Lưới điện thông minh (Smart Grid) Giải pháp cho
tương lai
Ngày nay, ngành công nghiệp điện đang có sự thay đổi từ sản xuất, phân phối, đến sử
dụng điện. Hiệu ứng nóng lên của trái đất, sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng hóa
thạch, sự bùng nổ tăng trưởng của các nước đang phát triển và lượng dân số đã dẫn đến
yêu cầu bức thiết phải có những phương cách mới trong việc cung ứng và sử dụng năng
lượng. DĐDN đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Anh Thái – Phó Tổng Giám đốc Cty
TNHH Hệ thống kỹ thuật ứng dụng (ATS) - Giải thưởng Sao Khuê 2010 xung quanh vấn
đề này.
- Ông đánh giá thế nào về thực trạng cung ứng và sử dụng năng lượng hiện nay ?
Hiện việc cung ứng điện hầu như chỉ dựa trên mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu bằng các
biện pháp tăng nguồn cung ứng. Trong khoảng 5 năm vừa qua đã xuất hiện nhiều nhân tố
có giá trị thúc đẩy sự thay đổi cách thức nhà cung ứng và người sử dụng vận hành hệ
thống điện. Khách hàng không những ngày càng tiêu thụ nhiều điện hơn và công suất
đỉnh tăng hàng năm mà nhu cầu về chất lượng điện năng ngày càng cao do những đòi hỏi
về chất lượng cuộc sống và việc sử dụng rộng rãi các loại thiết bị điện tử giá rẻ. Theo
điều tra, khi khách hàng có thể giám sát được việc sử dụng điện của mình thì họ có xu
hướng giảm mức tiêu thụ khoảng từ 5% đến 10%. Việc trao đổi hai chiều giữa các Cty
điện lực và khách hàng để tạo điều kiện cho khách hàng hiểu rõ hơn về ngành điện và
ngược lại là nhu cầu của cả hai bên, nhưng chỉ có các Cty điện lực mới có thể triển khai
với hệ thống Smart Grid.
Các lĩnh vực mà Smart Grid có thể cho chúng ta biện pháp để tác động trước mắt bao
gồm:
- Nâng cao hiệu suất hoạt động của các nhà máy điện.
- Tối ưu hóa nhằm giảm tổn thất kỹ thuật trong vận hành hệ thống điện.
- Giảm hệ số đàn hồi giữa tốc độ tăng nhu cầu sử dụng điện trên tốc độ tăng GDP từ 2
lần như hiện nay xuống còn 1,1 - 1,5 lần như các nước trong khu vực.
- Giảm lượng năng lượng sử dụng trung bình trên giá trị 1 đồng GDP.
- Giảm tổn thất phi kỹ thuật.
- Ông có nói đến việc triển khai với hệ thống Smart Grid, vậy cụ thể của việc ứng dụng
Smart Gid trong cung ứng và sử dụng năng lượng là như thế nào, thưa ông ?
Đất nước chúng ta đang trên con đường phát triển không thể không cần đến các nhà máy
điện hiện có cũng như vẫn phải xây dựng thêm các nhà máy điện mới, nhưng với phần
công suất và điện năng tiết kiệm được do việc xây dựng Smart Grid sẽ được coi như một
loại nguồn điện bổ sung trong cân bằng công suất và điện năng. Theo thống kê trên thế
giới vào thời điểm hiện nay của Mỹ thì chi phí để tiết kiệm được 1 kWh sẽ khoảng 1,7
cent. Trong khi chi phí để sản xuất và phân phối 1 kWh sẽ là 7 cent. Bên cạnh đó, chúng
ta cũng cần chú ý tới việc tạo ra văn hóa tiết kiệm và bảo tồn năng lượng trong xã hội
cũng như tạo điều kiện phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và các loại nguồn điện
nhỏ phân tán để giảm phát thải CO2.
Để có thể đạt được các mục tiêu ở trên, chúng ta phải xây dựng một hệ thống điện và
phương thức vận hành và kinh doanh nó có khả năng cho phép chỉ ra những nhà máy
phải nâng cao hiệu suất, các loại nguồn điện mới sẽ được khuyến khích phát triển như
năng lượng mặt trời, gió, sinh khối ở những địa điểm thích hợp. Và hệ thống mới này sẽ
thúc đẩy sự thay đổi cách thức sử dụng điện với sự thay đổi đầu tiên là cải thiện đồ thị
phụ tải và khuyến khích cao độ cho sự phát triển các ngành công nghiệp và sử dụng thiết
bị tiết kiệm điện. Hệ thống mà chúng ta nói đến ở đây chính là Smart Grid.
Thiết kế cơ bản của SMART GRID
Cho đến hiện nay, chưa một ai hoặc một tổ chức nào khẳng định chắc chắn về các công
nghệ sẽ được sử dụng trong Smart Grid của tương lai. Tuy nhiên, chúng ta có thể chỉ ra
được các đặc tính chính của Smart Grid sẽ bao gồm:
• Khả năng tự động khôi phục cung cấp điện khi có sự cố xảy ra mất điện đối với khách
hàng.
• Chống được sự tấn công cố ý đối với hệ thống cả về mặt vật lý và mạng máy tính.
• Trợ giúp sự phát triển các nguồn điện phân tán (phát điện, dự trữ năng lượng, cắt giảm
nhu cầu…)
• Trợ giúp sự phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
• Cung cấp khả năng nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện.
• Tối ưu hóa vận hành HTĐ để giảm chi phí sản xuất, truyền tải và phân phối kể cả giảm
chi phí đầu tư mới và nâng cấp hệ thống điện.
• Công cụ cơ bản của vận hành thị trường điện rộng rãi.
- Để phát triển Smart Grid ở VN cần các điều kiện gì, và quan điểm của ông thế nào ?
Theo tôi, để nhanh chóng phát triển Smart Grid vì lợi ích của cả đơn vị cung ứng điện và
khách hàng sử dụng điện cũng như tạo ra các bước thay đổi trong văn hóa tiết kiệm và
bảo tồn năng lượng vì một môi trường xanh hơn, chúng ta cần các chính sách và cơ chế
rõ ràng của Nhà nước ngay lập tức và có tính chất dài hạn. Cụ thể, Bộ Công Thương cần
nghiên cứu ban hành các quy định, văn bản pháp luật và các cơ chế cần thiết để thúc đẩy
sự phát triển Smart Grid Đề ra mục tiêu cụ thể đối với từng nhà máy, từng công ty
truyền tải và phân phối các chỉ tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất và phân phối năng lượng.
Bên cạnh đó, đặt ra yêu cầu triển khai ngay các thành phần cần thiết của của Smart Grid
từ các hệ thống SCADA/EMS/DMS. Phân tích hiệu suất hoạt động nhà máy điện, hạ tầng
quản lý đo đếm điện năng, phân tích hiệu quả và kiểm toán sử dụng năng lượng, hệ thống
thông tin khách hàng sử dụng điện Ngành Điện cần có hệ thống cung cấp thông tin theo
thời gian (5 phút, 15 phút, 30 phút hoặc 1 giờ) về chi phí sản xuất và phân phối điện cho
khách hàng sử dụng điện và các đơn vị liên quan. Khách hàng hoặc người đại diện của họ
cần được truy cập vào dữ liệu theo thời gian (5 phút, 15 phút hoặc 30 phút) về việc sử
dụng điện của mình và tạo ra được khả năng trao đổi thông tin hai chiều giữa công ty
điện lực và khách hàng. Trước mắt, chúng ta có thể triển khai ở các hộ công nghiệp và
thương mại lớn.
Ngoài ra, Bộ Công Thương và Cục điều tiết Điện lực VN (ERAV) cần tiếp tục hoàn thiện
các quy định cụ thể về quy hoạch, phát triển và vận hành hệ thống điện tin cậy và hiệu
quả. Nghiên cứu thành lập Nhóm công tác làm tiền đề cho việc thành lập một Ủy ban
điều phối việc triển khai Smart Grid ở VN. Nhiệm vụ điều phối của Nhóm công tác hay
Ủy ban sẽ gồm các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, công nghệ và cả việc phối hợp hành
động giữa các bên liên quan vì lợi ích chung, bao gồm cả công tác tìm kiếm và phân phối
các nguồn tài trợ từ các quỹ hỗ trợ năng lượng sạch và chống biến đổi khí hậu cũng như
các nguồn vốn ODA.
Smart Grid không đơn thuần chỉ bao gồm các hệ thống phần cứng và phần mềm. Vì vậy,
chúng ta còn phải nỗ lực hết sức để có thể biến một hệ thống điện truyền thống hiện nay
thành một hệ thống điện thông minh (Smart Grid) thực sự.
- Xin cảm ơn ông !
Công ty TNHH Hệ thống Kỹ thuật ứng dụng (Applied Technical Systems Co., Ltd-ATS)
- một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực tự động hóa trạm, là đơn vị tiên phong
áp dụng tiêu chuẩn IEC 61850 trong các hệ thống tích hợp điều khiển bảo vệ cho các
trạm biến áp đến 500 kV. Công ty đa có hơn 10 năm kinh nghiệm và thành công trong
lĩnh vực tự động hoá trạm, từ R&D, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm, sản xuất, lắp đặt, thí
nghiệm hiệu chỉnh đến đào tạo và dịch vụ sau bán hàng.
Trong hơn 10 năm hoạt động, ATS luôn hướng đến sứ mệnh là trở thành công ty hàng
đầu đạt đến tầm thế giới trong lĩnh vực tích hợp các hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu
của vận hành hệ thống điện. Hiện nay, thị phần lĩnh vực này của ATS tại Việt Nam đa
vượt con số 40% tính chung trong 10 năm và hơn 50% trong những năm gần đây.
Đề phòng máy phát điện phát 'điên'
Máy phát điện là một thiết bị rất thông dụng khi mất điện. Tuy nhiên, thiết bị này luôn ẩn
chứa những nguy cơ lớn đối với sức khỏe và tài sản của người sử dụng.
Từ đầu hè đến nay, nhiều vụ tai nạn thương tâm do sử dụng máy phát điện gia dụng
đã được ghi nhận. Những tình huống tai nạn thường xảy ra khi sử dụng thiết bị này là hít
phải chất khí thải thoát ra khi máy chạy, chập điện và cháy nổ (*).
Trả lời Đất Việt, ông Lê Nhân Vĩnh, Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, một phần nguyên
nhân của những vụ tai nạn này là do tâm lý ham rẻ nên nhiều người dân đã mua
những máy phát điện không bảo đảm chất lượng, dễ gây ra hiện tượng rò, chập điện
dẫn đến cháy nổ. "Ngoài ra, ý thức kém, thói chủ quan cùng với sự thiếu hiểu biết toàn
diện về các thiết bị điện cũng gây ra những tai nạn chết người không đáng có", ông Vĩnh
nhận định.
Máy phát điện ẩn chứa nhiều nguy hiểm, vì vậy người sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn sử
dụng và tham khảo lời khuyên của các chuyên gia trước khi mua, vận hành.
Ngoài việc đọc kỹ sách hướng dẫn đi kèm theo thiết bị, một số phương pháp đơn giản sẽ
giúp người dùng tránh các mối nguy hiểm khi sử dụng máy phát điện, theo khuyến cáo
củacácchuyêngia:
Ngănngừakhíđộc
Khi hoạt động, máy phát điện sinh ra khí CO, một loại thán khí rất có hại với sức khỏe
con người. Bởi vậy, không bao giờ được dùng máy phát điện trong nhà, gara, hầm nhà,
hoặc những chỗ kín. Phải đặt máy phát điện ở ngoài nhà, xa cửa ra vào, cửa sổ, và ống
thônghơi.
Nếu có điều kiện, nên đặt máy báo động có khí độc (loại có thể chạy bằng pin) trong nhà
để tránh tình huống khí CO lọt vào trong nhà, vì khứu giác con người không thể nhận biết
đượcloạikhínày.
Tránhbịđiệngiật
Máy phát điện thường có công suất từ 1KW trở lên nên việc bị điện giật sẽ rất nguy hiểm.
Để tránh rò điện, phải đặt máy trên một mặt phẳng khô ráo, phía trên phải có mái che
mưa để máy không bị ướt. Khi tiếp xúc với máy phải lau tay thật khô hoặc sử dụng găng
tay.
Khi cắm trực tiếp thiết bị điện vào máy phát điện phải dùng dây dẫn điện loại mạnh (loại
dùng ngoài trời) với công suất tối thiểu bằng tổng công suất của các thiết bị nối với máy.
Phải để ý xem dây câu điện có bị rách hoặc bị hư hại hay không và giắc cắm phải có 3
chìa, với chìa ở giữa cho dây mát chuyền xuống đất.
Không bao giờ cấp điện cho căn nhà bằng cách cắm máy phát điện vào ổ cắm trên tường
(nạp ngược). Cách làm này có thể khiến thợ sửa chữa điện và những người sử dụng cùng
một máy biến thế bị điện giật.
Nếu phải nối máy phát điện đến đường dây điện trong nhà, nên yêu cầu thợ điện chuyên
nghiệp đến để lắp đặt một công tắc chuyển nguồn.
Đềphònghỏahoạn
Trước khi đổ nhiên liệu vào máy phát điện, phải tắt máy và đợi máy nguội vì việc đánh
đổ nhiên liệu vào những bộ phận còn nóng có thể gây cháy.
Luôn luôn cất giữ nhiên liệu cách xa nơi sinh hoạt hoặc đông người qua lại, trong những
bình đựng bảo đảm an toàn và có ghi chú bên ngoài. Lưu ý chỉ sử dụng loại nhiên liệu
được khuyên dùng theo hướng dẫn sử dụng máy phát điện hoặc được ghi trên nhãn máy
và vặn chặt nắp bình đựng vì xăng dầu có thể thấm ra ngoài và bốc cháy chỉ với một tia
lửa nhỏ.
Để tránh chập điện gây cháy, nổ, cần tính toán lượng điện tiêu thụ để máy phát điện
không bị quá tải. Nên lắp cầu dao đảo nguồn điện hay tủ chuyển nguồn tự động (ATS)
hoặc phải chú ý để ngắt máy khi có điện. Không nên đóng và ngắt máy đột ngột.
*) Một số vụ tai nạn do máy phát điện gia dụng gây ra từ đầu hè đến nay:
- Ngày 22/4, hai bé gái con anh Trần Đức Quý (trú tại xóm An Tiên, xã Xuân Giang,
Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã chết ngạt vì khí thải của máy phát điện trong khi đóng kín cửa
học bài.
- Ngày 7/5, vợ chồng anh Nguyễn Văn Phúc (37 tuổi) và chị Nguyễn Minh Ngọc (26
tuổi) tại Quảng Ninh, bị chết ngạt do để máy phát điện chạy trong phòng đã đóng kín.
- Ngày 5/6, anh Nguyễn Xuân Dục (37 tuổi) và chị Ngô Thị Hường (18 tuổi) bị chết tại
một nhà trọ ở khu 2, xã Vân Phú, TP Việt Trì. Nguyên nhân được phỏng đoán là do ngạt
khí khi chạy máy phát điện.
- Ngày 6/8, hơi xăng từ máy phát điện bén vào ngọn lửa của bếp than tổ ong gây hỏa
hoạn tại nhà ông Nguyễn Xuân Chín tại, xã Đồng Mai, quận Hà Đông, Hà Nội, làm bỏng
nhẹ2người, hỏng 1ô tô Mercedes, 2 xe máy, 2 xe đạp.
- Ngày 10/6, quán phở Đò Trai ở Hà Tĩnh nằm trên quốc lộ 8A, huyện Đức Thọ bị thiêu
rụi do máy phát điện bị nổ, gây chập điện và thiêu rụi quán.
- Ngày 13/6, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra một vụ hỏa hoạn do máy phát
điện bị chập điện, làm bé gái 14 tuổi Phạm Thùy Trang bị bỏng nặng.