Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

BÀI TẬP VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.63 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM

BÀI TẬP CÁ NHÂN
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN

LÊ NGỌC BẢO NGÂN

MSSV

1853401020158

LỚP

96QTL43B1

Niên khóa: 2020 - 2021

MỤC LỤC
Câu 1: Các đặc trưng của văn hoá?............................................................................5
Câu 2: Văn hoá bản chất của đất nước Việt Nam? Áp dụng trong xây dựng văn hố doanh nghiệp
cần chú ý những gì?......................................................................................................7
Câu 3: Đâu là văn hoá đối ứng, văn hoá hiện tượng của dân tộc Việt Nam?...........8
Câu 4: Nguồn gốc tự do của văn hoá Châu Âu?.........................................................9
Câu 5: Các nhận định dưới đây là đúng hay sai, giải thích:......................................9
a. Văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội......................................................9
b. Triết lý kinh doanh là tập hợp những nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá,
hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh................................9



c. Văn hóa kinh doanh là phương thức phát triển sản xuất kinh doanh bền
vững............................................................................................................................ 9
d. Thay đổi tự giác là một trong những cách thay đổi văn hóa doanh nghiệp....10
e. Cạnh tranh hợp pháp là một trong những chuẩn mực đạo đức của hoạt động
doanh nghiệp...........................................................................................................10
f. Giá trị nền tảng bao gồm những quy định, nguyên tắc, mục tiêu…được doanh
nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng.................................................................11
Câu 6: Các yếu tố cấu thành văn hóa? Ý nghĩa của việc xem xét các yếu tố này
trong việc xem xét các yếu tố này trong hoạt động kinh doanh là gì?....................11
Câu 7: Khi quản trị quốc gia, quản trị doanh nghiệp chú ý văn hoá bản chất như
thế nào?........................................................................................................................ 14
Câu 8: Vai trị và lợi ích khi tập trung đầu tư xây dựng văn hố doanh nghiệp là
gì?................................................................................................................................. 15
Câu 9: Giá trị tinh thần và giá trị vật chất trong một nền văn hố là gì? Giá trị
tinh thần quyết định giá trị vật chất hay ngược lại?................................................18
Câu 10: Các khái niệm triết lý kinh doanh, giá trị cốt lõi?......................................18
Câu 11: Biểu trưng văn hố doanh nghiệp, mơ hình tảng băng trơi?.....................20
Câu 12: Các cấp độ văn hố theo Edgar H.Schein? Trình bày nội dung từng cấp
độ?................................................................................................................................ 22
Câu 13: Đặc trưng văn hoá doanh nghiệp mạnh và văn hoá doanh nghiệp yếu?. .24
Câu 14: Từ xây dựng văn hoá doanh nghiệp đưa ra gợi ý để tạo sự khác biệt có giá
trị, có lợi cho người tiêu dùng và mơi trường?.........................................................26
Câu 15: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hố doanh nghiệp?...........28
Câu 16: Văn hóa doanh nhân là gì? Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa
doanh nhân?................................................................................................................30
Câu 17: Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp?..........31
Câu 18: Các cách thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp?.......................................32
Câu 19: Tại sao các doanh nghiệp hiện nay lại ít quan tâm đến xây dựng văn hóa
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường? Phân tích vai trị của văn hóa kinh

doanh trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiểu thế nào về
“cạnh tranh bằng văn hóa”?......................................................................................32
Câu 20: Cần phải làm gì để xây dựng thành cơng văn hóa doanh nghiệp? Trình
bày vai trị của văn hóa doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển văn hóa
doanh nghiệp?.............................................................................................................38
1


Câu 21: Phân biệt trách nhiệm xã hội và đạo đức trong kinh doanh? Phân tích
mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội với hiệu quả kinh
tế?................................................................................................................................. 40
Câu 22: Tồn cầu hóa kinh tế tác động như thế nào đến văn hóa kinh doanh? Tồn
cầu hóa kinh tế có thể trở thành rào cản cho những doanh nghiệp muốn hoạt
động trên trường quốc tế như thế nào? Lấy ví dụ minh họa?.................................41
Câu 23: Phân tích văn hóa dân tộc ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh của người
Việt Nam?...................................................................................................................44
Câu 24: Theo bạn, trong bối cảnh hội nhập và giao lưu tồn cầu hóa hiện nay, văn
hóa ứng xử trong kinh doanh của người Việt cần thay đổi như thế nào cho phù
hợp?.............................................................................................................................45
Câu 25: Trình bày đo lường sự khác nhau văn hóa quốc gia theo quan điểm
Hofstede và chiều hướng giá trị văn hóa theo quan điểm của Schwartz?..............48
Câu 26: Có những người quản lý cho rằng « chỉ nên tuyển những nhân viên tâm
huyết, nhiệt tình, khơng nên tuyển những người giỏi vì giỏi nhưng khơng có tâm
càng dễ sinh chuyện »; lại có những người quản lý cho rằng «chỉ nên tuyển những
người có năng lực, nhiệt tình khơng quan trọng bằng, bởi vì lịng nhiệt tình dễ gây
dựng hơn là năng lực ». Quan điểm của bạn như thế nào về vấn đề này và cho biết
người quản lý cần phải làm gì để xây dựng thành cơng văn hóa doanh nghiệp?...52
Câu 27: Phân tích vai trị của triết lý kinh doanh trong sự phát triển của doanh
nghiệp. Vì sao nói triết lý doanh nghiệp là trụ cột của văn hóa doanh nghiệp? Triết
lý kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với quản lý chiến lược của doanh

nghiệp? Liên hệ với một doanh nghiệp của Việt Nam..............................................60
Câu 28: Hãy bình luận về triết lý của một công ty Việt Nam mà bạn biết? Theo
bạn, việc xây dựng và triển khai kinh doanh ở nước ta hiện nay có làm giảm nạn
tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh?......................................65
Câu 29: Bạn hãy nêu nguyên tắc ứng xử chung nhất mà theo bạn cho là cơ bản, là
nền tảng quan trọng nhất khi giao tiếp, ứng xử với con người ở các nền văn hóa
khác biệt......................................................................................................................67
Câu 30: Tại sao việc hiểu biết về đạo đức kinh doanh lại quan trọng đối với các
nhà quản trị? Thảo luận về quan điểm cho rằng: “Công ty luôn tin đối xử theo
cách thức đạo đức bất kể chi phí kinh tế”.................................................................72
Câu 31: Bạn có nghĩ rằng quản trị dựa trên giá trị đạo đức chỉ mang tính hình
thức? Vấn đề đạo đức có nảy sinh khơng khi một cơng ty gần như khơng bao giờ
tham gia một chương trình nhân đạo, từ thiện nào cả?...........................................74

2


Câu 32: Thế nào là hoạt động CSR đúng đắn? Có phải trách nhiệm xã hội trong
kinh doanh chỉ việc tăng tối đa tầm nhìn của sự tham gia xã hội? “Trách nhiệm xã
hội” và “việc làm từ thiện” của các doanh nghiệp có cùng ý nghĩa khơng?...........75
Câu 33: “Nhà quản lý lớn tuổi thường sẽ cảm thấy bị đe dọa bởi nhà quản lý trẻ
tuổi, các nhân viên có năng lực và cấp dưới có nhiều kiến thức, thơng tin và được
giáo dục cao hơn”? Bạn có đồng ý với quan điểm này hay khơng? Vì sao?...........78
Câu 34: Ơng Richard Moore – một chuyên gia trên lĩnh vực xây dựng thương hiệu
với hơn 12 năm kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam đã có một nhận định về việc xây
dựng thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam “Doanh nghiệp Việt Nam cịn yếu
trong sáng tạo hình ảnh thương hiệu” Theo bạn cần sử dụng các yếu tố của văn
hóa doanh nghiệp như thế nào trong việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu cho các
doanh nghiệp Việt Nam?............................................................................................79
Câu 37: Con người dựa vào thiên nhiên, tự nhiên hay thiên nhiên, tự nhiên dựa

vào con người? Bằng lập luận của bản thân đưa ra bằng chứng bảo vệ quan điểm
của bản thân?..............................................................................................................82
Câu 38: Thảo luận “Để giảm chi phí cho sản phẩm, nhiều doanh nghiệp đã không
ngần ngại sử dụng nhiều chiêu thức xả bẩn ra môi trường, qua mặt các cơ quan
chức năng để tăng lợi nhuận”....................................................................................84
a. Trình bày quan điểm của bạn về vấn đề này.....................................................84
b. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, nếu có đài truyền hình phỏng vấn bạn về vấn
đề trên, bạn sẽ trả lời như thế nào?........................................................................85
Câu 39: Từ bài viết “Tiếp xúc văn hóa Việt Nam và Pháp” của PGS.TS Phan
Ngọc, rút ra những vấn đề văn hóa dân tộc được trình bày trong bài viết này?
Phân tích & bình luận?..............................................................................................86
Câu 40: Chúng ta có cần tôn giáo để tạo một xã hội đạo đức (morals) khơng?.....90
Câu 41: Tìm hiểu văn hóa doanh nhân và đóng góp cho xã hội thơng qua trang
Nhờ có những nhà doanh nhân như vậy đóng
góp vào sự phát triển giáo dục của Hoa Kỳ. Ngay từ rất sớm người Mỹ đã hiểu
rằng tương lai của họ – những người tự do – phụ thuộc vào trí tuệ và sự thơng
thái của chính họ, chứ khơng phải của kẻ thống trị nào đó ở xứ sở xa xơi.............93
Vì lẽ đó, chất lượng giáo dục vẫn là mối quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ kể từ
ngày lập quốc..............................................................................................................93
"Tôi hiến tặng phần lớn vốn liếng của mình để phát triển giáo dục: Tơi nghĩ rằng
đó mới chính là chìa khóa để phát triển nhân loại. Chúng ta cần phải suy nghĩ về
tương lai chung của mình và bước đầu tiên để tiến tới mục đích này là các khả
năng xã hội, tình cảm và trí tuệ mà chúng ta có thể cung cấp cho con em của
3


mình” - George Walton Lucas, Jr. là một nhà sản xuất phim, đạo diễn, diễn viên,
tác giả kịch bản người Mỹ và là chủ tịch của hãng Lucasfilm................................93
Ông được biết đến nhiều nhất với vai trò tác giả của loạt phim khoa học viễn
tưởng Chiến tranh giữa các vì sao và bộ phim phiêu lưu Indiana Jones. George

Lucas cũng là một tỷ phú với tài sản 3,9 tỷ USD......................................................93
Làm thế nào doanh nhân Việt Nam ý thức đến việc trách nhiệm xã hội? Hoạt
động trốn thuế núp dưới cái bóng CSR thông qua thành lập các quỹ như thế nào?
...................................................................................................................................... 93
Câu 42: Sưu tập các câu ca dao tục ngữ về chủ đề tự chủ, tinh thần làm chủ của
người Việt....................................................................................................................94
Câu 43. Đồn kết chân chính? Doanh nhân chân chính? Những con người tư duy
& nhân cách như thế nào mới có tinh thần đồn kết chân chính? Bạn hãy trình
bày suy nghĩ của bản thân về 2 chủ đề đồn kết chân chính & doanh nhân chân
chính?........................................................................................................................... 94
Câu 44: Trí lớn & nhân cách lớn của một dân tộc?.................................................95
Câu 45: Nghiên cứu công cụ OCAI trong xác định dạng văn hóa doanh nghiệp. .95

Câu 1: Các đặc trưng của văn hố?
Văn hóa bao gồm có 8 đặc trưng:
- Tính tập quán:
Tập quán: Xét về mặt dân tộc và văn hố - xã hội thì tập qn được hiểu dựa trên
những nét cơ bản là những phương thức ứng xử giữa người với người đã được định hình
và được xem như một dấu ấn, một điểm nhấn tạo thành nề nếp, trật tự trong lối sống của
cá nhân trong quan hệ nhiều mặt tại một cộng đồng dân cư nhất định.
4


Tập quán có đặc điểm là bất biến, bền vững, do vậy, rất khó thay đổi. Trong những
quan hệ xã hội nhất định, tập quán được biểu hiện và định hình một cách tự phát hoặc
được hình thành và tồn tại ổn định thông qua nhận thức của chủ thể trong một quan hệ
nhất định và tập quán được bảo tồn thơng qua ý thức của q trình giáo dục có định
hướng rõ nét. Như vậy, tập quán được hiểu như những chuẩn mực xử sự của các chủ thể
trong một cộng đồng nhất định và cịn là tiêu chí để đánh giá tính cách của một cá nhân
tuân theo hay không tuân theo những chuẩn mực xử sự mà cộng đồng đã thừa nhận và áp

dụng trong suốt quá trình sống, lao động, sinh hoạt tạo ra vật chất và những quan hệ liên
quan đến tài sản, đến tình cảm của con người trong cộng đồng.
- Tính cộng đồng:
Theo nghĩa hẹp của bộ mơn Nhân học văn hóa (Cultural anthropology), tính cộng
đồng chỉ sự gắn bó với từng nhóm trong cộng đồng dân tộc lớn... (in-group: Gia đình,
thân tộc, tơn giáo...) gần như tính tập thể. Khái niệm tính cộng đồng này của Nhân học
văn hóa chỉ sự gắn bó với những nhóm (in-group) như: Gia đình, làng, xã, tổ chức xã hội,
tôn giáo... trong cộng đồng dân tộc lớn. Theo nghĩa rộng, tính cộng đồng là ý thức và tình
cảm gắn bó người tộc Việt với nhau (tức là tính cộng đồng dân tộc Việt). Tính cộng đồng
đặc trưng cho tinh thần đồn kết, tương trợ; tính tập thể hịa đồng; đó là sự gắn kết giữa
cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng tập thể. Tính cộng đồng chú trọng nhấn
mạnh vào sự đồng nhất: Cùng họ là đồng tộc, cùng tuổi là đồng niên, cùng nghề là đồng
nghiệp, cùng làng là đồng hương...
- Tính dân tộc:
Nền văn hóa Việt Nam mang những bản sắc dân tộc đặc trưng: Yêu nước, tự cường,
đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, trọng đạo lý, trọng tình nghĩa, cần
cù, sáng tạo, ứng xử tinh tế và giản dị. Trong hành trình thiên di tìm về vùng đất mới ở
phương Nam, trong hành trang mang theo, người Việt gánh gồng trên vai cả những giá trị
văn hóa đặc sắc này. Đến vùng đất mới, hạt giống tốt hóa tốt đẹp ấy đã được gieo trồng
trên vùng đất phì nhiêu để rồi nảy nở, sinh sôi và lớn mãi không ngừng. Phải xa quê
hương, xa nơi chôn nhau cắt rốn nên những người Việt thiên di về phương Nam đem theo
trong lòng cả nỗi nhớ tổ tiên và cội nguồn da diết: “Ai về Bắc ta đi với/ Thăm lại non
sông giống Lạc Hồng/ Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng
Long (Nhớ Bắc - Huỳnh Văn Nghệ).
Rất nhiều các phong trào, các chương trình có ý nghĩa đã khởi phát và đi ra từ vùng
đất nghĩa tình này: bảo trợ bệnh nhân nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng; phong trào tình nguyện của thanh niên; những quán
cơm 2 ngàn đồng; những cửa hàng miễn phí cho người nghèo; những bình nước mát ven
đường; những tủ bánh mì miễn phí… Dẫu cuộc sống hôm nay với biết bao bộn bề thì
5



những nét đẹp văn hóa từ thuở ơng cha truyền lại vẫn đang chảy trong mạch nguồn văn
hóa phương Nam.
- Tính chủ quan:
Tính chủ quan là một khái niệm triết học trung tâm, liên quan đến ý thức, tác nhân,
nhân vị, thực tế, và sự thật, mà được được nhiều nguồn khác nhau xác định. Ba định
nghĩa phổ biến bao gồm tính chủ quan là chất lượng hoặc điều kiện của:
- Một cái gì đó là một chủ thể, nghĩa hẹp là một cá nhân sở hữu những trải nghiệm
có ý thức, chẳng hạn như quan điểm, cảm giác, niềm tin và mong muốn.
- Một cái gì đó là một chủ thể, có nghĩa rộng là một thực thể có tác nhân, nghĩa là
nó hành động hoặc nắm quyền lực đối với một số thực thể khác (một đối tượng).
- Một số thơng tin, ý tưởng, tình huống hoặc vật lý chỉ được coi là đúng theo quan
điểm của một hoặc nhiều chủ thể.
Những định nghĩa khác nhau về tính chủ quan đôi khi được kết hợp với nhau trong
triết học. Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến nhất như một lời giải thích cho những gì
ảnh hưởng, thơng báo và thiên vị những đánh giá của mọi người về sự thật hoặc thực tế;
nó là tập hợp các nhận thức, kinh nghiệm, kỳ vọng và sự hiểu biết cá nhân hoặc văn hóa
và niềm tin về một hiện tượng bên ngồi, dành riêng cho một chủ thể.
- Tính khách quan:
Khách quan được hiểu đơn giản là những sự vật hoặc hiện tượng, sự việc diễn ra
bình thường một cách ngoài ý muốn của bạn. Các sự vật, sự việc đó tồn tại, vận động mà
khơng nằm trong quyền kiểm sốt của bạn.
- Tính kế thừa:
“Kế thừa là thừa hưởng; giữ gìn và tiếp tục phát huy (cái có giá trị tinh thần). Kế
thừa những di sản văn hóa dân tộc”. Kế thừa văn hóa là một quy luật cơ bản của sự phát
triển và tiến bộ xã hội. Nó thể hiện mối liên hệ tất yếu của cái cũ và cái mới xét theo thời
điểm ra đời giữa giai đoạn trước và giai đoạn sau trong quá trình phát triển văn hóa của
một cộng đồng; của một dân tộc và của nhân loại.
Bản chất: Là sự chuyển hoá cái cũ tích cực thành các nhân tố của cái mới; thể hiện

mối liên hệ giữa các giai đoạn của sự phát triển: giai đoạn sau không cắt đứt; không đoạn
tuyệt với giai đoạn trước và cũng không lặp lại hoàn toàn như giai đoạn trước; cho phép
giai đoạn sau chỉ giữ những yếu tố tích cực; cịn phù hợp của giai đoạn trước; trên cơ sở
đó tiếp tục biến đổi và sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới.

6


Tiền nhân của chúng ta đã làm được một việc tuyệt vời đó là tiếp biến văn hóa rất
diệu kỳ; qua một nghìn năm Bắc thuộc bị đồng hố mà lại lại lớn lên; Việt hoá các yếu tố
của văn hóa Hán; chứng tỏ chúng ta có một nền văn hố bản địa có nội lực mạnh. Chúng
ta phải dùng chữ Hán nhưng ta Việt hoá chữ Hán; đọc chữ Hán theo tiếng của người Việt;
sau ta phát triển thành chữ Nơm.
Sau một nghìn năm Bắc thuộc; ta chuyển sang thời kỳ Đại Việt. Đây là thời kỳ
chúng ta vừa xây dựng và phát triển nền văn hóa Đại Việt; vừa luôn luôn phải lo chống
đỡ; đánh đuổi giặc ngoại xâm.
- Tính học hỏi:
Văn hóa là cái học được từ những người xung quanh. Vốn văn hóa được tích lũy
trong quá trình tồn tại và phát triển của con người trong mối quan hệ, tương tác với
những người khác.
- Tính tiến hóa:
Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau
của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những
ảnh hưởng từ bên ngồi trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của
Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây
trong thế kỷ 20 và tồn cầu hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa
theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn
hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
Câu 2: Văn hoá bản chất của đất nước Việt Nam? Áp dụng trong xây dựng văn
hoá doanh nghiệp cần chú ý những gì?

Văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc. Mọi cá
nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp đều chịu tác động của các giá trị văn hóa dân tộc.
Vậy nên văn hóa dân tộc phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp là điều tất yếu.
Mỗi cá nhân thuộc giới tính, văn hóa, dân tộc… với các bản sắc văn hóa khác nhau
hình thành cho họ các nền tảng suy nghĩ, học hỏi và phản ứng khác nhau. Khi tập hợp
chung lại trong tổ chức, những nét nhân cách này sẽ được tổng hợp tạo nên một phần văn
hóa doanh nghiệp.
Vì vậy, văn hóa ở mỗi nước, mỗi vùng miền sẽ có những đặc trưng khác nhau tùy
thuộc vào sự phát triển, trình độ và lịch sử của khu vực đó. Các giá trị văn hóa này ảnh
hưởng doanh nghiệp thường xem xét trên 4 yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp.
 Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể

7


 Sự phân cấp quyền lực
 Sự đối lập giữa nam quyền và nữ quyền
 Tính cẩn trọng
Chủ doanh nghiệp sẽ dựa trên mức độ đa dạng văn hóa trong cơng ty cũng như
những giá trị đang có để xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho phù hợp.
Ngồi ra, sự đa dạng trong văn hóa dân tộc là một nguồn lực lớn của doanh nghiệp.
Nếu được khai thác đúng cách, sự đa dạng này có thể mang lại sự phát triển đa chiều và
toàn diện cho bất kỳ tổ chức nào.
Ưu thế nổi bật của văn hóa Việt Nam có thể kể đến như:
 Coi trọng tư tưởng nhân bản
 Chuộng sự hài hịa
 Tinh thần cầu thị
 Ý chí phấn đấu tự lực, tự cường…
Tuy nhiên cũng có khơng ít những hạn chế như: thói quen thủ cựu và tôn sùng kinh
nghiệm, không dám đổi mới, đột phá… khiến cho doanh nghiệp gặp khơng ít trở ngại.

Điều này đặt ra bài toán cho Ban lãnh đạo là làm sao xây dựng văn hóa doanh nghiệp
giúp nhân viên phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế vốn có
Câu 3: Đâu là văn hoá đối ứng, văn hoá hiện tượng của dân tộc Việt Nam?
- Văn hóa đối ứng: Người Việt Nam là cư xử tình nghĩa, đối nhân xử thế dựa trên
tình người, đùm bọc chia sẻ hạt muối cắn làm tư, tình cảm con người, sự quý nhau mang
tính hồn nhiên nhiều.
- Văn hóa hiện tượng: “một người làm quan, cả họ sang giàu” hay “học để làm
quan, học để làm giàu”, “ngồi mát ăn bát vàng”, “phi thương bất phú”, “nhất sĩ nhì
nơng…”
Câu 4: Nguồn gốc tự do của văn hoá Châu Âu?
Sự tự do trong văn hóa Châu Âu xuất phát từ nhiều yếu tố tác động tạo nên. Người
phương Tây từ xa xưa, kinh tế của họ chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp do
điều kiện tự nhiên của họ không thuận lợi cho việc trồng lúa như các quốc gia ở phương
Đơng. Do đó, họ khơng phải sống phụ thuộc tại những nơi có nguồn nước; họ sống di cư,
thích di chuyển để giao lưu, trao đổi, bn bán. Từ đó, đã dần hình thành nên nét văn hóa
của người Châu u thích khám phá, chinh phục, đề cao tính cá nhân riêng biệt, coi trọng
tính khách quan, tự do sáng tạo.
8


Câu 5: Các nhận định dưới đây là đúng hay sai, giải thích:
a. Văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội
Nhận định đúng
Văn hoá là động lực và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vì:
- Văn hố cho chúng ta cách nhìn là sự chuyển biến của xã hội là sự chuyển biến về
văn hoá.
- Văn hố cho chúng ta cách nhìn lịch sử một cách biện chứng và chính xác hơn
(đây là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội) và có cách nhìn khác với lịch sử.
- Văn hoá lại khẳng định văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội.
b. Triết lý kinh doanh là tập hợp những nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng

điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Nhận định sai.
Tập hợp những nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn
và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh là khái niệm của đạo đức kinh doanh.
Triết lý kinh doanh là:
- Là tư tưởng chủ đạo, là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu chung
của doanh nghiệp mà tất cả các thành viên phải thấm nhuần và tuân thủ nhằm làm cho
công ty phát triển bền vững và trường tồn.
- Là tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải
nghiệm, suy ngẫm, khái quát hoá của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động
kinh doanh.
c. Văn hóa kinh doanh là phương thức phát triển sản xuất kinh doanh bền
vững.
Nhận định đúng.
Hoạt động kinh doanh được thúc đẩy bằng nhiều động cơ khác nhau, trong đó động
cơ kiếm được nhiều lợi nhuận là động cơ quan trọng nhất. Tuy nhiên, sẽ chưa thật là đầy
đủ nếu chúng ta khẳng định “mọi cuộc kinh doanh đều bị thúc đẩy hoặc dẫn dắt chỉ bằng
mục tiêu lợi nhuận và nhà kinh doanh nào cũng chỉ hoạt động vì sự ích kỷ và giàu có của
bản thân” bởi vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, động cơ khiến cho các nhà kinh doanh kiếm lợi không chỉ là các nhu cầu
sinh lý và bản năng mà nó cịn do các nhu cầu cấp cao hơn (hay có tính văn hố hơn) đó
là nhu cầu mong muốn được xã hội tôn trọng, mong muốn được tự thể hiện và sáng tạo.
9


Thực tế đã chứng minh nhiều nhà kinh doanh đã dùng tài sản của mình để đóng góp từ
thiện, lập các quỹ phát triển khoa học và công nghệ, các quỹ giáo dục... mà khơng vì mục
đích quảng cáo hay phô trương.
Thứ hai, lợi nhuận dù quan trọng – song không phải là vật chuẩn và vật hướng dẫn
duy nhất đối với hoạt động kinh doanh, vì lợi nhuận ra cịn có pháp luật và văn hố điều

chỉnh.
Ví dụ: kinh doanh ma tuý, mại dâm, buôn lậu… thường là những dạng hoạt động
kinh doanh hứa hẹn mức lợi nhuận rất cao, thậm chí là siêu lợi nhuận, nhưng phần đơng
các nhà kinh doanh đều không muốn tham gia vào loại thị trường đen này.
Từ hai lý do trên ta thấy kinh doanh và văn hố có mối quan hệ biện chứng với
nhau. Trong đó, kinh doanh có văn hố là lối kinh doanh có mục đích và theo phương
thức cùng đạt tới cái lợi, cái thiện và cái đẹp, và trái với nó là lối kinh doanh phi văn hố
sẵn sàng chà đạp lên mọi giá trị và không từ bất cứ một thủ đoạn nào để kiếm lời.
d. Thay đổi tự giác là một trong những cách thay đổi văn hóa doanh nghiệp.
Nhận định đúng.
Trong trường hợp này vai trị của nhà lãnh đạo khơng phải là ‘áp đặt” những giá trị
vưn hóa mới mà phải làm cho mọi nhân viên trong doanh nghiệp tự ý thức những việc
cần phải thay đổi và kiểm sốt q trình thay đổi. Các thành viên phải tự nhận thức các
mặt còn tồn tại của doanh nghiệp, nguyên nhân và cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề.
e. Cạnh tranh hợp pháp là một trong những chuẩn mực đạo đức của hoạt
động doanh nghiệp
Nhận định sai.
Nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh bao gồm:
- Tính trung thực
- Tơn trọng con người, gìn giữ mơi trường
- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng, xã hội, coi trọng hiệu
quả găn với trách nhiệm xã hội.
Như vậy, cạnh tranh hợp pháp không phải là một trong những chuẩn mực đạo đức
của hoạt động doanh nghiệp.
f. Giá trị nền tảng bao gồm những quy định, nguyên tắc, mục tiêu…được
doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng.
Nhận định đúng.
10



Những quy định, nguyên tắc, mục tiêu … là cấp độ hữu hình của một doanh nghiệp
- Đây là cấp độ văn hóa mà bạn có thể nhận thấy ngay trong lần đầu tiếp xúc bởi nó thể
hiện ngay ra bên ngồi mà bạn có thể nghe, nhìn và cảm thấy khi tiếp xúc với tổ chức. Do
đó, giá trị nền tảng bao gồm những quy định, nguyên tắc, mục tiêu…được doanh nghiệp
công bố rộng rãi ra công chúng.
Câu 6: Các yếu tố cấu thành văn hóa? Ý nghĩa của việc xem xét các yếu tố này
trong việc xem xét các yếu tố này trong hoạt động kinh doanh là gì?
Các yếu tố cấu thành văn hóa:

-

* Ngơn ngữ
- Ngơn ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất của văn hóa vì nó là phương tiện để truyền đạt
thơng tin và ý tưởng. Nếu thơng thạo ngơn ngữ, có 4 lợi ích:
+ Trao đổi trực tiếp và hiểu rõ ràng
+ Dễ làm việc với đối tác vì chung ngơn ngữ
+ Hiểu và đánh giá đúng bản chất
+ Hiểu và thích nghi với văn hóa đối tác
- Ngược lại sẽ rất khó khăn khi tham gia thị trường nước ngồi.
* Tơn giáo và tín ngưỡng
- Có nhiều tơn giáo khác nhau như Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, Khổng giáo – Lão
giáo, Ấn Độ giáo (Hindu).
- Các tơn giáo có ảnh hưởng lớn đến lối sống, niềm tin, giá trị và thái độ, cách ứng
xử của con người.
- Các tôn giáo cịn ảnh hưởng đến chính trị và mơi trường kinh doanh.
- Các tôn giáo khác nhau, được xây dựng trên nền tảng triết lý khác nhau. Khi kinh
doanh tại đâu, cần nghiên cứu tơn giáo ở đó cũng như đối tác kinh doanh theo tơn giáo
nào?
* Gía trị và thái độ
- Gía trị là những quan niệm làm căn cứ để con người đánh giá đúng sai, tốt xấu,

quan trọng và không quan trọng.
- Thái độ là những khuynh hướng không thay đổi của sự cảm nhận hành xử theo 1
hướng xác định đối với 1 đối tượng.

11


- Thái độ bắt nguồn từ những giá trị và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của con người đặc biệt là kinh doanh quốc tế.
Ví dụ: việc chuộng hàng ngoại hay không chuộng hàng ngoại.
* Phong tục và tập quán
- Phong tục là nếp sống, thói quen, là những lề thói trong xã hội hay 1 địa phương
- Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn, phù hợp với 1 xã hội đặc thù
- Phong tục thể hiện cách sự vật được làm, còn cách cư xử được dùng để thực hiện
chúng
- Mỗi quốc gia, vùng miền đều có phong tục và cách cư xử riêng vì vậy nghiên cứu
vấn đề này thì cơng việc trơi chảy, thuận lợi và ngược lại.
Ví dụ: quan niệm về thời gian của Mỹ và người phương đông.
* Sáng tạo ra giá trị vật chất
- Trong 1 mặt nào đó, văn hóa là: Con người < ̶ > tự nhiên ̶ > của cải vật chất ̶ >
sinh tồn
- Vật chất là những gì con người có thể nhận biết: có sẵn trong tự nhiên hoặc do con
người tạo ra.
- Khi nghiên cứu văn hóa vật chất, cần:
+ Cách làm ra sản vật (khía cạnh kỹ thuật)
+ Ai làm, tại sao làm (khía cạnh kinh tế)
- Khi đánh giá yếu tố của nền văn hóa, cần:
+ Cơ sở hạ tầng kinh tế
+ Cơ sở hạ tầng xã hội
+ Cơ sở hạ tầng tài chính.

* Thẩm mỹ
- Thẩm mỹ ̶ > sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp ̶ >ảnh hưởng giá trị, thái độ của
con người ở mỗi quốc gia khác nhau.
* Giáo dục
- Giáo dục là quá trình hoạt động ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng
phẩm chất đạo đức, tri thức về tự nhiên và xã hội, cũng như kỹ năng kỹ xảo cần thiết
trong cuộc sống.
12


* Thói quen và cách ứng xử
Ý nghĩa của việc xem xét các yếu tố này trong việc xem xét các yếu tố này trong
hoạt động kinh doanh là: Gắn liền với chiến lược của DN phù hợp với trí cảm của người
lao động.
- Tạo động lực làm việc:
Văn hóa giúp cho nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất cơng việc
mình làm. Văn hóa cịn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi
trường làm việc thoiar mái, lành mạnh. Văn hóa phù hợp giúp nhân viên có cảm giác
mình làm cơng việc có ý nghĩa.
- Điều phối và kiểm sốt:
Văn hóa điều phối và kiểm sốt hành vi cá nhân bằng các câu chuyện, truyền
thuyết, chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc. Khi phải đưa ra một quyết định phức tạp,
văn hóa doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét.
- Giảm xung đột:
Văn hóa là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên
thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động.
- Nếu thông thạo ngôn ngữ của đối tác, bạn sẽ thu được 4 lợi ích lớn:
+ Bạn sẽ hiểu vấn đề 1 cách dễ dàng, thấu đáo nhờ việc trao đổi trực tiếp thay vì
thơng qua người khác.
+ Bạn có thể dễ dàng làm việc với đối tác nhờ có ngơn ngữ chung, tiếng nói

chung.
+ Có thể hiểu và đánh giá đúng được bản chất, ý muốn và cả những ẩn ý của đối
tác
+ Bạn có thể hiểu và thích nghi với văn hóa của họ.
- Tơn giáo ảnh hưởng tới chính trị và mơi trường kinh doanh. Niềm tin tôn giáo của
quốc gia ảnh hưởng đến những quyết định chính trị và kinh tế.
- Những giá trị văn hóa có tác động to lớn tới cách tiến hành kinh doanh. Nếu một
người am hiểu về nền tảng văn hóa, anh ta có thể sẽ khiến mọi giao dịch đều trở nên trơn
tru, dễ dàng hơn.
- Một số nền văn hóa coi trọng giáo dục chính quy hơn các hình thức giáo dục khác.
Hiểu được thái độ này và điều chỉnh một bài thuyết trình hay thâm chí thiết kế một chiếc
danh thiếp kinh doanh (liệt kê các chứng chỉ giáo dục và bằng cấp cao) có thể ngay lập
13


tức khiến cho chúng ta giành được sự kính trọng. Hiểu được một xã hội đánh giá giáo dục
như thế nào có thể giúp ta xác định một đối tác kinh doanh xử lý thông tin như thế nào và
chúng ta cần phải chuẩn bị một bài thuyết trình hoặc một đoạn rao hàng như thế nào.
Câu 7: Khi quản trị quốc gia, quản trị doanh nghiệp chú ý văn hoá bản chất
như thế nào?
- Bản chất chất của văn hố doanh nghiệp là những giá trị đó là bản chất của văn
hóa doanh nghiệp. Cái cốt lõi sâu trong khái niệm này chính là tinh thần doanh nghiệp và
quan điểm giá trị của họ. Giá trị là những thứ gì đó quan trọng và rất có ích. Đối với một
doanh nghiệp, hai cụm từ “quan trọng” và “có ích” thực sự là mối bận tâm hàng đầu. Bởi
lẽ lãnh đạo tổ chức sẽ rất khó xây dựng văn hóa doanh nghiệp nếu khơng truyền đạt được
những ích lợi mà văn hóa doanh nghiệp đem lại. Nhân viên cần được giáo dục nhận thức
rằng việc đeo thẻ nhân viên, mặc đồng phục là thể hiện sự tự hào là thành viên của cơng
ty, và có ích cho cơng việc của họ chứ khơng phải họ mang những thứ đó để quảng cáo.
- Rất nhiều chủ doanh nghiệp khi xây dựng nền văn hóa lại chỉ chăm chăm nhồi
nhét tư tưởng, yêu cầu vào đầu nhân viên mà không thực sự quan tâm đến suy nghĩ của

họ. Đỉnh cao của văn hoá doanh nghiệp là khi mọi người cùng hiểu và đồng lịng chung
tay gây dựng. Đó cũng là lý do tại sao Văn hóa doanh nghiệp lại gắn liền với truyền
thông nội bộ. Phải tuyên truyền, thay đổi nhận thức từ bên trong, thì nhân viên mới có thể
hiểu và giúp sức cho chủ doanh nghiệp được.
- Một số giá trị là nền tảng định hướng cho văn hóa doanh nghiệp bao gồm:
+ Sự thành thật: đây là yếu tố quan trọng nhất, được thể hiện bởi việc nói thật,
khơng “chém gió”,khơng hứa lèo, cam kết thực hiện đúng và đủ….
+ Sự tự giác: được thể hiện ở việc nhân viên luôn trong tư thế sẵn sàng với công
việc được giao, luôn chủ động bàn bạc, báo cáo kịp thời và khơng ngại thất bại hay khó
khăn.
+ Sự khơn khéo: sự khôn khéo được thể hiện ở việc biết nắm bắt thời cơ, lúc nào
nên hỏi và hỏi những gì, sự khéo léo, tinh tế và biết điểm dừng.
+ Sự tự tin, sáng tạo: ln ln tìm cách đổi mới công việc, cách suy nghĩ và cố
gắng nâng kết quả lên một mức cao mới...
- Có thể nói, giá trị mang bản chất của văn hóa doanh nghiệp. Giá tị q báu và
quan trọng, văn hóa cũng vậy. Nếu khơng xây dựng kịp thời nền văn hóa phù hợp và độc
đáo của công ty, doanh nghiệp đi thụt lùi so với xã hội và nhanh chóng bị quên lãng trên
thị trường đầy khắc nghiệt hiện nay.

14


Câu 8: Vai trị và lợi ích khi tập trung đầu tư xây dựng văn hố doanh nghiệp
là gì?
* Vai trị:
Văn hóa doanh nghiệp có những tác động sâu sắc và mật thiết đến mỗi quyết định
của doanh nghiệp. Những vai trị của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cơ bản bao
gồm:
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tạo cơng cụ triển khai chiến lược
Đây là vai trị của việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp đầu tiên. Việc xây dựng văn

hóa doanh nghiệp địi hỏi doanh nghiệp phải xác định cụ thể các giá trị theo đuổi qua tầm
nhìn và sứ mệnh.
Chúng bao gồm mục tiêu của doanh nghiệp, giá trị theo đuổi, khách hàng phục vụ,
chất lượng sản phẩm,...và hàng loạt những định hướng kinh doanh khác. Tất cả nhân viên
trong doanh nghiệp là bộ phận không thể thiếu trong chuỗi mắt xích doanh nghiệp nhưng
để vận hành thống nhất, đồng đều phải có sự phối hợp nhịp nhàng.
Yếu tố văn hóa với quy tắc hành động riêng của từng doanh nghiệp sẽ giúp chi phối
quyết định và dẫn lối hành động của mọi thành viên trong tổ chức.
- Tập trung xây dựng văn hóa doanh nghiệp là cách tạo động lực cho người lao
động và sự đoàn kết cho doanh nghiệp.
Đề ra mục tiêu và toàn lực thực hiện bởi tất cả cá nhân trong tập thể doanh nghiệp
chính là tiếng gọi đồng nhất cho sự đồn kết. Đây cũng chính là ý nghĩa của văn hố
doanh nghiệp thứ 3.
Con người chính là mấu chốt quan trọng nhất làm nên sự thành công của doanh
nghiệp. Hướng đến mục đích chính là động lực lớn nhất để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự
cố gắng của toàn bộ lao động, nâng cao ý thức và tinh thần tự giác, khơi dậy các tiềm
năng,... nhằm thực hiện được các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.
Môi trường văn hóa tác động rất lớn đến tinh thần, động cơ và thái độ làm việc; tạo
nên một môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng và chuyên nghiệp.
- Là nguồn lực của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp cơ bản là sự tập hợp của các nguồn lực:
+ Nguồn lực về tài sản: văn phòng, nhà xưởng,....
+ Nguồn lực về nhân sự: kinh nghiệm, tác phong, thái độ, ứng xử,...
+ Nguồn lực về tinh thần: khẩu hiệu, kỷ luật, trách nhiệm,...
15


Khi đã tập hợp đầy đủ yếu tố về cơ sở vật chất, nhân sự lại có thêm sự thống nhất về
tinh thần sẽ tạo nên sức mạnh tập thể lớn lao và nguồn lực lớn lao, kích hoạt sự phát triển
của doanh nghiệp đó.

- Thu hút nhân tài, gắn bó người lao động
Vai trị của tập trung xây dựng văn hoá doanh nghiệp là thu hút nhân tài: Một doanh
nghiệp có các quy định rõ ràng, kỷ luật tốt, các chính sách thúc đẩy phát triển,...chính là
một mơi trường tốt cho mọi lao động
Xây dựng tốt văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo nên một lợi thế to lớn trong việc thu hút
nhân tài đến với công ty và tạo được nguồn nhân sự phù hợp, khởi tạo mối quan hệ hợp
tác bền vững, thống nhất và lâu dài giữa họ với tập thể.
- Tạo bản sắc, nhận dạng riêng của tổ chức, phân biệt tổ chức này với tổ chức
khác.
Mỗi doanh nghiệp đều hướng đến một mục tiêu của họ và nỗ lực triển khai những
chiến lược riêng biệt nhằm đạt được điều đó. Mục tiêu và con đường chinh phục mục tiêu
chính là q trình tạo dựng dấu ấn riêng, tạo dựng nét riêng của thương hiệu so với đối
thủ cùng ngành. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khác nhau gần như sẽ có những bước
biến khác nhau, lối xây dựng và phát triển thương hiệu khác nhau, cũng như văn hóa ứng
xử nội bộ khác nhau.
Do đó có thể nói, xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là bản sắc của mỗi doanh
nghiệp và làm nên sự khác biệt giữa một doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác.
- Tạo sự ổn định bền vững của tổ chức
Bước đầu xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là khơi nguồn cho mọi định hướng
phát triển của doanh nghiệp. Tồn bộ nhân viên sẽ chung ý chí, chung một mục tiêu và nỗ
lực góp sức mình trong hành trình đó, những cá nhân khơng theo kịp, khơng phù hợp với
văn hóa của doanh nghiệp sẽ tự động bị loại bỏ.
Q trình thay thế, loại bỏ yếu tố khơng phù hợp và bổ sung nhân tố thực sự phù
hợp với doanh nghiệp cũng chính là q trình củng cố, ổn định tổ chức và gia tăng sự bền
vững.
Văn hóa doanh nghiệp còn xây dựng mối liên kết, nâng cao trách nhiệm kỷ
luật,...giữa các thành viên. Từ đó tạo ra sự ổn định bền vững cho doanh nghiệp. Đây cũng
chính là ý nghĩa của văn hoá doanh nghiệp tiếp theo
- Văn hóa doanh nghiệp tạo cho mỗi thành viên hiểu được giá trị của bản thân đối
với công việc.

16


Khi được đào tạo về văn hóa doanh nghiệp, được thực sự trải nghiệm giá trị cốt lõi
của doanh nghiệp giúp từng cá nhân xác định mình là một phần tất yếu trong hoạt động,
phát triển và thành công của cơng ty. Đây chính là động lực thúc đẩy sự đột phá của mỗi
lao động.
- Điều phối và kiểm soát
Văn hóa doanh nghiệp là một loạt những định hướng chung nên nó có những hiệu
lực nhất định trong việc điều phối quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, bản thân văn hóa doanh nghiệp chính là sự khởi xướng và thực hiện
bởi các thành viên. Chính xác hơn và tác động truyền đạt và giám sát từ phía lãnh đạo và
được thực hiện bởi các thành viên trong tổ chức.
- Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố chi phối hầu hết mọi kết quả của doanh nghiệp
Thơng qua góc nhìn tổng qt tồn bộ vấn đề được nêu trong bài viết, xây dựng văn
hóa doanh nghiệp không chỉ tác động đến hướng đi chung của doanh nghiệp mà còn tác
động trực tiếp đến mọi tinh thần và khả năng làm việc của các thành viên trong doanh
nghiệp.
* Lợi ích
- Cho họ thêm động lực làm việc, nội bộ đồn kết thống nhất cùng nhau.
Mơi trường làm việc đầy chuyên nghiệp, hòa đồng và thân thiện sẽ thúc đẩy sự cố
gắng, nhiệt huyết và cống hiến của mọi thành viên. Sống và làm việc trong môi trường
chuyên nghiệp sẽ giúp từng cá nhân toàn tâm, toàn sức phấn đấu cho công việc mà không
mất thời gian phân tâm vì những vấn đề khơng đáng có, khơng phục vụ cho cơng việc.
Các giá trị văn hóa doanh nghiệp còn đề cao sự thống nhất, là hướng đi tiến đến sự
đoàn kết giữa các thành viên trong tổ chức. Từ đó tạo tâm lý gạt bỏ suy nghĩ khơng phù
hợp để thống nhất nội bộ nhóm, phịng đến và hướng đến một bản sắc chung cho ý nghĩa
của văn hóa doanh nghiệp.
- Tạo lợi thế cạnh tranh
Về cơ bản, xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là xác định rõ tầm nhìn và hiện

thực hóa tầm nhìn bằng các tiêu thức căn bản của sứ mệnh và giá trị cốt lõi. Nắm rõ được
quy luật này, các doanh nghiệp sẽ được mở ra được hướng phát triển chiến lược tối ưu
nhất cũng như lợi thế cạnh tranh riêng biệt của họ.
Ngoài ra, việc thực hiện xây dựng văn hóa doanh nghiệp cịn là yếu tố để gắn kết,
kiểm soát và tạo động lực thúc đẩy lao động phát triển. Từ đó thúc đẩy sản sinh ra nhiều
giá trị và sự khác biệt tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
17


- Giảm xung đột
Văn hóa doanh nghiệp là một tiền đề tạo ra sự thống nhất của các thành viên khi
nhìn nhận và đề ra phương hướng cho một vấn đề nào đó. Đây cũng chính là vai trị của
việc xây dựng văn hố doanh nghiệp rất quan trọng.
Do đó có thể nói văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố giúp hàn gắn mọi ý kiến theo
một hướng đi chung, cùng nhìn nhận và thống nhất.
Câu 9: Giá trị tinh thần và giá trị vật chất trong một nền văn hố là gì? Giá trị
tinh thần quyết định giá trị vật chất hay ngược lại?


Giá trị tinh thần và giá trị vật chất trong một nền văn hóa:

Giá trị vật chất trong nền văn hóa (phục vụ cho nhu cầu vật chất) là năng lực sáng
tạo của con người được thể hiện và kết tinh trong sản phẩm vật chất.
Giá trị tinh thần trong nền văn hóa (phục vụ cho nhu cầu tinh thần) là tổng thể các
tư tưởng, lý luận và giá trị được sáng tạo ra trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh
thần của con người. Đó là những giá trị cần thiết cho hoạt động tinh thần, những tiêu chí,
nguyên tắc chi phối hoạt động nói chung và hoạt động tinh thần nói riêng, chi phối hoạt
động ứng xử, những tri thức, kỹ năng, giá trị khoa học, nghệ thuật được con người sáng
tạo và tích lũy trong lịch sử của mình; là nhu cầu tinh thần, thị hiếu của con người và
những phương thức thỏa mãn nhu cầu đó.


Giá trị tinh thần và giá trị vật chất trong nền văn hóa quyết định qua lại lẫn
nhau. Khơng có sản phẩm tinh thần nào lại khơng được thể hiện dưới một hình thức vật
chất nhất định và cũng như khơng có một sản phẩm vật chất nào lại khơng mang trong nó
những giá trị tinh thần. Vật chất chỉ là phương tiện để thể hiện những giá trị tinh thần
trong đời sống văn hóa, và ngược lại. Mối liên hệ mật thiết của những giá trị văn hóa tinh
thần và vật chất là khơng thể tách rời.
Câu 10: Các khái niệm triết lý kinh doanh, giá trị cốt lõi?
 Các khái niệm triết lý kinh doanh
Trong kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh thường được coi là cung ứng sản
phẩm, hàng hoá cho thị trường để kiếm lợi nhuận. Thực chất, hàng hoá chỉ là phương tiện
để người sản xuất tiếp cận và giao dịch với khách hàng và các đối tượng hữu quan khác;
lợi nhuận là những khoản lợi ích kinh tế khách hàng và đối tượng hữu quan khác tự
nguyện bỏ ra để thưởng cho người cung ứng. Như vậy, bản chất của hoạt động kinh
doanh là xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và những người
hữu quan.
18


Từ đó có thể đi đến định nghĩa sau:
Triết lý kinh doanh là những tư tưởng khái quát, sâu sắc được chắt lọc, đúc rút từ
thực tiễn kinh doanh có tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho hoạt động của các chủ thể
kinh doanh.
Hoặc:
Triết lý kinh doanh là triết lý đạo đức vận dụng
trong hoạt động kinh doanh để xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh doanh tốt
đẹp với các đối tượng hữu quan.
• Doanh nghiệp cần phải lựa chọn một hệ thống các giá trị và triết lý hành động
đúng đắn đủ để có thể làm động lực lâu dài và mục đích phấn đấu chung cho tổ chức.
• Hệ thống các giá trị và triết lý này cũng phải phù hợp với mong muốn và chuẩn

mực hành vi của các đối tượng hữu quan.
Từ định nghĩa nêu trên về triết lý đạo đức, có thể biểu diễn khái niệm triết lý kinh
doanh bằng biểu thức như sau:
Triết lý kinh doanh = (Giá trị mục tiêu + Nguyên tắc áp dụng)*Đối tượng hữu quan
Triết lý kinh doanh thể hiện cách nhìn của một tổ chức/doanh nghiệp về thế giới, tự
nhiên và xã hội, theo con mắt của những người hữu quan. Câu hỏi thích hợp về triết lý
kinh doanh là: Theo những người hữu quan, thế nào là đúng? Là sai
 Giá trị cốt lõi:
Giá trị là những thước đo được con người sử dụng để phán xét hành vi và để ra
quyết định. Con người có thể sử dụng nhiều thước đo – giá trị khác nhau. Các thước đo
giá trị, về cơ bản, được chia thành 3 nhóm theo tiêu chí sau:
 Lấy kết quả làm thước đo – “hành vi được coi là đúng đắn khi có thể mang lại kết
quả tốt hay lợi ích nhiều nhất;”
Thước đo “kết quả” là rất thực tiễn và rất cụ thể nên được nhiều người chấp nhận.
Mỗi người có thể lựa chọn cách riêng để đạt được kết quả mong muốn. Mọi ngả đường
đều dẫn đến thành Roma. Quan điểm và cách tiếp cận theo quan điểm này được gọi là
quan điểm hay cách tiếp cận “vị lợi” và rất phổ biến trong các phương pháp phân tích
kinh tế, phân tích hiệu quả. Hạn chế của việc sử dụng thướcđo này nằm ở chỗ tính đúng
đắn của hành vi chỉ có thể xác minh được sau khi hành vi đã kết thúc.

19


 Lấy cách hành vi được thực hiện làm chuẩn mực – “hành vi được coi là đúng đắn
khi nó được thực hiện theo cách thức có thể mang lại kết quả tốt hay lợi ích nhiều nhất”;

Kết quả tốt chỉ có thể đạt được nhờ “cách thực hiện” hợp lý. Trong số những con
đường đến thành Roma, ln có một con đường ngắn nhất. Quan điểm và cách tiếp cận
“cách thực hiện” được gọi là quan điểm hay cách tiếp cận theo “hành vi”. Cách tiếp cận
này rất điển hình trong các phương pháp phân tích q trình. Trở ngại lớnnhất của cách

tiếp cận này là “(quan) điểm xuất phát” của mỗi cá nhân khơng giống nhau; Vì thế, con
đường “ngắn nhất” dành cho mỗi người khó có thể khẳng định.
 Lấy giá trị tinh thần/nhân cách làm thước đo – “hành vi được coi là đúng đắn
khi nó thể hiện được nhiều nhất những giá trị tinh thần đặc trưng cho con người”.
Điểm khác biệt cơ bản giữa con người là các loài động thực vật khác là biết hy sinh,
cống hiến để đạt được sự hoàn thiện về “nhân cách”. “Con đường ngắn nhất đến với
thành Roma, không phải là bằng bất kỳ phương tiện nào mà là con đường hành hương”.
Cách tiếp cận này nhấn mạnh vào khía cạnh lý trí của hành vi và nỗ lực hoàn thiện bản
thân. Trở ngại duy nhất của cách tiếp cận này là giá trị tinh thần rất khó xác minh, thể
hiện; Điều đó làm cho việc đánh giá trở nên khó khăn, vì thế làm giảm tính khích lệ đối
với người thực hiện.
Trong cùng một bối cảnh, môi trường sống, các cá nhân khác nhau phát triển tính
cách khác nhau. Điều đó cho thấy các giá trị chung được tiếp nhận và định hình thành
nhận thức, quan điểm niềm tin và chuẩn mực ở mỗi cá nhân diễn ra theo cách khác nhau.
Từ đó, mỗi cá nhân lại phát triển kinh nghiệm, năng lực hành động theo các hướng khác
nhau, dẫn đến sự hình thành phong cách khác nhau ở mỗi cá nhân. Đáng lưu ý là, dù khác
nhau, tính cách và phong cách của các cá nhân đều được định hình trên nền những giá trị
căn bản.
Câu 11: Biểu trưng văn hố doanh nghiệp, mơ hình tảng băng trơi?
 Văn hố doanh nghiệp có thể được thể hiện thơng qua những dấu hiệu, biểu hiện
điển hình, đặc trưng gọi là các - biểu trưng.
- Biểu trưng là bất kỳ thứ gì có thể được sử dụng làm phương tiện thể hiện nội dung
của văn hố cơng ty – triết lý, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp
tư duy – nhằm hỗ trợ các thành viên trong quá trình nhận thức hoặc để phản ánh mức độ
nhận thức của thành viên và của tồn tổ chức. Biểu trưng văn hố doanh nghiệp thể hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau, phong phú, đa dạng tuỳ theo sự sáng tạo của mỗi tổ
chức, doanh nghiệp nhằm hai mục đích sau: (1) thể hiện những giá trị, triết lý, nguyên tắc
mà tổ chức, doanh nghiệp muốn thể hiện và mong muốn được các đối tượng hữu quan
20



nhận biết một cách đúng đắn; và (2) hỗ trợ cho những đối tượng hữu quan bên trong
trong quá trình nhận thức và thực hiện khi ra quyết định và hành động.
 Mơ hình tảng băng trơi:
- Mơ hình tảng băng trôi được hiểu với phần nổi bên trên là những quá trình và cấu
trúc hữu hình của doanh nghiệp, cấp độ tiếp theo là phần chìm của tảng băng, đó là phần
vơ hình của văn hố doanh nghiệp, phần sâu nhất chính là yếu tố tạo nên bản sắc riêng
cho doanh nghiệp.

 Mơ hình tảng băng được thể hiện thơng qua các biểu trưng:
Các q trình và cấu trúc hữu hình: Các biểu trưng được sử dụng để thể hiện nội
dung của văn hố cơng ty gọi là các những biểu trưng trực quan; chúng thường là biểu
trưng được thiết kế để dễ nhận biết bằng các giác quan (nhìn thấy, nghe thấy hoặc sờ
thấy).
- Những giá trị được tuyên bố
Nhận thức và sự thay đổi nhận thức diễn ra thường xuyên trong mỗi cá nhân, chúng
rất khó nhận thấy được bằng những biểu hiện trực quan; Chúng chỉ có thể cảm nhận được
thơng qua những biểu hiện về trạng thái tình cảm và hành vi. Các biểu trưng phi-trực
21


quan là những dấu hiệu đặc trưng thể hiện mức độ nhận thức đạt được ở các thành viên
và những người hữu quan về văn hố cơng ty.
Bất kể doanh nghiệp nào cũng có các quy định, nguyên tắc, triết lý, mục tiêu và
chiến lược hoạt động riêng của mình; nhưng chúng được thể hiện với nội dung, phạm vi
mức độ khác nhau giữa các doanh nghiệp mà thơi. Đó là kim chỉ nam cho hoạt động của
toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp và được doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công
chúng để mọi thành viên cùng thực hiện, chia sẻ và xây dựng. Đây chính là những giá trị
được công bố, một bộ phận của nền văn hố doanh nghiệp. Những giá trị được cơng bố
cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng,

chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các nhân viên trong doanh nghiệp
cách thức đối phó với các tình huống cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các nhân viên
mới trong môi trường cạnh tranh.
- Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có
tính vơ thức, mặc nhiên được cơng nhận trong doanh nghiệp). Trong bất kỳ hình thức
văn hố nào (văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp…) cũng đều có
các quan niệm chung, được tồn tại trong thời gian dài, chúng ăn sâu vào trong tâm trí của
hầu hết tất cả các thành viên thuộc nền văn hố đó và trở thành điều mặc nhiên được
cơng nhận.
Câu 12: Các cấp độ văn hoá theo Edgar H.Schein? Trình bày nội dung từng
cấp độ?
Theo Edgar H.Shein, văn hố doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp độ (level) khác
nhau. Thuật ngữ “cấp độ” ở đây chỉ mức độ cảm nhận được của các giá trị văn hoá trong
doanh nghiệp hay cũng có thể nói rằng tính hữu hình và vơ hình, tính trực quan và phi
trực quan trong biểu hiện của các giá trị văn hố đó. Đây là cách tiếp cận độc đáo đi từ
hiện tượng đến bản chất của một nền văn hoá, giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc và đầy
đủ những bộ phận cấu thành nền văn hoá, cấp độ văn hoá được minh hoạ như sau:

22



Cấp độ thứ nhất (biểu trưng trực quan – hữu hình): Các q trình và
cấu trúc hữu hình Đó là những biểu trưng trực quan giúp con người dễ dàng nhìn thấy,
nghe thấy, sờ thấy các giá trị và triết lý cần được tôn trọng, cấp độ này ta dễ dàng quan
sát được ngay từ lần gặp đầu tiên đối với doanh nghiệp, bao gồm:
 Kiến trúc, cách bài trí, cơng nghệ, sản phẩm
 Cơ cấu tổ chức các phịng ban của doanh nghiệp
 Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp
 Lễ nghi và lễ hội hàng năm

 Các biểu tượng, logo, slogan, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp
 Ngôn ngữ, cách ăn mặc, cách biểu hiện cảm xúc.
 Những huyền thoại, câu chuyện về doanh nghiệp
 Hình thức mẫu mã sản phẩm
 Thái độ cung cách ứng xử của các thành viên Đây là cấp độ văn hoá dễ nhận biết
nhất, dễ cảm nhận nhất; ta có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên thông qua
các yếu tố vật chất như vật kiến trúc, cách bài trí, đồng phục… của doanh nghiệp. Cấp độ
văn hoá chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính chất Những giá trị sâu hơn và những nhận thức
được hình thành bởi các thành viên của tổ chức công việc ngành nghề kinh doanh của
doanh nghiệp và quan điểm của lãnh đạo. Cấp độ văn hoá này dễ thay đổi và thể hiện
không đầy đủ và sâu sắc văn hố doanh nghiệp, có quan điểm cho rằng cấp độ này chỉ
phản ánh khoảng 13% đến 20% giá trị văn hoá của doanh nghiệp.

Cấp độ thứ hai: Các biểu trưng phi - trực quan (những giá trị được
tuyên bố)
23


Nhận thức và sự thay đổi nhận thức diễn ra thường xuyên trong mỗi cá nhân, chúng
rất khó nhận thấy được bằng những biểu hiện trực quan; Chúng chỉ có thể cảm nhận được
thông qua những biểu hiện về trạng thái tình cảm và hành vi. Các biểu trưng phi-trực
quan là những dấu hiệu đặc trưng thể hiện mức độ nhận thức đạt được ở các thành viên
và những người hữu quan về văn hố cơng ty.
Bất kể doanh nghiệp nào cũng có các quy định, nguyên tắc, triết lý, mục tiêu và
chiến lược hoạt động riêng của mình; nhưng chúng được thể hiện với nội dung, phạm vi
mức độ khác nhau giữa các doanh nghiệp mà thơi. Đó là kim chỉ nam cho hoạt động của
toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp và được doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công
chúng
để mọi thành viên cùng thực hiện, chia sẻ và xây dựng. Đây chính là những giá trị
được cơng bố, một bộ phận của nền văn hố doanh nghiệp. Những giá trị được cơng bố

cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng,
chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các nhân viên trong doanh nghiệp
cách thức đối phó với các tình huống cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các nhân viên
mới trong môi trường cạnh tranh.

Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức,
suy nghĩ và tình cảm có tính vơ thức, mặc nhiên được cơng nhận trong doanh
nghiệp). Trong bất kỳ hình thức văn hố nào (văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn
hoá doanh nghiệp…) cũng đều có các quan niệm chung, được tồn tại trong thời gian dài,
chúng ăn sâu vào trong tâm trí của hầu hết tất cả các thành viên thuộc nền văn hố đó và
trở thành điều mặc nhiên được cơng nhận. Ví dụ, cùng một vấn đề: Vai trị của phụ nữ
trong xã hội. Văn hố Á Đơng nói riêng và văn hố Việt Nam nói riêng, có quan niệm
truyền thống là: nhiệm vụ quan trọng nhất của người phụ nữ là chăm lo gia đình cịn cơng
việc ngồi xã hội là thứ yếu, điều này mặc nhiên hình thành trong suy nghĩ của đại đa số
mọi người trong xã hội và được truyền qua các thế hệ. Trong khi đó văn hố phương Tây
lại quan niệm rằng: Người phụ nữ có quyền tự do cá nhân và khơng phải chịu sự ràng
buộc quá khắt khe vào lễ giáo tuyền thống. Vùng Trung Đơng theo đạo hồi thì vấn đề này
lại càng khắt khe hơn rất nhiều trong việc cho phép nữ giới tiếp xúc và khẳng định vị trí
trong xã hội.
Câu 13: Đặc trưng văn hố doanh nghiệp mạnh và văn hố doanh nghiệp yếu?
Trước hết, văn hóa doanh nghiệp có ba nét đặc trưng, đó là:
- Văn hóa doanh nghiệp mang “tính nhân sinh”, tức là gắn với con người. Tập hợp
một nhóm người cùng làm việc với nhau trong tổ chức sẽ hình thành nên những thói
quen, đặc trưng của đơn vị đó. Do đó, văn hóa doanh nghiệp có thể hình thành một cách
24


×