Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.06 MB, 111 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

TĨM TẮT
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có vai trị “nền tảng”
trong phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và cả nước; đóng góp to lớn vào
nhu cầu đi lại của nhân dân, mở rộng giao lưu với các vùng, xóa đi khoảng cách về
địa lý; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý phát huy lợi thế của từng
vùng, từng địa phương, từng ngành, xố đói giảm nghèo, củng cố an ninh quốc
phịng…
Cơng tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ từ ngân sách nhà nước luôn luôn là một yêu cầu bức thiết nhằm đảm bảo
sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước trong quá trình phát triển của
đất nước.
Đây là một hoạt động quản lý kinh tế phức tạp với nhiều nội dung, liên quan
đến nhiều chủ thể và luôn biến động, nhất là trong điều kiện mơi trường pháp lý,
các cơ chế, chính sách quản lý của nước ta hiện nay cịn đang trong q trình hoàn
thiện.
Luận văn “Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Tây Ninh” đã luận giải một số
vấn đề lý luận thuộc về phạm trù quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước; chỉ ra chính xác, khách quan,
khoa học những hạn chế, tồn tại và cả những phát sinh mới trong quá trình tổ chức
thực hiện; tìm ra ngun nhân để có những giải pháp khắc phục.
Luận văn đã đề xuất 06 giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý
nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà
nước tại tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới là: (i) Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản
lý nhà nước; (ii) Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tạo điều kiện cho người
dân tham gia quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ từ ngân sách nhà nước; (iii) Hoàn thiện tổ chức bộ máy; phân cấp


quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà

HVTH: Trần Quốc Quân

iii


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

nước; nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước; (iv) Thực hiện chặt chẽ, nghiêm
minh các quy định của quá trình thực hiện đầu tư, từ khâu đấu thầu… đến quyết
toán vốn đầu tư; (v) Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, tăng cường hợp tác cơng –
tư dưới nhiều hình thức để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; (vi) Thường xun duy trì nghiêm
cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Các giải pháp nói trên có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất trong toàn bộ nội
dung của công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ từ ngân sách nhà nước của tỉnh Tây Ninh.
Những luận điểm, ý kiến được trình bày trong luận văn với các giải pháp đề
xuất là tổng thể tư duy xuyên suốt của tác giả nhằm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ
nghiên cứu đã xác định của đề tài luận văn.

HVTH: Trần Quốc Quân

iv



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

ABSTRACT
Investment in the construction of road traffic infrastructure plays a
fundamental role in locality’s and the country’s socio-economic development. It
supports people’s travel needs expends many regions, exchanges shortens the
geographic distances, changes the economic structure depending on each area’s
strength. Reduces the hunger and poverty and develops security and defense.
The state management of investment in the construction of road traffic
infrastructure from the state budget is an absolute necessary requirement for the use
of the efficient capital in the country’s development.
This is a complex economic management activity with many contents,
involving many subjects and is always volatile, especially in the current legal
environment, management mechanisms and policies of our country. still in the
process of completing.
The thesis "State management on investment in the construction of road
transport infrastructure from the state budget in Tay Ninh province" explains
a number of theoretical issues of the State management category on investment.
building road traffic infrastructure from the state budget; point out accurately,
objectively, scientifically the limitations, shortcomings and new arising in the
implementation; find out the cause to have solutions.
The thesis proposes 06 solutions to further improve the quality of state
management on investment in the construction of road traffic infrastructure from the
state budget in Tay Ninh province in the coming time: (i) Completing state
management mechanisms and policies; (ii) Improving the quality of planning work,
creating conditions for people to participate in the management of road traffic
infrastructure construction investment plans and plans from the state budget;
(iii) Improving organizational structure; decentralization of the management of road

traffic infrastructure construction investment from the State budget; improve the
capacity of state management officials on road traffic infrastructure construction

HVTH: Trần Quốc Quân

v


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

investment from the state budget; (iv) Strictly and strictly comply with the
provisions of the investment implementation process, from the bidding stage etc to
the

investment

capital

settlement;

(v)

Diversifying

investment

sources,


strengthening public-private partnerships in various forms to reduce the burden on
the state budget in road traffic infrastructure construction; (vi) Regularly maintain
strictly inspection, examination and supervision.
The above solutions have a close and unified relationship in the entire
contents of the state management of investment in the construction of road traffic
infrastructure from the state budget of Tay Ninh province.
The arguments and opinions presented in the thesis including proposed
solutions are the overall thought of the writer to complete the identified research
objectives and tasks of the thesis topic.

HVTH: Trần Quốc Quân

vi


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................ iii
ABSTRACT .......................................................................................................... v
MỤC LỤC ........................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. xii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ........................................................................ xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................... xiv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1

2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ....................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 6
. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 8
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH TÂY NINH ........................................... 9
1.1. Những vấn đề chung về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
KCHTGTĐB từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Tây Ninh ................................... 9
1.1.1. Khái niệm KCHTGTĐB ..................................................................... 9
1.1.2. Khái niệm đầu tư xây dựng KCHTGTĐB ........................................ 11
1.1.3. Khái niệm quản lý đầu tư xây dựng KCHTGTĐB từ nguồn vốn
NSNN .......................................................................................................... 12

HVTH: Trần Quốc Quân

vii


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

1.1. . Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng KCHTGTĐB từ
NSNN tại tỉnh Tây Ninh ............................................................................. 13
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng KCHTGTĐB từ NSNN
tại tỉnh Tây Ninh ............................................................................................. 15
1.2.1. Quy hoạch đầu tư KCHTGTĐB từ nguồn vốn NSNN ..................... 15

1.2.2. Thực hiện quản lý chuẩn bị đầu tư KCHTGTĐB từ nguồn vốn
NSNN .......................................................................................................... 16
1.2.3. Lập, thực hiện kế hoạch vốn ngân sách đầu tư xây dựng
KCHTGTĐB ............................................................................................... 17
1.2. . Quản lý chất lượng đầu tư KCHTGTĐB từ nguồn vốn NSNN ....... 22
1.2.5. Thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tư ............................... 24
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Tây Ninh ............................................. 26
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên của địa phương ................................................... 26
1.3.2. Tình hình kinh tế – xã hội của địa phương ....................................... 27
1.3.3. Chủ trương của nhà nước .................................................................. 28
1.3. . Khả năng của bộ máy quản lý và cơ chế quản lý vốn đầu tư ........... 29
1. . Kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ của một số tỉnh và một số bài học có thể rút ra
cho tỉnh Tây Ninh............................................................................................ 30
1. .1. Kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ của một số tỉnh ...................................... 30
1. .2. Một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Tây Ninh trong quản lý nhà
nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân
sách nhà nước .............................................................................................. 35
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 36
Chương 2 ............................................................................................................. 38

HVTH: Trần Quốc Quân

viii


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH TÂY NINH ..................................................... 38
2.1. Tổng quan về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Tây Ninh......... 38
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên; địa kinh tế – xã hội có tác động, ảnh
hưởng đến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh
Tây Ninh ...................................................................................................... 38
2.1.2. Thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Tây Ninh giai
đoạn 2016 – 2019 ........................................................................................ 42
2.2. Bộ máy quản lý về đầu tư xây dựng KCHTGTĐB từ ngân sách nhà
nước tại tỉnh Tây Ninh. ................................................................................... 49
2.2.1. Bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng KCHTGTĐB từ
ngân sách nhà nước của cấp chính quyền tỉnh Tây Ninh............................ 49
2.2.2. Quản lý của các chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng các cơng
trình giao thơng đường bộ của tỉnh Tây Ninh ............................................. 52
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Tây Ninh từ năm 2016 –
2019 ................................................................................................................. 53
2.3.1. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Tây
Ninh giai đoạn 2016 – 2019 ........................................................................ 53
2.3.2. Những hạn chế tồn tại trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Tây
Ninh ............................................................................................................. 56
2.3.3. Nguyên nhân của những kết quả đạt được và hạn chế tồn tại của
quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Tây Ninh ............................................... 60


HVTH: Trần Quốc Quân

ix


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

2.3. . Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại
tỉnh Tây Ninh .............................................................................................. 66
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 67
Chương 3 ............................................................................................................. 69
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH TÂY NINH ......................................... 69
3.1. Một số quan điểm về quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ từ ngân sách nhà nước của tỉnh Tây Ninh ............................ 69
3.1.1. Gắn chặt với mục tiêu phát triển của tỉnh Tây Ninh, công tác
QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN phải xuyên suốt quá trình từ
hoạch định chiến lược, xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch đến việc thực
hiện các chương trình, dự án ĐTXD cụ thể ................................................ 69
3.1.2. Đầu tư xây dựng KCHTGTĐB từ NSNN Tây Ninh phải đảm bảo
phù hợp khả năng cân đối ngân sách của địa phương và các nguồn lực tài
chính khác ................................................................................................... 72
3.1.3. Quá trình triển khai các dự án ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN phải
được quản lý đồng bộ từ khâu lập chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án
đầu tư, kế hoạch đấu thầu đến khâu tổ chức thực hiện dự án và nghiệm
thu đưa vào khai thác sử dụng..................................................................... 72

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Tây Ninh
trong thời gian tới ............................................................................................ 73
3.2.1. Hồn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ NSNN ................................. 73

HVTH: Trần Quốc Quân

x


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch; tạo điều kiện
cho người dân tham gia quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước ........................... 74
3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy; phân cấp quản lý đầu tư xây dựng hạ
tầng giao thông đường bộ đảm bảo cân đối ngân sách; nâng cao năng lực
cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ từ ngân sách nhà nước ................................................................ 76
3.2. . Thực hiện chặt chẽ, nghiêm minh các quy định của quá trình thực
hiện đầu tư, từ khâu đấu thầu… đến quyết toán vốn đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước ........................... 79
3.2.5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, tăng cường hợp tác công – tư
dưới nhiều hình thức để giảm gánh nặng cho NSNN trong đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ................................................. 83
3.2.6. Thường xun duy trì nghiêm cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám
sát hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ

ngân sách nhà nước ..................................................................................... 85
3.3. Kiến nghị .................................................................................................. 88
Kết luận chương 3 ........................................................................................... 89
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 92

HVTH: Trần Quốc Quân

xi


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GTĐB

Giao thông đường bộ

GTVT

Giao thông vận tải

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN


Kho bạc nhà nước

KCHT

Kết cấu hạ tầng

KCHTGT

Kết cấu hạ tầng giao thông

KCHTGTĐB

Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

KH&ĐT

Kế hoạch và Đầu tư

KTXH

Kinh tế xã hội

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSNN

Ngân sách nhà nước


QLDA

Quản lý dự án

QLNN

Quản lý nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

HVTH: Trần Quốc Quân

xii


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh ............................................................ 39
Hình 2.2: Bản đồ hiện trạng giao thơng tỉnh Tây Ninh ............................................. 44
Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Tây Ninh ............................................ 71


HVTH: Trần Quốc Quân

xiii


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thu ngân sách nhà nước tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015 – 2019 ................. 40
Bảng 2.2: Chi ngân sách nhà nước tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015 – 2019 ................. 41
Bảng 2.3: Thống kê hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh Tây Ninh
hiện nay ................................................................................................................ 43
Bảng 2. : Tổng hợp giá trị công tác bảo trì hệ thống giao thơng đường bộ trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 – 2019 ............................................................... 47
Bảng 2.5: Tỷ trọng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ so với đầu tư
xây dựng cơ bản của tỉnh Tây Ninh 2016 – 2019..................................................... 49

HVTH: Trần Quốc Quân

xiv


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông là cơ sở nền tảng đảm bảo sự phát triển
cho cả một hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội của một quốc gia. Nói một cách
khác, cơ sở hạ tầng giao thông là một bộ phận quan trọng cấu thành nên kết cấu hạ
tầng của một nền kinh tế.
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng sẽ thúc đẩy q trình sản xuất
hàng hóa và lưu thơng hàng hóa giữa từng vùng và các vùng trong cả nước; khai
thác sử dụng hợp lý mọi tiềm năng của từng địa phương; cho ph p mở rộng giao lưu
kinh tế văn hóa và nâng cao tính đồng đều về đầu tư giữa các vùng trong cả nước…
Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nguồn
vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Thực ti n
cho thấy, việc quản lý đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông luôn đặt ra những vấn đề
nóng bỏng tính thời sự. Làm thế nào để đảm bảo đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông
bằng nguồn vốn ngân sách đạt hiệu quả, chất lượng cao nhất; tránh được thất thốt,
lãng phí... Đó là những câu hỏi thường xuyên được đặt ra trong công tác quản lý
đầu tư xây dựng.
Những năm gần đây, Tây Ninh nỗ lực thực hiện những giải pháp mang tính
đột phá để phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2017 – 2020, trong đó có việc tập
trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ – phương thức vận tải
chủ yếu của tỉnh. Năm 2019, Tây Ninh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các
dự án do địa phương đầu tư, đồng thời chủ động phối hợp đẩy nhanh tiến độ các dự
án do Trung ương đầu tư trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, đối với các dự án do
Trung ương đầu tư trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các ngành chủ động
phối – kết hợp với các bộ, ngành Trung ương từ bước lập dự án để kịp thời tham gia
ý kiến nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí và đẩy nhanh tiến độ thực
hiện. Nhiều kiến nghị của địa phương được các bộ, ngành chấp thuận.

HVTH: Trần Quốc Quân

1



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

Tỉnh cũng đã chủ động phối hợp với các tỉnh lân cận, các tỉnh trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam đề xuất các phương án kết nối giao thông đường bộ và
đạt được nhiều kết quả tích cực. Đối với các dự án do địa phương đầu tư, lãnh đạo
tỉnh đã quan tâm chỉ đạo sâu sát từng ngành, địa phương thực hiện nhanh các nội
dung có liên quan đến từng dự án, từ đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
trong q trình thực hiện, nhất là khâu giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ.
Nhóm cơng tác phát triển kết cấu hạ tầng – nhất là hạ tầng giao thông đường bộ
cũng lựa chọn, tham mưu UBND tỉnh thứ tự ưu tiên đầu tư, quy mô đầu tư theo
từng dự án để mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất, tạo sự lan toả lớn nhất và đồng bộ
với các dự án khác, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, Tây Ninh vẫn còn là tỉnh nghèo, thu ngân sách trên địa bàn đạt
thấp, trung bình hàng năm ngân sách Trung ương cấp bổ sung cho địa phương
chiếm khoảng 60%; khả năng nguồn vốn dành cho đầu tư XDCB còn nhiều hạn
chế, nhất là cho lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ cịn
hạn hẹp. Do vậy, vốn đầu tư XDCB từ NSNN đối với lĩnh vực này đóng vai trị
khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Thời gian qua, tỉnh Tây Ninh
nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương trên
nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ. Vốn đầu tư từ NSNN cho tỉnh về lĩnh vực giao thông đường bộ được
trung ương quan tâm ưu tiên bố trí; nhiều dự án giao thơng đường bộ hồn thành
đưa vào khai thác, sử dụng đã phát huy được hiệu quả, từng bước góp phần tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đi lại cho nhân dân giữa các địa bàn trong tỉnh, đóng góp
đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý về đầu tư XDCB của lĩnh

vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua có lúc hiệu quả chưa
cao; vẫn cịn tồn tại, hạn chế; tình trạng thất thốt gây lãng phí trong việc sử dụng
nguồn vốn NSNN cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng cịn xảy ra,
cần sớm được khắc phục. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên thì có nhiều: Từ
khâu lập quy hoạch, thiết kế, lập dự tốn, đấu thầu; thi cơng xây dựng; công tác lập

HVTH: Trần Quốc Quân

2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

kế hoạch chưa phù hợp; có dự án xác định quy mơ chưa phù hợp với khả năng
nguồn vốn bố trí; bố trí vốn đầu tư XDCB còn phân tán, dàn trải; bộ máy quản lý
vốn đầu tư XDCB năng lực chưa cao, hoạt động k m hiệu quả, chưa đáp ứng được
yêu cầu quản lý,… Hơn nữa, do đặc thù vốn đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực
giao thông đường bộ có tổng mức đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài; điều kiện thời tiết
không thuận lợi nên d xảy ra tình trạng thất thốt, lãng phí vốn của nhà nước.
Làm thế nào để công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Tây Ninh ngày
càng có hiệu quả hơn là vấn đề cấp thiết cần giải quyết của địa phương.
Với tinh thần đó, mong muốn của bản thân là với việc lựa chọn đề tài “Quản
lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân
sách nhà nước tại tỉnh Tây Ninh” để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý
kinh tế của mình, sẽ góp phần nâng cao hơn nữa cơng tác quản lý đầu tư kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ bằng vốn ngân sách nhà nước để đạt mục tiêu đầu tư, sử
dụng vốn hiệu quả cao, góp phần khắc phục tồn tại, hạn chế trong thời gian qua.

2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết nghiên cứu có liên
quan tới quản lý đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông bằng vốn NSNN như:
- Tăng Đức Bắc (2013), Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Trường Đại học kinh tế và
Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ này nêu các vấn đề
thực trạng về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN của tỉnh Thái
Nguyên, đánh giá hoạt động đầu tư và quản lý vốn đầu tư đồng thời đề ra một số
biện pháp để hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
ngân sách tỉnh.
- Đỗ Thiết Khiêm (2011), Hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ NSNN của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Trường Đại học Đà Nẵng. Nội
dung chi tiết của luận văn thạc sĩ này đề cập đến các vấn đề về khái niệm, nguyên
tắc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN, trình tự quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản,

HVTH: Trần Quốc Quân

3


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN nói chung, của NSNN
huyện Bình Sơn nói riêng trong giai đoạn 2006 – 2010, tìm nguyên nhân và đề ra
một số giải pháp hoàn thiện các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ NSNN của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
- Luận án Tiến sĩ của Bùi Đại Dũng về đề tài: “Hiệu quả chi tiêu ngân sách

dưới sự tác động của vấn đề nhóm lợi ích ở một số nước trên thế giới''. Qua phân
tích thực ti n chi tiêu ngân sách ở 75 nước trong 20 năm, và dựa trên bối cảnh Việt
Nam, luận án đề xuất một số giải pháp: Áp dụng quy trình ngân sách MTEF (khung
khổ chi tiêu ngân sách trung hạn); đánh giá lại chức năng của Chính phủ trong việc
cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công; cắt giảm chức năng và nhiệm vụ mà nhà
nước làm thiếu hiệu quả; đổi mới mạnh mẽ phương thức cung cấp các hàng hóa và
dịch vụ công cho nhân dân; tách việc quản lý nhà nước ra khỏi nhiệm vụ sản xuất
và cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cơng; tăng cường tính minh bạch của các hoạt
động chi tiêu công quỹ, nhất là của các quỹ ngoài ngân sách.
- Luận án Tiến sĩ của Nguy n Đẩu về đề tài: “Huy động và sử dụng vốn đầu tư
phát triển kinh tế Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp”. Luận án đã áp dụng một hệ
thống mơ hình, chỉ tiêu và phương pháp khoa học để đo lường và đánh giá hiệu quả
quá trình vận động của đồng vốn đầu tư từ huy động đến sử dụng trong nền kinh tế
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2015, chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm
trong quá trình huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ở Đà Nẵng. Từ đó đề ra
các giải pháp: Phát huy và đa dạng hoá các phương thức và công cụ huy động vốn
hiện đại; xây dựng và phát triển thị trường giao dịch các loại chứng khoán dài hạn;
xác định đúng trọng điểm đầu tư; áp dụng mơ hình, chỉ tiêu, phương pháp khoa học
trong việc định hướng đầu tư thúc đẩy tiến bộ công nghệ, lựa chọn dự án đầu tư
công cộng, lựa chọn dự án đầu tư sản xuất kinh doanh,… đảm bảo chuyển nền kinh
tế Đà Nẵng từ phát triển dựa vào sự gia tăng đầu vào sang phát triển dựa vào tiến bộ
kỹ thuật, chất lượng tri thức, năng suất lao động.
- Cuốn sách “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”,
của tác giả Dương Thị Bình Minh đã dựa trên cơ sở tiếp cận các lý thuyết hiện đại
về quản lý chi tiêu công để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi tiêu công ở

HVTH: Trần Quốc Quân

4



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

Việt Nam thời gian qua (1991 – 200 ) và đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm tăng
cường quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu cơng đến năm
2010.
- Phạm Hữu Vinh (2011), “Hồn thiện cơng tác quản lý đầu tư tại Tổng Công
ty Xây dựng cơng trình giao thơng V”, Trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn thạc sỹ
này nêu cơ sở lý luận của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp,
thực trạng quản lý đầu tư xây dựng tại doanh nghiệp và các giải pháp hồn thiện
cơng tác quản lý đầu tư xây dựng tại Tổng Công ty Cơng trình Giao thơng V.
- Trần Quốc Vinh (2009), “Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh
vùng đồng bằng Sông Hồng”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Luận án
tiến sĩ này đã làm rõ những vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác quản lý ngân sách địa
phương như chính sách cịn thiếu, hiệu quả sau đầu tư đưa cơng trình vào khai thác
sử dụng k m, đề ra một số giải pháp hoàn thiện như đổi mới tổ chức bộ máy quản
lý, xây dựng các quy trình quản lý.
- Lê Văn Thịnh (2008), “Giáo trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng
trình”, Cục Giám định nhà nước về chất lượng CTXD. Giáo trình này nêu các nội
dung của cơng tác quản lý đầu tư xây dựng cơng trình từ khâu lập, thẩm định, phê
duyệt dự án đầu tư xây dựng cơng trình, tổ chức quản lý dự án, thực hiện dự án đầu
tư, quản lý chất lượng CTXD, quản lý rủi ro trong đầu tư xây dựng cơng trình, xử lý
sự cố cơng trình, hồ sơ tài liệu hồn thành cơng trình đưa vào sử dụng đến bảo trì
cơng trình.
- Nguy n Minh Phong (2013), “Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ NSNN”,
Tạp chí Tài chính số 5 – năm 2013. Bài viết trình bày nội dung phân cấp và quản lý
vốn đầu tư công từ NSNN, đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công từ
NSNN như: đổi mới định hướng đầu tư cơng, bố trí vốn cho các cơng trình thực sự

cấp bách; rà sốt và hoàn thiện cơ sở luật pháp về đầu tư cơng; hồn thiện cơ chế
đánh giá hiệu quả và giám sát đầu tư công.
- Bùi Quang Vinh (2013), “Nâng cao hiệu quả đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà
nước”, Tạp chí Cộng sản. Bài viết đề cập đến tình hình đầu tư sử dụng nguồn vốn
nhà nước, đánh giá hiệu quả đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước và nêu định

HVTH: Trần Quốc Quân

5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư sử dụng vốn nhà nước; nêu ra khó khăn
lớn nhất liên quan đến hoạt động đầu tư sử dụng vốn nhà nước là sự mất cân đối rất
lớn giữa nhu cầu vốn có thể cân đối và nhu cầu đầu tư; đề ra trọng tâm đổi mới quản
lý và nâng cao hiệu quả đầu tư sử dụng vốn nhà nước là khắc phục tình trạng đầu tư
dàn trải, phân tán, không đồng bộ và cả tình trạng đầu tư các dự án k m hiệu quả.
Các cơng trình trên đã nghiên cứu về các nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB
từ nguồn vốn NSNN, hiệu quả chi tiêu ngân sách, huy động và sử dụng vốn đầu tư
phát triển, quản lý chi tiêu công, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,… ở một
số địa phương, đơn vị. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào đề cập đến cơng tác quản
lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách
nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Vì vậy việc lựa chọn đề tài nghiên cứu của tơi
là hồn tồn mới và khơng trùng lắp với các cơng trình nghiên cứu trước đây.
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ có
vai trị rất quan trọng trong q trình thay đổi bộ mặt đơ thị và phát triển kinh tế –
xã hội của từng địa phương. Hiện nay hệ thống văn bản luật và dưới luật mới vừa

được ban hành, đang được học tập, nghiên cứu và áp dụng trong quản lý đầu tư
KCHTGTĐB. Mặt khác việc hệ thống hoá, nghiên cứu và áp dụng các văn bản luật
vừa được ban hành, các quyết định và quy định của UBND tỉnh về quản lý đầu tư
KCHTGTĐB, nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đầu tư KCHTGTĐB bằng
vốn ngân sách của tỉnh để tìm ra vấn đề còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp để
nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư KCHTGTĐB vốn ngân sách trong giai
đoạn thiếu vốn và cắt giảm đầu tư công, quản lý chặt chẽ nợ công sắp tới luôn là
vấn đề cần thiết cả về mặt lý luận và thực ti n.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận giải, làm rõ cơ sở lý luận và thực ti n quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước; trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Tây Ninh.
. Đối tư ng và hạm vi nghiên cứu

HVTH: Trần Quốc Quân

6


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

Hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng KCHTGTĐB thuộc nguồn
vốn NSNN của tỉnh Tây Ninh.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Tây
Ninh.
- Về không gian: tỉnh Tây Ninh.

- Về thời gian: Giai đoạn 2016 – 2019.
5. Phương há nghiên cứu
Luận văn sử dụng những kiến thức kinh tế tổng hợp về QLNN chuyên sâu và
ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN với một số phương pháp nghiên cứu bao gồm:
Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Các báo cáo thống kê, tổng hợp về
ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN của các cơ quan QLNN tỉnh Tây Ninh: Cục Thống
kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Thanh tra tỉnh, các Ban QLDA
đầu tư xây dựng của tỉnh,...
Các phương pháp được sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp với các chương,
tiết để đạt được kết quả nghiên cứu:
Chương 1: Sử dụng các phương pháp quy nạp, di n dịch để phân tích, hệ
thống hóa, làm rõ căn cứ lý luận... về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN. Đồng thời sử
dụng linh hoạt các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích thực ti n QLNN về
ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN của một số địa phương để rút ra bài học kinh
nghiệm.
Chương 2: Phản ánh, mô tả khái quát, thu thập và xử lý các tài liệu cả sơ cấp
và thứ cấp để xây dựng các bảng, biểu, sơ đồ, đồ thị từ thực tế của tỉnh Tây Ninh
liên quan đến nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thơng đường bộ. Từ đó đánh giá khách quan, khoa học kết quả thực ti n và nêu bật
khái quát những vấn đề đặt ra, làm cơ sở cho việc giải quyết những nội dung quan
trọng của chương 3.
Chương 3: Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kết hợp với dự
báo để xác định những quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm không ngừng nâng

HVTH: Trần Quốc Quân

7


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ từ NSNN tại tỉnh Tây Ninh.
6. Đóng gó của luận văn
Cơng trình nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống, luận văn góp phần
khái quát được lý luận về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ từ ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đánh giá được thực trạng về
công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Tây Ninh; đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng
cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Tây Ninh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực ti n quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Tây Ninh.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Tây Ninh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Tây Ninh.

HVTH: Trần Quốc Quân

8


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH TÂY NINH

1.1. Những vấn đề chung về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
KCHTGTĐB từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Tây Ninh
1.1.1. K á



KCHTGT B

* Kết cấu hạ tầng
Theo nghĩa hẹp, hiểu một cách khái quát, "kết cấu hạ tầng" là một bộ phận
đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm
vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái
sản xuất mở rộng được di n ra bình thường, liên tục.
Theo nghĩa rộng, "kết cấu hạ tầng" cũng được hiểu là tổng thể các cơ sở vật
chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trị nền tảng cho các hoạt động kinh tế – xã hội
được di n ra một cách bình thường.
Kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên
các tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, phân loại theo lĩnh vực kinh tế – xã hội được sử
dụng rộng rãi nhất và được phân chia thành: kết cấu hạ tầng kinh tế (hay còn gọi là
kết cấu hạ tầng kỹ thuật) và kết cấu hạ tầng xã hội.
Kết cấu hạ tầng kinh tế là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kinh tế và
đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, nhanh và bền vững. Kết cấu hạ tầng
kinh tế bao gồm các cơng trình: giao thơng vận tải, năng lượng, vi n thông, thủy

lợi,...
Kết cấu hạ tầng xã hội là các cơng trình, cơ sở, thiết bị thiết yếu phục vụ,
nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.
Kết cấu hạ tầng xã hội bao gồm các cơng trình, cơ sở, thiết bị phục vụ cho các lĩnh
vực y tế, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hóa, xã hội và
thể dục thể thao,...
HVTH: Trần Quốc Quân

9


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

* Kết cấu hạ tầng giao thông
Kết cấu hạ tầng giao thông là các cơng trình, vật kiến trúc, thiết bị và các
cơng trình phụ trợ khác phục vụ cho vận tải hàng hoá, hành khách và sự đi lại của
nhân dân một cách an tồn, thuận tiện, nhanh chóng. Hệ thống KCHTGT được phân
làm 5 chuyên ngành: Đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng
không.
Đặc trưng của KCHTGT là có tính thống nhất và đồng bộ, giữa các bộ phận
có sự gắn kết hài hồ với nhau tạo thành một thể vững chắc đảm bảo cho ph p phát
huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống. Các cơng trình KCHTGT có quy mơ
lớn và chủ yếu ở ngồi trời, bố trí rải rác trên phạm vi cả nước, chịu ảnh hưởng
nhiều của tự nhiên.
* Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ là hệ thống những cơng trình đường bộ,
bến xe, bãi đỗ xe trạm dừng nghỉ và các cơng trình phụ trợ khác trên đường bộ phục
vụ giao thơng và hành lang an tồn đường bộ được xây dựng, nhằm đảm bảo cho

việc di chuyển, đón trả khách, xếp dỡ hàng hóa và vận chuyển hàng hóa, dịch vụ
của các loại phương tiện tham gia giao thông di n ra một cách nhanh chóng, thuận
lợi và an tồn.
Luật Giao thông đường bộ quy định: KCHTGTĐB bao gồm công trình
đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ,... Trong đó, cơng trình đường bộ gồm
đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ
đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ
thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các cơng trình, thiết bị
phụ trợ đường bộ khác.
Về mạng lưới giao thông đường bộ hiện nay được chia thành 06 hệ thống là:
quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn tập trung chủ yếu vào đường tỉnh,
đường huyện, đường xã, đường đô thị. Quốc lộ và đường chuyên dùng chỉ nghiên
cứu trong mối quan hệ kết nối đường bộ thành mạng lưới giao thông phù hợp.

HVTH: Trần Quốc Quân

10


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

Riêng đường quốc lộ trong phân cấp quản lý khi có dự án đầu tư chính quyền cấp
tỉnh chỉ tham gia khâu giải phóng mặt bằng.
Thực tế, trong các loại KCHT giao thơng, đường bộ là loại cơng trình bổ trợ
cho tất cả các loại KCHT giao thông khác như đường sắt, hàng không, hàng hải và
đường sông. Mạng lưới đường bộ kết nối các cảng biển, cảng hàng không, cảng,
bến đường sông, nhà ga đường sắt tạo thành một hệ thống giao thơng liên hồn,

thơng suốt. Ở địa bàn tỉnh Tây Ninh hệ thống đường bộ kết nối với hệ thống cảng
và bến sơng. Cịn đối với nhà ga đường sắt, cảng biển, cảng hàng không kết nối qua
hệ thống đường quốc lộ, đường sông.
Trong hệ thống KCHT kinh tế – xã hội, KCHTGTĐB là bộ phận cấu thành
cơ bản và quan trọng nhất. KCHTGTĐB có mặt khắp mọi nơi và có mối quan hệ
gắn kết, song hành với các loại KCHT khác như hệ thống cấp điện, hệ thống cấp
nước, hệ thống thốt nước, hệ thống thơng tin liên lạc,...
KCHTGTĐB có đặc trưng là tính thống nhất và đồng bộ, giữa các bộ phận
của KCHTGTĐB có sự kết nối, gắn kết hài hòa với nhau tạo thành một thể vững
chắc, do đó phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống. Ngồi ra,
KCHTGTĐB cịn có đặc trưng là thường có quy mơ lớn, chủ yếu là ở ngồi trời và
được xây dựng rải rác trên phạm vi địa bàn rộng lớn, do đó chịu ảnh hưởng nhiều
của điều kiện tự nhiên.
1.1.2. K á



đầ

xây dự

KCHTGT B

* Khái niệm đầu tư
Trong nền kinh tế thị trường, đầu tư được hiểu là việc bỏ vốn ra hôm nay để
mong nhận được kết quả lớn hơn trong tương lai. Kết quả mang lại đó có thể là hiệu
quả kinh tế xã hội.
Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm duy trì những tiềm
lực sẵn có, hoặc tạo thêm tiềm lực mới để mở rộng qui mô hoạt động của các ngành
sản xuất, dịch vụ, kinh tế, xã hội nhằm tăng trưởng và phát triển nền kinh tế, nâng

cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho mọi thành viên trong xã hội.
Mục tiêu của đầu tư có thể thực hiện được thơng qua các dự án đầu tư. Theo
quan điểm phổ biến hiện nay thì dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên

HVTH: Trần Quốc Quân

11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất
định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì cải tiến, nâng cao chất
lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.
* Khái niệm đầu tư xây dựng KCHTGTĐB
Đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ là hình thức cấp vốn cho việc
khơi phục, nâng cấp hoặc xây dựng mới các cơng trình đường bộ gồm các loại cơng
trình đường, cầu và hầm đường bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải và giao lưu đi lại
của nhân dân.
Như vậy, đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ là một hoạt động đầu
tư xây dựng của nhà nước, của các đơn vị kinh tế hoặc của các địa phương vào các
cơng trình hoặc hạng mục cơng trình thuộc lĩnh vực giao thơng vận tải.
Đầu tư xây dựng KCHT giao thơng đường bộ là loại hình đầu tư cơ bản với
đặc thù là một ngành sản xuất độc lập và đặc biệt bao gồm các hình thức cụ thể như:
làm mới, làm lại, mở rộng, khôi phục và sửa chữa lớn các cơng trình đường bộ.
Làm mới là việc đầu tư xây dựng các tuyến đường, những chiếc cầu mà từ
trước đến nay chưa chú trọng mạng lưới đường sá, cầu cống của đất nước. Đây là
hoạt động manh tính chất tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, nó góp phần làm

tăng số lượng, giá trị tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân. Đối với cơng trình
giao thơng đường bộ đang có, nhưng do điều kiện kỹ thuật khai thác và nhiệm vụ
vận chuyển thay đổi thì việc mở rộng cho phù hợp đòi hỏi cũng là một dạng tái sản
xuất mở rộng tài sản quốc gia.
Đối với các cơng trình giao thơng đường bộ hiện có nhưng bị hư hỏng, muốn
khai thác bình thường thì phải tiến hành duy tu bảo dưỡng hoặc sửa chữa. Những
hình thức này đều nhằm tái sản xuất giản đơn tài sản cố định.
1.1.3. K á



q ả lý đầ

xây dự

KCHTGT B ừ



NSNN
Là một phạm trù gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước, QLNN ra đời với
tính chất là loại hoạt động quản lý xã hội. QLNN hiểu theo nghĩa rộng, được thực
hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước. Theo nghĩa hẹp, QLNN là hoạt động chấp
hành và điều hành được quy định bởi các yếu tố có tính tổ chức; được thực hiện trên

HVTH: Trần Quốc Quân

12



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PGS-TS. Trần Trung Tín

cơ sở là để thi hành pháp luật; được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ
quan hành chính nhà nước. Đồng thời, QLNN cũng là sản phẩm của việc phân công
lao động xã hội nhằm liên kết và phối hợp các đối tượng bị quản lý.
Từ cách tiếp cận và luận giải có tính khái qt trên, có thể hiểu QLNN nói
chung là sự tác động của nhà nước tới đối tượng quản lý nhằm đạt các mục tiêu
kinh tế – xã hội nhất định. Một số nhà khoa học tiếp cận theo góc độ kinh tế tổ chức
cho rằng “QLNN là tổng thể những tác động có tổ chức bằng quyền lực nhà nước
đến đối tượng quản lý thông qua các phương pháp và công cụ để thực hiện mục tiêu
đã định”.
Đối tượng của QLNN có nhiều cách tiếp cận theo ngành và theo lĩnh vực.
Trong mỗi ngành và lĩnh vực lại phân theo chuyên ngành sâu, lĩnh vực cụ thể.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn đối tượng nghiên cứu là QLNN về
ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN.
Đầu tư xây dựng KCHTGTĐB từ NSNN tức là nhà nước bỏ vốn ra để thực
hiện việc ĐTXD mới hoặc cải tạo, sửa chữa các cơng trình GTĐB cụ thể trong một
thời gian nhất định. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả mỗi đồng vốn được đầu tư, các cơ
quan QLNN phải tham gia vào quản lý các chương trình, dự án GTĐB được ĐTXD
bằng nguồn vốn nhà nước.
Kết hợp từ sự luận giải về ĐTXD KCHTGTĐB với đối tượng và phạm vi
nghiên cứu của đề tài luận văn có thể hiểu: QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN
là việc nhà nước sử dụng các cơng cụ chính sách tác động liên tục, có tổ chức, có
định hướng vào các chủ thể, đối tượng tham gia trong quá trình tạo ra sản phẩm
đầu tư xây dựng là các cơng trình KCHTGTĐB thuộc cấp tỉnh quản lý.
1.1.4. K á
NSNN






q ả lý

à



ề đầ

xây dự

KCHTGT B ừ

Tây N

Từ khái niệm trên đây có thể hiểu sâu thêm nội hàm của nó:
Thứ nhất, chủ thể QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB được thực hiện ở cấp
Trung ương (các Bộ, ngành) và địa phương (tỉnh/thành phố). Ở cấp Trung ương,
chủ thể QLNN về đầu tư xây dựng KCHTGTĐB là các Bộ như: Bộ Kế hoạch và

HVTH: Trần Quốc Quân

13


×