Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Phân tích lợi ích và chi phí của dự án đầu tư lưới điện khu công nghiệp ba sao tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 138 trang )

TĨM TẮT
Phát triển kinh tế khơng thể khơng nhắc đến vai trò của nguồn điện phục vụ sản
xuất đây là nhân tố quan trọng để tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh. Giá cả dịch
vụ và chất lượng điện cung ứng ổn định là động lực quyết định để thu hút các doanh
nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư, mở rộng sản xuất, đặc biệt tại các Khu công nghiệp.
Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp,
Công ty Điện lực Đồng Tháp dự kiến đầu tư dự án cung cấp điện cho Khu công nghiệp
Ba Sao. Hiện Công ty đang chuẩn bị triển khai hoàn thành nguồn và hệ thống lưới
điện với tổng mức đầu tư dự kiến là 180,853 triệu đồng bằng nguồn vốn vay của Quỹ
Đầu tư phát triển Tỉnh và vốn tự có của Cơng ty.
Sử dụng phương pháp phân tích lợi ích và chi phí trên cơ sở loại trừ rủi ro, kết
quả phân tích Dự án đầu tư lưới điện Khu công nghiệp Ba Sao về mặt tài chính theo
quan điểm tổng đầu tư cho thấy giá trị hiện tại ròng NPVfTIP = 152.813,87 triệu đồng
hay mang lại lợi nhuận ròng là 152.813,87triệu đồng.
Tương tự kết quả phân tích kinh tế và xã hội trên quan điểm nền kinh tế cho
thấy giá trị hiện tại kinh tế ròng của dự án bằng 760.596,05 triệu đồng, suất sinh lời
nội tại kinh tế thực bằng 41,91% cao hơn suất chiết khấu kinh tế thực là 8% và giá trị
ngoại tác của dự án là 1.523.923 triệu đồng. Chứng tỏ Dự án có tính khả thi về mặt
kinh tế, xã hội, khi thực hiện sẽ đem lại lợi ích rịng cho tồn bộ nền kinh tế là
760.596,05 triệu đồng.
Kết quả phân tích cũng cho thấy, với xu thế giá điện có thể được điều chỉnh
theo giả định tính trung bình của các năm qua thì dự án cũng đạt hiệu quả về mặt tài
chính. Từ những kết quả phân tích bằng phương pháp B/C cho thấy đầu tư dự án là
thực sự có tính khả thi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng
Tháp. Thơng qua kết quả phân tích, tác giả cũng đưa ra những kiến nghị nhằm góp
phần tăng tính khả thi của dự án hơn nữa bằng những thay đổi về cách thức cung cấp
dịch vụ của ngành điện tỉnh Đồng Tháp.

xi



SUMMARY

Economic development cannot fail to mention the role of electricity sources for
production, which is an important factor to organize production and business
processes. Stable service prices and electricity supply quality are the decisive drivers
to attract businesses inside and outside the province to invest and expand production,
especially in industrial zones.
Implementing the economic development policy of the People's Committee of
Dong Thap province, Dong Thap Power Company plans to invest in a project to
supply electricity to Ba Sao Industrial Park. Currently, the Company is preparing to
complete the power grid source and system with a total estimated investment of VND
180,853 million with the loan of the Provincial Development Investment Fund and
the Company's own capital.
Using the method of benefit and cost analysis on the basis of risk elimination,
the analysis results of the Ba Sao Industrial Park power grid investment project
financially from the point of view of total investment show present value Net
NPVfTIP = VND 152,813.87 million or net profit of VND 152,813.87 million.
Similar to the results of socio-economic analysis from the economic point of
view, the net economic present value of the project is equal to 760,596.05 million
VND, the real economic internal rate of return is 41.91% than the actual economic
discount rate of 8% and the external value of the project is 1,523,923 million VND.
Proving that the project is economically and socially feasible, when implemented, it
will bring a net benefit to the entire economy of VND 760,596.05 million.
The analysis results also show that, with the electricity price trend which can be
adjusted up according to the average assumption of the past years, the project will
achieve higher financial efficiency. From the analysis results by B/C method, the
project investment is really feasible, contributing to promoting socio-economic
development of Dong Thap province. Through the analysis results, the author also
gives recommendations to contribute to increasing the feasibility of the project further
by changes in the way of service delivery in Dong Thap province.


xii


MỤC LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI ................................. Error! Bookmark not defined.i
LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ viii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... ix
TÓM TẮT ................................................................................................................ xi
MỤC LỤC: ............................................................................................................ xiii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................. xvii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................. xviii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... xix
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... xvii
1. Lý do nghiên cứu.....................................................................................................1
2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan.......................................................................1
2.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu phương pháp CBA ...............................1
2.2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận văn .....................3
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
5. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................6
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................6
7. Ý nghĩa và hạn chế của đề tài nghiên cứu ...............................................................6
8. Bố cục của đề tài nghiên cứu ..................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ LƯỚI ĐIỆN .........................8
1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp ...............................................8
1.1.1. Hiện trạng kinh tế, xã hội tỉnh Đồng Tháp ...............................................8
1.1.2. Định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn năm

2020 – 2025 .......................................................................................................10
xiii


1.1.3. Điều kiện tự nhiên tỉnh Đồng Tháp ........................................................18
1.2. Hiện trạng phát triển điện tỉnh Đồng Tháp ...............................................19
1.3. Dự án đầu tư lưới điện Khu công nghiệp Ba Sao, tỉnh Đồng Tháp.........26
1.3.1 Giới thiệu chung về Dự án: ......................................................................26
1.3.2. Các cơ sở pháp lý ....................................................................................30
1.3.3. Địa điểm xây dựng dự án ........................................................................31
1.3.4. Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng của dự án.............................................34
1.3.5. Nguồn vốn và tiến độ thực hiện dự án ....................................................37
CHƯƠNG 2..............................................................................................................39
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN ...................................................39
2.1 Phát triển Lưới điện Khu công nghiệp.......................................................39
2.1.1. Khái quát Khu cơng nghiệp ....................................................................39
2.1.1.1. Khu cơng nghiệp là gì? ........................................................................39
2.1.1.2. Vai trị của khu cơng nghiệp ................................................................39
2.1.1.3. Các loại hình khu công nghiệp .............................................................40
2.1.2. Lưới điện Khu công nghiệp ....................................................................41
2.1.2.1. Lưới điện là gì? ....................................................................................41
2.1.2.2. Cấu tạo của Lưới điện ..........................................................................41
2.1.2.3. Chính sách đầu tư phát triển lưới điện Khu công nghiệp ....................43
2.1.3. Ứng dụng công nghệ trong phát triển lưới điện ......................................43
2.1.4 Tác động của dự án phát triển lưới điện khu công nghiệp .......................44
2.1.5. Xu hướng phát triển lưới điện Khu công nghiệp ....................................46
2.1.5.1. Xu hướng phát triển lưới điện KCN theo công nghệ cao ....................46
2.1.5.2. Xu hướng phát triển lưới điện KCN theo hướng thân thiện ................47
2.2. Mơ hình phát triển Lưới điện KCN theo Phân tích lợi ích - chi phí ......47
2.2.1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................47

2.2.2. Lịch sử hình thành ...................................................................................48
xiv


2.2.3. Ý nghĩa ....................................................................................................50
2.3. Thực nghiệm phát triển dự án lưới điện KCN theo phân tích lợi ích - chi
phí .........................................................................................................................50
2.3.1. Trong nước ..............................................................................................50
2.3.2. Ngồi nước ..............................................................................................53
2.4. Xây dựng mơ hình Phân tích Lợi ích – Chi phí dự án lưới điện KCN....56
2.4.1. Thiết kế mơ hình .....................................................................................56
2.4.2. Quy trình phân tích..................................................................................57
2.4.3. Khung phân tích ......................................................................................58
2.4.4. Kế hoạch phân tích ..................................................................................59
CHƯƠNG 3..............................................................................................................63
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ LƯỚI ĐIỆN......................63
3.1 Các giả định và thông số mô hình cơ sở của dự án ....................................63
3.2 Kết quả phân tích tài chính mơ hình cơ sở của dự án ..............................71
3.2.1. Kết quả phân tích tài chính trên quan điểm tổng đầu tư .........................71
3.2.2. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư (EPV) ...............72
3.3 Phân tích rủi ro..............................................................................................73
3.3.1 Phân tích độ nhạy 1 chiều ........................................................................73
3.3.2 Phân tích độ nhạy 2 chiều ........................................................................75
3.3.3. Phân tích tình huống của dự án theo giá điện .........................................76
3.3.4. Phân tích mơ phỏng Monte Carlo ...........................................................76
3.4. Nhận định ......................................................................................................79
CHƯƠNG 4..............................................................................................................81
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ LƯỚI ĐIỆN KHU
CƠNG NGHIỆP BA SAO, TỈNH ĐỒNG THÁP VỀ KHÍA CẠNH KINH
TẾ XÃ HỘI, MƠI TRƯỜNG.................................................................................81

4.1 Các giả định và thơng số mơ hình cơ sở ......................................................81
xv


4.1.1. Xác định suất chiết khấu kinh tế .............................................................81
4.1.2. Thời gian phân tích kinh tế .....................................................................81
4.1.3 Xác định phí thưởng ngoại hối ................................................................81
4.2 Xác định hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế ..........................81
4.2.1 Xác định giá kinh tế của điện ...................................................................81
4.2.1.1. Xác định giá điện kinh tế của các đối tượng khác ...............................83
4.2.1.2. Xác định giá điện kinh tế của dự án .....................................................85
4.2.2 Xác định hệ số chuyển đổi của chi phí .....................................................85
4.3 Kết quả phân tích kinh tế của dự án ...........................................................86
4.4 Phân tích phân phối ......................................................................................87
4.5 Tác động của dự án đến môi trường ...........................................................88
CHƯƠNG 5..............................................................................................................90
NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ ....................................................................................90
5.1. Khảo sát ý kiến các bên liên quan ..............................................................90
5.2. Kết luận nghiên cứu .....................................................................................91
5.3. Một số kiến nghị ...........................................................................................91
5.3.1 Sự thay đổi về chủ trương, chính sách của Nhà nước..............................91
5.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Đồng Tháp ....................................................91
5.3.3. Kiến nghị đối với Công ty Điện lực Đồng Tháp .....................................92
5.3.4. Kiến nghị đối với các Doanh nghiệp trong KCN, các khách hàng sử
dụng điện ...........................................................................................................94
PHẦN KẾT LUẬN ..............................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................96
CÁC PHỤ LỤC ...................................................................................................98

xvi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBA : Cost-benefit analysis
CPĐT: Chi phí đầu tư
DCS: Hệ thống điều khiển tích hợp
GTGT: Giá trị gia tăng
GIS: Cơng cụ tập hợp những quy trình dựa trên máy tính
HMI: Dao diện máy tính
KCN: Khu cơng nghiệp
NLTT: Năng lượng tái tạo
UBND: Ủy ban nhân dân
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
SCADA: Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu
QLDA: Quản lý dự án

xvii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Bản đồ KCN tỉnh Đồng Tháp
Hình 1.2. Phân vùng phụ tải tỉnh Đồng Tháp
Hình 1.3. Bản đồ hành chính xã Ba Sao
Hình 1.4. Mặt bằng bố trí thiết bị trong nhà điều hành dự kiến
Hình 2.1. Nhà máy điện Khu cơng nghiệp cơng nghệ cao Kulim (KHTP)
Hình 2.2. Khu cơng nghiệp WA – Australia; Lưới điện mặt trời microgrid
Hình 2.3. Dự án cấp điện KCN Long Đức
Hình 2.4. Thiết bị của dự án chống quá tải điện KCN Đại Đăng

Hình 2.5. CBA và quá trình hoạch định chính sách
Hình 2.6. Lợi ích dùng điện từ máy phát điện
Hình 2.7. Dùng điện từ nguồn năng lượng mặt trời
Hình 3.1. Ngân lưu tài chính của dự án
Hình 3.2. Ảnh hưởng của nguồn vốn đầu tư
Hình 3.3. Tỉ lệ thất thoát điện ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
Hình 3.4. Phân bổ xác suất ngân lưu tài chính theo quan điểm tổng đầu tư
Hình 3.5. Phân bổ xác suất ngân lưu tài chính theo quan điểm chủ đầu tư

xviii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Chỉ tiêu kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp
Bảng 1.2. Khu công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
Bảng 1.3. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện năng, GRDP và hệ số đàn hồi tỉnh
Bảng 1.4. Chỉ tiêu tiêu thụ điện để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp
giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 1.5. Chỉ tiêu tiêu thụ điện dự kiến để phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng
Tháp giai đoạn 2020 – 2025
Bảng 1.6. Đặc điểm kỹ thuật các tuyến đường dây 220-110kV
Bảng 1.7. Các thông số kỹ thuật của các trạm 220 - 110kV (tính đến tháng
12/2019)
Bảng 1.8. Kết quả tính tóan cân bằng phụ tải vùng I
Bảng 1.9. Khối lượng quản lý lưới điện và khách hàng của PCĐT
Bảng 1.10. Bảng khai thác công suất của dự án
Bảng 1.11. Mức tiêu chuẩn và thiết bị
Bảng 1.12. Tiến độ thực hiện dự án
Bảng 3.1. Bảng số liệu lạm phát

Bảng 3.2. Bảng giá chi phí đóng cắt điện
Bảng 3.3. Bảng tổng mức đầu tư
Bảng 3.4. Bảng giá mua điện từ khâu sản xuất
Bảng 3.5. Chi tiết thí nghiệm các thiết bị điện của dự án
Bảng 3.6. Kết quả phân tích tài chính
Bảng 3.7. Kết quả tính tốn hệ số an tồn trả nợ
Bảng 3.8. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm EPV
Bảng 3.9. Kết quả phân tích độ nhạy theo biến vốn đầu tư
Bảng 3.10. Kết quả phân tích tỉ lệ thất thoát điện ảnh hưởng đến hiệu quả tài
chính
Bảng 3.11. Kết quả phân tích tính tốn độ nhạy theo biến giá điện
Bảng 3.12. Kết quả phân tích độ nhạy 2 chiều
Bảng 3.13. Kết quả phân tích kịch bản theo giá điện
Bảng 4.1. Bảng thông số các đối tượng sử dụng điện
xix


Bảng 4.2. Giá thành 1kwh điện của điện năng lượng mặt trời
Bảng 4.3. Giá điện kinh tế của nguồn điện năng lượng mặt trời
Bảng 4.4. Giá điện kinh tế của máy phát điện Diesel
Bảng 4.5. Giá điện kinh tế của nhà máy nhiệt điện chạy bằng vỏ trấu
Bảng 4.6. Số lượng khách hàng giảm sử dụng nguồn điện KCN
Bảng 4.7. Giá điện kinh tế của dự án VNĐ/kwh
Bảng 4.8. Các hệ số chuyển đổi CF
Bảng 4.9. Kết quả phân tích kinh tế
Bảng 4.10. Ngoại tác của dự án (triệu đồng)

xx



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Khu công nghiệp hay khu chế xuất là mơ hình phát triển tất yếu đối với hầu
hết các quốc gia đang phát triển để trở thành quốc gia cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất với những chính sách hợp lý sẽ tạo điều
kiện để thu hút vốn đầu tư, mở rộng hợp tác, chuyển giao công nghệ cao, góp phần
tạo cơng ăn việc làm, thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội không
chỉ trong vùng mà trên phạm vi cả nước và quốc tế, từng bước tham gia vào phân
công lao động quốc tế và chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên để phát triển được
khu công nghiệp, khu chế xuất điều kiện đặt ra cần thiết phải có một kết cấu hạ tầng
kỹ thuật hiện đại, đồng bộ gắn với các cơng trình tiện ích cơng cộng phù hợp. Trong
đó việc tính tốn xây dựng hệ thống cung cấp điện năng và lưới điện hợp lý, hiệu quả
đóng vai trò xương sống, trụ cột quyết định cho sự phát triển ổn định, bền vững và
lâu dài.
Dự án lưới điện Khu công nghiệp Ba Sao là một trong những mục tiêu trọng
điểm cho kế hoạch phát triển cơng nghiệp hố, hiện đại hố có tầm cỡ khơng chỉ trong
phạm vi tỉnh Đồng Tháp mà còn được dự kiến cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam cả về trước mắt và lâu dài. Vì vậy cần thiết có một đánh giá đầy đủ tác động
trên nhiều mặt liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, đảm bảo mang lại những lợi
ích cân đối hài hồ cho tồn xã hội về lâu dài. Đó là lý do tác giả quyết định chọn đề
tài “Phân tích Lợi ích - chi phí Dự án đầu tư lưới điện Khu công nghiệp Ba Sao,
tỉnh Đồng Tháp” làm hướng nghiên cứu chính cho luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh
tế.

2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan
Đề tài được xây dựng dựa trên việc tổng hợp kết quả các cơng trình nghiên
cứu trong và ngồi nước đối với phân tích B/C và các cơng trình nghiên cứu có liên
quan đến đầu tư phát triển lưới điện như sau:
2.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu phương pháp CBA
Trên thế giới

Theo Massimo Florio (2015) với bài viết “The Use of Ex Post Cost – Benefit
Analysis to Assess the Long - Term Effects of Major Infrastructure Projects”, bàn về
1


việc sử dụng ex post CBA đánh giá lại hiệu quả dự án kết hợp với đánh giá định tính
giữa phân tích hồi cứu và phân tích triển vọng. Nghiên cứu đánh giá những tác động
dài hạn của các dự án cơ sở hạ tầng lớn và thảo luận về một số ý nghĩa phương pháp
và thể chế liên quan đến việc sử dụng CBA. Những thay đổi trong quan điểm so với
dự báo, thông qua lựa chọn kịch bản với tham chiếu phù hợp, như lựa chọn tỷ lệ chiết
khấu xã hội, các yếu tố chuyển đổi... đã kết luận “CBA có thể áp dụng tại các thời
điểm khác nhau trong thời gian thực hiện dự án, từ phân bổ nguồn lực đến tái cấu trúc
dự án, cho đến đánh giá các chính sách”. Sử dụng CBA có thể cải thiện việc đánh giá
trước và sau khi thực hiện dự án bằng cách đẩy nhanh quá trình và thực hiện các hành
động khắc phục nhằm nâng cao hành vi hướng đến kết quả.
Theo Anita Rumeshi Perera (2016) với bài viết “Cost-Benefit Analysis of
Proposed Mini Hydropower Dam in Gatambe, Sri Lanka”, tác giả đã viết về việc xác
định liệu đập thủy điện mini được đề xuất có phù hợp với khu vực sông Gatambe,
sông Mahaweli hay không bằng cách tiến hành phân tích chi phí - lợi ích. Tính tốn
chi phí sẽ được phân loại thành chi phí trực tiếp và gián tiếp trong đó bao gồm chi
phí dự án, chi phí tái định cư và chi phí mơi trường. Vì lợi ích, nó chủ yếu sản xuất
điện trong 30 năm và cơ hội việc làm mới. Ước tính chi phí mơi trường bằng cách
thực hiện khảo sát 100 mẫu trong khu vực dự án. Bài viết này cho thấy các phương
pháp cơ bản của tiến hành nghiên cứu và tác động chung của các dự án liên quan đến
đập. Những phát hiện chính của luận án là có nhiều tác động môi trường ảnh hưởng
nghiêm trọng đến khu vực dự án; kết quả đầu ra của phân tích cho thấy chi phí sẽ cao
hơn lợi ích kinh tế thu được từ dự án, kết luận chúng tôi từ chối tiếp tục dự án.
Theo nhóm nghiên cứu gồm Isabel Azevedo, Xian He, Luis Olmos và JeanMichel Glachant (2013) với bài viết “Cost Benefit Analysis in the Context of the
Energy Infrastructure Package”, các tác giả đã nghiên cứu viêc đẩy nhanh các khoản
đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng cho việc đạt được các mục tiêu chính sách năng lượng

của EU, Ủy ban Châu Âu đã đề xuất một gói Cơ sở hạ tầng năng lượng. Gói này bao
gồm một Quy định mới về hướng dẫn cơ sở hạ tầng năng lượng xuyên châu Âu. Quy
định yêu cầu xây dựng các phương pháp Phân tích Cost-Benefit (CBA) để tạo thuận
lợi cho việc lựa chọn các Dự án có lợi ích chung (PCI).
Tại Việt Nam

2


- Nhìn chung, phân tích lợi ích chi phí vẫn cịn xa lạ với những người làm
chính sách, thậm chí cả giới nghiên cứu học thuật ở các quốc gia đang phát triển. Tại
Việt Nam, nghiên cứu áp dụng CBA vẫn cịn khá hạn chế. Trước năm 2008, mới chỉ
có một số nghiên cứu áp dụng của Bộ Tư pháp, Ban Nghiên cứu của Thủ tướng
(PMRC), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật
Đức (GTZ) (Theo Trung tâm thông tin và dự báo KT-XH). Bên cạnh đó, tài liệu tham
khảo chính thức cũng chưa nhiều, một số trường gần đây mới đưa CBA vào giảng
dạy cho một số chuyên ngành. Trường Đại học Kinh tế TP. HCM có Trần Võ Hùng
Sơn (2003) với cuốn “Nhập mơn phân tích lợi ích – chi phí” biên dịch từ cuốn sách
cùng tên của JA Sinden và DJ Thampapillai.
Một số giáo trình hướng dẫn, có thể kể đến như TS. Nguyễn Thị Xuân Lan
(2017) “Sử dụng phương pháp phân tích lợi ích và chi phí trong đánh giá chính sách
cơng” nội dụng giới thiệu khái niệm CBA; nêu hai lý do để sử dụng CBA; các bước
tiến hành phân tích CBA; cách giải thích lợi ích rịng của chính sách này có thể âm,
nhưng vẫn được thực hiện vì sự thúc đẩy của chương trình an sinh xã hội khác.
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright khá quan tâm đến hướng dẫn phân
tích chi phí – lợi ích cho các quyết định đầu tư trong mơn học Thẩm định đầu tư cơng.
Để xác định chi phí tài chính của vốn đến việc xây dựng ngân lưu, ước tính chi phí
và lợi ích kinh tế của các dự án phát triển, bao gồm đánh giá tác động đối với các bên
liên quan cả về tài chính và kinh tế, thậm chí cả chính trị.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận văn

Trên thế giới
Daniel B. Ndlela, Lawrence Msaba, Johnson A. Oguntola (2012), với đề tài
“Cost-Benefit Analysis for Regional Infrastructure in Water and Power Sectors in
Southern Africa”. Đề tài cho thấy kết quả của một nghiên cứu phân tích về phân tích
lợi ích chi phí (CBA) và các vấn đề và thách thức chính của phát triển cơ sở hạ tầng
khu vực ở tiểu vùng Nam Phi. Báo cáo nhằm thông báo cho những người ra quyết
định và hướng dẫn đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng khu vực trong khu vực SADC
và đưa ra lời khuyên chính sách chung. Báo cáo được chia thành sáu chương: giới
thiệu, phương pháp và ứng dụng phân tích lợi ích chi phí thông thường, các khái niệm
liên quan đến hợp tác khu vực về cơ sở hạ tầng chung trong lưu vực sông xuyên biên

3


giới, nền kinh tế quy mô trong ngành điện SADC, các vấn đề và thách thức trong việc
phát triển năng lượng khu vực và cơ sở hạ tầng nước và một kết luận chung.
Nathan Martinez, Paul Oliver, Adam Trowbridge (2017), với đề tài “CostBenefit Analysis of Off-Grid Solar Investments in East Africa”. Đề tài cho thấy kết
quả sơ bộ từ phân tích lợi ích chi phí này cho thấy các khoản đầu tư của dự án đổi
mới phát triển vào thị trường năng lượng mặt trời Đông Phi đã tạo ra giá trị như thế
nào về lợi ích kinh tế 17 triệu đô la - một trong những thước đo quan trọng nhất để
đánh giá sự phát triển đầu tư vì nó báo hiệu tồn bộ nền kinh tế hoặc trong trường
hợp này là một số nền kinh tế, được hưởng lợi từ các khoản đầu tư của USAID. Hơn
nữa, nhiều tác động thứ yếu của việc hỗ trợ các công ty này thử nghiệm các cải tiến
mới và phương pháp phân phối đã không được ghi nhận trong phân tích này do khó
khăn trong việc xác định phân bổ. Điều này cho thấy giá trị thực của các khoản đầu
tư này có thể cịn lớn hơn.
Tại Việt Nam
Có nhiều đề tài luận văn sử dụng công cụ CBA để phân tích một dự án đầu tư
cơng của nhà nước, nhằm nhận dạng, đo lường và so sánh lợi ích, chi phí về mặt tài
chính và KT-XH của dự án, phân tích đầy đủ các kết quả của một dự án xuyên suốt

từ quan điểm thị trường và quan điểm tư nhân (phân tích tài chính), quan điểm hiệu
quả (phân tích kinh tế) đến quan điểm các nhóm liên quan (phân tích xã hội) để đưa
ra các chính sách giải pháp phù hợp. Có thể kể đến như:
- Phan Ngọc Thảo Vy (2011) với luận văn: “Phân tích lợi ích chi phí Nhà máy
điện đốt trấu Lấp Vị, Đồng Tháp”. Ứng dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí
trong đánh giá thẩm định dự án ra đời vừa góp phần tăng nguồn cung điện vừa giải
quyết lượng trấu dư thừa đang gây ô nhiễm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
- Nguyễn Linh Chi (2015) với luận văn: “Phân tích chi phí lợi ích mở rộng dự
án điện gió Bạc Liêu”, mở rộng thơng tin về lợi ích dự án tạo ra; năng lượng đóng vai
trị quan trọng trong tăng trưởng kinh tế khi nguồn năng lượng không tái tạo cạn kiệt
thì việc đầu tư tìm ra nguồn năng lượng mới thay thế lại thân thiện với môi trường là
vô cùng cần thiết.
- Hồ Thị Diễm Quỳnh (2016), Luận văn: “Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây
dựng hệ thống xử lý nước thải làng bún Vân Cù, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà,
tỉnh Thừa Thiên Huế”, tác giả phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của hệ
4


thống xử lý nước thải làng bún Vân Cù từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về hiệu
quả của hệ thống. Đề xuất những giải pháp nhằm mở rộng mơ hình, nâng cao hiệu
quả dự án trong giai đoạn tới. Đồng thời, góp phần tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng,
là dự án nền thu hút các dự án khác đầu tư vào địa phương từ đó đảm bảo sự phát
triển bền vững của địa phương.
Nhìn chung, đề tài áp dụng CBA để phân tích đánh giá đối với dự án đầu tư
công, đặc biệt đối với các dự án liên quan đến dự án đầu tư lưới điện cho khu công
nghiệp vẫn là một hướng chưa được bàn đến. Trên cơ sở kế thừa từ các kết quả nghiên
cứu đi trước đồng thời khai thác kinh nghiệm đặc thù đối với các dự án đầu tư lưới
điện linh hoạt cho các Khu công nghiệp, khu chế xuất tác giả chọn đây là hướng
nghiên cứu chính với câu hỏi nghiên cứu chủ yếu đặt ra là: “Để đánh giá hiệu quả
một dự án cơng có quy mơ lớn ảnh hưởng lâu dài thì cần đánh giá đầy đủ tác động

trên nhiều mặt liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau đảm bảo mang lại những lợi
ích cân đối hồi hịa cho tồn xã hội về lâu dài hay không ?”

3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát nhằm nâng cao tính khả thi của dự án, đảm bảo dự án có
thể đi vào thực hiện khả thi, mang lại lợi ích cho tồn xã hội
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá lợi ích chi phí về mặt tài chính, chỉ ra rủi ro cũng như điều kiện để
dự án khả thi
+ Đánh giá lợi ích chi phí về mặt kinh tế xã hội, chỉ ra rủi ro cũng như điều kiện
để dự án khả thi
+ Đánh giá lợi ích chi phí về mặt mơi trường chỉ ra rủi ro cũng như điều kiện để
dự án khả thi.
+ Phân phối lợi ích hợp lý cho tồn xã hội, thu hút nguồn vốn tốt với chi phí
vốn hợp lý, sử dụng công nghệ hợp lý.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp CBA là phương pháp chính để đánh giá hiệu
quả của dự án. Tuy nhiên để thực hiện được CBA thì các phương pháp được sử dụng
bổ sung như là các phương pháp định giá, lượng giá các chi phí – lợi ích trên cơ sở
phân tích và tổng hợp các số liệu về cơng suất cung cấp điện của thiết bị điện.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp: Thống kê, tổng hợp.
5


Để thực hiện được nội dung nghiên cứu đề tài sử dụng 2 phương pháp thu nhập
số liệu từ nhiều nguồn khác nhau:
+ Phương pháp trực tiếp: Thu thập tài liệu từ Ban QLDA các Khu công nghiệp
tỉnh Đồng Tháp trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng; Thu thập số liệu đo đạc
về hiện trạng môi trường thực tế của KCN Ba Sao.

+ Phương pháp gián tiếp: Những số liệu gián tiếp là những số liệu thu thập từ
những nguồn khác nhau như số liệu của Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam,
Công ty Tư vấn điện miền Nam, Bộ Công thương, Tổng công ty Điện lực miền Nam,
Công ty cổ phần Tư vấn OCD,….và tài liệu liên quan khác.

5. Câu hỏi nghiên cứu
- Dự án Đầu tư lưới điện Khu cơng nghiệp Ba Sao có ý nghĩa như thế nào đối
với sự phát triển của tỉnh Đồng Tháp và đồng bằng sông Cửu long?
- Nền tảng cơ sở lý luận cho sự phát triển cơ sở hạ tầng điện năng cho các Khu
công nghiệp là gì?
- Làm thế nào để biết được Dự án đầu tư lưới điện Khu công nghiệp Ba Sao là
khả thi về mặt tài chính, Kinh tế xã hội, mơi trường?
- Từ các kết quả trên đưa ra các kiến nghị gì?

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là về tất cả những lợi ích - chi phí có liên quan
đến dự án. Khách thể nghiên cứu là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp sử dụng điện.
Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn về nội dung liên quan đến cấp điện cho Khu
công nghiệp Ba Sao.
Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2021 – 2045 trong đó dự kiến khởi cơng năm 2021
và dự kiến hồn thành đóng điện đưa vào khai thác năm 2022, vòng đời của dự án dự
kiến 25 năm hoạt động tính từ năm 2021 đến năm 2045 nên đề tài phân tích dự án
đến cuối năm 2045.
Phạm vi khơng gian: Đường ĐT 846, ĐT.847, cách trục Quốc lộ N2 khoảng
02km; nằm cạnh kênh Nguyễn Văn Tiếp, kênh Đường Thét thuộc xã Ba Sao, huyện
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

7. Ý nghĩa và hạn chế của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa
- Khái quát hoá cơ sở lý luận về đầu tư, xây dựng quản lý hạ tầng lưới điện

6


- Xác định tính khả thi về mặt tài chính
- Xác định tính khả thi về mặt kinh tế xã hội
- Xác định tính khả thi về mặt mơi trường
- Kết luận nghiên cứu
Những hạn chế của đề tài
Đề tài đã giải quyết được mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu nhưng đề tài vẫn
cịn có một số hạn chế sau:
Chưa lượng hố được hết các lợi ích kinh tế của dự án, các lợi ích như thúc
đẩy phát triển kinh tế của từng ngành nghề khác nhau trong khu vực góp phần vào
việc tăng trưởng kinh tế vẫn chưa được tính tốn do khơng có số liệu và phương
pháp tính tốn do đó chưa xác định đầy đủ.
Chưa xác định được hết sự khơng hài lịng của khách hàng dùng điện với
mức giá và sản lượng điện tiêu thụ đã phù hợp hay chưa.
Một số yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của dự án nhưng vẫn chưa được
thực tế vận hành mà xem xét dựa trên ước lượng sản lượng điện tiêu thụ của doanh
nghiệp do Ban QLDA KCN tính tốn dự kiến.
Trong q trình tính tốn các biến số quan trọng có tác động đến NPV và
IRR của dự án là chi phí đầu tư, tỉ lệ thất thoát điện, lãi suất vay tương lai tăng
giảm chưa có số liệu để nghiên cứu nên các phân phối xác xuất của những biến số
này chỉ mới là sự phân phối xác xuất giả định theo ý chủ quan.

8. Bố cục của đề tài nghiên cứu
Kết cấu của đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
❖ Chương 1. Tổng quan về dự án đầu tư lưới điện Khu công nghiệp Ba
Sao Đồng Tháp.
❖ Chương 2. Cơ sở lý luận phân tích lợi ích chi phí và Khu cơng nghiệp.
❖ Chương 3. Phân tích lợi ích chi phí dự án đầu tư lưới điện Khu công

nghiệp Ba Sao, tỉnh Đồng Tháp về khía cạnh tài chính.
❖ Chương 4. Phân tích lợi ích - chi phí dự án Lưới điện Khu cơng nghiệp
Ba Sao, tỉnh Đồng Tháp về khía cạnh kinh tế xã hội, môi trường.
❖ Chương 5. Nhận xét - Kiến nghị

7


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ LƯỚI ĐIỆN
KHU CÔNG NGHIỆP BA SAO, TỈNH ĐỒNG THÁP

1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp
1.1.1. Hiện trạng kinh tế, xã hội tỉnh Đồng Tháp
Tỉnh Đồng Tháp với sự quyết tâm của các ngành, địa phương, cộng đồng
doanh nghiệp và người dân, tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh tiếp tục phát triển,
trong đó, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,92%. Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành
nông nghiệp đạt được kết quả bước đầu với nhiều mơ hình sản xuất thơng minh mang
lại hiệu quả cao, liên kết sản xuất và tiêu thụ được mở rộng. Các chính sách an sinh
xã hội, chăm lo cho gia đình chính sách được thực hiện chu đáo, kịp thời; nhiệm vụ
giáo dục và đào tạo bảo đảm đạt các chỉ tiêu đề ra.
Các nhiệm vụ về cải cách hành chính, xây dựng chính quyền được quan tâm
thực hiện thường xuyên, nhiều đơn vị sự nghiệp công lập được sắp xếp tinh gọn, giảm
đầu mối; nhiều dịch vụ cơng tiện ích được triển khai để giúp cho cá nhân, tổ chức
thực hiện các thủ tục hành chính thuận lợi; các chỉ số PCI, PAPI, PAR được duy trì
và xếp trong nhóm dẫn đầu cả nước.
Hoạt động hợp tác xã còn yếu, liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo vẫn chiếm
tỷ lệ nhỏ so với sản lượng toàn Tỉnh; hạ tầng và dịch vụ du lịch cịn hạn chế.
Ở lĩnh vực nơng nghiệp, tỉnh Đồng Tháp có những bước phát triển mạnh trên

cơ sở phát huy hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đặc biệt, mơ hình Hội
qn trong nơng nghiệp tiếp tục phát huy hiệu quả trong việc hợp tác, liên kết sản
xuất và tiêu thụ, thể hiện được vai trò kết nối giữa các hộ nông dân với các nhà khoa
học, doanh nghiệp cùng bàn bạc thống nhất áp dụng quy trình sản xuất vào trồng trọt,
chăn ni. Qua đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng khu vực nông – lâm – thủy sản đạt
6.07%, cao nhất từ trước đến nay. Hiện nay, Đồng Tháp đã có 48/119 xã đạt chuẩn
nơng thôn mới.
Đi cùng với phát triển nông nghiệp, du lịch Đồng Tháp trong năm qua được
đánh giá là có nhiều khởi sắc với lượng khách và doanh thu du lịch tăng 16%. Riêng,
8


Tuần lễ du lịch Đồng Tháp được tổ chức tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Gị Tháp
đã thu hút 570 nghìn lượt khách trong và ngồi nước. Đồng Tháp có 10 năm liên tục
nằm trong nhóm các tỉnh thành phố dẫn đầu xếp hạng PCI, có chất lượng điều hành
cao nhất nước. Tính đến hết năm 2018, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mới cho
31 dự án với tổng vốn đăng ký 2.400 tỷ đồng, 2 dự án FDI; cấp giấy phép mới cho
571 doanh nghiệp nâng tổng số doanh nghiệp lên đến 3.600 doanh nghiệp.
Bảng 1.1. Chỉ tiêu kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp
TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

TH 2019

Ư.TH 2020

I


Về kinh tế

1

- Tốc độ tăng trưởng GRDP

%

6,92

7,5

+ Nông - lâm - thủy sản

%

4,93

3,7

+ Công nghiệp - xây dựng

%

8,54

9,0

. Công nghiệp


%

7,79

8,5

. Xây dựng

%

11,99

11,21

+ Thương mại - dịch vụ

%

7,74

9,94

- Giá trị GRDP (giá 2010)

Tỷ đồng

48.257

51.876


+ Nông - lâm - thủy sản

Tỷ đồng

17.102

17.735

+ Công nghiệp - xây dựng

Tỷ đồng

11.765

12.824

. Công nghiệp

Tỷ đồng

9.598

10.414

. Xây dựng

Tỷ đồng

2.167


2.410

+ Thương mại - dịch vụ

Tỷ đồng

19.390

21.318

- GRDP/người (giá thực tế)

Tr. đồng

39,79

44

USD

1.745

1.877

Tỷ đồng

6.535

7.085


%

23,62

24

%

35,9

37

%

50,5

50,0

%

64,1

67,0

2

3
4
5


- Tổng thu NSNN trên địa bàn
- Huy động vốn đầu tư phát triển so với
GRDP
- Tỷ lệ đơ thị hóa

II. Về văn hố - xã hội
6
7

- Tỷ lệ lao động nơng nghiệp trong tổng
số lao động xã hội
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo

9


Đơn vị

TH 2019

Ư.TH 2020

Trong đó, đào tạo nghề

%

46

48,0


- Giảm tỷ lệ hộ nghèo

%

1,5

1,5

%

13,3

13,2

10 - Số giường bệnh/vạn dân

GB

25,5

25,9

11 - Số bác sĩ/vạn dân

BS

8,86

8,9


12 - Tỷ lệ dân số tham gia BHYT

%

81,2

85,8

13 - Số xã đạt tiêu chí xã nơng thơn mới



48

60

%

99

99,5

%

98,6

98,9

%


78

80

%

78,1

79

TT
8
9

Chỉ tiêu

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh
dưỡng

III. Về môi trường
14

15

16

- Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước
hợp vệ sinh
- Tỷ lệ hộ dân thành thị sử dụng nước

sạch
- Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu
gom

17 - Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom

Nguồn Nghị quyết số 287/2019/NQ-HĐND ngày 07/12/ 2019 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Đồng Tháp
1.1.2. Định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Đồng Tháp giai
đoạn năm 2020 – 2025
Hoàn thành mục tiêu đến năm 2020:
Giá trị sản xuất toàn ngành khoảng 52.250 tỷ đồng (giá năm 2010); sản phẩm
chủ yếu: sản lượng lúa đạt trên 3 triệu tấn (có 80% lúa chất lượng cao), 235.000 tấn
trái cây, 168.000 tấn bắp, 25.500 tấn mè, 13.170 tấn đậu nành, 378.000 tấn rau đậu
các loại, 700 ha hoa kiểng; 100.000 con bò, 780.000 con heo, 8,5 triệu con vịt,
105.000 tấn thịt hơi xuất chuồng; 618.000 tấn thuỷ sản ni (cá tra 540.000 tấn); có
50% xã và 02 đơn vị cấp huyện đạt tiêu chí nơng thơn mới; thu nhập của dân cư nông
thôn gấp 1,8-2,0 lần so với năm 2015; tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch, hợp
vệ sinh 97,5%.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khoảng 101.278 tỷ đồng (giá năm 2010);
sản phẩm chủ yếu: thuỷ sản đông lạnh đạt 300.000 tấn, thức ăn thuỷ sản 2,0 triệu tấn,
10


gạo xay xát, lau bóng 2,6 triệu tấn, bánh phồng tôm 18.000 tấn, sản phẩm may mặc 7
triệu sản phẩm, thuốc viên các loại 4.000 triệu viên, giày xuất khẩu 19,5 triệu sản
phẩm, dầu ăn 20.000 tấn, sản phẩm collagen và gelatine 2.000 tấn.
Bảng 1.2. Khu công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
TT


Tên Khu cơng nghiệp

Diện tích quy
hoạch (ha)
256

I

Khu công nghiệp hiện hữu

1

KCN Sa Đéc (Khu C + C mở rộng + A1)

132

2

KCN Trần Quốc Toản

58

3

KCN Sông Hậu

66

II


Khu công nghiệp mở rộng mới

1.010

1

KCN Sa Đéc mở rộng

90

2

KCN Trần Quốc Toản mở rộng

70

3

KCN Sông Hậu 2

150

4

KCN Ba Sao

150

5


KCN Tân Kiều

150

6

KCN Trường Xuân – Hưng Thạnh

150

7

KCN công nghệ cao

250

Tổng cộng

1.266

Nguồn Quyết định số 907/QĐ-UBND.HC ngày 01/9/2015
Bảng 1.2 và Phụ lục 1.1 hiện trạng các KCN hiện hữu và các KCN, cụm công
nghiệp dự kiến quy hoạch năm 2020
Mục tiêu đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030:
UBND tỉnh Đồng Tháp phê duyệt Quyết định số 1317/QĐ-UBND.HC ngày
11 tháng 11 năm 2016 của về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành cơng nghiệp
tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, cụ thể như sau:
Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu trong kinh tế chung: Phấn đấu đạt tốc độ tăng
trưởng giá trị tăng thêm trên 10%/năm (giai đoạn 2021-2025). Đến năm 2025, cơ cấu
khu vực II tiếp cận 35% (công nghiệp chiếm 25-27%).

Cơ cấu công nghiệp: Bên cạnh các ngành chủ lực là công nghiệp chế biến nông
thủy sản và thực phẩm, công nghiệp dược phẩm, công nghiệp sản xuất trang phục
giày da, cơng nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp và linh kiện máy chế biến nông sản
11


thực phẩm, tiếp tục thu hút đầu tư vào các lĩnh vực chiết suất hương liệu, phát triển
vật liệu mới, cơng nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực cơ khí chế tác, dệt may da giày, điện
- điện tử, nhựa-bao bì-in, công nghiệp phục vụ logistics nhằm từng bước đa dạng hóa
các ngành nghề cơng nghiệp. Phấn đấu đến 2025, VA các lĩnh vực công nghiệp hỗ
trợ tiếp cận 6% tổng VA công nghiệp.
Xây dựng khu, cụm công nghiệp: Phấn đấu lắp đầy trên 70% đối với khu công
nghiệp và trên 60% đối với cụm cơng nghiệp đã có; Bắt đầu quy hoạch mới hoặc mở
rộng các khu cụm công nghiệp hướng đến diện tích quy hoạch chung quanh 3.200 ha
vào năm 2030.
BẢN ĐỒ KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP

Hình 1.1. Bản đồ KCN tỉnh Đồng Tháp
Thương mại dịch vụ: Mở rộng thị trường tiêu thụ, đa dạng hóa sản phẩm xuất
khẩu. Triển khai các dự án trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn Tỉnh. Tiếp tục
mời gọi các nhà đầu tư mới xây dựng siêu thị tại các trung tâm đô thị của Tỉnh theo
Quy hoạch phát triển ngành thương mại đến năm 2020. Đầu tư hạ tầng khu kinh tế
cửa khẩu theo quy hoạch, tạo thuận lợi cho kinh tế biên giới phát triển. Đến 2030, hệ
thống thương mại trên địa bàn tỉnh phát triển đồng bộ giữa thương mại nội tỉnh với
phát triển hệ thống thương mại đầu mối - trung chuyển - phát luồng giữa vùng kinh
tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo

12



hướng phát huy hiệu quả của chuỗi giá trị nguyên liệu - chế biến - kho vận - thương
mại - xuất khẩu phục vụ phát triển cụm liên ngành trên các hành lang kinh tế.
Du Lịch: Tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái- nghỉ dưỡng- trải
nghiệm thân thiện với mơi trường. Hỗ trợ hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng
và các tuyến, điểm du lịch trọng điểm như thành phố Cao Lãnh, thủ phủ đất Sen
Hồng; thành phố Sa Đéc và làng hoa Sa Đéc. Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng; Vườn
quốc gia Tràm Chim; Khu di tích Gị Tháp - Đồng Sen Tháp Mười; Khu di tích lịch
sử Xẻo Quýt; quần thể Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và khu tái hiện
làng Hịa An xưa; cồn Bình Thạnh, khu dịch vụ và du lịch sinh thái ven sông Tiền
Phát triển giáo dục và đào tạo: Phát triển giáo dục - đào tạo theo hướng thực
học, kiến thức thật, tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sử
dụng của xã hội. Tạo cơ hội học tập suốt đời cho các tầng lớp nhân dân. Phát triển
đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các ngành học, bậc học đảm bảo đạt chuẩn về trình
độ chuyên môn theo quy định để thực sự là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo ở tất cả các ngành học, cấp học. Phấn đấu đến năm 2020: tỷ lệ
học sinh trong độ tuổi đi học trung học phổ thông đạt 65%, tỷ lệ lao động qua đào tạo
70% (trong đó qua đào tạo nghề 50%), có trên 200 sinh viên/1 vạn dân.
Phát triển lĩnh vực y tế: Tăng cường năng lực hoạt động hệ y tế dự phòng, đảm
bảo đủ sức dự báo, giám sát và phòng, chống các loại dịch bệnh một cách có hiệu
quả. Phấn đấu đến năm 2020: rút ngắn tỷ lệ mất cân bằng giới tính, duy trì tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên dưới 1%, dân số khoảng 1,7 triệu người, có 8,0 bác sỹ và 26 giường
bệnh/1 vạn dân, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 80%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị
suy dinh dưỡng giảm còn 12,5%, đảm bảo chất thải y tế luôn được xử lý đạt 100%.
Phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội: Xây dựng mơi trường văn hóa, hướng
đến xây dựng con người Đồng Tháp sống thân thiện, nghĩa tình, có trách nhiệm. Mở
rộng mơ hình cộng đồng nhân dân tự quản, tạo điều kiện để nhân dân cùng nhau quản
lý, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống văn minh. Phát triển văn học,
nghệ thuật đáp ứng ngày tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân.
Tập trung phát triển thể thao quần chúng, thể thao học đường, chú trọng một số mơn
thể thao thành tích cao. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư vào lĩnh vực

thể dục, thể thao. Phấn đấu đến năm 2020: có 90% hộ gia đình, 90% khóm, ấp, 50%

13


xã, phường, thị trấn, 95% đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa; tỷ lệ người dân luyện tập thể
dục, thể thao thường xuyên 37%, tỷ lệ hộ gia đình thể thao 28%.
Đến năm 2030, hệ thống thương mại trên địa bàn tỉnh phát triển đồng bộ giữa
thương mại nội tỉnh với phát triển hệ thống thương mại đầu mối - trung chuyển - phát
luồng giữa vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu long và vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam theo hướng phát huy hiệu quả của chuỗi giá trị nguyên liệu - chế biến
- kho vận - thương mại - xuất khẩu phục vụ phát triển cụm liên ngành trên các hành
lang kinh tế.
Phân bố các vùng chức năng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 -2030, tầm
nhìn đến năm 2050:
Tỉnh Đồng Tháp được phân bố theo các vùng chức năng như sau:
- Phân vùng phát triển kinh tế:
Vùng phát triển kinh tế trung tâm, bao gồm: thành phố Cao Lãnh, đô thị Mỹ
An (thị xã dự kiến), huyện Thanh Bình, huyện Cao Lãnh và huyện Tháp Mười. Là
vùng phát triển đô thị - công nghiệp, thương mại - dịch vụ; phát triển nông nghiệp
chuyên canh lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; phát triển du lịch - nghỉ dưỡng.
Vùng phát triển kinh tế phía Bắc, bao gồm: thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng
Ngự, huyện Tân Hồng và huyện Tam Nông. Là vùng phát triển đô thị, công nghiệp,
thương mại phi thuế quan; phát triển nông nghiệp chuyên canh; phát triển du lịch sinh
thái, bảo tồn đa dạng sinh học.
Vùng phát triển kinh tế phía Nam, bao gồm: thành phố Sa Đéc, huyện Lấp Vò,
huyện Lai Vung và huyện Châu Thành. Là vùng phát triển đô thị, công nghiệp, thương
mại, dịch vụ; phát triển vùng chuyên canh trồng cây ăn trái và hoa kiểng; phát triển
du lịch sinh thái cảnh quan.
- Phân bố vùng phát triển công nghiệp:

Vùng công nghiệp trung tâm vùng (thành phố Cao Lãnh): phát triển mạnh các
ngành nuôi trồng chế biến (nông sản, thủy sản), cơ khí nơng nghiệp, cơ khí sửa chữa
ơ tơ, các sản phẩm về công nghiệp hỗ trợ và điện tử.
Vùng công nghiệp tập trung vùng (thành phố Sa Đéc): phát triển các ngành
công nghiệp mũi nhọn như: điện, điện tử, cơ khí chế tạo máy, phụ tùng phục vụ cho
ngành công nghiệp chế biến, các sản phẩm về công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, vật
liệu xây dựng, chế biến thực phẩm…
14


Vùng công nghiệp tập trung sông Hậu (huyện Lai Vung và huyện Lấp Vị):
phát triển các ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến
nông sản, thủy sản, chế biến lương thực xuất khẩu và các sản phẩm tinh chế từ lúa
gạo, cơ khí nơng nghiệp và đóng tàu.
Vùng cơng nghiệp tập trung phía Đơng Bắc (Đô thị Mỹ An và huyện Tháp
Mười): Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, chế biến thực phẩm và hàng tiêu
dùng, cơng nghiệp hóa chất, điện tử, cơ khí chế tạo, cơ khí nơng nghiệp, da giày…
Vùng phát triển khu kinh tế cửa khẩu (thị xã Hồng Ngự, huyện Tân Hồng,
huyện Hồng Ngự): phát triển công nghiệp phi thuế quan.
- Phân bố vùng phát triển du lịch, cảnh quan, bảo tồn thiên nhiên:
Trung tâm vùng du lịch (bao gồm thành phố Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh và
huyện Thanh Bình): Là trung tâm dịch vụ tổng hợp, cung cấp dịch vụ du lịch cho toàn
tỉnh; là trung tâm du lịch văn hóa lịch sử và nhân văn (khu di tích cụ Nguyễn Sinh
Sắc, khu di tích Xẻo Quýt), du lịch sinh thái nghỉ dưỡng (khu du lịch Gáo Giồng, cồn
Bình Thạnh, làng sen Tân Hội Trung), du lịch tham quan làng nghề và lễ hội (dinh
ông Đốc Vàng, làng nghề mê bồ xã Mỹ Trà, đan lục bình xã Tân Thạnh).
- Phân bố vùng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản:
Vùng nơng nghiệp: Phát triển các cây trồng chính theo hướng thâm canh, sản
xuất lúa gạo có chất lượng cao, trồng rau quả và cây công nghiệp ngắn ngày áp dụng
công nghệ cao. Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hố lớn theo hình thức

bán cơng nghiệp và cơng nghiệp. Hình thành trang trại vùng chăn ni tập trung đan
xen với các khu vực sản xuất nông nghiệp chuyên canh.
Vùng lâm nghiệp: bảo vệ rừng hiện có, tiếp tục tăng dần độ che phủ và bù lại
diện tích rừng đã chuyển đổi. Bảo tồn hệ sinh thái rừng tại vườn Quốc gia Tràm Chim.
Phát triển hệ thống rừng tràm sản xuất, củng cố và xây dựng các khu rừng đặc dụng.
Vùng thủy sản: phát triển thủy sản trên cơ sở đảm bảo hài hịa giữa ni trồng
và khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên và môi trường. hai thác tiềm năng
nước mặt để nuôi trồng thủy sản.
- Phân bố hệ thống đô thị và điểm dân cư nơng thơn:
Đến năm 2025: Phấn đấu tồn tỉnh có 27 đơ thị, trong đó: 02 đơ thị loại II
(thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc), 01 đô thị loại III (thị xã Hồng Ngự), 08 đô
thị loại IV (thị trấn Lấp Vò, thị trấn Mỹ An, thị trấn Mỹ Thọ, thị trấn Tràm Chim, thị
15


×