TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐỊA LÝ HỌC (PHẦN CƠ SỞ ĐỊA LÝ KINH TẾ XÃ HỘI)
Đề tài: Phân tích các nguồn lực và thực trạng phát triển kinh tế của
tỉnh Lạng Sơn
MỤC LỤC
Mở đầu
3
I, Các nguồn lực phát triển kinh tế địa phương
4
1.1: Vị trí địa lý
4
1.2: Nguồn lực tài nguyên
4
1.3: Nguồn lực kinh tế-xã hội
6
1.4: Phân tích vai trị của nguồn lực với phát triển kinh tế địa phương
9
II, Thực trạng phát triển kinh tế địa phương
11
2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
11
2.2: Cơ cấu ngành kinh tế
11
2.3: Cơ cấu thành phần kinh tế
12
2.4: Cơ cấu vùng lãnh thổ
12
2.5: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của kinh tế địa phương
13
III, Kết luận
15
IV, Tài liệu tham khảo
16
2
MỞ ĐẦU
Sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh ln địi hỏi phải có nguồn lực ổn định và
kế hoạch rõ ràng. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Đông Bắc Tổ
quốc. Cuộc chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979 và những cuộc đụng độ biên giới
trong những năm sau đó đã tàn phá nặng nề cơ sở vật chất, kỹ thuật làm cho nền kinh
tế của tỉnh bị giảm sút nghiêm trọng. Sau một số năm khôi phục lại kinh tế, thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước, cơ cấu
kinh tế của tỉnh Lạng Sơn bước đầu đã từng bước phát triển Tuy nhiên, sự phát triển
này diễn ra chậm, chất lượng chưa cao và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của
một tỉnh biên giới trong điều kiện mở cửa và hội nhập hiện nay. Để khai thác và tận
dụng hết tiềm năng đưa tỉnh Lạng Sơn có bước phát triển vượt bậc, tơi chọn đề tài:
“Phân tích các nguồn lực và thực trạng phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn”.
Nhiệm vụ nghiên cứu cần hoàn thành là phân tích vai trị của nguồn lực với phát
triển kinh tế và phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của kinh tế tỉnh Lạng Sơn. Mục
tiêu của nghiên cứu lần này là nhằm đưa ra kết luận tổng quan về các nguồn lực sẵn có
trong tỉnh Lạng Sơn và phát huy tối đa nguồn lực, giúp thay đổi các mặt yếu kém còn
tồn tại trong tỉnh.
3
I, CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG
1.1: Vị trí địa lý:
Có vị trí 21°19'-22°27'B, 106°06'-107°21'Đ.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm ở vị trí đường
quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đơng giáp
Trung Quốc, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía đơng Nam giáp tỉnh Quảng Ninh,
phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên.
Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu
đường bộ Hữu Nghị. Bên cạnh đó là các cửa khẩu quốc gia như: Chi Ma (huyện Lộc
Bình), Bình Nghi (huyện Tràng Định), Tân Thanh (huyện Văn Lãng), Cốc Nam
(huyện Cao Lộc) và 7 phiên chợ biên giới với Trung Quốc. Mặt khác, có đường sắt
liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học - công
nghệ với các tỉnh trong cả nước, với Trung Quốc và sang các nước khác,…
1.2: Nguồn lực tự nhiên
a, Đất đai
Diện tích đồi núi chiếm tới 80% diện tích cả tỉnh, chủ yếu là đồi và núi thấp, độ cao
trung bình là 252m so với mực nước biển. Nơi cao nhất là đỉnh Phia Mè, núi Mẫu Sơn
1541m, nơi thấp nhất là 20m phía nam huyện Hữu Lũng. Địa hình được chia thành 3
tiểu vùng, vùng núi phía Bắc gồm các núi đất xen núi đã chia cắt phức tạp, tạo nên
nhiều mái núi có độ dốc trên 35°; vùng núi đá vôi thuộc cánh cung Bắc Sơn - Văn
Quan - Chi Lăng - Hữu Lũng có nhiều hang động sườn dốc đứng và nhiều đỉnh cao
trên 550m; vùng đồi, núi thấp phía Nam và Đơng Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp
xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 10-25°.
4
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 830.521ha, có 3 loại đất chính, đất feralit của
các miền đồi và núi thấp (dưới 700m), chiếm 90% diện tích tự nhiên; đất feralit mùn
trên núi cao (700-1500m); đất phù sa (9530ha), đất than bùn, đất nơng nghiệp. Diện
tích đất nơng nghiệp đang sử dụng là 68.958 ha, chiếm 8,3% diện tích đất tự nhiên
trong đó đất trồng lúa nước là 38.876 ha. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 277.394
ha, chiếm 33,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó, rừng tự nhiên 185.456 ha, rừng trồng
91.937 ha. Diện tích đất chưa sử dụng, sông, suối, núi, đá là 467.366 ha, chiếm
43,02% diện tích đất tự nhiên. Như vậy, tiềm năng về đất còn rất lớn cho việc thúc đẩy
phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển nơng nghiệp trong những
năm tới.
b, Khí hậu
Khí hậu Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền Bắc Việt Nam.
Nền nhiệt không quá cao, khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân
bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng
của khơng khí lạn trong q trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những
chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng.
Hướng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu,
vừa bị biến dạng bởi địa hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió
Nam và Đơng Nam. Tốc độ gió nói chung khơng lớn, trung bình 0,8–2 m/s song phân
hố khơng đều giữa các vùng trong tỉnh.
c, Nước
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1200–1600 mm. Nhờ có lượng mưa này nên tỉnh
có trữ lượng nước lớn. Hệ thống sơng ngịi ở tỉnh Lạng Sơn gồm sơng Kỳ Cùng chảy
qua nhiều nơi trong tỉnh bao gồm cả thành phố Lạng Sơn và nhiều nhánh sông nhỏ
chảy qua các huyện.
Sông Kỳ Cùng dài 243km, diện tích lưu vực khoảng 6660km 2, chảy theo hướng
Đông Nam - Tây Bắc, từ nơi bắt nguồn chảy qua các huyện Đình Lập, Lộc Bình, Cao
Lộc, thành phố Lạng Sơn, Văn Lãng, Tràng Định và nhập vào hệ thống sông Tay
Giang thuộc Khu tự trị Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Đây là con sông duy nhất
trên địa bàn tỉnh bắt nguồn từ Trung Quốc và cũng chảy “ngược” trở về Trung Quốc.
Sơng Bản Thín, phụ lưu sơng Kỳ Cùng, chiều dài 52km, diện tích lưu vực: 320 km²,
bắt nguồn từ huyện Ninh Minh, Quảng Tây, Trung Quốc chảy vào nước ta ở xã Tam
Gia, huyện Lộc Bình nhập vào sơng Kỳ Cùng tại xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình.
Sơng Bắc Giang, phụ lưu lớn nhất của sông Kỳ Cùng: bắt nguồn từ vùng núi xã
Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Cạn, dài 114 km, diện tích lưu vực 2670 km²,
nhập vào sơng Kỳ Cùng tại huyện Tràng Định.
Sông Bắc Khê, phụ lưu của sông Kỳ Cùng, dài 54 km, diện tích lưu vực 801 km²,
thuộc huyện Tràng Định.
Sông Thương là sông lớn thứ hai của tỉnh Lạng Sơn, bắt nguồn từ dãy núi Na Pa
Phước (huyện Chi Lăng) chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa
phận tỉnh Bắc Giang. Con sơng này dài 157km, diện tích lưu vực: 6640km 2. Sơng Hố,
chi lưu của sơng Thương, dài: 47 km, diện tích lưu vực: 385 km²
Sơng Trung, chi lưu của sơng Thương, bắt nguồn từ vùng núi phía đơng huyện Võ
Nhai tỉnh Thái nguyên, dài: 35 km; diện tích lưu vực: 1270 km². Sông Trung với lưu
5
vực chủ yếu là vùng núi đá vơi thuộc vịng cung Bắc Sơn nên nước thường xuyên
trong xanh. Còn nhánh còn lại lưu vực một phần là núi đất nên khi mưa lũ dịng chảy
đục có màu đỏ dài ngày hơn. Từ đây dịng sơng Thương mới có bên trong bên đục khi
hai dòng hợp lưu tại xã Hồ Sơn Hữu Lũng trở đi đến địa đầu tỉnh Bắc Giang.
Ngọn nguồn dịng chính sơng Lục Nam bắt nguồn từ huyện Đình Lập. Một chi lưu
của sơng Lục Nam là sơng Cẩm Đàn bắt nguồn từ các xã phía nam huyện Lộc Bình.
d, Sinh vật
Sự phân bố khí hậu đã cho phép Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng phong phú các
loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới, và nhiệt đới. Đặc biệt là các loại cây trồng dài ngày
như: hồi, trám, quýt (Bắc Sơn), hồng (Bảo Lâm), na (Chi Lăng), đào, lê, thông, cà phê,
chè, và các cây lấy gỗ…
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, các hộ gia đình nơng dân trên địa bàn
tỉnh chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác nhau như: trâu, bị, dê, lợn, gà, vịt…
e, Khống sản
Tài ngun khống sản trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn khơng nhiều, trữ lượng các mỏ
nhỏ, nhưng lại khá phong phú, đa dạng về chủng loại như than nâu ở Na Dương (Lộc
Bình); than bùn ở Bình Gia; photphorit ở Hữu Lũng; boxit ở Văn Lãng, Cao Lộc; vàng
ở Tân Văn, Văn Mịch (Bình Gia); vàng sa khống ở vùng Bản Trại, Đào Viên (Tràng
Định); đá vơi, cát, cuội, sỏi có ở hầu hết các nơi trong tỉnh với trữ lượng lớn và đang
được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng, thạch anh ở vùng Mẫu Sơn (Lộc Bình);
quặng sắt ở Chi Lăng và một số loại khác như măng gan, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân,
thiếc,… chưa được điều tra, đánh giá trữ lượng.
1.3: Nguồn lực kinh tế - xã hội
a, Dân số và lao động
Tỉnh Lạng Sơn có 11 đơn vị hành
chính cấp huyện, bao gồm 1 thành
phố và 10 huyện với 200 đơn vị hành
chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 14
thị trấn và 181 xã. Dân số tỉnh Lạng
Sơn tính đến 09/08/2019 là 782.811
người gồm 20,46% dân số sống ở
thành thị và 79,54% dân số sống ở
nông thơn. Lạng Sơn có 30 dân tộc
anh em trong đó có 7 dân tộc chính:
dân tộc Nùng chiếm 42,97%, Tày
35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các
dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay,
H’Mơng và một số dân tộc khác
chiếm 4,61%. Đó là tài nguyên nhân
văn và rất có giá trị với phát triển du
lịch văn hoá và nhân văn.
Tuy nhiên, Lạng Sơn vẫn là vùng
thiếu sức lao động, đặc biệt là các
vùng gần biên giới Việt - Trung rất
6
thiếu lao động có trình độ chun mơn cao. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là
500.033 người và chủ yếu là lực lượng lao động đến từ nông thôn (chiếm 82,39%). Tỷ
lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi là 2,82%. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi
trở lên đang làm việc đã qua đào tạo là 16,5%.
Các dân tộc ít người thường cư trú ở những vùng hẻo lánh, vùng sâu, vàng xa gần
biên giới nên rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng. Sự phân bố dân cư, lao động của vùng hiện nay
chưa hợp lý, nhiều nơi vẫn sống theo kiểu “mỗi nhà một quả đồi”.
b, Vốn
Nhằm khai thác và phát uy những tiềm năng, lợi thế của tỉnh, thời gian qua, Lạng
Sơn đã đầu tư hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, quy hoạch xây dựng các cửa
khẩu, khu kinh tế,… Trong năm 2019, Lạng Sơn có 102 dự án được ký kết biên bản
ghi nhớ, quyết định chủ trương đầu tư với tổng nguồn vốn đăng ký hơn 105.000 tỷ
đồng. Lạng Sơn đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 29 dự án, tổng vốn đầu tư
đăng ký 8.112 tỷ đồng; thành lập mới khoảng 390 doanh nghiệp, 32 hợp tác xã. UBND
tỉnh cũng đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư, biên bản ghi nhớ 25 nhà đầu
tư, với tổng số vốn đăng ký trên 60.000 tỷ đồng.
2016
2017
2018
2019
2020
Tổng số dự án FDI còn
hiệu lực
28
28
30
30
30
Vốn đầu tư thực hiện
(Tr.USD)
1,15
3,8
4,1
2,0
2,5
Vốn đăng ký (Tr.USD)
226,3
228,0
257,9
257,9
275,2
Vốn từ dự án FDI giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Lạng Sơn
Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đôn đốc nhắc nhở, chỉ đạo sát sao các UBND huyện,
chủ đầu tư, nhà thầu nhanh chóng hồn thành giải ngân vốn đầu tư theo đúng tiến độ
kế hoạch.
2019
2020
Vốn Nhà nước (tỷ đồng)
4303
4588
Vốn ngoài nhà nước (tỷ
đồng)
9748
10387
Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI (tỷ đồng)
750
59
14126
15034
Tổng vốn đầu tư thực hiện
(tỷ đồng)
Vốn đầu tư thực hiện năm 2019 và 2020 của tỉnh Lạng Sơn
c, Thị trường
*Thị trường trong nước: Trao đổi mua bán hàng hóa nhu, yếu phẩm, với quy mô
nhỏ lẻ. Các nhà bán buôn lớn chủ yếu tập trung vào những mặt hàng như xi măng, sắt,
7
thép, vật liệu xây dựng. Với vị trí địa lý là vùng giáp biên, Lạng Sơn còn là thị trường
trao đổi tiền tệ giữa tiền Việt Nam đồng và Nhân dân tệ. Tỉnh cũng khẩn trương xây
dựng quy hoạch mạng lưới kinh doanh thương mại, dịch vụ và hệ thống chợ khu vực
nông thôn trên địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn phù hợp với định hướng phát triển kinh
tế - xã hội. Thực hiện nhất quán chủ trương phát triển thương mại, dịch vụ nhiều thành
phần theo qui định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc phát triển thị trường nội địa của tỉnh
phải đặt trong mối quan hệ là một bộ phận hữu cơ của thị trường cả nước, gắn kết với
các thị trường các tỉnh trong khu vực. Nhận thấy tiềm năng phát triển của Lạng Sơn,
đây chính là đòn bẩy cực lớn để thị trường bất động sản Lạng Sơn phát triển, nhiều
ông lớn bất động sản bắt đầu rót vốn đầu tư vào khu vực này.
Sở hữu vị trí địa lý quan trọng, được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh sắc thiên nhiên
thơ mộng cùng các di tích lịch sử cấp quốc gia, hệ sinh thái nghỉ dưỡng, tín ngưỡng và
du lịch, tỉnh Lạng Sơn trở thành điểm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo khách du lịch
trong và ngoài nước. Một số điểm du lịch nổi tiếng có thể kể đến như: Chùa Tiên, Đền
Kỳ Cùng, Thành nhà Mạc, Động Tam Thanh, Chợ Đông Kinh, Núi Phai Vệ, Thung
lũng hoa Bắc Sơn, Làng du lịch văn hóa Quỳnh Sơn,…
*Thị trường Nước ngồi: Lạng Sơn là trạm trung chuyển hàng hóa của các tỉnh sang
nước bạn Trung Quốc và ngược lại. Ngoài ra, rất vinh dự khi tỉnh có Na Chi Lăng đạt
chuẩn để tiến hành xuất khẩu đi nước ngoài. dịch vụ tại khu vực cửa khẩu sẽ góp phần
thúc đẩy việc huy động nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước.
d, Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Tỉnh cũng ứng dụng khoa học và công nghệ khai thác, phát triển nguồn gen bản địa,
phát triển sản phẩm chủ lực có thế mạnh của địa phương... Hầu hết các sản phẩm chủ
lực, tiềm năng, đặc trưng như: Hoa hồi, hồng, na, quýt, thạch đen, cao khơ, khoai lang,
ba kích… đều có đóng góp quan trọng của khoa học và cơng nghệ từ các khâu giống
cây trồng, quy trình canh tác, phịng trừ dịch bệnh, chế biến sau thu hoạch và xây dựng
bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa…giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng và sức cạnh
tranh của sản phẩm. Hiện toàn tỉnh có 16 sản phẩm đặc sản địa phương được bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ
Hàng năm tỉnh đều tổ chức những cuộc thi về khoa học kỹ thuật cho học sinh và
cán bộ viên chức toàn tỉnh tham gia nghiên cứu những đề tài mang tính thực tiễn của
Lạng Sơn, nhiều nghiên cứu được đưa đi thi cấp Quốc gia và đã có giải.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu, ứng dụng, kỹ thuật mới trong lĩnh vực y dược như:
Mơ hình quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường có kiểm sốt cho bệnh nhân;
Ứng dụng các kỹ thuật đóng đinh nội tủy kín để điều trị gãy 2 xương cẳng chân; kỹ
thuật nẹp vít qua cuống để điều trị gãy xương cột sống lưng - thắt lưng; kỹ thuật điều
trị thoát vị bẹn… giúp nâng cao chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
f, Chính sách và xu thế phát triển
Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn xác định nhiệm vụ, giải pháp trong phát triển kinh tế là
“Tập trung huy động, khai thác hiệu quả các nguồn lực; đẩy mạnh phát triển kinh tế
cửa khẩu, thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, nông lâm nghiệp; đổi mới sáng
tạo và khởi nghiệp, tạo động lực phát triển kinh tế nhanh và bền vững”. Trong các
ngành, lĩnh vực, Đảng bộ đều đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo.
8
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Lạng Sơn đã và
đang triển khai nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho vùng
đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc,
Tỉnh tập trung chỉ đạo phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các xã, thôn, bản đặc
biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, UBND
các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện lồng ghép các nguồn vốn Trung
ương từ các Chương trình 135, Chương trình 120, Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nơng thôn mới, nguồn vốn theo các Quyết định số 755/QĐ-TTg, Quyết định số
293/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, kết hợp với ngân sách địa phương và tiền tài
trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Ngoài ra, Lạng Sơn đã hồn thành cơng tác giao đất, giao rừng cho các tổ chức, gia
đình, cá nhân quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh phục hồi rừng tự nhiên. Nhận thấy
lợi ích từ rừng, phong trào trồng rừng ở huyện Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn) phát triển
mạnh. Mỗi năm, bà con trồng mới hơn 1.270 ha rừng, nâng độ che phủ rừng đạt 76,2%
(tăng 20,2% so với năm 2015). Để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế đồi rừng,
huyện xác định tiếp tục tập trung vào các loại cây chủ lực như: thông, keo, bạch đàn…
tạo thành vùng sản xuất tập trung; khuyến khích trồng rừng cây gỗ lớn để nâng cao giá
trị, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm; kêu gọi đầu tư nhà máy chế biến nông – lâm sản.
Thôn Bản Tẳng, xã Khánh Xuân (Lộc Bình), nằm dưới dãy núi Mẫu Sơn hùng vĩ có 80
hộ dân. Cuộc sống của người dân đều trơng chờ vào vườn rừng. Mỗi hộ đều có từ 0,8
đến 3 ha rừng, chủ yếu là cây thông mã vĩ. Xác định phát triển kinh tế lâm nghiệp là
một thế mạnh cho nên trong những năm qua, Lạng Sơn đã ban hành nhiều chính sách
như: hỗ trợ lãi suất vốn vay trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả; chính sách đặc thù
khuyến khích đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thôn.
Tỉnh Lạng Sơn đang từng bước cải thiện môi trường đầu tư bằng việc ban hành các
nghị quyết về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. “Chúng tơi
ln hoan nghênh, chào đón các nhà đầu tư đến khảo sát, hợp tác đầu tư vào tỉnh.
Đảng bộ và chính quyền tỉnh Lạng Sơn sẽ đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi để
doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân phát huy sức mạnh, khai thác tiềm năng, lợi thế
của tỉnh, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu cho mình và góp phần phát
triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Mục tiêu của tỉnh Lạng Sơn là khi các nhà đầu tư đến đây
sẽ có được mức lợi nhuận mong đợi và tỉnh sẽ có thêm nhiều việc làm chất lượng cao
và nguồn thu ngân sách" – Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Lâm Thị Phương Thanh khẳng
định.
1.4: Phân tích vai trò của các nguồn lực với phát triển kinh tế địa phương
a, Vai trò của nguồn lực tự nhiên
Với diện tích đất chủ yếu là đồi, núi thấp, trong 10 năm trở lại đây, tỉnh Lạng Sơn
đã tập trung phát triển ngành lâm nghiệp và đã có nhiều chuyển biến tích cực; việc
quản lý và khai thác sử dụng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp cơ bản được thực hiện
hợp lý, hiệu quả và đạt được những kết quả rõ nét về kinh tế - xã hội và môi trường.
Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2010 là 657 tỷ đồng, đến nay đạt 3.659 tỷ
đồng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội bền vững; diện tích đất có rừng tăng qua các năm. Với gỗ thơng và gỗ keo,
trung bình mỗi năm người dân khai thác hơn 4.600 m3 gỗ trịn và hơn 12 nghìn tấn gỗ
băm dăm, với tổng thu nhập khoảng 30 tỷ đồng/năm. Thông mã vĩ là cây lấy gỗ, trồng
từ 15 tuổi trở lên mới cho khai thác nhựa, đem lại lợi ích kinh tế cao. Bên cạnh đó với
9
nguồn khoáng sản phong phú cũng là lợi thế để đẩy mạnh phát triển một số ngành
công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b, Vai trò của nguồn lực kinh tế - xã hội
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm và đạt kết quả tích cực; thực hiện tốt
chính sách dân tộc, tôn giáo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải
thiện rõ nét; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,5% (bình quân cả nước là
88,7%). Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh (bình qn giảm 3,25%/năm). Cơng tác khám chữa
bệnh đạt nhiều kết quả tích cực... Số lao động được giải quyết việc làm tăng lên, tỷ lệ
lao động qua đào tạo tăng từ 45,5% (2016) lên 55,0% (2020).
Nhờ đó, từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh trồng mới hơn 90 nghìn ha rừng, bình quân
đạt 9.500 đến 10.500 ha/năm, góp phần tăng độ che phủ của rừng đến nay lên hơn
62%.
Sở hữu 2 cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu Đồng Đăng và Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị,
1 cửa khẩu quốc gia Chi Ma cùng 10 lối mở biên giới với Trung Quốc, Lạng Sơn đã
phát huy tốt vai trò đầu mối giao thương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập
khẩu hàng hóa, giao tương bn bán qua địa bàn tỉnh. Với vai trò là cửa ngõ trao đổi
thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, mỗi năm Lạng Sơn tiếp đón gần 3000
doanh nghiệp hoạt động trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu. Hoạt động thương mại
phần nào mang đến lượng khách du lịch khổng lồ cũng như phát triển các dịch vụ
thương mại cho tỉnh Lạng Sơn.
Thời gian qua, hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đã bám sát
mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được triển khai một cách đồng bộ.
Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhất là trong nông nghiệp được triển
khai, ứng dụng, mang lại hiệu quả và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, góp phần phát triển
nông nghiệp, nông thôn.
10
II, Thực trạng phát triển kinh tế địa phương
2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Những năm qua kinh tế Lạng Sơn duy trì đà tăng trưởng khá. Sau 5 năm thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được nhiều kết
quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hằng năm giai đoạn
2016 - 2020 ước đạt 5,45%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; GRDP bình quân
đầu người năm 2020 đạt 44,5 triệu đồng (gấp 1,44 lần so với năm 2015), tương đương
1.937 USD. Trong tổng số 20 chỉ tiêu chủ yếu đã thực hiện đạt và vượt 18 chỉ tiêu so
với mức đề ra...
2016
2017
2018
2019
2020
GRDP bình quân
đầu người (Tr.
31,9-1,464 34,3-1,558 38,3-1,708 41,4-1,825 44,5-1,937
Đồng - USD)
Tốc độ tăng GRDP
1,97
5,97
7,75
5,70
6,01
(%)
Tốc độ tăng và GRDP bình quân đầu người của tỉnh Lạng Sơn
2.2: Cơ cấu ngành kinh tế
2016
4.97%25.65%
51.65%
17.73%
2020
Thuế sản phẩm
trừ trợ cấp sản
phẩm
Nông, lâm, thủy
sản
Công nghiệp xây dựng
Dịch vụ
4.75%
50.87%
20.83%
23.55%
Thuế sản phẩm
trừ trợ cấp sản
phẩm
Nông, lâm, thủy
sản
Công nghiệp xây dựng
Dịch vụ
Sơ đồ chuyển dịch cơ cấu GRDP tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2020 (%)
Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Lạng Sơn đang chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ
trọng ngành nông nghiệp. Trong giai đoạn 5 năm 2016 - 2020, tuy năm 2020 phải chịu
ảnh hưởng từ dịch COVID-19 nhưng UBND tỉnh và HĐND tỉnh đểu tập trung chỉ đạo
tháo gỡ được khó khăn, thực hiện tốt “mục tiêu kép” theo chỉ đạo của Chính phủ
11
2.3: Cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế của tỉnh Lạng Sơn qua các báo cáo gần đây đều có tỷ
trọng vốn nghiêng về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó tồn
tỉnh có hơn 35 nghìn đơn vị kinh tế tư nhân đang hoạt động với gần 140 nghìn lao
động. Các đơn vị kinh tế tư nhân đang từng bước khẳng định được vị trí, vai trị của
mình trong nền kinh tế, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của
tỉnh.
2.4: Cơ cấu vùng lãnh thổ
Nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp nên Lạng Sơn đã quy
hoạch và bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tuy nhiên, sản
xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, chưa gắn vùng nguyên liệu với
cơ sở chế biến và bảo quản sau thu hoạch.
Cụ thể như: Vùng kinh tế số một dọc theo quốc lộ 1A, có địa hình tương đối bằng
phẳng và có dãy núi đá vôi, rất thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả như na, vải
thiều, nhãn... và trồng các loại cây hoa màu. Theo định hướng đó, đến nay, đã có năm
xã dọc quốc lộ 1A trồng hơn một nghìn ha na dai, trong đó có 80% số diện tích đã cho
thu hoạch, có nhiều hộ một vụ na cho thu hoạch trung bình từ 10 đến 60 triệu đồng; hộ
cao nhất lên đến 150 triệu đồng.
Vùng kinh tế động lực: Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng. Tập trung phát triển dịch
vụ trong đó chú trọng dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ kho bãi, vận tải, tài chính ngân
hàng, dịch vụ du lịch. Về công nghiệp, cơ bản tập trung hồn thiện hạ tầng Khu cơng
nghiệp Hồng Phong, Khu chế xuất Khơ Đa - Ma Mèo và thu hút các dự án công
nghiệp. Về nông nghiệp chủ yếu phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ trực
tiếp cho nhu cầu của khu, thúc đẩy chuyển dịch theo hướng: Tăng mạnh tỷ trọng chăn
nuôi; phát triển các cây con có giá trị phù hợp với điều kiện của địa phương; sử dụng
có hiệu quả cao quỹ đất nông nghiệp vốn đang bị thu hẹp bằng thâm canh tăng năng
suất, tăng vụ, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm (các sản phẩm chủ yếu là rau, cây
thực phẩm ngắn ngày và các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như hoa, cây cảnh …).
Khu vực có điều kiện phát triển kinh tế: theo 2 trục là Lộc Bình - Đình Lập và Chi
Lăng - Hữu Lũng - Trục Lộc Bình - Đình Lập (gồm cả điểm du lịch núi Mẫu Sơn). Tập
trung cho công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng, khai khoáng; xây dựng khu công
nghiệp Đồng Bành, cụm công nghiệp Hữu Lũng tạo mặt bằng thuận lợi bố trí các dự
án cơng nghiệp; tập trung phát triển các khu đô thị, các điểm chợ đầu mối phụ trợ. Phát
triển du lịch gắn với danh thắng Hang Gió, di tích ải Chi Lăng, xây dựng trạm dừng
nghỉ đạt chuẩn phục vụ du khách và giới thiệu các sản phẩm của địa phương. Phấn đấu
xây dựng thí điể các mđiểm du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm …
Vùng có điều kiện khó khăn trong phát triển kinh tế: Gồm các huyện Văn Lãng (trừ
các cửa khẩu đã nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn), Tràng Định,
12
Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn và các xã khó khăn nằm trong vùng kinh tế động lực.
Các khu vực này khơng có điều kiện phát triển mạnh nên Tỉnh cần có định hướng ưu
tiên hỗ trợ hạ tầng, đào tạo nghề, cây, con giống … nâng cao mức sống của dân cư, ổn
định các mặt kinh tế - xã hội để tạo điều kiện hỗ trợ phát triển vùng kinh tế động lực
và vùng kinh tế trọng điểm.
2.5: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của kinh tế địa phương
Lạng Sơn tập
trung nguồn lực
cho phát triển
kinh tế - xã hội
dựa trên ba trụ
cột: Kinh tế cửa
khẩu, du lịch
bền vững, nông
nghiệp
thông
minh gắn với
công nghiệp chế
biến thực phẩm.
Khu kinh tế
cửa khẩu Đồng
Đăng - Lạng
Sơn được nâng cao kết cấu hạ tầng, năng lực thông quan, tạo môi trường thuận lợi cho
xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư. Lạng Sơn đã trở thành vùng nguyên liệu gỗ công
nghiệp lớn; tạo dựng được thương hiệu và vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng
hóa có giá trị gia tăng cao.
Ðể tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về phát triển lâm nghiệp, khai
thác và sử dụng nguồn tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp có hiệu quả, tỉnh đã xây
dựng những giải pháp như: Tập trung các biện pháp quản lý và kỹ thuật để cải thiện
chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp; quy hoạch cơ cấu vùng cây trồng hợp lý để tạo
vùng nguyên liệu tập trung, ổn định; áp dụng các biện pháp canh tác lâm nghiệp tiên
tiến theo hướng ứng dụng công nghệ cao; tổ chức khâu chế biến lâm sản hợp lý để
nâng cao giá trị rừng trồng và giá trị gia tăng của các sản phẩm lâm nghiệp của tỉnh.
Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp của tỉnh Lạng Sơn năm 2010 là 657 tỷ đồng, đến
nay đạt 3.659 tỷ đồng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, bảo đảm
phát triển kinh tế - xã hội bền vững; diện tích đất có rừng tăng qua các năm. Từ năm
2010 đến nay, mỗi năm Lạng Sơn đầu tư hơn 46,7 tỷ đồng cho lâm nghiệp, chiếm
0,39% tổng mức đầu tư trong toàn tỉnh. Các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ của tỉnh
cơ bản có thị trường tiêu thụ, khơng có hiện tượng dư thừa, mất giá; nhiều sản phẩm
mang lại nguồn thu lớn cho chủ rừng, góp phần tạo việc làm với thu nhập khá cho
13
người lao động vùng nông thôn, miền núi, giảm tỷ lệ hộ nghèo và nâng cao các tiêu
chí xây dựng nơng thơn mới.
Tỉnh cũng từng bước hồn thành, đưa vào khai thác các dự án như: Quần thể khu du
lịch sinh thái, cáp treo Mẫu Sơn; Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Emer Hill (thành
phố Lạng Sơn); Khu di tích Chi Lăng và các khu du lịch cộng đồng, sinh thái tại các
huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Lãng, Hữu Lũng...; phấn đấu đến năm 2025, du lịch trở
thành ngành kinh tế quan trọng, đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
tỉnh. Lạng Sơn có nền văn hóa giàu bản sắc, hội tụ vẻ đẹp truyền thống của 30 dân tộc
anh em, vì vậy, các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được
khai thác trở thành “chất liệu” để phát triển du lịch của tỉnh. Lạng Sơn đang triển khai
áp dụng mơ hình du lịch cộng đồng gắn với xóa đói, giảm nghèo cho cộng đồng dân
tộc thiểu số. Mức thu nhập bình quân từ du lịch cộng đồng đạt 25-35 triệu
đồng/hộ/năm.
Tuy nhiên, Lạng Sơn cịn một số khó khăn, hạn chế cần nhanh chóng khắc phục
như: Quy mơ kinh tế còn nhỏ, các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn (kinh tế cửa khẩu, thương
mại, dịch vụ, du lịch) chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; xuất nhập khẩu tăng
trưởng thiếu ổn định. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch còn chậm; thu
ngân sách chưa bền vững; kết cấu hạ tầng còn yếu kém. Sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ,
phân tán và chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế; năng lực sản xuất, năng suất lao
động thấp; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Kinh tế tư nhân phát triển chậm, số
lượng doanh nghiệp cịn ít, bình qn 221 người dân/doanh nghiệp (thấp hơn nhiều so
với bình quân cả nước là 134 người dân/doanh nghiệp)...
III, Kết luận
Tỉnh Lạng Sơn tuy đã đạt được nhiều thành tựu sau giai đoạn 2016 - 2020 nhưng
bên cạnh đó vẫn cịn nhiều hạn chế. Tỉnh phải tiếp tục cơ cấu lại các ngành kinh tế, đổi
mới hình thức tổ chức sản xuất, nâng cao năng suất lao động; phát triển công nghiệp
theo hướng chế biến sâu, giá trị gia tăng cao; hình thành và phát triển các ngành công
nghiệp mới; phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; sắp
xếp lại hiệu quả các nông, lâm trường gắn với bảo vệ và phát triển rừng. Tỉnh Lạng
Sơn là vùng đất giàu tiềm năng phát triển, có thể thu hút được vốn đầu tư lớn. Tỉnh
cũng đã và đang cố gắng thay đổi từng ngày để hội nhập với đất nước.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Thông tin trên Wikipedia về tỉnh Lạng Sơn
( )
2, Cổng thông tin điện tử Tỉnh Lạng Sơn
( )
3, Trang thông tin điện tử Ban tuyên giáo tỉnh ủy Lạng Sơn
( )
4, Tổng cục thống kê Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn
( )
5, Cổng thông tin điện tử Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn
6, Báo Lạng Sơn online
( )
7, Cổng thông tin điện tử Cục quản lý thị trường Lạng Sơn
( )
15