Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đối sách hiệu quả xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước so với các dự án do tư nhân đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 101 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Đối sánh hiệu quả xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách
nhà nước so với các dự án do tư nhân đầu tư‖ là nội dung tôi chọn để nghiên
cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau hai năm theo học chương trình cao học
chun ngành kỹ thuật xây dựng cơng trình dân dụng và công nghiệp, tại
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Để hồn thành q trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu
tiên với tất cả chân thành, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn đến Thầy Hà Duy Khánh
- người trực tiếp hướng dẫn tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian
làm luận văn. Bên cạnh đó, Thầy cịn là người đã động viên tơi rất nhiều để tơi
có thể vượt qua những khó khăn trong thời gian nghiên cứu, xin gửi đến Thầy
lời tri ân, lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn Khoa xây dựng - Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tập thể Lãnh đạo, cán bộ, các nhà
khoa học, c ng qu Thầy Cô Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh, đã tận tâm truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt
thời gian học tập. Tơi xin chân thành tỏ lịng biết ơn vì sự giúp đỡ đó.
Xin bày tỏ lịng biết ơn đến các Anh, chị trong ngành, các nhà đầu tư đã
giúp đỡ và cung cấp số liệu nhiệt tình trong quá trình khảo sát để hồn thành bộ
số liệu nghiên cứu phân tích, cũng như cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình đã động viên, khích lệ tơi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Mặt dù bản thân đã tập trung cố gắng nghiên cứu nhưng trong thời gian
làm chuyên đề luận văn với tiến độ tương đối ngắn nên khó tránh khỏi những
sai sót nhất định. Rất mong được sự góp ý chân thành từ quý Thầy, cơ và các
bạn nhằm hồn chỉnh hơn cho luận văn, đồng thời là cơ sở để nghiên cứu mở
rộng sau này.
Học viên thực hiện Luận văn

ii



ĐỐI SÁNH HIỆU QUẢ XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC SO VỚI CÁC DỰ ÁN DO TƢ NHÂN ĐẦU TƢ
Đối sánh hiệu quả thực hiện các dự án đầu tư xây dựng là đề tài quan trọng
nhằm kiến nghị các cấp quản l địa phương khi lựa chọn loại hình đầu tư cho những
dự án thuộc cấp mình quản l nhằm phát huy hiệu quả dự án tối đa. Mục đích chính
của nghiên cứu là xây dựng bộ chỉ số đánh giá KPIs để đo lường hiệu quả dự án
trên địa bàn tỉnh An Giang và phân tích ma trận SWOT. Nghiên cứu tiến hành thu
thập số liệu qua 2 giai đoạn bằng bảng câu hỏi khảo sát và bảng lấy mẫu công việc.
Số liệu thu thập ở giai đoạn 1 được tổng hợp và phân tích bằng kiểm định
Cronbach’s Alpha và ANOVA nhằm xác định và đánh giá các tiêu chí của hiệu quả
dự án. Thông qua 3 dự án thực tế do Nhà nước đầu tư và 3 dự án do tư nhân đầu tư,
việc đối sánh hiệu quả đầu tư các dự án xây dựng được thực hiện dựa vào 6 tiêu chí
lớn và 17 bộ chỉ số phụ. Kết quả cho thấy dự án do Nhà nước đầu tư tốt hơn dự án
do tư nhân đầu tư ở một vài chỉ số KPIs, nhưng ngược lại chúng lại tệ hơn ở các
KIPs cịn lại.
Từ khóa: đối sánh hiệu quả, KPIs, dự án xây dựng, An Giang

BENCHMARKING EFFECTIVENESS OF CONSTRUCTION PROJECTS
USING GOVERNMENT BUDGET AGAINST OTHER PROJECTS USING
PRIVATE BUDGET
Benchmarking the effectiveness of construction investment projects is an
important research topic in order to recommend the local managers when selecting
the investment type for the projects under their management in order to maximize
the effectiveness of the project. The main purpose of this study is to develop a set of
KPIs to measure the effectiveness of projects in An Giang province and analyze
SWOT matrix. The study has conducted data collection through 2 stages by a
structured survey questionnaire and a work sampling sheet. Data collected in the
first stage were synthesized and analyzed by Cronbach’s Alpha and ANOVA tests
iii



to identify and evaluate project performance criteria. Through three actual projects
invested by the government budget and three projects invested by the private
budget, the comparison of investment effectiveness of construction projects has
been done based on 6 major criteria and 17 sets of sub-criteria. The results indicated
that the projects invested by the government budget are better than projects invested
by the private budget in some KIPs, but they are also worse in the remaining KIPs.

Keywords: benchmarking, effectiveness, KPIs, construction projects, An
Giang

iv


CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề:
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, trong những năm gần đây
nguồn ngân sách cân đối chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhà ở, trường học...
phục vụ phát triển kinh tế ngày càng tăng lên, nên cần phải hệ thống quản l đầu tư
công mới được xây dựng, chuyển đổi từ mơ hình kinh tế kế hoạch tập trung sang hệ
thống phân cấp, quá trình chuyển đổi chậm ảnh hướng đến nhiều dự án quan trọng
bị chậm tiến độ và quá trình thực hiện dự án điều chỉnh nhiều lần, làm tăng tổng
mức đầu tư so ban đầu được phê duyệt, tuy nhiên khi Luật Đầu tư công được thông
qua đã nâng cao năng lực phối hợp trong quản l đầu tư công.
Như vậy, đầu tư từ ngân sách nhà nước có vai trị hết sức quan trọng, góp phần
vào tăng trưởng GDP của đất nước và tạo ra tác động lan tỏa, mở rộng các hình thức
đầu tư, đặt biệt là thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào
các lĩnh vực quan trọng để đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra.
Thực tế tại Việt Nam, do mơ hình kinh tế kế hoạch tập trung chuyển đổi chậm (đến
năm 2015 Luật Đầu tư cơng có hiệu lực), nên việc quản l đầu tư công kém hiệu

quả, nên hàng loạt các dự án đầu tư công có dấu hiệu khơng hiệu quả khắp các bộ,
ngành, địa phương.
Thời báo Tài chính Việt Nam [1] đăng, theo thống kê tại các báo cáo gửi về
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 25/8/2017, có 43 dự án của các doanh nghiệp (các
tổng công ty, công ty) thuộc các bộ, 21 dự án thuộc các địa phương, 8 dự án thuộc
các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước với tổng mức đầu tư được phê duyệt
sau c ng khoảng 42.744 tỷ đồng, là các dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả
theo một số tiêu chí do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất. Cụ thể, số dự án có tổng
mức đầu tư phải điều chỉnh tăng so với mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt là 15 dự án. Số dự án có doanh thu, lợi nhuận thực tế thấp hơn trong báo cáo
nghiên cứu khả thi được phê duyệt là 25 dự án. Số dự án đầu tư dở dang, chưa đưa
vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng kế hoạch đầu tư là 29 dự án. Số dự án
đầu tư đã đi vào hoạt động nhưng không đảm bảo công suất thiết kế, không b đắp


được chi phí vận hành, chi phí sản xuất thực tế cao hơn chi phí sản xuất theo tính
tốn khi thiết kế dự án, thời gian l thực tế kéo dài hơn thời gian l kế hoạch là 20
dự án. Có 8 dự án có dấu hiệu đầu tư khơng hiệu quả đã được thanh l , hoặc chuyển
giao, thay đổi chủ đầu tư. Tính chung, 72 dự án được báo cáo lần này có tổng vốn
ban đầu là 33.725 tỷ đồng và tổng mức đầu tư được phê duyệt sau c ng là 42.744 tỷ
đồng, tăng 9.019 tỷ đồng.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái kinh tế toàn cầu (vào khoảng giai
đoạn 2007–2012), các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước gặp khó khăn. Nền kinh
tế thế giới suy thoái, phục hồi chậm và các điều kiện ngân sách khó khăn, nên tình
trạng phân bổ ngân sách cho dự án kéo dài gây chậm tiến độ. Điều chỉnh dự án tăng
tổng mức đầu tư trong các dự án đầu tư cơng cịn phổ biến, làm ảnh hưởng khơng
tốt tới phân tích lợi ích – chi phí. Tuy nhiên, để phát triển đất nước thì đầu tư cơng
có tầm quan trọng nhằm giải quyết nhu cầu thiếu hụt cơ sở hạ tầng, tác động tích
cực tới tăng trưởng (ở các nước thu nhập thấp và trung bình), tạo ra nguồn vốn cơng
có lợi cho khu vực tư nhân (giảm chi phí sản xuất) và tác động tới quá trình tăng

trưởng chung.
C ng với cả nước, v ng đồng bằng sơng Cửu Long, trong đó có An Giang
luôn được các Bộ ngành Trung ương h trợ vốn đầu tư phát triển về hạ tầng, đặc
biệt là hạ tầng giao thông, hạ tầng nông nghiệp – thủy lợi góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, tỉnh cũng phải đối mặt với nhiều thách
thức về tình hình biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn, sạt
lở, thiên tai, sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh.
Bên cạnh đó, An Giang cịn là tỉnh nằm ở đầu nguồn sơng Cửu Long, phía
Đơng giáp tỉnh Đồng Tháp, Đông Nam giáp TP. Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh Kiên
Giang và Tây Bắc giáp Campuchia. Kinh tế tỉnh An Giang trong những năm qua
phát triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong giai đoạn
vừa qua gần 9,42%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh khu vực
thương mại - dịch vụ và giảm dần khu vực nông nghiệp, nên An Giang quan điểm

2


và định hướng đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách đầu tư dự án có trọng tâm,
trọng điểm. Ưu tiên đầu tư phát triển các dự án hạ tầng giao thông, hạ tầng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn, y tế, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, tập trung nội lực là chính, đồng thời
tranh thủ ngoại lực đầu tư, trong đó tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư, lựa chọn
danh mục và lập đề cương dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP,… tạo bước đột
phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương
trong mối quan hệ tổng thể của tỉnh với v ng kinh tế trọng điểm và khu vực đồng
bằng sông Cửu Long.
Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang [2] cho biết tổng vốn đầu tư thực tế huy
động vốn 05 năm 2011-2015 như:
Bảng 1.1: Tổng hợp nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015


Số
TT

Danh mục cơng trình

Kế hoạch
theo QĐ
1636/QĐUBND
16/9/
2011

1

2

3

1
2
3
4
5
6

TỔNG CỘNG
Vốn TW đầu tư trên địa bàn
Nguồn vốn Bổ sung có mục
tiêu và TPCP
Nguồn vốn ĐTPT (ngân sách
địa phương, XSKT)

Nguồn vốn ngồi nước (ODA)
Nguồn vốn tín dụng Nhà nước
Nguồn vốn doanh nghiệp đầu


Kế hoạch
theo
QĐ1768/
QĐUBND
16/8/
2013

Tổng
vốn
huy
động
giai
đoạn
20112015

4

5

So sánh
KH
theo

1636
với vốn

huy
động
20112015
(%)

So sánh
KH
theo

1768
với vốn
huy
động
20112015
(%)

6=5/3*100

7=5/4*100

99.975
23.074

56.164
17.543

40.784
1.819

40,79

7,88

72,62
10,37

19.312

9.219

6.033

31,24

65,44

18.059

10.213

8.206

45,44

80,35

7.261
7.467

3.584
1.186


570
545

7,85
7,30

15,90
45,95

24.803

14.419

23.611

95,19

163,75

Qua 05 năm (từ năm 2011-2015), tồn tỉnh có khoảng 979 cơng trình đầu tư,
trong đó gần 892 cơng trình vốn ngân sách Nhà nước và 87 dự án thu hút doanh
nghiệp đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng (chỉ tính những dự án đã hồn thành

3


và đang triển khai, đã thu hút vốn đầu tư 12.177 tỷ đồng/tổng vốn huy động 24.650
tỷ đồng và cao hơn nguồn vốn ngân sách địa phương đầu tư của chương trình (chỉ
huy động được 8.206 tỷ đồng), đã phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bênh cạnh đó do nhận thức các Sở, Ngành và Ủy ban nhân

dân các huyện, thị xã, thành phố, chỉ chú trọng vào các cơng trình sử dụng ngân
sách nhà nước, nên nhu cầu vốn đầu tư có nguồn gốc ngân sách Nhà nước vẫn cịn
khá cao so với khả năng huy động là hạn chế, trong khi chưa chủ động tìm các nhà
đầu tư để triển khai các cơng trình thuộc ngành quản l .
Sự thiếu thông tin, nhận thức chưa đầy đủ của các cấp quản l địa phương về
đầu tư các cơng trình bằng ngân sách nhà nước và các cơng trình do tư nhân đầu tư.
Công tác quản l đầu tư và thu hút đầu tư của tỉnh chưa xác định được chính xác
những loại dự án nào là phải d ng ngân sách đầu tư sẽ hiệu quả, những dự án nào
giao khu vực tư nhân đầu tư sẽ hiệu quả. Do đó, việc đối sánh hiệu quả đầu tư các
dự án do nhà nước đầu tư, so với khu vực tư nhân đầu tư là cấp thiết, nhằm để kiến
nghị cấp lãnh đạo chính quyền địa phương trong lựa chọn dự án để đưa vào kế
hoạch đầu tư công trung hạn và những dự án cần phải kêu gọi các thành phần kinh
tế đầu tư là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.
Hiện ở Việt Nam, tác giả Tô Trung Thành [3] đã nghiên cứu phân tích đầu tư
cơng lấn át đầu tư tư nhân, góc nhìn từ mơ hình thực nghiệm VECM và tác giả
Nguyễn Bảo Ngọc [4] đã nghiên cứu về các vấn đề về đo lường thành công của dự
án xây dựng và đề xuất sử dụng KPIs; nghiên cứu dựng lại là chỉ phân tích đầu tư
cơng lấn át đầu tư tư nhân hoặc đưa ra các cơng thức tính toán, chưa nghiên cứu đối
sánh hiệu quả đầu tư các dự án do nhà nước đầu tư so với khu vực tư nhân đầu tư.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài:
Về mặt khoa học: Đề tài muốn khảo sát và tìm hiểu về nhận thức của các
cấp quản l địa phương, đưa ra những nhận định và phân tích để có những đối sánh
lựa chọn, quyết định lựa chọn loại hình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hay tư
nhân đầu tư một cách chính xác có cơ sở khoa học, nhằm sử dụng nguồn lực từ

4


ngân sách của địa phương một cách trọng tâm trọng điểm hiệu quả nhất, phát huy
hiệu quả đầu tư.

Về mặt thực tiễn: nghiên cứu giúp chính quyền địa phương, các cấp quản lý
địa phương, lựa chọn được loại hình đầu tư hợp lý nhất cho những dự án thuộc cấp
mình quản lý nhằm phát huy hiệu quả dự án góp phần phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh, cũng như thực hiện hoàn thành các mục tiêu kế hoạch 05 năm cấp chính quyền
địa phương. Từ đó, đưa ra các tiêu chí, phương pháp lựa chọn những dự án nào
ngân sách nhà nước đầu tư sẽ hiệu quả, những dự án nào thì khu vực tư nhân đầu tư
sẽ hiệu quả.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chính của đề tài là đối sánh hiệu quả dự án xây dựng sử dụng
nguồn vốn ngân sách nhà nước và dự án do tư nhân đầu tư (nhà đầu tư) trên địa bàn
tỉnh An Giang. Từ đó, các mục tiêu thành phần bao gồm:
-

Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng dự án dựa trên
các văn bản pháp luật và thực tiễn áp dụng.

-

Xây dựng bộ tiêu chí đo lường đánh giá hiệu quả xây dựng các dự án
(Key Performance Index, KPI).

-

Áp dụng bộ KPI này vào một số dự án đầu tư xây dựng điển hình bao
gồm dân dụng, cầu đường và thủy lợi ở An Giang.

-

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro của các dự án xây dựng
điển hình ở trên nhằm so sánh hiệu quả với nhau.


1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài được thực hiện khảo sát trên các đối tượng là
các Ban quản l dự án Đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh và nhà đầu tư (có dự án do
mình làm chủ đầu tư) sử dụng vốn ngân sách hoặc vốn doanh nghiệp đầu tư trên địa
bàn tỉnh.

5


Phạm vi nghiên cứu: v ng thực hiện bài nghiên cứu được hạn chế ở tỉnh An
Giang với những dự án trong các lĩnh vực như giao thông, y tế và cấp nước, vì quá
trình lựa chọn đầu tư các loại lĩnh vực này trong giai đoạn hiện nay tỉnh An Giang
đang tập trung ngân sách đầu tư, trong khi nhiều doanh nghiệp cũng tìm hiểu cơ hội
đầu tư, cũng có những dự án đã đầu tư trong lĩnh vực này.
1.5. Đóng góp của đề tài:
Đóng góp thứ 1: kết quả của đề tài có thể làm cơ sở để lựa chọn dự án nào
cần đầu tư bằng ngân sách, những dự án nào do tư nhân đầu tư , đồng thời cũng là
cơ sở để các cơ quan nhà nước, nhà đầu tư tiếp cận ra quyết định lựa chọn dự án
đầu tư cho ph hợp.
Đóng góp thứ 2: nghiên cứu xác định hình thức đầu tư trên cơ sở các tiêu
chí, phương pháp lựa chọn ph hợp với từng loại dự án. Từ đó giúp các cấp quản l
địa phương và nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư ph hợp, để phát huy hiệu quả
đầu tư cao nhất và đảm bảo dự án triển khai đúng mục tiêu đề ra.

6


CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm về đối sánh

Meek và nhóm tác giả [5], cho biết tổng quan về đối sánh như sau:
- Đối sánh là một quá trình học hỏi được kiến tạo để tạo điều kiện cho những
người tham gia q trình này có thể so sánh những hoạt động, hay dịch vụ, sản
phẩm của họ với người khác hay tổ chức khác, nhằm tìm hiểu ch mạnh ch yếu
trong tương quan so sánh với nhau, để tự cải thiện hoặc điều chỉnh hoạt động của
mình. Đối sánh có nhiều yếu tố rất có giá trị có thể nêu ra như:
Phạm vi đối sánh bao gồm nhiều mảng hoạt động khác nhau. Bất cứ trường
nào cũng có thể tìm ra ít nhất một vài lĩnh vực mà mình có thế mạnh và có thể thành
cơng, thay vì bị đánh giá dựa trên một nhóm các tiêu chí chọn lọc từ bên ngồi.
Cách tiếp cận của việc đối sánh được xây dựng dựa trên các chỉ số định
lượng và định tính, các thước đo q trình, cho thấy những vị trí dẫn đầu hay tụt
hậu. Những thứ đó có thể giúp chúng ta biết rằng liệu những kinh nghiệm hay có
đang được áp dụng hay khơng mà không cần phải chờ đo lường thành quả mới biết.
- Đối sánh bên trong để tích lũy kinh nghiệm của quá trình trước khi thử áp
dụng hoặc là đối sánh bên ngoài hoặc là đối sánh chức năng. Nếu áp dụng ph hợp,
đối sánh sẽ chứng minh là một trong những công cụ hiệu quả nhất giúp tạo sự đột
phá trong việc cải thiện hiệu năng. Do đó, đối với những hoạt động cải thiện hiệu
năng cụ thể, nhà quản l cần chọn và áp dụng các quá trình đối sánh ph hợp, các
kiểu đối sánh phổ biến nhất hiện nay:
 Chuẩn đối sánh với bên ngoài.
 Chuẩn đối sánh chức năng.
 Chuẩn đối sánh về tính cạnh tranh.
 Chuẩn đối sánh về quá trình.
 Chuẩn đối sánh về kết quả hoạt động.
 Chuẩn đối sánh chiến lược.
 Chuẩn đối sánh quốc tế.
 Chuẩn đối sánh bên trong.

7



 Chuẩn đối sánh tổng quát.

Bill Cockburn [6] cho biết, đối sánh là một cơng cụ đa năng và có thể áp
dụng riêng công cụ này hoặc áp dụng kết hợp với những công cụ cải thiện năng
suất, cho đến nay, kỹ thuật đối sánh vẫn được đánh giá là cơng cụ hữu ích nhất
trong chuẩn đối sánh các thành viên của Đối sánh hoặc là hoạt động c ng một
ngành hoặc các đối thủ trực tiếp được so sánh, từ đó có thể thấy chúng ta có thể áp
dụng Đối sánh dưới nhiều hình thức khác nhau. Do đó, nó giúp các đơn vị tập trung
vào q trình thực hiện Đối sánh trước khi áp dụng nó và thực tế, quá trình Đối sánh
thường diễn ra như sau:
- Thường xuyên so sánh về mặt hiệu năng (các chức năng hoặc các q trình)
với những cơng ty phát triển nhất về hiệu năng.
- Nhận biết các l hổng về hiệu năng.
- Tìm kiếm các phương pháp mới để cải thiện hiệu năng.
- Thực hiện các phương pháp cải thiện hiệu năng.
- Giám sát tiến độ thực hiện và đánh giá các lợi ích đạt được.
2.2. Hiệu quả thực hiện
Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án: phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội nhằm
so sánh lợi ích giữa phương án thực hiện đầu tư dự án với phương án giữ nguyên
hiện trạng, không thực hiện đầu tư, các yếu tố tác động đến xã hội trong quá trình
thực hiện dự án như h trợ tái định cư, bình đẳng giới, lao động, tạo việc làm... và
các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực.
Về môi trường của dự án: đánh giá tác động môi trường theo pháp luật về
môi trường. Trường hợp dự án sử dụng tài nguyên thiên nhiên làm yếu tố đầu vào
(thuộc các lĩnh vực như năng lượng, điện, nước...), phân tích chi tiết về tác động của
dự án đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu
cực.
Về kỹ thuật: ph hợp của phương án kỹ thuật, công nghệ với quy mô, công
suất của dự án, các tiêu chuẩn, định mức và yêu cầu kỹ thuật đầu vào; tính sẵn có và

khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ được lựa chọn.

8


Về tài chính: phải ph hợp và tính chính xác của các yếu tố tài chính đầu
vào, các chỉ tiêu tài chính và phương án tài chính sơ bộ của dự án, sự ph hợp của
các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư; đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà
nước xem xét sự ph hợp của giá trị phần vốn, khả năng cân đối và bố trí vốn, cách
thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân cho nhà đầu tư...
Về quốc phịng, an ninh (nếu có): Trường hợp dự án có tác động về quốc
phịng, an ninh, phân tích chi tiết nội dung này và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác
động tiêu cực.
2.3. Nghiên cứu trong nƣớc:
Việt Nam trong những năm qua có nhiều khác vọng phát triển, với tầm nhìn
của Cộng đồng kinh tế ASEAN hướng đến tự do hóa thương mại, nên đất nước sẽ
chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước mình đồng bộ hơn đồng thời kết nối
với khu vực. Tuy nhiên, vẫn có những khó khăn nhất định về nguồn lực và mục tiêu
ở các quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam, những năm qua, hoạt động đầu tư xây
dựng ở nước ta không ngừng tăng nhanh cả về quy mô, lĩnh vực xây dựng với sự
tham gia rộng rãi của toàn xã hội. Tuy nhiên, tác động này là thấp nhất so với đầu tư
từ các khu vực khác, nên cần tiếp tục hồn thiện chính sách đầu tư cơng và chính
sách đầu tư của Việt Nam trong thời gian tới, cụ thể:
Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hồng Phong [7] đã phân tích tác động
của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: Góc nhìn thực nghiệm từ
mơ hình ARDL, cho biết sau hơn 25 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, với tốc độ tăng trưởng trung bình
7,15%/năm trong giai đoạn 1990-2012. Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra
hiệu ứng của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn
1988-2012. Trên cơ sở mơ hình đa biến được phác họa từ hàm sản xuất, bằng cách

tiếp cận phân phối trễ tự hồi quy (ARDL: Autoregressive Distributed Lag), nghiên
cứu cho thấy tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn
khơng có

nghĩa thống kê, nhưng có tác động thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn.

Tuy nhiên, tác động này là thấp nhất so với đầu tư từ các khu vực khác. Từ các phát

9


hiện của nghiên cứu, bài viết đề xuất một vài kiến nghị hồn thiện chính sách đầu tư
cơng của Việt Nam trong thời gian tới.
Tô Trung Thành [3] đã phân tích đầu tư cơng lấn át đầu tư tư nhân, góc nhìn
từ mơ hình thực nghiệm VECM, cho biết u cầu tái cấu trúc đang đặt ra cấp thiết
trong bối cảnh Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển 2011-2020, trong đó, trọng
tâm là tái cơ cấu đầu tư cơng. Bài viết với mục đích nghiên cứu liệu đầu tư cơng ảnh
hưởng tiêu cực hay tích cực đến đầu tư tư nhân sẽ đóng góp vào kiến nghị chính
sách một cách thiết thực, đồng thời bổ sung khoảng trống trong nghiên cứu thực
nghiệm ở Việt Nam. Tác giả sử dụng mơ hình VECM với số liệu thu thập từ 19862010 để ước lượng các hàm phản ứng và các hệ số co giãn. Theo đó, hiện tượng đầu
tư cơng “lấn át” đầu tư tư nhân được thể hiện rõ nét. Trung bình sau một thập niên,
1% tăng vốn đầu tư công ban đầu sẽ khiến đầu tư tư nhân bị thu hẹp 0.48%. Đồng
thời, tác động đến GDP của đầu tư công là thấp so với tác động của đầu tư tư nhân.
Bài viết hàm

trong q trình chuyển đổi mơ hình kinh tế, cần giảm dần tỷ trọng

đầu tư cơng, đồng thời tăng cường mạnh mẽ hiệu quả và chất lượng của đầu tư khu
vực nhà nước.
Đào Thông Minh và Lê Thị Mai Hương [8] đã nghiên cứu tác động của vốn

đầu tư tư nhân, lao động và cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế v ng Đồng bằng
sông Cửu Long, cho biết: nghiên cứu sử dụng tập dữ liệu 13 tỉnh, thành v ng
ĐBSCL giai đoạn 2009 - 2013 với 65 quan sát, áp dụng mơ hình hồi quy bằng
phương pháp ước lượng (FEM) đối với biến phụ thuộc tăng trưởng kinh tế, các biến
độc lập lần lượt là cơ sở hạ tầng, vốn và lao động. Kết quả, cụ thể như sau: vốn đầu
tư tư nhân (K), lực lượng lao động (L); các biến cơ sở hạ tầng bao gồm: năng lượng
điện tiêu thụ trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, xây dựng (IP); chiều dài đường
bộ (ITr) có mối quan hệ đồng biến và tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế
tại khu vực ĐBSCL giai đoạn 2009 – 2013.

10


Thủ tướng Chính phủ [9] phê duyệt Đề án cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn
2017 – 2020 và định hướng đến năm 2025, có đề ra mục tiêu, định hướng đầu tư
như sau:
- Cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020 và một số định hướng đến năm
2025 nhằm chuyển đổi và hình thành cơ cấu đầu tư hợp l , nâng cao hiệu quả kinh
tế - xã hội của đầu tư công và chất lượng thể chế quản l đầu tư công; thu hút tối đa
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, đầu tư hệ thống kết cấu hạ
tầng kinh tế, xã hội thiết yếu, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.
- Cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025
tập trung vào các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, các công trình, dự án
trọng điểm, có sức lan tỏa rộng và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngồi nước theo hình
thức đối tác công tư (PPP) và bảo đảm phát triển hài hịa giữa các v ng, lãnh thổ”.
Nguyễn Bích Lâm [10] phân tích chỉ tiêu vốn đầu tư trong kinh tế vĩ mô và
thống kê tài sản Quốc gia cho biết đầu tư cơng có vai trị vơ c ng quan trọng trong
phát triển đất nước nói chung, trong tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng ở

nước ta. Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ gặp các nhà doanh nghiệp để giải quyết
những vướng mắc trong hoạt động đầu tư nhằm tạo ra một mơi trường thơng
thống, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và vốn đầu tư phát triển chi trực tiếp vào
hoạt động sản xuất, tạo ra thu nhập mới cho nền kinh tế và cả những khoản chi
mang bản chất của chính sách xã hội, khơng tham gia vào quá trình sản xuất. Trong
thời gian qua, qua phản ánh thực trạng của nền kinh tế, ngành Thống kê đã thu thập,
tính tốn và cơng bố chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển trên cả phương diện thực hiện và
nguồn vốn. Tuy vậy, khái niệm vốn đầu tư phát triển không ph hợp với khái niệm
vốn đầu tư trong kinh tế vĩ mơ và khái niệm tích lũy tài sản trong thống kê tài khoản
quốc gia, điều này đã gây ra sự nhầm lẫn cho những người d ng tin, đặc biệt là

11


người nước ngoài khi mà họ hiểu theo kinh tế vĩ mơ, đầu tư và tích lũy tài sản trong
thống kê tài khoản quốc gia có c ng phạm vi và nội dung.
Vũ Tuấn Anh [11] đã tóm tắt về tình hình đầu tư cơng ở việt nam trong mười
năm qua, cho biết "vốn đầu tư" được d ng để phản ánh số lượng tiền bỏ ra trong
một thời hạn nhất định (01 năm, 5 năm) của các thành phần kinh tế nhằm mục đích
tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, số tiền này không phải tất cả
đều đi vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, vì vậy chỉ tiêu này khơng hồn tồn tr ng
với "tổng tích lũy tài sản". Có hai chỉ tiêu khác nhau được sử dụng để phản ánh số
lượng đầu tư: "tổng tích lũy tài sản" d ng trong phân tích phân bổ GDP, cịn "vốn
đầu tư" khi phản ánh tình hình bỏ vốn đầu tư trên thực tế. Về mặt số lượng "tổng
tích lũy tài sản" bằng khoảng 65-75% so với "vốn đầu tư" và trong những năm gần
đây tỷ lệ vốn đầu tư trở thành tài sản tích lũy có xu hướng ngày càng giảm.
2.4. Nghiên cứu ngồi nƣớc:
Trên thế giới, hiện tại trong ngành xây dựng có tính cạnh tranh ngày càng
cao, có nhu cầu quan trọng đối với các nhà quản l để không ngừng nâng cao hiệu
quả và hiệu quả của công ty, nên người quản l cần biết các biện pháp hiệu suất nào

là quan trọng nhất trong việc xác định thành công chung của công ty, như nghiên
cứu về nâng cao năng suất lao động, hiệu suất thời gian thi công dự án, đo lường và
so sánh hiệu suất của tổ chức với hiệu suất của các tổ chức tương tự khác trong các
hoạt động kinh doanh, đo lường hiệu suất quản l an tồn trên các cơng trường xây
dựng. Với các nước phát triển có điều kiện gần giống Việt Nam, các nguyên nhân
thường được đề cập đến nhiều nhất là quá trình mua sắm trong xây dựng mà luôn
luôn dẫn đến thời gian và chi phí vượt quá trong các dự án. Vì vậy, để cải thiện hiệu
suất của các dự án, cần xác định nguyên nhân và chi phí của việc xây dựng.
Simon Beatham và các cộng sự [12] đã phân tích với sự ra đời của khái niệm
về chỉ số hiệu suất chính (KPI) cho kết quả tài chính, để đáp ứng với báo cáo
Latham và Egan, ngành xây dựng của Anh đã phát triển một bộ KPIs riêng, tuy
nhiên, việc sử dụng hiệu quả này còn hạn chế. Bài báo này xem xét các KPI xây
dựng này và kết luận rằng hầu hết các KPI được sử dụng là sự kiện bài đăng, các

12


biện pháp chậm trễ không cung cấp cơ hội thay đổi. Kết quả là KPI đang được sử
dụng trong ngành như một công cụ tiếp thị, không phải là một phần không thể thiếu
trong quản l kinh doanh. Bài viết này phân biệt giữa ba loại biện pháp và đề xuất
một khuôn khổ để sử dụng hiệu quả trong một hệ thống đo lường hiệu suất tổng thể
dựa trên thay đổi được thúc đẩy bởi kết quả.
Van Truong Luu và các cộng sự [13] đã nghiên cứu về cải thiện hiệu quả
quản l dự án của các nhà thầu lớn bằng cách sử dụng phương pháp đo điểm chuẩn,
cho biết cách tiếp cận điểm chuẩn có thể được áp dụng để đánh giá và cải thiện
quản l dự án xây dựng. Một khung nghiên cứu khái niệm thường được phát triển
để thực hiện một nghiên cứu điểm chuẩn về hiệu suất quản l dự án (PMP) từ quan
điểm của nhà thầu. Ba nhà thầu lớn điển hình tham gia vào nghiên cứu này để xác
nhận phương pháp nghiên cứu. Bài báo được cung cấp trong 09 chỉ số hiệu suất
chính (KPIs) có thể được áp dụng để đo PMP và đánh giá các nhà thầu tiềm năng

cũng như khả năng của họ bằng cách yêu cầu các chỉ số này. Những phát hiện cho
thấy rằng cách tiếp cận điểm chuẩn có thể giúp các cơng ty xây dựng học hỏi từ
những thực hành tốt nhất của người khác và tiến hành cải tiến liên tục.
Hee-Sung Park và các cộng sự [14] về điểm chuẩn của năng suất xây dựng,
cho biết năng suất xây dựng đã là một nguyên nhân gây ra mối lo ngại lớn trong cả
ngành xây dựng và giới hàn lâm. Mặc d nhiều công ty đã phát triển hệ thống theo
dõi năng suất của mình dựa trên kinh nghiệm và hệ thống kế tốn của họ, khơng có
thành cơng nào trong việc thiết lập các định nghĩa phổ biến và phát triển một công
cụ khảo sát thu thập dữ liệu năng suất chuẩn ở các cấp thích hợp. Nghiên cứu này
được bắt đầu để thiết lập một tập hợp phổ biến các chỉ số năng suất xây dựng và các
định nghĩa tương ứng của chúng. Theo kết quả của n lực nghiên cứu này, hệ thống
đo lường năng suất xây dựng (CPMS), có chứa một danh sách các tài khoản trực
tiếp và gián tiếp và 56 thành phần dữ liệu được nhóm thành 7 loại chính, được phát
triển. Hệ thống đo lường năng suất xây dựng là một công cụ thu thập dữ liệu năng
suất xây dựng tiêu chuẩn và cung cấp một khuôn khổ để báo cáo các chỉ tiêu ngành
cho năng suất xây dựng chuẩn. Đầu vào từ 73 chuyên gia trong ngành đã được sử

13


dụng để xác định 56 yếu tố đo lường và định nghĩa tương ứng của chúng. Những
phát hiện sơ bộ từ mẫu ban đầu của 16 dự án công nghiệp cho thấy rằng các chỉ số
năng suất có thể được tạo ra và có

nghĩa đối với việc đo lường năng suất xây

dựng. Do kích thước mẫu nhỏ, nhiều hơn kết luận sơ bộ chung sẽ khơng thích hợp.
Dựa trên các phân tích, CPMS được phát triển được cho là một công cụ thu thập dữ
liệu năng suất hợp l và khi có đủ dữ liệu sẽ có khả năng tạo ra các tiêu chuẩn công
nghiệp hợp l .

James Sommerville [15] về cách tiếp cận bảng điểm đến điểm chuẩn cho
tổng xây dựng chất lượng, cho biết việc áp dụng các tiêu chuẩn được phát triển từ
một cách tiếp cận bảng điểm cho một chương trình quản l chất lượng tồn diện
(TQM) được thảo luận. Chương trình nhằm mục đích đạt được chất lượng trong
một tổ chức có hoạt động chính là tập trung vào một số dự án xây dựng. Các biện
pháp thẻ điểm sáng tạo được phát triển và thực hiện trong nhóm xây dựng Morrison
được xem xét, báo cáo và các lợi ích thu được từ việc thực hiện bảng điểm được
thảo luận. Điểm chuẩn thực, ảo được thiết lập và sử dụng làm chỉ số trong bảng
điểm của tổ chức xây dựng này. Từ việc thực hiện bảng điểm, rõ ràng là các biện
pháp vượt trội là kết hợp các kết quả khảo sát khách hàng nội bộ và bên ngoài bao
gồm việc lập bản đồ các n lực thực tế tập trung vào nhận thức của khách hàng và
vô số các bên liên quan khác trong dự án xây dựng.
Albert P. C. Chan, Daniel WM [16] đã phát triển một mơ hình chuẩn cho
hiệu suất thời gian thi công dự án tại Hồng Kông, cho biết thời gian thi công đã
được công nhận bởi các nhà nghiên cứu xây dựng và các chuyên gia trong ngành
công nghiệp trong ba thập kỷ qua là một trong những tiêu chí hiệu quả quan trọng
nhất của nhiều dự án thành công. Điều này đặt ra một mối quan tâm toàn cầu ngày
càng tăng về điểm chuẩn các biện pháp thực hành tốt nhất của hiệu suất thời gian thi
công (CTP) để sử dụng bởi khách hàng, tư vấn và các nhà thầu trong ngành xây
dựng. Các mơ hình thời gian thống kê có nguồn gốc trước đây được xem xét lần đầu
trong bài báo này. Một cuộc khảo sát câu hỏi sau đó đã được thực hiện để xác định
một tập hợp các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian xây dựng của các dự án

14


nhà ở công cộng cao tầng ở Hồng Kông. Dữ liệu được thu thập từ một mẫu đại diện
của 56 tiêu chuẩn 'các khối nhà ở kiểu Harmony' thông qua các bảng câu hỏi được
gửi. Nhiều bài tập hồi quy được thực hiện để phân tích dữ liệu dự án và thiết lập mơ
hình dự báo. Kết quả cho thấy thời gian xây dựng tổng thể của các dự án như vậy có

thể được mơ hình hóa trên cơ sở tập hợp các yếu tố phạm vi, phương pháp xây dựng
và sơ đồ nhà ở được lựa chọn. Thời gian dự đốn tính từ mơ hình phát triển sau đó
được so sánh và đánh giá theo thời gian thực tế đạt được tại ch . Khái niệm chỉ số
CTP, đại diện cho thời lượng dự đoán của các dự án riêng lẻ liên quan đến thời gian
quan sát thực tế của chúng, được áp dụng như một phương tiện hữu ích để đánh giá
và đo điểm chuẩn CTP của chúng. Các ứng dụng thực tế của mơ hình phát triển
cũng được giải thích. Một mơ hình dự đốn thời gian xây dựng khác được dự kiến
sẽ được xây dựng cho các khối nhà ở khu vực tư nhân ở Hồng Kông để so sánh địa
phương và quốc tế.
Mohammad S. El-Mashaleh và các cộng sự [17] đã phân tích hiệu suất Công
ty xây dựng bằng cách sử dụng đo điểm chuẩn, cho biết trong ngành xây dựng có
tính cạnh tranh cao ngày nay, có nhu cầu quan trọng đối với các nhà quản l để
không ngừng nâng cao hiệu quả của công ty. Cụ thể hơn, các nhà quản l cần phải
biết các biện pháp hiệu suất nào là quan trọng nhất trong việc xác định thành công
chung của công ty. Điểm chuẩn, khi được thực hiện đúng cách, có thể xác định
chính xác cả hai cơng ty thành cơng và l do cơ bản cho thành công của họ. Tuy
nhiên, điểm chuẩn nghiêm ngặt trong ngành xây dựng vẫn còn là một lĩnh vực mới.
Bài viết này phân tích và phê bình cả các biện pháp và số liệu sử dụng truyền thống
trong ngành xây dựng và các mơ hình điểm chuẩn được phát triển cho đến nay của
ngành. Dựa trên kết quả phân tích này, các mơ hình điểm chuẩn sử dụng phân tích
dữ liệu được đề xuất cung cấp những cải tiến đáng kể so với các mô hình hiện tại.
Các mơ hình được đề xuất đo lường hiệu suất của công ty xây dựng trên cơ sở tồn
cơng ty, phân tích thương mại giữa các chỉ số hiệu suất khác nhau và kết hợp các tài
nguyên mà các Cơng ty xây dựng chỉ ra. Các mơ hình cũng cung cấp hướng dẫn của

15


người quản l trong việc xác định các nguồn lực Cơng ty cụ thể có thể được phân
bổ lại để cải thiện hiệu suất tổng thể của Công ty.

Adnan Enshassi [18] đã phân tích năng suất lao động xây dựng điểm chuẩn,
cho biết năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đến tiến độ xây dựng dự án, để nâng cao năng suất lao động, sản xuất cần được đo
lường thường xuyên, sau đó so sánh với các tiêu chuẩn được chấp nhận. Mục tiêu
của nghiên cứu này là để đo lường năng suất lao động ở dải Gaza, Palestine, bằng
cách sử dụng phương pháp đo điểm chuẩn. Dữ liệu sản xuất được thu thập từ chín
dự án xây dựng khác nhau nằm ở dải Gaza, đối với m i dự án, các giá trị cho năng
suất cơ sở, chỉ số gián đoạn, chỉ số hiệu suất và chỉ số quản l dự án được tính tốn,
dựa trên mục tiêu, năng suất cơ sở của các cơng trình xây dựng ở dải Gaza thì lao
động từ 0,29 đến 0,80 giờ làm việc trên một mét vng. Các giá trị tính tốn được
sử dụng để phát triển mối tương quan giữa hai điểm chuẩn của dự án (tức là các chỉ
số quản l dự án và gián đoạn). AS chỉ có bốn trong số chín dự án được thực hiện
tốt, đề nghị phát triển một tiêu chuẩn điểm chuẩn cho từng công ty xây dựng địa
phương ở Palestine có thể dẫn đến một sự cải tiến trong năng suất xây dựng đất
nước. Kết quả của nghiên cứu này sẽ cải thiện năng suất xây dựng quốc gia ở
Palestine và nêu lợi ích của việc cải thiện tiêu chuẩn đo điểm chuẩn.
Per-Erik Josephson và các cộng sự [19] đã phân tích đối sánh chi phí làm lại
(Đối sánh Rework Cost) trong ngành xây dựng Thụy Điển, cho biết một số nghiên
cứu điều tra nguyên nhân của việc xây dựng một số dự án trong ngành xây dựng
Thụy Điển, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu với sự hợp tác của R & D West, một
nhóm các công ty xây dựng ở Thụy Điển để đo chi phí trong các dự án xây dựng.
Rework đã trở thành một đặc điểm của quá trình mua sắm trong xây dựng mà ln
ln dẫn đến thời gian và chi phí vượt quá trong các dự án. Vì vậy, để cải thiện hiệu
suất của các dự án, cần xác định nguyên nhân và chi phí của việc xây dựng. Nghiên
cứu được trình bày trong bài viết này xác định, phân tích và thảo luận về nguyên
nhân, độ lớn và chi phí của 7 dự án xây dựng của Thụy Điển. Kết quả cho thấy chi
phí cho các dự án nghiên cứu điển hình là 4,4% giá trị xây dựng của giai đoạn quan

16



sát, và thời gian cần thiết để sửa chữa chúng là 7,1% tổng thời gian làm việc. Các
l i xây dựng tạo ra rework được phân tích thêm theo nguồn gốc, chủng loại và vị
trí, nguyên nhân của việc xây dựng lại đã được xác định và thảo luận, và các hành
động phòng ngừa được đề xuất.
Edmond W.M. Lam và các cộng sự [20] đã phân tích điểm chuẩn hệ thống
thiết kế-xây dựng trong mua sắm, cho biết việc đánh giá tiêu chuẩn có thể là một
cách hiệu quả của các tổ chức để cung cấp dịch vụ tốt hơn thông qua cải tiến liên
tục. Khái niệm về điểm chuẩn đã được áp dụng rộng rãi cho ngành công nghiệp xây
dựng trong những năm gần đây để tăng cường hiệu suất của dự án, đặc biệt đối với
một dự án xây dựng cung cấp bởi một phương thức mua sắm thiết kế, xây dựng và
việc xác định các yếu tố thành cơng quan trọng có thể kích hoạt các nhà lãnh đạo
nhóm dự án để thực hiện những cải tiến trong một số lĩnh vực cụ thể. Bài viết này
nhằm mục đích thiết lập một khn khổ khái niệm của các yếu tố thành công quan
trọng (CSFs) cho các dự án thiết kế-xây dựng trong xây dựng. Từ khuôn khổ, người
ta đưa ra giả thuyết rằng sự thành công dự án của một dự án thiết kế-xây dựng là
một chức năng của sự tương tác giữa các đặc điểm dự án, thủ tục dự án, chiến lược
quản l dự án, tham gia dự án liên quan đến bầu khơng khí làm việc của dự án và
môi trường của dự án. Các CSFs để xác định có thể cung cấp các học viên và các
học giả với một sự hiểu biết tốt hơn về điều hành một dự án thiết kế-xây dựng thành
công để phát triển một chuẩn mực cho quá trình giao hàng dự án D & B.
Sherif Mohamed [21] đã phân tích về BQM & T điểm chuẩn và cải thiện
năng suất xây dựng, cho biết sự thành công của ngành công nghiệp sản xuất và dịch
vụ đã thu hút sự chú

của các học viên xây dựng và các nhà nghiên cứu về giá trị

của nó trong việc đo lường và cải thiện hiệu suất của ngành. Để cải thiện hiệu suất
xây dựng, cần phải có các phép đo chính xác và phản ánh thực hành, xu hướng và
năng suất hiện tại. Bài viết này đã kiểm tra việc áp dụng khái niệm điểm chuẩn để

xây dựng trên ba cấp độ - nội bộ, dự án và bên ngoài. Các tổ chức được khuyến
khích tham gia tích cực vào việc chấm điểm dự án để đánh giá hiệu suất của họ, đo
lường mức năng suất và xác nhận cơ sở dữ liệu ước lượng chi phí của họ. Ngồi ra,

17


các tổ chức phải cởi mở hơn để đánh giá những gì đã thành cơng trong các ngành
khác và đánh giá nếu nó có khả năng thích ứng với xây dựng. Cuối c ng, điểm
chuẩn nên được xem là một phần tích hợp của một q trình liên tục nhằm cải thiện
năng suất xây dựng. Môi trường điểm chuẩn được triển khai đầy đủ trong ngành,
như được đề xuất trong tài liệu này, sẽ cải thiện đáng kể chất lượng của việc ra
quyết định liên quan đến quá trình thiết kế và xây dựng.
E.Palaneeswaran và MM Kumaraswamy [22] về điểm chuẩn thực hành lựa
chọn nhà thầu trong ngành công nghiệp xây dựng-một mơ hình đề xuất, cho biết
điểm chuẩn thực hành tốt nhất đã được chứng minh hữu ích trong các lĩnh vực kinh
doanh và sản xuất. Tuy nhiên, điểm chuẩn không được thành lập trong ngành công
nghiệp xây dựng nói chung và trong các tổ chức Chính phủ nói riêng. Một nghiên
cứu về các phương pháp lựa chọn nhà thầu được sử dụng bởi các khách hàng khác
nhau khẳng định sự đa dạng của các phương pháp trong thực tế. Bài viết này nhằm
mục đích khuyến khích cải tiến liên tục trong lựa chọn nhà thầu cho các dự án xây
dựng.
Refaat H. Abdel-Razek và các cộng sự [23] đã phân tích năng suất lao động:
điểm chuẩn và biến đổi trong các dự án Ai Cập, cho biết bài viết này tập trung vào
việc cải thiện năng suất lao động xây dựng ở Ai Cập, cụ thể là đo điểm chuẩn và
giảm sự thay đổi năng suất lao động. Sử dụng dữ liệu năng suất lao động từ các hoạt
động xây dựng trên 11 dự án xây dựng ở Ai Cập, một số biện pháp đánh giá năng
suất lao động xây dựng được trình bày, tính tốn và sau đó được sử dụng để đánh
giá năng suất của thợ và xác định các dự án tốt nhất và kém thay đổi năng suất lao
động. Các tiêu chuẩn bao gồm chỉ số gián đoạn (DI), tỷ lệ hiệu suất (PR) và chỉ số

quản l dự án (PMI). Sự thay đổi năng suất lao động của các dự án được nghiên
cứu, tính toán bằng cách sử dụng hệ số biến động năng suất. Sự tương quan giữa sự
thay đổi về năng suất lao động và hiệu suất dự án cũng được kiểm tra theo thống kê.
Sherif Mohamed [24] về cách tiếp cận Scorecard để đánh giá tiêu chuẩn an
toàn tổ chức Văn hóa trong xây dựng, cho biết việc áp dụng cơng cụ bảng điểm để

18


đánh giá văn hóa an tồn của tổ chức trong xây dựng. Họ lập luận rằng cơng cụ này
có khả năng cung cấp một phương tiện để chính sách an toàn của tổ chức thành một
tập hợp rõ ràng các mục tiêu trên bốn quan điểm: quản l , vận hành, khách hàng và
học tập. Những mục tiêu này sau đó được hồn thiện thêm thành một hệ thống các
biện pháp hiệu quả có thể truyền đạt hiệu quả chiến lược về an toàn cho toàn bộ tổ
chức. Bốn quan điểm đã được phát triển để cho tất cả các bên liên quan, có một cái
nhìn tồn diện về an toàn được sử dụng để phản ánh và thực hiện chiến lược. Bài
báo lập luận rằng bằng cách chọn và đánh giá các biện pháp thích hợp, theo từng
quan điểm, các yêu cầu có thể được xác định và các hành động đối với các mục tiêu
đã xác định có thể được căn chỉnh và tạo điều kiện thuận lợi. Do đó, phương pháp
tiếp cận bảng điểm cân bằng được đề xuất nên cho phép các tổ chức xây dựng theo
đuổi, cải tiến hiệu suất an tồn gia tăng. Cơng việc đang tiến hành được báo cáo
ngắn gọn để cung cấp thông tin chi tiết về khả năng ứng dụng của phương pháp này.
Dayana B. Costa và các cộng sự [25] đã phân tích các sáng kiến điểm chuẩn
trong ngành xây dựng: Bài học kinh nghiệm và cơ hội cải tiến, cho biết đo điểm
chuẩn là một q trình có hệ thống để đo lường và so sánh hiệu suất của một tổ
chức với hoạt động của các tổ chức tương tự khác trong các hoạt động kinh doanh
chính. Các bài học kinh nghiệm từ các cơng ty khác có thể được sử dụng để thiết lập
các mục tiêu cải tiến và thúc đẩy các thay đổi trong tổ chức. Q trình đo điểm
chuẩn có thể tạo ra các


tưởng, nhưng chỉ trong một môi trường tiếp thu; các Công

ty chia sẻ những thực tiễn tốt và so sánh hiệu suất của họ với những người khác có
lợi nhất. Gần đây, các nhóm ngành ở nhiều quốc gia khác nhau đã khởi xướng
chương trình benchmark tập trung chủ yếu vào các biện pháp thực hiện xây dựng.
Bài viết này mô tả phạm vi của những sáng kiến và thảo luận về những bài học kinh
nghiệm và các cơ hội cải tiến đã được xác định trong thiết kế và thực hiện của họ.
DP Fang và các cộng sự [26], đã nghiên cứu điểm chuẩn về quản l an toàn
xây dựng ở Trung Quốc, cho biết thông tin để đo lường hiệu suất quản l an tồn
trên các cơng trường xây dựng ở Trung Quốc bằng phương pháp đánh giá các điều
kiện an toàn vật l , cũng như các hồ sơ tai nạn, trong khi không chú

19

đến các yếu


tố quản l ảnh hưởng đến an toàn, để xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
quản l an toàn và phát triển một phương pháp đo hiệu suất quản l an tồn trên các
cơng trường xây dựng, dựa trên dữ liệu khảo sát và phỏng vấn được thu thập về các
yếu tố quản l an toàn trong 82 dự án xây dựng ở Trung Quốc, chỉ số quản l an
toàn như một phương tiện đánh giá hiệu quả quản l an toàn theo thời gian thực.
Các yếu tố định lượng được so sánh với chỉ số hiệu suất an toàn vật l thường được
chấp nhận, lấy từ hồ sơ kiểm tra điều kiện an toàn vật l , tỷ lệ tai nạn và sự hài lịng
của nhóm quản l dự án. Hồi quy tuyến tính đa hệ số đã được tiến hành và kết quả
cho thấy hiệu suất quản l an toàn tại ch liên quan mật thiết đến yếu tố tổ chức,
yếu tố kinh tế và các yếu tố liên quan đến mối quan hệ giữa quản l và lao động tại
ch . Dựa trên nghiên cứu điểm chuẩn này, một phương pháp đánh giá an tồn thực
tế đã được phát triển và sau đó được thực hiện trên sáu dự án xây dựng. Kết quả cho
thấy phương pháp này có thể là một cơng cụ hiệu quả để đánh giá quản l an toàn

đối với các dự án xây dựng.

20


CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Sau khi xác định vấn đề cần nghiên cứu, tham khảo thầy hướng dẫn, sau đó
tiến hành tham khảo

kiến chuyên gia để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu

quả đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước so với các dự án do
tư nhân đầu tư và tiếp tục hoàn chỉnh bảng câu hỏi khảo sát và thang đo (nếu có góp
ý của các Chuyên gia), tiến hành khảo sát chính thức. Cụ thể qua các bước sau:
Xác định các vấn đề nghiên cứu (xác định mục tiêu, tổ chức để so sánh)

Lập đề cương

Khảo sát và thu thập số liệu (giai đoạn 1)
Mục đích: xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án, như: về an sinh xã
hội, về mơi trường, về kỹ thuật, về tài chính, về quốc phịng, an ninh (nếu có)

Kiểm tra tính hợp lệ của kết quả

Hoàn chỉnh thu thập số liệu (giai đoạn 2)
Mục tiêu: mục tiêu là xác định các tiêu chí đánh giá dự án.

Phân tích chỉ số KPI


Phân tích ma trận SWOT

Kết luận
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu
21


3.2. Quy trình thu thập số liệu giai đoạn 1
Khảo sát và thu thập số liệu (giai đoạn 1), mục tiêu là xác định các tiêu chí
đánh giá hiệu quả đầu tư dự án. Cụ thể qua các bước sau:
Xác định các vấn đề
nghiên cứu

Thành lập bảng câu hỏi

Kiểm tra kết quả bảng câu hỏi lần sơ khảo sát
Yes

No

Phân phát đại trà
Thu thập số liệu

Điều chỉnh
bảng câu hỏi

Tổng hợp số liệu khảo sát

Kiểm định Cronbach’s Alpha


Kiểm địnhANOVA

Sơ đồ 3.2: Quy trình thu thập số liệu giai đoạn 1

22

Quay về

Xác định đối tượng sẽ
khảo sát


×