Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG “XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC” – LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC “XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC” TRO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.94 KB, 23 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG VÀ AN NINH
-------------------------

TIỂU LUẬN
HP2 CƠNG TÁC QUỐC PHỊNG VÀ AN NINH
ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG
“XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC” – LIÊN HỆ
TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC “XÂY DỰNG VÀ
BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC” TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Sinh viên: Đoàn Khánh Linh
Mã số sinh viên: 1957090070
Lớp: TRUYỀN THÔNG MARKETING K39 A2

Hà Nội, tháng 09 năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
NỘI DUNG ....................................................................................................... 2
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................ 3
1.1. Khái niệm quần chúng nhân dân ............................................................... 3
1.2. Vai trò của quần chúng nhân dân .............................................................. 3
2. VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG XÂY DỰNG VÀ
BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC ....................................................................... 6
2.1. Thực trạng vai trò quan trọng của quần chúng nhân dân........................... 6
2.2. Một số giải pháp đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
trong tình hình mới đang được thực hiện ....................................................... 10
2.2.1. Vai trò của quần chúng được phát huy hiệu quả .................................. 10
2.2.2. Đổi mới nội dung, công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện


phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ................................................. 11
2.2.3. Nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lực lượng Công an
nhân dân và các tổ chức thành viên trong xây dựng phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc .......................................................................................... 11
2.2.4. Phát huy hiệu quả vai trò tự giác của nhân dân trong thực hiện phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ............................................................ 12
2.2.5. Củng cố, duy trì và nhân rộng các mơ hình tiêu biểu trong thực hiện
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ................................................. 13
3. TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN VỀ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ AN
NINH TỔ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY ................................... 13
3.1. Mỗi sinh viên phải có nhận thức đúng đắn đầy đủ về trách nhiệm công
dân đối với công cuộc bảo vệ an ninh - trật tự của Tổ quốc ........................... 13
3.2. Mỗi sinh viên tự giác chấp hành các quy định về đảm bảo an ninh trật tự
của nhà trường và của địa phương nơi cư trú ................................................. 14
3.3. Tích cực tham gia vào các phong trào bảo vệ an ninh trật tự của địa
phương ............................................................................................................ 15


3.4. Luôn luôn nêu cao ý thức cảnh giác ........................................................ 16
KẾT LUẬN .................................................... ............................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 20


MỞ ĐẦU
Mỗi người khi sinh ra không phải một cá nhân riêng lẻ, đều có cho
mình một gia đình, một quê hương và một tổ quốc. Chúng ta không thể chối
từ tổ quốc trong ta cũng như khơng làm gì cho tổ quốc. Sinh ra thuộc về tổ
quốc và sống phải có trách nhiệm với vùng đất thiêng liêng ấy. Trước hết mỗi
công dân cần phải bảo vệ độc lập, tự do cho tổ quốc mà ông cha ta đã gây
dựng và giữ gìn. Biết bao thế hệ đã hy sinh về với đất mẹ “đất nước đi lên bát

ngát mùa xuân”, để giờ đây ta được sống trong bầu khơng khí n bình. Thật
là đáng hổ thẹn nếu chúng ta đánh mất đi độc lập tự do mà ông cha đã đánh
đổ giữ gìn. Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, khơng ngừng nâng cao trình độ
văn hố kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn
mạnh thì địi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng
chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là
nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ
Quốc. Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những đang hoạt động bằng cả tâm
huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lịng nhiệt tình bốc lửa
cho tổ quốc. Tuổi trẻ chỉ đến với chúng ta một lần vì vậy cần phải nắm bắt,
cần đóng góp sức lực cho đất nước. Việc xây dựng và đất nước là trách nhiệm
của mọi người, mọi công dân chứ không phải của riêng ai. Nhưng với số
lượng đơng đảo hàng chục triệu người thì lẽ nào tuổi trẻ lại không thể xây
dựng đất nước. Vì vậy chúng ta phải cố gắng xây dựng đất nước như lời dặn
của Bác: “Các vua Hùng đã có cơng dựng nước, thì Bác cháu ta phải cùng
nhau giữ lấy nước”. Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên
phong, xong pha vào những nơi gian khổ mà khơng ngại khó. Bước vào thời
đại cơng nghiệp hố, hiện đại hố thì ai nắm được tri thức thì mới có thể xây
dựng đất nước, chèo lái chiếc thuyền số phận của non sơng Tổ Quốc. Chính vì
những lý do trên nên tơi quyết định chọn nội dung: “Vai trò của quần chúng
nhân dân trong “xây dựng và bảo vệ an ninh Tổ quốc” - Liên hệ trách

1


nhiệm của sinh viên về việc “xây dựng và bảo vệ an ninh Tổ quốc” trong
tình hình hiện nay” làm đề tài cho bài tiểu luận này.

2



NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm quần chúng nhân dân
Quá trình vận động, phát triển của lịch sử diễn ra thông qua hoạt động
của khối đông đảo con người được gọi là quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh
đạo của một cá nhân hay một tổ chức, nhằm thực hiện mục đích và lợi ích của
mình.
Căn cứ vào điều kiện lịch sử xã hội và những nhiệm vụ đặt ra của mỗi
thời đại mà quần chúng nhân dân bao hàm những thành phần, tầng lớp xã hội
và giai cấp khác nhau.
Như vậy, Quần chúng nhân dân là bộ phận có cùng chung lợi ích căn
bản, bao gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết
lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái
nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất
định.
Khái niệm đó được xác định bởi các nội dung sau đây:
Thứ nhất, những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá
trị tinh thần, đóng vai trị là hạt nhân cơ bản của quần chúng nhân dân.
Thứ hai, những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị áp bức, bóc
lột, đối kháng với nhân dân.
Thứ ba, những giai cấp, những tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã
hội thông qua hoạt động của mình, trực tiếp hoặc gián tiếp trên các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
Do đó, quần chúng nhân dân là một phạm trù lịch sử, vận động biến đổi
theo sự phát triển của lịch sử xã hội.
1.2. Vai trò của quần chúng nhân dân
Về căn bản, tất cả các nhà triết học trong lịch sử triết học trước Mác
đều khơng nhận thức đúng vai trị của quần chúng trong trong tiến trình phát


3


triển của lịch sử. Về nguồn gốc lý luận, điều đó có nguyên nhân từ quan điểm
duy tâm hoặc siêu hình về xã hội.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định quần chúng nhân dân là chủ thể
sáng tạo chân chính ra lịch sử.
Bởi vì, mọi lý tưởng giải phóng xã hội, giải phóng con người chỉ được
chứng minh thơng qua sự tiếp thu và hoạt động của quần chúng. Hơn nữa, tư
tưởng tự nó khơng làm biến đổi xã hội mà phải thông qua hành động cách
mạng, hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân, để biến lý tưởng, ước
mơ thành hiện thực trong đời sống xã hội.
Vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân được biểu hiện
ở ba nội dung:
Thứ nhất:
Quần chúng là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất
ra của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Con người muốn tồn tại phải có các điều kiện vật chất cần thiết, mà
những nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng được thông qua sản xuất. Lực lượng sản
xuất cơ bản là đông đảo quần chúng lao động, bao gồm cả lao động chân tay
và lao động trí óc.
Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay có vai trị đặc biệt đối với sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Song, vai trị của khoa học chỉ có thể phát
huy thông qua thực tiễn sản xuất của quần chúng lao động, nhất là đội ngũ
cơng nhân hiện đại và trí thức trong nền sản xuất xã hội, của thời đại kinh tế
tri thức. Điều đó khẳng định rằng, hoạt động sản xuất của quần chúng là điều
kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Thứ hai:
Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã
hội. Lịch sử đã chứng minh rằng, khơng có cuộc chuyển biến cách mạng nào

mà không là hoạt động đông đảo của quần chúng. Họ là lực lượng cơ bản của
cách mạng, đóng vai trị quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng.
4


Trong các cuộc cách mạng làm chuyển biến xã hội từ hình thái kinh tế
– xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác, nhân dân lao động là lực
lượng tham gia đông đảo. Cách mạng là ngày hội của quần chúng, là sự
nghiệp của quần chúng.
Tất nhiên, suy đến cùng, nguyên nhân của mọi cuộc cách mạng là bắt
đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ
sản xuất, nghĩa là bắt đầu từ hoạt động sản xuất vật chất của quần chúng lao
động. Bởi vậy, nhân dân lao động là chủ thể của các quá trình kinh tế, chính
trị, xã hội, đóng vai trị là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.
Thứ ba:
Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh
thần.
Quần chúng đóng vai trị to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ
thuật, văn học, đồng thời, áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực
tiễn. Những sáng tạo về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế,
chính trị, đạo đức… của nhân dân vừa là cội nguồn, vừa là điều kiện để thúc
đẩy sự phát triển nền văn hóa tinh thần của các dân tộc trong mọi thời đại.
Hoạt động của quần chúng từ trong thực tiễn là nguồn cảm hứng vô tận
cho mọi sáng tạo tinh thần trong đời sống xã hội. Mặt khác, các giá trị văn
hóa tinh thần chỉ có thể trường tồn khi được đơng đảo quần chúng chấp nhận
và truyền bá sâu rộng, trở thành giá trị phổ biến.
Tóm lại, xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt
động tinh thần, quần chúng ln đóng vai trị quyết định trong lịch sử.
Tuy nhiên, tùy vào điều kiện lịch sử mà vai trò chủ thể của quần chúng
nhân dân cũng biểu hiện khác nhau. Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội, quần

chúng nhân dân mới có đủ điều kiện để phát huy tài năng và trí sáng tạo của
mình.

5


Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh vai trò, sức mạnh của quần
chúng nhân dân, như Nguyễn Trãi đã nói: “Chở thuyền cũng là dân, lật
thuyền cũng là dân, thuận lịng dân thì sống, nghịch lịng dân thì chết”.
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định rằng, cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng, và quan điểm “lấy dân làm gốc” trở thành tư tưởng
thường trực nói lên vai trò sáng tạo ra lịch sử của nhân dân Việt Nam.
2. VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG XÂY
DỰNG VÀ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC
2.1. Thực trạng vai trò quan trọng của quần chúng nhân dân
Xuất phát từ vị trí, vai trị và nhiệm vụ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
đoàn kết, tập hợp và phát huy sức mạnh của nhân dân tham gia giữ gìn an
ninh trật tự và xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" trong
tình hình mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và
các tổ chức thành viên đã từng bước trở thành lực lượng nịng cốt trong cơng
tác tun truyền, vận động, tập hợp nhân dân thực hiện hiệu quả phong trào
"Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Từ Nghị quyết liên tịch số 01 ngày
11/2/1991 giữa Ban Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
(nay là Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) và
Bộ Nội vụ (nay là Bộ Cơng an) về phối hợp "Vận động tồn dân xây dựng
phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc" đến Nghị quyết liên tịch số 01/2001/QNLT ngày 4/12/2001 giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
Bộ Công an về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong
thời kỳ mới” và nay là Chương trình phối hợp số 09/CTr-BCA-MTTW ngày
1/8/2013 giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên với Bộ Công an về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh

Tổ quốc trong tình hình mới”, là những văn bản quan trọng thể hiện ý chí, sức
mạnh của dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, góp
phần củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn an ninh chính trị,

6


đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, làm thất
bại mọi âm mưu thù địch.
Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lực lượng Công an
các cấp và các tổ chức thành viên đã chủ động nắm chắc tình hình diễn biến
trong tư tưởng nhân dân; tập trung tuyên truyền, vận động, đoàn kết các tầng
lớp nhân dân, dân tộc, tôn giáo thực hiện hiệu quả mọi nhiệm vụ chính trị,
phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Củng cố lòng tin, phát huy vai trò làm chủ
của nhân dân tham gia xây dựng hệ thống chính trị các cấp ngày càng vững
mạnh, hoạt động hiệu quả. Mọi tầng lớp nhân dân đã nêu cao tinh thần cảnh
giác cách mạng, giữ gìn bí mật Nhà nước, bảo vệ Đảng và chính quyền. Chủ
động phát hiện, đấu tranh với các loại hình tội phạm, tệ nạn xã hội. Làm thất
bại mọi âm mưu "diễn biến hịa bình", lơi kéo, kích động, gây chia rẽ của các
thế lực thù địch. Các diễn đàn: "Lắng nghe ý kiến nhân dân", "Nhân dân tố
giác tội phạm"; “Mặt trận lắng nghe dân nói”; “Nói cho dân nghe và nghe dân
nói”; “Ngày nghe dân nói”, “Cơng an lắng nghe ý kiến nhân dân”… đã trở
thành những diễn đàn để nhân dân thể hiện vai trị làm chủ, tham gia thực
hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự và
bảo vệ Tổ quốc.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã lồng ghép
hiệu quả phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" với các cuộc vận
động, phong trào thi đua ái quốc trong toàn xã hội. Thực hiện chăm lo đời
sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo, "Đền ơn đáp nghĩa", trợ giúp gia đình
khó khăn; xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”, xây dựng nhà “Đại đồn kết”,

“Nhà tình nghĩa”, “Nhà tình thương” cho các hộ gia đình chính sách, người
gặp hồn cảnh khó khăn khơng nơi nương tựa… Đến nay, Quỹ “Vì người
nghèo” 4 cấp vận động được trên 15 nghìn tỷ đồng; ủng hộ chương trình an
sinh xã hội trên 44 nghìn tỷ đồng. Tạo điều kiện giúp đỡ, xây dựng và sửa
chữa 1.514.567 căn nhà Đại đoàn kết; giúp đỡ 286.474 hộ nghèo phát triển
sản xuất; 916.139 lượt người nghèo được khám chữa bệnh; 1.393.856 học
7


sinh có hồn cảnh khó khăn tiếp tục được tới trường, góp phần ổn định đời
sống nhân dân, tăng cường lòng tin của nhân dân, nhân tố quan trọng trong
tập hợp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lực lượng Công an và các tổ chức thành
viên tích cực bám dân, bám địa bàn hướng dẫn nhân dân thực hiện cơng tác
giữ gìn an ninh trật tự, cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động của
các loại hình tội phạm, tệ nạn xã hội. Tham mưu đẩy mạnh các đợt cao điểm
trấn áp tội phạm, đấu tranh có hiệu quả với các ổ nhóm tội phạm, chuyển hóa
các địa bàn phức tạp về an ninh trật tự. Đã xây dựng thành công 344.897 lượt
khu dân cư; 33.857 lượt xã, phường, thị trấn và 327.064 cơ quan, doanh
nghiệp đạt chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”; 1.882 ban, 15.656 tổ bảo vệ
dân phố với 72.456 thành viên; 37.371 đội dân phòng với trên 409.287 thành
viên; 111.649 tổ hòa giải với tổng số 661.183 hòa giải viên; 309.391 bảo vệ
cơ quan, doanh nghiệp. Năm 2019, cả nước có trên 19.913 hộ gia đình được
cơng nhận "Gia đình văn hóa"; 80.282 khu dân cư được cơng nhận "Khu dân
cư văn hóa" và 82.109 hương ước, quy ước đã được xây dựng, tạo nền tảng
vững chắc cho phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" được thực hiện
hiệu quả từ các địa bàn cơ sở.
Tại mỗi địa phương, phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"
được triển khai với nhiều sáng tạo, cụ thể, đã xuất hiện nhiều điển hình tiên
tiến, mơ hình tiêu biểu như: “Tổ liên gia”, “Tổ tự quản”, “Dịng họ an tồn”;

mơ hình “2 khơng, 1 có”, “3 tăng, 3 giảm”, “Tổ tự quản”, “Tổ liên gia”;
“Phòng, chống tội phạm trên tuyến biên giới”; “Tuổi trẻ với pháp luật”,
“Thanh niên xung kích, tình nguyện”, tổ an ninh nhân dân, tổ dân phòng, “Xứ,
họ đạo tiên tiến"; "Gia đình Cơng giáo gương mẫu". Mơ hình “Quản lý, giáo
dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, đi cơ sở giáo dục bắt buộc,
trường giáo dưỡng trở về địa phương” tại các tỉnh Hịa Bình, Vĩnh Long, Phú
Thọ, Hà Nam, Bình Thuận, Tây Ninh, Nam Định và Quảng Ninh. Mơ hình
“Doanh nhân hỗ trợ vốn cho người chấp hành xong án phạt tù, người hoàn
8


lương ổn định cuộc sống” tại các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Nai, Bình
Dương và Cao Bằng... góp phần phát huy vai trò tự giác của nhân dân, trách
nhiệm của mỗi cộng đồng và xã hội trong thực hiện phong trào "Toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc".
Tuy nhiên, vai trò của quần chúng nhân dân chưa phát huy hết hiệu quả;
chất lượng xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" cịn chưa
đồng đều, có nơi có lúc cịn hình thức, chưa thu hút sự tham gia của đông đảo
quần chúng nhân dân. Công tác tun truyền, vận động, xây dựng mơ hình,
điển hình thiếu sức lôi cuốn; nội dung chậm đổi mới. Công tác phối hợp giữa
các đơn vị có nơi, có việc thiếu chặt chẽ và gắn kết. Một số địa phương cấp
ủy, chính quyền bng lỏng cơng tác chỉ đạo, lãnh đạo, kiểm tra, định hướng
đã ảnh hưởng đến chất lượng tuyên truyền, vận động, tập hợp nhân dân. Vai
trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công an và các tổ chức thành viên trong công
tác tham mưu, đề xuất và phối hợp chưa đáp ứng được yêu cầu đối với nhiệm
vụ xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" trong giai đoạn
mới.
Trên địa bàn cả nước tình hình tội phạm, trật tự, an tồn xã hội tiếp tục
có nhiều diễn biến phức tạp; hoạt động của các loại tội phạm manh động và
liều lĩnh hơn. Phạm tội do nguyên nhân xã hội, mâu thuẫn trong nội bộ nhân

dân, mâu thuẫn gia đình diễn biến phức tạp. Tội phạm có yếu tố nước ngồi;
lợi dụng cơng nghệ cao; núp bóng doanh nghiệp; tội phạm hình sự nguy hiểm;
vận chuyển, buôn bán chất ma túy; lừa đảo qua mạng, "tín dụng đen", cưỡng
đoạt tài sản... gây bức xúc, lo lắng trong quần chúng nhân dân.
Các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, sự suy
giảm lòng tin của một bộ phận nhân dân để tăng cường hoạt động chống phá,
tấn công, thâm nhập, tác động, chuyển hóa, thực hiện âm mưu "diễn biến hịa
bình" nhằm xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa…
ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và
chất lượng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại các địa phương.
9


2.2. Một số giải pháp đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc trong tình hình mới đang được thực hiện
Trước yêu cầu trong tình hình mới, phong trào “Toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc” cần trở thành phong trào thi đua sơi nổi trong tồn hệ thống
chính trị và mọi tầng lớp nhân dân. Hạt nhân quan trọng để đoàn kết mọi tầng
lớp nhân dân giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phục
vụ đắc lực cho việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn
hóa - xã hội, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lực lượng
Công an và các tổ chức thành viên tập trung thực hiện tốt một số giải pháp
trọng tâm sau:
2.2.1. Vai trò của quần chúng được phát huy hiệu quả
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam và các tổ
chức thành viên giữ vững vai trị hạt nhân trong cơng tác tham mưu, phối hợp
xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Tập trung tham mưu cho các cấp ủy Đảng, đề xuất với chính quyền
những giải pháp có trọng tâm, trọng điểm nhằm huy động sức mạnh của cả hệ
thống chính trị với sức mạnh tồn dân trong triển khai thực hiện hiệu quả các

văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về xây dựng phong trào “Tồn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc”; phịng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm; bảo vệ an
ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
Nêu cao vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên,
trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện phong
trào. Kiên quyết đấu tranh, lên án với mọi hành vi bao che, dung túng, để lọt
tội phạm, oan sai trong thi hành pháp luật.
Phát động mỗi một địa phương có một sáng kiến, mỗi một đơn vị có
một cách làm sáng tạo trong thực hiện phong trào, nhằm khích lệ, động viên
nhân dân tự giác, tích cực tham gia phong trào "Tồn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc", cơ sở cho thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế,
văn hóa - xã hội, giữ vững an ninh quốc phịng, đảm bảo trật tự an tồn xã hội,
10


củng cố vững chắc thế trận an ninh nhân dân, nền an ninh nhân dân tại mỗi
địa phương.
2.2.2. Đổi mới nội dung, công tác tuyên truyền vận động nhân dân
thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị, mọi cấp, ngành,
phát huy hiệu quả các kênh thông tin truyền thông trong tuyên truyền, vận
động nhân dân thực hiện nội dung phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc", phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, phong tục tập quán, dân tộc, tôn
giáo.
Chú trọng các hình thức tuyên truyền trực quan, tuyên truyền đến từng
người dân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm,
tinh thần tự giác chấp hành quy định của pháp luật, tham gia giữ gìn an ninh
trật tự, phòng ngừa với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; đảm bảo an tồn giao
thơng, trật tự đơ thị, giữ gìn cảnh quan mơi trường, bài trừ các hủ tục lạc hậu,
thực hiện nếp sống văn hoá trong cộng đồng.

Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tổ chức "Ngày hội toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc", "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc" gắn với giáo dục
truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc; củng cố khối đại đoàn kết toàn
dân, đoàn kết giữa các dân tộc, quy tụ sức mạnh của mỗi người dân, từng
cộng đồng và toàn xã hội trong xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc".
2.2.3. Nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lực lượng
Công an nhân dân và các tổ chức thành viên trong xây dựng phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động hướng đến
nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, vật chất cho nhân dân; thực hiện cơng
tác an sinh xã hội, trợ giúp khó khăn; hỗ trợ nhân dân chuyển giao khoa học
kỹ thuật, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập nhằm thu

11


hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia các loại hình tổ chức của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội.
Kịp thời phổ biến các hình thức hoạt động của các thế lực thù địch, các
loại hình tội phạm, tệ nạn xã hội nhất là hoạt động của tội phạm hình sự nguy
hiểm, tội phạm ma túy, buôn bán người, lừa đảo lợi dụng lòng tin chiếm đoạt
tài sản của nhân dân... gắn với đẩy mạnh cơng tác chuyển hóa địa bàn phức
tạp về an ninh trật tự, củng cố nền an ninh nhân dân vững chắc từ mỗi địa
phương, cơ sở.
Nâng cao chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở, hịa giải thành cơng
các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; nâng cao hoạt động các tổ đội làm công
tác giữ gìn an ninh trật tự; vận động nhân dân lên án, đấu tranh với các tụ
điểm phức tạp về tội phạm, tệ nạn xã hội. Phân công, làm rõ trách nhiệm của
từng tổ chức, gia đình, cộng đồng trong việc quản lý, giáo dục con em và

người thân không vi phạm pháp luật; giúp đỡ, cảm hóa, giáo dục người vi
phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư.
2.2.4. Phát huy hiệu quả vai trò tự giác của nhân dân trong thực hiện
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Tăng cường hoạt động đối thoại trực tiếp giữa cấp ủy đảng, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên với nhân dân; tổ chức hiệu
quả các diễn đàn "Lắng nghe ý kiến nhân dân", "Nhân dân tố giác tội phạm";
“Mặt trận lắng nghe dân nói”; “Nói cho dân nghe và nghe dân nói”; “Ngày
nghe dân nói”... để kịp thời nắm bắt dư luận xã hội, tiếp thu ý kiến và định
hướng tư tưởng của quần chúng nhân dân.
Động viên và hỗ trợ nhân dân đấu tranh trực tiếp và lên án, tố giác các
tụ điểm phức tạp về an ninh trật tự, nhất là các tụ điểm tàng trữ, buôn bán các
chất ma túy, tụ điểm hoạt động theo kiểu xã hội đen, ổ nhóm tội phạm; luận
điệu xuyên tạc, âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, kích động, lơi
kéo, chia rẽ tình đồn kết giữa các dân tộc, tơn giáo... của các thế lực thù địch.

12


Phát huy hiệu quả vai trò của cá nhân tiêu biểu, người có uy tín ở cộng đồng
dân cư, chức sắc các tơn giáo làm nịng cốt trong thực hiện phong trào "Toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" ở các địa phương.
2.2.5. Củng cố, duy trì và nhân rộng các mơ hình tiêu biểu trong thực
hiện phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn, nâng cao nghiệp vụ và phân
công đồn viên, hội viên tham gia làm nịng cốt trong các loại hình giữ gìn an
ninh trật tự ở các địa bàn cơ sở, tại các thơn, xóm, tổ dân phố, khu dân cư.
Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, khảo sát, đánh giá chất lượng
hoạt động đối với các mơ hình. Xây dựng quy chế phối hợp trong việc đánh
giá, tự đánh giá và phân loại hoạt động mơ hình; chú trọng các hình thức sơ

kết, tổng kết, biểu dương khen thưởng, phổ biến nhân rộng hoạt động của mơ
hình giữa các đơn vị, địa phương.
Khuyến khích, động viên, hỗ trợ và lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân
tham gia các hình thức tự quản về an ninh trật tự. Tổng kết, đánh giá và nhân
rộng mơ hình của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong giúp đỡ người vi
phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng.
3. TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN VỀ XÂY DỰNG VÀ BẢO
VỆ AN NINH TỔ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
3.1. Mỗi sinh viên phải có nhận thức đúng đắn đầy đủ về trách
nhiệm công dân đối với công cuộc bảo vệ an ninh - trật tự của Tổ quốc
Đây là một nhiệm vụ quan trọng để giữ gìn cuộc sống bình yên cho
nhân dân và làm cơ sở nền tảng cho sự phát triển đất nước.
Đối với sinh viên đang được học tập, rèn luyện trong nhà trường trước
hết phải nhận thức được sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc là trách nhiệm của
tất cả mọi công dân Việt Nam trong đó lực lượng cơng an nhân dân làm nịng
cốt. Cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm giữ gìn an ninh - trật tự là
một cuộc đấu tranh gay go và phức tạp cần phải huy động sức mạnh của tất cả
mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội, là thanh niên Việt Nam nói chung và là
13


đồn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nói riêng lại càng gương mẫu và
tích cực tham gia vào các cơng tác giữ gìn an ninh Tổ quốc, cụ thể là các
phong trào giữ gìn an ninh - trật tự của địa phương.
Để quán triệt được quan điểm trên: Mỗi sinh viên trong thời gian học
tập tại nhà trường phải say mê học tập, chăm rèn luyện, có nhận thức đúng
những điều hay, lẽ phải, biết các việc nên làm và không được làm; nắm vững
và chấp hành đầy đủ các nội quy quy định của nhà trường, các quy định của
địa phương và pháp luật của Nhà nước; phát hiện và mạnh dạn đấu tranh với
các hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa phương hoặc ở

trong nhà trường. Nhằm phát huy được những mặt tích cực, hạn chế những
tồn tại nhược điểm của sinh viên, đóng góp tích cực cho cơng tác bảo vệ an
ninh trật tự của địa phương và các phong trào khác của nhà trường, mỗi cá
nhân phải học tập, rèn luyện tốt, tu dưỡng phẩm chất đạo đức của người sinh
viên, kính trọng thầy, cơ giáo, tơn trọng các cơ quan chính quyền, tích cực
tham gia các phong trào của địa phương.
3.2. Mỗi sinh viên tự giác chấp hành các quy định về đảm bảo an
ninh trật tự của nhà trường và của địa phương nơi cư trú
Để đảm bảo an ninh trật tự, mọi công dân phải tự giác chấp hành các
quy định của nhà nước và của địa phương về giữ gìn an ninh trật tự như: bảo
vệ sự lãnh đạo của Đảng, bảo vệ việc thực hiện các chính sách của nhà nước,
bảo vệ chính quyền, bảo vệ sự vững mạnh của các tổ chức đồn thể xã hội;
chống kẻ địch phá hoại về chính trị tư tưởng, về kinh tế văn hoá xã hội; xây
dựng khối thống nhất toàn dân...
Mỗi sinh viên đều phải tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà
trường, của đồn thanh niên hoặc của địa phương tổ chức.
Khơng xem, đọc, lưu truyền các văn hoá phẩm độc hại, đồi trụy, khơng
nghe, khơng bình luận các luận điểm tun truyền xuyên tạc nói xấu Nhà
nước xã hội chủ nghĩa của các thế lực thù địch, không truy cập vào các
Website có nội dung thiếu lành mạnh.
14


Không tự ý thành lập, tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị và
các tổ chức có tính chất chính trị trái pháp luật Việt Nam.
Phát hiện và đề nghị với thầy, cô giáo và các cơ quan chính quyền địa
phương nơi cư trú, học tập để có biện pháp ngăn chặn các hành vị hoạt động
tệ nạn xã hội (cờ bạc, ma tuý, mại dâm), các hành vi xâm hại đến an ninh, trật
tự an toàn xã hội.
Tích cực và gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước, các thể lệ

hành chính quy định về lĩnh vực an ninh trật tự; luật lệ an toàn giao thơng; an
tồn phịng cháy, chữa cháy; vệ sinh mơi trường và các quy định khác.
Đối với sinh viên lưu trú trong kí túc xá:
Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường, không được sử dụng một
cách bừa bãi, làm hư hỏng mất mát tài sản và trang thiết bị trong kí túc xá.
Chấp hành tốt nội quy của kí túc xá, thực hiện đầy đủ những cam kết
được ghi trong hợp đồng với Ban quản lí kí túc xá.
Khơng tàng trữ vũ khí, chất độc, chất nổ, chất dễ cháy, hố chất độc
hoặc hàng cấm khác trong kí túc xá.
Đối với sinh viên tạm trú trong các khu vực dân cư:
Thực hiện đầy đủ các quy định về khai báo tạm trú tại khu vực dân cư
theo quy định của pháp luật.
Chấp hành tốt các quy định của địa phương nơi cư trú như; vệ sinh mĩ
quan, trật tự đơ thị, bảo vệ mơi trường.
Tích cực tham gia các phong trào giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn
như: phòng chống các âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động
lôi kéo sinh viên vào các hoạt động chống đối Nhà nước; phòng ngừa các hoạt
động của bọn tội phạm hình sự xâm phạm đến tính mạng và tài sản của sinh
viên; ngăn ngừa, đấu tranh với các trường hợp sử dụng các chất ma tuý trong
sinh viên.
3.3. Tích cực tham gia vào các phong trào bảo vệ an ninh trật tự
của địa phương
15


Phong trào toàn dân ở từng cụm dân cư, từng phường, xã có mạnh hay
khơng là do sự đóng góp chung của tất cả mọi thành viên trong cộng đồng
khu vực, từ trẻ đến già; từ cán bộ, công nhân, viên chức đến sinh viên.
Hoạt động này phải trở thành ý thức tự giác và tự quản của từng người
dân, trong đó có sự đóng góp tích cực và quan trọng của sinh viên.

Với trách nhiệm của người sinh viên, là tầng lớp trí thức, có sự hiểu
biết, năng động và sáng tạo, lại đang được tiếp thu những kiến thức khoa học
của nhân loại, là nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước, nhưng mỗi
sinh viên cũng cần được sự hỗ trợ, định hướng và dìu dắt của Đảng, Nhà nước,
nhà trường và của toàn xã hội, do đó mỗi người học khơng những chấp hành
đúng và đủ các quy định của Nhà nước về đảm bảo an ninh trật tự mà cịn
phải tham gia tích cực vào các phong trào bảo vệ an ninh - trật tự của địa
phương, như: “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở
khu dân cư”; phong trào “Tồn dân phịng chống ma t”, “Tự phịng, tự
quản, tự bảo vệ”; phong trào “Toàn dân tham gia cảm hoá giáo dục người
lầm lỗi” cũng như các phong trào bảo vệ an ninh trật tự khác: phong trào xây
dựng cụm dân cư an toàn, số nhà an toàn; tham gia vào các tổ chức quần
chúng “Đội thanh niên xung kích an ninh”, “Đội thanh niên tự quản”... tích
cực tham gia tuần tra canh gác, phòng ngừa các hoạt động tội phạm.
Để thực hiện được các nội dung trên sinh viên thơng qua các hoạt động
của Đồn thanh niên, các hoạt động khác của nhà trường để lồng ghép các nội
dung của phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
3.4. Ln ln nêu cao ý thức cảnh giác
Tích cực tham gia hoạt động phòng chống tội phạm ở địa phương, phát
hiện những hiện tượng tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong
nhà trường và nơi cư trú kịp thời, cung cấp cho cơ quan công an để có biện
pháp ngăn chặn và giải quyết.

16


Để góp phần vào cơng tác giữ gìn an ninh trật tự, tạo thành phong trào
tồn dân phịng chống tội phạm, sinh viên cần tích cực tham gia vào các hoạt
động giữ gìn an ninh trật tự của, địa phương theo khả năng của mình như:
Phát hiện các hành vi tuyên truyền, phát tán các văn hoá phẩm đồi trụy,

các tài liệu phản động, báo cáo ngay với ban giám hiệu nhà trường, với thầy,
cô giáo chủ nhiệm hoặc cơ quan công an để thu giữ kịp thời.
Phát hiện và ngăn chặn các vụ đánh nhau, gây rối trật tự công cộng báo
cáo với nhà trường, ban bảo vệ dân phố, cơ quan cơng an nơi gần nhất để có
biện pháp ngăn chặn, tham gia phát hiện truy bắt các đối tượng phạm phấp bỏ
trốn.
Phát hiện các hành vi vi phạm các quy định về trật tự an toàn xã hội
như mang chất cháy, chất nổ, chất độc, vũ khí thô sơ đến trường.
Phát hiện và báo cáo kịp thời với nhà trường về những người hoặc các
hiện tượng sinh viên có biểu hiện sử dụng các chất ma tuý, đua đòi ăn chơi tụ
tập đua xe, đánh bạc ăn tiền…
Thường xuyên giúp đỡ các bạn gặp khó khăn về điều kiện học tập,
động viên các bạn vượt khó để học tập tốt.
Mỗi người chúng ta khi sinh ra trên đời này, ai cũng sẽ có cho mình
những trách nhiệm, trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, và
hơn hên là trách nhiệm của một công dân đối với Tổ Quốc của chúng ta. Ta
được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương, trên dải đất hình chữ S này,
được sống dưới một bầu tự do, hạnh phúc và yên bình, được hưởng những
quyền lợi mà đất nước mang lại, vậy nên con người hoàn toàn cũng cần có
trách nhiệm đối với Tổ Quốc mình. Trước hết, là một cơng dân, mà nịng cốt
là thế hệ trẻ, cần không ngừng nỗ lực và rèn luyện để dựng xây Tổ Quốc. Bác
Hồ đã từng nói "Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng,dân tộc
Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm
châu được hay khơng, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu".
Thế hệ trẻ là mầm non tương lai của đất nước, là những người đóng vai trị
17


quan trọng trong việc đưa đất nước phát triển sau này, vậy nên, việc học tập
tốt và tu dưỡng đạo đức, tác phong là một điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó,

là một cơng dân, cần biết u thương, sẻ chia với những người xung quanh.
Một đất nước, một xã hội chỉ thực sự phát triển khi những hạt nhân trong xã
hội ấy biết yêu thương, đoàn kết, gắn bó với nhau vượt qua bất kỳ khó khăn,
thử thách nào. Giống như, khi xưa, thế hệ ông cha ta đã khơng tiếc thân mình,
đổ mồ hơi và xương máu để bảo vệ Tổ Quốc, chống lại kẻ thù xâm lược,
quyết tâm đem lại cuộc sống hịa bình cho dân tộc như ngày hơm nay. Ngồi
ra, là một cơng dân, con người ta cần biết tự hào và phát huy truyền thống của
dân tộc. Dòng máu trong tim ta là dịng máu của Tổ Quốc, ln phải biết
hướng về cội nguồn, đừng bao giờ chối bỏ hay quay lưng lại với chính Tổ
Quốc của mình, nơi đã cho ta sự sống. Hãy tự hào về những giá trị văn hóa,
tinh thần của đất nước và phát huy, giữ gìn cũng như phát triển chúng, mang
những nét cổ truyền ấy đi xa hơn trên thế giới này, để bạn bè khắp năm châu
đều biết đến Việt Nam, Tổ Quốc thân yêu của ta. Có rất nhiều những tấm
gương sáng đã làm rạng danh Tổ Quốc trên nhiều lĩnh vực như giáo sư Tốn
học Ngơ bảo Châu, hoa hậu Hồn vũ H’hen Niê hay Đội tuyển bóng đá quốc
gia Việt Nam,...họ đều là những con người đã không ngừng nỗ lực, học tập,
thi đấu để đạt được những thành tích lớn, đem cái tên Việt Nam tỏa sáng trên
những đấu trường quốc tế danh giá khác nhau, khiến người người đều nhớ
mãi đến tên họ. “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì
cho Tổ Quốc hôm nay”, là một công dân, đặc biệt là một thế hệ trẻ, trách
nhiệm đối với Tổ Quốc là một điều mà mỗi cá nhân đều phải ghi nhớ và thực
hiện, chính nó sẽ là tác động to lớn, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của đất
nước sau này.

18


KẾT LUẬN
Trong những năm qua, vai trò quần chúng nhân dân trong xây dựng và
bảo vệ an ninh Tổ quốc được khẳng định mạnh mẽ. Công tác xây dựng phong

trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã được cả hệ thống chính trị quan tâm
chỉ đạo, tổ chức thực hiện, được đơng đảo nhân dân đồng tình, tích cực hưởng
ứng nên đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cơng tác xây dựng phong trào
Tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được lồng ghép với việc thực hiện các cuộc
vận động, phong trào thi đua yêu nước, các chương trình phát triển kinh tế,
văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại ở từng địa phương.
Phát huy các kết quả đạt được với tinh thần trách nhiệm, sáng tạo của mỗi địa
phương, đơn vị thông qua những giải pháp thiết thực, phù hợp với sự đồng
tình hưởng ứng tích cực của mọi người dân, mỗi hộ gia đình và từng cộng
đồng dân cư, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc sẽ trở thành phong
trào tự nguyện, tự giác của quần chúng nhân dân nói chung và sinh viên nói
riêng sẽ làm nịng cốt cho cơng tác giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công văn số 2092/CATP-PC06 ngày 01 tháng 07 năm 2020 về việc
phối hợp thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy tại công văn số
1625-CV/TU ngày 31 tháng 03 năm 2020.
2. Kế hoạch số 2267/KH-UBND ngày 15 tháng 06 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân thành phố về sơ kết thực hiện Quyết định số 521/2005/QĐ-TTg
ngày 13/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ An
ninh Tổ quốc” giai đoạn 2015-2020.
3. Trần Việt Khoa, Tăng cường quốc phòng an ninh, Ủy viên T.Ư Ðảng,
Ủy viên Quân ủy T.Ư, Giám đốc Học viện Quốc phịng.
4. Hồ Chí Minh, Tồn tập,tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự Thật, Hà
Nội, 2011, tr.153.
5. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2001, tr. 79.

6. Bộ giáo dục và đào tạo (2013), Giáo trònh Quốc phòng và An ninh
(Tập Một), Nxb. Giáo Dục.

20



×