Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỐI VỚI DU LỊCH Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.86 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

BÀI TẬP CUỐI KHĨA
MƠN VĂN HĨA ẨM THỰC
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỐI VỚI DU
LỊCH Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

MÃ SINH VIÊN

HỌ VÀ TÊN

GVGD: Hồng Thái Hà

Thành Phố Hồ Chí Minh 15 Tháng 06 Năm 2021

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

BÀI TẬP CUỐI KHĨA
MƠN VĂN HÓA ẨM THỰC
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỐI VỚI DU
LỊCH Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG

Thành Phố Hồ Chí Minh 15 Tháng 06 Năm 2021

2



DANH SÁCH THÀNH VIÊN
ST
T

HỌ VÀ TÊN

ĐIỂM

1
2
3
Tp. HCM, ngày tháng 6 năm 2021
Giảng viên hướng dẫn


PHÂN CÔNG NGHIỆM VỤ THỰC HIỆN
STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC DANH

NHIỆM VỤ ĐƯỢC
GIAO

TỶ LỆ
%
HỒN
THÀN

H
CƠNG
VIỆC

1

Từ 2.1 đến 2.6 + 3.1
(trang 9 đến trang 14)

100%

2

2.7 + 3.3
(trang 14 đến trang 25)

100%

3

Chương 1 + 3.2
(trang 2 đến trang 7)

100%


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………
Điểm:

Tp. HCM, ngày tháng 6 năm 2021
GVHD


LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa ẩm thực là một phần của các đặc trưng về vật chất, tinh thần, khắc họa
một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, vùng miền, hay một quốc gia nào
đó. Nhưng ở mỗi thời đại khác nhau thì ẩm thực lại được quan tâm ở những mức
độ khác nhau, điển hình từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến rồi tới khâu trang trí
để tạo sự đẹp mắt hấp dẫn. Ngày nay khi cuộc sống dần phát triển, nhu cầu của
con người ngày càng cao hơn, không chỉ dừng lại ở mức độ “ăn no, mặc ấm” mà
phải đạt đến ngưỡng của sự “ăn ngon, mặc đẹp”.
Cùng nằm trên dải đất hình chữ S, ẩm thực mỗi vùng miền Việt Nam có những
điểm giống nhau nhất định, nhưng cũng đa dạng và phong phú bởi sự khác biệt
về vị trí địa lý, thổ nhưỡng, hay phong tục tập quán riêng biệt mỗi vùng. Ẩm
thực còn ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của vùng, mỗi một món ăn, mỗi
một loại đặc sản đều làm nên thương hiệu, tên tuổi của vùng đó, góp phần đa
dạng trong việc thu hút thực khách. Đó là lý do tại sao mà chúng em đã chọn đề
tài “Phân tích đặc trưng văn hóa ẩm thực đối với du lịch ở các tỉnh đồng bằng
sông Hồng”.


LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với thầy
Hoàng Thái Hà giảng viên bộ mơn Văn hóa ẩm thực và các thầy cô trong khoa
đã tạo điều kiện cho chúng em được hồn thành Bài tập cuối khóa mơn Văn hóa
ẩm thực.
Qua q trình học tập và tiếp thu trong mỗi buổi học, chúng em đã có cái nhìn
cụ thể và khách quan hơn về tổng quan văn hóa ẩm thực, cũng như nền ẩm thực
của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền khác nhau, ngồi ra cịn có được những tư liệu
quý giá để hoàn thành Bài tập cuối khóa. Mơn học này cịn là nền tảng giúp
chúng em tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kiến thức cho chuyên ngành về
sau. Tuy nhiên trong quá trình học online vẫn còn nhiều bất cập và chúng em
vẫn còn nhiều sai sót, mong các thầy cơ bỏ qua.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan, các thông tin sử dụng trong Bài tập cuối khóa mơn
Văn hóa ẩm thực này được thu thập từ nguồn tài liệu đã được giảng dạy cùng sự
hướng dẫn của thầy Hoàng Thái Hà và các nguồn tài liệu tham khảo khác đã
được sàng lọc.
Nội dung trong Bài tập cuối khóa này được chúng em rút ra từ quá trình tìm
hiểu về tổng quan các địa phương của vùng trong đề tài, và chúng em không sao
chép từ các bài báo cáo, hay luận văn nào khác.
Nếu có sai sót, chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN........................................................................................2
1.1. Giới thiệu về vùng đồng bằng sơng Hồng...............................................................2
1.2. Phân tích tiềm năng du lịch các tỉnh đồng bằng sơng Hồng....................................3
a) Vị trí địa lý.................................................................................................................3

b) Khí hậu......................................................................................................................3
1.2.2. Giới thiệu về địa danh nổi bật ở đồng bằng sông Hồng.......................................4
1.2.3. Đặc điểm du lịch vùng đồng bằng sơng Hồng......................................................6
1.2.4. Đặc điểm văn hóa đồng bằng sơng Hồng.............................................................7
1.2.5. Đặc điểm giao thông vận chuyển của đồng bằng sông Hồng...............................7
CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA
CÁC TỈNH VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG...................................9
2.1. Vị trí địa lý, khí hậu................................................................................................9
a) Vị trí địa lý.................................................................................................................9
b) Khí hậu......................................................................................................................9
2.2. Lịch sử..................................................................................................................10
2.3. Văn hóa.................................................................................................................10
2.4. Kinh tế..................................................................................................................12
2.6. Tơn giáo................................................................................................................14
2.7. Các món ăn, thức uống đặc trưng và cách thực hiện.............................................14
2.7.1. Cá kho Nhân Hậu (Hà Nam)..............................................................................14
2.7.2. Canh cá Quỳnh Cơi (Thái Bình)........................................................................15
2.7.3. Cá thính Lập Thạch (Vĩnh Phúc).......................................................................17
2.7.4. Tái dê Hoa Lư (Ninh Bình)................................................................................19
2.7.5. Món Bún Chả Hà Nội........................................................................................20
2.7.6. Món Tương Bần (Hưng Yên).............................................................................23
2.7.7. Trà sen (Hà Nội).................................................................................................25
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................26
3.1. Kết luận................................................................................................................. 26
3.2 Kiến nghị...............................................................................................................26
3.3. Bài học kinh nghiệm nhóm...................................................................................27


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN


1.1. Giới thiệu về vùng đồng bằng sơng Hồng
- Đồng bằng sơng Hồng hay cịn gọi là châu thổ sông Hồng là một vùng đất rộng lớn nằm
quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam.
-` Nơi đây bao gồm 10 tỉnh thành, trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương:
+Các tỉnh như: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam
Định, Ninh Bình
+Gồm 2 thành phố: Hà Nội, Hải Phịng
- Tồn vùng có diện tích: 23.336 km2 , chiếm 7,1% diện tích của cả nước
- Là cái nôi sinh trưởng, và phát triển của người Việt, vùng đồng bằng sông Hồng tập
trung nhiều nguồn tài nguyên du lịch phong phú từ biển đảo, văn hóa, lịch sử, tới du khảo,
mạo hiểm, tâm linh.
- Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam( 1064 người/km 2 , dân số là khoản 22
triệu người)
* Thuận lợi:
- Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.
- Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh. Phát triển vụ đơng thành
vụ sản xuất chính.
- Một số khống sản có giá trị đáng kể (sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên).
- Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.
2


* Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài ngun khống sản.
1.2. Phân tích tiềm năng du lịch các tỉnh đồng bằng sông Hồng
1.2.1. Khái quát về vị trí địa lý, khí hậu
a) Vị trí địa lý:
+ Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21 031’B( huyện Lập Thạch) tới vùng bãi ồi
khoản 1905’B( huyện Kim Sơn), từ 105017’Đ( huyện Ba Vì) đến 10707’Đ( trên đảo Cát
Bà) . Phía Bắc và đơng Bắc là Vùng Đơng Bắc Việt Nam và phía Tây và Tây Nam là vùng
Tây Bắc. Phía đơng là vịnh Bắc Bộ và phía Nam vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần

từ phía Nam xuống Đơng Nam, từ các thềm phù sa cổ từ 10-15m xuống đến các bãi bồi 24, ở trung tâm
+ Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sơng ngịi dày đặt tạo điều kiện thuận lợi
phát triển giao thông thủy bộ và các cơ sở hạ tầng của vùng
+ Tuy nhiên vào mùa mưa do lưu lượng dịng chảy q lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là các
vùng ở cửa sông khi nước lũ và triều cường gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên
sơng .
+ Vị trí tiếp giáp:
Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Phía Tây giáp Tây Bắc.
Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.
Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
Ý nghĩa: Giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (2 vùng có nguồn cung cấp
tài nguyên, nguyên liệu).
b) Khí Hậu:

3


- Nơi đây có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa có mùa đơng lạnh, nhiệt độ khơng
khí trung bình năm là 22,5-23,5 độ C, lượng mưa trung bình năm là 1400-2000mm( thuộc
loại mưa lớn trên thế giới). Lượng mưa biến đổi nhiều năm không lớn, năm mưa nhiều
gấp 2-3 lần năm mưa ít. Do đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa nên chế độ mưa vùng đồng
bằng sơng Hồng biểu hiện tính mùa khá rõ rệt. Mùa mưa thường kéo dài 5 tháng từ tháng
6 đến tháng 10, nơi mưa nhiều có thể kéo dài 7-8 tháng. Về mùa khô từ tháng 10 đến
tháng 4 năm sau, lượng nước trên sơng chỉ cịn 20-30% lượng nước cả năm, vì vậy gây ra
hiện tượng thiếu nước
- Điều kiện về khí hậu của vùng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm, vụ
đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa.
1.2.2. Giới thiệu về địa danh nổi bật ở đồng bằng sông Hồng
Khu du lịch Tam Đảo

Thị trấn Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo có độ cao trên 900m
so với mực nước biển. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 80km bao gồm 50km theo quốc lộ 2
và khoảng 24 km theo đường quốc lộ 2B trong đó có 13 km đường đèo. Khu du lịch Tam
Đảo có phong cảnh núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm được mệnh danh là “Đà
Lạt của miền Bắc”.
Khu du lịch Chùa Hương
Chùa Hương Sơn hay còn được gọi là chùa Hương, là một quần thể chùa nằm tại xã
Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng của miền
Bắc bởi chùa vừa linh thiêng lại tọa lạc ở một nơi non nước hữu tình, cảnh sắc sắc thiên
nhiên tuyệt đẹp. Tới đây, không chỉ được cầu an, viếng cảnh chùa mà còn được thưởng
thức nhiều đặc sản đặc sắc thú vị.
Quần thể du lịch sinh thái tâm linh Tràng Anh - Chùa Bái Đính
Với những dãy đá vơi hàng triệu năm tuổi, hình thành các thung lũng, hang động, hồ đầm,
hệ sinh thái và rừng ngập mặn, khu du lịch Tràng An – Bái Đính đã thu hút rất nhiều lượt
khách tham quan mỗi năm. Bên cạnh đó, nơi đây cũng là một quần thể chùa và các tượng
4


phật nổi tiếng Châu Á với hành lang tượng La Hán và tượng Phật dát vàng. Không quá xa
so với Hà Nội, nên du lịch Ninh Bình rất phù hợp để du lịch đi về trong ngày dành cho cả
gia đình bạn.
Chùa Tam Chúc - Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh của Việt Nam luôn được mọi người biết đến là một mảnh đất yên
bình, chân chất. Người dân Hà Nam ln hiền hịa và cực kì mến khách. Mặc dù du lịch
Hà Nam không phát triển như nhiều tỉnh thành khác tại Việt Nam nhưng mỗi năm vẫn có
rất đông du khách đến với mảnh đất này. Trong thời gian gần đây, Hà Nam càng trở nên
hấp dẫn nhờ vào khu du lịch chùa Tam Chúc hay còn được gọi là quần thể khu du lịch
Tam Chúc là một khu du lịch tâm linh hấp dẫn tại Việt Nam và cũng chính là ngơi chùa
lớn nhất thế giới.
Quần Thể Phủ Dầy

Phủ Giầy (hay còn ghi là Phủ Giày, Phủ Dầy) là tên gọi của quần thể di tích thuộc xã Kim
Thái, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Ðây là quần thể di tích xây trong một khu vực địa lý
có nhiều dấu vết của người tiền sử, với những di vật văn hóa thời kỳ đồ đá.Phủ Giầy là
một quần thể kiến trúc độc đáo giữa một vùng đồng bằng bát ngát, sông nước mênh
mông. Dải núi đất bao bọc những con sông uốn lượn tạo nên một khung cảnh sơn thuỷ
hữu tình. Các dãy núi này được dân gian hình dung như một con rồng khổng lồ mà đầu là
núi Ngăm, các khúc mình rồng là núi Tiên Hương, núi Báng, núi Lê, núi Gơi và đưới nó
là núi Thổ.
Di Tích Lịch Sử Đền Trần - Chùa Tháp
Khu di tích văn hóa-lịch sử Đền Trần - Chùa Tháp nằm trên một phạm vi rộng lớn bao
gồm: Đền Trần, có tất cả 3 đền: Thiên Trường, Cố Trạch và Trùng Hoa ở trên nền cung
điện Trùng Quang, Trùng Hoa xưa. Bên phải khuôn viên đền Trần là chùa Phổ Minh
(chùa Tháp), một danh lam cổ tự liên quan mật thiết với triều Trần và nhiều đền, đình,
chùa nằm rải rác ở các nơi thuộc phường Lộc Vượng và các xã Mỹ Phúc, Mỹ Thắng, Mỹ
Trung…, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
5


Biển Đồng Châu - Thái Bình
Đến với khu du lịch biển Đồng Châu, du khách sẽ được tận hưởng bầu khơng khí trong
lành của biển, của bãi tắm ln lộng gió. Khu du lịch bao gồm bờ biển thuộc xã Đông
Minh; Cửa Lân; hai đảo biển Cồn Thủ và Cồn Vành. Diện tích tồn khu du lịch rộng hàng
chục km2, trung tâm của khu du lịch là bãi biển Đồng Châu dài 5km, nơi đây đã hình
thành hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ cao tầng phục vụ du khách đến với Đồng Châu
tắm biển, nghỉ dưỡng. Điều thú vị là từ bãi tắm Đồng Châu, du khách có thể đi tàu, xuồng
gắn máy ra thăm và tắm biển ở Cồn Thủ, Cồn Vành. Cách đất liền 7km, Cồn Thủ và Cồn
Vành nổi lên như hai ngọn sóng xanh giữa biển khơi.
1.2.3. Đặc điểm du lịch vùng đồng bằng sông Hồng
- Vùng du lịch đồng bằng sơng Hồng có tiềm năng rất phong phú và đa dạng và có sức
hấp dẫn rất đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Có khả năng đáp ứng các yêu cầu

của nhiều loại hình du lịch với các loại đối tượng khác nhau và có khả năng tiếp nhận số
lượng lớn khách du lịch. Trong số các di tích Việt Nam thì vùng này chiếm hơn 90% về số
lượng. Các danh hiệu thế giới do UNESCO xếp hạng đứng đầu với quần thể danh thắng
Tràng An, vịnh Hạ Long, Hoàng thành Thăng Long, Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, ca
trù, dân ca quan họ, khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, khu dự trữ sinh quyển châu
thổ sông Hồng...
- Rừng già nguyên sinh như các Vườn Quốc gia Ba vì (Hà Nội), đảo Cát Bà (Hải Phịng)
với hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới rất điển hình, thỏa mãn trí tị mị của du khách và lịng
say mê nghiên cứu khoa học. Nguồn nước khoáng theo các mạch suối tự nhiên nhằm giải
khát và chữa bệnh: Kênh Gà (Ninh Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh) đạt tiêu chuẩn cao.
Có những hang động bí hiểm lạ mắt: Hương Sơn (Hà Nội), động Vân Trình, Tam Cốc Bích Động (Ninh Bình), động Thiên Cung (Quảng Ninh).
- Có các bãi biển đẹp và nổi tiếng Trà Cổ (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng) có sức thu
hút đặc biệt, nhất là Vịnh Hạ Long. Mùa hè nóng bức nhất từ tháng 5 đến tháng 9, thuận
lợi phát triển du lịch nghỉ mát biển tại vịnh Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn. Các bãi tắm khác ở
phía nam cũng có thể khai thác du lịch như Đồng Châu (Thái Bình); Quất Lâm và Hải
Thịnh (Nam Định); Bãi Ngang, Cồn Nổi (Ninh Bình)...
6


1.2.4. Đặc điểm văn hóa đồng bằng sơng Hồng
Vùng văn hóa đồng bằng sơng Hồng có một mạng lưới sơng ngịi khá dày, gồm các dịng
sơng lớn như: sơng Hồng, sơng Thái Bình cùng các mương mán tưới tiêu dày đặc. Do ảnh
hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa mưa và khơ nên thủy chế các dịng song, nhất
là sơng Hồng cũng có 2 mùa rõ rệt: mùa cạn dòng chảy nhỏ, nước trong và mùa lũ dòng
chảy lớn, nước đục. Ngoài khơi, thủy triều Vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều, mỗi ngày
có một lần nước lên và 1 lần nước xuống. Chính yếu tố nước, tạo ra sắc thái riêng biệt
trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lý ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của dân cư
trong khu vực tạo nên nền văn minh lúa nước, vừa có cái chung và vừa có cái riêng độc
đáo của mình.
Với hệ thống di tích lịch sử, văn hóa với hàng nghìn đình, đền, chùa, miếu mạo cùng kho

tàng kiến trúc, mỹ thuật độc đáo như chùa Một Cột, chùa Tây Phương (Hà Nội), chùa Bút
Tháp, đền Đơ (Bắc Ninh), chùa Keo (Thái Bình), chùa Cổ Lễ (Nam Định), chùa Bái
Đính, cố đơ Hoa Lư (Ninh Bình)… cũng khiến bao du khách phải trầm trồ thán phục. Đây
cũng là quê hương của nhiều lễ hội truyền thống điển hình như lễ hội đền Trần, hội
Gióng, hội Lim, lễ hội chùa Hương... cùng nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc như chèo,
quan họ, hát văn, tuồng, múa rối nước...
Những người nông dân ở đây sống quần tụ thành làng. Sự gắn bó giữa con người và con
người trong cộng đồng làng quê, không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di
sản hữu thể chung như đình làng, chùa làng…mà cịn là sự gắn bó các quan hệ về tâm
linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức.
Di sản văn hóa thế giới như Hoàng thành Thăng Long, Tràng An, dân ca quan họ, Lễ hội
Gióng, ca trù, bia đá tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Gắn với các giá trị văn hóa làng
xã (cây đa - bến nước - sân đình) có thể xây dựng sản phẩm đặc thù “Du lịch về với nền
văn minh sông Hồng” trải nghiệm cuộc sống của người dân Bắc Bộ du lịch sinh thái nông
nghiệp (tham quan, nghiên cứu, trải nghiệm các thành tựu nông nghiệp, nông thôn), tham
quan, nghiên cứu làng cổ, phố cổ, đình, đền, chùa, các di tích văn hóa lịch sử…
1.2.5. Đặc điểm giao thông vận chuyển của đồng bằng sông Hồng
7


- So với các vùng khác trên cả nước, Vùng du lịch đồng bằng sơng Hồng đã có cơ sở hạ
tầng phục vụ du lịch tương đối phát triển.
- Một số tuyến du lịch có thể sử dụng các phương tiện liên vận đường sắt, đường thủy,
đường hàng không, bảo đảm cho khách du lịch có thể đi một đường về bằng một đường
khác.
- Hệ thống đường giao thông tương đối tốt với các trục đường chính từ thủ đơ Hà Nội tỏa
đi khắp nơi trong vùng. Từ Hà Nội đi các tỉnh miền núi phía Bắc có các QL 1,2,3, lên Tây
Bắc có Quốc lộ 6, ra biển có Quốc lộ 5, vào các tỉnh phía Nam có Quốc lộ 1. Các trục
đường sắt chính cũng hầu như chạy song song với các trục đường bộ, bảo đảm khả năng
vận chuyển khách du lịch với số lượng lớn. Tất cả các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia

đều có thể đi lại bằng các phương tiện giao thơng khác nhau.
- Đối với đường sắt, sẽ hoàn thành đưa vào khai thác đoạn Hạ Long-Cái Lân, cải tạo nâng
cấp tuyến Yên Viên-Lào Cai; phấn đấu hoàn thành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà
Đông và từng bước nâng cao năng lực khai thác các tuyến hiện có.
- Vùng du lịch Bắc Bộ có thuận lợi lớn có nhiều cửa khẩu quan trọng để đưa đón khách
du lịch nước ngồi. Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) đã được xây dựng hiện đại, quy
mơ, có thể vận chuyển 2-3 triệu lượt khách/năm. Cảng Hải Phòng là cảng lớn thứ hai
trong cả nước, sau cảng Sài Gòn, dư sức tiếp nhận và tiễn đưa hàng chục ngàn khách du
lịch vận chuyển bằng đường biển. Cửa khẩu Móng Cái nằm trên tuyến đường liên vận
quốc tế cả về đường sắt lẫn đường bộ nối liền giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Bên cạnh đó, hồn thành nhà ga hành khách T2, hệ thống đường lăn, sân đỗ nhà ga T2 –
cảng hàng không Nội Bài; nâng cấp cảng hàng không Cát Bi; Huy động vốn đầu tư cảng
hàng không Quảng Ninh.
- Ngồi ra, ngành Giao thơng vận tải sẽ phối hợp, hỗ trợ các địa phương đầu tư đường ô
tô đến trung tâm xã; từng bước cứng hóa hệ thống đường giao thông nông thôn…

8


CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA CÁC
TỈNH VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.
2.1. Vị trí địa lý, khí hậu
a) Vị trí địa lý
- Đồng bằng sông Hồng là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng,
thuộc miền Bắc của Việt Nam. Là cái nôi sinh trưởng, phát triển của người Việt, đồng
bằng sông Hồng tập trung tài nguyên du lịch phong phú, từ biển đảo, văn hóa lịch sử, hay
du khảo, mạo hiểm, tâm kinh. Kéo theo nền văn hóa ẩm thực rất đa dạng và phong phú,
mang những đặc trưng riêng. Vùng đồng bằng nổi bật với các món kho, hầm, chiên rán,
Vùng ven biển ưa các món gỏi sống, nướng.
- Là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính: Tây - Đông, Bắc Nam, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Ẩm

thực của các tỉnh thành trong vùng vừa truyền thống vừa có sự giao thoa kết hợp.
- Dạng địa hình bao gồm núi xen kẽ đồng bằng và thung lũng, địa hình thấp và bằng
phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Cho nên nơi đây có nguồn thực phẩm,
nguyên liệu đa dạng phong phú nhất nhì cả nước.
- Các tỉnh thành nằm trong khu vực đồng bằng bao gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,
Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình tập trung canh tác nông nghiệp,
trồng cây lương thực, chăn nuôi gia cầm, gia súc. Ngoài ra các tỉnh ở khu vực ven biển
như: Hải Phịng, Thái Bình, Nam Định tập trung ni trồng và khai thác hải sản nhưng
không phổ biến bằng các tỉnh miền Trung và miền Nam.
b) Khí hậu
- Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đơng từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa xuân có
tiết mưa phùn. Hơn nữa, khí hậu của vùng lại rất thất thường, gió mùa đơng bắc vừa lạnh
vừa ẩm, gió mùa hè mang tính chất nóng và ẩm. Nhìn chung khí hậu bốn mùa tương đối
rõ nét cho nên ẩm thực vùng này ăn uống theo quan niệm “mùa nào thức nấy”.

9


- Thích ứng với thời tiết, mùa đơng thì sử dụng rất nhiều thịt và các sản phẩm từ thịt như:
giị, chả,…các món ăn chế biến theo kiều xào, kho, hầm nhừ để giữ ấm cho cơ thể, tạo
cảm giác no lâu. Mùa nóng thì ăn nhiều các món canh, luộc, hấp, sử dụng chủ yếu các sản
phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
2.2. Lịch sử
- Nền văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng của các thời kì lịch sử:
+ Thời Vua Hùng: chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh lúa nước, lúa gạo được sử
dụng làm nguồn lương thực chính trong các bữa ăn. Các món ăn có thể kể đế như: bánh
dày, bánh chưng…. Hay truyền thuyết từ các câu chuyện cổ tích: Sơn Tinh - Thủy Tinh,
Thánh Gióng,… tất cả tạo nên dấu ấn cho nền ẩm thực truyền từ bao thế hệ cha ơng.
+ Thời Bắc Thuộc: ở thời kì này, từ quốc gia Văn Lang, sau đó là Âu Lạc vừa được thành
lập và tồn tại chưa bao lâu đã rởi vào tình trạng đơ hộ của thực dân phương Bắc, Giai

đoạn này, ẩm thực ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa có thể kể đến từ cách
sử dụng các loại gia vị, món ăn được chế biến cầu kì hơn: luộc, hấp, chiên, xào,…
+ Thời kì chống Pháp: thời kì này nền ẩm thực có phần chuyển biến, lai tạp nhiều hơn,
các món ăn đặc trưng của Pháp manh nha xuất hiện: bánh mì, súp, bánh flan,…
2.3. Văn hóa
- Vùng đồng bằng sơng Hồng là các nơi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi sơ
khai và hiện tại cũng là vùng bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa nhất. Là nơi sinh ra các
nền văn hóa lớn nối tiếp lẫn nhau: văn hóa Đơng Sơn, văn hóa Đại Việt, văn hóa Việt
Nam. Điển hình như Hà Nội là nơi ra đời của nền văn minh Đại Việt từ thời Lý - Trần Lê. Từ nơi đây, văn hóa Việt lan truyền vào Trung bộ, Nam bộ.
- Đồng bằng sơng Hồng là vùng có dân cư đông nhất cả nước, mỗi tỉnh thành từ 2 dân tộc
trở lên như: Kinh, Dao, Mường,… mỗi dân tộc tạo nên sự đa dạng trong bản sắc văn hóa,
sự khác biệt trong ẩm thực. Văn hóa ẩm thực các tỉnh của vùng đồng bằng sông Hồng chú
trọng đến việc sử dụng các loại gia vị mang hương vị, mùi thơm riêng, tạo nên mùi vị độc
đáo không thể lẫn lộn giữa các vùng khác.
10


- Người dân vùng đồng bằng sông Hồng sử dụng các loại rau để làm gia vị như: húng quế,
riềng, xả, mẻ,… mắm tôm để dậy mùi. Cách ăn uống ln đề cao tính tự nhiên, tươi ngon
của các loại thực phẩm. Họ không ăn cay mặn như người miền Trung và cũng không quá
ngọt như người miền Nam.
- Bất kể bữa ăn thường ngày hay lễ, Tết đều không thể thiếu cơm trên bàn ăn. Đặc biệt
mâm cơm ngày lễ Tết thường cầu kỳ, khéo léo hơn, mâm cơm cúng ln là sự hịa hợp
âm dương ngũ hành thể hiện những nét lao động trong đời sống thường ngày ví dụ như:
bánh chưng, xơi, gà luộc…mâm ngũ quả cũng là một phong tục không thể thiếu trong
ngày Tết với ý nghĩa an khang, thịnh vượng, năm mới đầy may mắn. Cịn trong cuộc sống
đời thường thì người dân nơi đây hết sức giản dị, buổi sáng trước khi đi làm nhâm nhi tí
trà hoặc cà phê, chiều tối gia đình quây quần bên nhau bên bữa cơm.
- Theo phong tục tập quán của người Việt, các tỉnh đồng bằng sơng Hồng thường có các
đám tiệc, cỗ. Điển hình như Hà Nội, Nam Định, Phú Thọ, có những lễ hội hay tiệc cỗ diễn

ra đến vài ngày. Những ngày này các món ăn thường thịnh soạn hơn, các món ăn được
bày vào bát đĩa sau đó mới xếp lên mâm, ở giữa mâm ln là chén nước chấm pha lỗng.
Mâm cơm được đặt lên phản, bàn, mỗi mâm từ 4 đến 6 người hay tùy vào mức độ của
loại tiệc.
- Mơ hình bữa ăn cũng giống như các vùng người Việt khác: cơm + rau +cá nhưng cá ở
đây hướng đến các loại cá nước ngọt vì người dân nơi đây tận dụng đầm hồ để nuôi trồng
thủy sản. Hải sản đánh bắt được sử dụng chủ yếu ở các làng ven biển, còn các làng nằm
sâu trong đồng bằng thì hải sản khơng phải là thức ăn chiếm ưu thế.
- Cũng giống như các vùng khác tại miền Bắc, người dân các tỉnh nơi đây đa phần đều ăn
thanh đạm, ít muối, khơng q nồng, các món ăn vị ngọt thanh, chua nhẹ để giải nóng
thích ứng với mùa hè. Mùa đơng thì phần lớn trong thức ăn là thịt và mỡ để giữ ấm, no
lâu. Chủ yếu sử dụng nước mắm lỗng và mắm tơm.
- Ngồi các món mặn, đặc trưng văn hóa ẩm thực của vùng cịn thể hiện qua những món
bánh. Bánh khơng đơn giản chỉ là thức quà quê ăn cho vui, mà còn đại diện cho những

11


hình ảnh dân dã, mộc mạc, lưu trữ những kỷ niệm đẹp đẽ trong tuổi thơ của người con đất
Bắc phải kể đến như: bánh đậu xanh Hải Dương, bánh phu thê Bắc Ninh,…
- Người dân tại đây sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, và Thái Bình là một trong
những vùng lúa trù phú nhất của đồng bằng sông Hồng, canh tác rừng, nghề đánh bắt hải
sản không mấy phát triển. Có tập quán sống theo làng xã, họ hàng, gia phả quây quần bên
nhau, trọng tình làng nghĩa xóm, hay giúp đỡ lẫn nhau.
- Ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước, trong ăn uống đề cao tính cộng đồng, cách cư
xử rất nhẹ nhàng tinh tế “lời chào cao hơn mâm cỗ” bao giờ cũng kính trên nhường dưới,
người lớn tuổi được tơn trọng, có vai vế cao trong mọi mặt.
2.4. Kinh tế
- Ngành công nghiệp: vùng có nền cơng nghiệp hình thành sớm nhất tại Việt Nam và phát
triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:

+ Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải
Phịng.
+ Các ngành cơng nghiệp trọng điểm như: chế biến lương thực, thực phẩm,…Nguồn
nguyên liệu chế biến chủ yếu được thu hoạch từ trong vùng và các vùng lân cận.Vì đây là
vùng có lợi thế canh tác nông nghiệp và chăn nuôi lớn nhất miền Bắc nước ta. Giá trị sản
xuất tăng mạnh qua các năm.
- Ngành nơng nghiệp: về diện tích và tổng sản lượng lương thực, đồng bằng sông Hồng
chỉ đứng thứ 2 sau đồng bằng sông Cửu Long nhưng là vùng có mật độ thâm canh cao.
Sản xuất đa dạng cây trái, rau củ để xuất khẩu
+ Trồng trọt: cây lúa là lương thực chính, ngồi ra vùng cịn trồng một số cây ưa lạnh đem
lại hiệu quả kinh tế lớn như: cây ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải,… và trồng xen canh
để đem lại năng suất cao hơn.
+ Chăn nuôi: chăn nuôi lợn là chủ yếu, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản đang phát
triển.
12


- Ngành dịch vụ: có nhiều khu du lịch, địa danh hấp dẫn như: chùa Hương, Tràng An,…
+ Hà Nội là tỉnh thành thu hút khách du lịch và đem lại doanh thu lớn nhất tại vùng. Bên
cạnh đó, Hà Nội và Hải Phịng là nơi có cơ sở vật chất hoàn thiện, các dịch vụ đầy đủ tạo
điều kiện phát triển du lịch.
+ Hoạt động dịch vụ sôi nổi và ngày càng phát triển.
=> Nhìn chung các tỉnh đồng bằng sơng Hồng có nền kinh tế phát triển nhất khu vực miền
Bắc, lối sống cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nhưng người dân sống có phần bảo thủ và
truyền thống hơn. Các món ăn, đồ uống trở thành một ngành kinh doanh dịch vụ quan
trọng mang lại lợi ích kinh tế cao phải kế đến như:
+ Phở: là món ăn lâu đời nổi tiếng có nguồn gốc từ Nam Định, nhưng chỉ tại Hà Nội du
khách mới có thể thưởng thức hết sự tinh túy, chuẩn vị phở Hà Nội mà khơng phải ở đâu
cũng có được. Món phở xuất hiện từ các gánh hàng rong, các quán ăn vỉa hè hay các nhà
hàng sang trọng.

+ Bún chả: đây cũng là một trong những món ăn nổi tiếng tại Hà Nội được tổng thống
Obama ghé thăm thưởng thức.
+ Bánh đa cua Hải Phịng: món ăn đặc sản nổi tiếng thơm ngon thanh mát vào mùa hè tại
Hải Phòng. Hà Nội củng tập trung nhiều hàng quán bánh đa cua nhưng có lẽ khơng chuẩn
vị như Hải Phịng…
+ Những thức quà du khách mua làm quà tặng như: bánh đậu xanh Hải Dương, bánh cốm
làng Vòng, bánh phu thê Bắc Ninh.
2.5. Du lịch
- Các tỉnh đồng bằng sông Hồng nổi bật các loại hình du lịch tham quan di tích, lịch sử,
tâm linh văn hóa, khảo cổ. Trong đó, Hà Nội là điểm du lịch thu hút khách, phần lớn
khách du lịch đến miền Bắc đều chọn Hà Nội là điểm dừng chân riêng. Sở dĩ Hà Nội
được ưu ái như vậy vì nó có nhiều lợi thế, bên cạnh cảnh quan, cơ sở vật chất, Hà Nội còn
hút du khách nhờ cái hồn của ẩm thực đậm sắc Việt với các món ăn nổi tiếng như: phở Hà
13


Nội, chả cá Lã Vọng, bún chả,… Ẩm thực vỉa hè, món ăn đường phố tạo nên hình ảnh
mộc mạc, cổ kính của vùng đất Hà Thành.
- Làng xã nơng thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng phần lớn là các làng xã truyền thống
được hình thành từ hàng trăm năm trước, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử văn hóa, đại diện
cho lối sống của người Việt, tạo điều kiện cho phát triển các làng nghề truyền thống. Trải
nghiệm loại hình du lịch cộng đồng, làm việc tại làng kết hợp thưởng thức đặc sản tại địa
phương và mua sắm.
2.6. Tơn giáo
- Nhìn chung, số đơng người dân các tỉnh của đồng bằng sông Hồng chủ yếu theo Phật
giáo, bên cạnh đó vẫn có những tơn giáo khác như: Thiên Chúa giáo, Công Giáo,…
- Mặt dù đạo Phật không sát sinh và cấm kỵ thịt chó, nhưng từ xa xưa, nơi đây vẫn còn
tồn tại phong tục ăn thịt chó, và đây là món khơng thể thiếu trong mâm cơm cỗ. Ngày
nay, vấn đề sử dụng thịt chó có phần đã và đang giảm bớt.
- Theo khẩu vị của người miền Bắc, các món chay được chế biến đa dạng và cầu kỳ hơn,

nguyên liệu phong phú: rau củ quả, đậu phụ, giò chay, các thực phẩm chay được kiểm
định…Quan niệm ăn chay còn giúp con người tịnh tâm, an toàn cho sức khỏe hơn.
- Cách chọn nguyên liệu, chế biến, bày trí món ăn đều hướng đến âm dương ngũ hành, sự
xung khắc trong tự nhiên.
2.7. Các món ăn, thức uống đặc trưng và cách thực hiện
2.7.1. Cá kho Nhân Hậu (Hà Nam)
Nguyên liệu:
- Cá: Chọn mua cá trắm đen, nặng trên 3,5kg. Điều này để cá nhiều thịt, ít xương, khi kho
lên dễ ăn và hấp dẫn người thưởng thức.
- Gia vị: riềng, gừng, chanh, khế chua, nước cốt cua đồng, hành, ớt tươi, nước cốt xương
sườn lợn, nước hàng tạo màu,…

14


Phương pháp chế biến:
Bước 1: Sử dụng nồi đất để kho cá lấy ít củ riềng sắc lát để lại dưới đáy nồi, làm sạch cá,
cá cắt khúc để ráo nước và ướp 15’ với riềng, gừng giã nhỏ, nước chanh, ớt, tương cua,
hạt nêm knor, nước tạo màu và thịt ba chỉ (nếu có).
Bước 2: Đun to lửa cho nồi cá sôi đều, lúc này vắt chanh, cho thêm kẹo đắng , sau đó thì
đun nhỏ lửa hơn, giữ lửa không to quá cũng không nhỏ quá. Ngày thường thì kho cá mất
khoảng 6-7 tiếng nhưng ngày Tết thì kho cá là cả một q trình cơng phu, thường mất
khoảng 14 – 15 tiếng.
Bước 3: Đun đến khi nồi cá cịn khoảng một thìa nước thì bắc khỏi bếp. Cá không khô
hoặc không ướt quá, vị thơm ngậy, thịt cá chắc, màu sắc đẹp thì món ăn đã hồn thành.
Phong cách thưởng thức món ăn:
Cá kho Nhân Hậu thường xuất hiện nhiều nhất vào những dịp Tết đến Xuân về bên cạnh
những chiếc bánh chưng để dâng lên tổ tiên. Món này ăn với cơm nóng thì khơng cịn
điều gì tuyệt vời hơn.
Hình ảnh minh họa:


2.7.2. Canh cá Quỳnh Cơi (Thái Bình)
Ngun liệu
- Cá rơ loại to
- Rau cải cúc
- Cà chua
15


Phương pháp chế biến:
Bước 1: Cá rô sau khi mua ở chợ về mang đi đánh sạch vẩy, sau đó dùng muối và chanh
chà xát cho sạch hết nhớt rồi xả lại với nước sạch rồi cho vào một cái rổ để cho ráo nước.
Bước 2: Lóc lấy phần thịt nạc của con cá cần phải thật khéo léo để có thể lách bỏ xương,
rồi đem thái thành từng miếng có độ dày khoảng hơn nửa phân, sau đó ướp với 1/2 thìa cà
phê nước mắm, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu và 2 thìa cà phê nước cốt nghệ tươi (muốn món
canh này đạt đến độ đậm đà thì có một bí quyết đó là các bạn nên dùng nghệ tươi chứ
khơng phải nghệ bột mua sẵn ở ngồi chợ nhé). Bạn ướp cá trong khoảng 30 phút để cho
cá được thấm đều các gia vị.
Bước 3: Phần xương lóc được cho vào trong nồi ninh lấy phần nước dùng. Nướng 1 củ
gừng sau đó đem đập dập rồi thả vào trong nồi nước dùng (gừng sẽ giúp khủ đi vị tanh
của cá một cách hiệu quả và tăng thêm hương vị hấp dẫn cho món canh cá này). Trong
quá trình này chúng ta cần chú ý nhớ hớt sạch bọt để nước dùng được trong hơn.
Bước 4: Cá sau khi đã được tẩm ướp gia vị cho lên vỉ nướng sao cho lớp vỏ bên ngoài
vừa se lại cịn phần thịt cá ở bên trong vừa chín tới thì bỏ ra khỏi chiếc vỉ. Tiếp theo đem
cá chiên lên tới khi nào chuyển sang màu vàng sẫm (phải chiên cá ngập trong chảo dầu để
cá được giòn lâu hơn và khi ăn sẽ cảm nhận được độ giòn ). Sau đó vớt cá ra đĩa có lót
sẵn giấy thấm dầu.
Bước 5: Rau cải cúc nhặt sạch sau đó bỏ gốc già, ngắt lấy phần ngọn non rồi mang đi rửa
sạch, vẩy cho ráo nước.
Hành lá nhặt bỏ lá úa sau đó rửa sạch rồi thái nhỏ.

Cà chua rửa sạch sau đó bổ thành hình múi cau.
Hành khơ bóc vỏ sau đó bằm nhỏ.
Ớt tươi rửa sạch, bỏ hạt sau đó thái thành những lát mỏng. Nếu sử dụng ớt khơ thì nên
đun sơi 3 thìa cà phê dầu ăn rồi mới đem trộn đều với phần ớt đã được thái mỏng. Thành
phẩm món ăn sau khi hồn thành sẽ có hương vị đậm đà và màu sắc vơ cùng bắt mắt.
16


Bước 6: Bánh đa chúng ta chỉ cần nhúng vào trong bát nước sơi cho chín sau đó vớt ra để
ráo.
Bước 7: Gạn bớt phần dầu ăn vừa chiên cá đi sau đó trút hành tím băm vào xào cùng cho
thơm cùng với cà chua, rồi cho nước luộc cá vào đun cho sôi đều. Tiếp theo cho rau cải
cúc vào rồi nêm nếm lại các loại gia vị sao cho vừa ăn sau đó tắt bếp. Cuối cùng, xếp
bánh đa đã được trần qua vào trong tô, tiếp theo là cho phần cá chiên cùng với hành, thì là
đã được thái nhỏ vào. Cuối cùng chan nước dùng lên trên mặt bát sau đó thêm vào một
chút ớt là hồn thành xong món ăn này rồi.
Phong cách thức thưởng thức:
Vào những ngày đông lạnh giá, chúng ta nên thưởng thức món canh cá Quỳnh Cơi này thì
ngon nhất. Hương vị của miếng cá rá giòn, nước dùng đậm đà, mùi hăng hăng của thì là,
húng bạc hà,...Tất cả hịa quyện lại với nhau tạo nên một cảm giác không thể nào qn
được.
Hình ảnh minh họa:

2.7.3. Cá thính Lập Thạch (Vĩnh Phúc)
Nguyên liệu:
- Cá tươi, cá nào cũng được song ngon nhất là cá quả, cá riếc, cá mè, cá trôi..., ngô hạt,
đậu rang vàng giã nhỏ, lọ sành, bắng (hoặc khay, đĩa) sành, muối trắng, lá ổi bánh tẻ, rơm
khô, nan tre.

17



×