Tùng Lục Yên
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nghề dạy học, việc vừa dạy học vừa phát huy sáng kiến nhằm
nâng cao chất lượng là một việc làm cần thiết đối với mỗi nhà giáo. Trong cuộc
sống của mỗi con nguời khơng thể thiếu giao tiếp, lời nói và chữ viết theo ta
đến suốt cuộc đời. Khi đã là phụ huynh hẳn ai cũng thấm thía câu nói “Dạy con
từ thủơ còn thơ” Việc rèn chữ viết cũng cần được thực hiện, đặc biệt quan tâm
khi con thơ học Tiếng Việt là việc làm cần thiết, thường xuyên và liên tục.
Trong bài viết này chúng tơi khơng nói nhiều về lý thuyết môn học cũng
như những nghiên cứu của các tác giả có chung quan điểm. Nội dung sáng kiến
xin đề cập trao đổi sâu về yếu tố thực hành về hình thành kỹ năng viết cho học
sinh lớp 3 qua thực tế đứng lớp và kinh nghiệm chuyên môn khi thực hiện
nhiệm vụ môn học và đánh giá nội dung học tập theo thông tư 22. Với các vấn
đề dạy học từ thực tế và trao đổi từ thực tế giảng dạy sẽ giúp bạn đọc có thêm
cái nhìn thực tế hơn về một hoạt động chúng ta đang làm. Góp phần hạn chế
những thực trạng của bộ mơn hiện nay.
1. Lí do chọn SKKN:
“Rèn kỹ năng viết chữ cho học sinh lớp 3
và đánh giá thường xuyên theo thơng tư 22”
1.1. Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của dạy kỹ năng viết chữ trong
việc dạy mơn Tiếng Việt trong tiểu học.
Có thể khẳng định rằng: “Rèn chữ viết là rèn từ hai phía cả thầy và cả
trị”. Dạy chính tả - rèn chữ viết chính là rèn luyện phong cách sống cho trẻ thơ,
“Chữ viết- Nết người”. Rèn chữ viết - rèn kỹ năng viết chính là rèn đức tính cẩn
thận, lịng kiên trì, óc thẩm mỹ, khả năng quan sát tinh tế, tính khoa học chính
xác, cách ngồi viết là một cách ngồi làm việc của công việc trong tương lai của
trẻ. Rèn chữ viết tốt đồng nghĩa với việc rèn người, rèn đức tính cẩn thận và
lịng kiên trì cho con trẻ.
Trong dạy- học, Tiếng Việt là môn được xem là một môn cơ bản, là môn
công cụ quan trọng để học các mơn khác. Trong tình hình điều kiện thực tiễn
của Việt Nam việc viết trên máy chưa phổ biến, kinh nghiệm sống cần được ghi
chép văn bản viết. Nếu không viết tốt học sinh sẽ không thể đáp ứng được yêu
cầu học tập của các lớp học tiếp theo.
1.2. Xuất phát từ nhu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới giáo dục và đổi
mới thông tư 22 về đánh giá năng lực học sinh tiểu học.
- Với sự thay đổi trong cách đánh giá thường xuyên theo thông tư 22,
chuyển sang đánh giá năng lực học tập. Với việc đánh giá bằng nhận xét địi hỏi
phải có một phương pháp đúng đắn để đảm bảo phát triển năng lực học tập của
từng cá nhân. Việc rèn kỹ năng viết là một đáp ứng yêu cầu về đánh giá năng
lực, đặt ra các biện pháp cho học sinh hoàn thành các nội dung học tập.
- Để đáp ứng theo thông tư đánh giá địi hỏi người dạy phải có phương
pháp đúng đắn, nghiệp vụ chuẩn để tiến hành các khâu các pha đánh giá. Trong
đó coi trọng nhất lá khâu đánh giá thường xuyên bài viết của học sinh trên lớp.
Có thể khẳng định răng: “Nếu khơng có biện pháp hỗ trợ trong đánh giá thường
xuyên kịp thời thì học sinh khơng thể có kỹ năng. Một học sinh có thay đổi tiến
bộ hay khơng, địi hỏi sự kiên trì từ hai phía cả người dạy và cả người học
nhưng sự quyết định thành cơng lại hồn tồn ở năng lực của người thầy”. Vai
trị của người thầy có vị trí đặc biệt quan trọng, then chốt. Vì chữ viết mang
tính khn mẫu cao.
1.3. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn:
Trong quá trình dạy lớp 3A Trường TH & THCS Minh Tiến. Một xã
vùng khó khăn do đa số học sinh là con em các dân tộc thiểu số. Dạy viết đúng
đã là khó khăn, viết đẹp thì lại càng khó khăn hơn. Nhưng dù khó khăn đến đâu
thì cũng phải khắc phục dần dần, từ từ để tạo ra sự chuyển biến trong chất
lượng bộ môn. Đây là vấn đề được nhiều đồng nghiệp quan tâm, tuy vậy trong
điều kiện thực tiễn tôi vẫn muốn tạo ra giải pháp nào đó về vấn đề này. Thiết
nghĩ nếu khơng có biện pháp gì giúp đỡ các em thì đó là khoản thiếu hụt nhất
đối với những ai đã và đang dạy học.
- Từ những cơ sở căn cứ trên thực tiễn đang địi hỏi cần phải có sự tìm tịi
nghiên cứu để có phương pháp tác động kịp thời, phù hợp và hiệu quả để học
sinh học tập tiến bộ hơn. Với những lý do trên mà bản thân tôi mạnh dạn
nghiên cứu vấn đề này. Hy vọng nhằm giúp học sinh hạn chế thấp nhất lỗi viết
sai, nâng cao chất lượng dạy học Chính tả - Tiếng Việt.
- Sáng kiến là những đề xuất về giải pháp về rèn chữ viết cho học sinh lớp
3A Trường TH & THCS Minh Tiến. Vấn đề sáng kiến quan tâm ở việc học tập,
tổng hợp kinh nghiệm xoay quanh việc rèn chính tả, tập viết, tập làm văn cho
học sinh. Vận dụng những lý luận vào thực tiễn đúc rút kinh nghiệm cho bản
thân trong quá trình dạy học hiện nay cũng như những năm tiếp theo.
Bằng những vận dụng lý luận vào thực tiễn trong quá trình giảng dạy, đặt
ra mục đích nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp, giải pháp giúp cho người
giáo viên có phương pháp rèn kỹ năng cho học sinh viết tốt chính tả. (Giúp học
sinh phát triển các kỹ năng như: nghe, hiểu đúng, viết đúng, đẹp; khả năng vận
dụng thực hành, óc sáng tạo khoa học, khả năng ghi nhớ tốt. Hiểu và thực hiện
rèn luyện theo các biện pháp hướng dẫn hỗ trợ kịp thời từ phía thầy cơ).
2. Thời gian thực hiện và triển khai SKKN:
Đầu năm học tôi đã được phân công chủ nhiệm lớp 3A. Qua giảng dạy
tôi thấy thực trạng chữ viết của các em đang là vấn đề thiếu hụt tồn tại lớn.
Vậy nên, đầu tháng 9 tôi đã đăng ký tên đề tài với tổ chun mơn. Sau đó tơi
thu thập tài liệu và nghiên cứu. Đầu tháng 10 tơi trình bày kế hoạch làm sáng
kiến của mình trước tổ chun mơn và bắt tay vào viết đề cương. Đồng thời tôi
tiến hành các tiết thực nghiệm và tự đánh giá, rút kinh nghiệm và tổng hợp định
hướng chung. Đầu tháng 11 tơi trình bày trước tổ và thẩm định thực tế góp ý bổ
sung sau đó tơi tiến hành viết và hồn thiện sáng kiến kinh nghiệm. Cuối tháng
12 sáng kiến đã hoàn thành và trình hội đồng xét duyệt nhà trường và tiếp tục
áp dụng thực tế.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương I: Cơ sở lý luận
1. Cơ sở lí luận của vấn đề chính tả ở bậc tiểu học
Căn cứ theo quyết định số 31/2002/QĐ-BGD & ĐT ngày 14/06/2002 của
Bộ trưởng BGD & ĐT về việc ban hành mẫu chữ viết trong trường tiểu học.
Căn cứ mục đích yêu cầu tối thiểu của chuẩn Tiếng Việt, giữ gìn sự trong
sáng của Tiếng Việt. Xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống “Chữ viết - nết người”
chữ viết rõ ràng sạch đẹp là biểu tượng phong cách cẩn thận của mỗi người.
Căn cứ theo chương trình mơn Tiếng Việt 3 mỗi tuần đều có 2 tiết chính
tả và một tiết tập viết do bộ GD & ĐT ban hành.
Việc rèn chữ cho học sinh là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo. Rèn được
học sinh viết chữ đẹp là niềm vui của thầy cô, hạnh phúc của trẻ và là niềm tự
hào của cha mẹ. Nhưng chúng ta không chỉ rèn đọc - viết cho học sinh trong
chốc lát, mà đó là cả một quá trình rèn luyện lâu dài và liên tục. Vì vậy địi hỏi
người giáo viên phải có năng lực chun mơn vững vàng, có lịng u nghề
mến trẻ, giáo viên cần có tính cẩn thận tỉ mỉ, tránh nóng nảy. có vậy việc rèn
chữ cho học sinh mới thành công. Không chỉ có vậy, người giáo viên cần phải
lựa chọn, phối hợp sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học sao cho phù hợp
với nội dung từng bài, với đối tượng học sinh, tạo điều kiện cho các em chủ
động tìm và lĩnh hội kiến thức. Học sinh lớp 3 rất thích được khen. Lời khen
kịp thời sẽ giúp các em có hứng thú học tập và mau tiến bộ. Do vậy, giáo viên
phải biết động viên khuyến khích các em kịp thời, giúp các em tự tin trong khi
rèn chữ.
Giáo dục Tiểu học là nền tảng vững chắc để học sinh tiếp tục học lên các
lớp trên. Chính vì vậy địi hỏi các em ngay từ nhỏ phải có ý thức rèn chữ vì chữ
viết đẹp là một hành trang cho các em bước vào đời. Rèn chữ không những
đơn thuần để chữ viết chuẩn, đúng, đẹp mà còn là để rèn người.
Rèn kĩ năng viết chữ đẹp không chỉ đòi hỏi yêu cầu ở người thầy hướng
dẫn, mà phần quyết định đó chính là học sinh. Học sinh phải biết lắng nghe,
biết tiếp thu ý kiến đóng góp của bạn, của thầy; chịu khó tự giác rèn luyên dưới
sự hướng dẫn của người thầy.
2. Dạy học Tiếng Việt bản chất là hình thành các kỹ năng.
Trong dạy học, Tiếng Việt là môn cơ bản, là môn công cụ quan trọng để
học tốt các môn khác. Nếu không viết được thì khơng lưu giữ được các nội
dung học tập, vì sự ghi nhớ trí óc của con người khơng phải là vơ hạn. Hơn
nữa, trong tình hình điều kiện thực tiễn của Việt Nam hiện nay việc viết trên
máy chưa phổ biến, kinh nghiệm sống cần được ghi chép văn bản viết. Điều đó
yêu cầu bắt buộc học sinh phải được dạy kỹ năng viết và phát triển kỹ năng này
dần nâng cao theo nhu cầu học tập.
Có thể khẳng định rằng: “Dạy chính tả - rèn chữ viết chính là rèn luyện
phong cách sống cho trẻ”. “Rèn chữ viết - rèn kỹ năng viết là rèn đức tính cẩn
thận, lịng kiên trì, óc thẩm mỹ, khả năng quan sát tinh tế, tính khoa học chính
xác. Ngồi viết đúng là phong cách ngồi làm việc của cơng dân trong tương lai”.
Viết đúng thì người đọc dễ hiểu, hiểu đúng. Viết sai thì người đọc sẽ hiểu sai,
dù chỉ sai một dấu thanh, một dấu câu, một âm đầu cũng sẽ làm cho câu văn
viết trở thành lệch ý khó hiểu. Cũng chính điều này mà xưa nay vẫn nói: “Chữ
Tác đánh chữ Tộ” là vậy.
Bản chất rèn luyện kỹ năng là rèn tính cẩn thân, lịng kiên trì: “Người
khơng kiên trì thì khơng thể viết đẹp”.
3. Các vấn đề rèn luyện kỹ năng viết cần quan tâm là gì?
Trong quá trình dạy lớp 3A trường TH & THCS Minh Tiến, tôi nhận
thấy đa số cả lớp các em đều viết sai lỗi chính tả. Vì vậy, đây là tồn tại nghiêm
trọng không thể giải quyết trong chốc lát. Học sinh chưa có thói quen để học tốt
chính tả. Là một vùng khó khăn do đó đa số học sinh là con em các dân tộc
thiểu số nên viết đúng đã là khó khăn, viết đẹp thì lại càng khó khăn hơn.
Nhưng dù khó khăn đến đâu thì cũng phải khắc phục dần dần, từ từ để tạo ra sự
chuyển biến trong chất lượng bộ môn. Đây là vấn đề được nhiều đồng nghiệp
quan tâm, tuy vậy trong điều kiện thực tiễn tôi vẫn muốn tạo ra giải pháp nào
đó về vấn đề này. Thiết nghĩ nếu khơng có biện pháp gì giúp đỡ các em thì đó
là khoản thiếu hụt nhất đối với những ai đang làm nghề dạy học.
Khi thực hiện đánh giá thường xun bài viết của học sinh khơng cịn
như trước chỉ cần đánh giá và chữa lỗi mà đã dần quên việc nhận xét sự tiến bộ
của học sinh. Trong tình hình hiện nay: “Việc viết một dịng nhận xét của người
thầy cùng với lời đánh giá và biện pháp tiếp tục rèn luyện nó sẽ hiệu quả hơn
nhiều so với việc chúng ta chỉ nói phải viết đẹp, phải viết cẩn thận hơn…”.
Điều đó cho thấy chữ viết của người thầy trước tiên phải đủ tầm chuẩn mẫu để
gây ảnh hưởng tích cực đến học sinh cũng như phụ huynh khi giúp các em tự
học tại gia đình. Cái chúng ta cần và rất cần là: “Viết đúng mẫu chữ”, mà đã
viết đúng mẫu chữ tức là đã đạt tới cái gọi là “chữ đẹp” rồi.
- Phân mơn chính tả cùng với tập viết sẽ góp phần tiếp tục củng cố và
hoàn thiện tri thức cơ bản của hệ thống chữ viết và hệ thống ngữ âm Tiếng
Việt. Mơn chính tả dạy cho học sinh hệ thống chữ cái, mối liên hệ, chữ cái, cấu
tạo và cách viết chữ. Dạy viết chữ là dạy kỹ năng thực hành của các chữ viết
ấy trong hệ thống Tiếng Việt, có sự quy định chặt chẽ của luật chính tả hay quy
tắc chính tả mà ai ai cũng phải thừa nhận và thực hiện theo.
- Phân mơn chính tả cung cấp tri thức cơ bản về hệ thống chuẩn mực
thống nhất chính tả. Rèn luyện các kỹ năng Viết, Đọc, Hiểu chữ Việt đồng thời
trang bị cho học sinh một công cụ để phát triển tư duy khoa học góp phần bồi
dưỡng những tình cảm và phẩm chất tốt đẹp qua ngơn ngữ, tính chính xác, óc
thẩm mỹ …. Với các định hướng đó mục đích sáng kiến sẽ đi sâu vào việc dạy
học sinh cách viết đúng quy tắc chính tả, cách đánh dấu câu. Rèn cách viết
nhanh đảm bảo tốc độ và tiến tới viết đẹp.
- Hoạt động dạy chính tả là một hoạt động chung của các trường tiểu học
nói chung. Trong đó mỗi địa phương, mỗi khu vực lại có những khó khăn nhất
định. Từ thực trạng khó khăn của lớp chủ nhiệm đa số các em chưa viết đúng
chính tả theo chuẩn tối thiểu. Từ nhiệm vụ chung của phân môn nên để đạt mục
tiêu của mơn học thì tơi đã lựa chọn đối tượng là 38 học sinh lớp 3A do tôi chủ
nhiệm làm đối tượng tác động trong quá trình nghiên cứu.
Hoạt động rèn chính tả và chữ viết được hiểu là phải hình thành kỹ năng
cho từng học sinh trong lớp theo năng lực hiện có của mỗi em để phát triển tiến
bộ hơn. Chứ không phải cung cấp các kiến thức và kỹ năng đại trà cho số đông.
Mỗi em sẽ có những năng lực riêng, nhu cầu riêng chứ khơng phải em nào cũng
cần quan tâm như em nào.
Chính tả là một phân môn thực hành, qua các bài thực hành và ơn tập các
quy tắc chính tả để học sinh có kỹ năng và thói quen viết đúng. Khơng có tiết
học quy tắc chính tả riêng, các quy tắc đều được thông qua hoạt động thực tiễn
thực hành. Chính tả góp phần phát triển ngơn ngữ và phát triển tư duy khoa học
cho học sinh. Chính tả có quan hệ với chính âm với tập viết, tập đọc, luyện từ
và câu, … góp phần bồi dưỡng những những phẩm chất tốt đẹp qua sử dụng
ngơn ngữ, như tính khoa học - chính xác - thẩm mỹ …
Phân mơn chính tả có quan hệ chặt chẽ trong chỉnh thể 4 kỹ năng của mơn
Tiếng Việt : “nghe- nói- đọc - viết”. Trong khuôn khổ của sáng kiến cho phép,
trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập sâu hơn về thực hiện rèn kỹ năng viết,
kỹ thuật viết, kỹ thuật trình bày bài viết.
Từ những cơ sở căn cứ trên thực tiễn đang địi hỏi cần phải có sự tìm tịi
nghiên cứu để có phương pháp tác động kịp thời, phù hợp và hiệu quả để học
sinh học tập tiến bộ hơn. Với những lý do trên mà bản thân tôi mạnh dạn
nghiên cứu vấn đề này. Với hi vọng nhằm giúp học sinh hạn chế thấp nhất lỗi
viết sai, nâng cao chất lượng dạy học Chính tả, Tập viết.
Như vậy, muốn rèn luyện cho học sinh chữ viết đúng chính tả đặc biệt là
ở khu vực vùng nơng thôn , vùng sâu hiện nay là một hoạt động rất có ý nghĩa
và tầm quan trọng mang tính thời sự, cần thiết để dạy học đảm bảo theo thông
tư . Nhận thức rõ về trách nhiệm của người thầy, từ đó mà có những định
hướng về phương pháp thích ứng sao cho phát huy được tính tích cực, tự giác
rèn luyện của các em, tạo được hứng thú cho các em rèn luyện. Đồng thời phải
sử dụng và vận dụng các định hướng trên một cách linh hoạt. Như vậy việc rèn
luyện kỹ năng mới đạt hiệu quả và coi đó như một yêu cầu đặt ra để vận dụng
thực hiện thông tư đánh giá hiện nay.
Chương II: Thực trạng chất lượng dạy học chính tả ở địa phương.
1. Đặc điểm của nhà trường:
Là một trường vùng khó khăn đa số học sinh là con em các dân tộc thiểu
số. Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ đảm bảo cho việc dạy và
học của giáo viên và học sinh như phòng học, ánh sáng, bàn ghế, đồ dùng cho
mơn học.
Về tình hình học sinh: nhìn chung các em chăm ngoan học tập, luôn chú
ý đến sách vở của mình. Tuy nhiên, trình độ nhận thức của học sinh còn chậm
và còn hổng kiến thức do chưa có được kỹ năng.…nên việc học viết đúng là
một vấn đề khó.
Về tình hình đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn trở lên. Giáo viên có
chun mơn vững vàng, có lịng u nghề mến trẻ, say sưa với sự nghiệp trồng
người, giáo viên và học sinh luôn coi trọng công tác luyện vở sạch, viết chữ
đẹp.
Một số khó khăn: Cơng tác xã hội hoá giáo dục chưa thực sự phát triển
do đó sự quan tâm của phụ huynh tới con em cịn hạn chế; Cùng với đó là
những khó khăn về dân trí thấp, mức sống thấp , ...làm cho học sinh bị thiếu
hụt cả về vật chất và thời gian tự học. Phong trào rèn chữ ở một số giáo viên
chưa được quan tâm đáp ứng đúng với yêu cầu của sự phát triển nghề nghiệp.
2. Chất lượng dạy học phân môn:
Ngay từ đầu năm học, qua đánh giá nhận xét về chất lượng bài viết của
học sinh tôi nhận thấy: Trong lớp cịn có q nhiều em viết chậm, sai lỗi chính
tả nhiều. Tơi đã tiến hành đánh giá nhận xét liên tục chất lượng bài chính tả
trong 3 tuần đầu năm. Qua sàng lọc phân loại đối tượng học sinh và phân loại
các lỗi cơ bản nhất cụ thể.
Kết quả đánh giá nhận xét bài viết chính tả và tập viết trong 3 tuần đầu
năm cho thấy:
* Tổng số học sinh
:
38 em.
- Viết không sai lỗi và trình bày đẹp :
0 Vở
- Viết đảm bảo đúng chính tả
:
0 Vở
- Viết tạm đảm bảo đúng chính tả :
3 Vở
- Viết sai nhiều không đạt tiến độ ... :
35 Vở
* Các lỗi sai chủ yếu là: Sai (âm đầu, âm cuối, vần, dấu thanh), thiếu nét,
không đúng độ cao, không đúng li, không viết đúng mẫu các chữ hoa, không
bắt đầu hoặc kết thúc chữ đúng, không đủ nét, sai quy trình viết dấu thanh,
khơng cầm bút đúng, khơng ngồi viết đúng, không đúng chữ- từ- câu mẫu,
không biết tự trình bày bài viết, khơng thực hiện nề nếp khi học tiết chính tảtiết tập viết, khơng đúng tốc độ ....
3. Phân tích nguyên nhân:
a. Nguyên nhân từ phía học sinh:
- Chưa nắm chắc về âm vần nên khi phân tích để viết một số tiếng khó
cịn lúng túng, khơng phân tích được.
- Một số học sinh tư thế ngồi viết và cách cầm bút chưa đúng.
- Cịn có em viết ngoáy, ý thức chưa cao, chưa tự giác rèn chữ viết.
- Đa số các em chưa đảm bảo tốc độ viết trong giờ học, giờ làm bài nên
chữ viết thường khơng nắn nót, khơng viết đúng quy cách, sai kích cỡ, khoảng
cách giữa các chữ khơng đều.
- Hiện tượng viết sai nét, sai cỡ chữ, hở nét, thừa nét, thiếu dấu hoặc
đánh dấu khơng đúng vị trí diễn ra thường xun. Ngun nhân chính do chưa
có được mơi trường rèn luyện kỹ năng thường xuyên, liên tục từ phía người
dạy ở các lớp trước.
- Do chưa được tạo điều kiện có thời gian học tại nhà hợp lý.
- Một số em chưa được tạo điều kiện có đủ đồ dùng sách, vở, bảng, phấn,
bàn ghế đúng quy cách, chưa có thói quen viết bút mực .... .
- Một số em hổng kiến thức, chưa được phụ huynh quan tâm thường
xuyên đúng mực.
- Một số em bị ảnh hưởng phát âm và chính tả của tiếng dân tộc.
b. Nguyên nhân chủ quan từ phía giáo viên:
- Chưa quan tâm đúng mực, chưa tỉ mỉ, cịn nơn nóng khi nhận xét cho
học sinh, học sinh viết sai lỗi chính tả thì giáo viên chỉ gạch chân, ít sửa sai cho
các em dẫn tới các em không biết phải sửa sai thế nào cho đúng.
- Giáo viên chưa quan tâm đến phong trào vở sạch chữ đẹp, nhận xét bài
cho học sinh chưa thường xuyên, khi học sinh viết sai nét, giáo viên đều bỏ
qua. Vì vậy, khi giáo viên nhận xét, đánh giá bài viết của các em cịn sửa lỗi
qua loa. Khơng có thói quen sẽ khơng có nề nếp.
- Trong các giờ chính tả, giáo viên chưa thực sự tổ chức tiết học sơi nổi,
chưa có sự đổi mới phương pháp, hình thức dạy học thực sự mà cịn mang tính
hình thức.
c. Một số nguyên nhân khách quan:
- Do phụ huynh thiếu quan tâm sửa lỗi, tư thế ngồi viết cho các em.
- Bản thân một số phụ huynh còn viết sai chính tả. Cụ thể khi trao đổi với
giáo viên chủ nhiệm qua tin nhắn hoặc sổ liên lạc.
- Học sinh nói sai, viết sai khơng được sửa đã tạo thành thói quen khơng
phân biệt được thế nào là viết đúng.
Chương III: Các biện pháp “Rèn kỹ năng viết chữ
cho học sinh lớp 3 và đánh giá thường xuyên theo thông tư 22”.
1. Xây dựng phương pháp, biện pháp, cách thức tiến hành phù hợp
với thực tế đối tượng khu vực áp dụng
1.1. Sự cần thiết từ phía người thầy?
Thường xuyên kiểm tra cách viết của học sinh. Trong các bài chính tả và
bài học khác, nhất là bài trong bài hàng ngày học các môn. Giáo viên trước hơn
hết phải là người viết đúng, viết chuẩn mẫu chữ viết trên bảng lớp cũng như
trên vở học sinh khi viết lời đánh giá nhận xét. Chữ viết phải đủ mẫu mực để
hình thành nề nếp trên vở cho học sinh cả về kỹ thuật viết và kỹ thuật trình bày
bài viết, trên bảng và trên vở. Đảm bảo tất cả các vở ghi phải được quy ước sử
dụng một cách cụ thể, khoa học, hợp lý phù hợp với điều kiện kinh tế khu vực.
1.2 Sửa lỗi mang tính khoa học, thường xuyên liên tục
Từ những chỗ viết sai, tiến hành phân tích để các em hiểu được những
câu chữ mình viết sai để sữa chữa. Phải phân tích tỉ mỉ, rõ ràng kết hợp sử dụng
hiệu quả các đồ dùng bộ mơn hiện có cũng như đồ dùng tự chế, tự làm để tăng
khả năng hiểu rõ hiểu đúng bản chất, nội dung cần sửa chữa hoàn thiện theo
biện pháp thầy hướng dẫn cho từng học sinh. Trong đó rất cần thiết và không
thể thiếu sự giúp đỡ từ nhưng người xung quanh, có thể là bạn học tốt hơn cùng
bàn, cùng tổ. Cũng có thể là các thầy cơ bộ mơn khác, cũng có thể từ phía anh
chị hoặc phụ huynh khi học ở nhà.
1.3 Phương pháp tiến hành hoạt động đánh giá, nhận xét
Xem xét nghiêm túc sự tiến bộ của các em, giúp các em có hướng phấn
đấu, ý thức vươn lên trong học tập. Thường xuyên yêu cầu các em viết bài ở
nhà khi chưa hoàn thành bài viết theo mục tiêu của tiết học. Phân tích những
tiếng từ các em viết sai theo các đơn vị nhỏ nhất để các em tự luyện viết cho
đúng. Hoạt động đánh giá nhận xét không chỉ được tiến hành khi đã kết thúc
bài viết hoặc tiết học, mà phải được thực hiện thường xuyên kịp thời trong tất
cả các khâu từ khi kiểm tra bài cũ, khi viết bảng con, khi nhận xét bài của bạn,
khi đọc bài, cả khi đang viết bài, đang soát bài, đang sửa lỗi hoặc đang đổi vở
cho bạn... Như vậy cũng có nghĩa việc đánh giá khơng chỉ của riêng thầy dạy
mà nó thực sự hiệu quả khi nó được chỉ ra từ chính người bạn tiến bộ ngồi cùng
bàn hoặc của một người khác, miễn sao để cá nhân điều chỉnh rèn luyện kịp
thời sau mỗi bài viết, mỗi buổi học.
Muốn thực hiện điều này hiệu quả người thầy phải hình thành tốt nề nếp
riêng của lớp mình sao cho hiệu quả nhất, nhưng dễ làm nhất và ai cũng phải
làm được. Ví dụ: Khi đọc bài cho các em viết giáo viên phải thường quan tâm
những học sinh viết chậm tốc đọ chưa đạt, phải chú ý hơn ở các em hay viết
dấu sai quy trình, phải chú ý hơn nhưng em hay viết thiếu độ cao các con chữ ...
Đồng thời việc đó lại phải thực hiện bao quát trong một thời gian rất ngắn chỉ
đủ để đọc sau một câu văn đọc mẫu xong, hoặc một cụm từ khó do giáo viên
đọc chậm... theo tốc độ định kỳ quy định.
1.4 Tăng cường rèn luyện nghiệp vụ sư phạm từ phía người dạy
Sửa lỗi chính tả là sửa một kỹ năng mang tính kỹ thuật cơ bản của cả q
trình dùng ngơn ngữ viết. Chính vì vậy khi giảng dạy và đánh giá từng bài viết
của các em tôi đã đưa một số định hướng vào sử dụng.
- Lắng nghe, nhận biết và phân loại được những lỗi chính tả mắc để yêu
cầu các em viết từ đó trước khi viết vào vở.
Ví dụ: Trong bài chính tả phân biệt ?/~. Tơi đã u cầu các em học sinh
tìm những tiếng có dấu ?/~ trong bài. Phân tích một số tiếng có dấu đó viết vào
vở. Tơi đã kiểm tra xem các em viết lại ngay để các em nắm được cách viết
đúng quy tắc và chuẩn xác.
- Khi viết những tiếng có âm l/n, ch/tr, d/gi/r/s/x, g/gh các em rất hay lẫn,
viết sai, các giáo viên (Phải hướng dẫn tỉ mỉ từng tiếng) âm l, ch, tr, d, x, và
tiếng nào thì viết n, gi, r, s … để các em nắm rõ cách viết.
- Từ những hiểu biết đó các em sẽ có những hạn chế hơn trong cách viết
như: phân biệt giữa ch/tr (châu báu/ trâu bò) hoặc l/n (lắm việc/nắm cơm), g/gh
( gà, gạo, gáy/ ghế, ghi, ghềnh) … Ta chỉ thấy viết là gh khi đằng sau phần vần
của tiếng có âm i, ê, e hoặc 1 số từ dễ lẫn lộn xác định viết đúng (ngày xưa/
ngày sưa). Ngồi ra cịn rất nhiều từ các em viết nhầm phần vần như iu, iêu, ưu,
ươu, ang, oang…
Ví dụ viết đúng: Dìu dịu, cách diều, chai rượu, kỳ diệu.
- Ngoài giờ lên lớp giáo viên cần yêu cầu các em viết thêm ở nhà. Trước
khi yêu cầu viết thêm tôi thường sẽ gọi những em hay viết sai, lỗi sai cho lên
bảng viết. Nếu các em viết sai ta cần phân tích tiếng để viết đúng (âm – vần –
thanh) viết đúng mới thôi. Công việc này tuy đơn giản nhưng sẽ giúp cho các
em có thói quen viết đúng, cẩn thận nắn nót. Sau khi viết trên lớp song có thể
cho về viết lại ngay 1- 2 lần và đồng thời kiểm tra ngay đầu giờ sau đó để đánh
giá sự tiến bộ của từng em. Phát triển những sáng tạo đặc sắc khác thường cách
viết của học sinh.
- Khi thực hiện biện pháp này tôi thường xuyên yêu cầu học sinh tham
gia các hoạt động ngơn ngữ, thầy trị cùng trao đổi đàm thoại bằng những hệ
thống câu hỏi gợi mở, linh hoạt sau khi các em phát âm rồi yêu cầu các em viết
chuẩn các tiếng vừa phát âm.
Ví dụ: Đêm khuya; đêm khuê khác khuya
Mải mê
mãi mãi
học mãi
Tôi nêu các câu hỏi như:
- Tiếng khuya – khuê, mái – mãi giống nhau ở điểm nào? và khác nhau ở
điểm nào? vì sao? Học sinh sẽ tự nhận thức được sự giống nhau và khác nhau ở
các tiếng trên: Khuya – khua cùng giống nhau ở âm kh, u , a khác nhau ở chỗ 1
tiếng có âm y 1 tiếng khơng có âm y.
Hoặc các em viết ch/tr: Châu báu/ trâu bò. Giống nhau ở điểm nào? khác
nhau ở điểm nào? (giống nhau là đều có vần âu, khác nhau ở âm đầu ch/tr)
- Phân tích để các em xem những điều mình vừa nói vừa viết có tác dụng
gì đối với học sinh hay không?
- Phải thường xuyên, liên tục rèn luyện cho các em về chữ viết vì chữ viết
vơ cùng quan trọng, nó khơng chỉ giúp các em diễn đạt trong các bài văn bài
học hàng ngày mà nó còn là một hành trang theo các em suốt cuộc đời. Nếu chỉ
rèn cho các em trong giờ học chính tả khơng thì chưa đủ.
- Định hướng này tơi đã đưa ra tại lớp thông qua các câu hỏi cụ thể. Bài tập
ở nhà để các em có thời gian suy nghĩ và rèn luyện xem xét nhận xét xem các
em đã viết đúng chính tả hay sai.
- Trong thực tế ta thấy nhiều trường hợp các em phát âm chuẩn nhưng khi
viết chính tả bị sai hay ngược lại. Có nhiều từ sai trong một đoạn văn. Như vậy
có thể dẫn đến người đọc hiểu sai lệch về ý nghĩa của các câu mà người viết
định nói. Với những trường hợp này chúng ta cần phải rèn luyện, bồi dưỡng
những kiến thức cần thiết về cách viết chữ, yêu cầu các em tự sưu tầm học hỏi,
tự bồi dưỡng, rèn luyện để nâng cao chất lượng bộ môn.
- Kiểm tra và đánh giá đúng, chính xác các bài chính tả, tập làm văn của
các em, thường xuyên liên tục nhắc nhở để các em nắm chắc chữ viết từ đó các
em học tập mới đạt kết quả.
2. Xây dựng các biện pháp học sinh hình thành nề nếp tự sửa lỗi.
2.1 Giúp học sinh hiểu nghĩa từ, ghi nhớ từ.
Để làm được điều này , ngay từ khi dạy bài tập đọc, tơi ln giải nghĩa
những từ khó áp dụng trong bài tập đọc giúp học sinh hiểu nghĩa từ, hiểu câu
đồng thời tôi đưa từ, câu văn vào văn cảnh cụ thể để học sinh dễ dàng hiểu từ,
hiểu câu và hiểu sâu hơn, từ đó có cách đọc đúng, viết đúng.
Bài viết chính tả phần lớn là viết lại một phần nội dung bài tập đọc đã
học. Vì vậy, để học sinh viết tốt các bài chính tả thì ngay các tiết tập đọc, giáo
viên cần cho học sinh hiểu nghĩa từ trong bài đọc, hiểu câu, hiểu nội dung cơ
bản của bài đọc. Trước khi viết bài chính tả, giáo viên gợi ý, hướng dẫn học
sinh tìm hiểu nội dung bài viết, như vậy khi viết chính tả, học sinh bắt đầu có
vốn từ, nắm được nội dung bài, học sinh sẽ tự đọc, phân tích, viết đúng, đặc
biệt là những tiếng, từ viết khó, hạn chế sự mắc lỗi.
2.2. Rèn cách trình bày bài viết chính tả.
Trong những tuần đầu các em viết bài chính tả, giai đoạn này các em vừa
nghỉ hè thời gian quá lâu nên các em thường lúng túng khi viết như:
+ Không biết cách trình bày bài viết.
+ Quên độ cao, khoảng cách từng con chữ.
Vậy chúng ta cần phải làm gì giúp các em khỏi bị lúng túng khi viết
chính tả, đặc biệt ở những bài đầu của phân mơn chính tả?
Với học sinh Tiểu học, “ghi nhớ không bền lâu”. Nếu như các em không
được làm quen, được nhắc nhở thường xun thì các em sẽ khơng biết làm, nếu
làm thì cũng dễ sai, dễ nhầm lẫn và khơng tránh khỏi lúng túng. Với lớp tôi, tôi
đã thực hiện tốt các vấn đề sau:
a. Giới thiệu chữ viết thường, viết hoa.
- Giúp học sinh đã nắm trắc được cấu tạo và quy trình viết từng con chữ,
độ cao, độ rộng con chữ cũng như kĩ thuật viết từng con chữ viết thường, viết
hoa. Khi đến giờ chính tả điều đầu tiên tôi phải giúp học sinh phát hiện các chữ
viết hoa trong bài học hơm đó. Phân tích chi tiết thế nào là viết chuẩn. Ví dụ
con chữ “A” viết có độ cao 2,5 gồm những nét nào? Quy trình từ đâu?..dừng
bút ở đâu? Kết hợp với thực hành mô tả. Làm như vậy, học sinh vừa nắm chắc
cấu tạo, vừa viết đúng. Những tiết sau đó học sinh sẽ nhớ ngay.
Để thực hiện tốt việc này đòi hỏi người giáo viên phải khéo léo trong
cách ôn luyện và điều quan trọng hơn giáo viên phải nắm chắc cấu tạo chữ và
viết đúng. Khi chữa bảng con cũng cần tỉ mỉ cho học sinh so sánh đối chiếu để
phát hiện bảng nào đã viết đúng, bảng nào chưa đúng để ghi nhớ.
Ở các giờ luyện Tập viết, giáo viên có thể giúp học sinh so sánh độ cao,
độ rộng cũng như kỹ thuật viết chữ. Nhưng giáo viên chú ý khơng nên đi sâu
phân tích, nhận diện mà ở đây tơi chỉ muốn với hình thức giáo viên ơn lại cho
học sinh là chính, tránh làm mất nhiều thời gian của tiết học.
b. Chú ý kỹ thuật viết liền nét:
Khi chúng ta làm tốt việc nắm trắc cấu tạo, quy trình chữ kết hợp với sự
bao quát, sự chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên trong giờ chính tả, nhìn chung học
sinh viết chính tả sẽ khơng bị lúng túng về cách viết chữ. Nhưng cũng không
thể tránh khỏi một số trường hợp học sinh viết không đúng cỡ chữ, chữ chưa
đều, chưa đẹp. Với những trường hợp này giáo viên cần phải hướng dẫn tỉ mỉ
để các em viết đúng mẫu, có biện pháp để giúp các em khắc phục nhược điểm.
Với những học sinh yếu, tôi đã áp dụng việc viết mẫu trong một số bài
chính tả của những tuần đầu ở mỗi bài chính tả tơi viết mẫu cho các em một vài
chữ hoặc một câu trên bảng lớp. Viết thật ngay ngắn và đẹp cho các em quan
sát. Đặc điểm của học sinh Tiểu học là rất hay bắt chước và bắt chước cũng rất
nhanh, việc tri giác chữ viết bằng thị giác cho học sinh thì việc viết mẫu của
giáo viên khơng những giúp cho các em viết đẹp mà cịn giảm đáng kể tình
trạng mắc lỗi. Do vậy mà giáo viên phải có thói quen tạo cho học sinh có thói
quen viết liền nét ở tất cả các môn học, nhưng đặc biệt quan tâm khi dạy tiết
chính tả và tập viết.
Để làm tốt việc này đòi hỏi mỗi giáo viên phải có nhận thúc đúng đắn về
ý thức luyện chữ và khơng phải chỉ ở giờ chính tả, tập viết mà tất cả các giờ
học khác đòi hỏi chữ viết trên bảng của giáo viên phải là “ Tấm gương cho học
sinh noi theo”, thật sự mẫu mực cả trong khi chấm bài và ghi lời nhận xét vào
bài làm, bài kiểm tra của học sinh, khi ghi sổ liên lạc. Chữ viết phải đúng mẫu,
rõ ràng, chính xác. Khơng được viết tùy tiện ngẫu hứng.
c. Xây dựng quy ước về trình bày bài viết và chính tả
Việc trình bày bài chính tả của học sinh những bài đầu khó khăn. Đó là
học sinh khơng biết cách trình bày như thế nào cho đúng chứ chưa nói gì trình
bày cho đẹp, từ cách ghi tên bài viết rồi đến trình bày nội dung bài viết.
Chúng ta đã biết, học sinh Tiểu học, đặc biệt là đối với học sinh lớp 3 các
em rất hay bắt chước và thậm chí bắt chước một cách máy móc do các em
khơng hiểu bản chất của vấn đề. Ở đây tơi xin được trình bày cách làm mà tơi
đã thực hiện có hiệu quả như sau:
c1: Trình bày vở ghi:
Tơi ln chú ý đến cách trình bày bảng của mình đặc biệt trong giờ chính
tả. Khi hướng dẫn học sinh viết vở, tơi đưa ra quy định chung cho học sinh của
lớp mình.
+ Cách ghi thứ, ngày, tháng: chữ “ Thứ” cách lề vở 1 ơ
+ Cách ghi tên phân mơn: “Chính tả” cách lề vở 2 ô.
+ Cách ghi tên bài: Cách ghi tên bài khơng phải là đến giờ chính tả giáo
viên mới quy định cho học sinh. Tất cả các đầu bài các mơn tơi ln chú ý trình
bày làm sao cho đúng, cho khoa học và đẹp mắt tức là viết đúng và trình bày
cân đối trên bảng. Đặc biệt trong các giờ học chúng ta giáo dục học sinh cái đẹp
của hình ảnh, của cách trình bày (bố cục, khoảng cách) ngay sự khéo léo, óc
sáng tạo của học sinh. Vì thế, khi ghi tên bài vào vở hàng ngày, tơi kết hợp hỏi
học sinh tại sao lại trình bày như vậy?
VD1: Khi dạy bài “Cậu bé thông minh” tơi trình bày bảng như sau:
Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2017
Tập đọc -Kể chuyện
Tiết (1+2): Cậu bé thông minh
- Giáo viên chỉ và hỏi học sinh: Tại sao viết “ Cậu bé thơng minh” ở vị trí như
vậy?
- Học sinh: Viết như vậy cho cân đối và đẹp.
VD2: Mơn Tốn. Giáo viên trình bày bảng:
Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2017
Tốn
Tiết 2 : Céng trõ c¸c sè có 3 chữ số (khơng nhí )
VD3: Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2017
Chính tả (Tập chép)
Bài viết: Cậu bé thông minh.
- Giáo viên hỏi: Tại sao không viết chữ “ Bảng” vào sát lề hoặc thẳng
chữ “ toán” ?
- Học sinh: Viết như thế không cân đối và xấu.
Ở đây giáo viên phải cho học sinh thấy được cái đẹp ở đây không những
chỉ về chữ viết mà cịn cả về cách trình bày. Từ đó hình thành cho học sinh
cách trình bày bài một cách khoa học và đẹp mắt. Cách trình bày đó được tơi
nhắc nhở thường xuyên trong các bài học của tất cả các mơn học khác. Đến khi
viết chính tả, tơi chỉ cần lưu ý học sinh là các em có thể tự ước lượng và trình
bày vào vở của mình (có thể chưa thật cân đối) và dần dần trở thành thói quen,
được thực hành nhiều lần các em sẽ có kỹ năng trình bày bài đúng, đẹp và khoa
học. Đối với những học sinh yếu, tôi sẽ chỉ và hướng dẫn các em ở một số bài
đầu tiên về cách viết, viết cách lề khoảng mấy ơ. Sau đó u cầu học sinh tự
ước lượng, tự thực hành.
c2: Cách trình bày đoạn văn, đoạn thơ:
Nếu cứ đến khi viết chính tả giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày
một đoạn văn hay một khổ thơ, bài thơ thì thật là khó khăn trong một tiết học
mà hiệu quả lại khơng cao, chắc chắn sẽ có nhiều em trình bày sai, đặc biệt là
viết đọan văn hay khổ thơ lục bát.
Vì vậy, trong các bài học tập đọc, khi đưa ra đoạn văn, đoạn thơ (khổ
thơ) ứng dụng, tôi luôn chú ý cách trình bày đoạn ứng dụng đó trên bảng phụ
hoặc bảng lớp để giới thiệu cho học sinh hiểu cách trình bày bài đó.
Cụ thể:
*Với thơ:
VD1: Viết bài: Hai bàn tay em (TV3- Tập 1)
Đoạn thơ úng dụng:
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
Hoa hồng hồng nụ
Cánh trịn ngón xinh.
Ở đây giáo viên giúp học sinh hiểu:
- Tất cả chữ đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa con chữ đầu tiên.
- Chữ đầu các dòng thơ phải thẳng đều nhau.
- Cuối đoạn thơ phải có dấu chấm.
VD2: Dạy bài Tập chép: “Chị em” (Tiếng Việt 3- Tập 1)
Đoạn thơ ứng dụng:
Cái ngủ mày ngủ cho ngoan
Để chị chải chiếu, bng màn cho em
Chổi ngoan mau quet sạch thềm
Hịn bi thức đợi lim dim chân tường.
Đàn gà ngoan chớ ra vườn
Luống rau tay mẹ mới ươm đầu hồi
Ở đây, giáo viên cũng phải giúp học sinh hiểu:
- Tất cả các chữ đầu mỗi dòng thơ phải được viết hoa con chữ đầu tiên.
- Cuối câu thơ phải có dấu chấm.
- Hơn nữa, ở đây giáo viên còn phải giúp học sinh nhận thấy số chữ ở
từng dòng thơ và cách trình bày khác so với bài trước. Đưa ra quy ước cụ thể.
+ Dòng thơ 3-4 chữ phải lùi vào so với lề vở là 3 ơ.
+ Dịng thơ 5-6 chữ phải lùi vào so với lề vở là 2 ô.
+ Dòng thơ 7-8 chữ phải lùi vào so với lề vở là 1 ơ, nếu dịng 8 chữ có
nhiều chữ viết hoa thì viết từ dịng kẻ lề.
*Với đoạn văn:
Giáo viên phải giúp học sinh thấy được chữ đầu đoạn văn, chữ đầu câu
phải viết hoa con chữ đầu tiên. Cuối câu có sử dụng dấu câu. Như vậy, ngay từ
các bài tập đọc giáo viên giúp học sinh cách trình bày, cách viết hoa (viết hoa
tên riêng..) cách ghi dấu chấm, cách ghi dấu phẩy hay cả cách ghi dấu chấm hỏi
có trong bài. Khi viết chính tả, tôi luôn nhắc nhở học sinh những điều lưu ý trên
trước khi viết bài.
2.3 Đảm bảo nguyên tắc chính tả
Chính tả là môt phân môn trong bộ môn Tiếng Việt, vì vậy khơng thể
tách rời chính tả khỏi mơn Tiếng Việt cũng như không thể tách môn Tiếng Việt
ra khỏi các mơn học khác vì đó là mơn học cơng cụ.
* Muốn viết đúng, viết đẹp trước hết các em phải đọc tốt, khơng phát âm
ngọng. từ đó, hình thành cho các em kĩ năng: nghe đúng- viết đúng, viết nhanh
và viết đẹp. Đối với học sinh lớp 3 thì nó thực sự cần thiết. Muốn vậy, giáo viên
và học sinh phải thực hiện thật tốt ngay từ các bài đọc và trong các giờ học
khác.
- Ở lớp 3, khi viết bài chính tả học sinh có 3 hình thức: tập chép, nghe
viết hoặc nhớ viết. Yêu cầu của bài tập chép đầu năm, là tích hợp các yêu cầu
về nhiều mặt: tư thế ngồi viết, tay cầm bút, nét chữ, đánh vần, đọc trơn, hiểu
bài, viết liền mạch có sự kế tiếp của chính tả lớp 2 học sinh được tập chép.
Yêu cầu bài nghe viết học sinh phải từ giọng của thầy cô mà nhớ lại cách
viết các từ nghe được. Như vậy, yêu cầu học sinh phải tự đánh vần, đọc trơn
được các tiếng có trong bài tự chép, tự nhớ lại các tiếng khi nghe giáo viên đọc
trong bài nghe- viết để viết được bài chính tả theo yêu cầu. nếu không học sinh
không viết liền mạch được và sẽ có những lỗi viết khơng thành chữ, tương tự
người lớn phải chép một bài viết bằng một tiếng nước ngồi mà mình khơng
biết. Do đó ngay từ bài chính tả đầu tiên giáo viên phải thật chú trọng rèn luyện
kĩ năng viết của học sinh.
+ Hành vi, việc làm, đều được học sinh coi đó là “ mẫu” là “ chuẩn” cần
phải làm theo. Vậy giáo viên cần làm gì để đáp lại sự mong mỏi, tin cậy đó của
học sinh
+ Trong những lúc tiếp xúc với học sinh, trong mọi tiết học, đặc biệt là
trong giờ học Tiếng Việt giáo viên là người đọc mẫu cho học sinh, vì vậy giáo
viên phải đọc đúng, đọc hay để học sinh bắt chước theo (chú ý phát âm chuẩn).
Có đọc đúng thì mới viết đúng. Khơng nên đọc câu quá dài học sinh khó ghi
nhớ đúng.
Khi viết đúng, khi chấm bài cho học sinh, chữ của giáo viên phải chân
phương mẫu mực, giáo viên chú ý cách trình bày bài khoa học, đúng mẫu chữ,
cỡ chữ. Như vậy, giáo viên cần luôn chú ý đến cách viết, cách trình bày của
mình cũng như chú ý sửa cho học sinh về khoảng cách các con chữ, khoảng
cách chữ, cách ghi dấu thanh, cách viết liền nét, viết liền mach, không nhấc bút,
giáo viên giúp học sinh biết:
Khoảng cách chữ- chữ khoảng một thân con chữ o.
Khoảng cách chữ- dấu phẩy, dấu chấm khoảng nửa thân con chữ o.
Khoảng cách dấu phẩy- chữ một thân con chữ o.
Khoảng cách dấu chấm- chữ xa hơn một thân con chữ o.
Khi đã có sự hiểu biết này khi viết chính tả học sinh sẽ tránh được những
lỗi này. Muốn trình bày bài tốt, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ từng bước kết
hợp trong các môn học như phần hướng dẫn trình bày bài chính tả đã trình bày.
Như vậy, dạy học sinh viết chính tả khơng chỉ thực hiện ở phân mơn chính tả
mà thơng qua tất cả các mơn học, khơng chỉ rèn viết mà cịn rèn cả đọc- nghenói cho học sinh.
2.4. Co trọng nguyên tắc thực hành.
Trong quá trình dạy học, điểm tập trung là bản thân người học chứ không
phải người dạy, tức là hoạt động dạy học cần dựa trên nhu cầu hứng thú, thói
quen và năng lực của người học. như vậy, mục đích của dạy học ở đây là trẻ em
phát triển trên nhiều mặt chứ không chỉ nhằm lĩnh hội kiến thức.
Trong các giờ chính tả, giáo viên tránh lạm dụng giải thích cách viết,
nhận xét ln bài của học sinh. Như vậy chưa phát huy tính tích cực của học
sinh vì vậy khi dạy chính tả giáo viên cần lưu ý:
- Với những tiếng khó viết trong bài, giáo viên nên để học sinh tự phát
âm- phân tích- viết bảng, sau đó học sinh tự nhận xét, sửa sai cho nhau. Giáo
viên chỉ là người hướng dẫn rồi tổng kết.
- Qua những bài tập chính tả để giúp học sinh hiểu nghĩa từ, ghi nhớ từ,
nắm quy tắc chính tả, giáo viên khơng nên giảng từ thay học sinh mà giáo viên
phải biết giúp học sinh dựa vào tranh vẽ, biết đưa từ vào văn cảnh cụ thể để
hiểu nghĩa từ, ghi nhớ từ. Có như vậy ghi nhớ từ sẽ chính xác hơn.
2.5 Rèn luyện tư thế ngồi và cách cầm bút.
Hiện nay, trong các trường học vẫn cịn tồn tại khơng ít học sinh ngồi
viết khơng đúng tư thế và cách cầm bút. Có trách nhiệm đầu tiên và lớn nhất
trong hiện trạng nói trên là những người dạy các em cầm bút tập viết lần đầu
tiên. Các em ngồi không ngay ngắn và cầm bút không đúng kiểu mà không
được uốn nắn ngay cho đến khi có cách ngồi và cách cầm bút đúng thì sau này
rất khó sửa.
Luyện cho học sinh tư thế ngồi và cách cầm bút viết cho đúng không
phải chỉ là việc làm ở đầu năm học mà là việc làm thường xuyên của giáo viên.
Tay các em còn non, cầm bút không nhẹ nhàng như người lớn. Nhưng nếu cầm
sai mà được uốn nắn ngay thì cũng dễ sửa hơn người lớn. Lưng các em cịn rất
mềm ngồi viết khơng đúng tư thế sẽ dẫn đến cong vẹo cột sống và cận thị.
Chính vì vậy, ngay từ các buổi học đầu tiên, tôi hướng dẫn học sinh tỉ mỉ,
cẩn thận về cách cầm bút cũng như tư thế ngồi, cách để vở,…
*Tư thế ngồi của học sinh:
Nhiều giáo viên chỉ mải hướng dẫn, chú ý đén chữ của học sinh mà quên
đi tư thế ngồi của các em. Để mặc HS ngồi tự do, lệch lạc, đầu cúi sát vở, ngả
nghiêng người,..Trước khi viết GV cần nhắc các em phải ngồi đúng tư thế thì
HS sẽ biết ngay là mình phải ngồi ngay ngắn, thẳng lưng, khơng tì ngực vào
bàn, vai thăng bằng, đầu hơi cúi và nghiêng sang trái, mắt cách vở 25- 30 cm.
Hai tay để trên bàn, tay trái giữ vở, tay phải cầm bút, hai chân để song song
thoải mái.
* Cách cầm bút, tay viết.
Cầm bút bằng 3 ngón tay, ngón tay giữa ở phía dưới, ngón trỏ ở phía trên
và ngón cái giữ bút ở phía ngồi cho ngón tay cái thẳng với cánh tay. Bàn tay
để lên trang vở, cổ tay thẳng thoải mái. Bút nghiêng về phía cánh tay khoảng 45
độ so với mặt giấy và song song mép dọc của trang vở. Ngòi bút úp xuống mặt
giấy. Nếu khơng chú ý sẽ có những em cầm bút bằng 4 ngón tay để khuỳnh ra
rất khó viết khi lên lớp trên sửa lại cho các em thật khó.
* Ngồi việc rèn tư thế ngồi và cách cầm bút giáo viên cũng phải chú ý
đến nề nếp như kẻ đề mục, dùng giấy kê tay… Lớp học cần dán một số tờ chú ý
về “tư thế ngòi viết đúng” cho học sinh tự đọc thuộc, và thường xuyên cho các
em nhắc lại trước khi tiến hành viết bài.
3. Việc nhận xét và ghi nhận xét thế nào là hiệu quả?
Sự cần thiết khi nhận xét bằng lời nói phải mơ phạm, ngắn gọn, dễ hiểu.
Khi nhận xét “viết lời” ngồi các u cầu trên cịn cần đến kỹ năng và sự ảnh
hưởng tích cực từ phía người thầy như:
- Có đảm bảo chữ thầy viết đúng, chuẩn mẫu chữ, để trị nhìn hoặc thực
hiện luyện theo?
- Có đảm bảo các lỗi đó phổ biến để bài viết tốt hơn?
- Có đảm bảo học sinh sẽ hiểu ý thầy, hiểu lỗi sai để sửa?
- Có đảm bảo thầy có biện pháp đó đã là tối ưu với chính em đó?
- Có đảm bảo tính vừa sức với học sinh, với điều kiện hiện có, ..?”
3.1 Với từng bài chính tả:
Mỗi tuần có 02 bài chính tả: Việc đầu tiên cần làm là sắp xếp và bố trì
thời khóa biểu hợp lí đối với bài học chính tả diễn ra theo trình tự lơgic hợp lý
theo chủ đề của các phân môn theo cấu trúc SGK. Tức là, nếu nội dung bài
chính tả có liên quan đến phần tập đọc thì nhất thiết phải được học bài tập đọc
đó trước khi được viết bài chính tả, theo đúng ý đồ của sách giáo khoa.
Khi giáo viên viết lời đánh giá, nhận xét cần thiết nhất là phải đưa ra
được thực trạng và hiện trạng của bài viết đối với từng học sinh. Thường thì
phân mơn này khơng phù hợp cho việc dùng “dấu mộc” để nhận xét. Cái
“Tâm” của người thầy chính là thể hiện qua lời nhận xét ngắn gọn đó.
Có thể thấy việc học sinh có tiến bộ để sửa lỗi mà thầy đã chỉ ra biện
pháp hướng tới sự khắc phục có thực hiện được hay khơng cịn phụ thuộc rất
lớn trong việc “Thầy phải thường xuyên gần gũi và phải thường xuyên làm tốt
việc kiểm tra việc sửa lỗi của từng học sinh”. Việc này mang đến sự thành cơng
cho phân mơn chính tả. Bởi vì: “Hoạt động này vừa bao quát tổng thể lại vừa
chi tiết tỉ mỉ, tinh tế, phải cần nhiều thời gian trong việc đánh giá sau mỗi bài
viết, cần tới lịng kiên trì của cả thầy (việc đánh giá) và cả trị (việc sửa lỗi).
Hoạt động này mang tính thời sự và thời điểm, nếu để quá lâu sẽ qn, nếu để
nhiều bài sẽ lười, nếu thiếu nó thì thầy sẽ không nắm rõ năng lực của từng em,
nếu khơng thường xun thì kiến thức sẽ ùn tắc, chất đống.
Như vậy khi nhận xét bài sau thì thầy cần xem lại việc chữa lỗi của học
sinh trong bài liền trước đó. Cũng có thể việc này được giáo viên quy ước giao
cho bạn cùng bàn kiểm tra chéo, hoặc giao cho nhóm giúp đỡ, ban học tập và
lực lượng tự quản của lớp nhưng được chỉ định cụ thể. Nhất định tuần nào phải
hoàn thành cơng việc đánh giá tuần đó.
- Với nhưng đối tượng hoàn thành cần lời đánh giá, khen ngợi ngắn gọn
là đủ. Với những học sinh sắp hoàn thành cũng cần lời động viên khích lệ sẽ
hiệu quả. Cịn với các bài chưa hoàn thành hoặc hoàn thành cơ bản nhưng cần
biện pháp hỗ trợ: giáo viên cần chỉ rõ chi tiết các lỗi cụ thể, nêu rõ biện pháp
khắc phục sửa lỗi, yêu cầu thực hiện trong khoảng thời gian nào. Mức độ rèn
luyện thêm nhiều hay ít, thực hiện viết lại cả bài, cả đoạn viết, hay chỉ thực hiện
viết lại các từ thầy đã gạch chân hay chỉ thực hiện các điều lưu ý của thầy trong
bài viết sau….
Muốn đạt hiệu quả thì các đối tượng bài cần biện pháp chi tiết giáo viên
nên thu vở đánh giá (ở nhà), cịn các bài hồn thành tốt nên đánh giá ln trên
lớp. Vì nhưng học sinh đó thường viết nhanh hơn và hồn thành bài tốt hơn, có
nề nếp tốt hơn, có năng lực tự học hơn …. nên chất lượng bài viết đạt mục tiêu,
thường khơng có lỗi, do vậy không mất thời gian nhiều trong khâu đánh giá và
ghi nhận xét bài viết.
Một số lời nhận xét từ vở chính tả của học sinh đã được đánh giá:
Học sinh: Hoàn thành, Hoàn thành tốt
- Em đã viết bài rất tốt; Thầy khen ngợi em viết đúng và đẹp.
- Em đã viết bài rất tốt; Thầy khen ngợi chữ viết đẹp rõ ràng.
- Em đã viết bài tốt; Thầy khen ngợi em đã viết và trình bày tốt.
- Em đã viết bài tốt; Thầy khen vì em đã tiến bộ theo hướng dẫn của thầy.
- Em đã viết được bài; Thầy khen ngợi vì em đã có tiến bộ.
HS hồn thành nhưng vẫn cịn nội dung (*) cần giúp đỡ:
- Em đã viết đủ bài, chữ rõ ràng; nhưng em phải chú ý hơn về khoảng cách.
- Em đã viết đủ bài, chữ đẹp; nhưng em phải chú ý hơn về trình bày đầu bài.
- Em đã viết đủ bài, chữ rõ ràng; nhưng em phải chú ý khi soát bài.
- Em đã viết đủ bài, chữ rõ ràng; nhưng em phải chú ý về vị trí dấu câu.
- Em đã viết đủ bài, chữ rõ ràng; nhưng em phải chú ý hơn về khoảng cách.
- Em đã viết đủ bài; em phải chú ý kết thúc của các chữ có nét hất.
- Em đã viết đủ bài; em phải chú ý kết thúc của các chữ có nét hất.
- Em đã viết được bài, chữ đúng mẫu; nhưng em phải chú ý kê tay để bài viết
sạch sẽ hơn.
- Em đã viết được bài, chữ đúng mẫu; nhưng em phải chú ý điểm bắt đầu và kết
thúc của các chữ viết hoa M,N…
- Em đã có tiến bộ viết được bài; em phải chú ý điểm nối của chữ kh, ng….
- Em đã viết đủ bài; nhưng em phải chú ý luyện thêm chữ hoa cho đẹp.
- Em đã tiến bộ; nhưng em phải kiên trì thì sẽ viết đẹp hơn.
- Em có tiến bộ; em phải viết nắn nót để chữ đẹp hơn…
Học sinh Chưa hồn thành:
- Em chưa viết đủ bài vì em chứa chú ý; em phải nhìn sách và viết lại bài.
- Em chưa viết đủ các câu trong bài; em phải nhìn sách và viết lại câu còn thiếu.
- Em chưa viết đủ các câu trong bài; em phải chú ý nghe tốt để viết đủ.
- Em đã viết đủ bài nhưng còn ẩu; em phải chú ý đặt dấu thanh dưới 2 li.
- Em đã viết đủ bài nhưng em phải nhìn sách và viết lại các từ thầy đã gạch
chân….v…v.
3.2 Với bài tập viết hàng tuần:
Mỗi tuần có 01 bài Tập viết: Việc đầu tiên cần làm là sắp xếp và bố trì đồ
dùng hợp lí đối với bài học tập viết. Cần nhận xét về sự chuẩn bị của học sinh
qua quan sát thực tế hoặc kiểm tra của ban học tập hoặc kiểm tra chéo cho thấy.
Khi giáo viên viết lời đánh giá, nhận xét cần thiết nhất là phải đưa ra
được hiện trạng tốt hoặc chưa tốt của từng bài viết. Khác với phần chính tả, ở
tập viết 3 cần chú ý nhất là quy trình viết từng chữ hoa và viết các chữ hoa
trong mối quan hệ với các chữ trong từ ứng dụng, câu ứng dụng.
Việc nhận xét cần được quan tâm đúng lúc khơng nói nhiều để tránh mất
thời gian thực hành của các em. Muốn vậy phải có cái nhìn bao quát đủ nhanh
đủ chi tiết, đủ gần gũi với từng bài viết và tất cả các bài viết trên bảng con.
Thường thì ta nên đưa ra các lỗi mang tính phổ biến trong khâu này và yêu cầu
sửa lại với hướng dẫn cách sửa cụ thể, và kiểm tra lại ngay để uốn nắn kịp thời.
Nếu không kịp sửa để viết chuẩn trong khi viết bảng con sẽ đồng nghĩa với việc
sẽ viết sai trên vở.
Việc dạy tập viết theo đặc trưng riêng của môn học nhưng lại phụ thuộc
rất lớn ở kỹ năng làm mẫu của chính người thầy. Nếu thầy không nắm rõ và
viết chuẩn mẫu chữ chắc chắn trị khơng thể viết đúng, viết chuẩn, viết đẹp
đồng loạt. Nên việc đánh giá trong phần viết vở cũng như nhận xét trong khâu
viết bảng có hiệu quả hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào nghiệp vụ của thầy
dạy.
Với tập viết 3 cũng cần thiết các định hướng như đánh giá nhận xét của
chính tả như trên, nhưng có mức độ chi tiết và tỉ mỉ hơn về quy trình cũng như
làm mẫu. Tốc độ viết cũng khác, nắn nót và chậm hơn nhiều so với tốc độ
chính tả. Ở chính tả số tiếng đọc trong 1 phút thì viết trong 15 phút. Cịn ở tập
viết, phần viết vở khoảng 12-15 phút chia cho 2 dòng chữ, 1-2 dòng từ ứng
dụng và 1 lượt câu ứng dụng như vậy cần có độ nắn nót tỉ mỉ hơn nhiều. Hiểu
biết về điều đó mà giáo viên đánh giá bài tập viết cũng phải đáp ứng được việc
sửa chữa lỗi sau bài viết một cách chính xác kịp thời.
Đây là khâu đột phá nhưng khơng hề dễ, vì như trước đây khi trên lớp
giáo viên chấm theo hình thức tăng cường Tiếng Việt tại chỗ của học sinh để
chỉ luôn lỗi mà không phải viết, hiện nay không thể đứng viết nhận xét để đảm
bảo chuẩn mẫu được. Điều này cho thấy trên lớp đánh giá được lượng bài rất ít
trên tổng số học sinh, nên phải tăng cường đánh gía nhận xét ngồi giờ để đảm
bảo có biện pháp cụ thể cho từng em. Tuy nhiên hoạt động đánh giá và trả bài
cung không nên kéo dài, để lâu vì trẻ hay quên.
Việc ghi nhận xét trong vở tập viết của các em không cho phép giáo viên
viết ẩu, viết sai mẫu. Vì chữ mẫu được thể hiện qua chính cách trình bày trong
lời nhận xét của thầy. Điều dễ hiểu thầy khơng thể khun trị “em phải viết nắn
nót hơn, trong khi thầy lại viết ẩu”. Chính vì lẽ đó mà khi nhận xét cần lưu ý
viết sao cho rõ ràng đúng mẫu.
Việc sửa lỗi trong tập viết phải sửa trực tiếp trên chữ mà học sinh đã viết.
Một số lời nhận xét từ vở tập viết của học sinh đã được đánh giá:
HS hoàn thành, Hoàn thành tốt:
- Bài viết rất tốt; thầy khen em đã viết đúng, chữ viết đẹp rõ ràng.
- Em đã viết bài rất tốt; thầy khen ngợi chữ viết chữ đẹp rõ ràng.
- Em đã viết bài tốt; thầy khen ngợi em đã viết và trình bày tốt.
- Em đã viết bài tốt; thầy khen ngợi vì em đã tiến bộ theo hướng dẫn của thầy.
- Em đã viết được bài; thầy khen ngợi vì em đã có tiến bộ.
HS hồn thành nhưng vẫn cịn nội dung (**)chưa hồn thành cần
giúp đỡ:
- Bài viết đủ, chữ rõ ràng; nhưng em phải chú ý hơn về khoảng cách.
- Em đã viết đủ bài, chữ đẹp; nhưng em phải chú ý hơn về trình bày đầu bài.
- Em đã viết đủ bài, chữ rõ ràng; nhưng em phải chú ý khi soát bài.
- Em đã viết đủ bài, chữ rõ ràng; nhưng em phải chú ý về vị trí dấu câu.
- Em đã viết đủ bài, chữ rõ ràng; nhưng em phải chú ý hơn về khoảng cách.
- Em đã viết đủ bài; em phải chú ý kết thúc của các chữ có nét hất.
- Em đã viết đủ bài; em phải chú ý kết thúc của các chữ có nét hất.
- Em đã viết được bài, chữ đúng mẫu; nhưng em phải chú ý kê tay để bài viết
sạch sẽ hơn.
- Em đã viết được bài, chữ đúng mẫu; nhưng em phải chú ý điểm bắt đầu và kết
thúc của các chữ viết hoa…
- Em đã có tiến bộ viết được bài; em phải chú ý điểm nối của chữ
- Em đã viết đủ bài; nhưng em phải chú ý luyện thêm chữ hoa cho đẹp.
- Em đã tiến bộ; nhưng em phải kiên trì thì sẽ viết đẹp hơn.
- Em có tiến bộ; em phải viết nắn nót để chữ đẹp hơn…
- Em chưa viết đủ bài; em phải nhìn sách và viết lại các dòng còn thiếu.
- Em chưa viết đúng câu trong bài; em phải đọc kỹ câu mâu trước khi viết.
- Em chưa viết bài; em phải chú ý tích cực hơn để viết đủ.
- Em đã viết đủ bài nhưng cịn ẩu; em phải nắn nót hơn ở các chữ có độ cao 1 li
- Em đã viết đủ bài nhưng em phải chú ý viết phần bài ở nhà.
- Em đã viết đủ bài nhưng em phải chú ý viết đúng mẫu chữ đứng.
- Em đã viết đủ bài nhưng em phải chú ý viết đúng mẫu phần chữ nghiêng.
Chương IV: Hiệu quả
1. Thực hành dạy thực nghiệm
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu dạy học “Rèn kỹ năng viết chữ cho
học sinh và đánh giá thường xuyên theo thông tư 22”, xuất phát từ thực trạng
dạy chính tả và từ những đề xuất đã nêu ra. Chúng tơi đã tiến hành thực nghiệm
để kiểm nghiệm tính khả thi của sáng kiến, sự hiệu quả của các phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học, cũng như giúp học sinh nắm chác chữ viết từ đó các
em rèn luyện để viết đúng và có kỹ năng viết đúng.
2. Nội dung thực nghiệm:
Chúng tôi đã tiến hành soạn, dạy minh họa 2 tiết thực nghiệm:
Tiết thực nghiệm 1:
Tuần 7:
Tiết 13: Chính tả (Tập chép )
Bài viết: Trận bóng dưới lịng đường
I. MỤC TIÊU:
Rèn kỹ năng viết chính tả .
- Chép và trình bày đúng bài chính tả: Trận bóng dưới lòng đường .
(Từ đoạn chép mẫu trên bảng của GV, củng cố cách trình bày một đoạn văn:
Chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa lùi vào 1 ô, lời nói của nhân vật
đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, ghạch đầu dòng )
- Làm các bài tập chính tả phân biệt cách viết các âm đầu hoặc vần dễ lẫn : tr
/ch hoặc iên/iêng (BT2)
- Điền đúng 11 chữ và tên của 11 chữ đó vào ơ trống trong bảng (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Bảng lớp viết sẵn bài tập chép .- 1 tờ phiếu khổ to viết bài tập 3
HS : - Bảng, vở, nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Hát đầu giờ
2. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS viết bảng, cả lớp viết vào nháp các từ sau: ngoằn ngoèo, nhà nghèo, xào
rau, sóng biển HS + GV nhận xét.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: (ghi đầu bài)
b. Hướng dẫn tập chép
* Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc đoạn chép trên bảng
- HS chú ý nghe -> 2 HS đọc lại
- Nội dung đoạn viết?
- Quang hối hận sửa lỗi
- GV HD HS nhận xét
+ Những chữ nào trong đoạn văn viết - Các chữ đầu câu, đầu đoạn …
hoa ?
+ Lời các nhân vật được đặt sau các - Dấu 2 chấm, xuống dòng, gạch đầu
dấu gì ?
dịng.
+ Cách trình bày bài viết như thế nào? - Lùi vào 1 ô và viết hoa….
* Luyện viết tiếng khó
+ GV đọc cho HS tìm và nêu từ khó - HS luyện viết vào bảng con, 2 HS
viết và cả lớp viết bảng con, có thể các viết trên bảng
từ: xích lơ, q quắt, lưng cịng
* Viết bài:
- HS nhìn bảng chép bài vào vở
- GV quan sát hướng dẫn thêm cho HS
(Lưu ý HS thường chưa hoàn thành)
* Đánh giá, nhận xét, chữa bài:
- GV đọc lại bài cho HS soát bài
- GV thu bài đánh gia, ghi nhận xét
- GV chữa lỗi bài viết
->Nhận xét chung qua đánh giá bài viết
c. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2 a:
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài
tập
-> GV nhận xét , chốt laị lời giải đúng
- HS đổi vở dùng bút chì soát lỗi
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS đọc thầm bài tập xem tranh
minh hoạ và gợi ý -> làm vào nháp
- HS nêu miệng bài làm -> lớp nhận
xét
VD : tròn, chẳng, trâu
Bài tập 3:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài - Lớp làm vào nháp
tập
- 1 tốp nối tiếp nhau lên bảng làm
bài
-> Lớp nhận xét
- GV gọi HS đọc bài
- 3- 4 HS đọc 11 chữ ghi trên bảng
- HS học thuộc lòng 11 chữ
-> GV nhận xét, đánh giá
-> cả lớp chữa bài
4. Củng cố - Dặn dò: - Nêu lại nội dung bài ?
- GV: Đánh giá tiết học, biểu dương các em nào có cố gắng
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
Tiết thực nghiệm 2:
Tuần 13:
Tiết 25 : Chính tả (nghe - viết)
Bài viết: Đêm trăng trên Hồ Tây.
I. MỤC TIÊU:
- Rèn kỹ năng nghe-viết chính xác bài “Đêm trăng Hồ Tây”. Trình bày bài
viết rõ ràng, sạch sẽ.
- Luyện đọc, viết đúng một số chữ có vần khó iu, uyu, tập giải câu đó để
xác định một số chữ có vần và âm đầu dể lẫn: Suối, dừa, giếng.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch - viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Chép bảng phụ bài 2, 3 (2 lượt) tranh, hoặc mơ hình cho bài 3
- HS : Vở viết, giấy nháp & kê tay, bảng con…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
- Hát đầu giờ và giới thiệu người dự.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho 2 em lên bảng viết, lớp viết bảng con: Trung thành, chông gai
- GV và lớp : Nhận xét, sửa chữa (nếu sai).
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Hôm nay nghe viết bài: “Đêm trăng Hồ Tây”.
b. Hướng dẫn viết đúng chính tả:
* Hướng dẫn tìm hiểu bài viết: