Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.13 KB, 5 trang )
Để da trẻ không bị chàm
Chàm, còn gọi là eczema, thường xuất hiện ở một vùng da nào đó trên
cơ thể trẻ như: mặt (đặc biệt là hai má, cằm), vùng đầu (sau tai, gáy) hoặc
vùng bẹn, nách
Dấu hiệu thường thấy là vùng da này của trẻ bị mẩn đỏ, ngứa và có thể
nổi những mụn nước nhỏ. Trẻ bị chàm thường hay quấy khóc, kém ngủ, kém
bú vì khó chịu, dưới đây là những điều cần làm để phòng bệnh chàm cho trẻ.
Tránh để da trẻ bị khô ráp:
Trước tiên, nên hạn chế tắm rửa cho trẻ. Các nghiên cứu chứng minh rằng,
việc tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm ở trẻ.
Ngoài ra, cũng không nên dùng nước quá nóng khi tắm rửa cho trẻ, bởi vì
nước nóng là nhân tố làm da trẻ bị mất nước.
Sử dụng dầu gội và sữa tắm cho trẻ vào một chậu tắm riêng biệt. Điều này
tránh cho trẻ phải ngâm mình quá lâu trong chậu tắm có chứa xà phòng.
Tốt nhất, sau khi thoa xà phòng, bạn nhanh chóng tráng người cho trẻ bằng
nước ấm và đặt trẻ sang một chậu nước khác, trước khi tiến hành kì cọ người cho
trẻ.
Để cho làn da của trẻ được “thở” tự do bằng cách chọn chất liệu quần áo
bằng vải tự nhiên thay vì sợi hóa học.
Tránh những bộ trang phục chất liệu sợi dặm, nhựa tổng hợp vì chúng dễ
làm tổn thương làn da nhạy cảm của trẻ.
Chú ý đến chất liệu của chăn đệm dành cho trẻ để tránh hiện tượng dị ứng
da ở trẻ; không nên lạm dụng kem dưỡng ẩm và tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ
phòng của trẻ.
Nên lưu ý để không làm xây xước vùng da bị chàm của trẻ. Nếu bị tổn
thương, vùng da bị chàm dễ bị chảy máu, viêm nhiễm (lúc này gọi là chàm nhiễm
trùng). Khi ấy, việc điều trị chàm nhiễm trùng sẽ khó khăn hơn và có thể để lại sẹo
xấu cho cơ thể trẻ.