Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ngu van 6 bai on

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.36 KB, 11 trang )

Qua đèo ngang
I. DÀN Ý
1.

Mở bài:

– Đèo Ngang là ranh giới tự nhiên ngăn cách giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Đây cũng là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng.
– Rất nhiều thi sĩ đã làm thơ tả cảnh đèo Ngang, trong đó nổi tiếng nhất là bài Qua đèo
Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
– Tác giả sáng tác bài thơ này trong dịp từ Thăng Long vào Huế để nhậm chức Cung
trung giáo tập (nữ quan dạy dỗ nghi lễ cho các cung nữ).
– Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm trạng cơ đơn và hồi niệm về một thời đại
phong kiến huy hoàng đã qua, không bao giờ trở lại.
2Thân bài:
* Hai câu đề:
+ Câu thứ nhất: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.
– Thời điểm nữ sĩ đặt chân tới đèo Ngang là lúc hồng hơn bắt đầu bng xuống.
– Cảnh vật rất dễ gợi buồn trong lòng người lữ thứ.
+ Câu thứ hai: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
– Miêu tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, tràn đầy sức sống của đèo Ngang qua điệp
từ chen và hai vế đối: cỏ cây chen đá lá chen hoa.
– Cảnh đẹp nhưng vẫn nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu của một miền sơn cước.

* Hai câu thực:
+ Câu thứ ba: Lom khom dưới núi tiều vài chú.
– Đảo ngữ trong câu đặc tả dáng vẻ mấy tiều phu kiếm củi sườn núi, nhấn mạnh sự nhỏ
bé, ít ỏi của con người trước thiên nhiên hùng vĩ.
+ Câu thứ tư: Lác đác ven sông chợ mấy nhà.
– Hình ảnh ngơi chợ là bộ mặt của cuộc sống một vùng nhưng ở đây, chợ chỉ là vài túp



lều tranh xiêu vẹo ven sơng.
– Khơng khí vắng vẻ, quạnh hiu bao trùm lên cảnh vật.
Hai câu luận:
+ Câu thứ 5: Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc.
– Tiếng cuốc kêu khắc khoải lúc chiều buông càng làm cho khơng gian thêm tĩnh lặng.
– Có thể là tiếng cuốc kêu mà cũng có thể là tiếng vọng từ trong tâm tưởng hoài cổ của
nữ sĩ đang nuối tiếc thời đại huy hoàng đã qua, thể hiện nỗi buồn trĩu nặng, khó ngi
ngoai.
– Nghệ thuật đối câu (câu 5 >< câu 6) rất chỉnh, kết hợp với lối chơi chữ đồng âm khác
nghĩa tài tình (cuốc cuốc = quốc quốc); gia gia = quốc gia (nước nhà), tô đậm ý nghĩa
tượng trưng của hai câu luận.
– Điều băn khoăn lớn nhất của nữ sĩ khơng ngồi chuyện của quốc gia, của thời đại.

* Hai câu kết:
+ Câu thứ 7: Dừng chân đứng lại, trời, non, nước.
– Cảnh đẹp của đèo Ngang thật hùng vĩ, khiến nữ sĩ phải đừng chân để chiêm ngưỡng,
để thu nhận vẻ đẹp kì diệu ấy vào tâm hồn.
– Giữa cảnh vật và lịng người có nét tương phản: thiên nhiên cao rộng >< con người
nhỏ bé.

+ Cậu thứ 8: Một mảnh tình riêng ta với ta.
– Nét tương phận càng tô đậm sự cô đơn, buồn bã trong lịng người.
– Nỗi buồn khơng thể san sẻ nên kết tụ lại trong lịng thành mảnh tình riêng, chỉ có ta
với ta mà thơi.
– Âm hưởng, nhịp điệu câu thơ giống như một tiếng thở dài ngậm ngùi, nuối tiếc.

3.

Kết bài:



– Qua đèo Ngang được đánh giá là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tấm lòng
yêu mến non sông, đất nước của nữ sĩ.
– Thể thơ Đường luật sang trọng đã trở nên gần gũi, dễ hiểu bởi ngơn ngữ trong sáng và
những hình ảnh dân dã, quen thuộc.
– Bài thơ có sức sống vĩnh cửu trước thời gian và trong lòng nhiều thế hệ yêu thơ.


Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm
được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong
khống, Hồ Xn Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu
sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ "Bánh trơi nước" là một bài thơ ẩn dụ
về hình ảnh người phụ nữ.
Bài thơ "Bánh trôi nước' được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cơ dọng nhưng có
nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là "Bà chúa thơ Nôm" với
những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.
Hồ Xuân Hương đã lựa chọn "bánh trơi nước" làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho
người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của
chiếc bánh trơi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả
đã dùng từ "thân em" để chỉ chiếc bánh trơi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có
rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết
thật, viết đúng, viết sâu như thế này. "Vừa trắng lại vừa trịn" khơng phải là chuẩn mực
của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và trịn cũng giống như hình
dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.
Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:
Bảy nổi ba chìm với nước non

Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trơi trong dân gian. Nhưng hai từ
"nổi" và 'chìm' dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trơi nổi vơ định của chiếc bánh trơi, hay
của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ "ba, bày' để ám chỉ nhưng sóng gió, những long
đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.
Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ
bé họng nên không dám kêu ai, khơng dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.
Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho
xã hội đầy bất công;
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến ln lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ
người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh,


khơng dám địi cơng bằng. Từ "mặc" trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến
não nề, và cịn thấp thống sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra
được một chút chống cự qua từ "mặc" nhưng nó khơng q nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân
Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục
như vậy.
Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt
Mà em vẫn giữ tâm lòng son
Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất cơng như thế nào thì sự son sắt và thủy
chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương
đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm
lòng son không hề bị vướng bận.
Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngơn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén
màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải
chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.


Song núi nước Nam

Bài thơ từng được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Đọc bài thơ em
vô cùng khâm phục và tự hào về ý chí quyết tâm bảo về chủ quyền đất nước của dân tộc
ta trước sự xâm lược của kẻ thù
Đọc hai câu thơ đầu, em hết sức tự hào vì lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc
được cất lên thật dõng dạc, đanh thép :
“ Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
Dịch thơ:
“ Sông núi nước Nam , vua Nam ở
Vằng vặc sách trời , chia xứ sở ”
Câu thơ bảy chữ với ý thơ rành mạch, rắn rỏi khẳng định một hiện thực không thể phủ
nhận: Nước Nam là của vua Nam. Câu thơ vang lên hào sảng giúp em cảm nhận được
niềm tự hào của ông cha ta khi khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Trước đây trong tư tưởng
của bọn cầm quyền phương Bắc chỉ có “Bắc đế” mới là vua nước lớn còn người phương
Nam thuộc nước chư hầu nên chỉ được xưng “vương”. Từ“đế” sử dụng thật hay và giàu ý
nghĩa đã đập tan tư tưởng ngạo mạn của bọn cầm quyền phương Bắc,thể hiện thái độ tự
tin, bình đẳng, ngang hàng của nước Nam, vua Nam với vua phương Bắc. Đó cũng là
cách bày tỏ lịng tự hào, tự tơn dân tộc và ý chí tự cường của nước Nam ta.. Vua nước
Nam ta có vị thế uy quyền khơng kém gì các hồng đế Trung Quốc.
Câu thơ với lập luận vững chắc đã nêu cao chân lí lớn lao, thiêng liêng nhất “đất
Nam của người Nam”, đây là một sự thật khơng gì thay đổi được. Sự khẳng định chân lý
ấy càng thêm mạnh mẽ và thuyết phục ở câu thơ sau:
“Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
Dịch thơ: “Vằng vặc sách trời chia xứ sở”
Từ buổi lập quốc, sự phân định ranh giới núi sông rất cụ thể, rõ ràng, không thể phủ định.


Bờ cõi, đất đai được hình thành từ cả một quá trình khai phá, xây dựng lâu dài của một
dân tộc.. Trong đời sống tâm linh của người Việt Nam và Trung Quốc, Trời là quyền lực
tối thượng, linh thiêng đã sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực

lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại “sách trời” – nghĩa là không
ai được phép đi ngược lại điều ấy. Câu thơ sử dụng bốn thanh trắc, trong đó có ba thanh
trắc đứng liền nhau ( định, phận, tại) tạo cho câu thơ âm điệu rắn rỏi, hùng hồn, dứt khoát
nhằm khẳng định dứt khoát, kiên quyết về chủ quyền của đất nước. Lời thơ đã khơi dậy
trong em niềm tự hào vì nước ta tuy nhỏ bé nhưng khơng chịu khuất phục trước bọn giặc
phương Bắc lớn mạnh.
Bên cạnh đó em cũng vơ cùng xúc động và tự hào trước ý chí quyết tâm bảo vệ chủ
quyền được thể hiện trong hai câu cuối của bài thơ:
“ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Dịch thơ: Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.”
Nếu như ở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:
“Sơng núi nước Nam vua Nam ở”
Thì hai câu thơ cuối lại là lời cảnh báo đanh thép đối với kẻ thù nếu chúng xâm phạm chủ
quyền đất nước. Cách gọi giặc Tống xâm lược là “ nghịch lỗ”, “ nhữ đẳng”thể hiện thái
độ khinh bỉ, căm ghét tột cùng trước hành động phi nghĩa, dám làm trái đạo lí của bọn
chúng. Câu hỏi tu từ: “ Như hà…” như một lời chất vấn, tố cáo vạch bộ mặt xấu xa, hành
động bạo ngược, liều lĩnh của chúng. Kết thúc bài thơ là lời khẳng định về sự thất bại tất
yếu của giặc. Câu thơ rắn rỏi, dõng dạc, chắc nịch đã khẳng định đanh thép giặc sẽ phải
tự chuốc lấy thất bại một cách nhục nhã đồng thời còn thể hiện ý chí, sự quyết tâm sắt đá
bảo về chủ quyền đất nước của nhân dân ta. Đọc đến đây, lịng em khơng khỏi rưng rưng
xúc động.. Thật là một khí phách kiên cường! Câu thơ như một làn roi quất thẳng vào
mặt kẻ xâm lược. Vừa là lời tố cáo hành động ngang ngược, tham tàn của chúng vừa bộc
lộ ý chí, tinh thần bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt.Chính điều này đã tạo nên niềm
tin, sự phấn khích cho quân và dân ta làm nên chiến thắng ở phịng tuyến sơng Như


Nguyệt chống quân Tống ngày nào.. Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc chính là
biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lịng u nước của ơng cha ta trong hoàn cảnh

lịch sử ấy.
Càng tự hào xúc động về nội dung bài thơ bao nhiêu em càng yêu thích nét nghệ thuật
đặc sắc của bài thơ bấy nhiêu. Bài thơ làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng
dạc, đanh thép, kết hợp hài hòa giữa biểu ý và biểu cảm. Tình cảm được nén kín vào bên
trong ý tưởng . Những nét nghệ thuật đặc sắc ấy đã giúp người đọc sống lại khí phách
hào hùng của dân tộc ta trong thời đại Lí Trần, đồng thời khơi gợi tình u, lịng tự hào
dân tộc ở mỗi con người.
Bài thơ “Sông núi nước Nam” đã khép song âm vang hào khí chiến đấu của cha ơng vẫn
cịn vang vọng đến ngày hơm nay. Càng đọc bài thơ em càng xúc động trước tình yêu đất
nước, ý thức tự cường, lịng tự hào dân tộc của ơng cha ta. Em sẽ kế thừa truyền thống tốt
đẹp của cha ơng, quyết tâm học tập thật giỏi để góp phần bảo vệ, xây dựng nước nhà.


Tiếng gà trưa
I.

Mở bài

Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Tiếng gà trưa.
II.

Thân bài

-Hình ảnh của người chiến sĩ dừng chân nghĩ lại ởxóm nhỏ bên đường và bất giác tiếng
gà trưa vang lên làm sống dậy những kỷ niệm thuở ấu thơ của người chiến sĩ trẻ tuổi.
-Đứa cháu hồi tưởng lại những kỉ niệm về người bà, gắn liền với bà là hình ảnh đàn gà
thân thương.
-Tình bà cháu sâu nặng tha thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh
thần của chiến sĩ hơm nay."
-Hình ảnh người bà hiện lên đẹp như một bà tiên hiền lành và tốt bụng.

-Từ tiếng gà trưa gợi nhớ về tuổi thơ ở đoạn hai, đến những câu thơ cuối nói về chiến sĩ tác giả đã trở lại với cuộc sống và cương vị cua con người hiện tại.
-Tiếng gà trưa đã trở thành tiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả
dân tộc và đất nước lúc bấy giờ. Chúng cháu chiến đấu hơm nay vì tình u Tổ quốc, vì
xóm làng thân thuộc, vì bà và cả ổ trứng hồng tuổi thơ nữa.
III.

Kết bài

Bài thơ đã thể hiện được những cảm xúc thật sâu sắc của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, đồng thời
gợi nhớ về những kỷ niệm của tuổi thơ hồn nhiên trong sáng và tình bà cháu đậm đà,


thắm thiêt. Tình cảm gia đình thiêng liêng đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất
nước.
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Vốn xuất thân từ
nông thôn nên thơ của chị thường viết về những hình ảnh bình dị, gần gũi trong cuộc
sống thường nhật của mỗi gia đình. Bài thơ Tiếng gà trưalà một trong những tác phẩm
hay được Xuân Quỳnh sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước.
Bao trùm cả bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết của người chiến sĩ khi chưa bước qua hết
tuổi học trị đã phải bng bút để cầm súng ra trận. Mở đầu bài thơ là hình ảnh của người
chiến sĩ dừng chân nghỉ lại ở xóm nhỏ bên đường khi đang hành quân và bất giác tiếng gà
trưa vang lên làm sống dậy những kỷ niệm thuở ấu thơ của người chiến sĩ trẻ tuổi. Nghe
tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi vỗ về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại ba
lần như ba điều kì diệu. Tiếng gà làm xao động, làm dịu bớt cái nắng của buổi trưa hè,
xua tan đi mọi mệt mỏi của người chiến sĩ và đồng thời làm thức dậy những kỷ niệm thuở
ấu thơ, những năm tháng hồn nhiên tươi đẹp nhất của đời người.
Sang đoạn thứ hai tiếng gà đã lặp lại những ngày thơ bé với biết bao kỷ niệm thân
thương, qua đó chúng ta như được sống trong những ngày tháng n bình, trong tình u
thương của người bà đáng kính cùng với người chiến sĩ. Đàn gà của bà sao đáng u vậy

mà lại đơng đúc nữa: nào là hình hài màu sắc của mấy chị gà mái mơ khắp mình hoa đốm
trắng, gà mái vàng lơng óng như màu nắng, nào là chuyện cháu nhìn gà đã bị bà mắng
yêu. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu, một đời tần tảo
chắt chiu vì cháu, hình ảnh bà soi trứng, tay khum khum với tấm lòng nâng đỡ từng sự
sống nhỏ nhoi trong mỗi quả trứng, để rồi bán gà dành dụm chút ít mua quần áo mới cho
cháu. Tình bà cháu sâu nặng tha thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống
tinh thần của người chiến sĩ trẻ.


Càng về cuối, sự hồi tưởng về những kỷ niệm tuổi thơ và tìnhbà cháu càng da diết và cảm
động. Qua những dòng thơ êm nhẹ như những nốt nhạc trong veo, hình ảnh người bà hiện
lên đẹp như một bà tiên hiền lành và tốt bụng đã dành tất cả tình thương yêu cho đứa
cháu bé bỏng của mình. Từ tiếng gà trưa gọi về tuổi thơ ởđoạn hai, đến những câu thơ
cuối nói về chiến sĩ - tác giả đã trở lại với cuộc sống và cương vị của con người hiện tại.
Tiếng gà trưa đã trở thànhtiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân
tộc và đất nước lúc bấy giờ, đồng thời nó cũng nhắc nhở và thúc giục những người cầm
súng tiến lên. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm và rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát
vọng tuổi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa. Qua đây họ cũng tự nhắn nhủ với
bà của họ rằng: Chúng cháu chiến đấu hơm nay vì tình u Tổ quốc, vì xóm làng thân
thuộc, vì bà và cả ổ trứng hồng tuổi thơ nữa.
Tình bà cháu được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như những lời ăn
tiếng nói hằng ngày đã gây xúc động sâu xa, thấm thìa lạ lùng đối với mỗi người. Bàithơ
đã thể hiện được những cảm xúc thật sâu sắc của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, đồng thời gợi
nhớ về những kỷ niệm của tuổi thơ hồn nhiên trong sáng và tình bà cháu đậm đà, thắm
thiết. Tình cảm gia đình thiêng liêng đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×