Khi cơ thể thiếu
vitamin
Tìm hiểu những biểu hiện, triệu chứng khi cơ thể thiếu
vitamin là cách để bạn biết và bổ sung kịp thời lượng cần thiết từ
những thực phẩm hàng ngày, hoặc từ các loại thuốc phù hợp
Bài Tuyết Mai (tổng hợp)
Vitamin là những sinh tố cần thiết cho các hoạt động
thường ngày của cơ thể. Tuy chiếm số lượng rất nhỏ nhưng thiếu
vitamin, cơ thể dễ nảy sinh những biểu hiện không tốt như ăn uống
giảm sút, lười vận động, dễ nhiễm các chứng bệnh ngoài da, tinh
thần đờ đẫn… Khi đó, bạn cần nhận biết kịp thời để bổ sung vitamin
cho cơ thể bằng các nguồn thực phẩm phù hợp, hoặc bổ sung bằng
những loại thuốc chứa vitamin và khoáng chất cần thiết để phục hồi
sức sống và năng lượng cho cơ thể. Bạn có thể tìm hiểu những loại
vitamin phổ biến, cần thiết nhất cho cơ thể và các biểu hiện thiếu
hụt:
- Thiếu Vitamin A: Triệu chứng đầu tiên là quáng gà, giảm
sút thị lực về ban đêm. Tiếp theo, người thiếu vitamin A sẽ bị da khô
và thô ráp sần sùi, tóc khô rụng, gãy móng tay. Tình trạng này kéo
dài sẽ dẫn đến việc mù lòa hẳn và khuynh hướng bội nhiễm trầm
trọng đường hô hấp.
Bạn có thể bổ sung vitamin A trong thực phẩm từ gan, gan cá,
cá biển béo, bơ, sữa, trứng, cà rốt, rau có màu xanh đậm và các loại
trái cây, củ quả có vỏ màu vàng như bí rợ, cà chua, đu đủ, gấc
- Thiếu Vitamin B1: Triệu chứng chủ yếu là rối loạn tiêu
hóa, ăn không tiêu, tiêu chảy, kém ăn, hay bị nôn, đại tiện lỏng hay
táo bón. Ngoài ra còn có thể mắc bệnh tê phù, gây tê bì, viêm da,
viêm thần kinh, tuần hoàn kém, hay lo lắng, thậm chí nặng hơn nữa
là gây chứng suy tim.
Thực phẩm giàu vitamin B1: Lúa mì, yến mạch, bắp, đậu, nếp,
cám gạo hoặc nấm rơm và rau có màu xanh đậm. Ở thực phẩm có
nguồn gốc động vật, vitamin B1 có trong tim, bầu dục, tôm khô,
cua
- Thiếu Vitamin B2: Triệu chứng có thể đi từ mắt, như viêm
bờ mi, viêm kết mạc, giác mạc; cũng có thể tỏ dấu hiệu ở toàn thân
như viêm mép loét và gây nứt, viêm lưỡi, viêm da
Thực phẩm giàu Vitamin B2: Các loại rau lá xanh sẫm, sữa,
gan, trứng, thịt
- Thiếu Vitamin B6: Biểu hiện của việc thiếu loại vitamin
này là rụng tóc, mắt đỏ, mờ mắt, mêt mỏi, chậm ngủ, chậm lành vết
thương, nhiều mụn trứng cá. Về lâu về dài, triệu chứng có thể nặng
hơn như suy giảm tinh thần, giảm miễn dịch, tăng nguy cơ bị loãng
xương và có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Bạn có thể tìm nguồn bổ sung B6 từ bầu dục, gan, cá, thịt, rau
xanh, bông cải, đậu nành, bắp cải, đậu phộng
- Thiếu Vitamin B12: Ở trẻ em, khi thiếu vitamin B12, trẻ có
sắc mặt trắng bệch, lông tóc hơi vàng, thần kinh không phấn chấn,
nặng hơn sẽ nôn mửa, tiêu chảy Ở người lớn, biểu hiện của việc
thiếu vitamin B12 là nhức đầu, ăn mất ngon, hơi thở ngắn, táo bón,
sức tập trung kém, hay quên.
Vitamin B12 có nhiều trong gan, bầu dục, thịt bò, trứng, phô-
mai, sữa
- Thiếu Vitamin C: Biểu hiện thường thấy nhất là chảy máu
chân răng, viêm lợi, đốm xuất huyết dưới da, tụ máu dưới màng
xương, tăng sừng hóa nang lông, chậm lành vết thương. Ngoài ra
người mắc chứng này còn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng thần kinh,
buồn ngủ, đau nhức cơ khớp. Về lâu về dài có thể bỉ biến dạng
xương khớp, hư răng, bội nhiễm.
Nguồn vitamin C trong tự nhiên rất phong phú. Hầu hết các
loại trái cây chua đều có chứa sinh tố này, điển hình là kiwi, cam,
chanh, bưởi, quýt, cà chua, bông cải xanh
- Thiếu Vitamin D: Gây nên bệnh còi xương, xương dễ gãy,
biến dạng xương Biểu hiện chính là đổ mồ hôi trộm, giật mình khi
ngủ, mất ngủ, căng thẳng, có cảm giác nóng ở họng và ra mồ hôi
nhiều.
Thực phẩm giàu vitamin D là dầu gan cá, cá thu, cá hồi, cá
trích, sữa và tất cả các sản phẩm làm từ sữa như yaourt, phô-mai,
bơ
- Thiếu Vitamin E: Biểu hiện đầu tiên là khô da, phồng nơi
bàn chân, có khuynh hướng mỏi cơ, co thắt bắp thịt, rối loạn thị lực,
mắt chuyển động thiếu nhịp nhàng, suy nhược, hay quên, phản xạ
lệch lạc, tâm tính thất thường.
Vitamin E có thể tìm thấy trong lúa mì, dầu cải, lá cải xanh,
đậu nành, ngũ cốc các loại. Nhìn chung, các loại dầu thực vật, đậu,
mè có rất nhiều sinh tố E.
- Thiếu Vitamin K: Biểu hiện ở triệu chứng chảy máu cam,
xuất huyết dưới da, khó đông máu ở vết thương, tiêu chảy.
Vitamin K có trong đậu nành, dầu gan cá, sữa chua, lòng đỏ
trứng, lá cải xanh