Thứ tư, ngày 30 tháng 11 năm 2016
Giáo dục Âm nhạc
Khối 5.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH NHẢY DÂN VŨ
THEO BÀI HÁT: “NỐI VÒNG TAY LỚN”.
I. Mục tiêu:
- HS biết múa, nhảy Dân vũ theo giai điệu bài hát Con cào cào.
- Học sinh hiểu được đây là một bài nhảy dùng trong sinh hoạt tập thể.
- Học sinh hiểu được Dân vũ là gì, nó ra đời từ khi nào và gia nhập vào Việt Nam
thời điểm nào.
II. Tài liệu và phương tiện:
1. Giáo viên:
- Băng ghi bài hát Nối vòng tay lớn.
- Chuẩn bị tốt các động tác biểu diễn.
2. Học sinh:
- Nghế ngồi; Vở ghi chép.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động: khởi động: 3p.
- GV giới thiệu: Giờ học hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em một điệu nhảy tập thể
đó là điệu nhảy Dân vũ. Dân vũ là một điệu nhảy của các dân tộc trên thế giới, là điệu
nhảy mà toàn dân ai củng có thể nhảy được. Đặc biệt Dân vũ là một điệu nhảy rất đơn
giản, Dân vũ vào Việt Nam Nam 2008 được tập nhảy lần đầu tiên tại chương trình tập
huấn trong Quân đội và trong những năm gần đây Trung Ương Đồn đã đưa vào
chương trình tập huấn Đội. Bài nhảy hôm nay cô hướng dẫn các em đó là bài hát
“Nối vịng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ca khúc ra đời từ những năm 19681969 của thế kỷ trước, cổ vũ cho tinh thần hịa hợp, hịa giải dân tộc, khát vọng hịa
bình và thống nhất đất nước.
? Các em có thích cơ biểu diễn cho các em xem không?
- GV làm mẫu một lần cho các em cùng xem.
Các em thấy cô nhảy đẹp khơng? Các em có thích nhảy giống cơ khơng?
Trước khi vào tập các em cho cô biết các động tác chân mà cô nhảy với các động tác
chân các em được tập nhảy Dân vũ trước sân trường có động tác nào rất quen thuộc?
Đi quả trám, sang phải sang trái.
- Vì sao Dân vũ lại dễ nhảy, vì Dân vũ cũng giống như các em tập Đội thôi. Sang
phải, sang trái, chạy tại chỗ, tiến lùi.
- GV tập động tác chân trước. GV hướng dẫn và cùng thực hiện với các em 1 lần sau
đó bắt nhịp cho học sinh thực hiện và cô theo dõi sửa sai cho các em.
Các em đã được tập một số động tác chân tại chỗ. Bây giờ để thực hiên được bài hát
Con cào cào bây giờ chúng ta ghép một sô động tác tay kết hợp dựa trên lời ca của bài
hát thì chúng ta được một bài nhảy dân vũ hoàn chỉnh.
2. Hoạt động cơ bản: 15p.
- GV mở băng nhạc và làm mẫu cho học sinh xem toàn bộ bài 1 lần.
- Học sinh nêu cảm nhận ban đầu về bài hát cũng như cách biểu diễn của cô.
- Học sinh nêu theo hiểu biết của các em.
- GV bổ sung cho các em về giai điệu, tiết tấu...
- GV hướng dẫn từng điệu một như đã chuẩn bị.
3. Hoạt động thực hành: 10p.
- Chia tổ, lớp cho học sinh luyện tập.
- GV theo dõi và sửa sai cho học sinh.
- Gọi một số học sinh hát tốt thể hiện bài hát.
- GV tiếp tục theo dõi và sửa sai cho các em.
IV. Tổng kết tiết học: 3p.
- Cho HS hát lại bài hát 2 lần trước khi kết thúc tiết học.
- Nhắc học sinh về nhà hát cho người thân trong gia đình cùng nghe.
Giáo dục Âm nhạc
Khối 1/ Tiết 1:
CHỦ ĐỀ: VUI ĐẾN TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Học sinh làm quen với thầy cô.
- Học sinh biết một số bài hát về thầy cô, mái trường.
- Học sinh đọc thuộc câu “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
II. Tài liệu và phương tiện:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị một số bài hát về chủ đề “ Vui đến trường” phù hợp với đối
tượng học sinh lớp 1.
2. Học sinh:
- Tìm, sưu tầm một số bài hát đúng chủ đề của tiết học.
III. Các hoạt động dậy học:
1. Hoạt động 1: Khởi động: 3p.
- Giáo viên cho cả lớp hát một bài hát tập thể để gây khơng khí học tập ban
đầu.
- GV nêu chủ đề tiết học và gợi ý cho học sinh tìm một số bài hát.
2. Hoạt động cơ bản: 5p.
a. Hoạt động 1. Học sinh làm quen với thầy cô giáo.
- Học sinh tự giới thiệu về bản thân như: em tên là gì, con ai, đến từ xóm
nào, xã nào...
- Học sinh làm quen thầy cơ: Học sinh kể tên mộ số thầy cô các em có thể
biết như cơ giáo chủ nhiệm, các cơ giáo bộ môn, thầy cô BGH... và tập làm
quen.
b. Hoạt động 2: tìm hiểu, sưu tầm một số bài hát về chủ đề “ Vui đến
trường”.
Một số bài hát: Ngày đầu tiên đi học; Đi học về; Vui đến trường; Đi học…
- GV bổ sung cho các em thêm.
- GV tìm hiểu xem học sinh đã thuộc được những bài nào trong số các bài
hát các em vừa nêu ở trên.
- GV bắt nhịp, đàn cho các em nghe lại giai điệu các bài hát đó mỗi bài một
lần để giúp các em nhớ, làm quen giai điệu bài hát.
3. Hoạt động thực hành: 20p.
- GV lần lượt đàn giai điệu cho các em thể hiện từng bài hát trên theo hình
thức tập thể, tốp ca.
- Trong quá trình học sinh thực hiện nếu có sai sót thì giáo viên sửa sai kịp
thời cho các em ln.
- Học sinh trình bày bài hát theo hình thức song ca, đơn ca.
- Gv tiếp tục theo dõi và sửa sai.
* Học sinh tập đọc thuộc câu “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
- GV ghi câu thơ lên bảng và hướng dẫn học sinh đọc đúng tiết tấu và thuộc
câu thơ.
- Một số cá nhân đọc.
- Gv theo dõi và sửa lỗi cho các em nếu có.
IV. Tổng kết tiết học: 3p.
? Chủ đề của tiết học hơm nay là gì?
- Vui đến trường.
- Một số học sinh nhắc lại chủ đề.
- Nhắc lại tên các bài hát vừa được ôn tập.
- Cả lớp biểu diễn lại bài hát Đi học.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương, động viên các em.
Giáo dục Âm nhạc
TRÒ CHƠI ÂM NHẠC
Khối 2/ Bài tăng buổi:
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh nhớ lại được giai điệu, tiết tấu, lời ca cũng như tên, xuất xứ tác giả
các bài hát đã học.
- Rèn cho học sinh kĩ năng nghe, thẩm âm về gia điệu, nhịp điệu bài hát và thuộc
lời bài hát.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên
- Chuẩn bị nội dung của các trò chơi.
- Đàn và hát thuộc tất cả các bài hát các em đã học trong học kỳ I và kỳ II.
2. Học sinh
- Nhớ lại các bài hát đã học và tác giả các bài hát đó.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động khởi động (5p).
- GV giới thiệu nội dung tiết học hôm nay: Tổ chức trò chơi Âm nhạc.
- GV nêu một số yêu cầu và chuẩn bị của tiết học để các em nắm bắt được.
- Tiết học này cô sẽ tổ chức cho các em một số trò chơi liên quan đến kiến thức các
bài học mà các em đã được học.
- GV chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội có một tên gọi riêng.
Đội 1: Đội Chích bơng
Đội 2: Đội Vành khuyên
Đội 3: Đội Voi con.
Các em đếm số thứ tự 1,2,3 và những em nào có số đếm 1 thì về đội 1, em nào số 2
về đội 2 và tương tự đội 3.
Hoạt động 1: (10p). Trị chơi có tên gọi “Nhạc sĩ nhí”.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi cho HS hiểu.
- Cô đàn giai điệu một câu hát hoặc một đoạn nhạc có trong bài hát các em đã được
học. Nhiệm vụ các em là nghe và hát lại đoạn nhạc hoặc câu hát đó bằng một
nguyên âm nào đó do cơ quy định cho mỗi đội. Lần 1, lần 2 các đội tự hát riêng, lần
3 các đội hát chung một bè và tất nhiên là đội nào hát ngun âm của đội đó.
- Trị chơi diễn ra trong vòng 10p và kết thúc trò chơi giáo viên có nhận xét, động
viên.
Trị chơi 2: (10p). Trị chơi có tên gọi “Nghe giai điệu đồn tên bài hát và tên
tác giả”.
GV phổ biến luật chơi: GV đàn gia điệu và nhiệm vụ của các em là nghe giai điệu
đoán tên bài hát và tên tác giả bài hát và đồng thời thể hiện lại đoạn giai điệu cô vừa
đàn và phần thi này các em dùng xắc xô để dành quyền trả lời câu hỏi. Đội nào có
tín hiệu nhanh thì được trả lời và em nào trả lời đúng thì được mang về cho đội
mình một lá cờ chiến thắng.
- Kết thúc trị chơi GV có nhận xét và cùng các em kiểm tra cờ chiến thắng của các
đội.
Trò chơi 3: Trò chơi vận động: 12p. Trò chơi này có tên gọi “Ai nhanh ai khéo”.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Trò chơi đòi hỏi có sự kết hợp khéo léo giữa 2 bạn chơi và nhiệm vụ của các em
là di chuyển bóng đến nơi quy định và bỏ bóng vào giỏ sau đó nhiệm vụ của các em
tiếp tục tìm các từ còn thiếu điền vào chỗ trống ( GV chuẩn bị sẵn các từ để cho các
em tìm ghép vào câu nhạc mà cô đã chuẩn bị sẵn ở bảng lớp). Thời gian trò chơi
được thực hiện trong vòng 12. GV mở nhạc nền bài “Lớp chúng ta đoàn kết” trong
khi trị chơi diễn ra để tạo khơng khí sơi nổi hơn. Kết thúc trò chơi đội nào điền
được nhiều từ chính xác thì phần thắng thuộc về đội đó.
- GV cùng học sinh kiểm tra kết quả của trò chơi.
* Kết luận 3 phần thi: GV động viên khuyến khích các độic chơi và kết luận phần
tháng thuộc về đội chơi nào.
Hoạt động tiếp nối (3p).
- GV cho học sinh nhắc lại nội dung các trò chơi, GV nhận xét tiết học và động
viên học sinh về nhà các em sưu tầm thêm một số trò chơi khác.
TUẦN 27
Thứ 3 ngày 27 tháng 3 năm 2017
Hoạt động giáo dục
TRỊ CHƠI :NGHE GIAI ĐIỆU ĐỐN BÀI HÁT; ĐI TÌM NGƯỜI
HÁT
AI NHANH HƠN
I. Mục tiêu:
- Rèn cho học sinh kĩ năng nghe, thẩm âm về giai iệu, nhịp điệu và phán
đoán, nhận ra được giọng của người khác.
- Giúp học sinh nhớ lại được giai điệu, tiết tấu, lời ca cũng như tên, xuất xứ
tác giả các bài hát đã học.
- Rèn cho học sinh sự nhanh nhẹn và khả năng phản xạ tốt.
II. Tài liệu và phương tiện:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị nội dung của các trò chơi, xắc xô, cờ chiến thắng.
- Đàn và hát thuộc tất cả các bài hát các em đã học.
2. Học sinh:
- Nhớ lại các bài hát đã học và tác giả các bài hát đó.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động:
- GV giới thiệu nội dung tiết học hôm nay. GV nêu một số yêu cầu và chuẩn
bị của tiết học để các em nắm bắt được.
- Tiết học này cô sẽ tổ chức cho các em một số trò chơi liên quan đến kiến
thức các bài học mà các em đã được học.
- GV chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội có một tên gọi riêng.
Đội 1 có tên gọi là: đội Họa My; đội 2: đội Chim Xanh; đội 3: Đội Vàng
Anh.
Các em đếm số thứ tự 1,2,3 và những em nào có số đếm 1 thì về đội 1, em
nào số 2 về đội 2 và tương tự đội 3.
2. Hoạt động khám phá-trải nghiệm:
* Trị chơi 1: Trị chơi có tên gọi “ Nghe giai điệu đoán tên bài hát và tên
tác giả”.
- GV phổ biến luật chơi: GV đàn gia điệu và nhiệm vụ của các em là nghe
giai điệu đoán tên bài hát và tên tác giả bài hát và đồng thời thể hiện lại đoạn
giai điệu cô vừa đàn và phần thi này các em dùng xắc xô để dành quyền trả
lời câu hỏi. Đội nào có tín hiệu nhanh thì được trả lời và em nào trả lời đúng
thì được mang về cho đội mình một lá cờ chiến thắng.
- Kết thúc trị chơi GV có nhận xét và cùng các em kiểm tra cờ chiến thắng
của các đội.
- Trò chơi diễn ra trong vòng 8p và kết thúc trị chơi giáo viên có nhận xét,
động viên.
* Trị chơi 2: Trị chơi có tên gọi: “Đi tìm người hát”.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi: Cô chỉ định một bạn bất kỳ hát một
bài hoặc một câu hát có trong các bài hát mà các em đã được học. Nhiệm vụ
của người trên bảng là phải nghe và đoán ra người hát, nếu đốn đúng thì
người hát đó phải lên thay thế cho bạn cịn nếu đốn sai thì em đó phải tiếp
tục đốn cho đến khi đốn được bạn khác. Trị chơi cứ được tiếp tục cho đến
khi hết thời gian quy định.
* Trò chơi 3: Trò chơi vận động: Trò chơi này có tên gọi “Ai nhanh hơn”.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Trò chơi đòi hỏi người chơi phải tinh tai và nhanh nhẹn. GV tổ chức cho
một nhóm khoảng 9 em, 9 em này đại diện cho 3 đội chơi. GV đặt 8 cái ghế
ngồi thành một vòng tròn và nhiệm vụ của các em là đi xung quanh dãy ghế
và vừa đi vừa hát bài “Bắc kim thang” dân ca Nam Bộ kết hợp gõ đệm theo
bài hát. Các em phải chú ý lệnh của cơ giáo. Khi cơ u cầu dừng lại thì tất
cả các em ngồi vào ghế và em nào không ngồi kịp hoặc ngã thì coi như là
thua cuộc và trị chơi tiếp tục đối với những em còn lại cho đến khi hết thời
gian quy định và kết thúc trò chơi em nào thua cuộc thì sẽ được phạt bằng
một trò chơi khác như là đi người mẫu.
* Kết luận 3 phần thi: GV động viên khuyến khích các đội chơi và kết luận
phần thắng thuộc về đội chơi nào.
IV. Tổng kết tiết học:
- GV cho học sinh nhắc lại nội dung các trò chơi, GV nhận xét tiết học và
động viên học sinh về nhà các em sưu tầm thêm một số trò chơi khác phù
hợp để tiết học sau chúng ta chơi.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
TRÒ CHƠI “DÙNG HÀNH ĐỘNG ĐOÁN BÀI HÁT”;
“AI NHANH HƠN”.
I. Mục tiêu:
- Rèn cho học sinh kĩ năng nghe, thẩm âm về giai điệu, nhịp điệu bài hát và
thuộc lời bài hát.
- Giúp học sinh nhớ lại được giai điệu, tiết tấu, lời ca cũng như tên, xuất xứ
tác giả các bài hát đã học.
- Rèn cho học sinh sự nhanh nhẹn và khả năng phản xạ tốt.
II. Tài liệu và phương tiện:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị nội dung của các trị chơi, xắc xơ, cờ chiến thắng.
- Đàn và hát thuộc tất cả các bài hát các em đã học.
2. Học sinh:
- Nhớ lại các bài hát đã học và tác giả các bài hát đó.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: 5p.
- GV giới thiệu nội dung tiết học hôm nay. GV nêu một số yêu cầu và chuẩn
bị của tiết học để các em nắm bắt được.
- Tiết học này cô sẽ tổ chức cho các em một số trò chơi liên quan đến kiến
thức các bài học mà các em đã được học.
- GV chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội có một tên gọi riêng.
Đội 1 có tên gọi là: Đội đồng ca; đội 2: Đội lĩnh xướng; đội 3: Đội thanh
phách.
Các em đếm số thứ tự 1,2,3 và những em nào có số đếm 1 thì về đội 1, em
nào số 2 về đội 2 và tương tự đội 3.
2. Hoạt động thực hành: 26p.
* Trị chơi 1: 11p . Trị chơi có tên gọi “Dùng hành động đoán tên bài hát”.
GV phổ biến cách chơi và luật chơi cho HS hiểu.
Cô dùng hành động diễn tả nội dung một số câu hát có trong những bài hát
các em đã được học và yêu cầu các em quan sát rồi trả lời. Ví dụ: khi cơ làm
động tác đi diễu hành thì học sinh biết đó là bài “Chiến sĩ tý hon”, cơ làm
động tác xịe hoa thì là bài hát “Xịe hoa” , cơ làm động tác đánh đàn thì học
sinh biết đó là bài “Mẹ đi vắng”, cơ làm động tác chim hót thì là bài “Chim
chích bơng”… và tất nhiên những hành động này phải được diễn tả lại các
ca từ có trong bài hát. Khi học sinh trả lời đúng thì yêu cầu em đó hát lại câu
hát hoặc bài hát đó và khi hát xong em đó có quyền chỉ định bạn khác chơi
cịn sai thì em khơng được quyền chơi và cơ sẽ dành quyền chơi cho bạn
khác.
- Trị chơi diễn ra trong vòng 8p và kết thúc trò chơi giáo viên có nhận xét,
động viên.
* Trị chơi 2: Trị chơi vận động: 15p. Trị chơi này có tên gọi “Ai nhanh
hơn”.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Trò chơi đòi hỏi người chơi phải tinh tai và nhanh nhẹn. GV tổ chức cho
một nhóm khoảng 9 em, 9 em này đại diện cho 3 đội chơi. GV đặt 8 cái ghế
ngồi thành một vòng tròn và nhiệm vụ của các em là đi xung quanh dãy ghế
và vừa đi vừa hát bài “Bắc kim thang” dân ca Nam Bộ kết hợp gõ đệm theo
bài hát. Các em phải chú ý lệnh của cô giáo. Khi cô yêu cầu dừng lại thì tất
cả các em ngồi vào ghế và em nào khơng ngồi kịp hoặc ngã thì coi như là
thua cuộc và trò chơi tiếp tục đối với những em còn lại cho đến khi hết thời
gian quy định và kết thúc trị chơi em nào thua cuộc thì sẽ được phạt bằng
một trò chơi khác như là đi người mẫu. (Dự kiến 3p).
* Kết luận 2 phần thi: GV động viên khuyến khích các đội chơi và kết luận
phần tháng thuộc về đội chơi nào.
IV. Tổng kết tiết học: 3p.
- GV cho học sinh nhắc lại nội dung các trò chơi, GV nhận xét tiết học và
động viên học sinh về nhà các em sưu tầm thêm một số trò chơi khác phù
hợp để tiết học sau chúng ta chơi.