ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÁT HẢI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
"Nâng cao hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên đề cấp huyện
Giáo dục Tiểu học Cát Hải bằng cách sử dụng phiếu hỏi lấy
ý kiến của cán bộ quản lý, cốt cán chuyên môn trong bước
trao đổi, rút kinh nghiệm chung’’
Tác giả: Đồn Việt Hà
Trình độ chuyên môn: Cử nhân giáo dục tiểu học
Chức vụ: Chun viên
Nơi cơng tác: Phịng Giáo dục và Đào tạo Cát Hải
Tháng 9 năm 2016
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
......
1.Tên sáng kiến: " Nâng cao hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên đề cấp
huyện Giáo dục Tiểu học Cát Hải bằng cách sử dụng phiếu hỏi lấy ý kiến của cán
bộ quản lý, cốt cán chuyên môn trong bước trao đổi, rút kinh nghiệm chung’’
. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Quản lý chuyên môn giáo dục tiểu học.
2
3. Tác giả :
Họ và tên : Đoàn Việt Hà
Năm sinh : 29/10/1978
Chức vụ, đơn vị cơng tác: Chun viên Phịng GD&ĐT Huyện Cát Hải.
Điện thoại : 0973 112 502
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị : Phòng Giáo dục và Đào tạo Cát Hải
Địa chỉ: Thị trấn Cát Bà
Điện thoại : 0313 888 233
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
..
Để bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý và đội
ngũ giáo viên giảng dạy, một trong những việc làm mang lại hiệu quả rõ rệt đó
là tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn chuyên đề cấp huyện.
...........1. Thực trạng vấn đề bồi dưỡng chuyên môn qua chuyên đề cấp
huyện bậc tiểu học huyện Cát Hải:
....
Với đặc điểm địa hình, dân cư của huyện đảo, Giáo dục Tiểu học huyện
Cát Hải có 14 trường Tiểu học, TH&THCS, thực hiện việc giảng dạy giáo dục
học sinh Tiểu học. Ngoài 03 trường lớn tập trung ở các thị trấn, cịn lại các
trường đóng trên địa bàn các xã số học sinh rất ít, chỉ có duy nhất 01 lớp ở mỗi
khối lớp. Do vậy việc trao đổi, rút kinh nghiệm giữa các đồng nghiêp về các vấn
đề liên quan đến chun mơn rất khó khăn. Khắc phục khó khăn đó, những năm
gần đây Phòng Giáo dục và Đào tạo thường tổ chức một số đợt sinh hoạt chun
mơn chung cho tồn huyện. Các buổi sinh hoạt chuyên môn chuyên đề cấp
huyện thường tập trung vào những nội dung cần thiết: mới, khó, cịn vướng mắc
hoặc cần phát huy nhân rộng trong chuyên môn. Trong năm học 2015-2016,
việc sinh hoạt chuyên môn chuyên đề cấp huyện được tổ chức theo các bước:
Bước 1: Nêu vấn đề, nghiên cứu tài liệu, đề xuất cách thực hiện.
Bước 2: Thực hành thử nghiệm.
Bước 3: Trao đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm.
Ở bước 1, bước 2, với cương vị là chuyên viên phụ trách, tổ chức, thực hiện tôi
nhận thấy hiệu quả đạt được khá tốt. Các đơn vị trường học tích cực thảo luận,
mạnh dạn, sáng tạo khi thử nghiệm. Song ở bước thứ 3, bước thảo luận chung,
rút kinh nghiệm và đưa ra các kết luận về các vấn đề chuyên môn để triển khai
trong giáo dục tiểu học tồn huyện thì vẫn cịn nhiều vấn đề chưa thật sự được
làm rõ và chưa làm sâu sắc, triệt để.
2. Giải pháp đã thực hiện, ưu điểm và tồn tại:
Với bước 3, trong phần trao đổi, rút kinh nghiệm của mỗi đợt, mỗi buổi
sinh hoạt chun mơn cấp huyện chúng tơi thường dùng hình thức để cán bộ
quản lý, giáo viên tự giác phát biểu ý kiến sau hai nghiên cứu và trải nghiệm. Cụ
thể: chủ trì nêu vấn đề, cán bộ quản lý, cốt cán chun mơn, giáo viên có mặt
tham góp ý kiến trực tiếp bằng lời. Với cách làm đơn giản, thông thường này
chúng tơi đã thu được những ý kiến đóng góp tâm huyết, những vấn đề khúc
mắc được thơng qua với tất cả thành viên có mặt trong buổi sinh hoạt chuyên
môn. Tuy vậy, thông qua thực tế trong những năm học qua, dù ở vị trí là thành
viên tham dự hay vị trí chủ trì của một buổi sinh hoạt chuyên môn cấp huyện tôi
đều nhận thấy việc đưa ra ý kiến chỉ tập trung ở một số đồng chí, đại đa số các
đồng chí cịn lại ngại suy nghĩ, nhiều đồng chí chọn phương án cùng ý kiến với
đồng chí đã trình bày. Dẫn tới hiện tượng việc sinh hoạt chun mơn có nội
dung hời hợt chưa sâu, cá biệt cịn có những cán bộ quản lý hoặc giáo viên
không nắm được nội dung trọng tâm của buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề,
việc rút kinh nghiệm cho cán bộ quản lý, cốt cán đơi khi cịn hình thức, chưa
phát huy hết hiệu quả của việc sinh hoạt chuyên môn. Nội dung cần truyền tải
tới cán bộ quản lý, giáo viên chỉ thực sự thấm đối với các đồng chí trực tiếp
nghiên cứu, lên lớp trải nghiệm.
Để khắc phục những hạn chế vừa nêu, với cương vị chuyên viên phụ
trách Tiểu học thực hiện nhiệm vụ tổ chức, điều hành phần việc thảo luận và rút
kinh nghiệm của các buổi sinh hoạt chuyên đề chuyên môn cấp huyện, năm học
2015-2016 tôi đã sử dụng phiếu hỏi lấy ý kiến đóng góp của cán bộ quản lý, cốt
cán chun mơn phát từ bước 2 để tổng hợp thảo luận ở bước 3 thay cho việc
yêu cầu tự giác phát biểu trong mỗi cuộc thảo luận chung của các chuyên đề.
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
1. Tính mới, tính sáng tạo:
a) Tính mới: Có phiếu hỏi dạng văn bản cụ thể, rõ ràng, đồng thời theo dõi
dự giờ trải nghiệm và nhận xét đánh giá theo nội dung định sẵn trong phiếu.
..
Ví dụ: Tháng 2/2016- Chuyên đề cấp huyện: Sinh hoạt chuyên môn theo
hướng Nghiên cứu bài học - Điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học mơn Lịch Sử lớp
5 ,Tổ chức tại nhóm Trường TH&THCS Nghĩa Lộ và trường TH&THCS Hồng
Châu. Mục đích tổ chức chuyên đề cấp huyện này : một là phổ biến, minh họa
sâu rộng tới toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 5 trong toàn huyện các
bước đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học do Bộ
GD&ĐT, Sở GD&ĐT định hướng, là điểm nhấn trong năm học này. Hai là làm
rõ cách thức điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học ở môn lịch sử sao cho phù hợp
nhất với đối tượng học sinh từng trường. Để thực hiện chuyên đề này Phòng
Giáo dục và Đào tạo cử trực tiếp chuyên viên phụ trách chỉ đạo tại nhóm trường.
Bước 1: Tổ chức nghiên cứu, thảo luận về cách thức điều chỉnh tài liệu hướng
dẫn học môn lịch sử lớp 5, cách thức dạy qua một bài cụ thể (Quay video lưu lại
quá trình thảo luận). Bước 2: Lên lớp thể nghiệm tại buổi chuyên đề cấp huyện.
Bước 3: Thảo luận, rút kinh nghiệm chung. Ở bước 3, cán bộ quản lý, giáo viên
dự chuyên đề được xem lại video ở bước thảo luận để đối chiếu kết quả giữa
việc nghiên cứu, bàn bạc với việc lên lớp thử nghiệm thu được hiệu quả ra sao.
Với cương vị chủ tọa điều hành nội dung thảo luận rút kinh nghiệm chung này
trước đây tôi thường lấy ý kiến tự nguyện phát biểu của cán bộ, giáo viên song
nay thay bằng hình thức phát biểu bằng lời tôi đã phát phiếu hỏi được thiết kế
trước theo mục đích buổi chuyên để và phát cho cán bộ, giáo viên cốt cán trước
khi tổ chức chuyên đề. Nội dung phiếu hỏi cho chuyên đề này được minh họa tại
phụ lục 1. Chủ tọa thu phiếu trước khi thực hiện Bước 3 (là bước thảo luận rút
kinh nghiệm chung) tổng hợp ý kiến của các phiếu và tiến hành điều hành buổi
thảo luận theo các vấn đề nêu trong phiếu. Các ý kiến trái chiều tiếp tục được
thảo luận tại đây. Cuối cùng chủ tọa, lãnh đạo phụ trách chuyên môn quyết định
thống nhất các vấn đề cần đạt được của buổi chuyên đề.
..
b)Tính sáng tạo: So với việc tự giác phát biểu sau mỗi tiết dạy thao
giảng hay trong cuộc hội thảo, việc dùng phiếu hỏi thay đổi hoàn tồn hình
thức thảo luận. Buổi sinh hoạt chun đề mang tính chất nghiên cứu, suy
nghĩ, tư duy sâu và cao hơn (phụ thuộc nội dung thiết kế trong phiếu hỏi).
Tất cả mọi thành viên có mặt, có thẩm quyền tham dự trong buổi sinh hoạt
đều phải tích cực đưa ra ý kiến. Các ý kiến tham góp tập trong vào đúng vấn
đề trọng yếu cần thiết theo chủ đề nội dung của chun đề chun mơn. Ý
kiến tham góp, vấn đề khúc mắc của cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán có thể
được lưu lại xác thực. Cán bộ phụ trách dễ dàng nhận thấy được sự thiếu hụt
về nội dung nào trong chỉ đạo thực hiện chuyên môn của cán bộ quản lý cơ
sở dựa trên bút tích trong phiếu hỏi.
2. Khả năng áp dụng và nhân rộng:
Đề tài có thể ứng dụng cho các buổi sinh hoạt chun mơn trường,
nhóm, cụm và các chun đề chun mơn cấp huyện các năm học tiếp theo.
3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
.....
Tăng tính nhất quán, hiệu quả, tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức
hội thảo, chuyên đề cấp huyện. Giải quyết sâu rộng được các vấn đề chuyên
môn đặt ra cho buổi sinh hoạt chuyên môn cấp huyện. Tăng hứng thú cho cán
bộ, giáo viên khi tham dự sinh hoạt chuyên đề cấp huyện do được viết ra, diễn
giải ý kiến các nhân của mình.
......
Năm học 2015-2016, cấp Tiểu học huyện Cát Hải đã tổ chức thành
công 08 chuyên đề tập trung vào các vấn đề chuyên môn thiết yếu của công tác
giảng dạy, giáo dục học sinh, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo. Kết quả kiểm tra
chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào Tạo Hải Phòng đối với giáo dục Tiểu học
huyện Cát Hải xếp loại tốt. Các chuyên đề chuyên môn cấp huyện báo cáo về sở
được đánh giá cao về nội dung và chất lượng, làm tiền đề cho năm học 20162017 và các năm học tiếp theo trong nền nếp sinh hoạt chuyên môn các cấp của
Giáo dục Tiểu học huyện nhà. (Ảnh minh họa tại phụ lục 02)./.
Cát Hải, ngày 19 tháng 9 năm 2016
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
Tác giả sáng kiến
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Đoàn Việt Hà
CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Ví dụ mẫu phiếu hỏi cho chuyên đề cấp huyện GDTH huyện
Cát Hải năm học 2015-2016:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÁT HẢI
CHUYÊN ĐỀ CẤP HUYỆN
PHIẾU LẤY Ý KIẾN
Chuyên đề: Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu
bài học, điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học môn Lịch sử lớp 5
Họ và tên:................................................................
Chức vụ, đơn vị :..................................................................................
Đồng chí hãy hồn thành các câu hỏi sau trong q trình tham dự chuyên đề. Xin trân
trọng cảm ơn!
I. SHCM theo hướng nghiên cứu bài học(CV86/GPE-VNEN)
1. Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nội dung điều chỉnh tài liệu
hướng dẫn học gồm những bước nào? Chuyên đề minh họa bằng nội dung nào?
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
2. Tiết dạy thực hiện tốt những nội dung nào đã thống nhất bàn bạc ở bước 1?
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
II. Cách thức điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học mơn lịch sử lớp 5 bài Hịa thành
thống nhất đất nước
1. Nội dung cần điều chỉnh là gì?
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
2. Tác dụng khi điều chỉnh tài liệu HDH đối với hiệu quả tiết học như thế nào?
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Cát Bà, ngày .......tháng.........năm 2016
Người viết phiếu
Phụ lục 02: Một số hình ảnh về buổi chuyên đề cấp huyện sử dụng phiếu
hỏi trong khâu thảo luận, rút kinh nghiệm chung GDTH huyện Cát Hải, năm
học 2015-2016.
Thảo luận, nghiên cứu bài học (bước 1)
Lên lớp thực nghiệm, ghi phiểu thảo luận(bước 2)
Điều hành thảo luận(bước 3)