Tải bản đầy đủ (.docx) (138 trang)

Quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.68 KB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHẠM MINH SƠN

QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP CỦA NHÀ TRƯỜNG
VỚI GIA ĐÌNH VÀ CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG
HẠN CHẾ HỌC SINH BỎ HỌC Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĨNH THẠNH TỈNH
BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành

: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số

Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Quang Sơn


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả khảo sát trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng
bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác. Các tài liệu tham khảo, trích
dẫn đều có nguồn xác thực.
Tác giả luận văn

Phạm Minh Sơn



LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và sâu sắc nhất, tác giả luận văn xin bày tỏ
lòng biết ơn đến Ban giám hiệu, q thầy cơ Phịng Đào tạo Sau đại học,
Khoa Tâm lý – Giáo dục và Công tác xã hội Trường Đại học Quy Nhơn, quý
thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ cho tơi trong q trình học tập
và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến PGS.TS Lê Quang Sơn, người
hướng dẫn khoa học đã ln tận tình chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo huyện Vĩnh Thạnh;
cán bộ, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thạnh; lãnh đạo
các địa phương, các bạn đồng nghiệp, học sinh cùng các bậc phụ huynh học
sinh ở các trường THCS trên địa bàn 7 xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh,
tỉnh Bình Định đã cung cấp thơng tin, số liệu và tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình nghiên cứu thực tế.
Xin cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè thân hữu đã quan tâm giúp đỡ,
động viên, chia sẻ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu
và hoàn thành tốt luận văn này.
Luận văn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được
sự chỉ dẫn, góp ý của q thầy cô và các bạn đồng nghiệp!
Xin chân thành cảm ơn.
Vĩnh Thạnh, tháng 7 năm 2019
Tác giả

Phạm Minh Sơn


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo giúp cho người lao động nâng cao trình độ học
vấn, biết cách ứng dụng và sáng tạo công nghệ tốt hơn. Chính vì vậy, giáo dục
và đào tạo là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội một cách
bền vững. Đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững cũng chính là tạo
động lực cho sự phát triển kinh tế tri thức, Hội nghị lần 02 Ban chấp hành
Trung ương khoá VIII, Đảng ta đã khẳng định “Giáo dục và đào tạo là sự
nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Mọi người đi học, học
thường xuyên, học suốt đời. Phê phán thói lười học. Mọi người chăm lo cho
giáo dục. Các cấp ủy và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đồn thể
nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách
nhiệm góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, đóng góp trí tuệ,
nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục – đào tạo. Kết hợp giáo dục nhà trường,
giáo dục gia đình và giáo dục xã hội tạo nên mơi trường giáo dục lành mạnh ở
mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể.”[15,tr.8-9]
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những
vấn đề lớn, cốt lõi cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu,
nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện;
đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động
quản trị của các cơ sở giáo dục và đào tạo, cùng với việc tham gia của gia
đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới tất cả các bậc học,
ngành học. Trong quá trình đổi mới cần kế thừa, phát huy những thành tựu,
phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của


2
thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi
mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng đối
tượng, và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng
điểm, lộ trình, bước đi phù hợp”.Mục tiêu cụ thể: “Đối với giáo dục phổ

thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực
công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho
học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý
tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ
năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng
tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hồn thành việc xây dựng
chương trình giáo dục phổ thơng giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học
sinh có trình độ THCS (hết lớp 9) có tri thức phổ thơng nền tảng, đáp ứng
u cầu phân luồng mạnh sau THCS; THPT phải tiếp cận nghề nghiệp và
chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thơng có chất lượng. Nâng cao chất
lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm
2020.Phấn đấu đến năm 2020, có 85% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ
giáo dục THPT và tương đương”.[19]
Nhà nướcquy định mọi với công dân, mọi học sinh phải học hết trình
độ lớp 9, tốt nghiệp THCS. Tuy nhiên để mọi học sinh đều học hết THCS là
điều không đơn giản, chỉ bản thân nhà trường không thể làm được việc này
mà cần phải có sự tham gia của tồn xã hội. Bác Hồ đã từng nói “Phải nhất
thiết liên hệ mật thiết với gia đình học sinh. Bởi vì giáo dục trong nhà trường


3
chỉ là một phần, cịn cần có giáo dục ngồi xã hội và trong gia đình để giúp
cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường
dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả
cũng khơng hồn tồn.”[37,tr.395]Để có những giải pháp phối hợp nhà
trường với gia đình và các lực lượng xã hội một cách hiệu quả địi hỏi mỗi
nhà trường, mỗi địa phương phải có những chương trình và giải pháp cụ thể,
thật sự phù hợp.
Bình Định,là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh
trải dài 110 km theo hướng Bắc – Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình

là 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km).Điều kiện khí hậu ít
thuận lợi, dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp và ngư nghiệp, đời sống
nhân dân gặp nhiều khó khăn. Cùng với xu thế phát triển của đất nước, Bình
Định đang từng bước chuyển mình vươn lên nhưng cịn chậm. Bình Địnhcó
01 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện. Trong đó, Vĩnh Thạnh là huyện miền
núi-vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy
Nhơn80 km. Phía Bắc giáp huyện An Lão, phía Đơng giáp huyện Phù Cát,
phía Nam giáp huyện Tây Sơn và phía Tây giáp thị xã An Khê (tỉnh Gia
Lai).Vĩnh Thạnh có dân số là 58.630 người, trong đó nữ 30.250 người. Mật độ
dân số 68 người/km². Vĩnh Thạnh là địa bàn hội tụ 12 dân tộc anh em sinh
sống, trong đó đơng nhất là dân tộc Kinh với 71.88% người, dân tộc thiểu số
28,12% dân số toàn huyện.Với một huyện có 8 đơn vị cấp xã, gồm: Vĩnh Hảo,
Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hòa, Vĩnh Kim, Vĩnh Quang, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thịnh, Vĩnh
Thuận và 1 thị trấn Vĩnh Thạnh, với tổng cộng 57 thôn.Trên địa bàn huyện 08
xã và một thị trấn thì có 09 trường THCS: Trường THCS Thị Trấn Vĩnh
Thạnh, trường PTDT Bán Trú THCS Vĩnh Sơn, trường PTDT Bán


4
Trú TH&THCS Vĩnh Kim, trường THCS Vĩnh Hảo, trường THCS Vĩnh Hiệp,
trường THCS Vĩnh Thịnh, trường THCS Vĩnh Quang, trường TH&THCS
Vĩnh Hòa, trường TH&THCS Vĩnh Thuận.
Về kinh tế ở 08 xã thuộc huyện miền núi cịn nhiều khó khăn, có
44,33% hộ nghèo và 13,35% hộ cận nghèo.Sự quan tâm của nhân dân cho
việc họchànhcủa con em còn nhiều hạn chế, nhiều người sinh con ra chỉ để có
đủ sức lao động mà không muốn cho con đi học, đây là ý thức của số đông
người dân ở các xã miền núi, đặc biệt là người dân tộc Bana.
Trong những năm qua, cơng tác giáo dụcở huyệnVĩnh thạnh nói chung
vàở 08 xãthuộc huyệnmiền núi Vĩnh Thạnh nói riêng có nhiều bước phát
triển, người dân đã ý thức hơn về tầm quan trọng của việc học, sự quan tâm

cho công tác giáo dục con em của phụ huynh được nâng lên, nhưng chưa thật
sựtương xứng với yêu cầu phát triển củagiáo dục, cơng tác phối hợp của nhà
trường vớigia đình và cộng đồngxã hội còn chưa chặt chẽ thể hiệnởcác yếu tố
sau:
-

Nhà trường, gia đình và xã hội chưa phát huy được hết vai trị của mình.

-

Nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động phối hợp nhà trường, gia

đình và cộng đồng xã hội chưa phù hợp vớiđặcđiểm nhận thức của học sinh,
cộng đồng dân cư cũng nhưđặcđiểm điều kiện của vùng miền.
-

Các hoạt động phối hợp của nhà trường với gia đình và cộng đồng xã

hộiđã có tácđộng tốtđến học sinh cũng như người dân cả về mặt kiến thức,
thái độ và hành vi. Tuy nhiên, các hoạt động này chưa được tổ chức thường
xuyên và nhiều nội dung chưa thiết thực, chưa phát huy được hiệu quả.
-

Cácđiều kiện cần thiếtđể tổ chức các hoạt động phối hợp của nhà

trường với gia đình và cộng đồng như: kế hoạch phối hợp hoạt động, sựủng
hộ tích cực của gia đình, nhà trường và cộng đồng, kinh phí, nguồn lực cho
các hoạt động khó khăn, các hoạt động chưa được triển khai đồng bộ.



5
Từ các yếu tố cịn hạn chế trong cơng tác phối hợp của nhà trường với
gia đình vàcác lực lượng xã hộiđược nêu ra ở trên, trong những năm qua tình
hình học sinh bỏ học ở các xã này vẫn còn khá cao, chiếm hơn 2,65% (cả bỏ
học trong năm học và bỏ học trong hè). Việc giữ sĩ số học sinh, hạn chếtình
trạng bỏ học của học sinh THCS ở các xã thuộc huyện miền núi Vĩnh Thạnhlà
một yêu cầu cấp thiết, địi hỏi phải có sự chung tay phối hợp giữa các lực
lượnggiáo dục (nhà trường với gia đình và xã hội).
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi xin chọn đề tài nghiên

cứu:“Quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng
xã hội trong hạn chếhọc sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh
Thạnh, tỉnh Bình Định” làm đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý cơng tácphối hợp
của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội ở các xã thuộc huyện
miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định,đề tàiđề xuất các biện pháp quản lý
công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và lực lượng xã hội tronghạn
chế tình trạng bỏ học của học sinh THCS góp phần thực hiện mục tiêu phổ
cập giáo dục trung học cơ sở, nâng cao chất lượng nguồn nhân lựccủa huyện .
3.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3. 1.

Khách thể nghiên cứu

Công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và lực lượng xã hội

trong công tác giáo dục học sinh THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý công tác phối hợp củanhà trường với gia đình và lực lượng xã
hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh
Thạnh, tỉnh Bình Định.
4.

Phạm vi nghiên cứu

Thời gian: Luận văn nghiên cứu trong giai đoạn 2016 đến nay.


6
Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu tại 07 trường THCSở huyện Vĩnh
Thạnh, tỉnh Bình Định. Việc tập trung nghiên cứu tại 07 trường THCS này bởi
vì đặc thù ở các xã vùng cao – vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, tập quán sinh
hoạt của người dân miền núi (dân tộc bana) thường ít quan tâm đến việc học
tập của con em mình, ít phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh,
đặc biệt là tỷ lệ học sinh bỏ học nhiều hơn mức trung bình của huyện.
Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý của Hiệu trưởng đối
vớicông tác phối hợp củanhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội
trong hạn chế học sinhbỏ học ở các trườngTHCS.
5. Giả thuyết khoa học
Công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội
trong giáo dục học sinh có nhiều bất cập dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý giáo dục và thực trạng quản lý công
tác phối hợp của nhà trường với gia đình và xã hội, có thể đề xuất được các
biện pháp hợp lý, khả thi đểviệc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, góp phần
thực hiện chính sách giáo dục của địa phương.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu

-

Nghiên cứu lý luận về quản lý công tácphối hợp của nhà trường với

các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục học sinh THCS.
-

Đánh giá thực trạng quản lý cơng tác phối hợpcủa nhà trường với gia

đình và các lực lượng xã hộitrong hạn chế học sinh bỏ học ởcác trường
THCShuyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
-

Đề xuất các biện pháp quản lý công tác phối hợp củanhà trường với

gia đình và các lực lượng xã hội tại các trường THCS trong hạn chế học sinh
bỏ học ở các trường THCShuyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Đinh.
7.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài,đề tài sử
dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục dưới đây:


7
7.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích và tổng hợp lý thuyết: Dùng nghiên cứu cáccơng trình khoa
học, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước; các Chỉ thị, các quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của UBND tỉnh Bình Định, của UBND huyện

Vĩnh Thạnh, của ngành giáo dục và đào tạo về công tác phối hợp của nhà
trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục.
Phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Tham khảo sách, báo, các nghiên
cứu phân tích, tổng hợp, phân loại tài liệu liên quan để rút ra những vấn đề
cần thiết về lý luận của đề tàitạo nên tính thuyết phục cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đề tài xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi để tìm hiểu các nội dung sau:
-

Thực trạng công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực

lượng xã hội tại các trường THCS trong hạn chế học sinhbỏ học ở các
trườngTHCS huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
-

Thực trạng quản lý cơng tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các

lực lượng xã hộitrong hạn chế học sinhbỏ họcở các trường THCShuyện Vĩnh
Thạnh, tỉnh Bình Định.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp này được sử dụng với mục đích quan sát cách thức quản
lý, cách thức thực hiện công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các
lực lượng xã hội ở các trường THCS, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài để
thu thập tài liệu bổ sung cho kết quả điều tra.
Quan sát thực hiện thông qua dự các buổi sinh hoạt lớp, buổi hoạt động
ngoại khóa, các cuộc họp giữa nhà trường với phụ huynh học sinh.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn một số Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên Tổng
phụ trách đội, giáo viên phụ trách công tác phổ cập GDTHCS, phụ huynh học



8
sinh, cơ quan chính quyền, trưởng các ban ngành đồn thể ở địa phương để
tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong q trình phối hợp để hạn chế tình
trạng bỏ học của học sinh THCS.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Bằng việc soạn thảo hệ thống câu hỏi về tính hợp lý, tính cấp thiết và tính
khả thi của các biện pháp quản lý gửi tới các chuyên gia, phương pháp này được
sử dụng với mục đích xin ý kiến của các chuyên gia về các biện pháp, tính hợp
lý, tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất.

7.2.5. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
Nghiên cứu các hồ sơ công tác quản lý của hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng trong các hoạt động chun mơn của nhàtrường.
Nghiên cứu hồ sơ quản lý công tác phối hợp của nhà trường, với gia
đình và các lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phần mềm xử lý số liệu, tính tỷ lệ phần trăm,…nhằm xử
lý, phân tích các số liệu thu thập được.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo.
Luận văn được cấu trúc có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác phối hợp của nhà trường
với gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở các
trường Trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng quản lý cơng tác phối hợp của nhà trường với gia
đình và các lực lượng xã hộitrong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường Trung
học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
Chương 3: Các biện pháp quản lý cơng tác phối hợp của nhà trường với

gia đình và các lực lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở các trường
Trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.


9

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP
CỦA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ CÁC LỰC LƯỢNG

XÃ HỘI TRONG HẠN CHẾ HỌC SINH BỎ HỌC Ở CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Giáo dục mang bản chất xã hội, là một trong các chất kết dính cộng
đồng, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của giáo dục không
thể tách rời với sự phát triển của cộng đồng cũng như sự phát triển của kinh tế
-

xã hội. Để giáo dục phát triểnđáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước,

Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc làm sao để kết hợp nhà trường với
gia đình và xã hội.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 2 khóa
VIII, Luật giáo dục và nhiều văn bản pháp luật khác đã xác định nội hàm của
khái niệm xã hội hóa. Ý nghĩa phổ biến nhất là tổ chức cho toàn xã hội làm
giáo dục: Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã
hội vào sự nghiệp giáo dục. Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng
lớp nhân dân đối với việc tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh. Mở rộng các
nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nguồn nhân lực, vật lực và tài lực
trong xã hội. Phát huy có hiệu quả các nguồn lực, tạo điều kiện cho các hoạt

động giáo dục-đào tạo phát triển nhanh, bền vững và có chất lượng cao.
Đề án Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2005-2010
của Bộ giáo dục và đào tạo chỉ rõ: Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm phát
huy tiềm năng, trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội được
hưởng thụ thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao.


10
Với tư tưởng “lấy dân làm gốc”, Đảng đã vận dụng sáng tạo vào sự
nghiệp giáo dục của nước nhà. Ngay sau những ngày đầu Cách mạng tháng
Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra “Lời kêu gọi chống nạn thất
học”, “Ai cũng được học hành”.
Việc huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân
dân cùng góp sức xây dựng nền giáo dục, Nghị quyết Trung ương 2- khóa
VIII chỉ rõ: “Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của tồn dân”.
Đến Nghị quyết Trung ương 6 khóa IX, Đảng ta khẳng định: “Đẩy mạnh xã
hội hóa sự nghiệp giáo dục, xây dựng xã hội học tập, coi giáo dục là sự
nghiệp của toàn dân, là giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục”.
Đại hội X, Đảng chỉ rõ: “Thực hiện xã hội hóa giáo dục. Huy động nguồn lực
vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục. Phối hợp
chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội,
xã hội - nghề nghiệp,… để mở mang giáo dục, tạo điều kiện học tập cho mọi
thành viên trong xã hội.”[17]
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ: “Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các
quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo
dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã
hội, tạo sự đồng thuận cao, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; người học là chủ thể trung tâm
của quá trình giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã


11
hội trong việc giáo dục nhân cách, lối sống cho con em mình”. “Đổi mới từ sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các
cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và
bản thân người học; đổi mới tất cả các bậc học, ngành học.”[19]
Chính phủ (2012), Quyết định về phê duyệt Chiến lược phát triển giáo
dục 2011-2020, Quyết định số 711/QĐ-TTg, Hà Nội.
Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị
quyết về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể
dục thể thao, Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP, Hà Nội.
Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định
số 20/2014/NĐ-CP về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, Hà Nội.
Nhằm tìm biện pháp quản lý cơng tác phối hợp giữa nhà trường, gia
đình và các lực lượng xã hội trong việc chăm lo cho công tác giáo dục, thời
gian qua một số luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục cũng đã tiến hành nghiên
cứu như:
Đề tài: “Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học
sinh ở các trường THCS vùng nông thôn thị xã Bà Rịa”, của tác giả Dương
Văn Thạnh (2007); đề tài: “Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trườnggia đình trong cơng tác giáo dục học sinh ở các trường THPT huyện Cần
Đước, tỉnh Long An” của tác giả Hồ Văn Thơm (2009); đề tài: “Thực trạng và
giải pháp vấn đề bỏ học của học sinh THCS tại quận Thủ Đức-TP.Hồ Chí
Minh” của nhóm tác giả Trần Hữu Linh, Phạm Thị Thu, Tô Thị Hà (2008); đề
tài: “Biện pháp quản lý của lãnh đạo trường THPT về việc phối hợp giữa nhà
trường, gia đình và xã hội trong giáo dục ở thành phốThái Bình hiện nay”; đề
tài: ‘Quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh Hịa Bình

nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học”.


12
Những cơng trình trên, các tác giả cho chúng ta thấy được tầm quan
trọng của sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường và xã hội, cơng tác xã hội
hoá trong việc giáo dục học sinh, hạn chế học sinh bỏ học; đồng thời đã xây
dựngcơ sở lý luận và đưa ra những giải pháp phối hợp như xây dựng kế
hoạch, tăng cường nhận thức về công tác phối hợp, tăng cường năng lực của
giáo viên chủ nhiệm,… đã góp phần giúp cơng tác giáo dục đạt hiệu quả, ngăn
chặn tình trạng học sinh THCS bỏ học để đạt được mục tiêu giáo dục THCS.
Tại tỉnh Bình Định,để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu họcđúngđộ tuổi
và trung học cơ sở với chất lượng cao theo Chỉ thị số 10-CT/W ngày
05/12/2011 của Bộ Chính trị, UBND tỉnh Bình Định cóKế hoạch số 15/KHUBND ngày 15/2/2012 với các mục tiêu cụ thể: "Đến năm 2015: Tiếp tục
củng cố, công nhận và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học – xoá mù chữ,
100% xã (phường, thị trấn) đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu họcđúng độ tuổi
mức độ 1 và 30% xã (phường, thị trấn) đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học
mức độ 2; 80% xã (phường, thị trấn) có tỷ lệ thanh thiếu niên 15 – 18 tuổi có
bằng tốt nghiệp THCS trên 80%; phấnđấu tồn tỉnh hồn thành mục tiêu phổ
cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi tăng khá (tiểu
học: 95%, THCS: 90%, THPT: 60%). Đến năm 2020: Giữ vững chuẩn phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, nâng số xã (phường, thị trấn) đạt
chuẩn phổ cập tiểu họcđúng độ tuổi mứcđộ 2 lên 50%; trên 90% xã (phường,
thị trấn) có tỷ lệ thanh thiếu niên 15 – 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS trên
80%; tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi tăng nhanh (tiểu học: 99%, THCS:
95%, THPT 80%); tỷ lệ lưu ban và bỏ họcở trung học dưới 1%; phấnđấu có


13
khoảng 30% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sởđi học nghề; cơ bản

xoá mù chữ cho người từ 36 tuổiđến hết tuổi lao động.”[42]
Để thực hiện mục tiêu đề ra, tỉnh ủyBình Định có cơng văn về “Cuộc
vận động tiếp bước cho em đến trường”; Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình
Định và Cơng đồn ngành có cơng văn liên tịch số 20/LT-SGDĐT-CĐN ngày
25 tháng 9 năm 2012 về việc vận động“Mỗi cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục
nhận đỡ đầu một học sinh có nguy cơ bỏ học vì nghèo hay học yếu”; hè năm
2016, trước tình hình học sinh bỏ học – khơng đến lớp sau hè rất nhiều, ban
chỉ đạo cuộc vận động “Tiếp bước cho em đến trường” của huyện Vĩnh
Thạnhcó cơng văn số 256-CV/BCĐ ngày 16 tháng 10 năm 2016 “Về việc vận
động học sinh không ra lớp sau hè 2016 trở lại lớp”; Phòng Giáo dục và Đào
tạo huyện Vĩnh Thạnh có cơng văn số 195 /PGDĐT ngày 23 tháng 10 năm
2016“Về việc vận động học sinh bỏ học ra lớp”.Nhưng cho đến nay, ở tỉnh
Bình Địnhchưa có cơng trình khoa học hay đề tài nào đề cập đến biện pháp
quản lý công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội
để hạnchế tình trạng học sinh phổ thơng bỏ học nói chung cũng như học sinh
trung học cơ sở bỏ học nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này có ý
nghĩa tích cực cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm góp phần hạn chế tình
trạng bỏ học của học sinh ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh nói riêng và
của tỉnh Bình Định nói chung.
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1.Quản lý
Xuất phát từ nhiều bình diện, quan niệm, tư tưởng và thời kỳ khác nhau
nên có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý.
Theo tác giả Vũ Dũng: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục
đích, có kế hoạch và có hệ thống thơng tin của chủ thể đến khách thể của
nó.”[13,tr.47]


14
Theo đại từ điển tiếng Việt (1990): Quản lý là trơng coi, gìn giữ theo

những u cầu nhất định, tổ chức và hoạt động theo những nhu cầu nhất định.
Tác giả Phan Văn Kha cho rằng: “Quản lý là hoạt động lập kế hoạch, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm tra quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ thuật và công
nghệ để chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng),
vật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc hệ thống, các
hoạt động để đạt được mục đích đã định.” [23,tr.10]
Tác giả Dương Thị Diệu Hoa cho rằng: “Quản lý là sự tác động có mục
đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng (khách thể) quản lý, nhằm
sử dụng và phát huy hiệu quả nhất tiềm năng; các cơ hội của đối tượng để đạt
được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến đổi của môi trường.”[22,tr.10]
Tác giả Bùi Văn Quân cho rằng: “Quản lý là quá trình tiến hành những
hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác
động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật
khách quan để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý nhằm tạo ra sự thay đổi
hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại (duy trì), ổn định và phát triển của tổ
chức trong một môi trường luôn biến động.”[35,tr.10]
Theo tác giả Trần Kiểm:“Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người,
sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội.”
Theo các tác giả Vũ Văn Dân, Võ Nguyên Du: “Quản lý là tác động của chủ
thể quản lý vào đối tượng quản lý trong một tổ chức (hay một hệ
thống xã hội) với những phương pháp vừa có tính khoa học lại vừa có tính
nghệ thuật, nhằm đạt mục tiêu chung cũng như mục tiêu riêng của các đối
tượng trong tổ chức.”[11,tr.9]
Theo góc độ hoạt động, quản lý là điều khiển, hướng các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người để đạt đến mục đích, phù hợp với quy
luật khách quan.


15
Những khái niệm trên cho thấy, mặc dù các khái niệm quản lý được đề

cập ở nhiều góc độ khác nhau, có cách biểu đạt khác nhau nhưng ở các mức
độ khác nhau đã đề cập đến những nhân tố cơ bản như chủ thể, đối tượng,
mục tiêu quản lý...
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài, xét trên tổng thể tôi thấy
rằng: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý
lên đối tượng (khách thể) quản lý, nhằm sử dụng và phát huy hiệu quả nhất
tiềm năng; các cơ hội của đối tượng để đạt được mục tiêu đề ra trong điều
kiện biến đổi của môi trường.”
1.2.2. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một lĩnh vực rất quan trọng, là một hiện tượng xã hội vĩnh
hằng thì cũng có thể nói như thế về quản lý giáo dục. Quản lý giáo dục là hoạt
động có ý thức của con người nhằm theo đuổi những mục đích của mình. Chỉ
có con người mới có khả năng khách thể hóa mục đích, nghĩa là thể hiện cái
nguyên mẫu lý tưởng của tương lai được biểu hiện trong mục đích đang ở
trạng thái tiềm ẩn sang trạng thái hiện thực. Mục đích giáo dục cũng chính là
mục đích của quản lý (tuy nó khơng phải là mục đích duy nhất của mục đích
quản lý giáo dục). Đây là mục đích có tính khách quan. Nhà quản lý, cùng với
đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội,... bằng nhữnghành
động của mình hiện thực hóa mục đích đó trong hiện thực. Quản lý giáo dục
được các nhà nghiên cứu quan niệm khác nhau.
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống
những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp
quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể
học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngồi nhà trường
nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà
trường.”[29,tr.12]


16
Theo các tác giả Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư: ”Quản lý giáo dục

chính là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối
với các hoạt động giáo dục và đào tạo do các cơ quan quản lý chịu trách
nhiệm về giáo dục của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của nhà nước nhằm phát triển sự
nghiệp giáo dục vàđào tạo, duy trì kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu được giáo dục
và đào tạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà
nước.”[20,tr.6]
Theo tác giả Bùi Văn Quân: “Quản lý giáo dục là một dạng của quản lý
xã hội trong đó diễn ra q trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa
chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lý
theo kế hoạch chủ động để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý được thực
hiện trong lĩnh vực giáo dục, nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự
ổn định và phát triển của giáo dục trong việc đáp ứng các yêu cầu mà xã hội
đặt ra đối với giáo dục.”[35,tr.14]
Các khái niệm trên tuy diễn đạt mỗicách khác nhau nhưng có thể hiểu:
“Quản lý giáo dục là hoạt động điều phối các lực lượng giáo dục nhằm đẩy
mạnh công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã
hội. Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của quản lý giáo dục,
trong đó đội ngũ giáo viên và học sinh là đối tượng quản lý quan trọng nhất
nhưng đồng thời là chủ thể trực tiếp quản lý quá trình giáo dục.”.
“Nhà trường là một thiết chế xã hội, là đơn vị cấu trúc cơ bản của hệ
thống giáo dục quốc dân, trong đó việc dạy học, giáo dục được tiến hành một
cách có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm đào tạo con người đáp ứng
những yêu cầu cho một xã hội nhất định” [23,tr.19]
“Nhà trường là thiết chế chuyên biệt của xã hội, nơi tổ chức, thực hiện
và quản lý quá trình giáo dục. Quá trình này được thực hiện bởi hai chủ thể:


17
người được giáo dục (người học) và người giáo dục (người dạy). Trong quá

trình giáo dục, hoạt động của người học (hoạt động học theo nghĩa rộng) và
hoạt động của người dạy (hoạt động dạy theo nghĩa rộng) luôn gắn bó, tương
tác, hỗ trợ nhau, tựa vào nhau để thực hiện mục tiêu giáo dục theo yêu cầu của
xã hội.”[27,tr.74]
“Trường trung học cơ sở là cơ sở giáo dục phổ thơng của hệ thống giáo dục
quốc dân.Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng”.[3]

1.2.3. Phối hợp các lực lượng giáo dục
1.2.3.1. Phối hợp
Theo từ điển Tiếng Việt, xuất bản năm 1999 của tác giả Nguyễn Văn
Đạm thì khái niệm ”phối hợp” được hiểu là: ”dùng cùng vào một mục đích và
trong cùng một lúc, nhiều tác dụng khác nhau, tăng cường lẫn nhau”. Qua các
công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo dục gia đình, giáo dục nhà
trường và giáo dục xã hội trong công tác giáo dục học sinh các tác giảđã dùng
những khái niệm khác nhau như: ”thống nhất”, ”hợp tác”, ”kết hợp”, ”liên
kết”, ”phối hợp”,... tuỳ theo mụcđích và nội dung nghiên cứu.
-

Thống nhất: là hợp thành một khối.

-

Hợp tác: là chung sức, trợ giúp qua lại với nhau.

-

Kết hợp: là gắn chặt với nhau để bổ sung cho nhau.

-


Liên kết: là kết hợp nhiều thành phần, nhiều tổ chức để thực hiện.

-

Phối hợp: là cùng hành động, hoạt động hỗ trợ lẫn nhau.

Các khái niệm nêu trên gần như đồng nghĩa với nhau, trong đó khái
niệm “phối hợp” phản ánh một cách bản chất nhất, chặt chẽ, liên tục, tồn vẹn
trong q trình giáo dục. Ở đây, tác giả đã sử dụng khái niệm phối hợp của
nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong việc giáo dục học sinh,
hạn chế học sinh bỏ học ở các trường THCS. Để thực hiện tốt mối quan hệ
“phối hợp” này thì các lực lượng giáo dục này đều phải thể hiện rõ vai trò


18
trách nhiệm, phát huy những thuận lợi vốn có của mình, đồng thời hỗ trợ lẫn
nhau, tạo điều kiện cho nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
1.2.3.2. Phối hợp các lực lượng giáo dục
Các lực lượng giáo dục gồm: Gia đình, nhà trường và các lực lượng xã
hội.Trong đó:
-

Gia đình gồm có: ơng bà, cha mẹ, con cái và người thân.

-

Nhà trường gồm có: Ban giám hiệu, Ban chấp hành cơng đoàn, chi

đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm, giáo
viên tổng phụ trách đội, giáo viên phụ trách phổ cập giáo dục, giáo vên bộ

mơn,...
-

Các lực lượng xã hội: Chính quyền địa phương, các ngành đồn thể

như: phụ nữ, thanh niên, cơng an, mặt trận, các nhà hảo tâm, mạnh thường
quân, ban lãnh đạo thôn,...
Phối hợp các lực lượng giáo dục là sự cùng bàn bạc, hỗ trợ nhau của
các lực lượng xã hội nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động trong
công tác giáo dục của tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội trong đó nhà
trường chủ động lên kế hoạch hoạt động phối hợp và có ký kết giao ước thực
hiện mục tiêu, nội dung, xác định trách nhiệm, nhiệm vụ của nhà trường, gia
đình và xã hội.
1.2.4. Quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục
Hoạt động quản lý trong nhà trường bao gồm nhiều nội dung, trong đó
quản lý cơng tác phối hợp các lực lượng giáo dục (gia đình, nhà trường) nhằm
đạt được các nội dung, mục tiêu giáo dục là một trong những nội dung quan
trọng.
-

Gia đình:Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngơn ngữ - 2005 thì “Gia

đình là một tập hợp người cùng chung sống thành một đơn vị nhỏ nhất trong


19
xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hơn nhân và dịng máu, thường gồm có
vợ chồng, cha mẹ và con cái.”[42,tr.323]
“Gia đình là tế bào của xã hội.”[42]
Gia đình là nền tảng của xã hội, là mơi trường tự nhiên cho sự phát

triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là đối với trẻ em. Gia đình lành
mạnh có tầm quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Gia đình có ý
nghĩa đặc biệt trong cuộc sống của mỗi cá nhân; là môi trường bảo đảm sự
giáo dục, truyền lại cho thế hệ sau những giá trị văn hóa truyền thống.
Gia đình là một lực lượng giáo dục, một chủ thể giáo dục. Gia đình là
môi trường giáo dục đầu tiên của đứa trẻ, gia đình có trách nhiệm đầu tiên
trong giáo dục con cái. Khi trẻ đi học, gia đình cịn là mơi trường để trẻ thực
hành những điều đã học ở trường, rèn luyện hành vi,.... Ảnh hưởng giáo dục
của gia đình đối với đứa trẻ có ý nghĩa sâu sắc khơng chỉ khi chúng còn bé mà
ngay cả lúc chúng trưởng thành, cha mẹ là người “thầy” đầu tiên của con cái
họ, là người xây dựng nền tảng nhân cách trẻ em. Nhiều nét cơ bản của nhân
cách như tính người, tình người, đều bắt đầu ngay từ gia đình và từ giáo dục ở
cấp mầm non, tiểu học.
Gia đình và giáo dục gia đình là một giá trị hết sức đặc trưng của nhân
loại, nhất là ở phương Đông từ xưa tới nay. Giáo dục gia đình có những điểm
mạnh, đó là tính xúc cảm cao, tính linh hoạt, tính thiết thực, thích ứng nhanh
nhạy giữa yêu cầu của cuộc sống và đối tượng giáo dục là con cái. Cùng với
các giá trị của giáo dục gia đình, những điểm mạnh này có thể bổ sung cho
giáo dục nhà trường góp phần hồn thiện q trình hình thành và phát triển
nhân cách học sinh.
-

Xã hội được hiểu là một hệ thống các hoạt động và quan hệ của con

người có đời sống kinh tế, chính trị, văn hố, chung sống, cư trú trên một lãnh
thổ ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.


20
Các lực lượng xã hội bao gồm: Các cơ quan Đảng ủy xã, chính quyền


-

địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể
quần chúng, các cơ quan chức năng.
-

Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý

lên đối tượng (khách thể) quản lý, nhằm sử dụng và phát huy hiệu quả nhất
tiềm năng; các cơ hội của đối tượng để đạt được mục tiêu đề ra trong điều
kiện biến đổi của môi trường.Quản lý cơng tác phối hợp của nhà trường với
gia đình và các lực lượng xã hội để hạn chế học sinh bỏ họcở các trườngtrung
học cơ sở về bản chất là quá trình tổ chức quản lý việc phối hợp của nhiều
thành viên, nhằm huy động hợp lý nhất khả năng của các thành viên để giữ
vững sĩ số học sinh, hạn chế và đẩy lùi tình trạng bỏ học của học sinh THCS
nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục, đảm bảo công tác phổ cập giáo dục THCS.
-

Phối hợp các lực lượng giáo dục như: Ban đại diện cha mẹ học sinh,

đồn thể, các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương...
Hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức công tác phối hợp để đạt được mục
tiêu phối hợp giữa nhà trường với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Mục tiêu đó là: Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa
nhà trường và gia đình. Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự
nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và mơi trường giáo dục lành
mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường nhằm hạn chế việc học
sinh bỏ học giữa chừng. Muốn vậy, Hiệu trưởng cần phải: Nhận thức đúng vai
trò, trách nhiệm, quyền hạn của gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh. Đặt

đúng vị trí của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong tương quan với các lực
lượng xã hội khác mà trường có quan hệ.
-

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nâng cao

nhận thức của từng gia đình hiểu rõ mục đích, nội dung, phương pháp dạy bảo
con cái, tích cực phối hợp với giáo viên, với nhà trường, với xã hội để cùng


21
chăm lo giáo dục thế hệ trẻ. Nâng đỡ, ủng hộ sáng kiến của Hội, biết đặt ra,
gợi ý cho Hội những cơng việc thiết thực, có hiệu quả, hướng mọi hoạt động
vào thực hiện những công việc đã được hội nghị cha mẹ học sinh thống nhất
đề ra. Chủ động tổ chức giải quyết khó khăn lớn nhất của các gia đình là sự
lúng túng về phương pháp giáo dục, nói chung là về trình độ văn hóa sư
phạm. Bằng nhiều hình thức khác nhau, hiệu trưởng có trách nhiệm chủ động
phối hợp xây dựng, củng cố Ban đại diện cha mẹ học sinh vững mạnh; tổ
chức sự cộng tác với Ban đại diện cha mẹ học sinh; chỉ đạo đội ngũ giáo viên
phối hợp với Ban đại diện và gia đình học sinh. Cụ thể, hiệu trưởng phải: Tổ
chức tốt hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm; xây dựng, củng cố Ban đại diện
cha mẹ học sinh; tư vấn cho Ban đại diện cha mẹ học sinh trong xây dựng và
sử dụng quỹ Hội, hỗ trợ nhân lực, vật lực; thu hút Hội tham gia giáo dục học
sinh; chỉ đạo đội ngũ giáo viên, nhân viên phối hợp với gia đình và Ban đại
diện cha mẹ học sinh.
Mục tiêu của quản lý sự phối hợp trong giáo dục là làm cho q trình
thực hiện cơng tác giáo dục vận hành đồng bộ, hiệu quả, tạo ra bầu khơng khí
hăng hái, thuận lợi để giữ vững sĩ số học sinh, góp phần phát triển số lượng,
nâng cao chất lượng giáo dục.
1.2.5. Học sinh THCS bỏ học

Học sinh bỏ học là những học sinh không tiếp tục đi học nữa, có học
sinh bỏ học khi vừa học xong chương trình một lớp nào đó, có học sinh bỏ
học khi chuẩn bị bước vào năm học mới (bỏ học trong hè), có học sinh bỏ học
khi đang trong q trình năm học (bỏ học giữa chừng).
Theo điều 12, Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014
của Chính phủ quy định:
Đối tượng phổ cập THCS là thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi 11 đến
18 đã hoàn thành chương trình tiểu học, chưa tốt nghiệp THCS.


22
Tóm lại, học sinh THCS bỏ học: Là những học sinh trong độ tuổi 11
đến 18 đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học nhưng khơng đến
trường, khơng đi học để tốt nghiệp THCS, hoàn thành phổ cập giáo dục
THCS.
1.3. Công tác phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực
lượng xã hội trong hạn chế học sinh bỏ học ở trường THCS
1.3.1. Mục tiêu phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực
lượng xã hội trong việc giáo dục học sinh trung học cơ sở
Việc xác định mục tiêu phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực
lượng xã hội một cách đúng đắn, giúp cho quá trình phối hợp diễn ra một cách
nhịp nhàng, thường xuyên, tạo nên sức mạnh tổng hợp cùng chăm lo cho sự
nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục học sinh THCS nói riêng.
Mục tiêu của cơng tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực
lượng xã hội trong giáo dục là nâng cao hiệu quả giáo dục, góp phần hình
thành và phát triển đạo đức, nhân cách cho học sinh, thực hiện mục tiêu giáo
dục của nhà trường, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của xã hội.
Mục tiêu phối hợp là để tạo sự thống nhất về quan điểm giáo dục, thống
nhất về các nội dung và biện pháp của nhà trường đối với gia đình và xã hội
nhằm làm cho giáo dục đạt được kết quả cao nhất, tránh hiện tượng“trống

đánh xuôi kèn thổi ngược” trong giáo dục.
Tuy nhiên mục tiêu phối hợp phải phù hợp ở từng địa phương và phù
hợp với khả năng nhận thức của các thành viên thì mới phát huy hiệu quả một
cách cao nhất.
1.3.2.Nội dungphối hợp của nhà trường với gia đình và các lực
lượng xã hội trong việc giáo dục học sinh trung học cơ sở
Phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội là những
việc cần phải thực hiện để tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp


×