Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non DPD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.63 KB, 9 trang )

PHẦN I : Mở đầu
Lý do chọn đề tài.
Bác Hồ đã từng nói “ Cái quý nhất của con người là sức khỏe.Các em chịu
khó tập thể dục là giữ gìn cái quý báu nhất của con người” Với tình hình như
hiện nay cả thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng đang cùng
chung tay chống lại đại dịch covid-19, ngoài việc thực hiện 5K chúng ta cần giữ
gìn sức khỏe tốt là 1 vấn đề cấp thiết tất yếu.
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là một trong những nhiệm vụ hàng đầu
quan trọng nhất giúp trẻ phát triển thể lực được tốt cơ thể khỏe mạnh hài hòa,
cân đối .Đến trường trẻ sẽ được tiếp thu những kiến thức, những hình ảnh xung
quanh trẻ một cách dễ dàng qua các môn học: làm quen với toán, âm nhạc,
khám phá khoa học, thể dục, làm quen văn học và tạo hình. Chính vì lẽ đó mà
môn thể dục trở thành môn học được xem là quan trọng trong nhà trường, giúp
cho các cháu luyện tập và vui chơi giải trí đồng thời thể dục khơng thể thiếu
trong sinh hoạt hàng ngày mà còn giúp cho mọi người, mọi lứa tuổi trong xã hội
có cơ thể khỏe mạnh . Thực tế hiện nay một số trẻ năm nay mới đi học và một
số trẻ mới đi học được mấy tháng nên kỹ năng vận động của một số trẻ còn hạn
chế trẻ chưa thực sự hứng thú tham gia vào hoạt động, thực hiện các kỹ năng
vận động còn lúng túng, thể lực kém, khả năng chú ý chưa cao. Chính vì vậy tơi
đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo
dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non DPD”
PHẦN 2. Nội dung
1. Thực trạng của vấn đề :
Trường mầm non DPD là một trong những trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II
của huyện ,trường có 3 địa điểm sạch sẽ,tồn trường có 41 cán bộ, giáo viên, nhân
viên, Trường có 14 lớp với 350 học sinh, lớp tơi có 30 trẻ gồm 19 trẻ nam và 11 trẻ
nữ, lớp có 2 cô phụ trách .Trẻ phát triển không đồng đều do đó muốn trẻ có một cơ
thể khỏe mạnh, phát triển bình thường thì ngay từ khi cịn nhỏ cần có những nội
dung cũng như phương pháp, biện pháp luyện tập cho trẻ phù hợp, để trẻ phát triển
toàn diện và bản thân tôi là một giáo viên Mầm non cũng đang dạy độ tuổi này
nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn.


a. Thuận lợi:
* Các cấp lãnh đạo cũng luôn quan tâm đến việc phát triển thể chất cho trẻ,
được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn ,chuyên đề nhằm nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
* Được sự động viên giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Ban giám hiệu và của
các giáo viên trong trường tơi ln hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
* Diện tích lớp học, sân trường đủ cho trẻ tham gia hoạt động. Có phịng
học thống mát, sân trường sạch đẹp, an tồn, giáo viên có chun mơn nghiệp
vụ, u trẻ, trẻ khỏe nhiệt tình.

1


* Bản thân tơi ln tìm tịi, học hỏi những bài tập thể dục, các trò chơi vận động,
trò chơi dân gian cho trẻ học. Tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẳn có để biến chúng
thành những dụng cụ học tập và đồ chơi đơn giản giúp trẻ được học, được khám phá
và khắc sâu kiến thức.
b. Khó khăn:
* Do mới đầu năm học lên trẻ còn nhút nhát chưa tích cực tham gia, kỹ năng
thực hiện cịn lúng túng, chưa vững.
* Một số loại đồ dùng phục vụ cho các hoạt động giáo dục thể chất còn
thiếu, hay đã cũ.
* Trong lớp số lượng nam nhiều hơn trẻ nữ, vì vậy đơi khi cũng ảnh hưởng
đến việc áp dụng trị chơi khi dạy trẻ.
*Hoạt động thể chất khơ khan,khó sáng tạo,tiết dạy khơng hay nên ít có
tiết sáng tạo để học hỏi.
* Trẻ không được rèn luyện thường xuyên trong các hoạt động và mọi lúc
mọi nơi nên ý thức rèn luyện và kỉ năng của trẻ còn thấp.
* Do đặc thù phần lớn phụ huynh là công nhân và nơng dân nên họ cũng
chưa có điều kiện quan tâm tới con em mình.

- Kết quả khảo sát đầu năm học 2020 – 2021 như sau:
STT

Nội dung

Đầu năm

1

Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động

23/30=76%

2

Thực hiện các kỹ năng vận động.

24/30=80%

3

Trẻ tập trung chú ý.

22/30=73%

4

Cân nặng

25/30=83%


5
Chiều cao
25/30=83%
* Qua bảng khảo sát trên tôi thấy việc các mặt phát triển của trẻ còn
khá thấp, trẻ chưa hứng thú tham gia các giờ học thể dục, kỹ năng thực hiện các
vận động còn kém, trẻ chưa tập trung chú ý trong giờ học, trẻ chưa linh hoạt,
chưa nhanh nhẹn, nhiều trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng , thấp cịi nên tơi ln
băn khoăn làm sao để nâng cao tỉ lệ cho trẻ và đưa ra một số biện pháp nâng cao
chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ.
2.Một số biện pháp thực hiện :
Biện pháp 1:Tình hình thể trạng của từng trẻ qua khảo sát.
* Vào đầu năm học tơi tiến hành tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, tìm hiểu nhận
thức và khả năng của từng trẻ phối hợp cùng phụ huynh trao đổi về tình trạng sức
khỏe của từng trẻ ở lớp cũng như ở nhà. Từ đó thấy được những điểm mạnh điểm
yếu của cá nhân trẻ để xây dựng đề tài phù hợp nhằm phát triển thể chất cho trẻ một
cách tốt nhất.
* Các đề tài cần tập luyện từ dễ đến khó, tập luyện với các vận động cơ bản: Đi,
bò, chạy, nhảy, leo, trèo, trườn, bật.
2


* Vận động của bàn tay, sự khéo léo của các ngón tay, phối hợp được vận động
mắt - tay, kỹ năng sử dụng các đồ dùng dụng cụ.
* Phát triển các nhóm cơ xương : cơ tay, cơ lưng, cơ bụng…
* Trẻ thực hiện được các vận động theo nhạc: nhịp điệu, hiệu lệnh bằng lời với
các dụng cụ: gậy, vịng , bóng,…
* Bản thân đã nắm bắt được đặc điểm của từng trẻ, cô gần gũi nên trẻ rất
thoải mái thực hiện vận động trẻ tự nhiên không bị gị bó hay áp đặt, trẻ hứng
thú tham gia. Trẻ phát triển được các vận động tinh thô và các tố chất nhanh ,

bền, khéo cũng được phát triển.
Biện pháp 2: Giáo dục thể chất thông qua giờ thể dục sáng
* Thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa rất lớn , đặc biệt
là trẻ lứa tuổi mầm non. Thể dục buổi sáng giúp trẻ có được sự sảng khối cho
cả ngày.
* Trước khi tập cơ cùng trẻ trị chuyện về ích lợi tập thể dục sáng, cho trẻ
biết được tập thể dục sáng giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn…
+ Cô và bé cùng khởi động:
Tôi chọn các bài hát liên khúc cho trẻ đi vòng tròn thực hiện các kiểu đi,
chạy: Đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy
chậm... dưới nền nhạc một bài hát về chủ đề hay nền nhạc khởi động nào đó
theo yêu cầu 3- 4 phút, rồi về đội hình hàng ngang hay dọc theo yêu cầu của cô.
+ Bé tập các động tác :
* Cô cho trẻ tập các động tác tay, bụng,chân, bật kết hợp lời ca một bài hát
về chủ đề theo cô.
* Cô giới thiệu bài tập và tập mẫu cho trẻ tập theo cô các động tác (2 lần x 4 nhịp)
động tác bổ trợ cho vận động cơ bản thì (3lx4n)
- Động tác tay: hai tay đưa lên cao giang ngang hạ xuống.
Ví dụ : Khi tập các động tác tay hai tay dang ngang, lên cao, khi trẻ tập hai
tay dang ngang cao bằng vai, đưa lên cao tay phải thẳng hơi chếch hình chữ v
đồng thời hai lòng bàn tay phải hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay, chân rộng
bằng vai. Tương tự động tác bụng chân và bật nhảy.
- Động tác lưng, bụng: nghiêng người sang 2 bên , cúi gập người.
- Động tác chân: hai tay giang ngang ra trước hạ xuống, chân khuỵu.
- Động tác : Bật tiến, lùi,tách chân khép chân
* Trẻ tập cô chú ý bao quát, sửa sai và động viên trẻ kịp thời sau mỗi lần
tập cô cùng trẻ nhận xét .
* Những chú chim bay :
Trong phần hồi tĩnh : tôi đã sử dụng một số bài hát, đoạn nhạc có giai điệu
nhẹ nhàng như “ Chim mẹ chim con” ở chủ điểm thế giới động vật, hay bài

hát “cho con” trong chủ đề gia đình…. với những động tác của chú chim non,
chú gà ngộ nghĩnh để trẻ thực hiện nhẹ nhàng hay trò chơi “ gieo hạt” trẻ rất
thích thú.
* Hoạt động thể dục sáng được thực hiện trong khoảng 15 phút.

3


* Tập luyện thường xuyên, thể lực của trẻ nâng cao, củng cố các nhóm cơ,
hình thành tư thế đúng đắn, bên cạnh đó cịn rèn luyện được những kỹ năng
vận động cần thiết khác như: nhanh nhẹn, khéo léo.
* Khi tham gia buổi tập trẻ nên mặc quần áo thích hợp để dễ vận
động,các dụng cụ như: gậy, nơ, vòng, cần được chuẩn bị đầy đủ để tăng thêm
hứng thú cho trẻ.
* Q trình tập cơ cần bao qt các tư thế của từng động tác, tư thế sai cơ
cần sửa kịp thời cho trẻ. hình thành cho trẻ những thói quen thể dục sáng với
những động tác đơn giản. Bài hát phù hợp với chủ điểm đang học trẻ được tập
theo tiếng nhạc góp phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng
quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định. Rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần tập thể, tự
tin cho trẻ.
Biện pháp 3: Giáo dục thể chất thông qua các hoạt động học :
* Hoạt động thể chất của trẻ được tiến hành thơng qua nhiều hình
thức, phương pháp trong và ngồi tiết học : thể dục sáng, trò chơi vận động ,
dạo chơi tham quan …nhưng cơ bản vận động trong hoạt động học là
chính . Giáo dục thể chất gồm có 4 bước nhưng các bước cô và bé khởi
động,bé tập các bài tập phát triển chung, và bé làm chim bay như đã trình bày ở
trên.
* Giáo dục thể chất cho trẻ thơng qua hoạt động học đóng vai trị rất
quan trọng, bởi qua giờ học trẻ được làm quen với những vận động cơ bản với
những kiến thức và kỹ năng một cách chính xác nhất. Chính vì vậy mỗi khi

dạy trẻ một vận động nào đó tơi đều nghiên cứu để tìm ra những hình
thực tổ chức sao cho trẻ hứng thú và tích cực hơn khi tập luyện.
* Để thực hiện một hoạt động phát triển vận động có hiệu quả tơi
cần chú trọng vào lựa chọn nội dung sao cho phù hợp giữa hoạt động động
với hoạt động tĩnh,kết hợp nội dung dể với nội dung khó.Nếu bài tập vận
động cơ bản là vận động nhiều cơ tay thì trị chơi vận động phải là vận
động nhiều cho cơ chân.
Ví dụ : Qua hoạt động thể dục với bài tập: “Bị dích dắc qua 5 chướng ngại
vật” (Loại tiết cung cấp kiến thức mới) chủ đề ngành nghề tơi tổ chức dưới
hình thức hội thi “Bé khỏe bé khéo” và chơi trị chơi “chuyền bóng” tổ chức
cho trẻ chơi 2-3 lần tùy hứng thú của trẻ và cho trẻ thi đua nhau giữa 2 đội chơi.
* Khi cho trẻ tập bài tập phát triển chung tôi ln cho trẻ sử dụng dụng cụ
như vịng ,gậy thể dục,bóng bơng xù có tác dụng tốt trong việc hình thành
tư thế đứng cho trẻ nâng cao hiệu quả của động tác ,giúp trẻ hứng thú khi tham
gia vận động.
* Thực hiện hoạt động cần sử dung khẩu lệnh hiệu lệnh rõ ràng dứt khốt
để trẻ khơng cảm thấy khó khăn,ngại ngùng khi tham gia.
* Trong hoạt động học có thể đưa phần gây hứng thú vào bằng cách tạo
các tình huống hoặc cho trẻ thực hiện dưới hình thức thi đua để trẻ hứng thú
4


hơn khi tập. Trò chơi vận động nên chọn các bài tập phù hợp với tính chất của
vận động cơ bản với vận động mang tính chất động khi chọn trị chơi vận
động tơi chọn những trị chơi mang tính chất tĩnh như : truyền tin, chuyền
bóng, ném vịng cổ chai, …
- Ví dụ: Với bài tập vận động: “Bật liên tục về phía trước”
Yêu cầu của bài tập là trẻ phải bật được liên tục về phía trước qua các ô, với
những trẻ khá khi cô hướng dẫn trẻ sẽ tập dễ dàng, nhưng với một số trẻ nhút nhát
chưa mạnh dạn cơ động viên, khích lệ trẻ, trẻ nào thể lực kém cô cho trẻ thực hiện

nhiều lần (số lần cách nhau không tập liên tục trẻ sẽ mệt mất sức) với tốc độ tăng
dần để đạt được yêu cầu kỹ năng vận động của bài tập.
* Trẻ rất hứng thú tham gia họat động, trẻ tự nhiên sôi nổi, các vận động
phù hợp. Trên 90% trẻ thực hiện thành thạo kỹ năng vận động các yêu cầu về
kiến thức và kỹ năng của bài tập.
Biện pháp 4: Giáo dục thể chất cho trẻ thơng qua các trị chơi
ngồi trời
* Những trị chơi trong hoạt động ngồi trời của trẻ mầm non rất đa dạng, đó là
những trị chơi hàng ngày trẻ được tham gia vận động, đơn giản dễ nhớ, dễ chơi.
Ví dụ: Trị chơi “Kéo co”: tơi tổ chức như sau:
Cơ giới thiệu trị chơi, luật chơi, cách chơi:
+ Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch trước là thua cuộc.
+ Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau xếp
thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một trẻ khỏe nhất đứng đầu
hàng ở vạch chuẩn, cầm sợi đây thừng và trẻ khác cũng cầm vào dây. Khi có
hiệu lệnh của cơ, tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng
nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. Tương tự các trò chơi
khác cũng vậy
* Hay những trò chơi vận động khác phù hợp với các chủ đề khác nhau như:
Chim sẻ và ô tô, Mèo đuổi chuột, Lộn cầu vồng, Thỏ tìm chuồng, Rồng rắn lên
mây….
* Trong trò chơi tất cả trẻ đều được tham gia chơi, đều bình đẳng như
nhau, trẻ thích thú, chơi khơng biết mệt là gì, thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, các
mối quan hệ của trẻ được củng cố và phát triển, trẻ bộc lộ những nhu cầu của bản
thân mình, trẻ bộc lộ khả năng hoạt động trong tập thể với những vị trí tương ứng.
* Giáo dục thể chất cho trẻ rất quan trọng, trẻ được vui chơi bên cạnh đó
cịn phát triển kỹ năng vận động, các tố chất nhanh, mạnh, bền, những trị chơi
này mang tính tập thể cao, khi tham gia trị chơi trẻ phải đồn kết để có được
những chiến thắng, do đó nó cịn hình thành cho trẻ tinh thần đoàn kết, yếu tố
này cũng rất quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.


5


* Thơng qua hoạt động phát triển trị chơi vận động ngồi trời tơi có thể
cho trẻ ơn luyện củng cố các kỹ năng vận động trong giờ học thể dục dưới hình
thức các trị chơi nên trẻ rất vui vẻ và tích cực tham gia, kết quả đạt trên trẻ
được nâng cao rõ rệt. Ngồi ra trẻ cịn được chơi với rất nhiều những đồ dùng
đồ chơi ngoài trời như: Xích đu, đu quay, cầu trượt, thang leo…Qua đó giúp trẻ
phát triển tố chất vận động như nhanh nhẹn khéo léo…Bên cạnh đó tơi cịn
chuẩn bị rất nhiều những vật liệu từ thiên nhiên như: sỏi, lá cây, cát nước….để
trẻ được trải nghiệm và phát triển những kỹ năng vận động tinh.
Biện pháp 5: Giáo dục thể chất qua giờ ăn
* Khi đến giờ ăn cơ có thể gợi ý trẻ về các thức ăn ngày hơm đó có
những chất gì
Ví dụ: thịt lợn thì có chất đạm, rau củ quả có nhiều vitamin , hàng ngày cần
ăn đủ các nhóm cơ bản như: chất đạm, chất bột đường, chất béo và vitamin, để
trẻ nhận thức được tầm quan trọng của giờ ăn và cố gắng ăn hết suất của mình.
* Trước và trong khi ăn có ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác muốn ăn
không chỉ người lớn mà trẻ cũng như vậy. Chính vì vậy,cơ khơng để trẻ bị ức
chế bởi một lý do nào đó trong khi ăn cần tạo bầu khơng khí ấm cúng vui
vẻ, yên tĩnh, nhẹ nhàng cho trẻ tránh những gây xúc động mạnh…trẻ hứng
thú ăn thì cảm giác ngon miệng của trẻ sẽ được tăng lên.
* Ăn uống đầy đủ giúp cơ thể khoẻ mạnh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến cân nặng và chiều cao nhưng chất lượng của dinh dưỡng vẫn là chủ yếu.
Trẻ em nếu ăn uống hợp lý thì sẻ phát triển về chiều cao lẫn cân nặng.
* Qua giờ ăn trò chuyện với trẻ về các chất dinh dưỡng tầm quan trọng của
giờ ăn giúp trẻ ăn hết suất, ăn ngon miệng nên tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và
thấp cịi của lớp tơi giảm đáng kể so với đầu năm.
* Ngồi ra trẻ được cơ y tế cân đo định kì,trẻ bị nhẹ cân thấp cịi sẻ được

theo dỏi hàng tháng để từ đó đưa ra các chế độ ăn uống bổ sung cho trẻ .
Biện pháp 6 : Kết hợp cùng phụ huynh nâng cao thể lực cho trẻ
* Trong tất cả các hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng
để đạt hiệu quả tốt nhất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường ,
giáo viên hết sức quan trọng.
* Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ, biết được tình hình
đặc điểm của từng trẻ, dưới sự chỉ đạo của nhà trường tôi đã tổ chức họp phụ
huynh thông qua nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và đề ra phương hướng
để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Đã được phụ
huynh đặc biệt quan tâm và thảo luận sôi nổi. Tôi trao đổi với phụ huynh về
kiến thức, sự cần thiết phải nâng cao thể lực cho trẻ như thế nào. Tôi đề nghị

6


các bậc phụ huynh cần quan tâm tìm hiểu cách rèn luyện ở trường để tìm ra
phương pháp hiệu quả kết hợp cùng nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ.
* Trong các giờ đón trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về vấn đề học tập sức
khỏe của trẻ, đặc biệt với những trẻ suy dinh dưỡng, thấp cịi tơi phối hợp với
phụ huynh cho trẻ đem thêm sữa đi học để bổ sung thêm uống buổi sáng và
chiều.
* Sự phối hợp chặt chẽ, với kết quả đạt được phụ huynh rất phấn khởi đặc
biệt là những phụ huynh có trẻ từ suy dinh dưỡng, thấp cịi, lên bình thường.
Chính từ kết quả này mà tôi đã tạo được niềm tin với phụ huynh, phụ huynh rất
tin tưởng khi đưa con tới lớp, tôi cũng đã làm tốt công tác tuyên truyền tới từng
phụ huynh về vấn đề nâng cao chất lượng thể lực cho trẻ. Phụ huynh đã nhiệt
tình ủng hộ, quyên góp nguyên vật liệu để làm dùng đồ chơi phục vụ cho các
hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ.
Biện pháp 7: Giáo dục thể chất cho trẻ mọi lúc, mọi nơi
* Giáo dục thể chất cho trẻ không chỉ ở trong các hoạt động học mà cần rèn

luyện cho trẻ mọi lúc mọi nơi.Các giờ hoạt động chiều cho trẻ tham quan vui
chơi ở khu vực vui chơi thể chất, khu vực bể cá cảnh để trẻ được trải nghiệm
hịa mình vào thiên nhiên từ đó trẻ biết yêu thiên nhiên.
* Giúp trẻ hứng thú tìm hiểu các đồ dùng đồ chơi và được trải nghiệm với
các đồ dùng, đồ chơi để phát triển thể chất với những trải nghiệm trên trẻ rất
hứng thú và tích lũy được nhiều kỹ năng sống trong khi trải nghiệm thực tế.
PHẦN III : Hiệu quả thực hiện các biện pháp trong thực tế dạy học
trước và sau khi áp dụng.
Từ những biện pháp tôi đã nêu trên khi thực hiện tại lớp 4 - 5 tuổi B 3 tôi phụ
trách đến cuối năm học 2020 - 2021 đã đạt được kết quả như sau:
STT

Nội dung

Đầu năm

Cuối năm

1

Trẻ hứng thú, tích cực tham gia
vào hoạt động

23/30=76%

28/30=93%

2

Thực hiện các kỹ năng vận động.


24/30=80%

28/30=93%

3

Trẻ tập trung chú ý.

22/30=73%

28/30=93%

4

Cân nặng

25/30=83%

29/30=97%

5
Chiều cao
25/30=83%
29/30=97%
* Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ nhanh nhẹn, linh
hoạt hứng thú hơn, trẻ tích cực và chủ động tham gia những vận động và hứng
thú vào các trò chơi, kỹ năng vận động tốt hơn.
* Nếu như đầu năm khi tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ, tôi thấy các cháu
rất lười vận động, không hứng thú tham gia vận động. Nhưng qua một thời gian

thực hiện và áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy các cháu rất thích vận động và
7


tham gia các vận động một cách tích cực, sơi nổi hơn, các cháu khơng cịn rụt rè
mà trẻ tham gia học tập một cách tích cực, hứng thú hơn, dẫn đến trẻ sẽ thành
thục kỹ năng, kỹ xảo, kết quả cuối cùng là trẻ phát triển mạnh về mặt thể hình
và sức khỏe. Bên cạnh đó, ngơn ngữ của trẻ cũng trở nên mạch lạc hơn, trẻ
mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp, thói quen lao động tự phục vụ ở trẻ tốt
hơn. Không những thế ở trẻ cịn hình thành những phẩm chất tốt như khả năng
phối hợp hoạt động tốt với các bạn, khả năng tự kiềm chế, nhường nhịn bạn,
biết chơi cùng bạn và biết giúp đỡ bạn. Qua hoạt động vui chơi còn rèn luyện
cho trẻ phát triển về thể lực giúp trẻ khỏe mạnh và nhanh nhẹn hơn rất nhiều so
với đầu năm học. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cũng giảm rõ rệt so với đầu
năm, đồng thời còn tạo được niềm tin cho phụ huynh với cô giáo khi đưa trẻ
đến trường mầm non.
PHẦN IV: KẾT LUẬN
- Ý nghĩa của đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể
chất cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi trong trường mầm non”
* Tơi thấy chương trình chăm sóc giáo dục theo hướng đổi mới lấy trẻ làm
trung tâm, giúp người học không thụ động mà luôn luôn chủ động để tiếp nhận
những kiến thức kỹ năng vận động một cách đúng và chính xác, người học ở
đây khơng phải ai xa lạ mà chính là những đứa trẻ - mầm non của tương lai,
của cả xã hội trẻ học mà chơi, chơi mà học thông qua chơi một cách chủ động.
* Từ khi áp dụng những biện pháp trên giúp trẻ phát triển được các tố chất
như : Nhanh- mạnh - bền, trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện
thể dục, thể thao, dần hình thành cho trẻ ý thức tập luyện, từ đó trẻ tham nhiệt
tình vào các hoạt động trong ngày đạt kết quả cao, đồng thời giúp giáo viên linh
hoạt và sáng tạo hơn trong quá trình giáo dục phát triển thể chất cho trẻ, hình
thành những con người có thể chất hoàn thiện tham gia vào các hoạt động, để

xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
- Kiến nghị và đề xuất :
Tạo điều kiện hơn về một số đồ dùng phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất .
Ban giám hiệu có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức chăm sóc
giáo dục trẻ.
Trên đây là đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể
chất cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi trong trường mầm non ” tôi xin giới thiệu để
chị em đồng nghiệp cùng tham khảo và rất mong sự góp ý giúp đỡ nhiệt tình
của các nhà sư phạm để giúp tơi có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy và ngày
càng hoàn thiện tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

8


9



×