Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp trên địa bàn thị trấn tứ kỳ, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 52 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................................3
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................4
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG MỤC TIÊU CỦA ĐỀ
ÁN....................................................................................................................................................7
A. LÝ THUYẾT
B. TỔNG QUAN
1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của phịng Tài ngun – Mơi trường..........7
1.1.1. Vị trí, chức năng.....................................................................................................................7
1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn..............................................................................................................7
1.1.3. Về biên chế.............................................................................................................................9
1.1.4. Cơ cấu tổ chức........................................................................................................................9
1.1.5. Nguyên tắc làm việc...............................................................................................................9
1.2. Các dự án của Đơn vị..............................................................................................................12
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN..........................................13
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Tứ Kỳ.................................................................14
2.2. Khái quát về hiện trạng môi trường thị trấn Tứ Kỳ.................................................................22
2.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe con người.....................................22
2.4 Tìm hiểu nguồn gốc phát sinh chất thải rắn trên địa bàn thị trấn Tứ Kỳ..................................24
2.5.Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị trấn Tứ Kỳ.....................................31
2.6. Đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý CTR phù hợp trên địa bàn thị trấn Tứ Kỳ.....................39
2.7 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ........................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................47

1


ANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CTR

Chất thải rắn

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

CTRYT

Chất thải rắn y tế

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTNH

Chất thải nguy hại

CTRNH

Chất thải rắn nguy hại

UBND

Uỷ ban nhân dân


2


LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển không ngừng của các ngành nghề q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, sự phát sinh chất thải rắn ngày càng gia tăng. Cũng như nước
thải và khí thải, nếu chất thải rắn không được quản lý và xử lý chặt chẽ, triệt để sẽ có khả
năng gây suy thối mơi trường nghiêm trọng.
Trong những năm gần đây, thị trấn Tứ Kỳ - huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương cũng
đang trên đà phát triển mạnh mẽ về kinh tế và xã hội. Kéo theo đó là lượng chất thải rắn
thải ra môi trường ngày càng nhiều và đa dạng về chủng loại gây ảnh hưởng tới môi
trường và sức khỏe người dân. Tình trạng xả rác bừa bãi đã và đang diễn ra ở khắp nơi, ở
trên đường, ao hồ, sơng ngịi, mương máng lượng rác thải này tập trung nhiều gây ô
nhiễm môi trường trầm trọng, gây ách tắc dịng chảy, làm ơ nhiễm nguồn nước mặt tại các
vị trí có chứa rác ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân. Yêu cầu
đặt ra là cần có một cơng tác quản lý mơi trường hợp lý để phát triển kinh tế một cách bền
vững. Tuy nhiên việc quản lý môi trường ở địa phương hiện nay đang gặp rất nhiều khó
khăn và chưa đạt kết quả cao. Thực tế cho thấy, công tác quản lý và xử lý chất thải rắn
còn manh mún, lạc hậu, thô sơ, không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an tồn mơi
trường .
Ơ nhiễm mơi trường do chất thải rắn đã trở thành mối quan tâm chung của cơng tác
quản lý và cộng đồng dân cư. Vì vậy, quản lý và xử lý chất thải rắn là một vấn đề cần
thiết cho sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sống cho con người. Để hiểu thêm
về cơng tác quản lý mơi trường nói chung và cơng tác quản lý chất thải rắn nói riêng em
xin chọn đề tài: “Tìm hiểu cơng tác quản lý chất thải rắn và đề xuất biện pháp quản lý phù
hợp trên địa bàn thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”.
2. Đối tượng, phạm vi, phương pháp thực hiện
- Đối tượng thực hiện: công tác quản lý CTR và các giải pháp quản lý CTR phù hợp tại
thị trấn TK
- Phạm vi thực hiện:


3


+Đề tài được thực hiện tại địa bàn thị trấn Tứ Kỳ, Phịng Tài Ngun Mơi Trường huyện
Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương.
+Đề tài được thực hiện từ ngày 18 tháng 01 năm 2016 đến ngày 08 tháng 4 năm 2016
- Phương pháp thực hiện
+ Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp như: Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội huyện Tứ Kỳ. Các số liệu thu thập từ Ủy ban nhân dân thị trấn Tứ Kỳ.
+Phương pháp thống kê, điều tra thực địa: Các số liệu thống kê, điều tra thực địa tại bệnh
viện và một số cơ sở sản xuất công nghiệp là cơ sở để xây dựng các giải pháp trong công
tác quản lý, bảo vệ môi trường địa bàn
+ Phương pháp điều tra thực địa trực tiếp: Điều tra tại các bãi rác tập trung, các cơ sở sản
xuất, các nhà máy công nghiệp, bệnh viện y tế trên địa bàn thị trấn Tứ Kỳ.
+ Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu liên quan: Thu thập, phân tích các thơng tin hiện
trạng môi trường, thu thập các số liệu về nguồn lực phát triển kinh tế xã hội tác động đến
môi trường và công tác quản lý, bảo vệ môi trường
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp hệ thống: Sử dụng các phần mềm word, exel để tổng
hợp, phân tích các số liệu. Phương pháp này nhằm đánh giá thông tin, số liệu thu thập
được một cách chuẩn mực và hiệu quả.
+ Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các cán bộ quản lý phịng tài ngun và mơi
trường huyện Tứ Kỳ, các thầy cô hướng dẫn, giảng viên có chun mơn.
+ Phương pháp xác định lượng rác thải được thu gom: tiến hành theo dõi việc tập kết rác
thải tại điểm tập kết rác thải của thị trấn Tứ Kỳ để đếm số xe đẩy tay chứa rác trong 1
ngày, giờ quy định để thu gom rác
3.Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
- Mục tiêu:

4



+ Đưa ra được cái nhìn tổng quan về hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn và ảnh
hưởng của nó đến mơi trường sống.
+ Đề xuất được các giải pháp nhằm hạn chế sự phát sinh của chất thải rắn. Từ đó có thể
đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý, xử lý lượng chất thải rắn phát sinh.
- Nội dung:
+ Tìm hiều điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Tứ Kỳ
+ Tìm hiểu hiện trạng mơi trường thị trấn Tứ Kỳ
+ Tìm hiểu ảnh hưởng của chất thải rắn đến mơi trường và sức khỏe con người
+ Tìm hiểu tình hình phát sinh chất thải rắn tại các cơ sở trên địa bàn nghiên cứu: Nguồn
phát sinh, thành phần, lượng chất thải rắn.
+ Hiện trạng quản lý chất thải rắn
+ Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn phù hợp.

5


CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐƠN VỊ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ
ÁN
A. LÝ THUYẾT

Chất thải rắn là gì? Khái niệm chất thải rắn, định nghĩa chất thải rắn
Chất thải rắn là chất thải ở dạng rắn, bị thải ra từ quá trình sản xuất, dịch vụ, kinh
doanh, sinh hoạt hàng ngày hoặc các hoạt động khác. Ví dụ: Vỏ chai lọ, hộp nhựa,
cao su, giấy, thủy tinh, sắt, nhôm, đồng, kẽm, giấy báo, rác sân vườn, đồ đạc đã sử
dụng, bì nhựa, rác sinh hoạt và tồn bộ những gì mà con người loại ra mơi trường.
Chất thải rắn cơng nghiệp là gì?
Chất thải rắn cơng nghiệp thơng thường gồm những gì? Chất thải cơng nghiệp là
tất cả các loại chất thải phát sinh trong hoạt động của ngành sản xuất công nghiệp

dưới dạng phế phẩm và phế liệu như ngành gia cơng cơ khí, dệt nhuộm, luyện kim,
xi mạ, chăn nuôi, công nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm,…. Chất thải cơng
nghiệp có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như dạng rắn, lỏng hoặc là dạng
khí.
Chất thải công nghiệp được hiểu là các chất thải phát sinh ra từ các hoạt động sản
xuất của các nhà máy, cơng ty, xí nghiệp
Chất thải rắn sinh hoạt là gì
Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt là gì? Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các loại vỏ
chia, vỏ hộp, ống nước, vật tư ốc vít , xong nồi, chảo, dao, máy cưa.. được thải ra
trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của con người. Chúng bao gồm các thành phần
vơ cơ và hữu cơ khác nhau.
Ngồi ra khách hàng vẫn ln tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi: chất thải rắn
sinh hoạt gồm những gì; chất thải rắn sinh hoạt tiếng anh; chất thải rắn sinh hoạt
được chia thành những nhóm nào; chất thải rắn sinh hoạt thông thường; chất thải
rắn sinh hoạt nông thôn;chất thải rắn sinh hoạt có mấy loại; chất thải rắn sinh hoạt
tại nguồn; chất thải rắn sinh hoạt bao gồm những loại nào. Hy vọng với bài viết này
Việt Đức đã giải đáp đầy đủ thắc mắc của bạn đọc.
Chất thải rắn thơng thường?
Chất thải rắn cơng nghiệp thơng thường là gì? chất thải rắn thơng thường bao gồm
những gì? Chất thải rắn thông thường là các loại hàng phế phẩm từ sản xuất kinh
doanh như sắt thép phế liệu thừa, ba dớ, nhôm, đồng,...
6


Chất thải rắn nguy hại là gì?
Chất thải rắn nguy hại có thể là kim tiêm, máy móc phóng xạ, đồ điện hạt nhân, đầu
đạn, kim loại chì, niken, mạch điện tử…
Chất thải rắn nguy hại
Chất thải rắn đô thị là gì?
Chất thải rắn đơ thị là tất cả phế phẩm từ đô thị thải ra môi trường, là vật chất mà

người tạo ra từ ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đơ thị mà khơng địi hỏi được bồi
thường cho những sự vứt bỏ đó và chúng được xã hội nhìn nhận như là một thứ mà
thành phố thường có trách nhiệm thu dọn. Chất thải rắn đơ thị bao gồm từ nguồn:
khu dân cư (chất thải sinh hoạt). Từ các khu thương mại. Từ các cơ quan, bệnh
viện, trường học. Từ các hoạt động nông nghiệp. Từ các công trình xây dựng. Từ
các nhà máy xử lý. Từ các nhà máy công nghiệp. Từ các dịch vụ công cộng.
Chất thải rắn đơ thị
Chất thải rắn y tế là gì?
Chất thải rắn y tế là tất cả những loại phế thải từ kim bông, găm kim, các loại chất
thải từ dây chuyền thuốc, kim tiêm thuốc hay vật tư ý tế bị thải loại sau quá trình sử
dụng. Chúng là vô cùng độc hại và dễ lây lan bệnh tật nên cần tránh xa và giao cho
các cơ quan xử lý chất thải xử lý theo danh mục chất thải nguy hại.
Chất thải rắn y tế là loại rác thải nguy hại khó xử lý
Các thơng tin về chất thải rắn y tế nguy hại; chất thải rắn y tế bao gồm những gì;
chất thải rắn y tế có mấy loại; chất thải rắn y tế có mấy nhóm; chất thải rắn y tế
thông thường; chất thải rắn y tế ở hà nội; chất thải rắn trong y tế; quản lý chất thải
rắn y tế như thế nào. Mời bạn cùng xem tiếp rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế.
Phân loại chất thải rắn, thành phần của chất thải rắn, Theo quy định hiện nay,
chất thải rắn sinh hoạt thông thường nên được phân loại như thế nào?
Trước khi phân loại chất thải rắn chúng ta cần xác định được nguồn gốc phát sinh
chất thải rắn đó là do hoạt động thải loại của con người, chính vì vậy chất thải rắn
rất đa dạng.
Có nhiều cách phân loại chất thải rắn, chúng ta có thể phân loại tạm theo các cách
sau: phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc phát sinh, phân loại chúng theo thành
phần hóa học, theo tính chất độc hại và theo khả năng công nghệ xử lý và tái chế…
hiện nay tình trạng thắc mắc ơ nhiễm chất thải rắn là gì? chất thải rắn đơ thị là gì?
chất thải rắn xây dựng là gì? .. ln được các diễn đàn giải đáp cụ thể.
1. Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
7



Phân loại chất thải rắn
Tùy theo lĩnh vực hoạt động của con người mà chất thải rắn khi sinh ra và giao cho
các công ty mua phế liệu được phân loại thành các loại sau:
– Chất thải rắn đô thị:
là loại rác thải rắn, chất thải từ cơ quan, hộ gia đình, chợ, trường học…
– Chất thải rắn nơng nghiệp:
Chất thải rắn nơng nghiệp, đó chính là rơm rạ, trấu, bao bì, lõi ngơ, bao bì thuốc
bảo vệ thực vật…
– Chất thải rắn sinh hoạt:
Là tất cả các loại chất thải từ đồ ăn thauwf, thức uống, chai lọ, rác sinh hoạt…

8


– Chất thải rắn công nghiệp:
Rác thải công nghiệp là gì ? đó là tồn bộ chất thải từ các xí nghiệp, khu cơng
nghiệp, nhà máy. Ví dụ như phế liệu sắt thép, kim loại, nhựa, cao su, giấy, thủy
tinh…
Chất thải rắn cơng nghiệp
2. Phân loại theo thành phần hóa học
Chất thải rắn hữu cơ: bao gồm các chất thải từ thực phẩm, rau củ quả, chất thải chế
biến thức ăn, phế thải nơng nghiệp..
3. Phân loại theo tính chất độc hại
Chất thải rắn thông thường: bao gồm giấy, vải, thủy tinh…
Chất thải rắn nguy hại: bao gồm các loại chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y
tế nguy hại, chất thải nông nghiệp nguy hại…
4. Phân loại theo công nghệ xử lý hoặc khả năng tái chế
Chất phải phân hủy sinh học và phân thải khó phân hủy sinh học,
Chất thải cháy được và chất thải không cháy được,

Chất thải tái chế được: các loại kim loại: inox, sắt, nhôm, chì, niken, thiếc, gang,
cao su, giấy, gỗ…
Chất thải rắn cơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
Tính chất cơ bản của chất thải rắn
Khi kĩ sư tính tốn các yếu tố về cơng nghệ cho q trình xử lý chất thải rắn thì
người ta thường nói đến một số tính chất của nó như: kích thước trung bình, tỷ
trọng, độ ẩm, độ xốp… Trong trường hợp áp dụng công nghệ nhiệt phân người ta
sẽ quan tâm đến các tính chất khác của chất thải rắn như nhiệt trị, độ tro, nhiệt dung
riêng, độ cháy..
Khối lượng riêng của chất thải rắn
Khối lượng riêng của chất thải rắn luôn được định nghĩa là khối lượng của các vật
chất tính trên một đơn vị thể tích chất thải (kg/m3). Khối lượng riêng của chất thải
rắn có thể thay đổi tuỳ thuộc vào các trạng thái của chúng như chất thải đổ đống có
nén lại rồi hoặc chưa nén.
Độ ẩm của chất thải rắn

9


Độ ẩm của chất thải rắn được tính tốn bằng tỷ lệ lượng hơi nước (%) có chứa
trong một đơn vị khối lượng chất thải. Người ta thường tính tốn độ ẩm của chúng
theo cơng thức sau đây:

Trong đó:           xw – độ ẩm, %;
mr – là khối lượng chất thải rắn trước khi sấy, kg;
ms – là khối lượng chất thải rắn sau khi sấy, kg.
Nhiệt trị của chất thải rắn
Nhiệt trị của chất thải rắn là lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy một đơn vị khối lượng
chất thải. Đơn vị tính của chúng là kJ/kg hoặc kCal/kg. Giá trị này càng lớn thì
phương pháp nhiệt phân chất thải càng có hiệu quả cao hơn. Nhiệt trị của chất thải

được tính theo cơng thức của Meldeleev như sau:

Trong đó:
C – là thành phần nguyên tố cacbon, %;
H – là thành phần nguyên tố hydro, %;
O – là thành phần nguyên tố ôxy, %;
S – là thành phần lưu huỳnh, %;
W – là độ ẩm của chất thải, %.
Nhiệt trị của các loại chất thải phụ thuộc vào thành phần của chất thải và cả độ ẩm
của chất thải. Độ ẩm của chúng càng lớn thì khả năng cháy càng thấp, nhiệt trị càng
thấp.
Ô nhiễm chất thải rắn
Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới ( WB ), mới đây đã được đưa ra dự
báo rằng Việt Nam về phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là khoảng 8,4%/ năm đối
với khu vực đô thị và tăng tổng mức độ tăng dự báo khoảng trên 5% trên mỗi năm,
tổng lượng chất thải ước trên cả nước tính sẽ tăng lên 54 triệu tấn vào khoảng năm
2030.
Quản lý chất thải rắn đúng cách
Các loại chất thải rắn sau khi thu gom về sẽ được đem đến các bãi thải để tập kết và
cử lý theo nhiều phương pháp khác nhau. Bạn có thể tham khảo địa chỉ các cơng ty
mơi trường uy tín để giao trách nhiệm xử lý chất thải rắn hoặc bán chúng để thu về
1 giá trị tương ứng. Chúng được quản lý theo thứ tự ưu tiên là :
Giảm thiểu phát thải -> Tái sử dụng-> Tái chế-> Xử lý-> Tiêu hủy.
10


Quy trình xử lý chất thải rắn
Quy trình xử lý chất thải rắn bắt buộc phải trai qua 4 buốc cơ bản dưới đây.
Ngồi ra mỗi cơ sở lại có thêm quy trình riêng của mình nữa.
 Bước 1: Phân loại chất thải rắn từ lúc mua.

 Bước 2: Tiến hành thu gom các loại.
 Bước 3: Vận chuyển chất thải rắn đến điểm tập trung tại công ty xử lý rác
thải.
 Bước 4: Xử lý chất thải theo quy trình.

Quy trình xử lý chất thải rắn
Các phương pháp xử lý chất thải rắn

11


quy trình tái chế chất thải rắn
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt (đốt)
Qúa trình Thiêu đốt là phương pháp phổ biến nhất hiện nay trên thế giới dùng để
xử lý chất thải rắn nhanh chóng, đặc biệt là đối với các chất thải rắn độc hại từ cơng
nghiệp, và chất thải nguy hại y tế nói riêng. Việc xử lý khói thải sinh ra từ trong
q trình thiêu đốt là một vấn đề lớn và cần đặc biệt quan tâm. hiện nay, phụ thuộc
vào thành phần khí thải ra, người ta chọn các phương pháp để xử lý phù hợp có thể
được áp dụng như là: phương pháp hoá lý ( hấp phụ, hấp thụ, điện ly). phương pháp
hố học: (kết tủa, ơxy hố, trung hồ…), phương pháp cơ học: ( lọc, lắng )…
Việc Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt ( thiêu đốt) là sử dụng nhiệt độ
cao để chuyển hóa các loại rác thải, chất thải phế liệu từ dạng rắn sang các dạng
lỏng, khí.
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học
Quá trình ủ sinh học được áp dụng đối với các chất hữu cơ khơng độc hại. Qua q
trình lúc đầu là khử nước, sau đó là xử lý cho tới khi chúng thành xốp và ẩm. Độ
12


ẩm và cả nhiệt độ của chúng được kiểm soát để giữ cho các vật liệu sẽ luôn ở trạng

thái hiếu khí lớn trong suốt thời gian ủ. Q trình này sẽ tự tạo ra nhiệt riêng nhờ
quá trình thúc đẩy  ơxy hố sinh hố các chất hữu cơ. Và sản phẩm cuối cùng của
q trình phân huỷ đó chính là CO2, nước (H20) và các hợp chất hữu cơ bền vững
như là lignin, sợi, xenlulo…
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp tái chế chất thải rắn
Phương pháp tái chế chất thải rắn giúp thúc đầy công nghiệp phát triển, đảm bảo
giảm thiểu sử dụng nguồn nguyên liệu khai thác tài nguyên quốc gia. Hoạt động tái
chế này đã có từ lâu ở Việt Nam. Các loại chất thải hiện nay có thể tái chế như kim
loại, đồ nhựa, bìa nilon và giấy được các hộ gia đình bán cho những người thu mua
đồng nát, sau đó chuyển về các làng nghề. Công nghệ tái chế chất thải tại các làng
nghề hầu hết là cũ và lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến
tình trạng ơ nhiễm mơi trường khá nghiêm trọng ở một số nơi. Tại một số làng
nghề tái chế phế liệu hiện nay đang gặp nhiều vấn đề môi trường, gây nhiều bức
xúc như: xã Minh Khai (Hưng Yên), xã Chỉ Đạo (Hưng Yên), làng nghề sản xuất
giấy tại xã Dương Ổ ( Tỉnh Bắc Ninh)… Nhìn chung, hoạt động tái chế phế liệu mà
chủ yếu hiện nay đnag do các cơ sở tư nhân thực hiện không theo pháp luật và tồn
tại một cách tự phát.
Tái chế chất thải rắn, các phương pháp xử lý chất thải rắn.
Chúng ta biết Tái chế chất thải rắn được xem là một lựa chọn mà nhiều thành phố
lớn đã khám phá trong những năm gần đây. Nó khơng chỉ tạo điều kiện xử lý và 
tiết kiệm năng lượng mà cịn giảm ơ nhiễm mơi trường và góp phần bảo tồn tài
ngun thiên nhiên. Ví dụ như là, để lấy lại lượng nhơm trong một chiếc lon nhôm
bỏ đi, người ta cần cung cấp 10% năng lượng cần thiết để làm ra một lượng nhôm
như vậy từ quặng nguyên chất. Đồng thời quặng được lưu lại, và tình trạng ơ nhiễm
do khai thác mỏ và chế biến sẽ được giải quyết. Làm thanh thép từ phế liệu địi hỏi
ít hơn 74% năng lượng và lượng nước ít hơn 50%, trong khi giảm lượng phát thải
khí gây ơ nhiễm là 85% và khai thác chất thải bằng 95%..
Các phương pháp xử lý chất thải rắn hiện nay là:
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt được biết đến là phương pháp phổ biến

và duy nhất để tái chế rác thải kim loại. Nguyên lý chủ yếu của phương pháp xử lý
nhiệt đó chính là sử dụng nhiệt để làm chuyển hóa chất thải rắn từ dạng rắn sang
dạng khí, lỏng và tro và đem đi tái chế.
Quy trình xử ký chất thải rắn

13


Chất thải rắn là chất thải có mức độ ảnh hưởng trực tiếp cao nhất đối với môi
trường. Nếu như khơng tn thủ quy trình xử lý chất thải rắn theo đúng khoa học
và quy định của pháp luật thì đây chính là ngun nhân chính gây nên mơi trường
bị ơ nhiễm và đe dọa đến sức khỏe con người.
Vì thế, tồn bộ quy trình xử lý chất thải rắn của doanh nghiệp xử lý chúng cần được
thực hiện theo đúng quy chuẩn. Cụ thể như sau:
① Bước 1: Thu gom và phân loại chất thải rắn.
② Bước 2: Tiến hành thu gom và thanh toán.
③ Bước 3: Vận chuyển chất thải đến điểm tập trung bằng phương tiện chuyên
dụng.
④ Bước 4: Xử lý chất thải theo hệ thống quy trình đã đề ra được bộ tài nguyên
môi trường cấp phép.
B. TỔNG QUAN.

1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của phịng Tài ngun – Mơi
trường
1.1.1. Vị trí, chức năng
- Phịng tài ngun – mơi trường là cơ quan chun mơn thuộc UBND huyện có chức
năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý Nhà nước về: đất đai, tài ngun nước,
khống sản, mơi trường.
- Phịng Tài ngun – Mơi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện đồng thời chịu

sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên – Môi
trường.
1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch, kế
hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường, kiểm tra
việc thực hiện sau khi UBND huyện ban hành

14


- Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện và tổ
chức thực hiện sau khi được phê duyệt, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã, thị
trấn.
- Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất,
chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài
sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND huyện.
- Theo dõi những biến động về đất đai, cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất đai,
quản lý hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo phân cấp của UBND
huyện, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm kê đăng kí đất đai đối với công
chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở xã, thị trấn, thực hiện việc lập và quản lý
hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai huyện.
- Phối hợp với Sở Tài ngun – Mơi trường và các cơ quan có liên quan trong việc sử
dụng giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương, thực hiện công tác
bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của UBND huyện về bảo vệ
tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản.
- Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp, kiểm tra việc thực hiện
trình tự, thủ tục, yêu cầu kĩ thuật trong việc trám lấp giếng.
- Thực hiện việc kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của UBND huyện.

- Giúp UBND huyện quản lý Nhà nước đối với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân
và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong
lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên, môi
trường và các dịch vụ trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực cơng tác được
giao cho UBND huyện và Sở Tài nguyên - Môi trường.
15


- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi
trường xã, thị trấn.
- Quản lý tổ chức bộ máy, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ
luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của pháp luật và sự phân công của UBND
huyện.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại địa phương
theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Về biên chế
- Biên chế phịngTài ngun- Mơi trường gồm: Trưởng phịng, Phó trưởng phịng và các
chun viên.
- Trưởng phịng Tài ngun - Mơi trường chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND
huyện và trước pháp luật về việc thực hiên chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và
tồn bộ hoạt động của phịng.
- Phó trưởng phịng giúp Trưởng phịng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác, chịu
trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân cơng. Khi
Trưởng phịng vắng mặt một Phó trưởng phịng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành
các hoạt động của phòng.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của phòng Tài ngun - Mơi trường gồm hai bộ phận chính
( phịng địa chính và văn phịng đăng kí quyền sử dụng đất ) đặt dưới sự hướng dẫn chỉ
đạo trực tiếp và tồn diện của Trưởng phịng và các Phó phịng.
1.1.5. Ngun tắc làm việc
- Phịng Tài ngun – Mơi trường huyện Tứ Kỳ làm việc theo nguyên tắc tập trung dân
chủ, cá nhân phụ trách, bàn bạc tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng,
16


phức tạp để đảm bảo phát huy quyền hạn, trách nhiệm trí tuệ của tập thể cán bộ, cơng
chức, viên chức của phịng.
- Mọi cán bộ cơng chức, viên chức của phòng phải nghiên cứu và chấp hành theo luật cán
bộ, công chức năm 2009, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân cơng chỉ đạo chung, giữ gìn
đồn kết trong nội bộ cơ quan.
- Nguyên tắc làm việc đã thể hiện cơ bản sự phân công công việc và mối quan hệ giữa các
cán bộ, cơng chức của phịng. Ngun tắc này được thực hiện trên thực tế là hoạt động
của phịng Tài ngun – Mơi trường như:
+ Hàng tuần vào sáng thứ 2, lãnh đạo phịng hội ý cơng việc, cán bộ phụ trách khu có
trách nhiệm báo cáo tình hình cơng tác và tình hình giải quyết cơng việc ở cơ sở, những
vụ việc phát sinh tại địa bàn phụ trách và đề xuất những giải pháp thực hiện
+ Mỗi tháng vào ngày 15, phòng đều tổ chức họp với cán bộ địa chính – xây dựng để giao
ban công việc và triển khai, chỉ đạo nhiệm vụ chun mơn.
Trưởng phịng thường xun giữ mối quan hệ chặt chẽ với chi bộ, cơng đồn, đồn
thanh niên và điều tiết các mối quan hệ về công việc giao cho cơng chức, viên chức trong
phịng nhằm hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ chung.
Việc đảm bảo nguyên tắc làm việc sẽ giúp cho các hoạt động của phòng Tài
nguyên - Môi trường được diễn ra liên tục và hiệu quả. Qua đó thực hiện tốt chức năng
tham mưu đề xuất ý kiến cho lãnh đạo UBND huyện giải quyết những vấn đề thuộc thẩm
quyền của UBND cấp huyện.
Để tổ chức hoạt động hiệu quả, phát huy tinh thần năng động sáng tạo, ý thức trách

nhiệm của từng cán bộ, công chức, viên chức ngày 28 tháng 12 năm 2009, Trưởng phòng
tài nguyên đã ra quyết định số 62 ban hành kèm theo quy chế làm việc của phòng Tài
nguyên – Môi trường nhiệm kỳ 2009-2014. Với những quy định cụ thể về trách nhiệm
chung và phạm vi giải quyết công việc đã tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức
trong phịng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
* Đánh giá, nhận xét:

17


Về sự phân công công việc: Cùng với Quyết định của UBND huyện Tứ Kỳ quy định về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phịng Tài ngun – Mơi trường, Quy chế làm việc
được ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2009 đã cụ thể hóa trách nhiệm và phạm vi công
việc cần giải quyết cho từng cán bộ, công chức, viên chức của phịng. Sự phân cơng
nhiệm vụ rõ ràng giữa Trưởng phịng, Phó phịng và các chun viên một mặt đã tránh
được sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ dẫn đến hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước mà thực tế nhiều cơ quan đang gặp phải. Mặt khác, sự phân cơng rõ ràng cịn
tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, gắn
quyền lợi với nghĩa vụ, công việc với trách nhiệm. Trong tất cả các bộ phận chun mơn
của phịng đều được treo bảng Quy chế nhằm lấy đó như một động lực cho các cán bộ làm
việc tích cực có hiệu quả.
- Thực tế q trình làm việc, cán bộ trong phịng đều chấp hành nghiêm chỉnh Quy
chế làm việc và những quy định của pháp luật hiện hành. Phịng Tài ngun - Mơi trường
đã thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, vai trị của thủ trưởng ln được đề cao và
coi trọng, đồng thời những ý kiến đóng góp của chuyên viên đều được đưa ra họp bàn
công khai, dân chủ. Từ những quy định cụ thể rõ ràng phòng Tài nguyên - Mơi trường
trong những năm qua đã ln hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao, các cán bộ, công
chức, viên chức đều xác định rõ động lực làm việc vì lợi ích chung của phịng và lợi ích
của người dân.
- Về mơi trường làm việc, bầu khơng khí tâm lý, mối quan hệ đồng nghiệp, mối

quan hệ giữa Thủ trưởng và nhân viên...
- Do đặc thù phải quản lý một khối lượng công việc khá lớn liên quan đến tài
ngun và mơi trường nên phịng Tài ngun – Mơi trường được chia thành các bộ phận
trực thuộc. Tại từng bộ phận của mình các chuyên viên vừa thực hiện nhiệm vụ vừa chia
sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ các chuyên viên khác để công việc diễn ra thuận lợi. Lợi ích
của tập thể và lợi ích của nhân dân là động lực phấn đấu của mỗi cán bộ, công chức, viên
chức
- Khơng khí làm việc trong phịng nghiêm túc, vui vẻ, thoải mái đã không tạo áp
lực cho các nhân viên mới, tạo được sự đoàn kết thống nhất trong tồn phịng.

18


- Các đồng chí Trưởng phịng và Phó phịng thường xuyên xuống các bộ phận
chuyên môn để trao đổi về công việc và nhắc nhở những vấn đề cần thiết cho từng chuyên
viên. Sự quan tâm chỉ đạo sát sao đó giúp Thủ trưởng nắm bắt được việc thực hiện nhiệm
vụ chung của phòng, tâm tư, nguyện vọng của các chun viên và kịp thời có những biện
pháp đơn đốc, nhắc nhở thể hiện được vai trò của người lãnh đạo trong cơ quan quản lý
nhà nước.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì hoạt động của phịng Tài nguyên – Môi
trường cũng tồn tại những hạn chế nhất định:
+ Điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn trong khi đó cơng việc cần giải quyết lại gồm
nhiều hồ sơ, giấy tờ nên khơng có nơi bố trí lưu trữ, bảo quản tài liệu quan trọng.
+ Việc phối hợp cơng việc trong nhiều trường hợp cịn lỏng lẻo, dẫn đến thủ tục
phiền hà làm mất nhiều thời gian công sức của người dân.
1.2. Các dự án của đơn vị.

19



CHƯƠNG II: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Tứ Kỳ
a.Vị trí địa lý
Thị trấn Tứ Kỳ nằm ở trung tâm huyện Tứ Kỳ, hai bên đường 191 cách Thành phố
Hải Dương 18km, cách Thành phố Hải Phịng 35km, thị xã Thái Bình 40 km.
- Phía Bắc giáp xã Đơng Kỳ, Tây Kỳ
- Phía Nam giáp xã Minh Đức
- Phía Đơng giáp xã Văn Tố
- Phía Tây giáp xã Quang Phục.

20


(Nguồn: Bản đồ trực tuyến đô thị huyện Tứ Kỳ)
b.Điều kiện tự nhiên

 Địa hình
Khu vực nghiên cứu có địa hình tương đối bằng phẳng :
- Cao độ ruộng trung bình: +1,2m { 1,7m
- Cao độ dân cư hiện trạng: +2,5m { +2,7m
- Cao đọ tìm đường 191 tại khu vực: +2,9 { +3,1m
Độ dốc nền trung bình 0,1% - 0,4%
Hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đơng Nam

 Khí hậu
Khí hậu của huyện Tứ Kỳ cũng như của khu vực nghiên cứu mang đặc trưng của khí hậu
tỉnh Hải Dương, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền Bắc gồm hai mùa chính là mùa mưa
(mùa hè) và mùa khơ (mùa Đơng), cịn hai mùa chuyển tiếp là mùa Xuân và mùa Thu.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình của các tháng năm 2015 của tỉnh Hải Dương là 23,0 0C,
nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,50C và 29,60C vào tháng 6 và tháng 7, nhệt độ trung bình

thấp nhất là 15,50C vào tháng 1. (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2014).
- Độ ẩm: Độ ẩm khơng khí của khu vực Hải Dương khá cao, theo kết quả quan trắc của
Trạm khí tượng thủy văn Hải Dương cho thấy: Độ ẩm trung bình các tháng năm 2011 là 81%,
các tháng trong mùa hanh khô là tháng 1 và tháng 12 có độ ẩm trung bình 77,2%, độ ẩm trung
bình tháng lớn nhất vào tháng 4 là 86,5%. (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm
2014).
- Lượng mưa: Mưa có tác dụng làm sạch mơi trường khơng khí và pha lỗng chất thải
lỏng. Mùa mưa ở khu vực Hải Dương nói chung và ở huyện Tứ Kỳ nói riêng thường xảy ra
trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm từ 80 - 85% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô bắt
21


đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa cả năm 2011 là 1.593 mm. (Nguồn: Niên
giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2014).
- Nắng và bức xạ: Chế độ nắng liên quan chặt chẽ đến chế độ bức xạ và tình trạng mây.
Vào tháng 3, tổng lượng bức xạ thấp, bầu trời u ám, nhiều mây nhất trong năm nên số giờ nắng ít
nhất trong năm. Sang tháng 4, trời ấm, số giờ nắng tăng lên. Các thông số đặc trưng về nắng của
khu vực như sau:
+ Tổng giờ nắng của các tháng năm 2011 là 1.239 giờ.
+ Tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất (tháng 8): 195 giờ.
+ Tháng có giờ nắng trung bình thấp nhất (tháng 1): 5 giờ. (Nguồn: Niên giám thống kê
tỉnh Hải Dương năm 2014).
- Chế độ gió: Tại khu vực dự án chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc từ tháng
11 năm trước đến tháng 3 năm sau và chịu ảnh hưởng của gió Đơng Nam từ tháng 5 đến
tháng 9.
+ Vận tốc gió trung bình trong năm: 1,9 m/s.
+ Vận tốc gió trung bình tháng lớn nhất (tháng 5): 3,0 m/s.
+ Vận tốc gió trung bình tháng bé nhất (tháng 10): 2,4 m/s. (Nguồn: Niên giám
thống kê tỉnh Hải Dương năm 2014).
Nhìn chung khí hậu của khu vực dự án mang tính chất khí hậu đồng bằng Bắc bộ,

với đầy đủ các kiểu hình thái như nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió
mùa.

 Thuỷ văn
Huyện Tứ Kỳ nằm trong khu vực được bao bọc bởi hệ thống sơng Thái Bình và
chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn sơng Thái Bình. Chế độ dịng chảy sơng Thái Bình
chia làm 2 mùa rõ rệt.
- Mùa cạn: Thường từ cuối tháng 10 năm trước đến trung tuần tháng 5 năm sau,
22


mùa này chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, hàng ngày có 1 lần nước lên và 1 lần nước xuống.
Những ngày triều mãn có 2 đỉnh 1 chân hoặc 2 chân 1 đỉnh triều. Thuỷ triều những ngày
triều cường khá mạnh, khi nước lên có một dịng chảy ngược, biên độ triều trong ngày
trung bình từ 70-100 cm.
- Mùa lũ: Thường từ trung tuần tháng 5 đến cuối tháng 10 (có năm lũ bắt đầu sớm
hơn). Mùa này nước lên xuống tuỳ theo lượng nước từ thượng nguồn đổ về nhiều hay ít,
dạng triều bị phá vỡ, khơng có dịng chảy ngược, biên độ mực nước trong năm thường
khá lớn.
c. Điều kiện kinh tế - xã hội

 Dân số
Theo số liệu điều tra năm 2015, dân số khu vực quy hoạch có khoảng 15.400
người. Tỉ lệ tăng dân số trung bình khu vực: 0,9%
Lao động chiếm 52,51% trên tổng số lao động: 7.886 người. Trong đó:
- Lao động nơng nghiệp: 4.320 người
- Lao động tiểu thủ công nghiệp: 2.210 người
- Lao động thương nghiệp, dịch vụ: 1.186 người
- Lao động dư thừa: 150 người


 Đất đai
Tổng diện tích đất đai trong khu vực quy hoạch: 729,39ha
Trong đó: Đất thị trấn Tứ Kỳ là thôn La Tỉnh và An Nhân, thôn Vạn, thơn La
Giang là 48,2ha.
Bình qn: 66,9m2/người, chủ yếu là đất ở làng xóm và đất ở một số trục phố chính
của thị trấn.
Tỉ lệ đất giao thơng và các cơng trình hạ tầng kĩ thuật thấp chiếm 14,2%
23


Đất nghĩa địa còn rất rải rác trong khu vực thị trấn: 2,0ha
Qũy đất còn khai thác trong khu vực quy hoạch: 508,57ha

 Thu nhập bình quân
Thu nhập bình quân 4,8 triệu đồng/người
Tổng thu nhập của thị trấn năm 2010 đạt: 30,12 tỷ đồng. Trong đó:
- Thu từ nơng nghiệp

: 9,15 tỷ đồng chiếm 30,4%

- Thu từ tiểu thủ công nghiệp
- Thu từ dịch vụ

: 9,32 tỷ đồng chiếm 30,94%

: 14,05 tỷ đồng chiếm 38,66%

- Nộp ngân sách nhà nước : 542.204.389 đồng

 Thương mại, dịch vụ

Khối ngành dịch vụ trong những năm gần đây phát triển mạnh chiếm tỷ trọng lớn
(38,66%) trong cơ cấu GDP của khu vực, tốc độ tăng trưởng bình quân 12% năm.
Mạng lưới chợ và cơ sở thương mại tập trung chủ yếu ở trục trung tâm của thị trấn
( ven đường 191).
Buôn bán đường dài là thế mạnh của thị trấn do có tuyến đường 10 tiện liên hệ với
các vùng kinh tế phía Đơng Nam là Hải Phịng và Thái Bình.
Khu vực chợ n khơng chỉ là chợ thị trấn mà cịn là chợ vùng của huyện và vùng
lân cận.
Bến bãi sông Vạn là điểm tập kết nguyên vật liệu, hàng hóa khá sầm uất.
Các dịch vụ công cộng, dịch vụ kĩ thuật phát triển: Nhiều tổ chức tín dụng ngân
hàng thành lập, hệ thống dịch vụ thông tin phát triển mạnh.

 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
24


Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gần đây đang phát triển nhanh chiếm tỷ trọng
30,94% tổng GDP
Trong khu vực thị trấn hiện có gần 20 cơ sở sản xuất của tập thể và tư nhân, chủ
yếu ngành sản xuất là : cơ khí, ngành mộc và nghề truyền thống của khu vực là mây, tre
đan. Đây là nghề thu hút phần lớn lực lượng lao động trong thị trấn đóng góp khối lượng
lớn cho xuất khẩu.

 Y tế
Trung tâm y tế Tứ Kỳ có diện tích: 18.641m 2 tổng số 127 cán bộ y tế, ngồi ra khu
vực cịn có một số cơ sở y tế tư nhân hoạt động
Cơ sở được đầu tư xây dựng khang trang đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ở các
tuyến.
Cơ sở có diện tích đất đảm bảo quy mơ cho cấp huyện, vị trí xây dựng hiện tại đã
phù hợp.


 Giáo dục
Khu vực thị trấn hiện có 5 trường :
- Trường THPT có diện tích: 10.500m2
- Trường THCS thị trấn: 6.850m2
- Trường THCS Phan Bội Châu: 2.150m2
- Trung tâm giáo dục thường xuyên: 2.144m2
- Nhà trẻ Hoa Sen: 1.600m2
Các cơ sở giáo dục đã được xây dựng kiên cố song quy mô chưa đáp ứng giai đoạn
sau.

 Giao thông
25


×