mẫu (hợp đồng gia
nhập), là hợp đồng song vụ có điều kiện và bao giờ cũng thể hiện dưới hình
thức văn bản.
+ Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng có chứa đựng tính chất may rủi.

Nếu khơng tồn tại rủi ro thì khơng có việc giao kết cũng như tồn tại hiệu lực
của hợp đồng bảo hiểm. Do vậy mà yếu tố trung thực của các bên tham gia bảo
hiểm là yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm quyền lợi cho cả người than gia
bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.
- Phân loại hợp đồng bảo hiểm (Căn cứ Khoản 2 Điều 12 Luật Kinh doanh
bảo hiểm 2000 – sửa đổi bổ sung năm 2019):
+ Hợp đồng bảo hiểm con người
+ Hợp đồng bảo hiểm tài sản
+ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
b) Hợp đồng bảo hiểm có một số tính chất chung trong khn khổ những
quy định của luật pháp về hợp đồng dân sự, ngồi ra, nó cịn có một số tính
chất riêng biệt gắn liền với đặc trưng kinh tế - kỹ thuật ngành bảo hiểm. Cụ thể
như sau:
- Hợp đồng bảo hiểm mang tính tương thuận: Hợp đồng bảo hiểm được
thiết lập dựa trên sự chấp thuận của cả đôi bên trên nguyên tắc tự nguyện, bình
đẳng, tự do giao kết trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội.
- Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ: Các bên ký kết đều có quyền và
nghĩa vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Người bảo


hiểm phải đảm bảo cho các rủi ro còn người được bảo hiểm phải trả phí bảo
hiểm.
- Hợp đồng bảo hiểm có tính chất may rủi: Nếu khơng tồn tại rủi ro (sự
kiện bảo hiểm) thì khơng có việc giao kết cũng như tồn tại hiệu lực của Hợp
đồng bảo hiểm.
- Hợp đồng bảo hiểm có tính chất tin tưỏng tuyệt đối: Mối quan hệ giữa
bên mua bảo hiểm và người bảo hiểm được thiết lập trong tình trạng tạo ra rủi
ro cho nhau. Do đó, để tồn tại và có thể thực hiện thì hai bên phải có sự tin
tưởng lẫn nhau. Tính chất tin tưởng tuyệt đối và nguyên tắc trung thực tối đa
chỉ là hai mặt của cùng một vấn đề.

- Hợp đồng bảo hiểm có tính chất phải trả tiền: Mối quan hệ quyền và
nghĩa vụ giữa hai bên thể hiện ở mối quan hệ tiền tệ. Bên mua bảo hiểm có
nghĩa vụ trả tiền phí bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo
hiểm/bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
- Hợp đồng bảo hiển có tính chất gia nhập: Hợp đồng bảo hiểm là một hợp
đồng theo mẫu. Quy tắc bảo hiểm (nội dung chính của Hợp đồng) do người bảo
hiểm soạn thảo trước, bên mua bảo hiểm sau đọc thấy phù hợp với nhu cầu của
mình thì gia nhập vào.
- Hợp đồng bảo hiểm có tính dân sự - thường mại hỗn hợp: Bên mua bảo
hiểm có thể là một thể nhân hoặc pháp nhân dân sự hay thương mại, người bảo
hiểm cũng có thể là một pháp nhân dân sự (hội tương hỗ) hay thương mại
(công ty bảo hiểm). Do đó, mối quan hệ giữa họ, cụ thể là hợp đồng bảo hiểm
sẽ có thể có tính dân sự hay thương mại thuần túy hoặc dân sự - thương mại
hỗn hợp.
c) Nguyên tắc trong bảo hiểm:
- Nguyên tắc trung thực tuyệt đối trong bảo hiểm
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối được áp dụng trong quá trình kê khai thông
tin cá nhân của người được bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Đây có thể coi là
nguyên tắc quan trọng nhất bởi đó là cơ sở để cơng ty bảo hiểm đưa ra quyết
định có chấp thuận hay khơng và chi trả những quyền lợi nào.
- Nguyên tắc số đơng bù số ít trong bảo hiểm
Hoạt động của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm thương mại nói riêng đều
theo ngun tắc số đơng bù số ít, đây là nguyên tắc cơ bản nhất của bảo hiểm.
Khi nhiều người trong một cộng đồng có cùng rủi ro, cùng tham gia đóng góp
vào quỹ dự trữ tài chính do doanh nghiệp bảo hiểm quản lý để chia sẻ và hỗ trợ
tài chính kịp thời cho ai đó khơng may mắn nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất mà
người đó phải chịu.


- Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm

+Theo Khoản 9, Điều 3, Luật kinh doanh bảo hiểm: Quyền lợi có thể được
bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản;
quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm.
+Và theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm
đã phân tách rõ giữa quyền lợi có thể được bảo hiểm của hiểm con người và
bảo hiểm tài sản. Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm con người là
quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng và các quyền lợi khác đối với người
được bảo hiểm, nếu được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận hoặc pháp luật có
quy định. Cịn trong bảo hiểm tài sản là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền
sử dụng, quyền tài sản đối với đối tượng bảo hiểm.
-Nguyên tắc Khoán: Nguyên tắc khoán được hiểu là số tiền chi trả của
công ty bảo hiểm cho người tham gia được ấn định trước trong hợp đồng bảo
hiểm. Nguyên tắc khoán áp dụng trong hầu hết các sản phẩm bảo hiểm con
người trong đó có bảo hiểm nhân thọ.
- Nguyên tắc bồi thường: Nguyên tắc bồi thường được hiểu là sự bù đắp
thiệt hại của doanh nghiệp bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra nhằm khắc phục hậu
quả cho người tham gia.
- Nguyên tắc nguyên nhận gần: Nguyên nhân gần là nguyên nhân tích cực
đủ sức gây ra sự vận hành một chuỗi các sự cố dẫn đến một kết quả khơng bị
một lực từ bên ngồi nào can thiệp vào, mà lực ấy có nguồn gốc độc lập, mới,
phát sinh và hoạt động tích cực.
2. Giao kết hợp đồng bảo hiểm
a. Chủ thể giao kết hợp đồng bảo hiểm
- Bên bảo hiểm: là doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt đọng
theo quy định của pháp luật để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm (căn cứ Điều
3.5 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 – sửa đổi bổ sung năm 2019).
- Bên tham gia bảo hiểm: là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng mua bảo
hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm có thể đồng thời là
người được bảo hiểm và người được thụ hưởng bảo hiểm (căn cứ Điều 3.6 Luật
kinh doanh bảo hiểm 2000 – sửa đổi bổ sung 2019).

b. Hình thức và nội dung của hợp đồng bảo hiểm
- Hình thức của hợp đồng bảo hiểm: Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam
quy định hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết
hợp đồng bảo hiểm là Giấy chứng nhận bảo hiểm, Đơn bảo hiểm, điện báo,
telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định (căn cứ Điều 14 Luật
kinh doanh bảo hiểm 2000 – sửa đổi bổ sung 2019).


- Các nội dung chính của hợp đồng bảo hiểm: Theo Điều 13 Luật kinh
doanh bảo hiểm 2000 – sửa đổi bổ sung 2019, bao gồm các nội dung sau:
+ Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được
bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
+ Đối tượng bảo hiểm;
+ Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
+ Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
+ Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
+ Thời hạn bảo hiểm;
+ Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
+ Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
+ Các quy định giải quyết tranh chấp;
+ Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
Ngoài những quy định trên, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung
khác do các bên tự thoả thuận.
c. Trình tự giao kết hợp đồng bảo hiểm
Trình tự giao kết hợp đồng là q trình mà trong đó các bên chủ thể bày tỏ
ý chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến để đi đến thỏa thuận trong việc cùng
nhau làm xác lập những quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau. Trình tự này
gồm hai giai đoạn
- Đề nghị giao kết hợp đồng Điều 390.1 BLDS 2015 quy định: Đề nghị
giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng

buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới
công chúng (bên được đề nghị).
Để đảm bảo quyền lợi cho bên được đề nghị,Điều 390.2 BLDS 2015 quy
định Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên
đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề
nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được
giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Bên đề nghị có thể rút lại hoặc hủy bỏ yêu cầu trong trường hợp:
+ Bên được đề nghị chưa nhận được đề nghị
+ Bên đề nghị nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đề nghị và điều
kiện đó đã đến.
- Chấp nhận giao kết hợp đồng
Điều 396 BLDS 2015 quy định Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự
trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao


kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập
giữa các bên.
- Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng Điều 400 BLDS 2015
Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thơng báo chấp nhận
giao kết hợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với
thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
- Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp
đồng:
+ Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân;
được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
+ Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề
nghị;
+Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các

phương thức khác.
-Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng 392 BLDS 2015
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp
đồng trong trường hợp sau đây:
+Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề
nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
+ Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề
nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát
sinh.
+Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.
Qua tìm hiểu trên, rút ra được trình tự giao kết hợp đồng bảo hiểm bao gồm
các bước:
- Bước 1: Bên mua bảo hiểm đề nghị được bảo hiểm;
- Bước 2: Bên mua bảo hiểm kê khai Giấy yêu cầu bảo hiểm;
- Bước 3: Doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá rủi ro;
- Bước 4: Doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm;
- Bước 5: Ký kết Hợp đồng bảo hiểm, cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm
và/hoặc Đơn bảo hiểm;
- Bước 6: Tái tục hợp đồng bảo hiểm
d. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu và hậu quả


Căn cứ Điều 15 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 – sửa đổi bổ sung 2019.
Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết
hoặc khi có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên
mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong
hợp đồng bảo hiểm.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm
* Bên bảo hiểm (Điều 17 Văn bản hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm
12/VBHN-VPQH)

- Quyền:
+Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
+ Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên
quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
+ Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại
khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 35 và khoản 3 Điều 50 của
Luật này;
+ Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường
cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm
bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong
hợp đồng bảo hiểm;
+ Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn
thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan;
+ Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo
hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với
tài sản và trách nhiệm dân sự;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ:
+ Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;
+ Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm
ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
+ Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho
người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
+ Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi
thường;
+ Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba
đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.


* Bên mua bảo hiểm (Điều 18 Văn bản hợp nhất Luật kinh doanh bảo
hiểm 12/VBHN-VPQH)
- Quyền:
+ Được lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua
bảo hiểm.
+ Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo
hiểm, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm.
+ Điều 19, khoản 1 điều 20 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
+ Yêu câu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng
hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo
hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
+ Chuyển nhượng hợp đồng theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc
theo quy định của pháp luật.
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ:
+ Đóng phí bảo hiểm đấy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thoả thuận
trong hợp đồng bảo hiểm;
+ Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo
hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
+ Thông báo những trường hợp có thể có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát
sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện
hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm;
+ Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết về việc xảy ra sự kiện bảo
hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
+ Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của luật
này và của pháp luật có liên quan;
4. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng bảo hiểm

- Sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm: Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp
bảo hiểm có thể thoả thuận sửa đổi, bổ sung phí bảo hiểm, điều kiện, điều
khoản bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Mọi sửa đổi, bổ
sung hợp đồng bảo hiểm đều phải được lập thành văn bản (căn cứ Điều 25 Luật
kinh doanh bảo hiểm 2000 – sửa đổi bổ sung 2019).
- Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm: Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng
theo quy định tại Điều 420 của Bộ Luật Dân sự 2015, theo Điều 23 Luật Kinh
doanh bảo hiểm 2000 – sửa đổi bổ sung 2019, hợp đồng bảo hiểm còn chấm
dứt trong các trường hợp sau:
+ Bên mua bảo hiểm khơng cịn quyền lợi có thể được bảo hiểm;
+ Bên mua bảo hiểm khơng đóng đủ phí bảo hiểm hoặc khơng đóng phí
bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các
bên có thoả thuận khác; + Bên mua bảo hiểm khơng đóng đủ phí bảo hiểm
trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo
hiểm.


- Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm(căn cứ Điều 24
Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 – sửa đổi bổ sung 2019).
+ Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo hiểm
khơng cịn quyền lợi bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hồn lại phí bảo
hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo
hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí
hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
+ Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm do bên mua không đóng
phí hoặc khơng đóng phí theo thời hạn thỏa thuận, bên mua bảo hiểm vẫn phải
đóng đủ 75 phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Tuy
nhiên, quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.
+ Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm do bên mua khơng đóng
đủ phí trong thời gian gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu

trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra
trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo
hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Tuy nhiên, quy định này cũng không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con
người.
+ Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường
hợp khác được thực hiện theo quy định của Bộ Luật Dân sự và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.

B. ĐIỀU TIẾT PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CÁC LOẠI BẢO HIỂM

I. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là sự thoả thuận bằng văn bản
giữa bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) với bên tham gia bảo hiểm (tổ
chức, cá nhân), theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thực hiện trách
nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba thay cho bên được bảo hiểm
nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, cịn bên
tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm.
2. Đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
- Đối tượng: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người tham gia bảo hiểm
đối với bên thứ ba.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự thường được thực hiện dưới hình thức bắt
buộc
- Phương thức bảo hiểm có thể là có hoặc khơng có giới hạn.


3, Nội dung quy định pháp luật đối với hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
dân sự
Hợp đồng bảo hiểm trách nghiệp dân sự được quy định từ điều 52 đến điều

57 Luật Kinh doanh bảo hiểm
 Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự:

Điều 52 quy định Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là
trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy
định của pháp luật. Khác với hợp đồng bảo hiểm con người và hợp đồng bảo
hiểm tài sản, thì đối trượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang
tính trừu tượng hơn vì ta khơng thể nhìn thấy hay cảm nhận được. Hiểu đơn
giản thì đó chính là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường. Hơn nữa trách nhiệm
là bao nhiêu lại không xác định được ngay ở lúc tham gia bảo hiểm. Mức độ
thiệt hại thường xác định dựa trên mức độ lỗi của người gây ra và mức độ thiệt
hại của bên thứ ba
 Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm

- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu
cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho
người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm.
- Người thứ ba khơng có quyền trực tiếp u cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả
tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. (Điều 53).
 Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm (Điều 55)

-Trong phạm vi số tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người
được bảo hiểm những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được
bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba.
- Ngoài việc trả tiền bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh
nghiệp bảo hiểm cịn phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh
chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba và lãi phải trả cho người thứ ba do
người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh nghiệp
bảo hiểm.
-Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 1 và

khoản 2 Điều này không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả
thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.


-Trong trường hợp người được bảo hiểm phải đóng tiền bảo lãnh hoặc ký quỹ
để bảo đảm cho tài sản không bị lưu giữ hoặc để tránh việc khởi kiện tại tồ án
thì theo u cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực
hiện việc bảo lãnh hoặc ký quỹ trong phạm vi số tiền bảo hiểm.
Ngoài ra doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thay mặt bên mua bảo hiểm để
thương lượng với người thứ ba về mức độ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp
có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.( Điều 56) và doanh nghiệp bảo
hiểm có thể bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm hoặc cho người thứ
ba bị thiệt hại (Điều 57)

II.

Hợp đồng bảo hiểm tài sản

1. Khái niệm của hợp đồng bảo hiểm tài sản
Hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là
tài sản ( bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền
tài sản ( Theo Điều 40 Luật KDBH năm 2000)). Hợp đồng bảo hiểm taì sản
được giao kết để đối phó với hậu quả do rủi ro gây ra đối với tài sản của người
được bảo hiểm
2. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản
Do sự khác biệt về đối tượng bảo hiểm, bảo hiểm tài sản có những đặc
điểm riêng:
+ Quyền bảo hiểm tài sản của người tham gia bảo hiểm: quyền bảo hiểm
tài sản cho phép một người giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản để đảm bảo cho
tài sản mà họ có lợi ích ở đó. Quyền này của một chủ thể phát sinh trên cơ sở

tồn tại một mối liên hệ về quyền lợi giữa người đó với tài sản.Theo nguyên tắc
quyền bảo hiểm tài sản, bất cứ ai khi có quyền lợi có thể được đảm hiểm trong
tài sản thì đều có quyền mua bảo hiểm để đảm bảo cho quyền lợi đó của mình.
Theo khoản 9 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 được sửa đổi bổ sung
2010 thì quyền lợi có thể được bảo hiểm trong tài sản thể hiện và phát sinh từ
mối quan hệ về quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng và quyền tài sản mà bên
mua bảo hiểm có trong đối tượng tài sản bảo hiểm.
+ Tính bồi thường trong bảo hiểm tài sản: bảo hiểm tài sản tuân thủ theo
nguyên tắc bồi thường, theo đó, những thiệt hại mà rủi ro gây ra đối với tài sản
của người được bảo hiểm sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường, tuy
nhiên bên được bảo hiểm trong bất kì trường hợp nào cũng khơng thể nhận
được một khoản tiền cao hơn thiệt hại thực tế mà người đó phải gánh chịu. Bảo


hiểm tài sản là một loại hình bảo hiểm đối với thiệt hại, nó nhằm đảm bảo cho
người được bảo hiểm có tình hình tài chính ổn định như thể rủi ro khơng xảy
ra. Mục đích của bảo hiểm rài sản chính là khơi phục lại (càng sát càng tốt) tình
trạng như trước khi xảy ra rủi ro chứ khơng phải tạo cơ hội cho người được bảo
hiểm tham gia hợp đồng bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, do đó số tiền bồi
thường của doanh nghiệp bảo hiểm ln tương ứng với thiệt hại thực tế của tài
sản.
Điều kiện để người được bảo hiểm có thể được bồi thường là phải xảy ra sự
kiện bảo hiểm và có thiệt hại thực tế. Việc bồi thường của doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ căn cứ trên cơ sở tính tốn mức thiệt hại thực tế, trong trường hợp xảy
ra rủi ro nhưng khả năng bị thiệt hại khơng xuất hiện thì doanh nghiệp bảo
hiểm không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường của mình.
+ Giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng bảo
hiểm tài sản: giới hạn trách nhiệm là mức trách nhiệm cao nhất của bên bảo
hiểm đối với người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro. Giới hạn
trách nhiệm bảo hiểm được thể hiện dưới hình thức một số tiền bảo hiểm nhất

định ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Trong các hợp đồng bảo hiểm tài sản, số
tiền bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm
giao kết hợp đồng. Vì vậy giá trị thực tế của tài sản chính là mức cao nhất của
số tiền bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm có thể nhỏ hơn( Hợp đồng bảo hiểm tài sản
dưới giá trị), có thể bằng ( Hợp đồng bảo hiểm trùng) nhưng tuyệt đối không
được vượt quá giá trị thực tế của tài sản ( Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá
trị). Vì người tham gia bảo hiểm khơng có quyền lợi đối với phần số tiền bảo
hiểm vượt quá giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm nên phần vượt quá giá trị
trong hợp đồng bảo hiểm tài sản sẽ khơng có hiệu lực. ( Theo Điều 42, 43, 44
Luật KDBH )
+ Quyền thế quyền của doanh nghiệp bảo hiểm: ( Điều 49 Luật KDBH)
Trong quan hệ bảo hiểm tài sản, doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã bồi thường
cho người được bảo hiểm, có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hồn khoản tiền
mà mình đã trả nếu người đó có lỗi gây ra sự kiện bảo hiểm. Như vậy, doanh
nghiệp bảo hiểm được thế quyền người được bảo hiểm truy địi lợi ích đối với
người thứ ba khi người này gây thiệt hại cho người được bảo hiểm. Luật không
cho phép người được bảo hiểm đồng thời yêu cầu người bảo hiểm trả tiền bảo
hiểm hợp đồng bảo hiểm đã kí kết đồng thời tự mình truy địi người thứ ba bồi
thường cho mình trừ trường hợp đối với những phần thiệt hại không được bảo
hiểm. Ngược lại, do mối liên hệ chặt chẽ giữa bồi thường và việc thế quyền,
bên bảo hiểm không được phép yêu cầu người thứ ba bồi hoàn nhiều hơn số
tiền bồi thường mà họ đã chi. Như vậy nguyên tắc bồi thường khiến cả bên bảo
hiểm và bên được bảo hiểm đều không thể thu lợi từ việc thực hiện quyền của
mình.
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện việc thế quyền trên cơ sở đảm bảo các
điều kiện sau:


+ Việc xảy ra sự kiện bảo hiểm là do người thứ ba gây nên
+ Sự kiện bảo hiểm đó nằm trong phạm vi bảo hiểm

+ Doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường
+ Không chịu trách nhiệm bảo hiểm do hao mòn tự nhiên hoặc do bản
chất vốn có của tài sản ( Điều 45 Luật KDBH) Doanh nghiệp bảo hiểm không
chịu trách nhiệm trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất do hao
mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận
khác trong hợp đồng bảo hiểm
+ Số tiền bảo hiểm tài sản do bên mua yêu cầu cho bên bán đối với tài sản
( Điều 41 Luật KDBH )
3.Vai trò và ý nghĩa của hợp đồng bảo hiểm tài sản
Hợp đồng bảo hiểm tài sản được thiết lập nhằm cung cấp sự đảm bảo về tài
chính cho người mua bảo hiểm trong trường hợp bị thiệt hại liên quan tới tài
sản như bị hư hỏng hay tổn thất bởi việc xảy ra một sự kiện bảo hiểm. Mặt
khác, hợp đồng bảo hiểm tài sản còn có ý nghĩa to lớn trong việc phân chia rủi
ro giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm
xảy ra. Vì đối tượng mà hợp đồng bảo hiểm tài sản trực tiếp bảo vệ không phải
là tài sản (với tư cách là đối tượng bảo hiểm) mà là quyền lợi tài chính mà bên
mua bảo hiểm có trong đối tượng tài sản đó.
Thực tế, hợp đồng bảo hiểm được thiết lập với mục đích là cung cấp đảm
bảo tài chính cho bên tham gia bảo hiểm để có thể giải quyết, khắc phục hậu
quả thiệt hại xảy ra khi có sự kiện bảo hiểm. Thông qua hợp đồng bảo hiểm,
đối tượng được bảo hiểm sẽ được bảo hiểm một cách gián tiếp theo yêu cầu của
doanh nghiệp bảo hiểm để hạn chế rủi ro hoặc hạn chế thiệt hại khi có rủi ro.
Ví dụ: hợp đồng bảo hiểm tài sản với rủi ro cháy cho một ngơi nhà, thì mặc
dù ngơi nhà đó chính là đối tượng tài sản bảo hiểm, là đối tượng trực tiếp bị đe
dọa và bị tổn thất, phá hủy khi xảy ra cháy, nhưng bản chất và vai trị của hợp
đồng bảo hiểm được cấp ra khơng phải là bảo hiểm hay bảo vệ trực tiếp cho
bản thân ngôi nhà hay các vật liệu tạo nên ngôi nhà đó (đối tượng bảo hiểm),
mà hợp đồng bảo hiểm tài sản cung cấp sự bảo vệ cho quyền lợi của bên mua
bảo hiểm có trong ngơi nhà đó.
Bản chất và chức năng của hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp này sẽ

cung cấp đảm bảo tài chính cho bên mua bảo hiểm để có thể giải quyết, khắc
phục hậu quả, thiệt hại sau khi cháy, sửa chữa lại hay xây ngôi nhà mới. Chức
năng bảo vệ tài sản thông qua việc giao kết hợp đồng bảo hiểm chỉ được thể
hiện một cách gián tiếp qua việc thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế
tổn thất của doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể khuyến
nghị bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp phòng tránh để đảm bảo an toàn
cho tài sản, cũng như trực tiếp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, trang bị các phương
tiện phòng tránh làm giảm thiểu khả năng xảy ra tổn thất cho đối tượng tài sản.


Tại bất kì thời điểm nào, sự an tồn về tài sản cũng bị đe dọa bởi các yếu tố
rủi ro luôn tiềm ẩn bởi các hiện tượng thiên tai bất khả kháng như bão, lũ lụt,
động đất, núi lửa…cũng có thể do bất cẩn của con người như cháy nổ, va
đập…gây ra những thiệt hại thì việc tham gia bảo hiểm tài sản có vai trị quan
trọng trong nền kinh tế nói riêng và cuộc sống hàng ngày nói chung. Thông qua
việc trả tiền bồi thường, cung cấp sự trợ giúp hữu hiệu về tài chính cho Bên
mua bảo hiểm trước những rủi ro tổn thất, nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn
định đời sống, sản xuất kinh doanh thì bảo hiểm tài sản ngày càng được quan
tâm của các cá nhân, tổ chức kinh doanh. Hơn nữa với sự phát triển, mở rộng
đa dạng các loại hình bảo hiểm tài sản hiện nay như: bảo hiểm hàng hóa vận
chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không;
bảo hiểm thân tàu biển; bảo hiểm vật chất xe cơ giới; bảo hiểm thân máy bay;
bảo hiểm cháy nổ; bảo hiểm nhà tư nhân; bảo hiểm xây dựng và lắp đặt; bảo
hiểm dầu khí; bảo hiểm nơng nghiệp (cây trồng và vật ni); bảo hiểm tín dụng
và rủi ro tài chính; bảo hiểm gián đoạn kinh doanh… Bảo hiểm tài sản ngày
càng thể hiện vai trò quan trọng và không thể thiếu trong mọi lĩnh vực đời sống
xã hội, sản xuất, kinh doanh.
Các thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm gắn với các sự kiện rủi ro bất ngờ
trong tương lai, được thực hiện ngược với chu trình sản xuất kinh doanh bình
thường, ở đó bên mua bảo hiểm khi đã trả trước phí bảo hiểm thì chỉ nhận được

cam kết bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, có vẻ như vơ hình, và khơng thể
định trước được chất lượng. Việc mua bán sản phẩm bảo hiểm khơng mang tính
“ngang giá”. Người mua thì phải trả tiền ngay (phí bảo hiểm) nhưng lại khơng
nhận được ngay từ thời điểm đó các cam kết tài chính của doanh nghiệp bảo
hiểm. Các cam kết này chỉ được thực hiện khi xảy ra những sự kiện nhất định
trong hợp đồng (bảo hiểm nhân thọ); hoặc khi xảy ra những rủi ro bất ngờ, gây
thiệt hại về người và tài sản, hay làm phát sinh trách nhiệm của bên mua bảo
hiểm.
4. Những vấn đề pháp lý chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm tài sản
4.1 Xác định việc bồi thường
Căn cứ bồi thường dựa vào Điều 46 Luật KDDV
- Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được
bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại
thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có
thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Chi phí để xác định giá thị trường và
mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.
- Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo
hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong
hợp đồng bảo hiểm.
- Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người
được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phịng, hạn chế tổn thất và


những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ
dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
4.2 Hình thức bồi thường
Về hình thức bồi thường căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật KDDV 2000
Có 3 hình thức chính sau :
+ Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;
+ Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;

+ Trả tiền bồi thường.
- Ngoài ra khi giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm không
thỏa thuận được hình thức bồi thường thì sẽ chọn hình thức trả bằng tiền
( khoản 2 Điều 47 Luật KDDV 2000)
-Và sau khi bồi thường bằng hình thức thay thế tài sản thiệt hại bằng tài sản
khác hay bồi thường bằng tiền thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể thu hồi tài sản
bị thiệt hại. ( khoản 3 Điều 47 Luật KDDV 2000)
4.3 Giám định tổn thất ( Điều 48 Luật KDDV 2000)
- Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được
doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền thực hiện việc giám định tổn thất để xác định
nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp
bảo hiểm chịu.
- Trong trường hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ
tổn thất thì có thể trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thoả
thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp các bên không thoả
thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được
u cầu Tồ án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ
định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt
buộc đối với các bên.

4.4 Bảo lưu và chuyển quyền yêu cầu đòi người gây thứ 3 gây thiệt hại cho
doanh nghiệp bảo hiểm
Là nghĩa vụ có tính đặc thù phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm tài sản. Khi có
sự kiện xảy ra do lỗi của bên thứ 3, bên mua bảo hiểm được doanh nghiệp bảo
hiểm bồi thường thì bên mua bảo hiểm khơng có quyền địi bên thứ 3 bồi
thường thêm cho mình hoặc xóa bỏ nghĩa vụ cho bên thứ 3 không phải thực


hiện nghĩa vụ bồi thường với mình mà phải chuyển quyền yêu cầu đó cho
doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho

doanh nghiệp bảo hiểm, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ 3
bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền chiết khấu số tiền bồi thường
tùy theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm (Điều 49, Luật Kinh doanh bảo
hiểm 2000).
4.5 Các quy định về an toàn ( Điều 50 Luật KDDV 2000)
- Người được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa
cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật
có liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn
cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp
dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro.
- Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp
bảo đảm an tồn cho đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền
ấn định một thời hạn để người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu
hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn khơng được thực hiện
thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương đình
chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo
đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm
hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lưu ý: Trong trường hợp xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm không được từ
bỏ tài sản được bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định hoặc các bên có
thoả thuận khác.

III. Hợp đồng bảo hiểm con người
1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm con người
Bảo hiểm con người là loại bảo hiểm có mục đích chi trả những khoản
tiền đã thỏa thuận trước cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng bảo
hiểm, trong trường hợp xảy ra những sự kiện tác động đến chính bản thân
người được bảo hiểm. Những rủi ro này là tai nạn, bệnh tật, ốm đau, tử vong,

tuổi già và những bấp bênh khác về tuổi thọ con người. Khi những sự kiện
này xảy ra tác động đến người được bảo hiểm, người bảo hiểm không tham
gia một cách trực tiếp vào việc khắc phục hậu quả của chúng. Sự can thiệp
của người bảo hiểm chính là việc thanh toán một số tiền, một khoản trợ cấp


được ấn định trên hợp đồng bảo hiểm. Khoản trợ cấp này có thể được thanh
tốn cho người được bảo hiểm hoặc là người người khác - người thụ hưởng,
tùy vào từng loại hình bảo hiểm và mục đích ký kết hợp đồng bảo hiểm của
người tham gia.
Như vậy, chỉ những thiệt hại về con người mới là đối tượng của hợp đồng
bảo hiểm con người. Tuy nhiên có những rủi ro khi xảy ra không gây thiệt hại
cho con người cũng vẫn là đối tượng của bảo hiểm con người. Chẳng hạn
trong trường hợp người ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đến một lứa tuổi
nhất định sẽ nhận số tiền bảo hiểm.

2. Những đặc trưng cơ bản của bảo hiểm con người
- Đối tượng của bảo hiểm con người là tính mạng, sức khỏe, khả năng lao
động và tuổi thọ con người.

- Không thể xác định được giá trị của đối tượng bảo hiểm; do đó số
tiền bảo hiểm được các bên thoả thuận trước trong hợp đồng.
- Bảo hiểm con người tuân thủ nguyên tắc khoán

- Khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm con người chi trả không phải
là khoản tiền bồi thường thiệt hại như trong bảo hiểm tài sản mà là để thực
hiện cam kết trong hợp đồng để đổi lấy phí bảo hiểm của bên mua bảo
hiểm

3. Quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người

Hợp đồng bảo hiểm con người được quy định từ điều 31 đến điều 39
Luật kinh doanh bảo hiểm (LKDBH).
- Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người
Điều 31, LKDBH quy định đối tượng của loại hợp đồng này là tuổi thọ,
tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người. Bên mua bảo hiểm có thể mua bảo
hiểm cho bản thân, vợ, chồng, bố, mẹ, con cái, anh chị em ruột và những
người khác nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm. Không
được giao kết hợp đồng đối với người đang mắc bệnh tâm thần, việc giao kết
hợp đồng với người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ,
người giám hộ.
- Căn cứ trả tiền bảo hiểm con người


Điều 33, Luật KDBH quy định trong bảo hiểm tai nạn con người doanh
nghiệp phải trà tiền bảo hiểm cho người thị hưởng trong phạm vi số tiền bảo
hiểm. Trong bảo hiểm sức khỏe thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo
hiểm cho người được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm căn cứ vào
chi phí khám chữa.
Doanh nghiệp không trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết do
tự tử, chết do bị kết án tử hình hoặc do lỗ cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc
người thụ hưởng.
- Bảo hiểm nhân thọ: Điều 34, luật KDBH quy định bên mua có nghĩa vụ
thơng báo chính xác tuổi của mình vào thời điểm giao kết hợp đồng, trong
trường hợp thông báo sai tuổi làm giảm số phí phải đóng thì doanh nghiệp
u cầu bên mua đóng bổ dung hoặc giảm số tiền bảo hiểm tương ứng với số
phí bảo hiểm đã đóng.
Bên mua thì có thể đóng một hoặc nhiều lần theo thời hạn thỏa thuận
(Điều 35).
Ngồi ra, luật cịn quy định doanh nghiệp bảo hiểm khơng được kiện địi
bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm trong trường hợp bên mua bảo hiểm

khơng đóng hoặc đóng khơng đủ phí bảo hiểm (Điều 36) và khơng được u
cầu người thứ ba bồi hồn trong trường hợp người được bảo hiểm chết, bị
thương tật hoặc đau ốm do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba
(Điều 37). Luật còn quy định trường hợp giao kết hợp đồng bảo hiểm con
người cho trường hợp chết và quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo
hiểm không phải trả tiền bảo hiểm.


Bảng Phân biệt 3 loại hợp đồng

Tiêu chí

HĐBH tài sản

Tài sản bao gồm vậ
Đối tượng

quyền tài sản.

Thời hạn bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm
theo.


Thanh toán bồi thường

Là loại bồi thường v

hiểm,thực tế tổn thấ

và mức miễn trách n


Trách nhiệm với người thứ 3

Trong quá trình thự
chuyển quyền yêu

cầu người thứ ba bồ
thường theo mức độ

BÀI TẬP
A Nhận định đúng sai:
Câu 1: Hợp đồng bảo hiểm không cần phải lập thành văn bản.
Câu 2: Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh
nghiệp bảo hiểm chỉ cần bồi thường một phần và không phải trả tiền bảo hiểm
khi xẩy ra sự kiện bảo hiểm.
Câu 3: Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản khơng rõ ràng thì
điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm.
Câu 4. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.


Câu 5: Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đâu :
Bản thân bên mua bảo hiểm ;Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;
Anh, chị, em ruột; người có quan hệ ni dưỡng và cấp dưỡng.
Câu 6: Trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo
hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có
quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng.

Câu 7: Trong mọi trường hợp, số tiền bồi thường mà DN bảo hiểm phải

trả cho người được bảo hiểm đều không vượt quá số tiền bảo hiểm.
Câu 8: Trong bảo hiểm con người, nếu bên mua bảo hiểm khơng đóng hoặc
đóng khơng đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm được khởi kiện địi bên
mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm.
Câu 9: Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm
khơng cịn quyền lợi có thể được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách
nhiệm hồn lại 50% phí bảo hiểm bên mua bảo hiểm đã đóng cho tồn bộ hợp
đồng bảo hiểm.
Câu 10: Khi nào bên mua bảo hiểm bị thiệt hại thì doanh nghiệp bảo hiểm phải
bồi thường đúng với số tiền bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng.

B. Trắc nghiệm :
Câu 1: Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng bảo hiểm về :
A. Hợp đồng bảo hiểm con người :
B. Hợp đồng bảo hiểm tài sản:
C. Hợp đồng bảo hiểm Trách nhiệm dân sự.
D. Tất cả loại hợp đồng bảo hiểm trên.

Câu 2: Trường hợp nào không áp dụng loại trừ trách nhiệm bảo hiểm :
A. Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý.
B. Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thơng báo cho

doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm..
C. Cả a và b đều đúng


D. Khơng có câu đúng.
Câu 3: Khơng được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết
của những người nảo :
A. Người dưới 18 tuổi.

B. Người đang mắc bệnh tâm thần.
C. Cả a và b đều đúng.
D. cả a và b đều sai.

Câu 4: Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản , chọn câu đúng nhất:
A. Tiền.

B. Vật có thực.
C. Quyền tài sản.
D. Vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.

Câu 5: Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận
giữa:
A. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm
B. Doanh nghiệp bảo hiểm và đại lý bảo hiểm
C. A,B đúng
D. A, B sai

Câu 6: Khoản tiền mà bên mua bảo hiểm đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo
thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm là:
A. Phí bảo hiểm.
B. Số tiền bồi thường.
C. Giá trị bảo hiểm.


D. Số tiền bảo hiểm.

Câu 7: Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm không thực
hiện bảo hiểm cho tổn thất nào sau đây:
A. Người được bảo hiểm bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn trong thời hạn bảo


hiểm.
B. Người được bảo hiểm bị chết trong thời hạn bảo hiểm.
C. Người được bảo hiểm sống đến hết thời hạn bảo hiểm.
D. Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.

Câu 8: Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm kể từ thời điểm phát sinh
tranh chấp là:
A. 1 năm

B. 2 năm
C. 3 năm
D. 4 năm
Câu 9 : Các loại hình thức bồi thường giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp
bảo hiểm có thể thỏa thuận :
A. Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;
B. Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;
C. Trả tiền bồi thường.
D. Tất cả ý trên.
Câu 10: Hợp đồngg bảo hiểm trùng là khi bên mua giao kết HĐBH với bao
nhiêu doanh nghiệp bảo hiểm cho cùng một đối tượng với cùng điều kiện bảo
hiểm:
A. Hai.
B. Từ hai trở xuống.
C. Khơng có đáp án đúng.


×