Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.59 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

LÊ THỊ TRÚC LY

HỒN THIỆN KIỂM SỐT CHI ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯ.ỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

ĐÀ NẴNG – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

LÊ THỊ TRÚC LY

HỒN THIỆN KIỂM SỐT CHI ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành : Kế tốn
Mã số

: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TỐN



Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHI SƠN

ĐÀ NẴNG – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung Luận văn với đề tài “Hồn thiện kiểm sốt chi
đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện
Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi” là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng bản thân
tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Thị Trúc Ly


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2
5. Bố cục của Luận văn ..................................................................................... 4
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài ...................................................... 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC
NHÀ NƯỚC ........................................................................................................... 7
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG CƠ BẢN ..................................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước ........................................................................................................................ 7
1.1.2. Đặc điểm của chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước ........................................................................................................................ 7
1.1.3. Vai trò của chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước ........................................................................................................................ 9
1.1.4. Nội dung chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước ...................................................................................................................... 10
1.2. VAI TRỊ CỦA KBNN TRONG VIỆC KIỂM SỐT CHI ĐẦU TƯ XDCB
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ VIỆC PHỐI HỢP VỚI CƠ
QUAN CHỨC NĂNG TRONG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ
NGUỒN VỐN NSNN ........................................................................................... 15
1.2.1. Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ................................................................... 15


1.2.2. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát chi đầu tư
xây dựng cơ bản .................................................................................................... 17
1.3. NỘI DUNG CỦA KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC......... 19
1.3.1. Kiểm sốt thơng báo kế hoạch vốn ........................................................ 19
1.3.2. Kiểm soát chi chuẩn bị đầu tư................................................................ 21
1.3.3. Kiểm soát chi thực hiện đầu tư .............................................................. 23
1.3.4. Cơng tác Quyết tốn và từ chối thanh tốn ............................................ 30
1.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC ................................................................................................................... 31
1.4.1. Những nhân tố khách quan .................................................................... 31
1.4.2. Những nhân tố chủ quan ........................................................................ 31

Kết luận Chương 1 ................................................................................................ 34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI ........ 35
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI Ở HUYỆN MINH
LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY TẠI KHO BẠC NHÀ
NƯỚC HUYỆN MINH LONG ............................................................................. 35
2.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Minh Long, tỉnh
Quảng Ngãi ........................................................................................................... 35
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước huyện Minh Long ......... 38
2.2. TÌNH HÌNH CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI 38
2.3. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
HUYỆN MINH LONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2018 ................................................ 42
2.3.1. Quy trình thực hiện thơng báo kế hoạch vốn và kiểm soát chi ............... 42


2.3.2. Thực trạng kiểm soát thanh toán chi chuẩn bị đầu tư ............................. 45
2.3.3. Thực trạng kiểm soát chi thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản .................. 47
2.3.4. Thực trạng cơng tác Quyết tốn và từ chối thanh tốn ........................... 55
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ
NƯỚC HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI......................................... 58
2.4.1. Những kết quả đã đạt được .................................................................... 58
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại ..................................................................... 59
2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế .................................................... 61
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SỐT CHI
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN MINH LONG, TỈNH

QUẢNG NGÃI..................................................................................................... 65
3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SOÁT
CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NSNN TẠI KBNN HUYỆN MINH
LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI .............................................................................. 65
3.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 65
3.1.2. Định hướng hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi đầu tư XDCB từ nguồn
vốn NSNN tại KBNN huyện Minh Long ............................................................... 66
3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO
BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN MINH LONG, TỈNH QUẢNG NGÃI ...................... 67
3.2.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................. 67
3.2.2. Một số giải pháp hồn thiện quy định, quy trình trong kiểm soát chi
đầu tư xây dựng cơ bản.......................................................................................... 69
3.2.3. Giải pháp về hệ thống hoá các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá phù hợp
đảm bảo tính thống nhất ........................................................................................ 74
3.2.4. Giải pháp về phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ
quan, đơn vị........................................................................................................... 75


3.2.5. Giải pháp hỗ trợ khác ............................................................................ 78
3.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SỐT
CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ................. 81
3.3.1. Nâng cao địa vị pháp lý của hệ thống Kho bạc Nhà nước ...................... 81
3.3.2. Cần có chế tài xử lý các trường hợp đơn vị vi phạm, không chấp hành
chế độ qua kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước đã phát hiện từ chối thanh toán ... 82
3.3.3. Nghiên cứu xây dựng và áp dụng cơ chế kiểm soát chi ngân sách nhà
nước theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ Quốc tế ....................................... 83
3.3.4. Kiến nghị đối với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu ........................ 84
Kết luận Chương 3 ................................................................................................ 85
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTHT

Bồi thường hỗ trợ

BTHTTĐC

Bồi thường hỗ trợ tái định cư

CKC

Cam kết chi

DA

Dự án

ĐP

Địa phương

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐND


Hội đồng nhân dân

KB

Kho bạc

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KH

Kế hoạch

KLTH

Khối lượng thực hiện

KS

Kiểm soát

KSC

Kiểm soát chi

MLNS

Mục lục ngân sách


NS

Ngân sách

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSTW

Ngân sách trung ương

TĐC

Tái định cư

TW

Trung ương

TK

Tài khoản

TTVĐT

Thanh toán vốn đầu tư

UBND


Ủy ban nhân dân

VĐT

Vốn đầu tư

XDCB

Xây dựng cơ bản

YCTT

Yêu cầu thanh toán


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.
2.2.
2.3.

2.4.

2.5.


2.6.

2.7.

Số liệu Quyết toán chi ngân sách cấp huyện (có phần NS
tỉnh, TW) hỗ trợ cho đầu tư XDCB từ năm 2016-2018:
Số liệu chi đầu tư XDCB phân theo lĩnh vực, ngành kinh tế
Tình hình kiểm soát chi chuẩn bị đầu tư XDCB qua hệ
thống KBNN giai đoạn 2016 – 2018
Tình hình kiểm sốt chi thực hiện đầu tư qua hệ thống
KBNN giai đoạn 2016-2018
Tỷ lệ giải ngân vốn vốn đầu tư XDCB hàng năm giai đoạn
2016 -2018
Số dư tạm ứng vốn vốn đầu tư XDCB hàng năm giai đoạn
2016-2018
Tình hình Quyết tốn các dự án hoàn thành giai đoạn 2016 2018

Trang

41
42
46

47

48

50

57



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên sơ đồ

sơ đồ
2.1.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống Kho bạc Nhà nước
huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi

Trang
38

Quy trình phân bổ kế hoạch vốn hàng năm cho các dự án
2.2.

đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa

43

phương
Qui trình kiểm soát chi và luân chuyển chứng từ thanh toán
2.3.

vốn đầu tư tại kho bạc Nhà nước huyện Minh Long, tỉnh
Quảng Ngãi


45


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động có vai trò quyết định
trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn xã hội, là nhân tố quan trọng làm
thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
của mỗi địa phương nói riêng và đất nước nói chung.
Hiện nay, vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm đến 35% trong tổng số chi
NSNN và chủ yếu là nguồn thu từ Ngân sách tỉnh và ngân sách trung ương. Việc
quản lý quá trình chi nguồn vốn này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư,
đặc biệt chống lại các hiện tượng tiêu cực làm thất thoát NSNN và có vai trị đặc
biệt quan trọng được Nhà nước và chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm
Thực hiện vai trị là cơ quan kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tư XDCB, thời
gian qua KBNN huyện Minh Long đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực
hiện cơ chế chính sách chung, tăng cường cơng tác kiểm tra, xử lý các vướng mắc
phát sinh. Những cố gắng đó đã góp phần quan trọng trong việc sử dụng nguồn vốn
đúng mục đích và có hiệu quả cao; kịp thời phát hiện những khoản chi sai mục đích,
sai nguyên tắc, vi phạm quy trình,... góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát vốn đầu
tư XDCB theo nhiệm vụ được giao.
Kho bạc nhà nước huyện Minh Long là một đơn vị được giao nhiệm vụ quản
lý, cấp phát, kiểm soát thanh tốn vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Do đó việc tìm kiếm
những giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN
nhằm tăng hiệu quả đầu tư, tiết kiệm ngân sách chống thất thoát, lãng phí là việc
làm cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những lý do đó, tác giả chọn đề tài: Hồn thiện kiểm sốt chi
đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước

huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc
sỹ kế toán.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn
vốn NSNN tại Kho bạc nhà nước.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của cơng tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ
nguồn NSNN trên địa bàn huyện Minh Long trong thời gian qua để thấy rõ những
kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục đồng thời đưa ra những vấn
đề cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác kiểm soát chi
đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN huyện Minh Long trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn
vốn NSNN trên địa bàn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi .
- Phạm vi nghiên cứu là: Hoạt động kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn
vốn NSNN tại KBNN huyện Minh Long. Trên cơ sở nghiên cứu các số liệu kiểm
sốt cũng như phản ánh thực tiễn cơng tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn
NSNN tại KBNN huyện Minh Long để đưa ra những phân tích, nhận định, từ đó đề
xuất các giải pháp phù hợp.
Thời kỳ nghiên cứu từ năm 2016-2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp
phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so
sánh. Cụ thể:
4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:
Hai phương pháp phân tích và tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau: phân

tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa
trên kết quả của phân tích. Tác giả kết hợp hai phương pháp nghiên cứu khoa học
này là phương pháp phân tích lý thuyết và phương pháp tổng hợp lý thuyết, nhằm
hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan trực tiếp đến hoạt động hỗ trợ tạo việc làm, duy
trì và mở rộng việc làm một cách hoàn chỉnh nhất cho chương 1 bài luận văn.


3

Phương pháp phân tích lý thuyết được tác giả sử dụng bằng cách nghiên cứu
các nguồn tài liệu, các lý luận khác nhau liên quan đến hoạt động cho vay và phân
tích các lý thuyết liên quan đến hoạt động cho vay trong những tài liệu nghiên cứu
thành những mặt, những bộ phận, chẳng hạn như: khái niệm; đặc điểm; chức năng,
vai trị; tiêu chí đánh giá kết quả; các nhân tố ảnh hưởng…, xem xét những ưu điểm
đạt được và hạn chế của các lý thuyết trước, từ đó chọn lọc những thông tin cần
thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Một số tài liệu và nguồn tham khảo tài liệu
được tác giả nghiên cứu như sau:
+ Các văn bản, nghị định, thông tư, quy định về kiểm soát chi đầu từ XDCB
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước được tổng hợp từ cổng thông tin điện tử của Văn
phịng chính phủ, Bộ tài chính, Kho Bạc nhà nước, website Kho bạc nhà nươc.
+ Một số bài luận văn liên quan đến hoạt động kiểm soát chi đầu từ XDCB từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước được tác giả giới hạn tổng hợp thông qua hệ thống
tra cứu của Trung tâm Thông tin Học liệu - Đại học Đà Nẵng và một số luận văn
thạc sỹ đăng tải trên mạng internet theo yêu cầu về bản quyền của tác giả.
+ Một số bài nghiên cứu liên quan đến hoạt động kiểm soát chi đầu từ XDCB
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước được tác giả tìm trên bài đăng của các tạp chí
khoa học như: Tạp chí tài chính, Tạp chí Kho bạc nhà nước
+ Tổng hợp các văn bản quy định liên quan đến kiểm soát chi đầu từ XDCB
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước từ hệ thống Intenet, hệ thống tìm kiếm dữ liệu của
Kho bạc nhà nước.

Phương pháp tổng hợp lý thuyết được tác giả sử dụng để liên kết những mặt,
những bộ phận các lý thuyết liên quan đến hoạt động kiểm soát chi đầu từ XDCB từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước được theo phương pháp phân tích lý thuyết ở trên, từ
đó tạo thành một chỉnh thể hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đề tài
nghiên cứu liên quan đến hoạt động kiểm soát chi đầu từ XDCB từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước
4.2. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được tác giả sử dụng để thu thập, tóm tắt, trình


4

bày, tính tốn và mơ tả các đặc trưng khác nhau đối với các dữ liệu liên quan đến
hoạt động kiểm soát chi đầu từ XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Phương
pháp này được sử dụng ở chương 2 của đề tài nghiên cứu.
Tác giả thu thập số liệu liên quan đến hoạt động kiểm soát chi đầu từ XDCB
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước huyện Minh Long trong
khoảng thời gian là năm 2016- 2018 từ Tổ kế toán. Dựa trên nguồn số liệu thu thập
được, tác giả chia số liệu thành từng nhóm như: tình hình kiểm sốt chi chuẩn bị
đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN, tỷ lệ giải ngân vốn vốn đầu tư XDCB hàng năm
giai đoạn 2016 – 2018 ,… Tiếp theo đó, tác giả sử dụng bảng biểu mơ tả từng nhóm
dữ liệu trên, nhằm phục vụ cho q trình phân tích, đánh giá và so sánh số liệu.
4.3. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh số liệu liên quan đến hoạt động
cơng tác kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước
tại Kho bạc Nhà nước huyện Minh Long qua từng năm, từ đó phân tích và đánh giá
kết quả hoạt động kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách
Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Minh Long.
Vận dụng lý thuyết của quản lý hành chính nhà nước và các chế độ chính
sách hiện hành.

5. Bố cục của Luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm ba Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Minh Long, tỉnh
Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2018
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện Minh Long,
tỉnh Quảng Ngãi


5

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài
Những năm gần đây, NSNN chi cho đầu tư XDCB luôn chiếm tỷ lệ lớn từ
23% - 35% tổng chi NSNN, do vậy việc tăng cường kiểm soát chi đầu tư XDCB
ln được đặc biệt quan tâm. Thực tế đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả báo
chí đưa ra những vấn đề xoay quanh việc quản lý kiểm soát chi đầu tư XDCB xong
các bài nghiên cứu, bài viết đó chưa cập nhật được tình hình kiểm sốt chi đầu tư
XDCB trong giai đoạn hiện nay khi hệ thống KBNN đã triển khai Tabmis và thực
hiện cam kết chi đối với các gói thầu có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên. Một số tác
giả điển hình như:
* “Hồn thiện cơng tác kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tư XDCB tại KBNN
Đà Nẵng” (Đoàn Kim Khuyên, 2014) - Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh. Điểm
nổi bật của luận văn đã chỉ ra được mức độ hài lòng của các tổ chức, cá nhân giao
dịch tại KBNN Đà Nẵng trong hai năm 2014 và 2015. Tác giả đã đưa ra được
những vấn đề lý luận cơ bản, chỉ rõ những bất cập và đưa ra được các giải pháp,
kiến nghị cụ thể. Tuy nhiên, trong các nhận định đánh giá của mình tác giả chưa đề

cập sâu đến các chỉ tiêu hiệu quả trong phần phân tích thực trạng đồng thời cũng
chư bàn nhiều đến kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN. Phạm vi luận văn tuy
rộng nhưng chưa phản ánh được hết những khó khăn trong khâu kiểm soát chi ở cấp
quận, huyện khi nhân sự cho bộ phận kiểm sốt chi ở huyện ln ít, phải làm kiêm
nhiệm nhiều việc.
* “Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc tỉnh
Quảng Ngãi” (Dương Thị Ánh Tiên, 2014) - Luận văn thạc sĩ. Luận văn đã phân
tích được thực trạng cơng tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương qua KBNN tỉnh Quảng Ngãi, chỉ rõ kết quả đạt được
và hạn chế đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh
toán vốn đầu tư. Tuy nhiên luận văn chưa khái quát hết được những tồn tại, khó
khăn trong cơng tác Kiểm sốt chi nhất là chế độ kiểm sốt hiện nay đã có nhiều
thay đổi.
* “Hồn thiện cơng tác kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tư XDCB qua KBNN


6

tỉnh Đăk Nông” (Phan Văn Điện, 2015) - Luận văn thạc sĩ. Luận văn đã đánh giá cơ
bản các vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Đăk Nơng,
phân tích thực trạng, đánh giá được kết quả, chỉ ra hạn chế, tìm ra nguyên nhân và
đề xuất các giải pháp nhằm quản lý vốn đầu tư XDCB. Tuy nhiên, các giải pháp của
tác giả đưa ra cịn chưa thật tồn diện.
* “Hồn thiện cơng tác kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại
KBNN Minh Long” (Đỗ Minh, 2015) - Luận văn thạc sĩ. Cơng trình đã khái qt
được những lý luận cơ bản, phân tích được thực trạng và đề ra các giải pháp. Tuy
nhiên, luận văn được thực hiện trước khi KBNN triển khai các văn bản quy trình
mới trong nghiệp vụ kiểm sốt chi đầu tư XDCB qua kBNN và thực hiện cam kết
chi nên chưa đánh giá được hết các kết quả, cũng như bất cập trong cơng tác kiểm
sốt chi đầu tư XDCB giai đoạn hiện nay.

Nhìn chung các đề tài đã đi sâu nghiên cứu thực trạng cơng tác kiểm sốt
thanh tốn vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN. Và từ đó đánh giá đuợc thực
trạng sử dụng nguồn vốn NSNN và đưa ra các giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm
sốt chi vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN. Ngoài các cơng trình gần gũi nêu
trên thì cịn có một số các cơng trình nghiên cứu khác đã được thực hiện bởi các
tác giả khác nhau. Tuy nhiên nhận thấy rằng chưa có cơng trình nào đề cập tại
phạm vi tại Kho bạc nhà nước huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.
Từ các lý thuyết nghiên cứu của các bài viết trước đó, tác giả hướng đến việc
làm rõ hơn một số vấn đề về cơng tác kiểm sốt chi đầu tư XDCB, đề ra các giải
pháp nhằm góp phần hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi đầu tư XDCB qua KBNN
nói chung và KBNN huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng trong giai đoạn
hiện nay và những năm tiếp theo./.


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước
Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư để xây dựng hệ thống cơng trình hạ tầng
kỹ thuật như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện chiếu sáng cơng cộng, cấp
nước, thốt nước, xử lý các chất thải và các cơng trình khác phục vụ sản xuất, phát
triển kinh tế và hệ thống cơng trình hạ tầng xã hội như các cơng trình y tế, văn hố,
giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ cơng cộng và các cơng trình khác để phục
vụ phát triển xã hội.

Thực chất, chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN là quá trình phân phối

và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để đầu tư tái sản xuất tài sản
cố định nhằm từng bước tăng cường, hồn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất
kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế quốc dân.
Chi đầu tư XDCB là khoản chi lớn nhất, chủ yếu nhất và có nội dung quản lý
phức tạp nhất trong chi đầu tư phát triển. Hàng năm NSNN dành một khối lượng
vốn lớn để thực hiện việc xây dựng các cơng trình, dự án theo kế hoạch được duyệt
của Nhà nước.
1.1.2. Đặc điểm của chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước
Chi ngân sách nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản là một khoản chi lớn
trong tổng cầu của nền kinh tế. Mức độ chi, mục đích chi sẽ có tác động rất lớn và
tức thời tới đến tổng chi NSNN, đến quan hệ cân đối giữa thu - chi ngân sách và do


8

đó đến các chính sách về thuế, vay nợ, cũng như ảnh hưởng đến các chính sách xã
hội khác. Hầu hết cơng tác kiểm sốt chi NSNN về đầu tư XDCB đều được thông
qua hệ thống KBNN từ năm 2000 đến nay.
Nguồn hình thành nên NSNN chủ yếu là từ nguồn thu thuế của các chủ thể
trong nền kinh tế, nguồn vay nợ của Chính phủ nên chi NSNN cho đầu tư XDCB có
mối quan hệ chặt chẽ, tác động trực tiếp đến hoạt động của các chủ thể trong nền
kinh tế. Việc quản lý, kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN gắn với quản lý và sử
dụng vốn theo phân cấp. Do đó, việc hình thành, phân phối, sử dụng và thanh quyết
toán nguồn vốn này cần được thực hiện chặt chẽ theo luật định được Quốc hội phê
chuẩn và các cấp chính quyền phê duyệt hàng năm.
Các dự án, cơng trình đầu tư xây dựng cơ bản thường có vốn đầu tư lớn, q
trình đầu tư kéo dài nhiều năm từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành dự án

đưa vào sử dụng; Khối lượng chi đầu tư XDCB thường dồn vào những ngày tháng
cuối năm, sản phẩm xây dựng cơ bản không thể mua ngay một lần mà phải mua
từng phần, mỗi cơng trình xây dựng có chi phí riêng và được xác định bởi dự tốn
cơng trình theo thiết kế cơng trình, sản phẩm xây dựng được tạo ra trong thời gian
dài, khối lượng chi đầu tư XDCB lớn, do đó q trình quản lý, kiểm soát và giám
sát việc sử dụng vốn cần phải được thực hiện theo những nguyên tắc chặt chẽ và chỉ
kết thúc khi cơng trình hết nghĩa vụ bảo hành và được thanh tốn hết các khoản chi
phí theo quyết định phê duyệt quyết tốn. Do đó chi phí thực hiện dự án sẽ có tác
động trực tiếp và lâu dài đến hoạt động kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án.
Vì dự án, cơng trình được thực hiện qua nhiều năm, nên thường xuyên có sự
thay đổi chế độ chính sách như chế độ tiền lương, sự biến động về giá cả nên công
tác quản lý, kiểm sốt chi khơng mang tính ổn định.
Mỗi dự án, cơng trình đều có thiết kế riêng, mang đặc điểm riêng, u cầu
riêng về cơng nghệ, nội dung và tính chất; có quy mơ lớn, kết cấu phức tạp, mang
tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, văn hóa xã hội… có thời gian sử dụng lâu
dài và có thể liên quan đến nhiều ngành, địa phương và vùng lãnh thổ. nhưng cơng
tác quản lý, kiểm sốt chi vẫn phải đồng bộ, thống nhất trong phạm vi cả nước.


9

Tổng các khoản chi ngân sách nhà nước dành cho đầu tư xây dựng cơ bản là
những khoản chi lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, có những dự án lên đến hàng
chục năm. Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thời gian thi công triển khai rất dài
nên bị ảnh hưởng trực tiếp từ nhiều yếu tố chủ quan và khách quan dẫn đến nhiều
dự án khơng hồn thành và trở thành những dự án treo. Chính vì vậy các khoản chi
ngân sách nhà nước gặp những rủi ro rất lớn.
1.1.3. Vai trò của chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước
Kiểm sốt chi đầu tư XDCB góp phần đảm bảo vốn đầu tư đuợc thanh toán

đúng thực tế, đúng hợp đồng A-B ký kết. Thơng qua q trình kiểm sốt chi đầu tư
đã góp phần quan trọng trong việc tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước. Góp phần
tránh thất thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng.
Góp phần đảm bảo thực hiện đầu tư tập trung theo định hướng của Nhà
nước, từ đó tham mưu cho các cấp chính quyền điều chỉnh, điều hoà kế hoạch vốn
đúng đối tượngướng mắc phát sinh trong triển khai chi đầu tư, góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Thông qua kiểm soát chi, KBNN thực hiện tốt chức năng tham mưu, đề xuất
cho các cấp chính quyền, địa phương thực hiện cải cách các thủ tục hành chính
trong đầu tư xây dựng, đảm bảo đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn đúng theo quy
định của pháp luật. Từ đó nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan
quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng.
Thông qua quy trình kiểm sốt chi đầu tư XDCB từ NSNN, đã góp phần
minh bạch hố hoạt động quản lý chi tiêu cơng, đồng thời thúc đẩy q trình lành
mạnh hố các hoạt động giao dịch trong nền kinh tế. KBNN được quyền từ chối
thanh toán nếu đơn vị sử dụng NSNN không chấp hành đúng quy định về KSC
NSNN qua KBNN. Như vậy, KBNN là “trạm kiểm soát cuối cùng” được Nhà nước
giao nhiệm vụ kiểm soát trước khi đồng vốn của Nhà nước ra khỏi quỹ NSNN.
KBNN chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của việc xuất tiền .


10

1.1.4. Nội dung chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước
Chi đầu tư XDCB của NSNN nhằm trang trải các chi phí cho việc đầu tư xây
dựng mới, mở rộng, cải tạo và hiện đại hóa các cơng trình xây dựng có tính chất và
quy mơ khác nhau, với nhiều loại chi phí khác nhau. Các tiêu thức nhất định để xác
định nội dung chi đầu tư XDCB của NSNN. Cụ thể như sau:
1.1.4.1. Theo tính chất và mục đích sử dụng của nguồn vốn

Nguồn vốn NSNN để chi đầu tư XDCB bao gồm: Nguồn vốn đầu tư phát
triển của NSNN, nguồn vốn sự nghiệp của NSNN và nguồn vốn các chương trình
mục tiêu của NSNN.
Nguồn vốn đầu tư phát triển của NSNN giành cho chi đầu tư XDCB được sử
dụng để chi đầu tư xây dựng mới hoặc chi đầu tư xây dựng mở rộng, cải tạo, hiện
đại hóa cơ sở vật chất và năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế quốc dân.
Nguồn vốn đầu tư phát triển của NSNN bao gồm nguồn vốn XDCB tập trung (vốn
trong cân đối), nguồn thu sử dụng đất, nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.
Nguồn vốn sự nghiệp của NSNN giành cho chi đầu tư XDCB được sử dụng
để chi đầu tư xây dựng mở rộng, cải tạo và hiện đại hóa cơ sở vật chất và năng lực
sản xuất phục vụ hiện có của nền kinh tế quốc dân. Khơng sử dụng nguồn vốn sự
nghiệp của NSNN để chi xây dựng mới.
Nguồn vốn các chương trình mục tiêu của NSNN giành cho chi đầu tư
XDCB được sử dụng để chi đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo và hiện đại
hóa cơ sở vật chất và năng lực sản xuất phục vụ của từng chương trình mục tiêu.
1.1.4.2. Theo phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước
Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN bao gồm chi đầu tư XDCB các dự án
đầu tư do Trung ương quản lý và chi đầu tư XDCB các dự án đầu tư do địa phương
quản lý.
Các dự án đầu tư do Trung ương quản lý là các dự án đầu tư thuộc nhiệm vụ
chi của ngân sách Trung ương. Các dự án đầu tư do địa phương quản lý là các dự án
đầu tư thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.


11

1.1.4.3. Theo ngành kinh tế quốc dân
Chi đầu tư XDCB của NSNN phản ánh số chi và tỷ trọng chi NSNN cho các
ngành kinh tế quốc dân như: Nông, lâm, ngư nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
lợi, thủy sản); giao thơng vận tải; cấp thốt nước; hạ tầng cơng cộng khác; giáo dục

- đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ; y tế và các hoạt động xã hội; thể dục
thể thao; văn hóa thơng tin; quản lý nhà nước; quốc phịng an ninh,...
1.1.4.4. Theo tính chất và quy mô của dự án đầu tư xây dựng
Các dự án đầu tư được chia thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A,
dự án nhóm B và dự án nhóm C. Theo đó chi đầu tư XDCB của NSNN bao gồm chi
đầu tư XDCB các dự án quan trọng quốc gia, chi đầu tư XDCB các dự án nhóm A,
chi đầu tư XDCB các dự án nhóm B và chi đầu tư XDCB các dự án nhóm C.
Tính chất của dự án đầu tư xây dựng thường được xem xét gắn với tính chất
ngành và lĩnh vực, ảnh hưởng và tác động của dự án đến các vấn đề an ninh, quốc
phịng, mơi trường, phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Quy mô của dự án đầu tư
thường được xem xét là tổng mức vốn của dự án.
Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư có tính chất quan trọng về an ninh,
quốc phịng, lịch sử văn hóa hoặc có ảnh hưởng lớn đến môi trường và phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia. Các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét
quyết định về chủ trương đầu tư. Các dự án nhóm A là các dự án có quy mơ lớn, các
dự án nhóm B có quy mơ vừa, dự án nhóm C có quy mơ nhỏ.
1.1.4.5. Theo trình tự đầu tư và xây dựng
Bao gồm các giai đoạn là lập quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và
kết thúc xây dựng, đưa cơng trình vào khai thác sử dụng. Theo đó chi đầu tư XDCB
của NSNN được chia thành: Chi vốn quy hoạch, chi vốn chuẩn bị đầu tư, chi vốn
thực hiện dự án. Cụ thể:
- Vốn quy hoạch là vốn dùng để trang trải các chi phí lập các dự án quy
hoạch. Chi phí lập dự án quy hoạch bao gồm chi phí điều tra, khảo sát, nghiên cứu,
lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch
phát triển ngành, quy hoạch tổng thể xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch chi


12

tiết các đô thị trung tâm, quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai.

- Vốn chuẩn bị đầu tư là vốn để trang trải các chi phí cho cơng tác chuẩn bị
đầu tư. Chi phí cho cơng tác chuẩn bị đầu tư bao gồm: Chi cho công tác nghiên cứu
về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư; Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường
trong nước và ngoài nước để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản
phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất; xem xét khả năng về nguồn
vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư; điều tra, khảo sát lựa chọn địa điểm xây
dựng; lập dự án đầu tư.
- Vốn thực hiện dự án là vốn dùng để trang trải các chi phí để tổ chức thực
hiện dự án như: Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư chuẩn bị mặt
bằng xây dựng; chi tư vấn, khảo sát thiết kế; chi thi công xây lắp bao gồm cả chi
thiết bị, ...
1.1.4.6. Theo mục đích của các dự án đầu tư
Theo mục đích dự án đầu tư được sử vốn NSNN thì chi đầu tư XDCB bao
gồm:
- Chi các dự án thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh
khơng có khả năng thu hồi vốn như các dự án giao thông, thủy lợi, giáo dục đào tạo,
y tế; trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
các trạm trại thú y, động thực vật, nghiên cứu giống mới và cải tạo giống; xây dựng
các cơng trình văn hóa, xã hội, thể dục thể thao, phúc lợi công cộng, quản lý Nhà
nước, khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường sinh thái khu vực, vùng, lãnh thổ.
- Chi hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết
có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Chi cho các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội chung của cả
nước, vùng miền, ngành; quy hoạch sử dụng đất đai cả nước, các vùng kinh tế và
các vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch chung xây dựng đô thị, nông thôn...
- Các dự án khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1.1.4.7. Theo mức độ đã thực hiện của dự án đầu tư
Theo mức độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng bao gồm các dự án khởi công



13

mới, các dự án dở dang chuyển tiếp, dự án hồn thành thì chi đầu tư XDCB từ
NSNN có thể chia thành chi XDCB các dự án hoàn thành; chi XDCB các dự án dở
dang chuyển tiếp; chi XDCB các dự án khởi công mới:
- Chi XDCB các dự án hồn thành là khoản chi để thanh tốn cho các dự án
dự án hồn thành chờ quyết tốn và dự án hồn thành đã phê duyệt quyết tốn
nhưng chưa được bố trí thanh tốn.
- Chi XDCB các dự án dở dang chuyển tiếp là khoản chi để thanh toán cho
các dự án đang trong q trình triển khai thi cơng, lắp đặt nhưng chưa được bố trí
thanh tốn.
- Chi XDCB các dự án khởi công mới là khoản chi để thanh toán cho các dự
án chưa tổ chức đấu thầu, hoặc đang trong quá trình tổ chức đấu thầu để lựa chọn
nhà thầu thi công xây lắp.
1.1.4.8. Theo cơ cấu công nghệ của vốn đầu tư
Theo cơ cấu công nghệ của vốn đầu tư, nội dung chi đầu tư XDCB của
NSNN bao gồm chi vốn xây dựng, chi vốn thiết bị và chi khác của dự án đầu tư.
* Chi vốn xây dựng của dự án đầu tư:
Vốn xây dựng của dự án đầu tư là vốn dùng để trang trải các chi phí xây
dựng của dự án đầu tư bao gồm: Chi phí phá và tháo dỡ các cơng trình xây dựng;
chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng các cơng trình, hạng mục cơng
trình chính, cơng trình tạm, cơng trình phụ trợ phục vụ thi cơng; chi phí nhà tạm tại
hiện trường để ở và điều hành thi cơng.
Chi phí xây dựng của dự án đầu tư xác định cho từng cơng trình, hạng mục
cơng trình cụ thể và được xác định bằng cách lập dự tốn xây dựng. Đối với cơng
trình phụ trợ, cơng trình tạm phục vụ thi cơng, chi phí xây dựng được xác định bằng
cách lập dự toán; nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường thì chi phí xây
dựng được xác định bằng định mức tỷ lệ.
Dự tốn chi phí xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập
chịu thuế tính trước, thuế GTGT, chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi

cơng tại hiện trường. Dự tốn chi phí xây dựng có thể xác định theo từng nội dung


14

chi phí hoặc tổng hợp các nội dung chi phí. Dự tốn chi phí xây dựng được lập theo
một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp khối lượng và đơn giá xây dựng đầy đủ;
- Phương pháp tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân cơng, máy thi cơng và
bảng giá tương ứng;
- Phương pháp suất chi phí xây dựng cơng trình có các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật tương tự đã thực hiện;
- Các phương pháp khác phù hợp với tính chất, đặc điểm xây dựng cơng
trình.
* Chi vốn thiết bị của dự án đầu tư
Vốn thiết bị của dự án đầu tư là vốn dùng để trang trải chi phí mua sắm thiết
bị cơng nghệ (kể cả thiết bị cơng nghệ cần sản xuất, gia cơng); chi phí đào tạo và
chuyển giao cơng nghệ; chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí
vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế, phí và các chi phí có liên quan khác.
Chi phí mua sắm thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng,
chủng loại thiết bị cần mua, gia công và giá mua hoặc gia cơng thiết bị. Chi phí đào
tạo và chuyển giao cơng nghệ, chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh
và các chi phí khác liên quan được xác định bằng dự tốn.
* Chi vốn chi phí khác của dự án đầu tư
Vốn chi phí khác của dự án đầu tư là vốn dùng để trang trải các chi phí khác
của dự án đầu tư. Các chi phí khác của dự án đầu tư là tồn bộ các chi phí cần thiết
cho q trình đầu tư dự án. Chi phí khác bao gồm nhiều khoản chi đa dạng như chi
phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư
xây dựng; chi phí dự phịng..., cụ thể:
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: Chi phí bồi thường nhà

cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí bồi thường khác; các khoản hỗ
trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi
thường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ


15

tầng kỹ thuật đã đầu tư.
- Chi phí quản lý dự án: Là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức
quản lý việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực
hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao, đưa cơng trình vào khai thác sử
dụng như chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc
báo cáo kinh tế - kỹ thuật; chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu
tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật; chi phí tổ chức lập, thẩm định hoặc thẩm tra, phê
duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi cơng, dự tốn cơng trình; Chi phí tổ chức
nghiệm thu, thanh tốn, quyết tốn hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây
dựng cơng trình...
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm chi phí tư vấn khảo sát xây dựng,
lập báo cáo dự án, thiết kế xây dựng cơng trình, giám sát cơng trình và các chi phí
tư vấn khác có liên quan.
- Chi phí khác là những chi phí không thuộc các nội dung nêu trên nhưng cần
thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơng trình như chi phí rà phá bom mìn, vật
nổ; chi phí bảo hiểm cơng trình; chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao
động đến công trường; chi phí đảm bảo an tồn giao thơng phục vụ thi cơng các
cơng trình; chi phí kiểm tốn, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt quyết tốn vốn đầu tư;
các khoản phí và lệ phí theo quy định...
1.2. VAI TRỊ CỦA KBNN TRONG VIỆC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XDCB
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ VIỆC PHỐI HỢP VỚI CƠ

QUAN CHỨC NĂNG TRONG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XDCB TỪ
NGUỒN VỐN NSNN
1.2.1. Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chi đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Kho bạc Nhà nước giữ vai trị đặc biệt quan trọng vì là cơ quan trực tiếp
kiểm soát và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm sốt của mình. KBNN là cơ quan của
Nhà nước có nhiệm vụ tập trung và cấp phát các nguồn tài chính trong q trình


×