Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại cục dự trữ nhà nước khu vực nghĩa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.45 KB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

QUÁCH THỊ TƯỜNG VY

HỒN THIỆN TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI
CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC NGHĨA BÌNH

Chuyên ngành: KẾ TỐN
Mã số: 8.34.03.01

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Cơng Phương


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Nguyễn Công Phương. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ cơng
trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu được thu thập có nguồn gốc rõ
ràng và chú dẫn trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự
gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết
quả luận văn của mình.
Tác giả

Quách Thị Tường Vy


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu trường Đại học
Quy Nhơn, đã tổ chức khóa học và tạo điều kiện rất tốt cho các học viên
chúng tôi trong suốt thời gian học tại trường.


Tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể q Thầy giáo, Cô giáo tham gia
giảng dạy lớp Thạc sĩ kế tốn khóa K20 đã tận tâm truyền đạt kiến thức cho
học viên chúng tôi;
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, Phịng Tài Chính Kế
tốn của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình đã tích cực giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn.
Đặc biệt tơi xin gửi lời cảm ơn đến PGS. TS Nguyễn Công Phương,
giảng viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, đã tận tình hướng dẫn
tơi luận văn này.
Trong q trình học tập nghiên cứu viết luận văn, chắc chắn không thể
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự thơng cảm và ý kiến đóng
góp của thầy cơ.
Xin trân trọng cảm ơn./.


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Từ những bước đi ban đầu đầy gian nan, thử thách, giờ đây nền kinh tế
nước ta đã phát triển mạnh mẽ sánh vai cùng với các nước trong khu vực và
trên trường quốc tế. Để trở thành một nước có nền kinh tế phát triển thì tất
yếu bất kỳ quốc gia nào cũng phải quản lý tốt về nguồn lực, nhất là nguồn lực
Nhà nước. Theo đó, các đơn vị hành chính sự nghiệp cũng đang từng bước
chuyển đổi, ổn định và phát triển vững mạnh, tạo nền tảng cho nền kinh tế
nước nhà trong giai đoạn kinh tế mới.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình là cơ quan trực thuộc Tổng
cục Dự trữ Nhà nước thuộc Bộ Tài chính, một cơ quan hành chính nhà nước
khơng có nguồn thu, được ngân sách đảm bảo duy trì và hoạt động, mang
nhiều tính đặc thù, thực hiện chức năng trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia

và quản lý nhà nước về hoạt động dự trữ quốc gia trên địa bàn theo quy định
của pháp luật. Với chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2091/QĐ-TTg ngày
28/12/2012 nêu rõ mục tiêu của sự phát triển không ngừng trong hoạt động
Dự trữ quốc gia (DTQG) cả ở tầm vĩ mô và cấp vi mô. Song song với quy mô
phát triển của hoạt động nhập, xuất, bảo quản, cứu trợ viện trợ hàng dự trữ
quốc gia thì cơng tác tổ chức kế tốn có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc
phân phối sử dụng có hiệu quả nguồn lực ngân sách nhà nước (NSNN) được
cấp đúng mục đích, tiết kiệm, cơng khai, minh bạch, bảo đảm hồn thành tốt
nhiệm vụ, nâng cao thu nhập cho đội ngũ cán bộ, cơng chức, thực hiện hiện
đại hóa hoạt động DTQG. Tuy nhiên thực tế công tác tổ chức kế tốn tại Cục
Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình vẫn cịn một số bất cập như:
Cơng tác tổ chức chứng từ, khâu kiểm tra chứng từ tại đơn vị thực hiện


2

chưa chặt chẽ và việc lưu trữ chứng từ chưa khoa học hợp lý.
Việc phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh không đúng mục lục
NSNN; việc kiểm tra đối chiếu chưa bảo đảm thường xuyên và chặt chẽ,
những bất cập trong việc triển khai công nghệ thông tin vào cơng tác kế
tốn...
Từ những ngun nhân trên, tơi chọn đề tài luận văn “Hồn thiện tổ
chức cơng tác kế toán tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình” để
nghiên cứu và mong muốn luận văn có thể góp phần hồn thiện cơng tác kế
tốn tại đơn vị được hiệu quả hơn.
2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan
Trong những năm qua, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về tổ
chức công tác kế toán bao gồm cả trong doanh nghiệp cũng như trong các đơn
vị hành chính sự nghiệp. Tổng lược một số cơng trình nghiên cứu liên quan

đến tổ chức cơng tác kế tốn sau đây:
Luận án “Tổ chức cơng tác kế tốn tại các cơ sở y tế cơng lập tỉnh
Quảng Ngãi” của tác giả Bùi Thị Yến Linh (2014) đã làm rõ một số vấn đề về
cơ sở khoa học của tổ chức cơng tác kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp cơng lập
cũng như phân tích các nhân tố chi phối đến tổ chức công tác kế tốn tại các
sự nghiệp cơng lập. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm định
hướng và đề xuất mơ hình tổ chức cơng tác kế tốn áp dụng trong các cơ sở y
tế công lập tỉnh Quảng Ngãi. Mơ hình được xây dựng phù hợp với điều kiện
luật pháp và những điều kiện ràng buộc khác ở Việt Nam.
Luận văn “Hồn thiện cơng tác kế tốn ở các đơn vị sự nghiệp thuộc
Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam” của tác giả Võ Thị Tuyết Nga (2014) đã nêu
lên những vấn đề về công tác tổ chức chứng từ, việc vận dụng các tài khoản
kế toán, sổ sách kế tốn, cơng tác lập báo cáo tài chính và phân tích báo cáo


3

tài chính ở các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam. Kết quả
nghiên cứu cho thấy hồn thiện tổ chức kế tốn trong các đơn vị sự nghiệp nói
chung và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam nói riêng là
yêu cầu cấp thiết trong quá trình chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính, tự chịu
trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế.
Luận văn “Hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại Sở giáo dục đào tạo
tỉnh Đăk Nơng” của tác giả Nguyễn Văn Bồi (2016) đã chỉ ra những ngun
nhân vì sao tổ chức bộ máy kế tốn tại Sở giáo dục đào tạo tỉnh Đăk Nơng
cịn thụ động, thiếu sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng các cơ chế quản lý tài chính mới và
hồn thiện cơng tác tổ chức kế tốn là một trong những nhân tố then chốt góp
phần hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Luận văn “Hồn thiện tổ chức cơng tác kế toán tại trường Lê Duẩn”

của tác giả Bùi Thị Ngọc Trâm (2017) đã cho thấy cơng tác kế tốn tại đơn vị
chưa phát huy một cách tốt nhất chức năng thông tin và kiểm tra phục vụ cho
công tác quản lý. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra một số vấn đề cốt lõi để hồn
thiện cơng tác kế tốn nhằm phục vụ u cầu cơng tác quản lý phù hợp với
đặc điểm hoạt động và phương hương hướng phát triển của trường.
Luận văn “Tổ chức công tác kế tốn phục vụ quản trị tại Cơng ty
TNHH Xuất nhập khẩu Khoáng sản Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu
Hiền (2017) đã nêu lên được tổ chức kế toán tại cơng ty cung cấp được thơng
tin tài chính trung thực và tích cực cho cơng tác quản lý. Tuy nhiên vẫn còn
những hạn chế nhất định trong điều kiện thơng tin kế tốn ngày càng quan
trọng như hiện nay. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp hồn thiện tổ
chức cơng tác kế tốn phục vụ quản trị: thành lập các trung tâm trách nhiệm,
xây dựng chỉ tiêu đánh giá giữa dự toán, thực tế và hệ thống báo cáo.


4

Các nghiên cứu trên đã có ít nhiều đóng góp cho các nhà quản lý trong
việc tăng cường hoàn thiện cơng tác tổ chức kế tốn. Riêng đối với cơng tác
kế toán tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình chưa có cơng trình nào
nghiên cứu về vấn đề này. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu đề tài này là vấn
đề mới đang đặt ra đòi hỏi phải nghiên cứu những điều kiện thích hợp để cơng
tác kế toán tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình có hiệu quả hơn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nhận diện được những hạn chế trong tổ chức công tác kế toán ở Cục
Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình, đề xuất giải pháp hồn thiện tổ chức
cơng tác kế toán tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng tổ chức cơng tác

kế tốn tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung:
Tổ chức cơng tác kế tốn được đề cập trong nghiên cứu bao gồm các
nội dung tổ chức đo lường, ghi nhận và lập báo cáo.
+ Phạm vi về thời gian:
Nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán ở Cục Dự trữ Nhà nước khu vực
Nghĩa Bình kể năm 2018.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp tình huống, thơng qua khảo sát thực tế

một số trường hợp, kết hợp với tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá.


5

6.

Ý nghĩa khoa học
Đề tài luận văn hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và sự

cần thiết hồn thiện cơng tác kế tốn và đánh giá thực trạng trong cơng tác kế
tốn. Từ đó đề ra quan điểm, giải pháp tăng cường hoàn thiện cơng tác kế
tốn tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình trong thời gian tới.
7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được chia thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tổ chức cơng tác kế tốn trong đơn vị
hành chính
Chương 2: Thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn tại Cục Dự trữ Nhà
nước khu vực Nghĩa Bình
Chương 3: Hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại Cục Dự trữ Nhà
nước khu vực Nghĩa Bình


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỔ CHỨC
CÔNG TÁC KẾ TỐN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH
CHÍNH
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.1.1. Định nghĩa và đặc điểm hoạt động
1.1.1.1. Định nghĩa
Đơn vị hành chính nhà nước là“đơn vị sự nghiệp cơng lập do cơ quan
có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư
cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ cơng, phục vụ quản lý nhà nước ” (Trích
Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính Phủ, 2018, Điều 2)
Cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) là một cơ quan trong hệ thống
các cơ quan nhà nước, được thành lập theo quy định của pháp luật có tổ chức
và hoạt động theo quyết định của pháp luật; sử dụng quyền lực nhà nước thực
thi chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định;
Cơ quan HCNN là một loại cơ quan thuộc quyền lực hành pháp, được
lập ra để thực thi pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành. Thẩm
quyền của chúng chỉ giới hạn trong phạm vi chấp hành, điều hành và chịu sự
giám sát của cơ quan quyền lực cùng cấp.

Hoạt động của cơ quan HCNN có mối quan hệ trực thuộc theo một thứ
bậc chặt chẽ (quan hệ mệnh lệnh) tạo thành một hệ thống thống nhất từ trung
ương xuống các cấp ở địa phương.
1.1.1.2. Đặc điểm hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan HCNN là một cơ quan nhà nước, là một bộ phận cấu thành bộ
máy nhà nước. Do vậy, cơ quan HCNN cũng mang đầy đủ các đặc điểm
chung của các cơ quan nhà nước.


7

Thứ nhất, cơ quan HCNN hoạt động mang tính quyền lực nhà nước,
được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Tính quyền lực
nhà nước thể hiện ở chỗ: Cơ quan HCNN nhân danh nhà nước khi tham gia
vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý.
Thứ hai, mỗi cơ quan HCNN đều hoạt động dựa trên những quy định của
pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định và có những mối quan hệ
phối hợp trong thực thi công vụ được giao. Các cơ quan HCNN tổ chức và hoạt
động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật. Trong quá trình hoạt động có
quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện dưới hình thức là các văn bản
được thành lập theo quy định của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh hoặc theo Quyết định
của cơ quan HCNN cấp trên; được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền
lực nhà nước cùng cấp; có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp nhưng theo
nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc quyền lực phục tùng.

Thứ ba, về mặt thẩm quyền thì cơ quan HCNN được quyền đơn phương
ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệu lực
bắt buộc đối với các đối tượng có liên quan; cơ quan HCNN có quyền áp
dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các đối tượng chịu sự tác động, quản lý
của cơ quan HCNN.

1.1.2. Đặc điểm hoạt động tài chính đơn vị hành chính nhà nước
1.1.2.1. Cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị hành chính nhà nước
Hiện nay, hoạt động của các đơn vị hành chính nhà nước được tuân thủ
theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính
phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý
hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP
ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ.


8

Nghị định quy định rõ thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ chịu trách
nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc quản lý, sử dụng
biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao.
Theo quy định hiện hành, các đơn vị hành chính nhà nước được giao
quyền tự chủ về các nội dung sau:
 Về

biên chế

Căn cứ số biên chế được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được
quyền chủ động trong việc sử dụng biên chế như sau:
-

Được quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ, công chức theo vị

trí cơng việc để bảo đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan.
-


Được điều động cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan.

-

Trường hợp sử dụng biên chế thấp hơn so với chỉ tiêu được giao, cơ

quan vẫn được bảo đảm kinh phí quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên chế
được giao.
-

Được hợp đồng thuê khốn cơng việc và hợp đồng lao động đối với

một số chức danh theo quy định của pháp luật trong phạm vi nguồn kinh phí
quản lý hành chính được giao.
 Về

nguồn kinh phí quản lý hành chính của cơ quan nhà nước

Kinh phí được giao được phân bổ vào nhóm mục của mục lục ngân
sách nhà nước. Căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao, Thủ
trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ tự quyết định bố trí số kinh phí được
giao vào các mục chi cho phù hợp; được quyền điều chỉnh giữa các mục chi
nếu xét thấy cần thiết, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được vận dụng các chế
độ chi tiêu tài chính hiện hành để thực hiện, nhưng khơng được vượt quá mức
chi tối đa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.


9

 Về


sử dụng kinh phí hành chính tiết kiệm được

Kết thúc năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được
giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn dự tốn kinh
phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh
lệch này được xác định là kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được và được
phân phối sử dụng như sau:
-

Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức: cơ quan thực hiện chế độ tự

chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 lần so
với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định để chi trả thu nhập
tăng thêm cho cán bộ, công chức.
-

Chi khen thưởng và phúc lợi: chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất

cho tập thể, cá nhân theo kết quả cơng tác và thành tích đóng góp; chi cho các
hoạt động phúc lợi tập thể của cán bộ, cơng chức; trợ cấp khó khăn đột xuất
cho cán bộ, công chức, kể cả đối với những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất
sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên
chế;
-

Khi xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí khơng ổn định, cơ quan thực

hiện chế độ tự chủ có thể trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán
bộ, cơng chức.

1.1.2.2. Nguồn kinh phí hoạt động
Hoạt động tài chính đối với cơ quan HCNN là việc Nhà nước ban hành
các chính sách, chế độ tài chính đối với các cơ quan HCNN và chỉ đạo, điều
hành việc tổ chức thực thi các chính sách đó cũng như kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các chính sách đề ra nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội đặt ra.
Nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của các cơ quan HCNN chủ yếu là từ
Ngân sách nhà nước cấp. Ngồi ra, một số cơ quan HCNN do tính đặc thù còn
được phép thu và để lại sử dụng một số khoản thu phí, lệ phí, thu khác hoặc được


10

giao khốn một số chi phí hoạt động chun mơn nếu quản lý tiết kiệm được
bổ sung nguồn kinh phí
Các khoản kinh phí ngân sách Nhà nước cấp:
-

Kinh phí chi thường xuyên thực hiện chế độ tự chủ: Là kinh phí chi

cho các hoạt động mang tính thường xuyên, Thủ trưởng đơn vị được quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm
-

Kinh phí thường xun giao khơng thực hiện chế độ tự chủ: Là những

khoản chi phục vụ nhiệm vụ của cơ quan HCNN theo sự phê duyệt của cơ
quan cấp trên
-

Kinh phí dự án: Ngồi chức năng nhiệm vụ thường xun thì trong


từng thời kỳ cịn thực hiện các chương trình dự án, đề tài từ trung ương đến
địa phương.
-

Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản: Là nguồn kinh phí được sử dụng

cho việc xây dựng cơ bản tăng cường cơ sở vật chất cho đơn vị.
1.1.2.3. Quy trình ngân sách
Quy trình ngân sách trong các cơ quan, đơn vị được tiến hành theo chu
trình bao gồm ba bước: bắt đầu từ việc quản lý việc lập dự toán thu chi tài
chính, sau đó là quản lý việc chấp hành dự toán và cuối cùng là việc quyết
toán thu chi tài chính. Quy trình thể hiện như sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1 Quy trình quản lý tài chính


11

a. Lập dự tốn
Lập dự tốn thu chi tài chính là khâu mở đầu của một chu trình quản lý
tài chính, đây là q trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các
nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu chi ngân sách hàng năm một
cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn.
Để quản lý và sử dụng tốt các nguồn thu, chủ động trong chi tiêu, các
đơn vị HCNN có thu cơng lập phải lập dự tốn cho tất cả các khoản thu, chi
của đơn vị dự toán được lập phải phù hợp, thuận lợi cho kiểm tra, đối chiếu,
tổng hợp dự toán NSNN và bảo đảm các yêu cầu:
-


Đúng nội dung, biểu mẫu, thời hạn, thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi

theo mục lục NSNN và chi tiết theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
-

Các chỉ tiêu phải phản ánh được các hoạt động, phù hợp với mục tiêu,

nhiệm vụ của đơn vị trong kỳ dự toán đồng thời phù hợp với chính sách, chế
độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
-

Bảo đảm cân đối giữa các khoản thu và chi, thể hiện được mối liên hệ

với thực tế của kỳ trước cũng như nhiệm vụ của đơn vị trong kỳ tiếp theo.
-

Lập dự tốn khơng được q cao dẫn đến lãng phí nhưng khơng được

q thấp về kinh phí hoạt động của đơn vị.
Trình tự lập và xét duyệt dự tốn NSNN theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2 Trình tự lập và xét duyệt dự toán NSNN


12

Có hai phương pháp lập dự tốn thường được sử dụng là phương pháp
lập dự toán trên cơ sở quá khứ và phương pháp lập dự tốn khơng dựa vào
q khứ. Mỗi phương pháp đều có những đặc điểm khác nhau, ưu điểm,
nhược điểm và điều kiện, hoàn cảnh vận dụng khác nhau. Dự toán ngân sách

của các đơn vị HCNN phải gửi đến các cơ quan cấp trên để có căn cứ giao dự
tốn ngân sách cho các đơn vị.
b. Tổ chức chấp hành dự toán
Trên cơ sở dự toán được giao, đơn vị HCNN tổ chức triển khai thực
hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu chi
được giao đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí theo đúng mục đích,
chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả.
Đối với dự toán chi thường xuyên đơn vị HCNN được điều chỉnh nội
dung chi cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan
cấp trên và Kho bạc Nhà nước (KBNN) nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để
theo dõi, quản lý, thanh quyết toán. Cuối năm, căn cứ đề nghị của đơn vị,
KBNN nơi giao dịch thực hiện chuyển số dư kinh phí chi thường xuyên, thu
sự nghiệp sang năm sau tiếp tục sử dụng. Riêng đối với số dư chi thường
xuyên sau khi thực hiện chuyển kinh phí, KBNN tổng hợp theo đơn vị dự tốn
cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp cơ quan Tài chính căn cứ vào báo cáo
của KBNN cùng cấp xem xét, làm thủ tục chuyển nguồn sang năm sau.
Đối với các khoản chi không thường xuyên, việc điều chỉnh nội dung
chi, nhóm mục chi; kinh phí cuối năm chưa sử dụng, hoặc sử dụng khơng hết
thực hiện theo quy định (được chuyển sang năm sau hoặc huỷ bỏ dự toán).
c. Quyết toán ngân sách
Quyết toán là cơng việc cuối cùng của chu trình quản lý tài chính. Đây
là q trình kiểm tra, rà sốt, chỉnh lý, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành


13

dự toán trong kỳ và là cơ sở để phân tích, tổng kết đánh giá kết quả chấp hành
dự tốn năm.
Cuối quý, cuối năm các đơn vị HCNN phải tiến hành lập báo cáo kế
toán, báo cáo quyết toán thu chi tài chính về tình hình sử dụng nguồn tài chính

để gửi đến các cơ quan chức năng theo quy định. Báo cáo quyết toán của đơn
vị HCNN phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, thu chi và kết quả sử dụng
nguồn lực tài chính tại cơ quan, đơn vị nhằm cung cấp thơng tin tài chính,
giúp cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị.
Cơng tác quyết toán thực hiện tốt sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để
đánh giá lại việc thực hiện kế hoạch tài chính năm. Từ đó rút ra những kinh
nghiệm thiết thực cho công tác lập và chấp hành dự toán năm sau. Kết quả
quyết toán cho phép tổ chức kiểm điểm, đánh giá lại hoạt động của đơn vị, từ
đó có những điều chỉnh kịp thời theo xu hướng thích hợp.
1.2. TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC
Với vai trị là cơng cụ quản lý kinh tế quan trọng của mỗi tổ chức, kế tốn
phản ánh, giám sát tồn diện hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị. Chính vì
vậy việc thiết lập mối liên hệ giữa đối tượng, chứng từ, tài khoản, sổ kế tốn, báo
cáo tài chính, báo cáo kế tốn quản trị và bộ máy kế toán cùng với trang thiết bị
thích hợp nhằm bảo đảm điều kiện tốt nhất để phát huy tối đa chức năng của kế
toán, như vậy các đơn vị kế tốn phải tổ chức cơng tác kế tốn.

1.2.1. Cơng tác chứng từ, tài khoản, sổ kế tốn
1.2.1.1. Cơng tác chứng từ kế tốn
a. Xây dựng danh mục chứng từ kế toán
Danh mục chứng từ được xây dựng cần tuân thủ và vận dụng hệ thống


14

chứng từ kế toán nhà nước ban hành thống nhất của các đơn vị HCNN hay
đơn vị HCSN. Hệ thống chứng từ phải phản ánh được các hoạt động liên quan
đến việc tiếp nhận, chi tiêu và quyết toán kinh phí được cấp; hình thành và sử
dụng nguồn vốn tự chủ, kết quả thực hiện hoạt động dịch vụ,… Chứng từ đặc

thù phản ánh hoạt động sự nghiệp là các chứng từ thể hiện quan hệ thanh toán
giữa các đơn vị với KBNN; đối với hoạt động dịch vụ là các chứng từ phản
ánh doanh thu hoạt động dịch vụ là Hóa đơn cung cấp dịch vụ do đơn vị tự in,
tự đặt in hoặc mua của cơ quan thuế theo quy định.
b. Tổ chức hạch toán ban đầu
Hạch toán ban đầu là công việc khởi đầu của công tác kế tốn, nó có ý
nghĩa quyết định đối với tính trung thực, tính đúng đắn của số liệu kế tốn,
song phần lớn cơng việc hạch tốn ban đầu lại do các nhân viên nghiệp vụ
trực tiếp thực hiện bằng hạch tốn nghiệp vụ (chấm cơng lao động, phiếu xuất
nhập kho,..). Vì vậy, phịng kế tốn cần coi trọng việc hướng dẫn, kiểm tra
hạch toán ban đầu ở tất cả các bộ phận trong đơn vị.
c. Lập chứng từ kế toán
Là đơn vị với hoạt động tài chính có tính đặc thù riêng, đó là việc tiếp
nhận, sử dụng và quyết tốn kinh phí, ngồi các chứng từ bên ngồi thơng
thường (liên quan đến người mua, người bán, ngân hàng, đối tác, . .) việc tiếp
nhận các chứng từ kế toán trong đơn vị HCNN còn bao gồm các chứng từ liên
quan đến KBNN để phản ánh các hoạt động trên. Ngoài ra, chứng từ phản ánh
thu hoạt động dịch vụ thực hiện tại đơn vị HCNN thay vì các hóa đơn bán
hàng là các biên lai mang tính chất thu phí, lệ phí phản ánh thu phí dịch vụ
cơng - theo quy định.
d. Tổ chức kiểm tra, hoàn chỉnh chứng từ kế toán
Trước và sau khi sử dụng, chứng từ kế toán cần phải được kiểm tra,


15

hồn chỉnh nhằm bảo vệ lợi ích và tài sản cho đơn vị. Từ đó, phân loại chứng
từ, tổng hợp số liệu phục vụ việc ghi sổ kế toán.
Nội dung kiểm tra hồn chỉnh chứng từ kế tốn bao gồm: Kiểm tra tính
pháp lý, tính chính xác, tính trung thực khách quan của chứng từ, kiểm tra nội

dung chứng từ so sánh với dự toán định mức tiêu chuẩn do Nhà nước quy
định, kiểm tra tính đầy đủ chính xác của các chữ ký trên chứng từ kế toán.
e. Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán
Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán thực chất là thiết lập đường đi
cho các chứng từ kế toán đến các bộ phận liên quan để phục vụ việc ghi sổ kế
toán và quản lý chứng từ. Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán phải bảo
đảm sự ổn định, hợp lý cho quy trình kế tốn; tiết kiệm thời gian, chi phí;
tránh trùng lặp, bỏ sót nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
f. Tổ chức bảo quản, lưu trữ và tiêu hủy chứng từ kế toán
Việc bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ kế toán được thực hiện tại nơi
bộ phận sử dụng chứng từ kế toán hàng ngày và tại đơn vị kế toán.
Tùy theo từng điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị, địa điểm lưu trữ, bảo
quản, mà thời điểm đưa vào lưu trữ, trách nhiệm, quy trình, thời hạn lưu trữ
chứng từ kế tốn có sự khác nhau; việc tiêu hủy chứng từ kế toán cũng khác
nhau nhưng phải bảo đảm sau khi đã tiêu hủy không thể sử dụng lại được số
liệu, thông tin trên chứng từ kế tốn đó.
1.2.1.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán là quá trình thiết lập một hệ thống tài
khoản kế tốn trên cơ sở đối tượng kế toán nhằm cung cấp các thơng tin về tài
sản, nguồn kinh phí, sử dụng nguồn kinh phí và q trình hoạt động của đơn vị.

Ngồi việc theo dõi đối tượng chi tiết theo hệ thống tài khoản kế toán


16

theo quy định, các đơn vị HCSN còn phải tổ chức thực hiện kế toán theo Mục
lục NSNN nhằm phản ánh tình hình biến động thu, chi của các cấp ngân sách
theo từng Bộ, ngành, lĩnh vực kinh tế; theo từng khoản thu, chi ngân sách và
được thiết kế theo chương - loại - khoản - nhóm - tiểu nhóm - mục - tiểu mục.

Tổ chức hệ thống tài khoản phải tính đến khả năng ứng dụng cơng nghệ
-

thơng tin (CNTT) trong cơng tác kế tốn, đó là việc ứng dụng phần mềm kế

tốn riêng biệt hay tích hợp trong hệ thống phần mềm quản lý đơn vị.
Xuất phát từ đặc trưng về tài sản, nguồn kinh phí, thu, chi và đặc điểm
hoạt động của đơn vị trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực và mỗi nước, tổ chức hệ
thống tài khoản kế tốn trong đơn vị có thể theo một trong hai phương pháp: Tự
xây dựng hệ thống tài khoản kế toán hoặc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán
dựa trên hệ thống tài khoản kế toán thống nhất theo quy định của mỗi nước.

Tại Việt Nam, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức hệ thống kế
toán chi tiết theo Mục lục NSNN trong đơn vị hành chính, sự nghiệp hiện nay
được thực hiện theo Thơng tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài
chính hướng dẫn Chế độ kế tốn hành chính, sự nghiệp. Hệ thống tài khoản kế
toán gồm 9 loại: từ Loại 1 đến Loại 9 là các tài khoản trong Bảng Cân đối tài
khoản và tài khoản loại 0 ngoài Bảng Cân đối tài khoản.
1.2.1.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Tổ chức hệ thống sổ kế toán là việc kết hợp các loại sổ kế tốn có kết
cấu khác nhau theo trình tự kế tốn nhất định nhằm hệ thống hóa, tính tốn
các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý của từng đơn vị HCNN. Để tổ chức hệ thống
sổ kế tốn có hiệu quả, phải xác định rõ đặc điểm, điều kiện hiện có của đơn
vị, u cầu và trình độ của cán bộ quản lý, lao động kế toán; nắm vững các
nguyên tắc cơ bản quy định cho mỗi hình thức sổ kế toán; nắm vững tài khoản
kế toán, nội dung và kết cấu, cách thức thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin
từ các loại sổ khác nhau, nắm được nội dung công việc hàng ngày, cuối kỳ, ...,


17


ghi chép kịp thời, chính xác cao, tiết kiệm; thuận lợi cho kiểm tra, đối chiếu,
cung cấp thông tin. Nội dung tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm:
a. Lựa chọn hình thức kế tốn
Lựa chọn hình thức kế toán là lựa chọn và thiết lập hệ thống sổ kế toán
cần sử dụng ở đơn vị phải bảo đảm các yêu cầu sau:
-

Lựa chọn, sử dụng một hình thức kế tốn chính thức và duy nhất cho

một kỳ kế toán năm.
-

Ghi chép kết hợp theo thời gian và theo hệ thống.

-

Thỏa mãn yêu cầu kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết cũng như mối

quan hệ đối chiếu, kiểm tra số liệu; mở đủ hệ thống sổ kế toán tổng hợp, sổ kế
toán chi tiết cần thiết.
b.

Tổ chức xác định hệ thống sổ kế toán
Xét theo phạm vi thơng tin phản ánh trên sổ kế tốn, hệ thống sổ kế

toán của đơn vị bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết theo yêu
cầu quản lý của đơn vị. Các sổ kế toán chi tiết do đơn vị tự tổ chức tùy theo
yêu cầu quản lý tại từng đơn vị hành chính nhằm theo dõi, phản ánh thường
xun, liên tục, có hệ thống tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí NSNN,

tình hình thu, chi sự nghiệp, dịch vụ, .... Bên cạnh đó, cần phải mở sổ theo dõi
chi tiết để theo dõi chi tiết dự toán được giao và việc tiếp nhận dự toán của
đơn vị căn cứ vào quyết định giao dự toán và giấy rút dự toán để ghi cho từng
loại dự tốn và theo từng loại, khoản, nhóm mục, mục; mở sổ theo dõi chi tiết
tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí theo từng loại kinh phí, từng
nguồn kinh phí, theo loại, khoản, nhằm mục hay mục.
c. Tổ chức xây dựng, thiết kế quy trình ghi sổ kế toán
Tùy theo khả năng ứng dụng CNTT trong cơng tác kế tốn mà trình tự


18

ghi chép trên sổ kế tốn có thể được thực hiện thủ cơng, bán thủ cơng hay
hồn tồn tự động bằng máy. Trường hợp đơn vị ghi chép trên máy vi tính,
tùy theo mức độ tự động hóa khác nhau của các phần mềm mà sự can thiệp
của con người vào quá trình xử lý dữ liệu sẽ khác nhau. Ở mức độ đơn giản
nhất các thông tin trên chứng từ kế toán được xử lý bằng các phần mềm tính
tốn, kế tốn thủ cơng kết hợp với cơ giới.
d. Tổ chức quá trình bảo quản, lưu trữ sổ kế tốn
Trong q trình thực hiện ghi sổ kế tốn, việc bảo quản sổ kế tốn được
thực hiện bởi chính kế toán trực tiếp thực hiện ghi sổ kế toán. Kết thúc q
trình ghi sổ, khóa sổ kế tốn đưa vào lưu trữ theo quy định lưu trữ tài liệu kế
toán tương tự như lưu trữ chứng từ kế toán.
1.2.2. Tổ chức ghi nhận các phần hành kế toán
Hiện nay, chế độ kế tốn cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp được áp
dụng theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về Hướng dẫn Chế độ kế tốn hành chính, sự nghiệp, Thơng tư này
áp dụng từ ngày 01/01/2018. Một số đặc điểm kế toán liên quan đến các phần
hành kế tốn cơ bản được tóm lược sau đây:
1.2.2.1. Kế toán thu

Các khoản thu và doanh thu phát sinh tại đơn vị hành chính nhà nước
gồm doanh thu do NSNN cấp; thu từ nguồn viện trợ không hồn lại, vay nợ
nước ngồi; thu từ phí được khấu trừ và để lại theo Luật phí, lệ phí; doanh thu
hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ.
a. Doanh thu do ngân sách cấp
Tài khoản được sử dụng là TK 511. Tài khoản này dùng để phản ánh số
thu hoạt động do NSNN cấp và số thu hoạt động khác được để lại cho đơn vị
hành chính, sự nghiệp thu hoạt động NSNN cấp gồm: thu thường xuyên, thu


19

không thường xuyên và thu hoạt động khác.
Đối với các khoản thu hoạt động do NSNN cấp, khi đơn vị rút dự toán
sử dụng cho hoạt động của đơn vị, đơn vị phản ánh vào thu hoạt động do
NSNN cấp, trừ một số trường hợp sau:
Đối với các khoản thu chưa đủ điều kiện ghi nhận ngay như rút tạm ứng
hoặc ngân sách cấp bằng Lệnh chi tiền vào tài khoản tiền gửi dự toán…, kế
toán mở sổ tài khoản 337 – Tạm thu để theo dõi tài khoản này. Khi nào đủ
điều kiện ghi nhận doanh thu thì kết chuyển qua tài khoản 511.
Kinh phí từ nguồn NSNN dùng để đầu tư, mua sắm TSCĐ hoặc mua
nguyên vật liệu nhập kho xuất dùng dần, không ghi nhận ngay vào các khoản
thu hoạt động do NSNN cấp tại thời điểm tiếp nhận mà được ghi nhận là một
khoản nhận trước chưa ghi thu. Đơn vị ghi thu phù hợp với tình hình thực tế
sử dụng tài sản, nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (khi đơn vị xuất kho
nguyên vật liệu sử dụng hoặc tính hao mịn/ khấu hao TSCĐ phản ánh vào chi
phí thì cuối năm phản ánh vào thu hoạt động do NSNN cấp tương ứng với số
đã tính hao mịn/ trích khấu hao hoặc số ngun vật liệu đã xuất trong kỳ).
Kế toán mở sổ chi tiết các khoản thu cho phù hợp với yêu cầu quản lý
của từng khoản thu, từng ngành để theo dõi các khoản thu của từng loại theo

từng hoạt động.
Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2:
-Tài khoản 5111 – Thường xuyên: Phản ảnh tình hình tiếp nhận, sử
dụng nguồn thu do NSNN cấp để chi thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên tại
đơn vị
-Tài khoản 5112 – Không thường xuyên: Phản ảnh tình hình tiếp nhận,
sử dụng nguồn thu do NSNN cấp để chi thực hiện các nhiệm vụ không


20

thường xuyên tại đơn vị.
-Tài khoản 5118 – Thu hoạt động khác: Phản ảnh các khoản thu hoạt
động khác được để lại mà đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao dự tốn
(hoặc khơng giao dự tốn) u cầu phải báo cáo quyết toán theo Mục lục
NSNN.
b. Doanh thu từ thu viện trợ, vay nợ nước ngồi
Kế tốn dùng tài khoản 512 để phản ánh việc tiếp nhận, sử dụng nguồn
viện trợ khơng hồn lại hoặc nguồn vay nợ nước ngoài do đơn vị làm chủ dự án.

Các khoản viện trợ, vay nợ nước ngoài mà đơn vị tiếp nhận và sử dụng
được ghi nhận là doanh thu và chi phí của đơn vị. Riêng trường hợp sử dụng
nguồn viện trợ để đầu tư, mua sắm TSCĐ, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
nhập kho (xuất dùng dần) là khoản kinh phí cấp một lần nhưng đơn vị sử
dụng trong nhiều năm (hoặc xuất sử dụng dần trong năm) được ghi nhận là
một khoản nhận trước chưa ghi thu thông qua tài khoản 336. Khi xuất dùng
hoặc khấu hao, kế tốn ghi tăng thu viện trợ.
Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2:
-


Tài khoản 5121 – Thu viện trợ: Phản ánh tình hình tiếp nhận và sử

dụng nguồn thu từ các khoản viện trợ khơng hồn lại.
-Tài khoản 5122 – Thu vay nợ nước ngồi: Phản ánh tình hình tiếp
nhận và sử dụng tình hình vay nợ nước ngồi.
c. Doanh thu từ thu phí được khấu trừ để lại
Tài khoản phản ánh là TK 514, tài khoản này áp dụng cho các đơn vị
hành chính, sự nghiệp để phản ánh các khoản phí thu được từ các hoạt động
dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện hoặc số phí thu được từ các hoạt động
dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện mà đơn vị được khấu trừ theo


21

quy định của pháp luật về phí , lệ phí.
Khi phát sinh các khoản thu phí, lệ phí đơn vị phản ảnh vào TK 337 –
Thạm thu (3373). Định kỳ, đơn vị xác định số phải nộp ngân sách, phần được
khấu trừ để lại đơn vị là nguồn thu của đơn vị và hạch tốn vào TK 014 – Phí
được khấu trừ để lại. Đồng thời, căn cứ vào số đã chi từ nguồn phí được khấu
trừ để lại để kết chuyển từ TK 337 – Tạm thu (3373) sang TK 514 – Thu phí
được khấu trừ, để lại.
Đối với phần phí được khấu trừ, để lại dùng để đầu tư, mua sắm TSCĐ,
nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho (xuất dùng dần) là khoản thu
một lần nhưng đơn vị sử dụng trong nhiều năm (hoặc sử dụng dần trong năm),
khi đơn vị mua TSCĐ hoặc mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập
kho kế toán sẽ kết chuyển từ TK 337 – Tạm thu (3373) sang TK 366 – Các
khoản nhận trước chưa ghi thu. Cuối năm, căn cứ vào số khấu hao TSCĐ đã
trích trong năm và tình hình xuất kho ngun liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
sử dụng trong năm, kế toán kết chuyển từ TK 366 sang TK 514 – Thu phí
được khấu trừ, để lại tương ứng với số khấu hao đã trích và số ngun liệu,

vật liệu, cơng cụ, đã xuất sử dụng.
Cuối năm tồn bộ số phí được khấu trừ, để lại được kết chuyển vào TK
911 để xác định thặng dư.
d. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Kế toán dùng tài khoản 531 để phản ánh các khoản doanh thu của hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đơn vị có nhiều hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ thì phải mở sổ chi tiết tương ứng các khoản thu của hoạt động
này như: các khoản doanh thu về bán sản phẩm, hàng hóa, ấn chỉ, cung cấp dịch
vụ; khoản thu về các đề tài, dự án liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân;
thu dịch vụ đào tạo; dịch vụ dạy nghề; dịch vụ y tế; dịch vụ văn hóa; dịch vụ thể


22

thao và du lịch; dịch vụ thông tin truyền thông và báo chí; dịch vụ khoa học
và cơng nghệ; dịch vụ sự kiện kinh tế và sự nghiệp khác; thu cho thuê tài sản
(kể cả thu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản cho sử dụng chung theo
quy định của pháp luật); các khoản thu dịch vụ khác theo quy định của pháp
luật (như gửi xe, chi thuê kiốt…). Cuối kỳ toàn bộ số thu sản xuất kinh doanh,
dịch vụ trong kỳ được kết chuyển sang tài khoản 911 – Xác định kết quả.
e. Yêu cầu thơng tin phục vụ quản lý
Kế tốn các khoản thu cung cấp thông tin theo dõi các khoản thu theo
đúng quy định của nhà nước, giúp cho nhà quản lý kiểm soát được các nguồn
thu để thực hiện việc chi tiêu tại đơn vị.
Theo dõi chi tiết các nguồn thu giúp nhà quản lý đánh giá các khoản thu
kịp thời để có phản hồi lên cơ quan cấp trên, theo dõi chi tiết các khoản thu
phí được khấu trừ hoặc để lại đơn vị, qua đó có cơ sở để thực hiện giao khoán
chi ở các đơn vị dự toán dựa vào hoạt động.
Theo dõi chi tiết doanh thu còn cung cấp cho nhà quản lý thông tin chi
tiết về nguồn kinh phí có được sử dụng đúng mục đích, nội dung dự toán phê

duyệt, định mức của Nhà nước đã quy định hay khơng.
1.2.2.2. Kế tốn chi phí
Các khoản chi của đơn vị hành chính bao gồm các khoản chi về hoạt
động; chiviện trợ vay nợ nước ngoài; chi quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh; và nguồn khác.
a. Chi phí hoạt động do NSNN cấp
Kế tốn dùng tài khoản 611 để phản ảnh các khoản chi chỉ mang tính
chất hoạt động thường xun và khơng thường xun (kể cả chi từ nguồn tài
trợ, biếu tặng nhỏ lẻ) theo dự tốn chi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.


×