Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Xây dựng KHBD va tổ chức HDDH môn khoa học ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH
(Tài liệu lưu hành nội bộ)

HÀ NỘI, 2021


I. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC MÔN KHOA HỌC
1.1. Quan niệm về kế hoạch dạy học chủ đề/ bài học và vị trí, quan hệ với Kế hoạch
môn Khoa học
Kế hoạch dạy học của GV là bản chương trình cơng tác do GV soạn thảo ra bao gồm
tồn bộ cơng việc của GV và HS trong suốt năm học, trong một kì học, đối với từng chủ
đề hoặc một bài học trên lớp1. Trong quá trình dạy học ở trường tiểu học, có thể chia kế
hoạch dạy học thành kế hoạch năm học và kế hoạch bài dạy.
Kế hoạch dạy học chủ đề/ bài học là bản dự kiến các công việc của GV và HS trong cả
bài học thể hiện tinh thần cơ bản của chương trình mơn học, thể hiện được mối liên hệ hữu
cơ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá kết quả.
Kế hoạch dạy học mơn Khoa học sẽ được cụ thể hóa và được thực hiện thông qua xây
dựng và triển khai các kế hoạch dạy học chủ đề/ bài học ở từng khối lớp. Căn cứ vào mục
tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực; phân bổ các chủ đề, nội dung, thời lượng; các
định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá trong Kế hoạch dạy học
môn Khoa học; căn cứ vào nhu cầu, điều kiện cụ thể; giáo viên sẽ xây dựng kế hoạch dạy
học cho mỗi chủ đề/ bài học đảm bảo tính khả thi, phù hợp, hiệu quả.
Lập kế hoạch dạy học chủ đề/ bài học (sau đây gọi là kế hoạch bài dạy) là xây dựng kế
hoạch dạy học cụ thể cho một bài/ chủ đề, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa giáo viên
với học sinh, giữa học sinh với học sinh nhằm giúp học sinh đạt được những mục tiêu, yêu
cầu cần đạt của bài học.


1.2. Các nguyên tắc xây dựng kế hoạch bài dạy
Một kế hoạch bài dạy khả thi và hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cần
đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau:
* Mục tiêu kế hoạch bài dạy: cần đảm bảo bám sát mục tiêu chung của môn học và
yêu cầu cần đạt cụ thể trong bài học.
* Nội dung kế hoạch bài dạy:
- Phải đảm bảo chính xác, khoa học, đáp ứng đầy đủ nội dung bài học trong
chương trình, làm rõ nội dung trọng tâm, có liên hệ thực tế, đảm bảo tính giáo
dục và có tính phát triển.
- Đối với KH bài học môn Khoa học, khi xây dựng KHBD phải chú ý đến tính
1

Nguyễn Sỹ Đức- Nguyễn Trọng Sửu, Module THPT 15: Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học.


mở trong việc lựa chọn và khai thác các đối tượng học tập sẵn có ở địa phương
để xây dựng nội dung học tập. Kết nối, liên hệ nội dung của bài học với nội
dung, đối tượng học tập ở địa phương, qua đó phát triển năng lực vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.
*

Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học được lựa chọn và sử dụng trong KH bài
học:
- Cần khai thác triệt để các phương pháp dạy học tích cực, hướng đến phát
triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
- Đối với việc dạy học môn Khoa học, phương pháp dự kiến đưa ra trong kế
hoạch bài dạy phải giúp học sinh làm quen và tiếp cận kĩ năng, tiến trình nghiên
cứu khoa học như: quan sát, thí nghiệm, dự đốn, giải thích, …;
- Tăng cường tính thực tiễn trong mơn học, tạo cơ hội cho học sinh được vận
dụng kiến thức môn Khoa học vào việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề thực

tiễn; chú trọng các hoạt động tìm tịi khám phá khoa học để phát triển năng lực
tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh.
- Chú trọng tạo cơ hội cho học sinh được học qua trải nghiệm, điều tra, khám
phá, tìm hiểu thực tiễn; thực hành xử lý tình huống, hợp tác giải tác quyết vấn
đề;
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp nhiều phương pháp dạy học với nhau;
quan tâm đến hứng thú và chú ý tới sự khác biệt của học sinh để hình thành,
phát triển phẩm chất và năng lực của mỗi học sinh.
- Kêt hợp dạy học trong lớp với dạy học ngồi lớp, linh hoạt sử dụng các hình
thức: dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học tồn lớp để phát triển phẩm
chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh.

*

*

Phương tiện được dự kiến đưa ra và sử dụng trong KHBD: Kết hợp đa dạng nhiều
phương tiện dạy học khác nhau. Đối với dạy học môn Khoa học ở tiểu học, cần tăng
cường việc tổ chức các hoạt động dạy học tạo cơ hội cho học sinh được sử dụng các
dụng cụ thí nghiệm, thực hành.
Tiến trình và các hoạt động tổ chức trong KHBD: tiếp cận tiến trình phát triển năng
lực, tạo cơ hội cho người học được học trong hoạt động và thông qua hoạt động
khám phá, nghiên cứu khoa học. Do đó, khi thiết kế KHBD, giáo viên nên thiết kế
thành chuỗi các hoạt động học tập của học sinh, số lượng các hoạt động nên được
lựa chọn phù hợp với mục tiêu, thời gian của bài học, đối tượng và điều kiện học
tập học sinh.
1.3. Vai trò của kế hoạch bài dạy

Trong dạy học, kế hoạch bài dạy có vai trị quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới quá trình



tổ chức dạy của GV và quá trình học tập của học sinh nhằm đạt được mục tiêu dạy học.
“Không thể xây nhà mà khơng có bản thiết kế cũng như không thể dạy học mà không soạn
giáo án”, bất kỳ một bài học nào trước khi được giáo viên lên lớp dạy học cũng cần thời
gian chuẩn bị. Ngay cả khi sách giáo khoa hay tài liệu hướng dẫn học của bài học đã có
sẵn thì việc nghiên cứu các tài liệu đó để vận dụng linh hoạt vào bài giảng vẫn giữ vai trò
quan trọng bởi với mỗi đối tượng học sinh khác nhau, mỗi nhà trường khác nhau, thậm chí
thời tiết thay đổi cũng ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch dạy học bài học nói chung, đặc
biệt là dạy học môn Khoa học.
Kế hoạch bài dạy khơng phải là một bản tóm tắt chi tiết nội dung của sách giáo khoa
hay một bản tóm tắt sơ lược bài học có đẻ các mục nội dung, mục đích, mà hơn cả nó phải
thể hiện mối quan hệ sinh động giữa yêu cầu cần đạt của chương trình môn học với mục
tiêu, nội dung, phương pháp và điều kiện dạy học cụ thể của môn học được quy định trong
chương trình và cụ thể hố ở sách giáo khoa. Do đó, một kế hoạch bài dạy tốt trong dạy
học mơn Khoa học, khơng chỉ nêu ra đích đến của học sinh trong bài học mà quan trọng
hơn, phải chỉ rõ con đường đi, dự kiến các công việc của GV và HS cần thực hiện, cách
thức học sinh được tham gia hoạt động để đạt được mục tiêu bài học và năng lực khoa học.
Lập kế hoạch bài dạy có tác dụng chỉ rõ mục tiêu và mà học sinh cần đạt được qua bài
học. Kế hoạch bài dạy giúp vạch ra hướng đi rõ ràng cho cả giáo viên và học sinh, giúp các
hoạt động học tập của học sinh được hướng đích phù hợp.
Lập kế hoạch bài dạy giúp GV nghiên cứu bài học sâu hơn và trong tính hệ thống với
các bài học khác của chương trình cùng mơn học hoặc các mơn học có liên quan; Việc lập
kế hoạch bài dạy giúp giáo viên tiếp cận nhiều nguồn tham khảo khác nhau, chọn lựa nội
dung và nghiên cứu bài học để thiết kế các nội dung trong bài học theo tiến trình hoạt động
nhất định, giúp đảm bảo trật tự khoa học, logic của thơng tin; đồng thời đảm bảo tính thống
nhất, phát triển của tri thức khoa học cũng như phẩm chất, năng lực trong bài học, trong
môn học và trong cả mối quan hệ liên mơn với các mơn học khác có liên quan.
Trong kế hoạch bài dạy, tiến trình dạy học được mô tả rõ ràng gắn với các hoạt động
học tập cụ thể, phân chia, dự kiến thời gian để các hoạt động có thể đạt được mục tiêu
riêng, hướng đến hồn thành mục tiêu bài học. Do đó, giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong việc

điều chỉnh khung thời gian, tăng giảm nội dung giảng dạy phù hợp.
Lập kế hoạch bài dạy theo hướng dạy học tích cực giúp cho giờ học phát huy được tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm năng cao tri thức, bồi dưỡng năng
lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác


động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học.
1.4. Định hướng cấu trúc kế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạy là dự kiến các công việc cần tiến hành của GV và HS dựa trên mục
tiêu và yêu cầu cần đạt của bài học, được quy định trong chương trình. Do đó, một KHBD
tốt phải nêu rõ được công việc của GV và HS dựa theo tiến trình hoạt động học của HS,
thể hiện rõ tinh thần, trách nhiệm, nhiệt tình, sáng tạo của GV và việc cải tiến phương pháp,
nội dung sao cho HS được chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức khoa học, từ đó hình thành
và phát triển phẩm chất và năng lực.
Trong dạy học môn Khoa học, tuỳ theo mục tiêu của bài học mà có nhiều kiểu bài khác
nhau như: Bài học nghiên cứu, hình thành kiến thức mới; Bài học thực hành, thí nghiệm;
Bài học ôn tập chủ đề. Cấu trúc chung cảu một KHBD theo hướng phát triển năng lực trong
dạy học môn Khoa học bao gồm một chuỗi những hoạt động của GV và HS, được sắp xếp
theo một trình tự hợp lí, đảm bảo cho được hoạt động có hiệu quả, nhằm hình thành kiến
thức khoa học, phát triển năng lực và phẩm chất tương ứng.
Mỗi KHBD đều hướng đến mục tiêu chung, mục tiêu này được chia nhỏ thành các mục
tiêu bộ phận, mỗi mục tiêu bộ phận tương ứng với những nội dung cụ thể, phải sử dụng
những phương tiện dạy học nhất định, những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
phù hợp với từng đối tượng HS. Trong mỗi KHBD phải đảm bảo sự thống nhất giữa các
mục tiêu bộ phận ở từng hoạt động với mục tiêu chung của bài; thể hiện mối quan hệ chặt
chẽ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trong bài.
Với đối tượng HS ở mỗi khu vực khác nhau, mỗi điều kiện học tập khác nhau, mỗi
GV khác nhau sẽ xây dựng KHBD với hình thức trình bày khác nhau thì mới mang lại
hiệu quả. Tuy khó có thể tìm ra một cấu trúc KHBD chung cho tất cả GV nhưng về cơ
bản, do KHBD dự kiến đưa ra các hoạt động học tập cơ bản trong một thời gian nhất

định và hướng đến thực hiện những mục tiêu chung của chương trình mơn học trên một
đối tượng lớp học nhất định nên vẫn có thể xác định một số hoạt động dạy học điển hình
trong mỗi bài của từng mơn học. Do đó, có thể xác định một KHBD của môn Khoa học
thông thường có cấu trúc cơ bản như sau:
(1) Mục tiêu bài học:
Mục tiêu bài học là căn cứ định hướng cho GV xác định kết quả dạy học bài học đó, là
kết quả học sinh cần đạt được sau khi tham gia các hoạt động học tập được tổ chức trong
bài. Mục tiêu bài học là hướng đến những phẩm chất, năng lực, hành động học sinh đạt


được, kết qủa mong đợi sau khi học sinh học xong bài học.
* Các căn cứ xác định mục tiêu dạy học:
(1) Căn cứ vào YCCĐ của chủ đề, GV có thể xác định được các mục tiêu tối thiểu HS
cần phải đạt được sau quá trình dạy học chủ đề. Hay nói cách khác, YCCĐ chính
là mục tiêu tối thiểu của chủ đề.
(2) Căn cứ vào phẩm chất và năng lực hiện tại của HS lớp học: Tùy vào mức độ năng
lực của HS mà GV có thể nâng bậc nhận thức của mục tiêu lên những mức độ cao
hơn.
(3) Căn cứ vào đặc điểm xây dựng nội dung kiến thức, vào phương tiện, thiết bị và
hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học: Tùy vào việc lựa chọn hình thức,
phương pháp tổ chức hoạt động dạy học dựa trên tình hình thực tế về cơ sở vật
chất, điều kiện dạy học của nhà trường và đặc điểm nội dung kiến thức, GV có thể
xác định các mục tiêu phẩm chất, năng lực chung và năng lực đăc thù tương ứng.
Ví dụ: Bài “Ánh sáng và bảo vệ mắt” (lớp 4)
* Yêu cầu cần đạt:

Mục tiêu:

-


-

Biết tránh ánh sáng quá mạnh
chiếu vào mắt; không đọc, viết
dưới ánh sáng quá yếu; thực hiện
được tư thế ngồi học, khoảng cách
đọc, viết phù hợp để bảo vệ mắt,
tránh bị cận thị.
* Đối tượng học sinh và điều kiện cơ

-

sở vật chất ở mức độ trung bình.
-

-

Bài học góp phần hình thành và
phát triển phẩm chất trách nhiệm
với bản thân và giúp học sinh:
Nêu được tác hại của ánh sáng quá
mạnh khi chiếu vào mắt;
Không đọc, viết dưới ánh sáng quá
yếu; thực hiện được tư thế ngồi
học, khoảng cách đọc, viết phù
hợp để bảo vệ mắt, tránh bị cận thị.
Giải quyết một số vấn đề cụ thể
trong học tập và sinh hoạt liên
quan đến ánh sáng để bảo vệ mắt.


(2) Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên: chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị dạy học cần thiết cho bài học. Trong dạy
học môn Khoa học, các đồ dùng dạy học GV thường chuẩn bị là:
+ Tranh ảnh, mơ hình, hiện vật, mẫu vật sấy khô hoặc ép khô … để học sinh
quan sát.


-

+ Hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, vật liệu tái chế … để học sinh làm thí nghiệm,
thực hành;
+ Phiếu quan sát, phiếu ghi chép kết quả thí nghiệm, phiếu thảo luận nhóm... để
hỗ trợ học sinh thực hiện các hoạt động học tập trong bài;
+ Các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đaị: máy chiếu, ti vi, đầu video, máy
tính, máy projector… để GV và HS có thể thực hiện các hoạt động dạy học với
sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
Học sinh: Khi xây dựng KHBD, GV cần dự kiến và hướng dẫn học sinh chuẩn bị
bài học như:
+ Đọc và tìm kiếm các tài liệu, thơng tin, tranh ảnh có liên quan đến bài học;
+ Thực hiện các thí nghiệm, bài tập quan sát, thực hành trước khi học bài trên lớp;
+ Chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết cho bài học.

(3) Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bài rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy −
học cụ thể. Có thể phân chia các hoạt động trong bài học môn Khoa học theo hướng phát
triển năng lực học sinh theo tiến trình như sau:
* Khởi động và nêu vấn đề:
- Hoạt động nhằm giúp HS huy động, nhớ lại nội dung các bài đã học hoặc các kiến
thức trong thực tiễn có liên quan để chuẩn bị cho bài học mới.
- Hoạt động nhằm hướng dẫn, nêu và đặt vấn đề thông qua các phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học sinh động như: trị chơi, tình huống có vấn đề, câu hỏi dẫn dắt…

* Khám phá:
-

Hoạt động giúp HS quan sát, tự tìm kiếm, khám phá, phát hiện, thí nghiệm;
Hoạt động nhằm rút ra kết luận, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức, rút ra kết luận khoa
học, hình thành năng lực nhận thức khoa học tự nhiên.

* Thực hành:
-

Hoạt động luyện tập, thực hành nhằm củng cố và phát triển năng lực nhận thức khoa
học, rèn luyện năng lực tìm hiểu mơi trường tự nhiên xung quanh, phát triển năng lực
vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài.

* Ứng dụng:
-

Hoạt động nhằm tổng kết, hệ thống hoá bài học;
Hướng dẫn HS tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu bài học thơng qua những nhiệm vụ vận
dụng vào thực tiễn cuộc sống để đưa bài học vào cuộc sống.


-

Gắn kết với tiết học/ bài học sau bằng những nhiệm vụ cần chuẩn bị trước.

Khi thiết kế mỗi hoạt động trong bài học môn Khoa học, GV cần chỉ rõ:
+ Tên hoạt động;
+ Mục tiêu của hoạt động;
+ Cách tiến hành hoạt động, bao gồm cả dự kiến những khó khăn, những lưu ý dự

kiến mà HS dễ gặp, các tình huống có thể phát sinh và cần phương án giải quyết.
+ Thời lượng tiến hành hoạt động
+ Kết luận của hoạt động.
+ Một số hình thức trình bày các hoạt động trong kế hoạch bài dạy:
+ Viết hệ thống các hoạt động dạy học theo cấu trúc tuyến tính từ đầu đến cuối tiết
học.
+ Viết hệ thống các hoạt động theo 2 cột: Hoạt động của GV và hoạt động của HS.
+ Viết hệ thống hoạt động theo 3 cột: Tiến trình dạy học; Hoạt động dạy học; Sản
phẩm học sinh đạt được.
+ Viết hệ thống hoạt động theo 4 cột: Tiến trình dạy học; thời gian thực hiện; hoạt
động của GV; hoạt động của HS.
* Lưu ý: Môn Khoa học là môn học dựa trên thực hành, thực nghiệm cao, do đó với những
bài có thí nghiệm, thực hành thì bước Khám phá và Thực hành sẽ không tách rời nhau mà
xen kẽ với nhau để giúp học sinh hình thành năng lực nhận thức khoa học và tìm hiểu mơi
trường tự nhiên xung quanh. Ngồi tiến trình 4 bước ở trên, khi dạy các bài liên quan đến
thí nghiệm, thực hành, giáo viên có thể tổ chức theo quy trình 5 E:
* Kết nối:
- Tạo sự quan tâm và kích thích tị mị để thu hút HS tham gia vào bài học.
- Đặt việc học tập trong một bối cảnh có ý nghĩa.
- Đưa ra các câu hỏi cho cuộc điều tra.
- Làm bộc lộ ý tưởng, thái độ của HS; so sánh các ý tưởng của HS.
* Khám phá:
- Cung cấp cách tìm hiểu về hiện tượng hay khái niệm. Ví dụ: cho HS tương tác với
các đối tượng/hiện tượng cần tìm hiểu thơng qua thảo luận cả lớp hay nhóm nhỏ; Xem
xét những cách khác nhau để giải quyết một vấn đề hoặc một hệ thống câu hỏi; Quan
sát, mô tả, ghi lại, so sánh, và chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm giữa các HS; ...
- Trình bày hiểu biết và phát triển các câu hỏi có thể kiểm chứng và điều tra.
* Giải thích:



-

Giới thiệu các cơng cụ có thể dùng để giải thích các bằng chứng và các hiện tượng.
-Xây dựng nhiều cách giải thích cho những bằng chứng đã thu thập được.
So sánh cách giải thích của các HS hoặc nhóm HS với nhau.
Xem xét việc giải thích khoa học hiện tại

* Phát triển:
- Sử dụng và áp dụng các khái niệm và giải thích trong bối cảnh mới để kiểm tra việc
áp dụng của HS.
- Sửa đổi và mở rộng giải thích và sự hiểu biết thơng qua các cách trình bày khác nhau:
nói, viết, vẽ, sử dụng sơ đồ, biểu đồ, mơ hình, đóng vai, ...
* Đánh giá:
- Tạo cơ hội cho học sinh xem xét và suy nghĩ về việc học của mình, về việc thu được
những kiến thức và kỹ năng mới.
- Cung cấp bằng chứng cho những thay đổi về kiến thức, thái độ và kỹ năng của HS.
1.5. Quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy
1.5.1. Giai đoạn 1: Phân tích bài học
Phân tích bài học có vai trị quan trọng làm cơ sở cho việc dự kiến các hoạt động dạy học
trong KHBD. Đây là giai đoạn thực hiện trước khi GV bắt tay vào việc xây dựng KHBD. Ở
giai đoạn này, GV cần nghiên cứu kỹ chủ đề/bài học. Phân tích các yêu cầu cần đạt trong
chương trình mơn Khoa học để xác định xem chủ đề/bài học này ở vị trí nào trong chương
trình. Những u cầu cần đạt đó được sắp xếp ở năm học trước ra sao, năm học sau thế nào?;
Yêu cầu cần đạt của bài học có mối quan hệ như thế nào với yêu cầu cần đạt của các bài học
trước đó và bài học sau đó?. Khi phân tích bài học trong chương trình, GV cần:
- Phân tích các yêu cầu cần đạt của bài học trong chương trình mơn Khoa học;
- Xác định nội dung dạy học trong bài học;
- Phân tích đặc điểm đối tượng học sinh và điều kiện dạy học.
- Tìm hiểu, nghiên cứu chương trình mơn Khoa học, nghiên cứu bài học trong mạch
nội dung của chủ đề chương trình mơn Khoa học để xác định mối quan hệ giữa bài

học với nội dung các bài học khác trong mạch nội dung của chủ đề chương trình mơn
Khoa học.
- Xác định bài học thuộc nhóm bài học nào của mơn Khoa học: bài học hình thành kiến
thức mới; bài học trải nghiệm, thực hành hay bài ôn tập đánh giá cuối chủ đề của mơn
học để dự kiến tiến trình thiết kế các hoạt động dạy học.
- Dự kiến những tình huống dạy học có thể xảy ra khi thực hiện bài học và phương án


giải quyết.
1.5.2. Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch bài dạy
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học môn Khoa học
Căn cứ vào chương trình mơn Khoa học ở tiểu học, GV xác định yêu cầu cần đạt
tương ứng với nội dung của bài học trong chương trình.
-

Khi xác định mục tiêu bài học trong KHBD cần lưu ý một số yêu cầu sau:
Mục tiêu bài học hướng đến HS nên cần bắt đầu bằng từ “học sinh”. Ví dụ: “Sau bài
học, học sinh đạt được…”
Mục tiêu bài học được xác định dựa trên mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chương
trình mơn học.
Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ chỉ hành động cụ thể, có thể lượng hóa,
quan sát và đánh gía được. Ví dụ: nói, viết, vẽ, so sánh, thực hiện thí nghiệm,…

Bước 2: Nghiên cứu nội dung bài học trong chương trình, xác định mối quan hệ giữa
mục tiêu bài học với khả năng đáp ứng các nhiệm vụ học tập của học sinh.
Trong bước này, giáo viên có thể thực hiện theo tiến trình sau:
Đọc lướt để tìm mạch nội dung bài học có trong chương trình  so sánh với mục tiêu đã
xác định để phân tích mối quan hệ giữa các nội dung cụ thể của bài học với từng mục tiêu
trong bài  so sánh với năng lực của học sinh, điều kiện dạy học để xác định khả năng đáp
ứng từng mục tiêu của bài học, dự kiến các khó khăn, tình huống có thể nảy sinh và phương

án giải quyết khi thực hiện dạy học.
Bước 3: Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng
lực học sinh.
Trong bước này, GV phác hoạ cấu trúc chính của bài học, dự kiến số lượng các hoạt
động và mục tiêu tương ứng với từng hoạt động dạy học  phác hoạ và lên ý tưởng về
phương pháp, hình thức tổ chức từng hoạt động  xây dựng hệ thống các câu hỏi, bài tập
phù hợp với từng hoạt động tương ứng.
Bước 4: Xác định những đồ dùng, thiết bị dạy học mà GV và HS cần chuẩn bị.
Dựa trên ý tưởng phác hoạ khái quát về tiến trình và nội dung các hoạt động học tập
trong bài, GV dự kiến những đồ dùng mà GV và HS cần chuẩn bị trong từng hoạt động
dạy học để có thể triển khai bài học hiệu quả.
Khi dự kiến chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị dạy học cho KHBD trong môn Khoa học, GV
cần lưu ý:
+ Các đồ dùng, thiết bị dạy học đó phải hỗ trợ tối đa cho học sinh khai thác và sử dụng


phân tích nội dung bài học, hỗ trợ giáo viên sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học,
hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập hướng đến mục tiêu phát triển
phẩm chất và năng lực học sinh.
+ Đồ dùng, thiết bị dạy học đóng nhiều vai trò khác nhau: minh hoạ kiến thức bài học,
phát triển năng lực tư duy, rèn kĩ năng thực hành cho HS trong dạy học môn Khoa
học.
+ Sử dụng đa dạng và kết hợp nhiều đồ dùng, phương tiện dạy học khác nhau.
+ Ưu tiên và tận dụng tối đa các đồ dùng, thiết bị có sẵn và tự làm.
Do đó, để xác định các đồ dùng, thiết bị dạy học khi xây dựng KHBD, GV nên liệt kê
và ghi rõ các đồ dùng cần chuẩn bị cho giáo viên và học sinh; Kết nối các bài học với nhau
bằng việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước các đồ dùng, nhiệm vụ thực hành cần thiết
trước khi tham gia hoạt động học tập trên lớp.
Bước 5: Thiết kế kế hoạch bài dạy.
Trong bước này, GV thiết kế chi tiết các nhiệm vụ, cách thức tổ chức hoạt động học của

học sinh, thời gian dựa trên yêu cầu cần đạt cụ thể của từng hoạt động.
1.5.3. Ví dụ xây dựng kế hoạch bài dạy
Bài: Hỗn hợp và dung dịch (Khoa học lớp 5)
Giai đoạn 1: Phân tích bài học
- Bài học này nằm trong chủ đề Chất của môn Khoa học lớp 5, là bài đầu tiên nói đến
trạng thái của chất khi pha trộn các chất với nhau.
- Bài học thuộc nhóm hình thành kiến thức mới với những nội dung mới mà trước đó
chưa học bài nào có liên quan. Tuy nhiên, bài học này có thể khai thác nhiều kinh
nghiệm hằng ngày của học sinh trong việc nhận biết một số đặc điểm, tính chất của
một số chất quen thuộc: đường, muối, nước để hình thành kiến thức khoa học của bài.
Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch bài dạy
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học mơn Khoa học
Căn cứ vào chương trình mơn Khoa học lớp 5, có thể xác định bài học đáp ứng yêu cầu
cần đạt sau:
- Phân biệt được hỗn hợp và dung dịch từ các ví dụ đã cho.
- Thực hành tách muối hoặc đường ra khỏi dung dịch muối hoặc đường.
Từ yêu cầu cần đạt trên có thể xác định mục tiêu cụ thể của bài học này như sau:
Sau bài học, học sinh có thể:


-

Làm một số thí nghiệm về hỗn hợp và dung dịch;
Nêu được ví dụ về hỗn hợp và dung dịch trong cuộc sống hằng ngày;
So sánh một số điểm giống và khác nhau cơ bản giữa hỗn hợp và dung dịch.
Nêu một số cách tách các chất trong dung dịch.
Thực hành tách muối hoặc đường ra khỏi dung dịch muối hoặc dung dịch đường.

Bước 2: Nghiên cứu nội dung bài học trong chương trình, xác định mối quan hệ giữa
mục tiêu bài học với khả năng đáp ứng các nhiệm vụ học tập của học sinh.

Như vậy, khi nghiên cứu chương trình và mục tiêu bài học đã xác định có thể thấy bài
học có 2 nội dung chính: (1) Nội dung để học sinh nhận diện hỗn hợp và dung dịch để từ
đó so sánh và phân biệt được hỗn hợp và dung dịch; (2) Thực hành tách các chất trong
dung dịch.
Với điều kiện học sinh bình thường, mục tiêu này HS có thể đạt được khi GV tổ chức
các hoạt động thực hành gắn với những nhiệm vụ đã quan sát và thực hiện trong thực
tiễn như: quan sát bột canh, pha nước chanh, nước đường… mà không gặp nhiều khó
khăn.
Bước 3: Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng
lực học sinh.
Để thực hiện các mục tiêu bài học này, ngoài hoạt động khởi động và hoạt động ứng
dụng, GV có thể tổ chức 3 hoạt động dạy học chính để đạt được 4 mục tiêu trên. Trong đó:
Hoạt động 1: Làm một số thí nghiệm; So sánh một số điểm giống và khác nhau cơ bản
giữa hỗn hợp và dung dịch  phương pháp thí nghiệm và quan sát, hình thức làm việc
nhóm 4.
Hoạt động 2: Nêu được ví dụ về hỗn hợp và dung dịch trong cuộc sống hằng ngày 
Thảo luận nhóm.
Hoạt động 3: Nêu một số cách tách các chất trong dung dịch và thực hành tách muối
hoặc đường ra khỏi dung dịch muối hoặc dung dịch đường  Phương pháp bàn tay nặn
bột.
Bước 4: Xác định những đồ dùng, thiết bị dạy học mà GV và HS cần chuẩn bị.
Dự kiến chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị dạy học cho KHBD trên gồm:
Hoạt động 1: Muối, đường, nước sôi để nguội, hạt tiêu, 2 chiếc cốc sứ nhỏ, 2 chiếc thìa
nhỏ có cán dài, phiếu thực hành.
Hoạt động 2: Phiếu thảo luận.


Hoạt động 3: muối, đường, nước, cốc sứ nhỏ, chiếc đĩa nhỏ, đèn cồn phịng thí nghiệm
(hoặc nến).
Bước 5: Thiết kế kế hoạch bài dạy.

Kế hoạch bài dạy minh họa
Kế hoạch bài dạy: Hỗn hợp và dung dịch (Khoa học lớp 5)
(1). Mục tiêu bài học:
Sau bài học, học sinh có thể:
-

Làm một số thí nghiệm về hỗn hợp và dung dịch;

-

So sánh một số điểm giống và khác nhau cơ bản giữa hỗn hợp và dung dịch.

-

Nêu được ví dụ về hỗn hợp và dung dịch trong cuộc sống hằng ngày;

-

Nêu một số cách tách các chất trong dung dịch.
Thực hành tách muối hoặc đường ra khỏi dung dịch muối hoặc dung dịch đường.
(2). Chuẩn bị
-

(2.1). Giáo viên:
Phiếu thực hành; phiếu thảo luận.
1 đèn cồn thí nghiệm (hoặc nến).
(2.2). Học sinh
Muối, đường vàng, nước sôi để nguội, hạt tiêu, 1 chiếc cốc sứ, 1 chiếc thìa nhỏ
có cán dài, đèn cồn thí nghiệm (hoặc nến) (có thể chuẩn bị đồ dùng theo nhóm).
(3). Các hoạt động dạy học


Tiến trình dạy học

Hoạt động dạy học

Dự kiến sản phẩm của
học sinh

Khởi động và nêu vấn
đề (3 phút)
- Mục tiêu: học sinh
nhận diện được vấn
đề và tư duy vào bài
học.
Khám phá và thực

- HS trả lời câu hỏi: Kể tên
các loại nước giải khát mà
em thích uống nhất? Đốn
xem trong nước đó có
những thành phần nào?

- Lời giải câu đố: Quả
xồi.

hành
Hoạt động 1: Thực
hành tạo hỗn hợp và

- GV chia lớp thành các - Gia vị đã pha: muối,

nhóm (4 học sinh).
hạt tiêu…; Phiếu thực
- HS làm việc theo nhóm để
hành.


Tiến trình dạy học

Hoạt động dạy học

Dự kiến sản phẩm của
học sinh

dung dịch (15 phút)
- Mục tiêu: Làm một
số thí nghiệm về
hỗn hợp và dung
dịch; So sánh một
số điểm giống và
khác nhau cơ bản
giữa hỗn hợp và
dung dịch.

giải quyết nhiệm vụ 1 và 2. - Cốc nước đường màu;
- GV nêu nhiệm vụ:
phiếu thực hành.
+ Nhiệm vụ 1: Trộn 1 thìa
muối và 1 thìa đường với
nhau và hồn thành phiếu
thực hành.

+ Nhiệm vụ 2: Lấy một cốc
nước sôi để nguội, đổ vào - Nêu được điểm giống
và khác nhau cơ bản
2 đến 3 thìa đường đỏ
giữa hỗn hợp và dung
vào, khuấy đều cho tan
dịch.
hết và hoàn thành phiếu
thực hành.
- HS thực hành giải quyết
tình huống và hồn thành
phiếu thực hành:
Tên và đặc Đặc
điểm
điểm

từng của các chất

chất sử dụng sau khi pha
trước khi pha chế
chế
……………

……………

……….

…………

- Các nhóm chia sẻ về kết quả

thực hành.
- Thảo luận cả lớp theo các
câu hỏi:
- Đâu là hỗn hợp? đâu là dung
dịch?
- Hỗn hợp có đặc điểm như
thế nào? dung dịch có đặc
điểm như thế nào?
- Hỗn hợp và dung dịch có
điểm gì giống và khác
nhau?


Tiến trình dạy học

Hoạt động dạy học

Dự kiến sản phẩm của
học sinh

* Kết luận:
- Muốn tạo ra một hỗn họp, ít
nhất phải có hai chất trở lên
và các chất đó phải được
trộn lẫn với nhau.
- Muốn tạo ra một dung dịch
ít nhất phải có hai chất trở
lên, trong đó phải có một
chất ở thể lỏng và chất kia
phải hồ tan được vào trong

chất đó.
- Hỗn hợp chất lỏng và chất
rắn bị hoà tan và phân bố
đều hoặc chất lỏng với chất
lỏng hoà tan với nhau được
gọi là dung dịch.
Hoạt động 2: Thảo luận - GV chia lớp thành các - Các ví dụ của học
nhóm 6 học sinh.
sinh về hỗn hợp và
nhóm (5 phút)
- Thảo luận nhóm, viết, vẽ, tơ
dung dịch.
- Mục tiêu: Học sinh
màu… và hoàn thành sơ đồ
nêu được ví dụ về
tư duy trên giấy A0 để trả
hỗn hợp và dung
lời cho các câu hỏi sau:
dịch trong cuộc
+ Em biết những hỗn hợp và
sống hằng ngày.
dung dịch nào? Hỗn hợp
hoặc dung dịch đó có
thành phần gồm những
chất nào? Chúng có đặc
điểm như thế nào?

- Các nhóm treo sản phẩm
quanh lớp học.
- Các nhóm cùng đi quan sát

và nhận xét.
* Kết luận:
- Một số hỗn hợp như: gạo


Tiến trình dạy học

Hoạt động dạy học

Dự kiến sản phẩm của
học sinh

lẫn trấu; cám lẫn gạo;
đường lẫn cát; muối lẫn
cát…
- Một số dung dịch như: dung
dịch nước và xà phòng,
dung dịch dấm và đường,
hoặc dung dịch nước và
muối.
Hoạt động 3: Thực (1) GV pha đường vào cốc - Các phương án đề
xuất về cách tiến hành
hành tách dung dịch (20 nước sôi; giơ cốc nước vừa pha
tách đường và nước
cho HS quan sát và nêu vấn đề:
đến
khỏi dung dịch nước
+ Làm thế nào để tách được
25 phút)
đường.

nước riêng và đường riêng
khỏi dung dịch?
- Mục tiêu: HS nêu
- Thực hiện các thao tác
một số cách tách các
tách nước ra khỏi
+ Vẽ hoặc viết ra cách tiến
dung
dịch
nước
chất trong dung dịch
hành để tách được nước và
và thực hành tách
đường.
đường riêng của nhóm
muối hoặc đường ra
khỏi dung dịch muối
em.
hoặc dung dịch
(2) HS thảo luận nhóm và vẽ,
đường.
viết ra phương án thực hiện.
(3) Các nhóm trình bày
phương án của nhóm mình và
thực hành phương án đó trước
lớp.
(4) HS và GV nhận xét về các
phương án, chọn phương án
đúng nhất để tất cả các nhóm
thực hiện tách đường ra khỏi

nước. Ví dụ: úp cốc nước lên
miệng cốc và đun cốc nước
dưới đèn cồn hoặc nến, sau 1
phút lại nhấc nước ra và gạt
nước ở dưới đĩa vào một chén


Tiến trình dạy học

Hoạt động dạy học

Dự kiến sản phẩm của
học sinh

nhỏ, nếm thử nước vừa gạt ra.
(5) HS và GV cùng nhận xét.
* Kêt luận: Ta có thể tách các
chất trong dung dịch bằng cách
chưng cất.
Ứng dụng vào thực tiễn - GV nêu nhiệm vụ:
+ Mẹ rất muốn pha gia vị để
chấm xồi xanh. Em hãy

+ Cơng thức pha chế
gia vị và món gia vị
đã pha chế.

giúp mẹ pha chế gia vị để

+ Tranh ảnh và thơng


chấm xồi và ghi lại công

tin về cách làm muối

thức pha chế gia vị đó.

từ nước biển.

+ Em hãy sưu tầm tranh ảnh
và tìm hiểu thơng tin về
cách làm ra muối từ nước
biển.
1.6. Phân tích, đánh giá kế hoạch bài dạy
2.6.1. Các bước phân tích hoạt động học của học sinh

Bản chất của hoạt động học là một q trình nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo. Đó
là q trình nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. Trong quá trình đó, học sinh phải tích cực
vận dụng các thao tác tư duy để lĩnh hội tài liệu, ghi nhớ kiến thức, luyện tập, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, ôn tập, khái quát hoá, hệ thống hoá, tự đánh giá… 2
Mỗi bài học bao gồm các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy
học tích cực được sử dụng. Việc phân tích hoạt động học của học sinh có thể xoay quanh
các nội dung như: Học sinh học thế nào? Học sinh có gặp khó khăn gì trong học tập bài
học khơng? Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh
khơng? Có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh khơng?
Có thể phân tích các hoạt động học của học sinh thông qua các bước sau:
Bước 1: Mô tả hành động của học sinh trong mỗi hoạt động học
Mơ tả rõ ràng, chính xác những hành động mà học sinh/nhóm học sinh đã thực hiện
2


Nguyễn Sỹ Đức, Nguyễn Trọng Sửu, Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học, Module THPT 15.


trong hoạt động học được đưa ra phân tích. Cụ thể là:
-

Học sinh đã tiếp nhận nhiệm vụ học tập thế nào?

-

Từng cá nhân học sinh đã làm gì (nghe, nói, đọc, viết) để thực hiện nhiệm vụ học tập
được giao? Chẳng hạn, học sinh đã nghe/đọc được gì, thể hiện qua việc học sinh đã
ghi được những gì vào vở học tập cá nhân?

-

Học sinh đã trao đổi/thảo luận với bạn/nhóm bạn những gì, thể hiện thơng qua lời nói,
cử chỉ thế nào?

-

Sản phẩm học tập của học sinh/nhóm học sinh là gì?

-

Học sinh đã chia sẻ/thảo luận về sản phẩm học tập thế nào? Học sinh/nhóm học sinh
nào báo cáo? Báo cáo bằng cách nào/như thế nào? Các học sinh/nhóm học sinh khác
trong lớp đã lắng nghe/thảo luận/ghi nhận báo cáo của bạn/nhóm bạn thế nào?

-


Giáo viên đã quan sát/giúp đỡ học sinh/nhóm học sinh trong q trình thực hiện nhiệm
vụ học tập được giao thế nào?

-

Giáo viên đã tổ chức/điều khiển học sinh/nhóm học sinh chia sẻ/trao đổi/thảo luận
về sản phẩm học tập bằng cách nào/như thế nào?

Bước 2: Đánh giá kết quả/hiệu quả của hoạt động học
Với mỗi hoạt động học được mô tả như trên, phân tích và đánh giá về kết quả/hiệu quả
của hoạt động học đã được thực hiện. Cụ thể là:
-

Qua hoạt động đó, học sinh đã học được gì (thể hiện qua việc đã chiếm lĩnh được
những kiến thức, kĩ năng gì)?

-

Những kiến thức, kĩ năng gì học sinh cịn chưa học được (theo mục tiêu của hoạt động
học)?

Bước 3: Phân tích nguyên nhân ưu điểm/hạn chế của hoạt động học
Phân tích rõ tại sao học sinh đã học được/chưa học được kiến thức, kĩ năng cần dạy
thông qua mục tiêu, nội dung, phương thức hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh
phải hoàn thành:
-

Mục tiêu của hoạt động học (thể hiện thông qua sản phẩm học tập mà học sinh phải
hồn thành) là gì?



-

Nội dung của hoạt động học là gì? Qua hoạt động học này, học sinh được học/vận
dụng những kiến thức, kĩ năng gì?

-

Học sinh đã được yêu cầu/hướng dẫn cách thức thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân,
cặp, nhóm) như thế nào?

-

Sản phẩm học tập (yêu cầu về nội dung và hình thức thể hiện) mà học sinh phải hồn
thành là gì?

Bước 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động học
Để nâng cao kết quả/hiệu quả hoạt động học của học sinh cần phải điều chỉnh, bổ sung
những gì về:
-

Mục tiêu, nội dung, phương thức, sản phẩm học tập của hoạt động học?

-

Kĩ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh: chuyển giao nhiệm vụ học tập; quan sát,
hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập; tổ chức, hướng dẫn học sinh báo cáo,
thảo luận về sản phẩm học tập; nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động học và sản
phẩm học tập của học sinh.

1.6.2. Các tiêu chí phân tích bài học

Theo Cơng văn số 5555/BGDĐT−GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GD&ĐT thì quá
trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng
các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích
cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn
của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học
của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học
sinh của giáo viên.
Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau:
Nội dung

Tiêu chí
Mức phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và

1. Kế hoạch
và tài liệu
dạy học

phương pháp dạy học được sử dụng.
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kỹ thuật tổ chức và sản
phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Mức phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ
chức các hoạt động học của học sinh.


Nội dung

Tiêu chí
Mức độ hợp lý của phương án kiểm tra đánh giá trong quá trình tổ

chức hoạt động học của học sinh.
Mức độ sinh động hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức
chuyển giao nhiệm vụ học tập.

2. Tổ chức
hoạt động
học cho học
sinh

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn
của học sinh.
Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến
khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học
tập.
Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân
tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.
Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng nhận nhiệm vụ học tập của tất cả
học sinh trong lớp.

3. Hoạt động
của
học sinh

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong
việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi,
thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập của học sinh.


2.6.3. Phân tích kế hoạch và tài liệu dạy học trong kế hoạch bài dạy minh hoạ (Bài
Hỗn hợp và dung dịch − Khoa học lớp 5)
Nội
dung

Tiêu chí

Phân tích KHBD Hỗn hợp và dung dịch

1.1. Mức độ phù Trong KHBD trên, HS được tham gia các hoạt động sau:
+ Hoạt động 1: Thí nghiệm và quan sát, ghi chép kết quả
hợp của chuỗi
Kế
thí nghiệm.
hoạt động học
hoạch
+ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi để rút
và tài với mục tiêu, nội
ra kiến thức khoa học
liệu dạy dung và phương
+ Hoạt động 3: Dự đóan, đề xuất phương án và thực hành
pháp dạy học
học
để kiểm chứng, từ đó hình thành năng lực nhận thức
được sử dụng.
khoa học và tìm hiểu mơi trường tự nhiên xung quanh.


Nội
dung


Tiêu chí

Phân tích KHBD Hỗn hợp và dung dịch
+ Hoạt động ứng dụng: vận dụng bài học khoa học đã học
vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày.
Các hoạt này về cơ bản phù hợp với mục tiêu, nội dung
và PPDH được sử dụng. Khi học sinh tham gia tất cả
các hoạt động học tập sẽ đáp ứng được mục tiêu bài
học đặt ra. Thông qua các việc chuẩn bị đồ dùng thực
hành, thảo luận với bạn để thực hiện hoạt động thực
hành, báo cáo, chia sẻ dự đoán của bản thân về nhiệm
vụ thực hành… sẽ góp phần phát triển phẩm chất trách
nhiệm và chăm chỉ, năng lực tự chủ và tự học; năng
lực giao tiếp, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề cho
học sinh.

1.2. Mức độ rõ
ràng của mục
tiêu, nội dung, kĩ
thuật tổ chức và
sản phẩm cần
đạt được của
mỗi nhiệm vụ
học tập.
1.3. Mức độ phù

- Ở mỗi hoạt động đều chỉ rõ mục tiêu, cách tiến hành
hoạt động và các sản phẩm học sinh cần đạt ở từng
hoạt động học tập, và các sản phẩm này hoàn tồn GV

có thể kiểm tra và đánh giá được ở HS.

Có phiếu thực hành cho HS, các dụng cụ thực hành, phiếu

hợp của thiết bị

thảo luận cho từng nhóm.
- HS phải tự chuẩn bị các đồ dùng học tập để phục vụ
dạy học và học
cho bài học. Nếu với HS ở khu vực khó khăn, có thể
liệu được sử dụng
yêu cầu HS chuẩn bị theo nhóm và chỉ chọn các đồ
để tổ chức các
dùng sẵn có như: cốc nước nóng, muối và đường và
hoạt động học
vẫn có thể thực hiện theo KHBD trên bình thường.
của học sinh.
1.4. Mức độ hợp - GV đặt câu hỏi vấn đáp, giao nhiệm vụ thực hành cho
HS.
lí của phương án
kiểm tra, đánh - GV có tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau giữa các
nhóm như nhận xét, cho điểm,...
giá trong quá
- GV kiểm tra khả năng áp dụng, vận dụng kiến thức
trình tổ chức
của HS: hồn thành phiếu thực hành, nêu các ví dụ về


Nội
dung


Tiêu chí

Phân tích KHBD Hỗn hợp và dung dịch

hoạt động học

hỗn hợp và dung dịch trong cuộc sống hằng ngày;
giao nhiệm vụ ứng dụng sau bài học.

của học sinh.

II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
2.1.

Tổ chức hoạt động khởi động (tạo hứng thú, tạo liên kết với kiến thức
đã biết, tiếp nhận vấn đề học tập)

● Quan niệm về hoạt động khởi động: Khởi động là hoạt động đầu tiên nhằm
giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các
nội dung có liên quan đến bài học mới. Từ đó sẽ kích thích tính tị mị, hứng thú, lơi
cuốn học sinh.
Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc
hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp
tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ.
Như vậy có thể hiểu, hoạt động này chưa địi hỏi sự tư duy cao, không quá coi
trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhập cuộc,
lôi kéo các em có hứng thú với các hoạt động kiến tạo kiến thức cho bài học.
● Một số hình thức khởi động
- Khởi động bằng tình huống trong thực tiễn sử dụng, vận hành hay sự cố xảy

ra có tính thách thức.
Tình huống về kĩ thuật trong thực tiễn cũng rất phong phú đa dạng, tùy theo
nội dung bài học mới mà giáo viên cần đưa ra tình huống thực tiễn có liên quan với
nội dung kiến thức mới nhằm thôi thúc học sinh tìm cách, phương án giải quyết tình
huống đó. Ở một một mức độ nào đó có thể tình huống là tính huống có vấn đề.
- Khởi động bằng tổ chức trò chơi
Trò chơi là hoạt động được tất cả học sinh thích thú tham gia. Vì vậy, nó có
khả năng lơi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập. Ngồi mục đích đó
cịn ơn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới


một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc có những trị chơi giúp các em vận động tay
chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý của các tiết học trước
gây ra.
- Khởi động bằng hình thức thư giản, giải trí
Đây là hình thức khởi động rất nhẹ nhàng cho học sinh. Nó phù hợp cho những
giờ dạy địi hỏi khơng khí sâu lắng hoặc vận dụng cho những giờ dạy học. Việc đưa
học sinh chìm lắng vào trong những giai điệu âm nhạc thiết tha, trữ tình hoặc là xem
một đoạn băng video sẽ là một cách thú vị để các em thăng bằng cảm xúc, tạo những
rung động thẩm mỹ.
● Một số lưu ý khi tổ chức hoạt động khởi động
- Xác định mục tiêu khởi động
Hoạt động khởi động phải xác định rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kĩ
thuật tổ chức, phương tiện cần dùng; chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách
rõ ràng. Nhiệm vụ khi chuyển giao trong hoạt động khởi động cần liên quan đến kiến
thức của học sinh (xem học sinh đã có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạo
hứng thú cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào phần
hình thành kiến thức mới.
- Kĩ thuật cơ bản khi xây dựng hoạt động khởi động
Phương pháp dạy học truyền thống, khởi động chỉ bằng một vài câu dẫn nhập

nên không mất nhiều thời gian. Hiện nay, hình thức đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, do đó khởi động cần tổ chức thành
hoạt động để học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ cần lượng thời gian nhiều hơn. Vì
vậy khi xây dựng kịch bản cho hoạt động khởi động, giáo viên cần lưu ý không lấy
những nội dung không thiết thực với bài học, tránh lấy những nội dung mang tính
chất minh họa. Chúng ta cần cụ thể: sử dụng nội dung bài học để khởi động, sao cho
trong khởi động sẽ bao quát được nội dung bài học, qua đó giúp giáo viên biết được
học sinh đã có kiến thức gì trong bài mới và chưa biết gì để khai thác sâu vào những
nội dung học sinh chưa biết (điều này có thể sẽ khác nhau ở từng mạch nội dung
kiến thức, từng lớp nên giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với đối
tượng học sinh ở các lớp).


Hoạt động khởi động là bước “thực hiện các động tác nhẹ trước khi thực hiện
công việc” nên việc khởi động cũng cần nhẹ và sinh động để tạo sự hấp dẫn cho học
sinh. Việc đặt câu hỏi hay tình huống khởi động cần chú ý tạo được hứng thú cho
học sinh: để học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trả lời câu hỏi hoặc
tham gia vào các tình huống khởi động. Đồng thời việc đưa các câu hỏi ở phần khởi
động cũng nên theo nhiều mức độ dành cho học sinh yếu, khá, giỏi. Tránh tình trạng,
có em tham gia có em khơng.
Giáo viên khi tổ chức khởi động cũng cần lưu ý, mỗi lớp học có 1 đặc điểm
riêng nên tùy hồn cảnh của mỗi lớp để điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với lớp
đó. Phương án xây dựng hoạt động khởi động giữa các tiết, các bài học nên có sự
đổi mới hình thức, phương pháp, tránh tình trạng nhàm chán khi tiết nào cũng tổ
chức một hình thức như nhau.
2.2.

Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức mới

● Bản chất hoạt động hình thành kiến thức mới giúp HS lĩnh hội được KT,

KN mới bằng cách tổ chức các hoạt động thành phần tương ứng với từng nội dung
học tập.
- Các hoạt động thành phần này nhằm vào một mục tiêu cụ thể, ví dụ như phát
triển tư duy, kiến tạo kiến thức, tri thức phương pháp, củng cố tại chỗ.
- Hình thức của HĐ: cá nhân, cặp, nhóm (bể cá, khăn trải bàn, lớp học xếp
hình,...)
- Các PPDH và các kĩ thuật dạy học được áp dụng.
Quá trình tổ chức dạy - học hình thành kiến thức mới cho học sinh bao gồm:
● Phương pháp đặc trưng, trọng tâm, phương pháp phối hợp.
- Các hoạt động chủ yếu của Thầy và Trị (hình thức hoạt động, giải quyết
nhiệm vụ nào? u cầu của mỗi nhiệm vụ là gì? Hệ thống các lệnh hướng dẫn của
Thầy và hoạt động đáp ứng của Trị …)
- Lưu ý: Các hình thức tổ chức hoạt động (Nhóm 2, nhóm 4, ……, các trị
chơi học tập, …) đều trập trung vào phương pháp chủ yếu, đặc trưng.
VD: Giáo viên có thể cho nhóm 3-5 học sinh cùng tham gia hoạt động (hợp
tác) để thực hiện việc xác định một nội dung học tập nào đó bằng phương pháp quan


sát, so sánh, phân tích, quy nạp,… thơng qua các lệnh điều khiển hoạt động cho học
sinh để hướng dẫn học sinh phương pháp tiếp cận vấn đề, phương pháp học tập
(phương pháp khác hình thức hoạt động).
- Thể hiện sự hoạt động đồng bộ giữa Thầy với Trò, sự tương ứng giữa các
hoạt động, sự hợp tác làm việc; sự theo dõi - kiểm soát; tư vấn thúc đẩy các hoạt
động của cá nhân, nhóm, của cả lớp.
● Hoạt động khám phá
- Giúp học sinh khám phá nội dung kiến thức mới và cơ bản.
- Hoạt động này, giáo viên lên kế hoạch đầy đủ (bao gồm: tiến trình các bước
dạy, phương pháp chủ yếu, hoạt động của Thầy và Trị, sử dụng các phương tiện,
cơng cụ dạy học; hệ thống lệnh điều hành các hoạt động, … )
2.3.


Tổ chức hoạt động luyện tập, củng cố kiến thức

● Bản chất hoạt động luyện tập, củng cố là giúp cho học sinh củng cố, hoàn
thiện kiến thức, rèn luyện những kĩ năng đã được lĩnh hội.
- GV sẽ tổ chức cho HS các HĐ nhận dạng, thể hiện và HĐ ngôn ngữ
- Áp dụng trực tiếp KT, KN đã biết để giải quyết các tình huống/vấn đề trong
học tập
● Hoạt động luyện tập cơ bản
- Mục đích chủ yếu là tạo sự nối kết giữa kiến thức vừa khám phá với luyện
tập đơn giản.
- Ở hoạt động này, giáo viên chỉ cần nêu các lệnh điều hành:
+ Nêu nhiệm vụ tổng quát
+ Yêu cầu cần thực hiện.
Ví dụ:
+ Nhiệm vụ tổng quát: thực hiện bài tập nào, trang bao nhiêu.
+ u cầu:
* Hình thức hoạt động: Hoạt động theo nhóm,... (2, 3, 4, …)
* Tìm hiểu đề bài, những đặc điểm cơ bản và tìm phương pháp giải.
* Hình thức hoạt động các nhóm trao đổi, thảo luận phương pháp thực
hiện, kết quả, đánh giá kết quả lẫn nhau.


×