Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.85 KB, 5 trang )
Viêm phế quản phổi ở trẻ em:
Cách điều trị và chăm sóc
Khám phổi cho trẻ.
Thời tiết thay đổi, có rất nhiều bệnh mà trẻ em hay mắc phải như viêm
phổi, sốt, sổ mũi, tiêu chảy Viêm phế quản phổi là một trong số các bệnh
hay gặp khi thay đổi thời tiết.
Viêm phế quản phổi là tổn thương viêm cấp diễn lan toả cả phế nang, mô
kẽ lẫn phế quản, thường do các tác nhân virut khởi đầu, sau đó bội nhiễm vi khuẩn
hoặc do cả hai.
Bệnh nhân có tiền sử nhiễm khuẩn nhẹ đường hô hấp trên như ho, sổ mũi
rất dễ bị viêm phế quản phổi. Bệnh viêm phế quản phổi giai đoạn khởi phát trẻ chỉ
bị sốt nhẹ, người mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém.
Ở giai đoạn toàn phát trẻ sốt cao hoặc có thể lại bị hạ nhiệt độ, ho khan,
chảy nước mũi và bắt đầu xuất hiện đờm. Lúc này, trẻ thấy khó thở, cánh mũi
phập phồng, thở nhanh.
Đối với trẻ sơ sinh, trẻ đang tuổi bú có những triệu chứng và dấu hiệu
trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ hoặc sốc Trẻ thấy mệt mỏi, cơ thể
gầy yếu, nghe phổi thấy có ran ấm, ran rít, ran ngáy rải rác ở một hoặc hai bên
phổi chụp Xquang có nốt mờ rải rác ở hai phổi; xét nghiệm máu, bạch cầu đa nhân
trung tính cao.
Điều trị:
Bệnh viêm phế quản phổi nếu được phát hiện và điều trị đúng, sớm sẽ rất
tốt. Các bác sĩ sẽ chống nhiễm khuẩn cho bệnh nhi bằng cách dùng kháng sinh có
thể uống, tiêm (theo chỉ dẫn của bác sĩ) nhưng tốt nhất nên dùng dưới dạng siro và
nên cho trẻ uống trước khi bú, khi ăn như thế tránh để trẻ bị kích thích tiêu hoá
gây nôn trớ thức ăn.
Đối với trẻ sơ sinh, trẻ từ 2 tháng tuổi trở xuống nên đưa trẻ tới bệnh viện
để có điều kiện chăm sóc, điều trị tích cực hơn. Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ điều trị các