Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Quy định của pháp luật về hợp đồng hợp tác và thực tiễn áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.76 KB, 23 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hợp đồng hợp tác không phải là quy định lần đầu tiên được đề cập trong
BLDS năm 2015 mà trong BLDS năm 2005 đã được quy định tại Điều 111 và
Điều 120 liên quan đến việc thành lập, hoạt động cũng như chấm dứt Tổ hợp
tác. Về cơ bản, quy định về hợp đồng hợp tác trong BLDS năm 2005 và BLDS
năm 2015 cũng có những điểm tương đồng về mục đích của hợp đồng. Tuy
nhiên, quy định về hợp đồng hợp tác trong BLDS năm 2005 và BLDS năm
2015 có những điểm khác biệt sau:
Về vị trí của hợp đồng hợp tác: Trong BLDS năm 2005, hợp đồng hợp tác
được đề cập đến như một điều kiện bắt buộc hình thành nên Tổ hợp tác - một
trong các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Đồng thời, theo kết cấu của
BLDS năm 2005, hợp đồng hợp tác không phải là một trong những hợp đồng
dân sự thông dụng. Tuy nhiên, trong BLDS năm 2015, hợp đồng hợp tác lại có
một vị trí quan trọng và thuộc một trong các hợp đồng dân sự thông dụng.
Về chủ thể giao kết và số lượng chủ thể tham gia hợp đồng hợp tác: Trong
BLDS năm 2005, hợp đồng hợp tác được giao kết ít nhất từ ba cá nhân trở lên.
Tuy nhiên, BLDS năm 2015, chủ thể giao kết hợp đồng hợp tác có thể là cá
nhân và pháp nhân và cũng không giới hạn số lượng chủ thể tham gia hợp đồng
hợp tác ở mức tối thiểu cũng như mức tối đa. Tức là, số lượng chủ thể tham gia
hợp đồng hợp tác có thể từ hai trở lên.
Về hình thức của hợp đồng hợp tác: Trong BLDS năm 2005, hợp đồng hợp
tác phải được lập thành văn bản và phải có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn. Tuy nhiên, trong BLDS năm 2015, hợp đồng hợp tác bắt buộc
bằng văn bản, nhưng khơng bắt buộc phải có chứng thực của Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn.


Thơng qua việc phân tích những điểm khác biệt giữa BLDS năm 2005 và
BLDS năm 2015 về hợp đồng hợp tác như trên, chúng ta nhận thấy một số điểm
tiến bộ của BLDS năm 2015 về hợp đồng hợp tác. Trong phạm vi bài viết này,
tác giả chỉ ra một số điểm hạn chế và hướng hoàn thiện quy định của BLDS


năm 2015 về Hợp đồng hợp tác
Nên hôm nay em quyết định chọn đề bài số 17: “Quy định của pháp luật về
hợp đồng hợp tác và thực tiễn áp dụng.” Để có thể tìm hiểu kĩ hơn về hợp đồng
hợp tác khi các pháp nhân hay cá nhân cùng hợp tác thực hiện công việc đầu tư.
NỘI DUNG
I
1

Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng hợp tác theo quy định.
Khái niệm

Điều 504 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa
các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công
việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Hợp đồng hợp tác phải
được lập thành văn bản.
2

Đặc điểm của hợp đồng hợp tác

2.1 Hợp đồng hợp tác mang tính ưng thuận
Hợp đồng hợp tác là hợp đồng có nhiều bên tham gia, các chủ thể tham gia với
mục đích hợp tác cùng làm một công việc hoặc để sản xuất, kinh doanh. Vì đối
tượng của hợp đồng hợp tác là các cam kết mà các bên đã thỏa thuận, cho nên hợp
đồng hợp tác mang tính ưng thuận. Tuy nhiên, pháp luật quy định hợp đồng hợp
tác phải lập thành văn bản làm cơ sở pháp lí để xác định quyền và nghĩa vụ của các
bên tham gia cho nên sau khi các bên giao kết hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực
pháp luật, các bên phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hợp tác.
2.2 Hợp đồng hợp tác là hợp đồng song vụ



Các bên trong hợp đồng hợp tác đều có quyền và nghĩa vụ với nhau. Quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên phát sinh theo thỏa thuận và do pháp luật quy định.
2.3 Hợp đồng hợp tác là hợp đồng không có đền bù
Sau khi giao kết hợp đồng, các bên phải đóng góp tài sản để thực hiện cơng việc
thỏa thuận và trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu thu được lợi nhuận sẽ chia
cho các thành viên theo thỏa thuận trong hợp đồng. Ngược lại, nếu bị thua lỗ thì
các thành viên đều phải gánh chịu theo phần đóng góp tài sản của mình
II. Quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng hợp tác.
1. Về nội dung của hợp đồng hợp tác
Quy định về nội dung của hợp đồng hợp tác tại Điều 505 BLDS năm 2015
được kế thừa gần như toàn bộ quy định tại khoản 2 Điều 111 BLDS năm 2005. Khi
nói đến nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều, khoản, mà các bên thỏa thuận
nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Hợp đồng hợp tác được tham
gia bởi nhiều chủ thể có vị trí ngang nhau cùng hợp tác, cùng hưởng lợi và cùng
chịu trách nhiệm. Vai trò của hợp đồng này nhằm thúc đẩy hoạt động hợp tác, tận
dụng nguồn lực của nhiều chủ thể trong đời sống kinh tế - xã hội nên sự ảnh hưởng
của quá trình thực hiện hợp đồng tới sự ổn định của các chủ thể là tương đối lớn.
Chính vì vậy, nhà làm luật ghi nhận những nội dung cơ bản của hợp đồng để định
hướng cho các chủ thể trong quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng. Theo quy định
tại Điều 505 BLDS năm 2015 thì: “Hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục đích, thời hạn hợp tác;
2. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
3. Tài sản đóng góp, nếu có;


4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
6. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;

9. Điều kiện chấm dứt hợp tác”.
Tuy nhiên, nghiên cứu về quy định này tại Điều 505 BLDS năm 2015, chúng
ta có thể nhận thấy một số điểm cần bàn như sau:
Một là, nội dung tại khoản 2 Điều 505 BLDS năm 2015 quy định về “Họ,
tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân” - bản chất đây là yếu tố
nhằm định danh các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng chứ không phải là điều
khoản do các bên thỏa thuận. Do vậy, nội dung này nên loại bỏ khỏi quy định tại
Điều 505 BLDS năm 2015.
Hai là, khoản 3 và khoản 4 Điều 505 BLDS năm 2015 nói về tài sản đóng
góp và đóng góp bằng sức lao động. Nếu như các bên có thỏa thuận về việc đóng
góp thì việc đóng góp này trở thành nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên, tại khoản 6
Điều 505 BLDS năm 2015 đề cập đến nghĩa vụ của các thành viên hợp tác - đã bao
hàm những nội dung của khoản 3 và khoản 4 Điều 505 BLDS năm 2015. Hơn nữa
tại khoản 6 Điều 505 BLDS năm 2015 nói về quyền và nghĩa vụ của các thành
viên, trong đó bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của người đại diện, nên tại khoản 7
Điều 505 BLDS năm 2015 quy định riêng về vấn đề này là điều không cần thiết.


Ba là, khoản 8 Điều 505 BLDS năm 2015 quy định về điều kiện tham gia
hợp đồng hợp tác là không hợp lý. Bởi lẽ, điều kiện để một chủ thể tham gia hợp
đồng hợp tác là do pháp luật quy định chứ không phải là do các bên thỏa thuận. Do
vậy, nội dung của khoản 8 Điều 505 BLDS năm 2015 nên loại bỏ “điều kiện tham
gia”, tức là chỉ cịn “điều kiện rút khỏi” mà thơi.
2. Về tài sản chung của các thành viên hợp tác
Bản chất của hợp đồng hợp tác là sự liên kết các chủ thể cùng thực hiện một
công việc hoặc cùng sản xuất kinh doanh. Do đó, mỗi thành viên phải đóng góp
một phần tài sản theo thỏa thuận và cùng tạo lập khối tài sản chung theo phần của
các thành viên.
Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy
định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác. Tài sản

đóng góp có thể là vật chất hoặc là tiền. Nếu tài sản đóng góp là tiền mà có thành
viên chậm đóng góp thì phải tiếp tục đóng góp và phải trả lại theo quy định
về Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền tại điều 357 BLDS trên số tiền
chậm đóng góp tương ứng với thời hạn chậm đóng góp.
– Tài sản chung của nhóm hợp tác bảo gồm động sản và bất động sản. Các
thành viên của nhóm hợp tác thỏa thuận về việc sử dụng tài sản chung. Đối với
những tài sản có giá trị lớn hoặc là tư liệu sản xuất chủ yếu của nhóm hợp tác thì
việc định đoạt phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của các thành viên.


– Khi nhóm hợp tác cịn tồn tại thì các thành viên không được yêu cầu chia
tài sản chung trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp có thỏa thuận chia
tài sản chung cho một hoặc một số thành viên thì các quyền và nghĩa vụ của nhóm
hợp tác đã xác lập trước thời điểm phân chia tài sản không thay đổi hoặc không
chấm dứt mà các thành viên còn lại phải tiếp tục thực hiện.
Trường hợp các thành viên thỏa thuận phân chia toàn bộ tài sản chung của
nhóm hợp tác thì trước khi phân chia tài sản chung, nhóm hợp tác phải thực hiện
xong nghĩa vụ bằng tài sản chung, số tài sản còn lại được chia cho các thành viên.
Nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì các thành viên phải chịu
trách nhiệm theo phần bằng tài sản riêng của mình.
Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản
xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt
tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác.
Khơng được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác,
trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.
3. Về quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác
Về cơ bản, quy định quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác được quy định
tại Điều 507 BLDS năm 2015 được kế thừa quy định tại Điều 115 và Điều 116
BLDS năm 2005.

Khi tham gia vào hợp đồng hợp tác, các thành viên hợp tác có các quyền,
nghĩa vụ nhất định. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên được xác định trên cơ sở


thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận thì quyền,
nghĩa vụ được xác định tại Điều 507 BLDS năm 2015 với các nội dung cơ bản sau:
“1. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.
2. Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám
sát hoạt động hợp tác.
3. Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.
4. Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu
tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải
chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của
mình.
5. Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất
khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên.
6. Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác.
7. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (nếu có).”
Tuy nhiên, khi nghiên cứu những quy định tại Điều 507 BLDS năm 2015,
chúng ta thấy có một số vấn đề cần bàn như sau:
Một là, khoản 1 Điều 507 BLDS năm 2015 quy định: “Được hưởng hoa lợi,
lợi tức từ hoạt động hợp tác”. Thông thường hoa lợi, lợi tức chỉ phát sinh tự nhiên
hoặc thông qua việc khai thác công dụng của tài sản. Tuy nhiên, trong hợp đồng
hợp tác, các bên khơng chỉ đóng góp tài sản mà có thể đóng góp bằng cơng sức thì
việc hưởng hoa lợi, lợi tức sẽ không đặt ra. Trong trường hợp này họ chỉ có thể


phân chia lợi nhuận. Do vậy, khoản 1 Điều 507 BLDS năm 2015 cần bổ sung cụm
từ “hoặc lợi nhuận” vào trước hai từ “lợi tức” sẽ phù hợp hơn.
Hai là, khoản 3 Điều 507 BLDS năm 2015 quy định: “Bồi thường thiệt hại

cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra”. Thơng thường, bồi
thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ xảy ra, nên việc liệt kê
trách bồi thường vào trong các nghĩa vụ của thành viên hợp tác là không hợp lý.
4

Đại diện và trách nhiệm dân sự của các thành viên hợp tác trong giao dịch
dân sự

4.1. Đại diện của các thành viên hợp tác.
Nhóm hợp tác khơng có tư cách pháp nhân, do vậy khơng có người đại diện
theo pháp luật. Khi tham gia vào các giao dịch thì các thành viên phải cử người đại
diện. Việc cử người đại diện theo ủy quyền có thể lập thành văn bản hoặc có thể
biểu quyết.
Trường hợp các thành viên hợp tác cử người đại diện thì người này là người đại
diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Trường hợp các thành viên hợp tác không cử ra người đại diện thì các thành
viên hợp tác phải cùng trực tiếp tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với tư
cách là một bên của giao dịch, cùng có các quyền và nghĩa vụ như nhau trong việc
xác lập, thực hiện giao dịch, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Giao dịch dân sự do người đại diện theo ủy quyền hoặc do tất cả các thành viên
xác lập, thực hiện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tất cả thành viên hợp tác.
4.2 Trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác.


Khi người đại diện theo ủy quyền hoặc tất cả thành viên tham gia giao dịch mà
không thực hiện, thực hiện khơng đúng nghĩa vụ hoặc gây thiệt hại thì các thành
viên hợp tác phải chịu trách nhiệm dân sự.
Trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác là trách nhiệm chung bằng tồn bộ
tài sản của nhóm hợp tác. Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung
bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì

thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng
với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy
định khá
5. Về chấm dứt hợp đồng hợp tác
Hợp đồng hợp tác là một hợp đồng dân sự nên các căn cứ chấm dứt hợp đồng
hợp tác tuân theo quy định chung về chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng hợp
tác có đặc thù bởi mục đích xác lập hợp đồng nên hợp đồng hợp tác có một số căn
cứ riêng chấm dứt hợp đồng. Cụ thể, hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp
sau đây:
5.1 Chấm dứt hợp đồng hợp tác theo thỏa thuận.
– Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác. Khi hợp đồng hợp tác đang tồn
tại nhưng do công việc hợp tác không đạt được hiệu quả như mong muốn ban đầu
tham gia hợp đồng hợp tác hoặc vì lí do khác, các thành viên có thể thỏa thuận
chấm dứt hợp đồng hợp tác
– Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác. Các thành viên hợp tác có thể thỏa
thuận trong hợp đồng hợp tác về thời hạn hợp tác cùng làm một công việc, khi hết
thời hạn đó thì hợp đồng hợp tác chấm dứt


– Mục đích hợp tác đã đạt được. Khi tham gia hợp đồng hợp tác, các thành viên
xác định mục đích của việc xác lập hợp đồng hợp tác. Nếu mục đích đó đã đạt
được thì hợp đồng hợp tác khơng cịn cần thiết đối với các thành viên nữa, khi
đó hợp đồng hợp tác chấm dứt.
5.2 Chấm dứt hợp đồng hợp tác theo quy định của pháp luật.
– Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp nhóm
hợp tác hoạt động khơng đúng mục đích xác lập hợp đồng mà xâm hại đến lợi ích
của nhà nước, lợi ích cơng cộng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ quyết định
giải thể nhóm hợp tác đó
– Trường hợp khác theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan. Hợp
đồng hợp tác được xác lập nhằm mục đích cùng thực hiện một cơng việc hoặc cùng

sản xuất kinh doanh, cho nên hợp đồng hợp tác có thể xác lập theo Luật doanh
nghiệp, Luật đầu tư và hợp đồng hợp tác sẽ chấm dứt theo quy định của BLDS
hoặc luật riêng nếu có quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng hợp tác.
Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được
thanh toán; nếu tài sản chung khơng đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các
thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định về Trách nhiệm dân sự của thành
viên hợp tác tại Điều 509 BLDS
Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn cịn
thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp
của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
III.Thực tiễn áp dụng hợp đồng hợp tác.


Trước yêu cầu phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước đã chủ trương thực
hiện chính sách phát triển kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế. Đồng thời mở rộng đầu tư trên nhiều lĩnh vực kinh tế, vì có đầu tư mới có
phát triển. Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại nhiều loại đầu tư trong đó hình thức đầu tư
theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC) là hình thức đầu tư linh hoạt và hiệu quả,
được pháp luật đầu tư của hầu hết các quốc gia trên thế giới ghi nhận. Tuy nhiên,
bất kỳ hình thức đầu tư nào bên cạnh những ưu thế nổi trội cũng tiềm ẩn trong nó
những hạn chế nhất định. Khi lựa chọn hình thức đầu tư, các pháp nhân cần phải
tìm hiểu thật kĩ những ưu thế cũng như hạn chế của từng hình thức đầu tư để lựa
chọn hình thức phù hợp nhất với từng dự án nhằm đảm bảo thu về được lợi nhuận
cao và rủi ro thấp nhất.
1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh ở Việt

Nam.
Từ năm 2005 trở về trước hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh
BBC còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với các hình thức đầu tư khác, các nhà đầu tư
nước ngồi khơng mấy mặn mà với hình thức đầu tư này. Nguyên nhân có thể xuất

phát từ những rào cản mà pháp luật đầu tư tạo ra cho hợp đồng BCC. Hiện nay, với
những thay đổi ngày một tích cực của pháp luật đầu tư nói chung và pháp luật về
đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh nói riêng mà hình thức đầu tư theo hợp
đồng hợp đồng hợp tác kinh doanh ngày càng được các nhà đầu tư trong mà ngoài
nước lựa chọn. Lĩnh vực đầu tư cũng được mở rộng, khơng cịn bó hẹp trong một
số lĩnh vực như trước đây. Hợp đơng BBC đã có những thành cơng nhất định trong
việc thu hút vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngồi cụ thể:
Tính đến ngày 15/12/2014 hình thức BBC với 4 dự án, vốn đầu tư là 381,26
triệu USD (chiếm 19,5% vốn đầu tư) từ Nga; Tới 4/2015 hợp đồng BBC thu hút


được tổng vốn đầu tư đạt 86,28 triệu USD chiếm 22,7% về tổng vốn đầu tư Ấn Độ
1

; Tính tới ngày 20/10/2015 hợp đồng BBC là hình thức đầu tư thu hút được 115,1

triệu USD đầu tư của Nhật Ban tại Việt Nam trên tổng số 2788 dự án còn hiệu lực
với tổng vốn đầu tư đăng ký 38,71 tỷ USD 2 ;
Tính đến tháng 11/2014, Hợp đồng BBC cùng với hợp đồng BOT, BT chiếm
7,6% tổng số vốn đầu tư từ Malaysia vào VN 3, 1,3% vốn đầu tư từ Hàn Quốc 4.
Lĩnh vực đầu tư theo đó cũng được mở rộng, chú khơng bó hẹp trong các lĩnh vực
Nhà Nước bắt buộc như trước đây, tập trung nhiều ở các lĩnh vực như khai thác
khoáng sản, ngân hàng, dầu khí, viễn thơng,...
1.1, Hợp đồng BBC trong lĩnh vực dầu khí
Đây là lĩnh vực đầu tư hét sức nhạy bén đối vói nề kinh tế và cao hơn là an ninh
năng lượng, vì vậy Nhà nước quy định chủ thể bắt buộc đối với Hợp đồng BBC là
Hợp đồng được ký kết chủ yếu giữa nhà đầu tư nước ngồi với tập đồn dầu khí
VN (PVN). PVN là cơng ty TNHH một thành viên, hoạt động với tư cách là cơng
ty dầu khí quốc gia được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Đây là
doanh ngiệp 100% vốn nhà nước với lợi thế đọc quyền trong lĩnh vực dầu khí,

PVN đứng đầu VN về quy mơ, doanh thu và nộp ngân sách. Chính phủ đã ban
hành NĐ số 33/2013/NĐ-CP về Ban hành hợp đồng mẫu trong lĩnh vực này.
Ví dụ dự án Lơ B – Ơ Mơn 5
1 Khóa luận tốt nghiệp “Hợp đồng kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam, những bất cập và cách tháo
gỡ”, Bùi Thị Thùy Dương 2010, Đại học Ngoại thương;
2 Luận án tiến sĩ luật học Nguyễn Khắc Định
3 Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Phan Thị Thanh Thủy Năm
bảo vệ: 2014
4 Việt Nam cần cải cách thế chế đầu tư nước ngoài
5 Dự án BCC điển hình tại Việt Nam


Một dự án BCC điển hình tại Việt Nam đó là dự án đường ống dẫn khi Lơ B –
Ơ Môn với tổng mức đầu tư 1.2 tỷ USD với các hạng mục cơng nghệ, thiết bị
chính gồm: Chiều dài tuyến ống 431km, công suất thiết kế 20.3 triệu m 3, trong đó
tuyến ống trên biển 295km vận chuyển khi từ Lô B đến trạm tiếp bờ tại An Minh
(Kiên Giang); ống nhánh 37 km nối từ KP209 về trạm tiếp bờ Mũi Tràm để cấp bù
khí cho đường ống PM3 – Cà Mau; tuyến ống trên bờ dài 102km chạy qua tỉnh
Kiên Giang và thành phố Cần Thơ để cung cấp khi cho hai nhà máy điện tua-bin
khí chu trình hồn hợp, với cơng suất 750MW/nhà máy tại Trung tâm Điện lực Kiên
Giang và các Nhà máy điện Ô Mơn 1, cơng suất 660MW; Ơ Mơn 3 và Ơ Môn 4,
tổng công suất 2 x 750 MW tại Trung tâm Điện lực Ơ Mơn (Cần Thơ).
Ngày 11/03/2010, tại trụ sở của PVN, Tổng cơng ty Khí Việt Nam (PVGas),
Cơng ty Chevron Việt Nam (Mỹ), Công ty TNHH Khai thác Mitsui Oil (MOECO)
(Nhật Bản) và công ty PTTEP (Thái Lan) đã ký hợp đồng BCC dự án này. Đường
ống dẫn khí Lơ B – Ơ mơn là một dự án quan trọng của PVN có tổng mức đầu tư
1.2 tỷ USD, trong đó PVGas tham gia 51% và các đối tác nước ngồi tham gia
49%. Theo kế hoạch, cơng trình đưa vào vận hành Quý II/2020 và ước tính sơ bộ
trong vòng 20 năm hoạt động, nộp ngân sách khoảng 930 triệu USD.
Việc ký kết thỏa thuận đầu tư dự án này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phấn tiết

kiệm được một lượng đáng kể ngoại tệ dùng cho việc nhập khẩu nhiên liệu, tạo
them việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ mơi trường do sự dụng
nhiên liệu sạch, ổn định nguồn điện quốc gia, mở ra khả năng nối mạng với hệ
thống dẫn khí của các nước trong khu vực cũng như thúc đẩy sự phát triển công
nghiệp tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Có thể nói, đầu tư theo hợp đồng


BCC trong lĩnh vực dầu khí vẫn là một hình thức nhiều ưu điểm và nhiều nhà đầu
tư quan tâm.
Thành cơng của các hợp đồng BCC đã góp phần khơng nhỏ trong cơng cuộc
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế –
xã hội. Nhìn chung, quy định về Hợp đồng hợp tác đã thể hiện chính sách đầu tư
cởi mở, tinh thần khuyến khích đầu tư của Việt Nam, đồng thời đã tạo được cơ sở
pháp lý vững chắc và điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, huy động các nguồn
vốn ngoài ngân sách để phục cụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt
trong các lĩnh vực viễn thơng, dầu khí, ngân hàng,…với rất nhiều các dự án lớn
giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong
nước.
1.2, Hợp đồng BBC trong lĩnh vực viễn thông.
Trong lĩnh vực kinh doanh viễn thơng ở VN, có đặc thù của hợp đồng BBC
trong lĩnh vực này là có một chủ thể đầu tư là đối tác nước ngoài. Trước đây, các
thương vụ nổi tiếng liên quan đến hợp đồng BBC viễn thơng ở VN có: Tập đồn
của Hàn Quốc SK Telecom ký kết BBC vói cơng ty Cổ phần viễn thơng Sài Gồn
trong dự án S-Fone; dự án HT mobile ký kết giữa Hà Nội Telecom và Hutchison
Telecom... Trong đó Hợp đồng giữa VMS và Kinnevik/Comvik đã thành cơng tốt
đẹp, mang lại lợi ích cho cả hai bên và được đánh giá là một trong những BBC
hiệu quả nhất trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam.
Và gần đây cịn có nghị quyết số 590/QĐ-TTg quyết định về việc phê dyệt
chủ trương chuyển đổi hình thức đầu tư từ hợp đồng hợp tác kinh doanh thành
công y cổ phần viễn thông di động VietnamMobile.



Tuy nhiên mơ hình đầu tư theo hợp đồng BBC trong lĩnh vực viễn thơng cịn
có nhiều hạn chế nhất là trong q trình phê duyệt quyết định rất khó khăn. Việc
phê duyệt các quyết định thường chậm trong khi đó mơi trường kinh doanh thì thay
đổi một cách nhanh chóng.
2

Ưu và nhược điểm của Hợp đồng BBC.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC là mơ hình khá phổ biến hiện nay. Với

cơ chế đàm phán để chia sẻ lợi ích cũng như nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư, đầu
tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh có tính linh hoạt, do khơng có ràng buộc vồ
tổ chức bằng một pháp nhân chung của các tổ chức, cá nhân có quan hệ đầu tư với
nhau. Để giúp các nhà đầu tư khắc phục được điểm yếu của mình và sử dụng được
hầu hết các lợi thế trong kinh doanh em xin nói về ưu và nhược điểm của hợp đồng
hợp tác kinh doanh.
2.1, Ưu điểm
Thứ nhất, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư
tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc do không phải thành lập tổ
chức kinh tế.
Thứ hai, với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những
thiếu sót, yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư nhân danh tư cách
pháp lý độc lập của mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ. Tư
cách pháp lý độc lập giúp các bên không phụ thuộc vào nhau, tạo sự linh hoạt chủ
động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, khơng ràng buộc.


Thứ tư, việc tiến hành đầu tư theo hợp đồng BBC còn giúp các nhà đầu tư

khi ký kết được lựa chọn phương án góp vốn, phân chia kết quả kinh doanh sao
cho phù hợp với mức độ đóng góp của các bên tham gia. Do đó, hợp đồng BBC
khá phù hợp với tình hình thực tế ở nước ta, doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế hơn
trong hiểu biết về văn hóa tiêu dùng trong nước, về lực lượng lao động địa bàn,...
cịn các doanh nghiệp nước ngồi thường có lợi thế về vốn, cơng nghệ và trình độ
quản lý tiên tiến.
Thứ năm, đây là hình thức đầu tư dễ tiến hành, thủ tục đơn giản (do không phải
thành lập doanh nghiệp mới). Hình thức hợp tác này sớm thu được lợi nhuận, thích
hợp với các dự án cần triển khai nhanh, thời hạn đầu tư ngắn. Vì các nhà đầu tư
không mất nhiều thời gian xây dựng cơ sở sản xuất mới, quy mơ dự án có thể linh
hoạt.
2.2, Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì hình thức này cũng tồn tại nhiều hạn chế
mà khi lựa chọn hình thức hợp tác này, các pháp nhân khơng thể khơng tính đến để
đảm bảo cho hoạt động đầu tư của mình thu được lợi nhuận cao nhất và ít rắc rối
nhất sau này.
Thứ nhất, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thì nhà đầu tư khơng phải thành
lập một tổ chức kinh tế mới, do vậy trong khi thực hiện dự án đầu tư nhà đầu tư
phải ký kết các hợp đồng phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng BCC. Ngồi ra,
việc khơng thành lập tổ chức kinh tế chung còn đồng nghĩa với việc các bên khơng
có một con dấu chung, mà con dấu trong thực tế ở Việt nam thì việc sử dụng trong
nhiều trường hợp là bắt buộc. Do đó, hai bên phải tiến hành thỏa thuận sử dụng


con dấu của một bên để phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh, qua đó làm tăng
trách nhiệm của một bên so với bên cịn lại.
Thứ hai, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC dễ tiến hành, thủ tục đầu tư
không quá phức tạp do vậy chỉ phù hợp với những dự án cần triển khai nhanh mà
thời hạn ngắn.
Thứ ba, phương pháp đầu tư này sẽ khó thu hút đầu tư đối với những lĩnh vực

cịn khó khăn và cần phát triển lâu dài, chỉ thực hiện được đối với một số lĩnh vự
dễ sinh lời và sinh lợi nhanh.
Thứ tư, đôi khi quan hệ hợp tác đới với các nước sở tại cịn thiếu tính chắc chắn
làm cho các nhà đầu tư e ngại. Điều này xuất phát từ văn hóa kinh doanh trong
nước cịn yếu kém.
IV

Đề xuất hoàn thiện pháp luật về hợp đồng hợp tác

Nghiên cứu về quy định tại Điều 505 BLDS năm 2015, ta thấy có những nội
dung cần hồn thiện, đó là:
Thứ nhất, về nội dung của hợp đồng hợp tác
Nội dung tại khoản 2 Điều 505 BLDS năm 2015 quy định về “Họ, tên, nơi cư
trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân”. Về bản chất đây là yếu tố nhằm định
danh các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng chứ không phải là điều khoản do các
bên thỏa thuận. Do vậy, nội dung này nên loại bỏ khỏi quy định tại Điều 505
BLDS năm 2015.


Tại khoản 3 và khoản 4 Điều 505 BLDS năm 2015 nói về tài sản đóng góp và
đóng góp bằng sức lao động. Nếu như các bên có thỏa thuận về việc đóng góp thì
việc đóng góp này trở thành nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên, tại khoản 6 Điều 505
BLDS năm 2015 đề cập đến nghĩa vụ của các thành viên hợp tác trong đó đã bao
hàm những nội dung của khoản 3 và khoản 4 Điều 505 BLDS năm 2015. Hơn nữa,
tại khoản 6 Điều 505 BLDS năm 2015 nói về quyền và nghĩa vụ của các thành
viên, trong đó bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của người đại diện, nên tại khoản 7
Điều 505 BLDS năm 2015 quy định riêng về vấn đề này là điều không cần thiết.
Tại khoản 8 Điều 505 BLDS năm 2015 quy định về điều kiện tham gia hợp
đồng hợp tác là không hợp lý. Bởi lẽ, điều kiện để một chủ thể tham gia hợp đồng
hợp tác là do pháp luật quy định chứ không phải là do các bên thỏa thuận. Do vậy,

nội dung của khoản 8 Điều 505 BLDS năm 2015 nên loại bỏ “điều kiện tham gia”,
tức là chỉ cịn “điều kiện rút khỏi” mà thơi.
Thứ hai, về tài sản chung của các thành viên hợp tác
Khoản 1 Điều 506 BLDS năm 2015 chỉ quy định về việc trả lãi và bồi
thường thiệt hại đối với thành viên có nghĩa vụ góp tiền là khơng phù hợp. Bởi sự
chậm trễ trong việc đóng góp của bất cứ thành viên nào với bất cứ hình thức đóng
góp nào cũng có thể gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các thành
viên khác. Do đó, nếu quy định chỉ thành viên góp tiền chịu lãi đối với số tiền
chậm đóng góp là khơng phù hợp. Do đó, đoạn 2 khoản 1 Điều 506 BLDS năm
2015 cần phải được sửa đổi theo hướng là bất cứ thành viên nào chậm thực hiện
việc đóng góp tài sản cũng phải chịu trách nhiệm trả lãi đối với tài sản chậm đóng
góp và phải bồi thường thiệt hại, với những tài sản khơng phải là tiền thì quy đổi ra
tiền để tính lãi.


Bên cạnh đó, cũng tại khoản 1 Điều 506 BLDS cịn quy định người chậm đóng góp
ngồi việc chịu lãi còn phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, tác giả cho rằng không
phải trường hợp nào cũng xảy ra thiệt hại từ việc chậm đóng góp. Vì mục đích của
việc bồi thường thiệt hại là khắc phục hậu quả do mình gây ra. Do đó, để đảm bảo
sự hợp lý trong quy định này, cần thêm hai từ “nếu có” vào sau cụm từ “bồi thường
thiệt hại”.
Tại khoản 2 Điều 506 quy định: “… việc định đoạt các tài sản khác không
phải tư liệu sản xuất sẽ do đại diện của các thành viên quyết định nếu khơng có
thỏa thuận gì khác”. Chúng ta thấy rằng quy định này dường như khơng phù hợp.
Bởi vì, tư cách của người đại diện trong hợp đồng hợp tác trong BLDS năm 2015
không giống tư cách đại diện của tổ trưởng tổ hợp tác trong BLDS năm 2005.
Người đại diện trong hợp đồng hợp tác theo quy định của BLDS năm 2015 chỉ có
thể là đại diện theo ủy quyền của các thành viên hợp tác khác. Nếu các thành viên
khơng có thỏa thuận thì cũng đồng nghĩa với việc họ khơng ủy quyền cho người
đại diện định đoạt các tài sản không phải là tư liệu sản xuất. Do vậy, việc quy định

như trên có thể dẫn đến việc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành
viên hợp tác khác.
Khoản 3 Điều 506 BLDS năm 2015 quy định: “Không được phân chia tài
sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành
viên hợp tác có thỏa thuận”. Nhưng tại khoản 2 Điều 510 BLDS năm 2015 quy
định: “Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã
đóng góp, được phân chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán
các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp phải phân chia tài sản bằng hiện vật làm
ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia”.
Như vậy, kể cả khơng có thỏa thuận thì tài sản chung vẫn được chia trước khi chấm


dứt hợp đồng hợp tác. Do đó, để có sự phù hợp với khoản 2 Điều 510 BLDS năm
2015 thì khoản 3 Điều 506 BLDS năm 2015 cần phải bổ sung thêm cụm từ “hoặc
luật có quy định khác” vào sau cụm từ “…. các thành viên hợp tác có thỏa thuận”.
Thứ ba, về quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác
Khoản 1 Điều 507 BLDS năm 2015 quy định: “Được hưởng hoa lợi, lợi tức
từ hoạt động hợp tác”. Thông thường hoa lợi, lợi tức chỉ phát sinh tự nhiên hoặc
thông qua việc khai thác công dụng của tài sản. Tuy nhiên, trong hợp đồng hợp tác,
các bên không chỉ đóng góp tài sản mà có thể đóng góp bằng cơng sức thì việc
hưởng hoa lợi, lợi tức sẽ khơng đặt ra. Trong trường hợp này họ chỉ có thể phân
chia lợi nhuận. Do vậy, khoản 1 Điều 507 BLDS năm 2015 cần bổ sung cụm từ
“hoặc lợi nhuận” vào trước hai từ “lợi tức” sẽ phù hợp hơn.
Khoản 3 Điều 507 BLDS năm 2015 quy định: “Bồi thường thiệt hại cho các
thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra”. Thơng thường, bồi thường thiệt
hại chỉ phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ xảy ra, nên việc liệt kê trách bồi
thường vào trong các nghĩa vụ của thành viên hợp tác là không hợp lý.
Thứ tư, về chấm dứt hợp đồng hợp tác
Điểm d khoản 1 Điều 512 BLDS năm 2015 quy định hợp đồng hợp tác chấm
dứt “theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Quy định này tác giả

cho rằng khơng hợp lý bởi vì về bản chất, thì bản chất của hợp đồng là sự “thỏa
thuận” của các bên chủ thể “về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa
vụ”. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng hợp tác cũng chỉ ảnh hưởng tới quyền và
lợi ích của các thành viên hợp tác. Do vậy, việc quy định như trên sẽ không đảm


bảo nguyên tắc tự do, thể hiện sự can thiệp sâu của cơ quan nhà nước vào quan hệ
dân sự giữa các chủ thể khi giao kết hợp đồng.
Trong trường hợp hợp đồng hợp tác được giao kết bởi hai chủ thể, hoặc từ
ba chủ thể trở lên nhưng hầu hết chủ thể đều xin rút khỏi hợp đồng hợp tác theo
quy định tại Điều 510 BLDS năm 2015, dẫn đến chỉ cịn một chủ thể thì khi đó hợp
đồng hợp tác đương nhiên chấm dứt. Do đó, cần bổ sung đây là một trong những
căn cứ chấm dứt hợp đồng hợp tác vào khoản 1 Điều 512 BLDS năm 2015.
Kết luận, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
và cần thiết nhằm đưa hợp đồng hợp tác ngang tầm với các hợp đồng khác trong
mối tương quan giữa các hợp đồng thơng dụng của BLDS.
KẾT LUẬN
Chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tạo ra bước
chuyển biến quan trọng trong sự phát triển kinh tế, góp phần đưa đất nước ra khỏi
khủng hoảng kinh tế - xã hội và bước vào thời kỳ phát triển mới. Một trong những
nhân tố quan trọng tạo ra sự chuyển biến tích cực đó là những chính sách thúc đẩy
hoạt động đầu tư và đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thơng qua hình
thức hợp đồng hợp tác. Bài tập này đã đánh giá được những vấn đề cơ bản về thực
trạng pháp luật của Việt Nam về Hợp đồng hợp tác; tìm ra được những khó khăn,
vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về Hợp đồng hợp tác. Từ đó đề xuất
sửa đổi, bổ sung một số nội dung nhằm góp phần vào việc hoàn thiện các quy định
của pháp luật về Hợp đồng hợp tác kinh doanh; bên cạnh đó, đưa ra một số kiến
nghị nhằm tăng cường hiệu quả của hình thức đầu tư này.
Để phù hợp hơn với thực tiễn tình hình nước ta em đã đề cập đến mơ hình
hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC. Nội dung quan hệ đầu tư theo hợp đồng BCC

là những thỏa thuận thể hiện tính “hợp tác kinh doanh”, bao gồm các thỏa thuận bỏ
vốn để cùng kinh doanh, cùng chịu rủi ro, cùng phân chia kết quả kinh doanh. Đây


chính là đặc thù của hợp đồng hợp tác kinh doanh trong sự so sánh với các hợp
đồng khác trong thương mại (ở các hợp đồng này, thời điểm chuyển giao rủi ro
được các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định là cơ sở xác định rõ lợi nhuận hay
rủi ro thuộc về một trong các bên của hợp đồng). Dựa vào bản chất pháp lý của
hợp đồng BCC, ta có thể thấy hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư dễ
tiến hành, thích hợp với các dự án cần triển khai nhanh, thời hạn đầu tư ngắn. Xét
về lợi thế, đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giúp sớm thu được
lợi nhuận vì các nhà đầu tư khơng mất thời gian đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất
mới. Do không phải thành lập doanh nghiệp mới để thực hiện dự án nên thủ tục
đầu tư cũng đơn giản, không tốn nhiều thời gian, chi phí, quy mơ dự án cũng có thể
rất linh hoạt. Hiện nay ở Việt Nam, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh được
thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực thăm dị, khai thác dầu khí, lĩnh vực bưu chính
viễn thơng, in ấn, phát hành báo chí với sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước
ngoài. Kể từ khi được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam, hình thức đầu tư này đã
góp phần hiện đại hóa và phát triển ngành dầu khí, ngành bưu chính viễn thơng của
nước ta. Mặc dù đạt được những thành tựu to lớn trong việc điều chỉnh hoạt động
hợp tác kinh doanh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, hệ thống pháp luật
Việt Nam vẫn còn những tồn tại, vướng mắc nhất định cần được tìm hiểu, nghiên
cứu, đánh giá và đưa ra biện pháp giải quyết.

DANH MỤC THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự 2015
2. Bộ luật dân sự 2005.
3. Luật đầu tư năm 2014 và văn bản bản dẫn thi hành.



4. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện
nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn tồn
khơng nhằm mục đích thương mại.
5. Luận văn hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC theo luật đầu tư.
6. Phân tích đặc điểm hợp đồng hợp tác kinh doanh theo pháp luật hiện hành ở Việt
Nam tư vấn Pháp luật.
7. Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn.
8. Đặng Thị Hồng 2014 Luận văn thạc sĩ luật học, “Hợp đồng hợp tác kinh doanh
theo pháp luật Việt Nam” khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội.
9. Giáo trình đầu tư Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân Hà Nội.
10. TS, Nguyễn Thị Dung, bài viết “Một số nội dung mới trong pháp luật Việt Nam
về hợp đồng hợp tác kinh doanh” Tạp chí Luật học số thags 11/2008, Trường Đại
học Luật Hà Nội



×