Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tình bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

THÁI THỊ MINH THƯ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
PHỊNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ
TRONG TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114

Người hướng dẫn: PGS.TS. TRẦN VĂN HIẾU


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Văn Hiếu.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một cơng trình nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Họ và tên tác giả

Thái Thị Minh Thư


LỜI CẢM ƠN
Kính thưa q thầy cơ!
Với tình cảm chân thành và lịng q trọng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc
đến quí lãnh đạo, BGH Trường Đại học Quy Nhơn, Khoa Sau Đại học; các giáo sư,


tiến sĩ, các nhà khoa học giáo dục, các giảng viên đã trực tiếp giảng dạy và hướng
dẫn tôi trong suốt q trình học tập cho đến khi hồn thành khóa học.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Văn Hiếu đã
ln tận tình, chu đáo, động viên khích lệ, trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ
tơi trong suốt q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh Bình Định, Phịng
Giáo dục - Đào tạo Thành phố Quy Nhơn, Ban giám hiệu, tập thể giáo viên, Cha mẹ
học sinh các trường MN Thành phố Quy Nhơn đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp số
liệu, cho ý kiến, những người thân, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên giúp đỡ để
tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
Mặc dù tôi đã rất cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Tơi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của q Thầy Cơ giáo, bạn bè
và đồng nghiệp để công tác nghiên cứu đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

THÁI THỊ MINH THƯ


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để nhà trường MN phát
huy tầm ảnh hưởng của mình đến với cộng đồng. Chất lượng chăm sóc giáo dục của
nhà trường có đảm bảo, trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt thì vai trị của nhà trường
mới được phụ huynh và cộng đồng thừa nhận. Nhà trường với nhiệm vụ tổ chức
hoạt động ni dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm: Chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc giấc
ngủ, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an tồn cho trẻ. Nhưng đội
ngũ GV ở một số trường, lớp còn quá trẻ, mới ra trường hoặc được đào tạo ở một số

cơ sở không bài bản nên thiếu kĩ năng xử lý tình huống dẫn đến những sai sót trong
q trình chăm sóc trẻ.
Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để nhà trường mầm
non phát huy tầm ảnh hưởng của mình đến với cộng đồng. Chất lượng chăm sóc
giáo dục của nhà trường có đảm bảo, trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt thì vai trò của
nhà trường mới được phụ huynh và cộng đồng thừa nhận. Nhà trường với nhiệm vụ
tổ chức hoạt động ni dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm: Chăm sóc dinh dưỡng, chăm
sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an tồn cho trẻ.
Chương trình phịng, tránh tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu kiểm sốt tình hình tai nạn,
thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thơng nhằm đảm
bảo an tồn cho trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội.
Nhằm góp phần hạn chế tai nạn thương tích, đảm bảo an tồn tính mạng cho
trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non, lứa tuổi mà cơ thể trẻ đang lớn nhanh và phát triển
về mọi mặt để các em thực sự có đầy đủ đức - trí - thể - mĩ để phục vụ cho nhu cầu
phát triển của đất nước thì cần phải chăm sóc ngay từ bây giờ. Trong cơng tác chăm
sóc giáo dục tồn diện cho trẻ thì cơng tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ được xem là
một trong những mục tiêu vơ cùng quan trọng, trong đó cơng tác phịng tránh tai
nạn thương tích cho trẻ được quan tâm hàng đầu.


2

Xác định được ý nghĩa đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chỉ thị,
công văn, thông tư nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo an toàn PTTNTT cho trẻ
trong trường mầm non:
Công văn số 13003/BGDĐT-GDMN ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ
GD&ĐT về tăng cường công tác quản lý chỉ đạo thực hiện chăm sóc sức khỏe, đảm
bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Thông tư số 14/2008/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 04 năm 2008, công văn số

04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ GD&ĐT về ban hành Điều
lệ Trường Mầm non.
Thông tư số 13/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 04 năm 2012 của Bộ Giáo
dục đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn,
PTTNTT trong cơ sở giáo dục mầm non.
Đối với mỗi trường mầm non, cơng tác QL chăm sóc sức khỏe và đảm bảo
an toàn cho trẻ em, được xem là nhiệm vụ quan trọng trong cơng tác chăm sóc ni
dạy trẻ, là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong đánh giá chất lượng và xếp loại thi
đua của các cá nhân và đơn vị. Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề an toàn cho trẻ trong
trường MN vẫn đang là điều dư luận rất quan tâm. Trong thời gian gần đây, có rất
nhiều vụ tai nạn xảy ra cho trẻ trong trường mầm non ảnh hưởng đến an tồn tính
mạng của trẻ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những tai nạn trên là do sự
chủ quan, lỏng lẻo trong quản lý làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an tồn tính
mạng cho trẻ.
Qua thời gian làm công tác quản lý, tôi nhận thấy công tác PTTNTT của nhà
trường đạt hiệu quả chưa cao. Việc nghiên cứu công tác quản lý hoạt động PTTNTT
cho trẻ trong trường mầm non là vô cùng cần thiết song cho đến nay vẫn chưa có đề
tài nào nghiên cứu vấn đề này. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn nghiên
cứu đề tài: “Quản lý hoạt động phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong
các trường Mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động PTTNTT cho trẻ


3

trong các trường MN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, nhằm đề
xuất các biện pháp giúp Nhà trường hồn thiện cơng tác quản lý hoạt động
PTTNTTcho trẻ tạo được mơi trường an tồn để chăm sóc giáo dục trẻ.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường
mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các trường
MN trên địa bàn thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình Định.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động phịng tránh tai nạn
thương tích đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tế các nhà trường và đặc điểm
đối tượng trẻ mầm non để vận dụng trong cơng tác phịng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ thì sẽ đảm bảo được an tồn cho trẻ và góp phần nâng cao được chất lượng
hoạt động chăm sóc, giáo dục toàn diện cho trẻ ở các trường mầm non Thành phố
Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động PTTNTT cho trẻ trong
trường MN.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động PTTNTT cho
trẻ trong các trường MN trên địa bàn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động PTTNTT cho trẻ trong các
trường MN trên địa bàn phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt về QL các
hoạt động PTTNTT cho trẻ trong các trường MN; phân tích, phân loại, xác định các
khái niệm cơ bản; đọc sách, tham khảo các cơng trình nghiên cứu có liên quan để


4

hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng bảng hỏi: Phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi đóng/mở về vấn
đề hoạt động PTTNTT cho trẻ và quản lý hoạt động PTTNTT cho trẻ trong các
trường MN trên địa bàn phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đối tượng khảo sát là
CBQL, GV, CMHS ở 15 trường MN: MN Quy Nhơn, MN Hoa Mai, MN Hoa
Hồng, MN Hoa Mai, MN 08/03, MN 2/9, MN Phong Lan, MG Nhơn Phú, MG Hải
Cảng, MG Ngơ Mây, MG Nhơn Bình, MG Trần Quang Diệu, MG Quang Trung,
MG Thị Nại, MG Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Phỏng vấn: Kỹ thuật nghiên cứu này nhằm thu thập những thông tin sâu về
một số vấn đề cốt lõi của đề tài. Nhóm đối tượng phỏng vấn sẽ hạn chế hơn và tập
trung vào GV và CBQL.
- Quan sát tổ chức hoạt động cho trẻ: GV quan sát trẻ thông qua việc trẻ
tham gia các hoạt động của lớp nhằm đưa ra những nhận định, phân tích, đánh giá
thực trạng và giải pháp QL hoạt động PTTNTT cho trẻ trong các trường MNtrên địa
bàn phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
6.3. Phương pháp nghiên cứu thống kê tốn học
Sử dụng các cơng thức tốn thống kê để định lượng kết quả nghiên cứu trên
cơ sở đó rút ra những kết luận khoa học.
7. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động
PTTNTT cho trẻ trong trường MN.
Địa bàn nghiên cứu: Các trường MN trên địa bàn Thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định.
Thời gian nghiên cứu: năm học 2018-2019, năm học 2019-2020.
8. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về QL hoạt động PTTNTT cho trẻ ở trường MN
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động PTTNTT cho trẻ ở các trường MN
trên địa bàn Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.



5

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động PTTNTT cho trẻ ở các trường
MN trên địa bàn Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


6

Chương1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỊNG TRÁNH
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Hiện nay, tai nạn thương tích (TNTT) nói chung và TNTT trẻ em nói riêng
đang trở thành một vấn đề nổi bật trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Các
quốc gia phối hợp tích cực với các tổ chức Quốc tế như Quỹ Nhi đồng Liên hiệp
quốc (UNICEF) bắt đầu vào cuộc chiến phòng chống TNTT, với hoạt động ưu tiên
hàng đầu là phòng chống TNTT trẻ em. Trong vài năm qua, nhiều nghiên cứu, khảo
sát đánh giá đã và đang được triển khai trên phạm vi toàn quốc để giải quyết vấn đề
này. Bởi lẽ, trong hoạt động phịng chống TNTT trẻ em thì kinh nghiệm trên thế
giới đã cho thấy: “Trong khi cịn thiếu các thơng tin cơ bản về tuổi, địa phương,
nguyên nhân của TNTT thì khả năng và cơ hội để thực hiện các can thiệp có hiệu
quả sẽ bị bỏ lỡ và những nỗ lực để ngăn ngừa TNTT sẽ rất chung chung”. Nghiên
cứu về Phịng chống thương tích ở trẻ em và vị thành niên: Một kế hoạch hành động
của WHO. Geneva; Tổ chức Y tế thế giới 2006.
Công ước về quyền trẻ em, 1989. New York, NY, Liên hợp quốc, 1989.
Theo một báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng
Liên Hợp Quốc (UNICEF), châu Phi chiếm tỉ lệ cao nhất về tử vong do thương tích
khơng chủ ý. Báo cáo cho thấy, tỉ lệ này ở châu Phi cao gấp 10 lần so với các quốc

gia có thu nhập cao tại châu Âu và Tây Thái Bình Dương như Úc, Hà Lan, New
Zealand, Thụy Điển và Vương quốc Anh - là những nước có tỉ lệ thương tích trẻ em
thấp nhất. Một số chương trình phịng, chống tai nạn thương tích đối với trẻ mầm
non tại một số quốc gia như Thụy Điển đã góp phần giảm đáng kể thương tích trẻ
em. Năm 2001, mạng lưới trường học quốc tế đã được Viện Karolinska, Thụy Điển
thiết lập và được WHO công nhận. Đến nay, trên thế giới đã có 72 trường học từ
Thái Lan, Hồng Kơng, New Zealand, Thụy Điển, Cộng hịa Séc, Đài Loan, Hàn


7

Quốc, Nhật Bản, Serbia được công nhận là thành viên mạng lưới trường học quốc
tế. Giáo dục kĩ năng phòng, tránh tai nạn thương tích của trẻ mầm non ở một số
quốc gia trên thế giới đã tập trung vào các can thiệp phịng, tránh thương tích bằng
các chiến lược về giáo dục. Giáo dục có thể trang bị cho các giáo viên và phụ huynh
những công cụ để giảm thương tích ở trẻ mầm non. Kiến thức là nền tảng để giúp
chuẩn bị và hướng dẫn phụ huynh, người chăm sóc và các cơ sở có những lựa chọn
tốt hơn cho sức khoẻ và an toàn của trẻ. Ngoài việc nâng cao kiến thức và kĩ năng,
giáo dục về thương tích ở trẻ mầm non có thể giúp người chăm sóc hay cha mẹ trẻ
thực hiện các bước cần thiết để tạo ra mơi trường an tồn hơn cho trẻ không chỉ ở
trường học mà cả ở nhà, nơi vui chơi và trong khi đi trên đường.
V.A Xukhomlinxki đã tổng kết những thành công cũng như những thất bại
của 26 năm kinh nghiệm thực tiễn làm công tác quản lý chuyên môn nghiệp vụ của
một Hiệu trưởng. Cùng với nhiều tác giả khác ông đã nhấn mạnh đến sự phân công
hợp lý, sự phối hơp chặt chẽ, sự thống nhất QL giữa Hiệu trưởng và Phó Hiệu
trưởng để đạt được mục tiêu hoạt động chuyên môn nghiệp vụ đã đề ra. Các tác giả
đều khẳng định vai trò lãnh đạo và quản lý toàn diện của Hiệu trưởng. Tuy nhiên,
trong thực tế cùng tham gia quản lý các hoạt động chăm sóc và giáo dục ở trường
MN cịn có vai trị của các Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng và các tổ chức đoàn thể.
Song làm thế nào để hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường Mầm non đạt

hiệu quả cao nhất, huy động được tốt nhất sức mạnh của tập thể ? Đó là vấn đề mà
các tác giả đặt ra trong cơng trình nghiên cứu của mình. Vì vậy, V.A Xukhomlinxki
cũng như các tác giả khác đều chú trọng đến việc phân công hợp lý và các biện
pháp quản lý hoạt động chuyên mơn của Hiệu trưởng.
Tổ chức y tế thế giới thì Tiến sỹ Etienne Krug, Giám đốc Ban Phịng chống
Thương tích, Bạo lực và Thương tật của WHO cho biết. “Khi một đứa trẻ bị dị dạng
do bỏng, bị liệt do ngã, bị tổn thương não do suýt chết đuối hay bị tổn thương về
tâm lý do bất cứ một tai nạn nghiêm trọng nào, tác động của nó có thể ám ảnh suốt
cuộc đời của trẻ. Đây là những bi kịch khơng cần thiết. Chúng ta có đủ bằng chứng
về những can thiệp có hiệu quả. Chúng ta cần thực hiện các chương trình phịng


8

chống thương tích hiệu quả này tại tất cả các quốc gia”. Tổ chức y tế Thế giới
(WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEP).
Năm 2005 WHO và UNICEP ra lời kêu gọi một nỗ lực toàn cầu để phịng
chống thương tích cho trẻ em. Năm 2006 lời kêu gọi đó được tiếp nối bởi kế hoạch
hành động 10 năm của WHO về thương tích ở trẻ em. Kế hoạch này liệt kê mục tiêu,
hành động và các kết quả mong muốn về thương tích trẻ em và bao gồm các lĩnh vực
số liệu, nghiên cứu, dự phòng, dịch vụ, xây dựng năng lực và truyền thông.
Tổ chức WHO và UNICEF đã có “Báo cáo thế giới về PTTNTT ở trẻ em”.
Báo cáo hội tụ tất cả những kiến thức hiện nay đã được biết về TNTT và cách
phòng ngừa chúng đồng thời gợi ý rằng chương trình PTTNTT ở trẻ em cần được
lồng ghép vào với sự sống còn của trẻ em và các chiến lược to lớn khác tập trung
vào việc cải thiện cuộc sống của trẻ em.
Báo cáo được thực hiện với mục đích chuyển giao kiến thức, đưa kiến thức
vào thực tế nên những gì đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm giảm
gánh nặng thương tích trẻ em ở một vài nước có thể được điều chỉnh và thực hiện ở
một số nước khác với kết quả tương tự. Báo cáo đã đưa ra các khuyến nghị có thể

thực hiện được bởi tất cả các quốc gia để giảm thương tích ở trẻ em một cách có
hiệu quả.
Chương trình phịng, chống TNTT trẻ em giai đoạn 2016-2020 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu kiểm sốt tình hình TNTT trẻ em, đặc biệt
là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thơng nhằm đảm bảo an tồn cho trẻ em, hạnh
phúc của gia đình và xã hội. Mục tiêu cụ thể của chương trình là giảm tỉ suất trẻ em
bị TNTT xuống còn 600/100.000 trẻ em; giảm tỉ suất trẻ em bị tử vong do TNTT
xuống còn 17/100.000 trẻ em. Một trong những nội dung của Chương trình là
truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kĩ
năng về phòng, chống TNTT trẻ em cho trẻ em, gia đình, trường học, cộng đồng và
xã hội; nâng cao năng lực về phòng, chống TNTT trẻ em cho đội ngũ công chức,
viên chức, cộng tác viên, tình nguyện viên làm cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em
các cấp, các ngành, đồn thể.


9

Một số các sáng kiến kinh nghiệm của các nhà quản lý, giáo viên mầm non
cũng đã đề cập một số nội dung liên quan đến công tác CSGD trẻ em ở trường mầm
non, các giải pháp nâng cao chất lượng CSGD, cụ thể như sau:
Tác giả Vũ Yến Khanh nghiên cứu về: “Một số tai nạn thường gặp ở trẻ em
trong trường MN, nguyên nhân và giải pháp”

, đề tài trình bày về lý luận liên

[16]

quan đến an tồn, TNTT, giải pháp PTTNTT cho trẻ em. Tiến hành khảo sát GV và
CBQL, quan sát trực tiếp tại trường mầm non nhằm tìm hiểu nguyên nhân, thực
trạng TNTT thường gặp ở trẻ em trong trường mầm non và đề xuất một số giải pháp

PTTNTT cho trẻ em trong trường MN.
Tác giả Lê Thị Thu Ba (2011) viết về: “Biện pháp quản lí phịng chống và xử
lý TNTT cho trẻ ở trường MN” [3]. đăng trên Tạp chí giáo dục Số đặc biệt 11/2011.
Bài báo nêu lên một vài tai nạn thường xảy ra trong trường MN, nguyên nhân, cách
phòng tránh, cách xử trí.
Tác giả Tào Thị Hồng Vân (2012) nghiên cứu về “Thực trạng và đề xuất một
số biện pháp phịng tránh nguy cơ mất an tồn cho trẻ trong trường MN”

, đăng

[32]

trên tạp chí Y học thực hành số 2/2012. Bài báo đề cập đến một số kết quả nghiên
cứu về mơi trường an tồn cho trẻ trong trường MN công lập tại một số trường MN
nội và ngoại thành Hà Nội, dựa trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phịng tránh nguy
cơ mất an tồn cho trẻ trong trường MN nhằm làm tốt việc đảm bảo chăm sóc sức
khỏe cho trẻ, đáp ứng yêu cầu của ngành. Đề tài tuy chỉ tiến hành khảo sát ở các
trường MN công lập tại Hà Nội nhưng cũng đã khái quát được thực trạng chung của
các trường mầm non ở các vùng miền khác. Tuy nhiên chỉ nghiên cứu về thực trạng
cơ sở vật chất gây nên tai nạn, không đề cập đến thực trạng về nhận thức của người
làm cơng tác chăm sóc trẻ. Các biện pháp phịng tránh nguy cơ mất an toàn chỉ giới
hạn trong trường MN chưa có sự phối hợp những yếu tố bên ngoài nhà trường.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2012) nghiên cứu về “Thực trạng giáo dục trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi nhận biết và phịng tránh nguy cơ khơng an tồn tại một số trường
mầm non trên địa bàn Hà Nội” [11]. Đề tài nêu những văn bản pháp lí về vấn đề bảo vệ
trẻ em, giáo dục trẻ 5-6 tuổi nhận biết và phịng tránh các nguy cơ khơng an toàn, các


10


yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục trẻ 5-6 tuổi nhận biết và phịng tránh các nguy cơ
khơng an tồn đồng thời nghiên cứu thực trạng giáo dục trẻ 5-6 tuổi nhận biết và
phịng tránh các nguy cơ khơng an tồn, từ đó đề xuất những giải pháp. Đề tài chỉ
thực hiện nghiên cứu cho một độ tuổi 5-6 tuổi, không nghiên cứu về các độ tuổi khác.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên tập trung nghiên cứu ở góc độ
tổng qt hoặc cụ thể của cơng tác quản lý hoặc nghiên cứu chung về hoạt động
chăm sóc ni dưỡng và hoạt động chăm sóc giáo dục, hoặc chỉ nghiên cứu ở một
độ tuổi chưa đi sâu vào nghiên cứu PTTNTT cho trẻ trong các trường MN. Đây
chính là vấn đề tôi quan tâm nghiên cứu trong luận văn này.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Quản lý và quản lý nhà trường
* Khái niệm quản lý (QL):
Từ khi xã hội lồi người xuất hiện thì nhu cầu quản lý cũng được hình thành
như một tất yếu khách quan. Quản lý đã xuất hiện từ lâu và ngày càng được hồn
thiện cùng với lịch sử hình thành và phát triển của loài người.
Theo Đại Bách khoa toàn thư Liên Xơ 1977, QL là chức năng của một hệ
thống có tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kỹ thuật), nó bảo đảm cấu
trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình,
mục đích hoạt động.
Là q trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động
(chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.
QL là nhằm nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến
thành những thành tựu của xã hội.
Theo F.Taylor (1856-1915), người theo trường phái QL theo kiểu khoa học:
“QL là cải tạo mối quan hệ giữa người với người, giữa người với máy móc và quản
lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng
phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”
QL là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối
hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động.



11

Theo quan điểm chính trị xã hội: “QL là sự tác động liên tục có tổ chức, có
định hướng của chủ thể (người QL, tổ chức QL) lên khách thể (đối tượng QL) về
các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống luật lệ, các chính
sách, các nguyên tắc, các phương pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện
cho sự phát triển của đối tượng”
Theo Từ điển tiếng Việt: “QL là tổ chức, điều khiển và theo dõi thực hiện” [19].
Theo tác giả Hà Thế Ngữ: “QL là một quá trình định hướng, q trình có
mục tiêu. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người
QL mong muốn” [25].
Tác giả Phan Văn Kha quan niệm: “QL là quá trình lập kế hoạch, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong một hệ thống, đơn vị và
việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục tiêu đã định” [15].
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả thống nhất sử dụng
quan niệm: QL là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người
QL) đến khách thể QL (người bị QL) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức đó
vận hành và đạt đến mục đích tổ chức.
QL được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.
QL gồm những công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác
thực hiện công việc và đạt mục đích của nhóm.
QL ln có hướng đích, tồn tại với tư cách là một hệ thống bao gồm các yếu
tố cơ bản sau:
+ Chủ thể QL: Có thể là cá nhân hay tập thể, đề ra mục tiêu tổ chức, hướng
các đối tượng QL, tác động có mục đích nhằm đạt mục tiêu.
+ Đối tượng QL: Từ con người đến giới vơ sinh hay hữu sinh, trong đó cơ
bản là con người nhận tác động trực tiếp của chủ thể QL.
+ Khách thể QL: Nằm ngoài hệ thống hoặc hệ thống khác hay là các ràng
buộc của môi trường, nó chịu tác động hay tác động trở lại hệ thống giáo dục và hệ

thống QLGD. Do đó, chủ thể QL phải làm như thế nào để cho những tác động từ
phía khách thể là tác động tích cực cùng nhằm thực hiện mục tiêu chung.


12

+ Mục tiêu QL: Là trạng thái mong đợi ở tương lai mà mọi hoạt động của hệ
thống hướng đến. Mục tiêu QL định hướng và chi phối sự vận động của hệ thống.
+ Phương pháp QL: Là cách thức tác động của chủ thể QL đến đối tượng QL
bằng cách sử dụng các phương tiện và biện pháp khác nhau nhằm đạt được mục
đích đề ra.
* Khái niệm quản lý giáo dục(QLGD):
QLGD là q trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật các chức năng
kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là QLGD là QL việc học nhằm đưa nhà
trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã
xác định.
Đối với cấp vĩ mô, QLGD là những tác động tự giác (có ý thực, có mục đích,
có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích
của hệ thống (từ cấp cao nhất đến cấp cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện
có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội
đặt ra cho ngành giáo dục.
Cũng có thể định nghĩa QLGD là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý
nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát,… một cách có hiệu quả
các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển
giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
Đối với cấp vi mô:
QLGD được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích,
có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể QL đến tập thể giáo viên, công
nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngồi nhà

trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.
+Chức năng QL và chức năng (QLGD):
Chức năng QL là một dạng hoạt động QL chun biệt, thơng qua đó chủ thể
tác động vào khách thể QL nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định.
Chức năng QLGD là một dạng chức năng QL chun biệt, thơng qua đó chủ


13

thể tác động vào khách thể QL nhằm thực hiện một mục tiêu QLGD nhất định.
Trong hoạt động QL “chức năng QLGD” là điểm xuất phát để xác định chức
năng của cơ quan QLGD và cán bộ QLGD.
QLGD có 4 chức năng cơ bản: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và
kiểm tra. Trong quá trình QL, 04 chức năng có mối quan hệ mật thiết với nhau:
- Chức năng kế hoạch là chức năng đầu tiên, nó có vai trị định hướng cho
tồn bộ các hoạt động, là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện
các mục tiêu và là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ của tổ chức đơn vị và từng cá nhân của quá trình QL.
- Chức năng tổ chức là chức năng thứ hai trong quá trình QL, có vai trị hiện
thực hóa các mục tiêu của tổ chức và đặc biệt là chức năng tổ chức có khả năng tạo
ra sức mạnh mới của tổ chức, cơ quan, đơn vị, thậm chí của cả hệ thống nếu việc
phân phối sắp xếp nguồn nhân lực khoa học, hợp lý.
- Chức năng chỉ đạo là một chức năng QL quan trọng và cần thiết cho việc
hiện thực hóa các mục tiêu. Do đó trong chỉ đạo giáo dục phải quán triệt phương
châm “duy trì - ổn định - đổi mới - phát triển” trong các hoạt động của nhà trường
và cả hệ thống giáo dục.
- Kiểm tra là chức năng cuối cùng của một q trình QL, có vai trò giúp cho
chủ thể QL biết được mọi người thực hiện các nhiệm vụ ở mức độ như thế nào,
đồng thời cũng biết được những quyết định QL ban hành có phù hợp với thực tế hay
khơng, trên những cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động, giúp đỡ hay thúc đẩy các cá

nhân, tập thể đạt được các mục tiêu đề ra. Như vậy, chức năng kiểm tra thể hiện rõ
vai trị cung cấp thơng tin và trợ giúp các cá nhân và đơn vị hoàn thành nhiệm vụ
theo mục tiêu và kế hoạch đã xác định. Chức năng kiểm tra là một chức năng quan
trọng không thể thiếu được trong quá trình QL. Kiểm tra phải thể hiện rõ 04 bước
cơ bản của kiểm tra là:
+ Xác định chuẩn kiểm tra.
+ Đo lường việc thực thi các nhiệm vụ (thành tích đạt được)
+ So sánh sự phù hợp của thành tích với chuẩn mực.


14

+ Đưa ra các quy định điều chỉnh cần thiết.
Ngoài 4 chức năng cơ bản nêu trên trong chu trình QL, chủ thể QL phải
sử dụng thông tin như là một công cụ hay chức năng đặc biệt để thực hiện các chức
năng này.
Quản lý nhà trường: Là một bộ phận của QLGD, được xác định trong một
đơn vị cụ thể.
Tác giả Nguyễn Minh Đạo cho rằng: “Bản chất của việc QL nhà trường là
QLHĐ dạy và học, tức là đưa HĐ đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần
dần tiến tới mục tiêu GD” [10].
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối GD của
Đảng theo phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo
nguyên lý GD của Đảng để tiến tới mục tiêu ĐT đối với ngành GD, đối với thế hệ
trẻ và đối với từng HS” [12].
Từ những định nghĩa trên, chúng thấy có những dấu hiệu đặc trưng chung, bản
chất của QL trường học là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ
thể QL nhằm làm cho trường học vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của
Đảng để thực hiện thắng lợi mục tiêu ĐT của ngành GD giao phó cho nhà trường.
Mục tiêu của GD ở các nhà trường là giúp cho HS phát triển toàn diện về đạo

đức, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con
người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho
HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Vì vậy, QL nhà trường là phải QL toàn diện bao gồm: QL hành chánh, QL
nhân sự, tài chánh, CSVC, dạy học, giáo dục, kể cả các HĐ ngoài giờ lên lớp của HS.
QL nhà trường là QL vi mơ, nó là một hệ thống con của QLGD. QL nhà
trường có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có
kế hoạch) mang tính chất tổ chức - sư phạm của chủ thể QL đến tập thể GV và HS,
đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng
cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá


15

trình này vận hành tối ưu để đạt được những mục tiêu dự kiến.
QL nhà trường bao gồm hai loại:
- Tác động của những chủ thể QL bên trên và bên ngoài nhà trường.
QL nhà trường là những tác động QL của cơ quan QLGD cấp trên nhằm
hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập của nhà trường.
QL cũng gồm những chỉ dẫn, quy định của các thực thể bên ngồi nhà
trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường như như cộng đồng được đại
diện dưới hình thức Hội đồng giáo dục nhằm định hướng sự phát triển của nhà
trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó.
- Tác động của những chủ thể QL bên trong nhà trường:
QL nhà trường do chủ thể QL bên trong nhà trường bao gồm các hoạt động:
QL GV, QL học sinh, QL quá trình dạy học – giáo dục, QL CSVC, trang thiết bị
của nhà trường, QL tài chính trường học và QL mối quan hệ giữa nhà trường và
cộng đồng.
1.2.2. Tai nạn thương tích

Tai nạn là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngồi, gây
nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là tổn thương thực thể của cơ thể do phải
chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng
do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như khơng khí, nước, nhiệt độ phù hợp.
Các nguyên nhân gây thương tích thường gặp đối với trẻ là: ngã, hóc, sặc,
vật sắc nhọn đâm, cắt, đánh nhau, đuối nước, bỏng, điện giật, ngộ độc do hóa chất,
thực phẩm, tai nạn giao thơng...
1.2.3. Trường học an toàn
Trường học an toàn là toàn bộ trẻ em trong nhà trường được chăm sóc, ni
dạy trong một mơi trường an tồn. Q trình xây dựng trường học an tồn phải có
sự tham gia của trẻ em độ tuổi MN, các CBQL, GV của nhà trường, các cấp ủy
Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đồn thể của địa phương và CMHS.
Theo Điều lệ Trường MN [7] các cơng trình phải đảm bảo đúng quy cách về
tiêu chuẩn thiết kế và các quy định về vệ sinh trường học hiện hành. Bố trí cơng


16

trình cần đảm bảo độc lập giữa các khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo với khối phục vụ.
Đảm bảo an toàn về yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi. Đảm bảo lối thốt hiểm khi
có sự cố và hệ thống phịng cháy chữa cháy.
Nhà trường có đủ các thiết bị, đồ chơi, đồ dùng cá nhân, tài liệu theo quy định,
phải đảm bảo tính giáo dục, an tồn, phù hợp với trẻ MN. Nhà trường có kế hoạch
bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu.
Trẻ em được tổ chức theo nhóm trẻ, số trẻ tối đa trong một nhóm theo quy định
Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định hiện hành.
Khái niệm trên cho thấy trường học an tồn là mơi trường trong đó mọi
người có khả năng kiểm sốt và phịng ngừa được các TNTT cũng như các nguy cơ
gây ra TNTT cho học sinh. Là nơi học sinh được nuôi dạy, phát triển một cách an
toàn, muốn thực hiện được điều này phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa

các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường.
1.2.4. Hoạt động phịng tránh tai nạn thương tích
Là hoạt động nhằm xây dựng trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn,
thương tích cho trẻ được phịng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Tất cả trẻ em
trong nhà trường được chăm sóc, ni dạy trong một mơi trường an tồn.
Hoạt động PTTNTT cho trẻ trong trường MN do hiệu trưởng xây dựng kế
hoạch dựa trên đặc điểm, tình hình của nhà trường.
Như vậy có thể hiểu rằng hoạt động PTTNTT cho trẻ trong trường MN là
làm cơng tác phát hiện, phịng ngừa những nguy cơ có thể gây ra TNTT cho trẻ.
Hoạt động PTTNTT cho trẻ diễn ra hàng ngày trong trường MN nhằm đảm bảo an
tồn cho trẻ.
Các lực lượng tham gia vào cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ, ngồi ra cịn có
sự tham gia của CMHS. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngồi nhà
trường sẽ giúp cơng tác PTTNTT cho trẻ trong trường MN đạt hiệu quả tốt, do đó
nhà trường cần thực hiện tốt cơng tác tuyên truyền nhằm thu hút được sự tham gia
của cha mẹ học sinh trong công tác này.
Công tác PTTNTT cho trẻ trong trường MN đóng vai trị rất quan trọng góp
phần nâng cao hiệu quả giáo dục MN.


17

1.2.5. Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích
Có thể hiểu quản lý trường mầm non là q trình vận dụng nguyên lý, khái
niệm, phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Quản lý trường mầm non là sự tác động có chủ
đích của hiệu trưởng trường mầm non đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh,
phụ huynh học sinh trong trường mầm non nhằm đạt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ
mầm non theo quy định. Hay nói khác đi, quản lý trường mầm non là sự tác động có
ý thức của nhà quản lý trường mầm non (trực tiếp là hiệu trưởng) nhằm điều khiển,

hướng dẫn các q trình ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, những hoạt động của
giáo viên, nhân viên và trẻ mầm non, huy động các nguồn lực khác nhau để đạt tới
mục đích của nhà quản lý và phù hợp với quy luật khách quan. Quản lý hoạt động
giáo dục trẻ ở trường mầm non là những tác động có mục đích của chủ thể quản lý
nhà trường mầm non (Hiệu trưởng) tới hoạt động giáo dục trẻ nhằm nâng cao chất
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trẻ mầm non,
giúp trẻ chuẩn bị tốt về thể lực sức khỏe để tiếp tục học tập ở bậc tiểu học (vào lớp
1). Trong giới hạn đề tài, chúng tôi tiếp cận khái niệm quản lý hoạt động giáo dục
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non trên cơ sở quy định về
chức năng, nhiệm vụ của trường mầm non, người hiệu trưởng trường mầm non và
các chức năng quản lý giáo dục: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá
hoạt động giáo dục trẻ mầm non. Theo đó, quản lý hoạt động giáo dục phịng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non là những tác động có mục đích của
hiệu trưởng trường mầm non đến hoạt động giáo dục phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ, giúp trẻ nâng cao nhận thức và kỹ năng phịng tránh tai nạn thương tích
trong các hoạt động tại nhà trường, trong cuộc sống, cộng đồng dân cư và xã hội.
1.3. HOẠT ĐỘNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ Ở
CÁC TRƯỜNG MẦM NON
1.3.1. Mục tiêu của hoạt động phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ
Thực hiện hoạt động phòng chống tai nạn thương tích hướng đến các mục
tiêu sau:


18

- Đảm bảo sự tồn tại an toàn về thể chất cho trẻ: Cơ thể trẻ được khỏe mạnh,
không bị tổn thương về da thịt, đảm bảo cho sự tồn tại về tính mạng của trẻ.
- Đảm bảo sự phát triển về thể chất của trẻ, trong đó thể hiện tập trung ở sự
phát triển của sức khỏe, sức đề kháng; sự phát triển của các vận động cơ bản, các
phẩm chất/tố chất vận động; các hệ sinh học và các giác quan.

- Đảm bảo sự phát triển về nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và
thẩm mỹ… trẻ không bị tổn thương về mặt thể xác hay về mặt tinh thần thì trẻ được
tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh tốt hơn. Trẻ tích lũy được vốn kiến thức,
kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làm hành trang để trải nghiệm cuộc sống. Hơn
nữa, phịng chống được tai nạn thương tích cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển về mặt
ngôn ngữ. Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, nếu khơng có
ngơn ngữ thì sẽ khơng phát triển được tư duy. Những tổn thương khi bị ngạt, hay bị
vật nhọn đâm vào miệng cũng có thể tổn thương về ngơn ngữ của trẻ. Ngồi ra,
phịng chống được tai nạn thương tích sẽ giúp trẻ phát triển về mặt tình cảm xã hội.
Trẻ được sống trong một môi trường an tồn, khơng làm tổn thương đến trẻ, trẻ cảm
nhận được những tình cảm, sự u thương, quan tâm, chăm sóc của người lớn. Qua
đó trẻ biết yêu quý, trân trọng mọi người xung quanh, biết giúp đỡ người khác;
không chỉ thế, còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ. Các trường mầm non tạo mơi
trường an tồn, sạch đẹp sẽ giúp trẻ muốn cảm nhận được cái đẹp từ con người, mơi
trường. Từ đó trẻ muốn tạo cho bản thân mình có những hành động, việc làm đẹp
cho xã hơi, tạo ra một mơi trường an tồn cho chính mình và cho cả mọi người.
- Đảm bảo tạo cơ sở tốt nhất cho trẻ vào lớp 1 và nền tảng phát triển tốt cho
những giai đoạn, độ tuổi sau của trẻ. Như vậy phịng chống tai nạn thương tích có
vai trị hết sức to lớn đối với sự phát triển cho trẻ. Vì thế mỗi CBQL, GV, NV trong
các nhà trường phải cùng nhau tìm những biện pháp để khắc phục đến mức tối thiểu
những tai nạn cho trẻ. Vì trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ mà
chúng ta ươm mầm xanh cho tổ quốc.
1.3.2. Yêu cầu và nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường
mầm non


19

* u cầu trong phịng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ:
Căn cứ vào đặc thù đối tượng trẻ mầm non từ 3 tháng đến 6 tuổi và mục tiêu

của giáo dục mầm non, cơng tác phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ cần đảm
bảo các yêu cầu sau:
- Tạo mơi trường an tồn cho trẻ về thể lực sức khoẻ:
+ Đảm bảo trẻ được chăm sóc, ni dưỡng đầy đủ, vệ sinh và phòng tránh
bệnh tật tốt.
+ Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh hoạt dùng
cho trẻ đảm bảo vệ sinh.
+ Tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo cần có đồ dùng sơ cứu và các loại thuốc
thông thường sử dụng cho trẻ.
- Tạo mơi trường an tồn cho trẻ về tâm lý:
+ Tạo cảm giác an toàn cho trẻ khi đến trường, lớp mầm non.
+ Giáo viên thương yêu và đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ.
+ Giáo viên dành thời gian tiếp xúc vui vẻ với trẻ, tạo khơng khí thân mật
như ở gia đình, tạo cảm giác yên ổn cho trẻ khi ở trường/lớp, trẻ tin tưởng rằng cô
yêu trẻ.
+ Tránh gò ép, dọa nạt, phê phán trẻ. Đặc biệt quan tâm chăm sóc trẻ mới
đến lớp, nhóm trẻ và các trẻ có nhu cầu đặc biệt.
- Tạo mơi trường an tồn cho trẻ về tính mạng:
+ Khơng để xảy ra tai nạn và thất lạc trẻ;
+ Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường (lớp, nhóm). Sân chơi và
đồ chơi ngoài trời phù hợp với lứa tuổi, tránh trơn trượt. Trường và lớp học không
gần đường giao thông.
+ Bảo đảm đủ ánh sáng cho lớp học, nhóm trẻ (bằng hệ thống cửa sổ hoặc
đèn chiếu sáng).
+ Tạo không gian cho trẻ hoạt động trong lớp, tránh kê, bày quá nhiều, sắp
xếp đồ dùng, đồ chơi trong nhóm hợp lý.


20


+ Đảm bảo đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ; Các đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm cho
trẻ phải được cất ngoài tầm với của trẻ. Khi cho trẻ sử dụng các đồ chơi phải có sự
giám sát chặt chẽ của giáo viên và người trông trẻ.
+ Nhà vệ sinh phù hợp với lứa tuổi, tránh để sàn bị trơn gây trượt. Các bể
chứa nước, miệng cống phải có nắp đậy kín.
+ Khơng để trẻ tiếp xúc hoặc nhận q từ người lạ.
+ Giáo viên, người trơng trẻ cần có ý kiến kịp thời những vấn đề về cơ sở vật
chất chưa đảm bảo an tồn cho trẻ tại nhóm, lớp mình phụ trách với ban giám hiệu
nhà trường, phụ huynh học sinh và cùng nhau bàn bạc để có thể đưa ra các giải
pháp phù hợp tạo môi trường an tồn cho trẻ.
* Nội dung và biện pháp phịng tránh tai nạn, thương tích trong các dạng
tai nạn thường gặp ở trẻ:
1. Phòng tránh trẻ thất lạc:
- Giáo viên nhận trẻ trực tiếp từ người của gia đình trẻ;
- Đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày, chú ý những lúc đưa trẻ ra ngoài
lớp trong các hoạt động ngoài trợi hoặc tham quan; Bàn giao số trẻ khi giao ca.
- Giáo viên phải ở lại lớp cho tới khi trả hết trẻ;
- Chỉ trả trẻ cho cha mẹ trẻ, cho người lớn được ủy quyền, không trả trẻ cho
người lạ.
2. Phịng tránh hóc sặc:
- Khơng cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ có thể cho vào miệng mũi;
- Khi cho trẻ ăn các quả có hạt cần bóc bỏ hạt trước khi cho trẻ ăn;
- Giáo dục trẻ lớn khi ăn không được vừa ăn, vừa đùa nghịch hoặc nói
chuyện.
- Khơng ép trẻ ăn uống khi trẻ đang khóc; Thận trọng khi cho trẻ uống thuốc,
đặc biệt là các thuốc dạng viên.
- Cần nắm vững cách phòng tránh dị vật đường thở cho trẻ và có một số kỹ
năng đơn giản giúp trẻ loại dị vật đường thở ra ngoài.



21

- Khi xảy ra trường hợp bị dị vật đường thở, cần bình tĩnh sơ cứu cho trẻ,
đồng thời báo cho gia đình và đưa trẻ tới nơi gần nhất để cấp cứu cho trẻ.
3. Phòng tránh đuối nước:
- Nếu có điều kiện nên dạy trẻ tập bơi sớm.
- Rào ao, các hố nước, kênh mương cạnh trường (hoặc lớp học)
- Khơng bao giờ để trẻ ở một mình ở dưới nước hoặc ở gần nơi nguy hiểm.
Nhắc nhở cha mẹ khi đưa trẻ đi đến trường và từ trường về nhà, nếu phải đi qua
những nơi nguy hiểm như ao, hồ, kênh rạch phải luôn để mắt tới trẻ. Lớp học được
tổ chức ở các bè nổi trên mặt nước phải có biện pháp bảo vệ để tránh để trẻ ngã
xuống nước.
- Tại các lớp học, không nên để trẻ chơi một mình vào nơi chứa nước, kể cả
xơ nước, chậu nước. Giám sát khi trẻ đi vệ sinh, khi trẻ chơi gần khu vực có chứa
nguồn nước.
- Giếng nước, bể nước phải xây cao thành, có nắp đậy. Các dụng cụ chứa
nước như chum, vại… phải có nắp đậy chắc chắn.
4. Phòng tránh cháy bỏng:
- Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước
uống cịn q nóng.
- Khơng cho trẻ đến gần nơi đun bếp ga, bếp củi, nồi canh hoặc phíc nước
cịn nóng.
- Khơng để trẻ nghịch diêm, bật lửa và các chất khác gây cháy bỏng. Để
diêm, bật lửa, nến, đèn dầu, bàn là, vật nóng xa tầm với của trẻ hoặc để ở nơi an
toàn đối với trẻ.
- Giáo dục cho trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm có nguy cơ gây cháy,
bỏng.
5. Phịng tránh ngộ độc:
- Không để bếp than tổ ong, bếp củi đang đun hoặc đang ủ gần nơi sinh hoạt
của trẻ để tránh ngộ độc khí thở.



22

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Khi nghi ngờ ăn thức ăn bị ôi thiu
hoặc thức ăn có nhiều chất bảo quản, phụ gia… báo cho nhà trường hoặc phụ huynh
và không cho trẻ ăn.
- Thuốc chữa bệnh để trên cao ngồi tầm với của trẻ.
- Khơng cho trẻ chơi đồ chơi có hóa chất.
- Khơng cho trẻ tiếp xúc với thuốc trừ sâu; Không đựng thuốc trừ sâu, thuốc
chuột, dầu hỏa… trong vỏ chai nước ngọt, nước khống, lon bia, chai dầu ăn, cốc…
6. Phịng tránh điện giật:
- Đặt ổ điện, bảng điện ngoài tầm với của trẻ; luôn đậy nắp các ổ điện.
- Khi thiết bị điện bị hở khơng được sử dụng và có biện pháp sửa chữa ngay.
- Giáo dục trẻ không nghịch, chọc vào ổ điện, không tự động cắm các đồ
dùng vào các ổ cắm điện.
7. Phòng tránh vết thương do té ngã, trầy xước, thâm tím:
- Cất giữ vật dụng sắc nhọn xa tầm với của trẻ; Nếu trẻ lớn có thể hướng dẫn
trẻ sử dụng một cách an tồn.
- Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt… khỏi
nơi vui chơi của trẻ.
- Giải thích cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật sắc nhọn khi chơi, đùa
nghịch hay sinh hoạt.
7. Phòng tránh tai nạn giao thông:
- Khi cho trẻ đi bộ: Dắt trẻ di trên vỉa hè, đi phía bên tay phải để tạo thói
quen cho trẻ.
- Tuyên truyền cho phụ huynh khi đưa, đón trẻ bằng xe đạp, xe máy; Khơng
để cho trẻ dưới 15 tuổi đèo em đi học.
8. Phòng tránh động vật cắn:
- Khơng cho trẻ đến gần chó, mèo lạ; xích hoặc đeo rọ mõm cho chó.

- Khơng để trẻ chơi gần các bụi rậm, đề phòng rắn cắn, ong đốt.
1.3.3. Phương pháp và hình thức phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm
non


×