Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết luyện tập môn Hoá học lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.92 KB, 4 trang )

TÊN GIẢI PHÁP: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG
CÁC TIẾT LUYỆN TẬP MƠN HĨA HỌC 8
PHẦN I. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP
Hố học là mơn khoa học thực nghiệm có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc
sống. Nhờ Hóa học, học sinh nhận thức được các kiến thức xung quanh mình, giúp
các em phát triển tư duy logic, phát huy tính năng động, sáng tạo, phong cách làm
việc khoa học. Ngồi ra cịn góp phần rèn luyện cho học sinh phương pháp suy
luận, tổng hợp giải quyết vấn đề, phát triển trí thơng minh, linh hoạt xử lí nhiều
vấn đề đặt ra, tạo cho các em tính cần cù, sáng tạo, yêu thích say mê nghiên cứu
khoa học.
Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy mơn Hố học ở trường
THCS, tơi chọn biện pháp về “Phát huy tính tích cực của học sinh trong các tiết
luyện tập mơn Hóa học 8 ” nhằm giúp học sinh dễ nắm bắt kiến thức, biết vận
dụng kiến thức để giải bài tập một cách thành thạo, giải thích các hiện tượng trong
thực tiễn.
PHẦN II. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
Để dạy tốt giờ luyện tập thì giáo viên phải xác định rõ mục tiêu của bài. Trên
cơ sở mục tiêu của từng bài đã được xây dựng trong sách, tôi nhận thấy một giờ
luyện tập cần đạt được các mục tiêu khái quát sau:
- Củng cố, phát triển kiến thức cũ, phát triển tư duy phân tích khái quát, so sánh,
tổng hợp.
- Rèn kỹ năng hoạt động, vận dụng kiến thức.
- Khơi nguồn kiến thức mới cho bài sau.
- Giáo dục lịng u thích bộ mơn, niềm tin vào khoa học.
Như vậy để đạt được mục tiêu trên ta phải xây dựng nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức cụ thể cho một giờ luyện tập. Tức phải trả lời được câu hỏi:
Luyện cái gì? Bằng cách nào? Hình thức tổ chức ra sao?


Để thực hiện tốt tiết luyện tập cần thực hiện theo 4 bước như sau:
- Giáo viên nêu yêu cầu, tóm tắt nội dung và phương pháp làm việc ở bài luyện


tập một cách cụ thể.
- Học sinh tiến hành thực hiện 2 nhiệm vụ:
+ Trả lời câu hỏi, làm bài tập, làm thí nghiệm… để rút ra kiến thức cần nhớ.
+ Tự làm tại lớp một số bài tập điển hình ở phần bài tập sgk.
- Giáo viên hồn thiện, bổ sung hoặc có những gợi ý và hướng dẫn cần thiết.
- Giáo viên giao phần bài tập còn lại để học sinh thực hiện ở nhà.
a. Phần khởi động.
Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi tình huống liên quan đến kiến thức đã học trong
chương hoặc có thể cho học sinh chơi trị chơi ơ chữ để cũng cố các kiến thức đã
học….
b. Dạy phần kiến thức cần nhớ:
Phần kiến thức cần nhớ là rất quan trọng, vì nội dung kiến thức cần nhớ của bài
luyện tập trong SGK là cái đích mà học sinh cần hoạt động để đạt tới, chứ không
phải là điều để giáo viên thông báo hoặc nhắc lại cho học sinh. Hơn nữa qua phần
kiến thức cần nhớ để học sinh tự củng cố và khắc sâu thêm kiến thức; từ đó vận
dụng kiến thức để tự giải các dạng bài tập ở một chương hay một phần nào đó một
cách tích cực và sáng tạo.
* Phương pháp sử dụng câu hỏi và bài tập: Dùng câu hỏi và bài tập để dạy
phần kiến thức cần nhớ theo trình tự 4 bước sau đây:
- Giáo viên nêu vấn đề cần nhận thức.
- Giáo viên đưa ra các bài tập.
- Học sinh giải các bài tập.
- Học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức.
* Phương pháp sử dụng thí nghiệm


Thí nghiệm được sử dụng để giúp học sinh thực hành, làm thí nghiệm củng cố
kiến thức lí thuyết về tính chất hóa học, điều chế các chất hay vận dụng giải các
bài tập thực nghiệm như nhận diện, tách chất… nói chung đều được thực hiện
theo qui trình sau:

- Bước 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ của học sinh và hướng dẫn học sinh thực hiện
(nếu cần).
- Bước 2: Học sinh nêu mục đích và cách tiến hành thí nghiệm.
- Bước 3: Học sinh mô tả hiện tượng và rút ra kết luận.
* Chú ý: Để không mất nhiều thời gian và đạt được kết quả cao trong làm thí
nghiệm thì giáo viên cần chú ý các điểm sau:
- Học sinh thường xuyên được làm thí nghiệm.
- Các thành viên ở mỗi nhóm được giao nhiệm vụ cụ thể.
c. Dạy phần bài tập:
Trong một tiết nếu hướng dẫn cho học sinh giải toàn bộ các bài tập trong SGK
điều này dẫn đến cháy giáo án hoặc thời gian cho mỗi bài tập quá ngắn không đủ
để học sinh suy nghĩ, sáng tạo và không tự rút ra các bước thực hiện cho từng dạng
bài tập theo yêu cầu của chương trình.Theo tơi giảng dạy phần bài tập trong tiết
luyện tập bằng cách lựa chọn các bài tập từ đơn giản đến phức tạp trong bài luyện
tập ở SGK và ở sách bài tập và chỉ chọn những bài tập đại diện, bài tập điển hình
của chương hay của phần đó.
Đối với bài tập có nội dung tính tốn (bài tốn hóa học) giáo viên cần cho học
sinh thực hiện theo trình tự các bước như sau:
- Bước 1: Tóm tắt nội dung
- Bước 2: Xác định phương hướng giải
- Bước 3: Trình bày lời giải


Trong 3 bước trên thì bước xác định phương hướng giải là quan trọng nhất và là
bước khó nhất đối học sinh. Do đó bước này giáo viên cần cho học sinh thực hiện
trên phiếu học tập theo câu hỏi gợi mở của giáo viên.
PHẦN III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Trường THCS Mù Cang Chải là 1 trường có điều kiện hết sức khó khăn, song bản thân khi thực hiện
giải pháp này đã gặt hái được nhiều thành công trong việc nâng cao chất lượng đại trà cũng như chất
lượng mũi nhọn .


Khối

Giỏi – khá
Trung bình
SL
TL
SL
TL
8/72
29
40,3%
30
41,7%
8/ 68
35
51,5%
29
42,6%
8/70
35
50%
30
42,9%
PHẦN IV. KẾT LUẬN

Yếu
SL
13
4

5

TL
18,1%
5,9%
7,1%

Năm học

Ghi chú

2017 - 2018
2018 -2019
2019 - 2020

Chưa áp dụng
Đã áp dụng
Đã áp dụng

Để thực hiện tốt giải pháp : Phát huy tính tích cực của học sinh trong các tiết
luyện tập mơn Hóa học lớp 8 thì vai trị của cả người dạy và người học là yếu tố
rất quan trọng, hai chủ thể này cần phải diễn ra một cách tích cực và thường xun
trong suốt q trình dạy học. Đây cũng là điều cần và đủ để nâng cao chất lượng và
hiệu quả giáo dục tồn diện nói chung và cũng là cơ sở để nâng cao chất lượng đại
trà cũng như mũi nhọn đối với mơn Hóa học nói riêng. Sau khi thực hiện giải pháp
trên, bản thân tôi đã vận dụng vào thực tế giảng dạy và tiếp tục nghiên cứu sâu
hơn, đồng thời tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng đại trà và học sinh giỏi bộ
mơn.
Với sự hiểu biết cịn hạn hẹp, bài viết khơng tránh khỏi những thiếu sót. Nhưng
với tâm niệm không ngừng học tập, nghiên cứu để phục vụ tốt cho sự nghiệp giáo

dục, rất mong sự đóng góp chân tình của các cấp lãnh đạo, quý đồng nghiệp, giúp
tơi có những phương pháp tốt trong giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục ngày càng tốt hơn. Chân thành cám ơn.
Người viết báo cáo



×