Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 23 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm
PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO KHÁNH SƠN
TRƯỜNG MÀM NON1/6
ĐỀ TÀI : CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG TAI
NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON 1/6
- 1-
Phó Hiệu trưởng: Ngô Thị Thanh Huyền
Sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
* LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã nói: “Trẻ em hôm nay, thế
giới ngày mai” muốn nhắc nhở chúng ta rằng tương lai của đất nước phụ
thuộc vào thế hệ trẻ, đất nước có phồn vinh hay không là phụ thuộc vào thế
hệ trẻ có được chăm sóc giáo dục tốt hay không.
Ở lứa tuổi mầm non, cơ thể trẻ đang lớn nhanh và phát triển về mọi mặt,
muốn cho thế hệ tương lai của chúng ta thực sự có đầy đủ đức- trí- thể- mĩ để
phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước thì cần phải chăm sóc ngay từ
bây giờ. Trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ thì công tác
chăm sóc sức khỏe cho trẻ được xem là một trong những mục tiêu vô cùng
quan trọng, trong đó công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ được
quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 1408
ngày 1 tháng 9 năm 2009 của về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em,
đã chỉ thị “Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm
lành mạnh, không có bạo lực”; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả phong
trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng
việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho
học sinh trong nhà trường”.
Ngày 15/4/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số:
13/2010/TT-BGD&ĐT Qui định về xây dựng trường học an toàn, phòng,
chống, tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, nêu rõ “Nội dung
xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích” “Để đảm


bảo an toàn cho trẻ, khi trẻ được chăm sóc, nuôi, dạy tại cơ sở giáo dục mầm
- 2-
Sáng kiến kinh nghiệm
non.”, và ngày 20 tháng 12 năm 2010, Bộ gửi Công văn số: 8511/BGDĐT-
GDMN tới các Sở Giáo dục – Đào tạo nhằm “Chấn chỉnh tình trạng không
đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non”
Việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm
vụ quan trọng trong công tác nuôi dạy trẻ ở trường mầm non. Hiện nay có
khoảng 3 triệu trẻ em từ 0-6 tuổi được chăm sóc tại các trường mầm non,
chiếm 26% số trẻ em trong độ tuổi, cho thấy trách nhiệm của các nhà quản
lý tại các trường mầm non trong công tác chỉ đạo chăm sóc sức khỏe, phòng
tránh tai nạn thương tích cho trẻ là vô cùng quan trọng.
Trường mầm non có nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi (Điều lệ trường mầm non). Vì thế tạo môi
trường thật sự an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ hoạt động, vui chơi….
là điều thiết yếu nhất. Đó còn là điều kiện tốt để phát triển về thể chất và tinh
thần cho trẻ, góp phần phát triển một cách toàn diện.
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, tập thể sư phạm trường
Mầm non 1/6 chúng tôi luôn đặt công tác phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ là một trong những yếu tố cấp bách góp phần chăm sóc sức khỏe một
cách toàn diện cho trẻ, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quyết định
đến chất lượng, uy tín của nhà trường. Để đáp ứng yêu cầu của công tác đảm
bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trường đã xây dựng,
trang bị được một hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt
động của nhà trường tương đối đảm bảo an toàn. Tuy nhiên do trường xây
dựng đã lâu nên bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, một số hạng mục của công
trình hiện nay không đảm bảo được độ an toàn do đó không thể loaị bỏ được
các sự cố có thể xảy ra đối với trẻ trong thời gian tới, chưa đáp ứng được
mục tiêu giáo dục đề ra cũng như chưa thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng
của ngành, bên cạnh đó công tác quản lý hoạt động phòng chống tai nạn

- 3-
Sáng kiến kinh nghiệm
thương tích trong trường đã thực hiện nhưng chưa thực sự sát sao và chú
trọng.
Căn cứ vào tình hình thực tế, qua thời gian học tập, nghiên cứu tôi thực
sự tâm đắc và muốn được đi sâu nghiên cứu chuyên đề Tổ chức thực hiện
chương trình giáo dục và quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ trong trường mầm non và lấy những kiến thức khoa học này làm căn cứ,
nền tảng để điều chỉnh nhằm quản lý tốt công tác chăm sóc sức khỏe, phòng
chống tai nạn thương tích trong trường mầm non 1/6- huyện Khánh Sơn-
tỉnh Khánh Hòa, nơi tôi đang công tác. Đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài:
“Công tác quản lý hoạt động Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại
Trường mầm non 1/6- huyện Khánh Sơn- tỉnh Khánh Hòa. Năm học
2012-2013” nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc giáo dục
của nhà trường trong thời gian tới.
- 4-
Sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Tai nạn thương tích là gì:
Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do một tác nhân
bên ngoài gây nên các tổn thương/thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm
hồn của nạn nhân. Có hai loại tai nạn:
Tai nạn không chủ định thường không có nguyên nhân rõ ràng, khó có
thể đoán trước được như ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối.
Tai nạn có chủ định như bạo lực, bạo hành
Thương tích thì không phải là tai nạn mà là sự tổn thương của cơ thể
ở các mức độ khác nhau gây nên, bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng
lượng (có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, chất phóng xạ ) quá
ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự

sống như thiếu ôxy, mất nhiệt. Thương tích có thể lý giải được và có thể
phòng tránh được.Thương tích là tổn thương của cơ thể do có sự va đập
mạnh hoặc cọ sát hay bị các vật sắc nhọn đâm gây hậu quả.
2. Thế nào là phòng chống tai nạn thương tích :
Phòng chống tai nạn thương tích là phòng chống tối thiểu những nguy
cơ, nguyên nhân dẫn tới tai nạn thương tích, làm tổn thương đến thể xác và
tinh thần của con người.
Phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non là giáo viên, nhà
trường, phụ huynh phối hợp với nhau trong công tác chăm sóc trẻ, để bảo vệ
bản thân trẻ, tạo môi trường an toàn cho trẻ được tham gia hoạt động, vui
chơi, học tập.
- 5-
Sáng kiến kinh nghiệm
3. Vai trò phòng chống tai nạn thương tích đối với sự phát triển của
trẻ:
Phòng chống tai nạn thương tích có vai trò quan trọng đến sự phát
triển toàn diện về mặt nhân cách cho trẻ. Về mặt thể chất: cơ thể trẻ được
khỏe mạnh, không bị tổn thương về da thịt, trẻ được vận động nhanh nhẹn,
bình thường.
Không những sẽ phát triển về mặt thể chất mà con giúp cho trẻ phát
triển về mặt nhận thức. Nếu trẻ không bị tổn thương về mặt thể xác hay về
mặt tinh thần thì trẻ được tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh tốt
hơn. Trẻ tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làm
hành trang để trải nghiệm cuộc sống.
Hơn nữa, phòng chống được tai nạn thương tích cho trẻ sẽ giúp trẻ
phát triển về mặt ngôn ngữ. Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là phương tiện
của tư duy, nếu không có ngôn ngữ thì sẽ không phát triển được tư duy.
Những tổn thương khi bị ngạt, hay bị vật nhọn đâm vào miệng cũng có thể
tổn thương về ngôn ngữ của trẻ.
Ngoài ra, phòng chống được tai nạn thương tích sẽ giúp trẻ phát triển

về mặt tình cảm xã hội. Trẻ được sống trong một môi trường an toàn, không
làm tổn thương đến trẻ, trẻ cảm nhận được những tình cảm, sự yêu thương,
quan tâm, chăm sóc của người lớn. Qua đó trẻ biết yêu quý, trân trọng mọi
người xung quanh, biết giúp đỡ người khác.
Không chỉ thế, còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ. Giáo viên tạo
môi trường an toàn, đẹp sẽ giúp trẻ muốn cảm nhận được cái đẹp từ con
ngươi, môi trường. Từ đó trẻ muốn tạo cho bản thân mình có những hành
động, việc làm đẹp cho xã hôi, tạo ra một môi trường an toàn cho chính
mình và cho cả mọi người.
- 6-
Sáng kiến kinh nghiệm
Như vậy phòng chống tai nạn thương tích có vai trò hết sức to lớn đối
với sự phát triển cho trẻ. Vì thế mỗi chúng ta phải cùng nhau tìm những biện
pháp để khắc phục đến mức tối thiểu những tai nạn cho trẻ. Vì trẻ em là chủ
nhân tương lai của đất nước, là thế hệ mà chúng ta ươm mầm xanh cho Tổ
quốc.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Tình hình địa phương
Trường mầm non 1/6 đóng trên địa bàn thị trấn Tô Hạp thuộc huyện
miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.Toàn huyện có 80 % dân số là dân tộc
thiểu số Raklay, đời sống kinh tế của người dân còn rất nhiều khó khăn chủ
yếu là làm nương rẫy, trình độ dân trí còn hạn chế, phụ huynh chưa thực sự
quan tâm nhiều đến vấn đề học tập của con em mình.
2. Tình hình nhà trường
Trường Mầm non 1/6 là trường đầu tiên trên toàn huyện được công
nhận là trường mầm non nông thôn đạt chuẩn quốc gia mức độ I, trường có
tổng số 40 CB-GV-CNV(trong đó CBQL: 3, GV: 24, NV: 13). Trình độ CB-
GV-NV: 30/40 người đạt chuẩn và trên chuẩn (trong đó: ĐH: 10, CĐ:4, TC:
6), biên chế giáo viên đúng quy định theo Điều lệ trường mầm non.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình tâm huyết luôn hết lòng vì các cháu, có

trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc
giáo dục trẻ, tuy nhiên có một số giáo viên lớn tuổi khả năng nắm bắt cũng
như nhạy bén trong công việc có phần hạn chế, đôi khi thiếu sự phối hợp
trong công việc.
Đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình năng động, luôn nỗ lực học tập, tìm
tòi nghiên cứu phấn đấu xây dựng trường ngày càng phát triển, luôn làm tốt
công tác xã hội hóa, kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn, các tổ chức từ
thiện, các nhà đầu tư, các mạnh thường quân trong công tác phối hợp xây
- 7-
Sáng kiến kinh nghiệm
dựng trường lớp, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác
giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ.
Trường được xây dựng từ năm 2004 với tổng diện tích phòng học là
1408m2, mỗi phòng học được thiết kế có đủ phòng ngủ, phòng hoạt động,
phòng vệ sinh, phòng ăn, phòng kho khép kín, ở tầng hai có lan can bảo vệ;
khu nhà bếp tách biệt với khu sinh hoạt vui chơi của trẻ, có đầy đủ trang
thiết bị phục vụ cho công tác cấp dưỡng, có hệ thống nước sạch, nước thải
đảm bảo an toàn hợp vệ sinh. Ngoài ra, còn có các phòng chức năng phòng
hành chính, phòng Ban giám hiệu, phòng y tế. Trường có tổng diện tích sân
chơi cho trẻ là 400m2, có đồ chơi ngoài trời cho trẻ vui chơi, có cây xanh
tạo bóng mát…
Trường có tổng số trẻ là 295/ 8 nhóm lớp (trong đó Nhà trẻ: 2lớp; Mẫu
giáo: 6 lớp).
Năm học qua, được sự quan tâm của địa phương, của các cơ quan ban
ngành, của Hội cha mẹ học sinh đồng thời nhờ sự nỗ lực của tập thể sư
phạm, nhà trường cũng đã gặt hái được một số thành công nhất định: Được
UBND tỉnh Khánh Hòa tặng bàng khen, UBND huyện Khánh Sơn tặng giấy
khen và Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa công nhận là “Trường học thân
thiện- học sinh tích cực”. Hiện nay, tập thể nhà trường đang tiếp tục nỗ lực
phấn đấu để xây dựng trường mầm non nông thôn đạt chuẩn mức độ II.

3. Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn
* Điểm mạnh
Là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I, đang trong giai đoạn
xây dựng phấn đấu để đạt trường mầm non nông thôn đạt chuẩn mức độ II.
Là trường có bề dày thành tích trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, có
đội ngũ CB-GV-CNV nhiệt tình, tâm huyết, yêu thương trẻ.
- 8-
Sáng kiến kinh nghiệm
Hệ thống phòng lớp đúng quy cách, có đủ sân chơi, đồ chơi ngoài trời
cho trẻ hoạt động, các phòng- lớp đều được trang bị những trang thiết bị, đồ
dùng đồ chơi cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy chăm sóc giáo dục
trẻ.
* Điểm yếu
Một bộ phận cán bộ, giáo viên còn chưa thật sự chủ động tích cực, linh
hoạt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Một số hạng mục công trình do sử dụng cũng đã lâu nên bắt đầu có dấu
hiệu xuống cấp hư hỏng phần nào ảnh hưởng đến công tác chăm sóc trẻ cũng
như có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
* Thuận lợi
- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đang được địa phương cũng
như Sở Gíao dục, UBND tỉnh Khánh Hòa chú trọng, quan tâm.
- Trường nhận được sự ủng hộ, quan tâm, lòng tin của đại đa số các bậc
phụ huynh.
* Khó khăn
- Nguồn kinh phí tự chủ chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, tu sửa trường
lớp hạn hẹp; Nguồn kinh phí đầu tư của tỉnh, của địa phương có nhưng chờ
phê duyệt, chưa kịp thời nên ảnh hưởng phần nào đến tiến độ sửa chữa cũng
như trang bị cơ sở vật chất khi cần đồng thời nhà trường không chủ động
được trong việc thực hiện kế hoạch trang bị, tu sửa theo dự kiến.
- Một số phụ huynh học sinh là dân tộc thiểu số đời sống kinh tế còn

khó khăn, trình độ hạn chế nên chưa thực sự quan tâm đến tình hình sức
khỏe cũng như khả năng của trẻ nên công tác phối hợp chăm sóc trẻ còn gặp
một số khó khăn nhất định.
- 9-
Sáng kiến kinh nghiệm
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Tình hình thực tế công tác quản lý hoạt động Phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ tại Trường mầm non 1/6.
Bản thân là một phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc, tôi đã
cùng với Ban lãnh đạo nhà trường thực hiện công tác quản lý hoạt động
phòng chống tai nạn cho trẻ như sau:
Luôn coi trọng công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại Trường Mầm
non 1/6, theo dõi biểu đồ tăng trưởng, cân đo theo quy định, khám sức khỏe
định kỳ 2lần/ năm cho 100% trẻ.
Chỉ đạo cán bộ y tế theo dõi hàng ngày về tình hình sức khỏe cũng như
xử lý kịp thời các trường hợp bị bệnh, bị tai nạn bất thường khi đang học tại
trường, lớp. Trong trường hợp giai đoạn có dịch bệnh xảy ra, trường đã có
sự phối hợp sát sao với y tế địa phương hỗ trợ về mặt chuyên môn để xử lý
kịp thời, dập tắt nguồn lây, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong trường, vừa
qua trường đã làm tốt công tác phòng chống, xử lý dịch bệnh tay- chân-
miệng và hiện nay vẫn đang tăng cường công tác phòng ngừa trường hợp
dịch bệnh tái diễn.
Xây dựng phòng y tế, tuyển dụng cán bộ y tế đúng yêu cầu; có đầy đủ
hồ sơ liên quan đến công tác y tế và thực hiện thường xuyên các hoạt động y
tế học đường theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lắp đặt hệ thống lưới điện an toàn, xây dựng môi trường trong và ngoài
lớp học tương đối an toàn theo quy chuẩn…
Về cơ bản thì trường đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ
đúng theo quy định của nghành, của Bộ Y tế. Tuy nhiên từ đầu năm học đến
nay vẫn có một số tai nạn nhỏ xảy ra đối với trẻ.

- 10-
Sáng kiến kinh nghiệm
Trong năm học 2012-2013, đã xảy ra vài sự cố đáng tiếc tuy không lớn
nhưng bản thân chúng tôi những người làm công tác quản lý cảm thấy chưa
thật sự xứng đáng với niềm tin của các bậc phụ huynh, của cấp trên giao
phó, như: trẻ té do trơn trượt nền nhà, do sân xi măng bị bong tróc, do ghế
ngồi chưa đảm bảo an toàn, do công tác quản trẻ của giáo viên chưa tốt để
trẻ xô đẩy nhau…
Nguyên nhân dẫn đến những tai nạn trên, về phía giáo viên, người trực
tiếp chăm sóc trẻ: chưa được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng
chăm sóc trẻ, chưa thực hiện đúng qui định về hoạt động đón, trả trẻ; về phía
người làm công tác quản lý: chưa thật sự sát sao, chưa có sự chỉ đạo, quan
tâm kịp thời và triệt để, chưa kịp thời phát hiện bồi dưỡng cho giáo viên của
mình những kiến thức kỹ năng còn thiếu hụt, chưa kịp thời trang bị tu sửa cơ
sở vật chất bị hư hỏng, thiếu an toàn cho trẻ, những trang thiết bị không
đúng quy cách để gây nên những sự cố đáng tiếc.
2. Một số biện pháp về công tác quản lý hoạt động Phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ tại Trường mầm non 1/6.
Để phòng tránh những tai nạn có thể còn xảy đến với trẻ, tôi đã đề xuất
và thực hiện:
Về phía nhà trường: Sửa chữa kịp thời số ghế còn lại bị hư hỏng, gia cố
lại một số chỗ nền xi măng bị bong tróc có thể gây nguy hiểm cho trẻ, nâng
lan can hồ cá cao ngang tầm nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, tiếp
tục tham mưu với cấp trên nhanh chóng tu sửa, xây mới một số hạng mục
xuống cấp thiếu an toàn…
Về phía giáo viên: thực hiện nghiêm túc giờ giấc đón trả trẻ không đi
xe vào khu vực trường, tăng cường kiểm tra việc chấp hành giờ giấc, chế độ
sinh hoạt của giáo viên, chấn chỉnh công tác tổ chức các hoạt động, tạo nề
nếp sinh hoạt cho trẻ.
- 11-

Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên ổn định nề nếp trẻ trước khi ra HĐNT và sau khi HĐNT
Kiểm tra thực hiện vệ sinh phòng lớp, kiểm tra chế độ chăm sóc trẻ theo
định kỳ, đột xuất, nhắc nhở trước cuộc họp chấn chỉnh kịp thời các sự việc
trên.
- 12-
Sáng kiến kinh nghiệm
Tổ chức các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ biết tránh xa
những nơi nguy hiểm và bồi dưỡng cho giáo viên một số kiến thức chăm sóc
sức khỏe, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường…
Về phía phụ huynh: Phối hợp với nhà trường chấp hành các nội quy quy
định của lớp, của nhà trường; Dừng đỗ xe theo quy định dưới sự hướng dẫn
- 13-
Sáng kiến kinh nghiệm
của bảo vệ, không đi xe vào khu vực trường, không cho trẻ mang đồ chơi
hoặc vật dụng không an toàn đến lớp…
Mong rằng những gì chúng ta làm được chỉ nhằm đạt được mục tiêu đề
ra là: “Nuôi cháu khỏe, dạy cháu ngoan”, nhà trường là nơi mà mọi trẻ em
được học tập, vui chơi một cách thoải mái, an toàn.
Tôi sẽ tiếp tục bổ sung kịp thời kế hoạch cho thời gian tới trong công
tác quản lý phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non
1/6.
3. Xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể:
Căn cứ vào tình hình thực tế và nhằm áp dụng các biên pháp trên có
hiệu quả, bản thân cũng đã xây dựng kế hoạch hành động cụ thể cho năm
học như sau:
Stt Tên công việc,
nội dung
Mục

đích/ kq
cần đạt
Người
thực
hiện/
phối hợp
Điều kiện
thực hiện
Rủi ro,
khó
khăn
cản
trở
Hướn
g khắc
phục
1 - Tổ chức dọn
vệ sinh, phát
quang, cải tạo
lại môi trường;
Phối hợp
Trung tâm ytế
dự phòng
huyện phun
thuốc diệt
khuẩn đầu
năm
- Tạo
được
một môi

trường
xanh-
sạch- an
toàn cho
trẻ
- Toàn
thể CB-
GV-
CNV;
Trạm y
tế thị
trấn.
- Toàn thể CB-
GV-CNV
tham gia đầy
đủ.
- Sưu tầm
thêm một số
loại cây xanh,
hoa, cỏ…
- Phối hợp từ
phía Trạm y tế
cung cấp hóa
chất, hướng
dẫn xử lý các
khu vực vệ
sinh…
2 - Tham gia các
lớp bồi dưỡng
- Toàn

thể CB-
- BGH,
các tổ
- Tài liệu phục
vụ cho công
- 14-
Sáng kiến kinh nghiệm
chuyên môn
nghiệp vụ đầu
năm; Xây
dựng nội dung
tổ chức tập
huấn công tác
chăm sóc sức
khỏe, Phòng
chống tai nạn
thương tích
cho toàn thể
CB-GV-CNV
trong trường.
GV-
CNV
nắm
được
kiến
thức về
công tác
chăm
sóc sức
khỏe,

Phòng
tránh tai
nạn
thương
tích cho
trẻ
trưởng;
Hiệu phó
chuyên
môn.
tác tập huấn.
- Thời gian tổ
chức.
- Tất cả CB-
GV-CNV đều
được tham gia.
3 - Kiện toàn
Ban YTTH,
phân công
nhiệm vụ cho
từng thành
viên.
- Nhằm
thực
hiện tốt
kế hoạch
hành
động về
chăm
sóc sức

khỏe cho
trẻ.
- Ban
lãnh đạo
nhà
trường.
- Các tiêu chí
đối với thành
viên Ban
YTTH.
- Các văn bản
liên quan.
4 - Xây dựng kế
hoạch năm học
hoạt động
YTTH; kế
hoạch theo
dõi, chăm sóc
sức khỏe cho
trẻ.
- Đề ra
mục tiêu
nhiệm
vụ năm
học cho
từng bộ
phận.
- Cán bộ
YTTH,
Hiệu phó

chuyên
môn.
- Bám sát
trọng tâm năm
học mới.
- Biên chế đầy
đủ về nhân sự.
- Văn bản
hướng dẫn
thực hiện
nhiệm vụ năm
học của Phòng
GD&ĐT.
5 - Cải tạo môi
trường học tập
và sinh hoạt an
toàn phòng
- Tạo
được
môi
trường
- Toàn
thể CB-
GV-
CNV
- Kinh phí
trang bị về cơ
sở vật chất,
trang thiết bị
- 15-

Sáng kiến kinh nghiệm
tránh tai nạn
thương tích.
an toàn
cho trẻ
hoạt
động.
trong
trường
an toàn, cải
tạo tu sửa
những hạng
mục bị hư
hỏng.
- Có các bảng
biểu cảnh báo
nguy hiểm.
6 - Tổ chức
truyền thông
nâng cao nhận
thức về xây
dựng trường
học an toàn,
phòng chống
tai nạn thương
tích bằng
nhiều hình
thức như: phát
tờ rơi, treo
băng rôn, áp

phích…
- Tuyên
truyền
đến toàn
thể CB-
GV-
CNV,
phụ
huynh,
học sinh
về xây
dựng
trường
học an
toàn,
phòng
chống tai
nạn
thương
tích.
- Ban chỉ
đạo
YTTH,
toàn thể
CB-GV-
CNV,
phụ
huynh,
học sinh.
- Nội dung

tuyên truyền.
- Thời gian tổ
chức.
- Kinh phí tổ
chức.
7 - Phối hợp tổ
chức cho CB-
GV-CNV, phụ
huynh, học
sinh tham gia
tích cực tháng
hành động vì
trẻ em; tháng
an toàn giao
thông.
- Mọi
người có
ý thức
hơn khi
tham gia
giao
thông;
thấy
được
tầm quan
trọng
của việc
chăm
- Đoàn
thanh

niên;
Công an
thị trấn;
CB-GV-
CNV
trong
trường,
phụ
huynh,
học
sinh…
- Nội dung
tuyên truyền.
- Hình thức tổ
chức: băng rôn
áp phích, nói
chuyện chuyên
đề…
- Kinh phí
thực hiện.
- 16-
Sáng kiến kinh nghiệm
sóc sức
khỏe trẻ
em.
8 - Trực tiếp
giám sát việc
thực hiện công
tác phòng
chống tai nạn

thương tích,
trường học an
toàn trong
từng nhóm
lớp.
- Mọi trẻ
được vui
chơi học
tập an
toàn.
-Cán bộ
y tế
trường
học, các
tổ
trưởng.
-Về thời gian:
lên kế hoạch
cụ thể cho
từng ngày
từng tuần.
- Về thực hiện
nhiệm vụ:
Phân công
công việc cụ
thể cho từng
thành viên
trong Ban
kiểm tra
YTTH.

9 - Có quy định
về phát hiện,
xử lý tai nạn
thương tích
trong trường
học; có phản
ánh, khắc phục
các yếu tố
nguy cơ gây
tai nạn như đi
xe trong khu
vực trường,
đón trả trẻ
không đúng
giờ quy định.
- Xây
dụng
quy chế
để làm
cơ sở xử
lý vi
phạm;
Giúp
mọi
người có
ý thức
chấp
hành
nghiêm
túc quy

định quy
chế đề
ra.
- Lãnh
đạo nhà
trường,
toàn thể
CB-GV-
NV
trong
nhà
trường.
- Hội
Cha mẹ
học sinh
phối hợp
thực
hiện.
- Xây dựng
các quy định
quy chế và
được công bố
trên bảng nội
quy của Nhà
trường.
10 - Khắc phục
nguy cơ
thương tích
trong trường
- Phòng

tránh các
tai nạn
có thể
- Ban
chỉ đạo
YTTH,
toàn thể
- Cơ sở vật
chất, phòng
lớp, trang thiết
bị an toàn.
- 17-
Sáng kiến kinh nghiệm
học. xảy ra
cho trẻ.
CB-GV-
CNV,
phụ
huynh,
học sinh.
- CB-GV được
trang bị đầy đủ
kiến thức về
chăm sóc trẻ,
về Phòng
tránh tai nạn
thương tích
cho trẻ.
- Thực hiện
nghiêm túc

đảm bảo
VSATTP bếp
ăn.
11 - Chú trọng
lồng ghép tích
hợp giáo dục
Phòng chống
tai nạn thương
tích vào các
môn học, các
hoạt động của
trẻ.
- Nâng
cao nhận
thức,
cung cấp
kỹ năng
sống cho
trẻ.
- Hiệu
phó
chuyên
môn, các
tổ
trưởng,
giáo
viên.
- Phối
hợp:
chuyên

viên
Phòng
GD&ĐT
- Xây dựng kế
hoạch chú
trọng giáo dục
kỹ năng sống
cho trẻ.
- Gíao dục
thường xuyên,
mọi lúc mọi
nơi.
4. Kết quả đạt được:
Sau khi nhà trường và các giáo viên thực hiện một số biện pháp trên thì
nhà trường đã đạt được một số kết quả sau:
- Hoàn thành kế hoạch đề ra.: 8/8 nhóm lớp đạt tốt khi được kiểm tra chế
độ nuôi; Bếp ăn được Phòng y tế huyện công nhận là đảm bảo VSATTP,
giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng đến 52 %.
- Trẻ có được một số kỹ năng cần thiết trong việc tự phục vụ, biết tự bảo
vệ bản thân, biết tránh xa những nơi nguy hiểm…
- 18-
Sáng kiến kinh nghiệm
- Nâng cao nhận thức của CB-GV-CNV về xây dựng trường học an toàn,
Phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường: GV nghiêm túc thực
hiện tổ chức hoạt động có giờ giấc, đảm bảo chế độ sinh hoạt trong ngày,
sử dụng đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn, vệ sinh.
- Trẻ được chăm sóc một cách toàn diện cả về thể chất và tinh thần: trẻ
được đảm bảo an toàn, tạo được không khí cho bữa ăn, khuyến khích trẻ
ăn hết suất, trẻ yêu trường lớp và thích đến trường.
- Xây dựng được môi trường sinh hoạt học tập an toàn, giảm thiểu tới

mức thấp nhất nguy cơ tai nạn thương tích trong trường học: đến cuối
năm trường không xảy ra sự cố đáng tiếc nào.
- 19-
Sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kết luận:
Sau học tập nghiên cứu các vấn đề về quản lý công tác Phòng chống
tai nạn thương tích trong trường mầm non, tôi đã nhìn nhận đánh giá lại
hoạt động quản lý công tác Phòng chống tai nạn thương tích của đơn vị
mình thấy còn những bất cập, hạn chế cần được điều chỉnh.
Căn cứ vào những tiêu chuẩn quy định về trang bị cơ sở vật chất trong
trường mầm non; Căn cứ tình hình thực tế về công tác Phòng chống tai nạn
thương tích của đơn vị. Tôi đã xây dựng, áp dụng các biện pháp, kế hoạch
hành động vào trong công tác Phòng chống tai nạn thương tích của nhà
trường. Tôi mong rằng những biện pháp, kế hoạch tôi xây dựng trên có thể
phần nào làm thay đổi, nâng cao đẩy mạnh hơn nữa công tác Phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ không những trong Trường Mầm non 1/6 mà còn
được nhân rộng áp dụng cho các trường mầm non trong toàn huyện Khánh
Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
2. Kiến nghị:
Với tư cách là Phó Hiệu trưởng quản lý công tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ, tôi xin kiến nghị:
Đối với lãnh đạo Nhà trường: Quan tâm, tạo điều kiện, chỉ đạo sát sao
hơn nữa việc thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe nói chung và công tác
Phòng chống tai nạn thương tích nói riêng trong đơn vị; Tham mưu cho lãnh
đạo kịp thời tu sửa, trang bị cơ sở vật chất.
Đối với phụ huynh cần có ý thức hơn trong việc chấp hành giờ giấc
đưa đón trẻ của Nhà trường, dừng đỗ xe đúng nơi quy định, không chạy xe
vào trong khu vực trường, phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc
giáo dục trẻ.

- 20-
Sáng kiến kinh nghiệm
Đối Phòng Gíao dục và Đào tạo: Cần nắm bắt và tham mưu kịp thời
cho cấp trên đầu tư xây dựng cải tạo về cơ sở vật chất của các đơn vị trường
học trên địa bàn nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ
Đối với Sở GD& ĐT Khánh Hòa cần ưu tiên đầu tư trang thiết bị, cơ
sở vật chất cho nghành học mầm non để thực hiện công tác chăm sóc giáo
dục trẻ có hiệu quả hơn.
3.Bài học kinh nghiệm:
Sau thời gian học tập nghiên cứu, và qua áp dụng thực tế bản thân
thấy rằng dù ở cương vị là một người làm công tác quản lý hay là một nhân
viên phục vụ đã làm trong môi trường giáo dục nói chung và trường mầm
non nói riêng thì phải luôn lấy công tác chăm lo cho trẻ làm trọng, lấy sự an
toàn của trẻ làm cuộc sống của mình, làm sao khi trẻ đến trường phải đảm
bảo tuyệt đối an toàn và phụ huynh có thể yên tâm khi gửi gắm con em
mình.
Bản thân phải luôn trau dồi học tập nghiên cứu tìm tòi để tìm ra những
giải pháp tốt nhất trong công tác chăm sóc sức khỏe, Phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ.
Thấy được công tác Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường
mầm non là vô cùng quan trọng nó góp phần vào sự phát triển toàn diện cho
trẻ và việc xây dụng một môi trường an toàn thân thiện cho trẻ học tập vui
chơi là cần thiết và có ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cho trẻ là chăm sóc những
mầm xanh cho đất nước, tương lai đất nước có phồn vinh hay không phụ
thuộc vào những mầm xanh đó có được chăm sóc tốt hay không…
Trên đây là một số biện pháp “ Quản lý hoạt động Phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non 1/6”, trong quá trình nghiên cứu
chắc rằng sẽ còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các
đồng chí trong Hội đồng đánh giá. Xin chân thành cám ơn!
- 21-

Sáng kiến kinh nghiệm
- 22-
Sáng kiến kinh nghiệm
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
* LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1-3
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Tình hình thực tế công tác quản lý hoạt
động Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại
Trường mầm non 1/6.
2. Một số biện pháp về công tác quản lý hoạt
động Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại
Trường mầm non 1/6.
3. Xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể
4. Kết quả đạt được
4-5
6-8
9-10
10-13
13-16
17-18
PHẦN III: KẾT LUẬN, BÀI HỌC KINH
NGHIỆM
19-20
- 23-

×