Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Thông điệp phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trên sóng vtv1 đài truyền hình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ THÙY VÂN

THƠNG ĐIỆP PHỊNG CHỐNG
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN SĨNG
VTV1 - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
(Khảo sát từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2017)
Ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THU HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả.
Nội dung và các trích dẫn nêu trong Luận văn có xuất xứ rõ ràng và trung


thực. Luận văn kế thừa có chọn lọc những cơng trình nghiên cứu liên quan
đến đề tài. Các số liệu, kết quả điều tra nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo trong khoa Báo chí Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả
trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Thu Hà, người
đã trực tiếp hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình hồn thiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơng cụ
1.2. Vai trị, ngun tắc và tiêu chí thơng điệp phịng chống xâm hại
tình dục trẻ em trên truyền hình
1.3. Các lý thuyết tiếp cận vấn đề nghiên cứu
1.4. Cơ sở thực tiễn vấn đề nghiên cứu

18

18
24
31
35

Chương 2: NỘI DUNG THƠNG ĐIỆP VỀ PHỊNG CHỐNG XÂM HẠI
TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN SÓNG VTV1

2.1. Cung cấp kiến thức, kỹ năng về phịng chống xâm hại tình dục trẻ em
2.2. Thúc đẩy hành động phịng chống xâm hại tình dục trẻ em
2.3. Thúc đẩy xây dựng văn bản, quy định pháp luật, pháp lý bảo vệ
trẻ em
2.4. Đánh giá thành công, hạn chế

43
43
48
52
56

Chương 3: PHƯƠNG THỨC THƠNG ĐIỆP PHỊNG CHỐNG XÂM
HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN VTV1

3.1. Về tần suất, thời lượng, thời điểm
3.2. Về thể loại, ngôn ngữ thể hiện
3.3. Phương thức tương tác với công chúng
3.4. Đánh giá thành cơng, hạn chế

67
67

68
74
77

Chương 4: NÂNG CAO HIỆU QUẢ THƠNG ĐIỆP PHỊNG CHỐNG
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN SĨNG TRUN HÌNH

4.1. Những vấn đề đặt ra
4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của thơng điệp
phịng chống xâm hại tình dục trẻ em trên sóng Truyền hình
4.3. Đề xuất mơ hình truyền thơng thơng điệp phịng chống xâm hại
tình dục trẻ em trên sóng truyền hình
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

84
84
87
99
104
107
112


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCTT

: Báo chí truyền thơng


BVCSGDTE

: Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em

PTTTĐC

: Phương tiện truyền thơng đại chúng

PCXHTDTE

: Phịng chống xâm hại tình dục trẻ em

QTE

: Quyền trẻ em

THVN

: Truyền hình Việt Nam

TTĐC

: Truyền thơng đại chúng

VTV

: Đài Truyền hình Việt Nam

XHTD


: Xâm hại tình dục

XHTDTE

: Xâm hại tình dục trẻ em


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Biểu đồ 2.1:
Biểu đồ 2.2:
Biểu đồ 2.3:
Biểu đồ 2.4:
Biểu đồ 2.5:
Biểu đồ 3.1:
Biểu đồ 3.2:

Biểu đồ 3.3:
Biểu đồ 3.4:
Biểu đồ 3.5:
Biểu đồ 4.1:
Biểu đồ 4.2:
Biểu đồ 4.3:

Tỉ lệ tin bài đề cập đến thông điệp PCXHTDTE trên
VTV1 (6/2016 - 6/2017)
Thể loại tin/bài của 3 chương trình: Vì Trẻ em, Cuộc sống

thường ngày và Chuyển động 24h (6.2016 - 6.2017)
Tỉ lệ câu trả lời của khán giả về khái niệm XHTD trẻ em
Tỉ lệ khán giả đánh giá về nội dung thông điệp
PCXHTDTE trên sóng VTV1

43
69
44
59

Tỉ lệ khán giả mong muốn nội dung thơng điệp
PCXHTDTE trên sóng VTV1 cần khai thác thêm

61

Tỉ lệ khán giả đánh giá về chất lượng nội dung thông
điệp PCXHTDTE trên sóng VTV1

61

Tỉ lệ khán giả đánh giá về chất lượng nội dung thơng
điệp PCXHTDTE trên sóng VTV1

62

Tỷ lệ khán giả đánh giá về hình thức thể hiện thơng
điệp phịng chống XHTD trẻ em trên sóng VTV1

72


Tỷ lệ u thích của khán giả đối với 3 chương trình Vì
Trẻ em, Cuộc sống thường ngày và Chuyển động 24h
(6.2016 - 6.2017)
Tỷ lệ khán giả đánh giá chất lượng hình thức thơng
điệp PCXHTD trẻ em

78
79

Tỷ lệ khán giả đánh giá về tần suất thông tin đề cập
đến thông điệp PCXHTD trẻ em trên sóng VTV1

80

Tỉ lệ nội dung thơng điệp PCXHTDTE
khán giả mong muốn VTV1 cải tiến

82

Đánh giá của khán giả về vai trị của thơng điệp
PCXHTDTE trên sóng VTV1 hiện nay

90

Mức độ mong muốn tiếp cận thơng tin về phịng chống
XHTD trẻ em trên VTV1 của khán giả
Tỉ lệ yêu thích của khán giả đối với phương thức thể
hiện thông điệp PCXHTDTE trên sóng VTV1

91

93


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực tế, cuộc sống càng hiện đại, xã hội càng phát sinh ra nhiều vấn đề
nan giải, phức tạp như ô nhiễm môi trường, khủng bố, phân biệt chủng
tộc,vv…..Trong đó, xâm hại tình dục trẻ em đã và đang trở thành vấn nạn đặc
biệt nghiêm trọng và tạo nên mối quan tâm hơn bao giờ hết trong thời gian
gần đây. Mặc dù ngày càng có nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ
thành lập nhằm hướng đến đảm bảo và bảo vệ quyền trẻ em nhưng những con
số về các vụ án mà trẻ em bị xâm hại tình dục khơng ngừng tăng lên mỗi
ngày. Nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em trên thế giới khiến dư luận rúng động
và phẫn nộ.
Trong đó, nhiều người vẫn khơng thể qn được vụ án xâm hại tình dục
(XHTD) và ngược đãi cậu bé Briana Lopez. Một vụ án được xem là kinh
hoàng và từng gây chấn động cả nước Mỹ. Cậu bé đã bị chính những người
thân yêu nhất (bố, mẹ, cậu ruột) của mình hành hạ từ khi chào đời trong suốt
5 tháng 5 ngày ngắn ngủi trên cõi đời. Thay vì được u thương, chăm sóc
như bao em bé khác thì Briana lại bị tra tấn hàng ngày cả về thể chất lẫn tinh
thần. Bé khơng chỉ bị xâm hại tình dục mà còn bị đấm, đá, cắn, ném lên trời,
thả rơi xuống đất khiến bé bị chảy máu não, rạn xương sọ, hậu môn giãn ra
gần 3cm để những kẻ cầm thú có thể thỏa mãn dục vọng của mình.
Một vụ án xâm hại trẻ em khác tại Hàn Quốc đã thực sự gây chấn động
dư luận không chỉ tại đất nước này mà cịn tạo nên làn sóng căm phẫn nạn
xâm hại trẻ em trên toàn thế giới. Theo đó, bé Na-young (8 tuổi) bị một người
đàn ơng 57 tuổi bắt cóc, hãm hiếp và đánh đập tàn bạo trong một nhà vệ sinh
công cộng. Sự việc đã khiến cô bé bị tổn thương về mặt tinh thần lẫn thể xác
trầm trọng. Cô bé phải mất hàng tháng trời để điều trị tâm lý bởi chứng trầm

cảm và sợ hãi trước mọi hành động của những người xung quanh. Thậm chí,
câu chuyện này cịn được chuyển thể thành phim với thông điệp sâu sắc và


2
mạnh mẽ, nhắc nhở tất cả mọi người về những hậu quả đau đớn mà hành vi
xâm hại trẻ em để lại.
Có thể thấy rằng, cơng tác bảo vệ trẻ em trong những năm qua luôn
được thế giới chú trọng. Bằng chứng là đã có nhiều cơng ước, luật được ra đời
nhằm đảm bảo những quyền lợi cơ bản dành cho trẻ em. Thế nhưng, có một
thực trạng khơng thể phủ nhận là số vụ trẻ em bị xâm hại, bị làm tổn thương;
trong đó là nạn xâm hại tình dục trẻ em ngày một tăng và đang trở thành một
vấn nạn của tồn xã hội. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết chúng ta rất cần những
hành động chống lại các hành vi gây tổn thương nghiêm trọng đến tinh thần
và thân thể của trẻ em đến từ mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trên tồn cầu.
Trong đó, báo chí đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp thơng tin, vận
động xã hội, vận động chính sách giúp phịng chống xâm hại tình dục trẻ em
hiện nay.
Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây, vấn đề xâm hại tình dục trẻ em
đang trở nên " nóng" hơn bao giờ hết. Điều đáng nói là vấn nạn này có xu
hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, gây nên bức xúc, nhức nhối trong dư
luận xã hội. Không chỉ gia tăng, mức độ xâm hại tình dục trẻ em cũng ngày
càng trở nên nghiêm trọng, thể hiện sự vơ cảm, mất nhân tính của tội phạm.
Qua đó cho thấy mức độ nguy hiểm của vấn nạn này, bất kỳ trẻ em ở độ tuổi
nào, không phân biệt giới tính, ở nơng thơn hay thành thị cũng đều có nguy cơ
bị xâm hại ngay dưới mái trường, trong ngôi nhà của chính mình.
Tại phiên điều trần do Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Văn hóa, hơn lúc
nào hết cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan, nhiều bộ ngành trong việc bảo
đảm thực hiện quyền trẻ em.
Trong thời gian qua, có thể thấy rằng, báo chí đang tham gia tích cực,

quyết liệt trong cơng tác đấu tranh, phịng chống nạn xâm hại tình dục trẻ em
ở Việt Nam. Đặc biệt là giai đoạn từ giữa năm 2016 cho đến nay, trong nhiều
vụ việc, báo chí đã góp cơng lớn trong việc tìm kiếm thơng tin cũng như lên


3
án mạnh mẽ, tạo được sự phẫn nộ từ dư luận đối với sự việc, tìm lại sự cơng bằng.
Qua đó, bằng sự kêu gọi, lên tiếng từ các cơ quan báo chí, một số nạn nhân được
hỗ trợ, tạo điều kiện tốt hơn trong cuộc sống sau biến cố của cuộc đời.
Điển hình như từ thơng tin của một bà mẹ ở Thành phố Vũng Tàu tố
cáo người đàn ông ở cùng chung cư có hành vi dâm ô đối với con gái 6 tuổi
trên mạng xã hội, nhóm phóng viên VTV24 của Đài Truyền hình Việt Nam
(VTV) ngay lập tức thực hiện điều tra về sự việc này. Qua đó, VTV24 đã có
những ghi nhận chân thực về vụ việc, góp phần tạo nên làn sóng phản đối
mạnh mẽ. Trước sự thờ ơ của cơ quan điều tra, nhờ vào sự lên tiếng của
VTV24 và nhiều cơ quan báo chí khác, đến 3/2017, sự việc đã được chủ tịch
nước Trần Đại Quang chỉ đạo yêu cầu làm rõ.
Một vụ việc của em C (11 tuổi) ở xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân, tỉnh
Bình Thuận bị xâm hại tình dục từ giữa năm 2016 nhưng đến 12/2016 sự việc
mới được phát hiện. Sau khi các cơ quan báo chí phản ánh về hồn cảnh khó
khăn của hai mẹ con, rất nhiều tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ, động viên bé C
điều trị về tinh thần và thể xác.
Từ thực tế trên, thơng điệp phịng chống xâm hại tình dục trẻ em trên
báo chí hiện nay thực sự cần được chú trọng. Với những tác động tích cực
mang đến cho xã hội, giới truyền thông cần đầu tư khảo sát, nghiên cứu cũng
như tìm ra giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em
hiện nay.
VTV1 có nội dung chính là các chương trình thời sự, chính luận với
hàng loạt các bản tin, chuyên mục cập nhật, khẳng định vai trị chủ đạo trong
cơng tác tuyên truyền, định hướng dư luận. Đây là kênh thông tin chính của

Đài Truyền hình Việt Nam, có số lượng người xem nhiều cũng như có lượng
tin bài về trẻ em nằm trong các chuyên mục riêng biệt.
Riêng đối với vấn đề bảo vệ trẻ em, VTV1, kênh hiện đang có những
tin/chương trình với thơng điệp bảo vệ trẻ em bị xâm hại tình dục nói riêng và


4
trẻ em nói chung một cách mạnh mẽ trong thời điểm hiện tại. Trong bối cảnh
tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đang ngày càng phức tạp, hơn lúc nào hết,
Đài Truyền hình Việt Nam cần có những phương án thiết thực trong việc xây
dựng và truyền tải thông điệp nhằm nâng cao chất lương, hiệu quả thơng tin
mình gởi đến cơng chúng.
Đó cũng là lý do tác giả quyết định chọn "Thơng điệp phịng chống
xâm hại tình dục trẻ em trên sóng VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam"
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ báo chí. Tác giả mong muốn có
thể đóng góp những khảo sát, nghiên cứu, đánh giá, kiến nghị đối với cơng tác
nâng cao chất lượng báo chí cho đối tượng chuyên biệt là trẻ em hiện nay.
2. Tài liệu nghiên cứu
2.1.Tài liệu của nước ngồi
Cơng ước quốc tế về Luật trẻ em giúp tác giả có những căn cứ về quy
định đối với quyền trẻ em, từ đó xây dựng căn cứ khảo sát thơng điệp cũng
như phân tích, đánh giá, đề xuất giải pháp trong luận văn.
Hướng nghiên cứu nội dung của thông điệp là một hướng nghiên cứu
cơ bản trong những hướng nghiên cứu của truyền thông đại chúng [31, tr.2125]. Bởi nghiên cứu này chỉ ra được động cơ, hành vi của nhà truyền thông
đối với sự kiện xã hội được phản ánh trong báo chí để trình bày với cơng
luận. Phương pháp phân tích nội dung thường được sử dụng trong phân
tích thơng điệp báo chí. Năm 1927, Harold Lasswell là một trong những
nhà nghiên cứu đã vận dụng phương pháp phân tích nội dung truyền thông
trong nghiên cứu truyền thông và đề cập đến phương pháp này một cách
hệ thống. Tính đặc thù của phương pháp này là việc nghiên cứu cho thấy ý

nghĩa của thơng điệp, tần số, diện tích của những nội dung trình bày ở dạng
cố định hóa trong các văn bản, ảnh… ở báo in. Nhiệm vụ cơ bản của phương
pháp này là cần thể hiện quan hệ của thông điệp với thực tế ngồi thơng điệp
đã sản sinh ra thơng điệp.


5
Một trong những tài liệu của nước ngoài viết về vấn đề báo chí truyền
thơng với trẻ em là cuốn sách "Truyền thông, đạo đức nghề nghiệp với trẻ
em" của tác giả Helena Thorfinn, được phát hành bởi nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia phát hành vào năm 2013. Cuốn sách cung cấp cho tác giả luận văn
những thông tin cần thiết về mối quan hệ giữa truyền thông và trẻ em, cho
thấy rõ nội dung trẻ em có quyền tiếp nhận, có quyền tham gia nhưng cũng có
quyền được bảo vệ trước các phương tiện truyền thông.
Một cuốn sách khác có nội dung khá quan trọng để tác gỉa có thể cập
nhật thêm thơng tin trong q trình thực hiện luận văn, Helping Children Who
Are Deaf (Giúp đỡ trẻ điếc) của tác giả Sandy Nieman, Devorah Greenstein,
Darlena David, được nhà xuất bản Lao động - xã hội dịch và phát hành năm
2006. Đây là tài liệu giúp tác giả tìm hiểu rõ hơn về bản chất của xâm hại tình
dục trẻ em, những hành vi XHTD trẻ em, cách phòng chống, vv….
Về vấn đề phòng chống XHTD trẻ em, trên thế giới đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu và xuất bản, điển hình như:
- Keeping kids safe: A Child sexsual abuse prevention manual (Giữ an
tồn cho trẻ: Giáo trình giúp trẻ phịng tránh xâm hại tình dục), (2002), tái
bản lần 2, tác giả: Pnina Tobin và Sue Levinson Kessner, nhà xuất bản Hunter
House Publishers. Tài liệu này giúp trẻ em có kỹ năng an tồn cho mình và
giúp người lớn dạy trẻ cách phịng ngừa xâm hại tình dục. Đây là tư liệu đáng
tin cậy dành cho giáo viên, phụ huynh và cố vấn, bao gồm các chương trình
giảng dạy phù hợp với lứa tuổi.
- It’s my body: A book to teach young children how to resist

uncomfortable touch (Đó là cơ thể của tôi: Một cuốn sách dạy trẻ từ chối
những động chạm không lành mạnh), (1982), tác giả Lory Freeman, nhà xuất
bản Parenting press, Inc. Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo có thể học các ranh giới
an toàn, làm thế nào để phân biệt giữa chạm vào "tốt" và "xấu", và làm thế
nào để đáp ứng một cách thích hợp cho những chạm khơng mong muốn. Đây
là một cuốn sách rất cần cho trẻ em để nâng cao lịng tự trọng của mình.


6
- Fifty ways to a safe world (50 cách để thế giới an toàn hơn), (1998),
tác giả Patriciao Occhiuzzo, nhà xuất bản Seal Press. Seattle, WA. Cuốn sách
này cung cấp câu trả lời, ý tưởng và nguồn cảm hứng - tất cả các công cụ để
trẻ em tạo sự khác biệt trong cộng đồng của mình. Cuốn sách cũng có rất
nhiều đề xuất cho các hành động đơn giản, hiệu quả mà trẻ em cùng với bạn
bè, gia đình và hàng xóm - có thể thực hiện để ngăn ngừa bạo lực và tạo ra
một mơi trường an tồn hơn. 50 cách để thế giới an toàn hơn với đầy đủ các
lời khuyên, nguồn lực và thông tin về cách nâng cao sự an tồn cho trẻ một
cách thơng minh; các trường học, không gian khu phố và công viên an toàn;
phát triển các kỹ năng tự vệ bản thân; bảo vệ ngơi nhà của mình chống lại bạo
lực; trở thành tình nguyện viên hoặc người cố vấn trong cộng đồng;....
2.2. Tài liệu trong nước
* Về thông điệp truyền thông:
Trong Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản (2012), Nguyễn Văn
Dững, Đỗ Thị Thu Hằng đã đề cập một cách hệ thống từ khái niệm, đặc điểm
đến phân tích, lý luận về truyền thông, truyền thông đại chúng, lý thuyết về
thông điệp truyền thông… Đặc biệt trong chương 1 và chương 6 tác giả đã
phân tích rất cụ thể khi thiết kế thông điệp nhằm vào nhận thức lý trí; thiết kế
thơng điệp nhằm vào tình cảm cần chú ý những gì. Trong đó, thơng điệp được
phân thành 4 dạng: thơng điệp đích; thơng điệp cụ thể; thơng điệp tài liệu;
thông điệp ẩn. Tác giả Luận văn tham khảo và kế thừa hệ thống lý luận về

khái niệm thông điệp và các vấn đề liên quan đến phân tích thông điệp.
Tác giả Nguyễn Ánh Nguyệt trong Thông điệp về gia đình qua chuyên
mục Thư tâm sự trên báo phụ nữ Việt Nam (năm 2015) tập trung phân tích nội
dung thông điệp không chỉ đề cập đến những vấn đề của người phụ nữ mà còn
đề cập đến những vấn đề chung của gia đình Việt Nam và của tồn xã hội.
Trong đó, tác giả Luận văn khai thác được ý tưởng từ những nội dung thơng
điệp có liên quan đến đề tài nghiên cứu là: Thông điệp về chức năng tâm lý


7
tình cảm của gia đình; Thơng điệp về các mối quan hệ trong gia đình, mối
quan hệ giữa vợ chồng, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Luận văn "Thông điệp bảo vệ quyền lợi người lao động trên Báo Lao
động (Khảo sát từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016) của Trần Thị Hậu (2017)
đã gợi mở cho tác giả hướng nghiên cứu và phân tích thơng điệp về việc bảo
vệ quyền lợi con người trên báo chí. Phần tổng quan của Luận văn cung cấp
những tài liệu về thông điệp báo chí.
Luận văn "Thơng điệp về người khuyết tật trên Báo Bắc Ninh" của
Nguyễn Thị Từ (2017) nghiên cứu tình trạng về người khuyết tật trên Báo Bắc
Ninh được thể hiện như thế nào trên tờ báo này, từ đó đưa ra các đề xuất để
bài viết về người khuyết tật được phản ánh chân thực, đem lại hiệu quả truyền
thơng, đồng thời giúp người khuyết tật xóa bỏ mặc cảm, tự ti, sống lạc quan
hòa nhập cộng đồng. Đây là cơng trình có sự tương quan về nghiên cứu thông
điệp đối với đối tượng chuyên biệt, bởi vậy, phần tổng quan, lý luận chung
cũng như hướng khai thác, bố cục về nội dung và hình thức thơng điệp được
tác giả tham khảo từ luận văn này.
Ngoài ra, để có những thơng tin và lập luận về vai trị giám sát, phản
biện của báo chí Việt Nam, cũng như việc tạo ra dư luận, định hướng xã hội
hiện nay, tác giả cịn tham khảo thêm cuốn "Báo chí giám sát, phản biện xã
hội ở Việt Nam" của PGS.TS Nguyễn Văn Dững do nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Hà Nội phát hành năm 2017.
* Về trẻ em, quyền trẻ em:
Những văn bản, quy định về quyền trẻ em thông qua Luật trẻ em
(2016), văn bản 25_2004_QH11 Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em,
Luật Báo chí (2016) là tài liệu, căn cứ cho tác giả Luận văn xây dựng khung
lý thuyết về trẻ em, Quyền trẻ em (QTE) tại chương 1.
Để có những thơng tin và nhìn nhận chuyên sâu hơn về tâm lý trẻ em;
đặc biệt là đối với trẻ em bị xâm hại, tác giả đã tìm hiểu cuốn "Trẻ em - Gia


8
Đình - Xã hội" của tác giả Mai Quỳnh Nam do nhà xuất bản Chính trị Quốc
Gia phát hành vào năm 2004. Cuốn sách giới thiệu khái quát về tình trạng trẻ
em Việt Nam hiện nay. Trong đó đề cập đến việc sự quan tâm của xã hội đối
với việc chăm sóc và giáo dục trẻ em, vai trị của gia đình trong việc chăm sóc
và giáo dục trẻ em và những trẻ em có hồn cảnh đặc biệt - những khó khăn
và giải pháp.
Cuốn sách "Quyền trẻ em - Quyền của chúng mình", Nxb Kim Đồng,
2013 của Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam phối hợp với Quỹ Nhi đồng
LHQ (UNICEF) và Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam. Cuốn sách này được
chính 300 trẻ em tham gia biên soạn và viết truyện minh họa cho 42 điều
khoản ngắn gọn và dễ hiểu, chuyển thể dựa trên nguyên bản Công ước quốc tế
về quyền trẻ em của Liên hợp quốc.
Cuốn sách "Phòng tránh tai nạn cho trẻ em, học sinh" của nhà xuất
bản Quân đội Nhân dân do tác giả Thanh Hương (sưu tầm, biên soạn),
phát hành vào năm 2016 cung cấp cho tác giả làm luận văn nhiều thơng
tin rất hữu ích về sức khỏe tâm lý cho trẻ cũng như cách đối phó với tâm
lý tiêu cực của trẻ, cách phịng tránh xâm hại tình dục đối với nữ sinh,
kiến thức an toàn cho nữ sinh,…
Các luận văn về đề tài trẻ em cung cấp nhiều khía cạnh tiếp cận từ góc

độ báo chí học, pháp luật, phương pháp tiếp cận quyền trẻ em…
Đỗ Thị Thơm với Luận văn Thạc sĩ Luật học, "Hoàn thiện pháp luật
về quyền trẻ em ở Việt Nam", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
2010. Trong Luận văn, tác giả đã trình bày q trình hồn thiện pháp luật về
quyền trẻ em ở Việt Nam; Những ưu điểm và hạn chế của q trình đó, từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật về
quyền trẻ em ở Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả về
khía cạnh luật pháp đối với trẻ em.


9
Luận văn "Sự tham gia của trẻ em trong các hoạt động truyền thông về
quyền trẻ em" của tác giả Mai Thị Thúy An (2013) làm rõ những khái niệm về
truyền thơng có sự tham gia, quyền tham gia của trẻ em, Luận văn khảo sát và
phân tích thực trạng sự tham gia của trẻ em, cách thức triển khai dự án, tổ
chức sự kiện do Save the Children Việt Nam, Child Fund Việt Nam, Hội Bảo
vệ quyền trẻ em Việt Nam thực hiện, từ năm 2008 - 2012 tại miền Bắc; Đề
xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em
và tăng hiệu quả quảng bá hình ảnh cho tổ chức.
Luận văn của Nguyễn Thị Thanh Huyền, "Ứng dụng phương pháp tiếp
cận quyền trẻ em trên báo in Việt Nam hiện nay (Khảo sát các báo: Tuổi trẻ,
Nhi Đồng và tạp chí Gia đình và Trẻ em, năm 2015)" phản ánh thực trạng ứng
dụng phương pháp tiếp cận quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay trên một số ấn
phẩm báo in tiêu biểu có viết về đối tượng trẻ em; đồng thời, đưa ra một số
giải pháp và khuyến nghị để việc ứng dụng phương pháp tiếp cận trẻ em trên
các ấn phẩm báo in Việt Nam. Cơng trình này gợi mở cho tác việc xây dựng
khung lý thuyết tại chương 1 và vấn đề ứng dụng phương pháp tiếp cận quyền
trẻ em trong phân tích nội dung thơng điệp tại chương 2.
* Về báo chí với trẻ em:
Về nghiên cứu tài liệu trẻ em trên báo chí, một nghiên cứu khác do

Nguyễn Văn Dững chủ biên, cuốn "Báo chí với trẻ em", Nhà xuất bản Lao
động xuất bản vào năm 2004. Đây là cơng trình cung cấp cái nhìn tổng quan
về trẻ em và kỹ năng nghiệm vụ nhà báo với trẻ em. Những vấn đề được đề
cập trong sách này chính là những gợi ý bổ ích, cung cấp những thông tin
thiết thực cho tác giả thực hiện chương 1 và chương 3.
Bên cạnh đó, một cuốn sách khác cũng của Nguyễn Văn Dững viết về
báo chí với trẻ em, đó là "Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em", do Nhà xuất
bản Lao Động xuất bản vào 6/2002. Cuốn sách đã cung cấp những kiến thức,
thông tin nền, đặc biệt là các quyền trẻ em trong Công ước Quốc tế về Quyền
Trẻ em (mà Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước thứ nhất ở Châu


10
Á đã ký cam kết thực hiện) liên quan trực tiếp đến vấn đề giáo dục, chăm sóc
và bảo vệ trẻ em. Đồng thời còn cung cấp thêm một số kỹ năng và kinh
nghiệm làm báo với đề tài trẻ em. Đây là cuốn mang đến nhiều thông tin giá
trị để giúp tác giả tìm hiểu chuyên sâu về quyền trẻ em, về yêu cầu kỹ năng
viết báo bảo vệ trẻ em.
Cuốn sách chuyên khảo "Nhà báo với trẻ em: Kiến thức và kỹ năng"
xuất bản năm 2014 của Nguyễn Ngọc Oanh cũng là tài liệu quan trọng cung
cấp cho tác giả làm luận văn những thông tin cần thiết về kiến thức và kĩ năng
viết báo trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em.
Bài viết của tác giả Mai Quỳnh Nam trên Tạp chí Xã hội học, số 2,
2002, "Thơng điệp về trẻ em trên báo hình, báo in", là một phần kết quả
nghiên cứu phân tích quốc tế về Hình ảnh trẻ em trên báo chí do Trung tâm
truyền thông ASIAN (AMIC) phối hợp với Viện Xã hội học thực hiện năm
1999. Qua bài viết này, tác giả tìm thấy những nội dung thơng điệp về cách
đưa tin các vấn đề liên quan đến trẻ em trên truyền hình; vấn đề trẻ em trong
hồn cảnh đặc biệt khó khăn trên báo hình.
Luận văn thạc sĩ "Sử dụng hình ảnh trẻ em trong phóng sự truyền

hình trên chương trình truyền hình Vì trẻ em, Đài Truyền hình Việt Nam
(Khảo sát chương trình truyền hình Vì trẻ em phát sóng năm 2014 trên
VTV1) năm 2015 của tác giả Vũ Văn Dũng đã đánh giá việc sử dụng hình ảnh
trẻ em trong các phóng sự truyền hình trên chương trình truyền hình Vì trẻ
em; đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng việc sử dụng hình ảnh trẻ
em trong phóng sự của chương trình truyền hình Vì trẻ em, đảm bảo đúng
pháp luật, không vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, không gây tổn
thương cho trẻ em và gia đình của trẻ. Đây là cơng trình gần với đối tượng,
phạm vi nghiên cứu của đề tài nhất. Bởi vậy, tác giả tham khảo được nhiều
kiến thức, kỹ năng từ việc sử dụng hình ảnh trẻ em trong các phóng sự truyền
hình trên chương trình Vì trẻ em.


11
Tại Việt nam, thời gian qua, có nhiều tài liệu dưới dạng sổ tay, tài liệu
hướng dẫn, tờ rơi, thông điệp trên poster, biểu ngữ, các chuyên trang, chuyên
mục, chương trình trên báo chí về việc bảo vệ, phịng chống xâm hại tình dục
trẻ em. Tuy vậy, các cơng trình nghiên cứu chuyên sâu vẫn thiếu vắng trong
lĩnh vực này.
Như vậy, có thể thấy rằng, hiện có rất nhiều cơng trình nghiên cứu
khoa học, sách, báo đề cập đến vấn đề trẻ em trên báo chí truyền thơng. Tuy
nhiên, đa phần các nguồn tài liệu đều có hướng nghiên cứu nghiên cứu chung
về quyền trẻ em trên báo chí hoặc những hình thức báo chí dành cho trẻ em
chứ chưa có hướng nghiên cứu chuyên sâu về việc hoạt động báo chí dành
cho nhóm đối tượng là trẻ em bị xâm hại tình dục, đặc biệt là trên Đài Truyền
hình Việt Nam, kênh VTV1.
Thực chất, nhóm đối tượng này ln cần được xã hội quan tâm nhiều
hơn hết bởi đa phần những nạn nhân bị xâm hại tình dục đều chịu sự tổn
thương nặng nề về thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, trong bối cảnh tình
trạng xâm hại tình dục trẻ em đang diễn biến phức tạp và trở thành vấn đề

nóng của xã hội trong thời gian hiện nay, Luận văn là cơng trình nghiên cứu
chun sâu đầu tiên khảo sát nội dung, hình thức của thơng điệp phịng chống
xâm hại tình dục trẻ em trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích thơng điệp về phịng chống xâm hại tình dục trẻ em trên
VTV1 và đề xuất các giải pháp, kiến nghị với Đài Truyền hình Việt Nam và
các cơ quan chức năng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông về trẻ
em và xâm hại tình dục trẻ em.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, Luận văn được thực hiện qua các
bước sau:


12
- Làm rõ cơ sở lý luận và các khái niệm liên quan đến thơng điệp về
phịng chống xâm hại tình dục trẻ em trên truyền hình nói riêng và trên báo
chí nói chung.
- Khảo sát thực trạng bao gồm số lượng và chất lượng; đánh giá mặt
tích cực và hạn chế thơng điệp phịng chống xâm hại tình dục trẻ em trên sóng
Đài Truyền hình Việt Nam ở kênh VTV1, khảo sát trong ba chương trình: Vì
trẻ em, Cuộc sống thường ngày và Chuyển động 24h với khoảng thời gian từ
6.2016 - 6.2017.
- Luận văn đưa ra những nhận định của mình về tầm quan trọng của
việc xây dựng thơng điệp phịng chống xâm hại tình dục trẻ em trên sóng
Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng và trên các phương tiện báo chí truyền
thơng nói chung và đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng thông điệp chất
lượng hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là nội dung và hình thức của thơng
điệp phịng chống xâm hại tình dục trẻ em trên Đài Truyền hình Việt Nam
hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian:
Luận văn khảo sát ba chương trình gồm: Vì trẻ em, Cuộc sống thường
ngày và Chuyển động 24h trên kênh VTV1.
Chương trình Vì trẻ em phát sóng hàng tuần: 16h15, thứ 5 trên VTV1
và phát lại trên website của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(molisa.gov.vn). Với thời lượng phát sóng là 15-20 phút/ chương trình, sau 22
năm hoạt động, chương trình đã duy trì phát sóng hàng tuần với thời lượng
15p/ chương trình, tổng số 51 chương trình/ năm (tương đương 663 phút/năm
trên VTV1). Chương trình Vì trẻ em có nội dung chủ yếu:


13
+ Cập nhật, phản ánh được những vấn đề nóng, nổi cộm ảnh hưởng
trực tiếp đến cuộc sống của trẻ em, việc thực hiện Quyền trẻ em, Luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em.
+ Tư vấn về phương pháp chăm sóc, ni dạy trẻ như: Kỹ năng bảo vệ
con trước nguy cơ xâm hại tình dục, quy trình can thiệp khi trẻ bị lạm dụng,
xâm hại; Kỹ năng chăm sóc trẻ khi trẻ đi học mẫu giáo; Phương pháp xử lý
khi trẻ nói dối, trộm đồ; các tình huống ứng xử giữa cha, mẹ con cái và giữa
trẻ với bạn bè…
+ Cung cấp những thơng tin bổ ích dưới hình thức chương trình
talkshow cùng chuyên gia về những vấn đề xoay quanh việc bảo vệ, chăm sóc
trẻ em.
+ Cầu nối cho các bậc phụ huynh và công chúng thể hiện tiếng nói,
mong muốn, ý kiến về những vấn đề quan tâm như: sân chơi cho các em,
quyền phát biểu ý kiến của trẻ em, vấn đề học thêm, bạo lực học đường….

Chương trình Cuộc sống thường ngày phát sóng vào lúc 17h45p mỗi
ngày trên kênh VTV1 với thời lượng là 30 phút. Lên sóng từ năm 2007, cho
đến nay, sau 10 năm phát sóng, Cuộc sống thường ngày đã tạo được một dấu
ấn riêng và trở thành một điểm hẹn quen thuộc của khán giả vào mỗi buổi
chiều trên kênh VTV1. Khán giả Cuộc sống thường ngày hướng tới tập trung
vào những người có khuynh hướng gia đình, người làm nội trợ, những người
quan tâm đến việc giáo dục, nuôi dạy con cháu, thông tin sức khỏe, tin tức
trong ngày...
Chính vì vậy mà ngồi những tin tức cập nhật trong ngày, Cuộc sống
thường ngày còn thường xuyên chia sẻ thơng tin về cách ni dạy con cái,
chăm sóc gia đình, bảo vệ sức khỏe, tiêu dùng thơng minh,…Đặc biệt, trong
khoảng thời gian đầu năm 2017, khi mà nạn xâm hại tình dục trẻ em tăng đột
biến và ngày càng nghiêm trọng, Cuộc sống thường ngày đã tăng cường cập
nhật thông tin về vấn đề ngày cũng như thường xun cập nhật nhiều thơng
tin về việc phịng chống xâm hại tình dục trẻ em.


14
Chuyển động 24h phát sóng trên VTV1 và VTV2, khung giờ 11h15
-12h và 18h30 - 19h. Chương trình chuyên cung cấp thơng tin nóng, mới nhất
về mọi mặt của đời sống xã hội như: kinh tế, văn hóa, an ninh, xã hội, thể
thao, giải trí trong và ngồi nước. Khơng chỉ thơng tin một chiều, Chuyển
động 24h cịn phản ánh sự kiện, vấn đề từ góc nhìn của người dân, đề xuất ý
kiến, nguyện vọng của người dân về các vấn đề dân sinh gắn liền với đời sống
thường ngày của họ.
Kể từ khi ra mắt vào tháng 10/2014, Chuyển động 24h giờ thường
xuyên có những phóng sự đề cập đến vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em. Và
trong khoảng thời gian cuối năm 2016 đến đầu năm 2017, Chuyển động 24h
đã có nhiều tin bài, phóng sự phản ánh về vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em
cũng như cập nhật nhiều thơng tin hữu ích nhằm nâng cao nhận thức của phụ

huynh về việc bảo vệ con em mình.
* Phạm vi thời gian:
Khoảng thời gian khảo sát từ 6.2016 - 6.2017 là thời điểm mà nhiều sự
kiện, vụ việc về xâm hại tình dục trẻ em nổi lên, tạo nên làn sóng dư luận
phản đối dữ dội trên các diễn đàn, các phương tiện thông tin đại chúng. Đây
cũng là khoảng thời gian Đài Truyền hình Việt Nam có nhiều tin bài, phóng
sự/chun mục/chương trình đề cập đến nạn xâm hại tình dục trẻ em và phịng
chống xâm hại tình dục trẻ em.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Cơ sở lý thuyết của Luận văn liên quan đến báo chí là cơ sở lý luận
báo chí, những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về hoạt động của báo chí.
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về báo chí và trẻ em.
- Những quan điểm, góc nhìn mới và hiện đại về báo chí với trẻ em trên
thế giới.


15
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây để thực hiện
mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này nhằm khai thác
những tài liệu có sẵn trên các văn bản pháp luật của Việt Nam và Cơng ước
Quốc tế về Quyền trẻ em. Ngồi ra cịn tìm hiểu thêm ở các cơng trình nghiên
cứu khoa học đề cập đến vấn đề thông tin về trẻ em trên báo chí; đặc biệt và
đối với nhóm trẻ em bị xâm hại tình dục. Bên cạnh đó, Luận văn còn nghiên
cứu thêm tư liệu từ các báo cáo, văn bản của Nhà nước, các tổ chức xã hội đề
cập đến việc xâm hại tình dục trẻ em, bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Phương pháp phân tích văn bản: Phương pháp này được sử dụng làm

phương pháp nghiên cứu chính trong q trình thực hiện luận văn. Qua đó,
các khái niệm như "trẻ em", "xâm hại tình dục trẻ em", "bảo vệ trẻ em", "
thơng điệp", " báo chí"," truyền hình",… đều được xác định và làm rõ. Từ đó,
luận văn sẽ phân tích ở khía cạnh nội dung và hình thức thơng điệp trong các
tin bài, các chương trình nói về việc phịng chống xâm hại tình dục trẻ em.
Thơng qua khảo sát và phân tích chương trình Vì trẻ em, Cuộc sống thường
ngày, Chuyển động 24h kênh VTV1, luận văn sẽ đưa ra những đánh giá,
quan điểm của mình về thơng điệp phịng chống trẻ em bị xâm hại trên Đài
Truyền hình Việt Nam.
- Phương pháp thống kê: Thống kê số lượng các tin bài/chương trình đề
cập đến các vấn đề khác nhau; thống kê số lượng tin bài/chương trình đề cập
đến vấn đề trẻ em bị xâm hại tình dục. Từ đó đưa ra số liệu tổng quát thể hiện
tỉ lệ phân bổ tin bài/chương trình về việc phịng chống xâm hại tình dục trẻ
em nhằm thể hiện mức độ quan tâm đối với vấn đề này của Đài Truyền hình
Việt Nam.
- Phương pháp điều tra anket: điều tra bằng bảng hỏi anket, được thực
hiện với tổng số lượng 250 phiếu, cụ thể: 100 phiếu dành cho nhóm đối tượng


16
là trẻ em, 100 phiếu dành cho nhóm đối tượng là phụ huynh, giáo viên/giảng
viên, cộng đồng và 50 phiếu dành cho các phóng viên/nhà báo để đánh giá về
chất lượng thông điệp bảo vệ trẻ em bị xâm hại tình dục trên sóng VTV1, Đài
Truyền hình Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn sâu 5 đại diện cơ quan quản
lý, lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên đã và đang thực hiện các tin bài,
chương trình truyền hình Vì trẻ em, Cuộc sống thường ngày, Chuyển động
24h trên sóng VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam, luật sư, công chúng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn này được xem như là đề tài đầu tiên khảo sát thơng điệp
phịng chống xâm hại tình dục trẻ em trên sóng VTV1, Đài Truyền hình Việt
Nam. Đề tài khơng chỉ làm rõ cách thức xây dựng và truyền tải thơng điệp,
nội dung và hình thức của thơng điệp qua các tin bài/chương trình của Đài
Truyền hình Việt Nam mà cịn đánh giá vai trị quan trọng của phóng viên,
nhà báo, Đài Truyền hình Việt Nam trong việc giám sát, phản biện xã hội;
định hướng, giáo dục tư tưởng cho mọi người trong cơng tác phịng chống
xâm hại tình dục trẻ em hiện nay.
6.2. Giá trị thực tiễn
- Đây là nguồn tư liệu thiết thực để các tổ chức xã hội/ tổ chức truyền
thơng có thể căn cứ vào đó để xây dựng các thông điệp truyền thông về vấn
đề phịng chống xâm hại tình dục trẻ em.
- Luận văn cung cấp cơ sở dữ liệu thông tin về việc phịng chống xâm
hại tình dục trẻ em trên truyền hình cho các cá nhân, cơ quan nghiên cứu và
quản lý báo chí.
- Luận văn có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo để các Đài truyền
hình địa phương có thể tham khảo nhằm xây dựng chiến lược phát triển các
chương trình có thơng điệp phịng chống xâm hại tình dục trẻ em tại cơ quan
của mình.


17
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức
năng, giảng viên và học viên ở các trường đào tạo chuyên ngành báo chí, tạo
tiền đề cho các cơng trình nghiên cứu tiếp theo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, các danh mục
bảng biểu, chữ viết tắt, luận văn gồm 4 chương, 15 tiết.



18
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm công cụ
1.1.1. Truyền hình
Theo Nguyễn Văn Dững, truyền hình là kênh truyền thơng chuyển tải
thơng điệp bằng hình ảnh động với nhiều màu sắc vốn có của cuộc sống cùng
với lời nói, âm nhạc, tiếng động. Nhờ thế, truyền hình đem lại cho công
chúng bức tranh sống động với cảm giác như đang trực tiếp tiếp xúc và cảm
thụ [5, tr.118].
Tác giả Dương Xuân Sơn cho rằng, truyền hình là một loại hình truyền
thơng đại chúng chuyển tải thơng tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật
thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vơ tuyến điện [45, tr.9]. Có thể nói, các
chương trình truyền hình mang tính thời sự, cập nhật, nóng hổi, hấp dẫn
người xem bằng cả hình ảnh, âm thanh và lời bình, vừa cho người xem thấy
được thực tế của vấn đề vừa tác động vào nhận thức của cơng chúng. Vì vậy,
truyền hình có khả năng tác động vào dư luận mạnh mẽ.
Có thể khái niệm về truyền hình một cách khái quát như sau: Truyền
hình là một công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử viễn thơng, nó bao gồm tập hợp
nhiều thiết bị điện tử. Có khả năng thu nhận tín hiệu sóng vơ tuyến cũng như
truyền dẫn các tìn hiệu điện mang hình ảnh và âm thanh được mã hóa, được
phát dưới dạng sóng vô tuyến hoặc thông qua hệ thống cáp quang, hoặc cáp
đồng trục.
1.1.2. Thông điệp
1.1.2.1. Khái niệm
Theo cuốn sách " Nhà báo hiện đại", tác giả The Missouri Group cho
rằng: "Với mỗi thông điệp bạn viết, trước hết bạn hy vọng đạt được điều gì,
ngay cả khi mục đích của bạn chỉ là thông tin" [47, tr.440].



19
Trong cuốn "Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản" của tác giả
Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng cho rằng:
Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến
đối tượng tiếp nhận. Thơng điệp chính là những tâm tư, tình cảm,
mong muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức
khoa học - kỹ thuật...được mã hoá theo một hệ thống ký hiệu nào đó.
Hệ thống này phải được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận
và có chung cách viết - tức là có khả năng giải mã. Tiếng nói, chữ
viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người
được sử dụng để chuyển tải thông điệp [7, tr.13].
Các tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang trong
"Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng" đưa ra định nghĩa:
Thơng điệp là tin tức được thể hiện bằng tín hiệu, ký hiệu, mã số,
bằng mực trên giấy, sóng trên khơng trung hoặc bằng bất cứ tín
hiệu nào mà người ta có thể hiểu được và được trình bày ra một
cách có ý nghĩa. Điều quan trọng là thông điệp phải được diễn tả
bằng thứ ngôn ngữ mà người cung cấp và người tiếp nhận hiểu
được. Có thể là ngơn ngữ giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày,
ngôn ngữ kỹ thuật khoa học, hay ngôn ngữ văn học trong nghệ
thuật [45, tr.20].
Tác giả Luận văn nhìn nhận khái niệm thơng điệp một cách khái qt
như sau: Thơng điệp là thơng tin cốt lõi, có mục đích, được diễn đạt bằng thứ
ngơn ngữ quy ước để người gửi và người nhận có thể hiểu được nhau. Thông
điệp cần thể hiện một cách cô đọng, đơn giản, bất ngờ, gây được cảm xúc cho
người nhận.
1.1.2.2. Tiêu chí đánh giá một thơng điệp hiệu quả
Để xác định hiệu quả thông điệp, đầu tiên chúng ta cần phải đánh giá
được mục tiêu của truyền đạt thơng điệp. Đó là quá trình giúp cho khách thể:



×