Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

VẤN ĐỀ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG TRONG TRIẾT HỌC MÁCLÊNIN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.38 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI:
VẤN ĐỀ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG TRONG
TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI CUỘC
SỐNG VÀ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY.

Nguyễn Đặng Hoàng Vinh – 2054030306 - 010100510505
Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Văn Cương

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

Trang

A. MỞ ĐẦU ..………….…............................................................................. 1
B. NỘI DUNG .................................................................................................. 3
1. CHƯƠNG I: BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG-CÁI RIÊNG TRONG
TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN............................................................................... 3
1.1 Các khái niệm cơ bản ......................................................................... 3
1.2 Quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng ................................ 5
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận ................................................................ 10
2. CHƯƠNG II: Ý NGHĨA CỦA Ý THỨC ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ VIỆC
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY ..................................................... 13
2.1 Giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan hơn về quá trình học tập và


nghiên cứu. ..................................................................................................... .13
2.2 Giúp sinh viên nhận thức được hướng nghiên cứu, học tập sao cho
đúng đắn .......................................................................................................... 13
2.3 Hiểu rõ, nắm bắt được mối quan hệ giữa bản thân với gia đình, xã hội
từ đó tìm ra động lực phát triển bản thân ........................................................ 14
C. KẾT LUẬN................................................................................................15
Tài liệu tham khảo...........................................................................................16


A. MỞ ĐẦU:
1.

Giới thiệu và lí do chọn đề tài:

Trong lịch sử thế giới, vào giai đoạn Tần Thủy Hoàng thống trị đất nước,
bởi sự tàn bạo và độc ác của mình trong chính sách ngoại giao mà có một
khoảng thời gian, các nước lân bang liền liên kết lại để chống bạo Tần. Lúc bấy
giờ, Tần Thủy Hoàng hỏi 1 viên quan của mình về kế sách để giải quyết vấn đề
này. Viên quan đó đã trả lời: Nếu một bầy chó đói cùng nhìn thấy cục xương
thì như thế nào? Sau đó viên quan này đi thi hành nhiệm vụ: ông ta chở 1 xe
vàng tới nơi mà các nước liên hiệp chống Tần, và bảo họ lấy xe vàng này về,
quên đi chuyện đánh Tần. Thế nhưng ông ta lại không nói rõ rằng xe vàng này
cho nước nào. Kết quả là các nước ấy lại quay sang đánh nhau để giành xe vàng
và quên đi chuyện đánh Tần. Chúng ta đều thấy được vấn đề ở đây rằng: Mặc
dù các nước lân bang có những cái chung về lợi ích của mình khi liên kết lại
chống nhà Tần, tuy nhiên khi có một vấn đề nảy sinh, thay vì lựa chọn giải
quyết ưu tiên trước những vấn đề cái chung đó thì họ lại chọn lợi ích của mình,
cái riêng của mình ưu tiên lên hàng đầu. Đó chính là lí do liên minh chống Tần
bị tan rã và thất bại. Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể nhận thấy tầm quan
trọng khi tìm hiểu và áp dụng những vấn đề biện chứng giữa cặp phạm trù cái

chung và cái riêng trong triết học Mác-Lênin trong cuộc sống để bảo vệ những
mối quan hệ của bản thân trong một gia đình, tổ chức, xã hội. Bởi lẻ, các cặp
phạm trù là những bậc thang của quá trình nhận thức , là hình ảnh chủ quan của
thế giới khách quan. Trong số các cặp phạm trù triết học, cặp phạm trù cái riêng
- cái chung và cái đơn nhất là cặp phạm trù cơ bản đặc trưng trong hệ thống các
phạm trù của phép biện chứng, sự nhận thức thường bắt đầu từ đó. Mối quan
hệ giữa cái chung và cái riêng là một trong những vấn đề quan trọng nhất của
triết học nói riêng và sự nhận thức bậc thang của nhân loại nói chung. Chính vì
vậy, là những sinh viên đang trên con đường học tập và trau dồi tri thức, kinh
nghiệm sống cho bản thân, việc đứng giữa những ngã rẻ và tình huống cuộc
1


sống đòi hỏi sinh viên phải nắm được đầy đủ kiến thức về những vấn đề triết
học đặc biệt quan trọng như cặp phạm trù cái chung-cái riêng để vận dụng nó
tìm ra những câu trả lời phù hợp. Chính vì lí do đó em đã chọn đề tài cho bài
tiểu luận của mình là : “Vấn đề biện chứng giữa cái riêng và cái chung trong
triết học Mác - Lênin và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và việc học tập của
sinh viên hiện nay.” .
2.

Mục tiêu của bài tiểu luận:

- Làm sáng tỏ và hiểu sâu, áp dụng được những khái niệm, mối quan hệ
biện chứng cũng như những ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù cái
chung - cái riêng trong triết học Mác-Lênin.
- Hình thành nên những phương hướng phát triển bản thân, cách nhìn nhận
phù hợp và những hoạt động cần thiết phải làm dựa trên quan điểm bài luận về
cặp phạm trù cái chung-cái riêng trong quá trình học tập và đời sống của mỗi
sinh viên.

3.

Phương pháp nghiên cứu:

Bài tiểu luận dựa trên phương pháp biện chứng duy vật để phân tích và
tổng hợp những kiến thức trong “ Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác- Lênin” và một số tài liệu qua mạng internet khác. Bên cạnh đó, bài
tiểu luận cịn sử dụng thêm các phương pháp nghiên cứu khác như diễn dịch,
quy nạp, hệ thống,…
4.

Kết cấu của đề tài tiểu luận:

Bài tiểu luận này gồm có 2 chương:
Chương I: Biện chứng giữa cái riêng và cái chung trong triết học Mác –
Lênin.
Chương II: Ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên
hiện nay.
2


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG-CÁI RIÊNG TRONG
TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Phép biện chứng duy vật và các cặp phạm trù cơ bản
• Phép biện chứng duy vật:
V.I.Lênin viết “Phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới
hình thức hồn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính
tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn

luôn phát triển không ngừng”. Như vậy, phép biện chứng duy vật là sự thống
nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phương pháp biện chứng giữa lý
luận nhận thức với logic biện chứng. Mỗi luận điểm của phép biện chứng duy
vật là kết quả của sự nghiên cứu rút ra từ giới tự nhiên, cũng như lịch sử xã hội
loài người. Mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng đều được
khái quát và luận giải trên cơ sở khoa học. Chính vì vậy, phép biện chứng duy
vật đã đưa phép biện chứng từ tự phát đến tự giác.
• Các cặp phạm trù cơ bản
Các mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được phép biện
chứng duy vật khái quát thành các phạm trù cơ bản. Chúng được hình thành và
phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo tự nhiên, xã
hội. Trong phép biện chứng duy vật có sáu cặp phạm trù cơ bản:


Cái riêng và cái chung.



Nguyên nhân - kết quả.



Tất nhiên - ngẫu nhiên.



Nội dung - hình thức.




Bản chất - hiện tượng.
3




Khả năng - hiện thực.

1.1.2 Cặp phạm trù cái riêng và cái chung:
Thế giới vật chất xung quanh con người tồn tại bằng muôn vàn các sự vật,
hiện tượng rất khác nhau về màu sắc, trạng thái, tính chất, hình dáng, kích
thước,… Tuy nhiên, đi kèm những điểm riêng đó thì giữa chúng cũng có rất
nhiều đặc điểm, thuộc tính chung, giống nhau.
+ Theo Lê Nin, phạm trù cái riêng là một phạm trù triết học dùng để chỉ
một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định trong thế giới khách
quan.
VD: Một con dao đang đặt trên bàn là một cái riêng A; một con dao đang
đặt ở dưới sàn nhà là một cái riêng B. cái riêng A khác với cái riêng B,…Tương
tự đó, một ngôi nhà, một cái bàn, hiện tượng ô nhiễm môi trường, sao Thủy,
thuyết tiến hóa của Đác-Uyn,… cũng được coi là một cái riêng.
Mặc dù một sự vật, hiện tượng có thể bao gồm những sự vật hiện tượng
nhỏ hẹp hơn nhưng nó vẫn được gọi là cái riêng nếu có tồn tại tính khơng lặp
lại. Tính chất đó được gọi là cái đơn nhất.
+ Cái đơn nhất là một phạm trù triết học được dùng để chỉ các mặt, các
đặc điểm, thuộc tính chỉ tồn tại vốn có ở một sự vật, hiện tượng (một cái riêng)
nào đó mà không lặp lại ở sự vật , hiện tượng nào khác. Lấy một ví dụ, tính
cách, dấu vân tay, hình dáng,…cụ thể của một ai đó là cái đơn nhất, thể hiện
những đặc tính riêng chỉ có ở một người, giúp ta phân biệt giữa người này với
người kia.
Trong quá trình tìm hiểu mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cần

phải phân biệt cái riêng và cái đơn nhất. Như vậy, cái đơn nhất không phải là
một sự vật, một hiện tượng đơn lẻ mà nó tồn tại trong cái riêng. Nó chỉ là đặc
trưng của cái riêng. Ví dụ như trường Đại học Giao Thơng Vận Tải thành phố
4


Hồ Chí Minh là một cái riêng, ngồi những đặc điểm chung như các trường đại
học khác thì trường tồn tại những đặc điểm rất riêng như có các giáo viên rất
nổi tiếng trong ngành Logistics, có những kiến trúc đặc biệt khác với các trường
đại học khác,..đó chính là cái đơn nhất, cái đơn nhất tồn tại trong cái riêng của
trường đại học GTVT thành phố Hồ Chí Minh.
Giữa những cái riêng vẫn có thể có những nét tương đồng, có thể
chuyển hóa cho nhau. Những đặc điểm giống nhau ấy gọi là cái chung.
+ Cái chung là phạm trù triết học được dùng để chỉ những mặt, những
thuộc tính chung khơng những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn
được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ (nhiều cái
riêng) khác nữa.
VD: -

Người dân Việt Nam sinh ra mỗi người mỗi vẻ, mỗi người một

tính cách, sở trường riêng….Thế nhưng khơng chỉ có những cái riêng đó, cái
chung của dân tộc Việt Nam là một tinh thần đoàn kết, dũng cảm, một lòng
nồng nàn yêu nước sẳn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ nước nhà, bảo vệ nền độc
lập dân tộc vốn có.
1.2. Quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng:
Trong lịch sử phát triển của triết học, có những quan điểm khác nhau về
sự tồn tại, mối quan hệ của cái riêng và cái chung như của phái duy thực hay
phái duy danh.
Phái duy thực là trường phái triết học có ý kiến về mối quan hệ giữa cái

chung và cái riêng (nổi bật lên là Platon), theo phái này thì: cái chung tồn tại
độc lập, không phụ thuộc vào cái riêng và sinh ra cái riêng; cái riêng khơng tồn
tại, nếu có tồn tại thì cũng là do cái chung sinh ra và mang tính tạm thời; cái
riêng được sinh ra và chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định rồi mất đi; trong
khi đó, cái chung tồn tại vĩnh viễn, “như một ý niệm tuyệt đối” (Platon), không
5


trải qua một biến đổi nào. Chẳng hạn, bông hoa, giọt sương...cụ thể là cái riêng,
có ra đời nhưng tồn tại tạm thời và rồi mất đi, nhưng ý niệm về bơng hoa, giọt
sương nói chung là cái chung, nó tồn tại vĩnh viễn.
Phái duy danh lại cho rằng, chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, cịn cái
chung là những tên gọi trống rỗng, do con người đặt ra, khơng phản ánh cái gì
trong hiện thực. Quan điểm này không thừa nhận nội dung khách quan của các
khái niệm. Những khái niệm cụ thể đơi khi khơng có ý nghĩa gì trong cuộc sống
của con người, chỉ là những từ trống rỗng, khơng cần thiết phải bận tâm tìm
hiểu. Ranh giới giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm bị xóa nhịa và
con người khơng cần phải quan tâm đến cuộc đấu tranh giữa các quan điểm
triết học nữa. Lấy một ví dụ, chúng ta sẽ khơng thể nhận thấy, nắm bắt một
“con người chung chung” mà “con người” chỉ có thể được nhận thấy, nắm bắt
qua những con người thực thể cụ thể, thông qua các cá nhân cụ thể.
Cả hai thuyết trên đều sai lầm ở chỗ khẳng định sự tồn tại của cái riêng
và cái chung một cách độc lập, đã tách rời cái riêng ra khỏi cái chung, hoặc là
tuyệt đối hoá cái riêng, phủ nhận cái chung, hoặc ngược lại, mà không nhận ra
mối quan hệ biện chứng giữa chúng. Khắc phục sai lầm này, quan điểm duy vật
biện chứng cho rằng, cả cái riêng và cái chung đều tồn tại một cách thực tế,
không hề biệt lập tách rời nhau, ngược lại, chúng có mối liên hệ hữu cơ chặt
chẽ với nhau. Trong tác phẩm Bút ký Triết học, Lênin đã viết rằng:
“cái chung chi tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. cái riêng chỉ tồn
tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Bất cứ cái riêng [nào cũng] là cái chung.

Bất cứ cái chung nào cũng là [một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chất]
của cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả
mọi vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái
chung”. Cụ thể là:
1.2.1. “cái chung” chỉ tồn tại trong “cái riêng”, thông qua “cái riêng”.
6


Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện
sự tồn tại của mình. Nghĩa là khơng có cái chung thuần t tồn tại biệt lập, lơ
lửng bên ngồi cái riêng. Chẳng hạn khơng có cái cây nói chung tồn tại bên
cạnh cây cam, cây quýt, cây đào cụ thể. Những cây cam, cây quýt, cây đào...
nào cũng có rễ, có thân, có lá, có q trình đồng hố, dị hố để duy trì sự sống.
Những đặc tính chung này lặp lại những cái cây riêng lẻ, và được phản ánh
trong khái niệm "cây". Đó là cái chung của những cái cây cụ thể. Rõ ràng cái
chung tồn tại thực sự, nhưng không tồn tại ngồi cái riêng mà phải thơng qua
cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình.
1.2.2. “cái riêng” chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến “cái chung”.
Điều này có nghĩa cái riêng tồn tại độc lập, nhưng sự độc lập này khơng
có nghĩa là cơ lập với những cái khác. Thông qua hàng ngàn mối liên hệ, hàng
ngàn sự chuyển hóa, cái riêng của loại này có liên hệ với những cái riêng của
loại khác. Bất cứ cái riêng nào cũng tồn tại trong một mơi trường, hồn cảnh
nhất định, tương tác với mơi trường, hồn cảnh ấy, do đó đều tham gia vào các
mối liên hệ qua lại hết sức đa dạng với các sự vật, hiện tượng khác xung quanh
mình. Các mối liên hệ qua lại này cứ trải rộng dần, gặp gỡ rồi giao thoa với các
mối liên hệ qua lại khác, kết quả là tạo nên một mạng lưới các mối liên hệ mới,
trong đó có những mối liên hệ dẫn đến một hoặc một số “cái chung” nào đó.
VD: - Mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi người không thể tồn tại
ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên. Không cá nhân nào không chịu sự tác
động của các quy luật sinh học và các quy luật xã hội. Đó là những cái chung

trong mỗi con người.
- Một ví dụ khác, nền kinh tế của mỗi quốc gia, dân tộc với tất cả những
đặc điểm phong phú của nó là một cái riêng. Nhưng nền kinh tế nào cũng bị chi
phối bởi quy luật cung cầu, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát

7


triển của lực lượng sản xuất, đó là cái chung. Như vậy, sự vật hiện tượng nào
cũng bao hàm cái chung.
Và thêm nữa, bất kì cái riêng nào cũng khơng tồn tại vĩnh viễn . Cái riêng
xuất hiện tồn tại trong thời gian nhất định biến thành cái riêng khác, tất cả sự
biến hóa này có mối liên hệ với nhau . Cái riêng khác này lại biến thành cái
riêng khác thứ ba…v.v., cứ như vậy đến vô cùng tận. Kết quả của sự biến hóa
vơ cùng tận này là tất cả cái riêng đều có liên hệ với nhau. Thậm chí, có những
cái tưởng chừng như hết sức xa lạ, hoàn toàn khơng dính dáng gì đến nhau,
nhưng qua hàng ngàn mối liên hệ, hàng ngàn sự chuyển hóa, ta vẫn thấy chúng
liên quan nhau. Lê-Nin đã khẳng định “cái riêng khơng tồn tại như thế nào khác
ngồi mối liên hệ dẫn tới cái chung, thơng qua hàng nghìn sự chuyển hố, nó
cịn liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác”.
1.2.3. “cái chung” là một bộ phận của “cái riêng”, cịn “cái riêng” khơng
gia nhập hết vào “cái chung”.
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ
phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung, vì ngồi
những đặc điểm chung, cái riêng cịn có những đặc điểm riêng biệt mà chỉ nó
có – cái đơn nhất. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng, vì cái chung phản ánh
những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều cái riêng
cùng loại. Do vậy, cái chung là cái gắn liền với cái bản chất, quy định phương
hướng tồn tại và phát triển của cái riêng. Cái riêng là sự kết hợp giữa cái chung
và cái đơn nhất. Cái chung chỉ giữ phần bản chất, hình thành nên chiều sâu của

sự vật, cịn cái riêng là cái tồn bộ vì nó là tập thể sống động.
Nhờ thế, giữa những cái riêng ln có sự tách biệt, vừa có thể tác động
qua lại lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, sự “va chạm” giữa những cái riêng vừa
làm cho những sự vật xích lại gần nhau bởi cái chung, vừa làm cho sự vật tách

8


xa bởi cái đơn nhất. Cũng nhờ sự tương tác này giữa những cái riêng mà cái
chung có thể được phát hiện...
VD: Người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của các
nước trên thế giới là có tư hữu nhỏ, sản xuất nơng nghiệp, sống ở nơng thơn...
Cịn đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn hóa làng xã, của các tập quán
lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự nhiên, của đất nước, nên rất cần cù lao
động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống.
1.2.4. “Cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại.
Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát
triển của sự vật. Sở dĩ như vậy vì trong hiện thực cái mới khơng bao giờ xuất
hiện đầy đủ ngay, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất. Về sau theo
quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ trở thành cái chung, cái phổ
biến. Ngược lại, cái cũ lúc đầu là cái chung, cái phổ biến nhưng về sau do không
phù hợp với điều kiện mới nên mất dần đi và trở thành cái đơn nhất. Như vậy
sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện cái mới ra đời thay
thế cái cũ. Đồng thời sự chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu
hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định, bị thay thế bằng cái mới.
VD: Một chương trình cứu trợ lương thực ra đời vào cuối những năm 60
của thế kỷ 20 có tên là “Ngân hàng lương thực” hiện đang hoạt động rất hiệu
quả tại Hoa Kỳ, khi mới ra đời, nó là hiện tượng đơn nhất, nhưng bởi vì phù
hợp với điều kiện xã hội thế giới nên chương trình này đã phổ biến rộng ra
Canada, Brazil...thì nó trở thành cái chung. Mặc khác, ngày trước nghề làm đàn

dân tộc vốn phổ biến rất rộng rãi ở các làng nghề trong Nam ngoài Bắc của
nước ta, nó trở thành cái chung, nhưng hiện nay trên cả nước có lẽ chỉ cịn duy
nhất làng Đào Xá, xã Đơng Lỗ, huyện Ứng Hịa là cịn giữ được nghề làm đàn
dân tộc, nó lại trở thành cái đơn nhất.

9


Tuy nhiên giữa các phạm trù này cũng có sự giao thoa, sự phân biệt giữa
cái chung và cái đơn nhất nhiều khi chỉ mang tính tương đối tùy thuộc vào hệ
quy chiếu mà ta xét đến. Có những đặc điểm xét trong nhóm sự vật này là cái
đơn nhất nhưng xét trong nhóm sự vật khác lại là cái chung.
Ví dụ: Quy luật cung cầu là cái chung trong nền kinh tế thị trường nhưng
trong tồn bộ các hình thức kinh tế trong lịch sử thì nó chỉ là cái đơn nhất, đặc
trưng cho nền kinh tế thị trường mà khơng thể là đặc điểm chung cho mọi hình
thức khác như kinh tế tự cung tự cấp.
Mối tương quan cái chung và cái đơn nhất chịu sự ảnh hưởng của những
điều kiện lịch sử cụ thể trong đó nó được thể hiện. Ví dụ: Trong bước quá độ
từ chủ nghĩa phong kiến lên chủ nghĩa xã hội điều đó quy định bởi sự khác nhau
căn bản giữa hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội đó là sự quá độ sang một xã hội
kiểu mới về ngun tắc, nó ln bao hàm một tính đa dạng về đường đi, phương
thức, hình thức còn sự quá độ từ chủ nghĩa phong kiến lên chủ nghĩa tư bản
diễn ra quá trình thay thế những hình thái kinh tế xã hội cùng một kiểu như
nhau .
Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng trong những điều kiện
nhất định, cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại, nên trong hoạt
động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cái đơn nhất có lợi
cho con người trở thành cái chung và cái chung bất lợi trở thành cái đơn nhất.
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận

Từ việc phát hiện ra mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng,
triết học Mác-Lênin nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối quan hệ
này để ứng dụng vào thực tiễn và tư duy, cụ thể là:
1.3.1. Phải xuất phát từ “cái riêng” để tìm “cái chung”.
10


Vì cái chung chỉ tồn tại trong và thơng qua cái riêng, nên chỉ có thể tìm
hiểu, nhận thức về cái chung trong cái riêng chứ khơng thể ngồi cái riêng. Để
phát hiện, đào sâu nghiên cứu cái chung, ta phải bắt đầu nghiên cứu từ những
sự vật, hiện tượng riêng lẻ cụ thể chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan
của con người.
1.3.2. Cần nghiên cứu cải biến “cái chung” khi áp dụng “cái chung” vào
từng trường hợp “cái riêng”.
Vì cái chung tồn tại như một bộ phận của cái riêng, bộ phận đó tác động
qua lại với những bộ phận còn lại của cái riêng mà không gia nhập vào cái
chung, nên bất cứ cái chung nào cũng tồn tại trong cái riêng dưới dạng đã bị
cải biển. Tức là, ln có sự khác biệt một chút giữa “cái chung” nằm trong
“cái riêng” này và “cái chung” nằm trong “cái riêng” kia. Sự khác biệt đó là
thứ yếu, rất nhỏ, không làm thay đổi bản chất của “cái chung”. Do đó, bất cứ
“cái chung” nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng lẻ cũng cần được cải
biển, cá biệt hóa. Nếu khơng chú ý đến sự cá biệt hóa, đem áp dụng nguyên xi
“cái chung”, tuyệt đối hóa cái chung thì sẽ rơi vào sai lầm của những người
giáo điều, tả khuynh.
Lấy một ví dụ về vấn đề này, khi chúng ta bắt đầu con đường kinh doanh
của mình. Một số người cho rằng nên áp dụng một mơ típ chung có sẳn trong
q trình vận hành doanh nghiệp của mình để đem lại sự thành cơng đúng theo
kì vọng mà các doanh nghiệp đi đầu khác đã áp dụng. Tuy nhiên, nếu chúng ta
chỉ đem nguyên xi những chiến lược đó áp dụng vào q trình kinh doanh của
mình mà khơng chú ý đến những “cái riêng” khác biệt trong trường hợp cụ thể

như vị trí, mặt hàng, lượng cầu khách hàng,…thì chiến lược đó có thể xảy ra
những vấn đề nảy sinh làm cho việc kinh doanh thất bại.
Ngược lại, nếu xem thường “cái chung”, tuyệt đối hóa “cái đơn nhất”, thì
lại rơi vào sai lầm của việc chỉ bảo tồn cái vốn có mà khơng tiếp thu cái hay từ
11


bên ngoài. Đó là sai lầm của những người xét lại, bảo thủ, trì trệ, hữu khuynh.
Cũng tương tự như ở ví dụ trên, giả dụ khi chúng ta bắt đầu mở một quán cơm
để học kinh doanh theo bố mẹ, nếu chúng ta chỉ xem những kinh nghiệm được
truyền lại của bố mẹ, tức “cái riêng”, “cái đơn nhất” là một thứ đã đủ để áp
dụng vào việc kinh doanh của mình mà khơng chịu đúc kết những cách làm
mới, những chiến lược mới của các quán cơm khác để tạo ra “cái chung” phù
hợp với quá trình kinh doanh của mình thì việc kinh doanh đó sẽ khó lịng mà
thành cơng được.
1.3.3. Khơng được lảng tránh giải quyết những vấn đề chung khi giải
quyết những vấn đề riêng.
Vì “cái riêng” gắn bó chặt chẽ với “cái chung”, khơng tồn tại bên ngoài
mối liên hệ dẫn tới “cái chung”, nên nếu muốn giải quyết những vấn đề riêng
một cách hiệu quả thì khơng thể bỏ qua việc giải quyết những vấn đề chung.
Nếu không giải quyết những vấn đề chung - những vấn đề mang ý nghĩa
lý luận – thì sẽ sa vào tình trạng mị mẫm, tùy tiện. Nếu bắt tay vào giải quyết
những vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung thì ta sẽ khơng có
định hướng mạch lạc. Câu chuyện về sách lược của vua Tần Thủy Hoàng được
nêu ở đầu bài luận là một ví dụ minh họa cho vấn đề này.
1.3.4. Khi cần thiết, cần tạo điều kiện cho “cái đơn nhất” biến thành “cái
chung” và ngược lại.
Vì trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định,
cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại, nên trong hoạt động thực
tiễn, ta cần hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho cái đơn nhất phát triển, trở thành

cái chung nếu điều này có lợi. Ngược lại, phải tìm cách làm cho cái chung tiêu
biến dần thành cái đơn nhất nếu cái chung khơng cịn phù hợp với lợi ích của
số đơng mọi người.
12


Chương II: Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ VIỆC HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY.
2.1.

Giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan hơn về q trình học tập
và nghiên cứu

Sinh viên là đối tượng mà độ tuổi phần lớn là những người trẻ, nên khó có
thể có cái nhìn đúng đắn về những hành động, hiện tượng xảy ra xung quanh
vì thế nên dẫn đến những hành động nông nổi và bồng bột. Việc hiểu rõ về “cái
chung” và “cái riêng” giúp cho sinh viên có cái nhìn sâu sắc tránh những hiểu
biết nơng cạn từ đó hiểu rõ tầm quan trọng của việc học tập và nghiên cứu của
mình đang làm. Do “cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng
mà biểu hiện sự tồn tại của mình” nên sinh viên có thể có cái nhìn sâu sắc hơn
về cái chung thơng qua cái riêng. Việc học tập và rèn luyện sẽ không chỉ gói
gọn mục đích vì bản thân mà cịn vì những mục tiêu to lớn khác. Cũng bởi hiểu
rõ “cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận,
nhưng sâu sắc hơn cái riêng” nên sinh viên sẽ hiểu rõ được tầm quan trọng của
cả “cái chung” và cái riêng” qua đó khơng dẫn đến suy nghĩ bác bỏ hay phủ
nhận sự hiện diện của một trong hai. Sự hiểu biết về mối quan hệ giữa cái chung
và cái riêng giúp sinh viên biết rõ được ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu
mà mình đang làm từ đó có thêm động lực để tiếp tục học tập, nghiên cứu.
2.2.


Giúp sinh viên nhận thức được hướng nghiên cứu, học tập
sao cho đúng đắn

Việc tìm hiểu và nghiên cứu về cái chung và cái riêng cùng với mối quan
hệ giữa chúng giúp sinh viên biết được rằng cần nghiên cứu cải tiến “cái chung”
khi áp dụng “cái chung” vào từng trường hợp “cái riêng” và khi cần thiết, cần
tạo điều kiện cho “cái đơn nhất” biến thành “cái chung” và ngược lại. Như vậy
sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu sẽ tránh được tình trạng bảo thủ
với cái mới, sẵn sàng đưa cái phổ biến trở thành cái cũ và tiếp nhận cái mới. Ví
13


dụ, ngay khi trong mùa dịch nhiều nhà trường đã đưa ra những biện pháp thay
thế khác nhau mà phổ biến nhất trong đó chính là học tập online tại nhà, nhưng
để có được điều này cần sự phối hợp và sẵn sàng tiếp nhận từ phía sinh viên là
rất quan trọng có khơng ít trường hợp nêu lên những quan điểm khơng đồng
tình từ phía chính các bạn sinh viên, điều này phần nào xuất hiện là do tư duy
bảo thủ và không sẳn sàng tiếp nhận cái mới.
2.3.

Hiểu rõ, nắm bắt được mối quan hệ giữa bản thân với gia đình,
xã hội từ đó tìm ra động lực phát triển bản thân

*) Quan hệ giữa bản thân và gia đình.
Trong bất kỳ một mối quan hệ nào cũng đều chứa đựng những nét chung
và nét riêng biệt. Gia đình là một cái chung, là tổ ấm là nơi chở che là bến bờ
vững chắc cho mỗi cá nhân, mỗi con người. Ở đó tình thương được tồn tại,
được vun đắp và gieo trồng trong mỗi con người. Còn bản thân là một cái riêng
mang những đặc tính riêng biệt về tính cách, học vấn, nhận thức, cách giao
tiếp,.... cái riêng này tạo nên sự khác biệt cho mỗi thành viên trong gia đình.

Bản thân là một cái riêng, chứa những cái riêng góp phần vào cái chung: “gia
đình” để tạo nên cái riêng biệt cho cái chung đó. Và cũng từ những cái chung
căn bản đó chúng ta gần gũi, gắn kết, có tinh thần trách nhiệm hơn đối với gia
đình tuy nhiên khơng hề đánh mất đi cái riêng, sở trường của bản thân bởi chính
mái ấm đó đã tạo điều kiện cho cái riêng phát triển mạnh mẽ hơn, do được đáp
ứng chăm sóc đầy đủ các nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần.Vì vậy, mỗi sinh
viên sau khi biết được những kiến thức về cặp phạm trù cái chung-cái riêng thì
sẽ biết được tầm quan trọng của gia đình, và nổ lực hết mình, phát triển cái
riêng của bản thân để tạo nên sự đa dạng cho cái chung gia đình. Bên cạnh đó
cịn biết trau dồi, vun đắp tình yêu thương trong gia đình mình để mãi bảo vệ
cái chung trong gia đình mình.
*) Mối quan hệ giữa bản thân với xã hội.
14


Xét về mối quan hệ giữa bản thân với xã hội, ta thấy cái riêng là cá nhân,
cái chung là xã hội. Con người tồn tại qua những cá nhân người, mỗi cá nhân
là một chỉnh thể đơn nhất gồm một hệ thống những đặc điểm cụ thể không lặp
lại, khác với những cá nhân khác về cơ chế, tâm lý, trình độ... Giữa cá nhân và
xã hội có mối quan hệ chặt chẽ gắn bó với nhau, chuyển hóa lẫn nhau giữa cái
chung và cái riêng. Mác cho rằng: “Chỉ có trong tập thể mới có những phương
tiện làm cho mỗi cá nhân có khả năng phát triển tồn diện những năng khiếu
của mình... chỉ có trong tập thể mới có tự do cá nhân.”. Mỗi cá nhân trong một
tập thể phải biết phát huy điểm mạnh của mình, biến cái đơn nhất có lợi thành
cái chung, biến cái chung bất lợi thành cái đơn nhất. Khi làm bất cứ một vấn đề
gì cũng phải xem xét giải quyết vấn đề sao cho hợp lý nhất. Có như thế thì con
đường đến thành cơng của chúng ta mới ngắn hơn được.
C. KẾT LUẬN
Những vấn đề của cuộc sống đặt ra bao giờ cũng là những vấn đề hết sức
cụ thể nhưng để giải quyết những vấn đề đó khơng thể tránh khỏi những vấn đề

chung . Bất cứ hiện tượng, quá trình nào cũng là sự thống nhất và tác động lẫn
nhau giữa cái chung và cái riêng . Trong thực tiễn cuộc sống chúng ta phải biết
vận dụng khéo léo mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng thúc đẩy sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội . Dựa trên những nguyên khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta phải bổ sung hồn thiện về lí
luận phù hợp với điệu kiện khách quan của từng giai đoạn, từng thời kì.
Bài tiểu luận ở trên đã nêu lên được những lí luận cơ bản về cặp phạm trù
này. Đồng thời cũng đã nêu lên được ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm
trù này và việc vận dụng trong quá trình nghiên cứu, học tập và cuộc sống của
sinh viên. Nghiên cứu và học tập là cả một quá trình lâu dài địi hỏi rất nhiều
sự kiện trì và nhẫn nại. Việc nhận thức, và vận dụng được ý nghĩa phương pháp
luận khơng chỉ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về quá trình học tập và
15


nghiên cứu, mà còn chỉ cho chúng ta về hướng đi đúng đắn trên con đường gian
nan này. Vì vậy, là những sinh viên năng động đang gánh vác trên vai tương
lai của gia đình, của đất nước, của xã hội trong tương lai, biết được hết ý nghĩa
to lớn của vấn đề biện chứng giữa cái chung- cái riêng trong triết học MácLênin thì mỗi chúng ta phải cố gắng phát triển bản thân theo hướng tích cực,
tạo ra những “cái riêng” mới, giá trị mới của bản thân và biến nó trở thành “cái
chung” tiến bộ của xã hội.
LỜI CẢM ƠN
Em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong học kỳ qua
để hoàn thành bài tiểu luận. Nhưng do kiến thức hạn chế và khơng có nhiều
kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong q trình nghiên
cứu và trình bày. Rất kính mong sự góp ý của q thầy cơ để bài tiểu luận của
em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm
giúp đỡ của các thầy cô đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện bài tiểu luận
này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội.
[2]. Giáo trình Triết học Mác- Lênin, Trường Đại học Giao Thơng Vận Tải
thành phố Hồ Chí Minh.
[3]. Nguyễn Bằng Tường (2009), Giới thiệu tác phẩm "Bút ký triết học" của
Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
[4]. Phan Ngọc Quốc (03/04/2015), Phương pháp tư duy giải quyết khó khăn
phần II,
Facebook< />3370917:0 >, [09/07/2021].
16



×