Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hành vi giao tiếp, ứng xử trên mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.72 KB, 10 trang )

Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thông vận tải

HÀNH VI GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI
Nguyễn Ngọc Hà1*
1

Trường Đại học Giao thơng Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội
*

Tác giả liên hệ: Email:

Tóm tắt. Bài viết phân tích hành vi giao tiếp, ứng xử của sinh viên trường Đại học Giao
thông vận tải trên mạng xã hội, thông qua các nội dung sinh viên quan tâm, hoạt động
đăng tải, chia sẻ thơng tin, bình luận, trạng thái cảm xúc của sinh viên trên mạng xã hội.
Để nghiên cứu hành vi giao tiếp, ứng xử trên mạng xã hội của sinh viên trường Đại học
Giao thông vận tải, tác giả đã thực hiện khảo sát lấy ý kiến hơn 1600 sinh viên trường
bằng công cụ Google forms, đồng thời tiến hành khảo sát thực tế các tài khoản mạng xã
hội của nhiều sinh viên trong trường. Thực hiện phỏng vấn chuyên sâu một số sinh viên
đại diện của các ngành học, khóa học. Kết quả số liệu thu được là khách quan và trung
thực.
Từ khóa: Mạng xã hội, giao tiếp, ứng xử, sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử hình thành, phát triển của con người, giao tiếp, ứng xử là một hành
vi và nhu cầu cơ bản, không thể thiếu. Giao tiếp là hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa con
người với con người. Trong q trình đó, các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin,
cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Ứng xử là cách thức con người lựa
chọn để đối xử với nhau trong giao tiếp sao cho phù hợp và hiệu quả; là phản ứng của
con người khi nhận được cách đối xử của người khác, trong những tình huống cụ thể.


Theo sự phát triển của xã hội, các hình thức và phương tiện giao tiếp, ứng xử giữa người
với người cũng được mở rộng, phát triển. Ngồi những hình thức giao tiếp, ứng xử cơ
bản như: nói chuyện trực tiếp, kết nối qua điện thoại…Cho đến nay các hình thức giao
tiếp giữa con người với nhau qua Internet đã phát triển vô cùng phong phú, trong đó
phải kể đến hình thức giao tiếp, ứng xử trên các trang mạng xã hội.
Mạng xã hội (Social network sites) là một khái niệm mới được hình thành trong
thập niên cuối thế kỉ XX. Mạng xã hội (MXH) xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự
ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học. Sau đó SixDegrees ra đời
vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích. Cho đến nay cùng với
sự phát triển của Internet, các MXH cũng khơng ngừng lớn mạnh, nó đã trở thành nhu
cầu tất yếu của hàng tỷ người trên trái đất. Hiện nay, một số MXH lớn và có số lượng
người dùng nhiều nhất như: Facebook, Youtube, Twitter, Instagram…
-500-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thông vận tải

Ưu điểm nổi bật của MXH là có tính kết nối cộng đồng rộng lớn, thỏa mãn nhu
cầu giao tiếp của con người. MXH là không gian ảo, nơi có thể kết bạn, giao lưu rộng
rãi giúp gắn kết nhiều người cùng chung sở thích, quan điểm, trên phạm vi rộng lớn,
không chỉ giới hạn trong 1 quốc gia, mà còn kết nối nhiều quốc gia trên thế giới. Điểm
nổi trội của MXH chính là có tính tương tác cao, nên dễ dàng kết nối với bạn bè, người
thân, thậm chí những người chưa quen biết mà không cần phải gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp
hoặc liên lạc qua điện thoại. Mọi người khi giao tiếp với nhau bằng các MXH có thể nói
chuyện ở bất cứ nơi đâu, bao lâu tùy thích, điều này tiết kiệm thời gian và chi phí.
Chính vì vậy, MXH ngày càng trở thành công cụ không thể thiếu trong giao tiếp,
ứng xử của rất nhiều người trên thế giới. Sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải
(SV trường ĐHGTVT) cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Vậy SV trường ĐHGTVT sử

dụng những MXH chủ yếu nào? Hành vi giao tiếp, ứng xử trên MXH ra sao? Đó là
mục tiêu của bài viết cần làm rõ.
2. NỘI DUNG CHÍNH
2.1. Các mạng xã hội sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải thường sử dụng
Có thể nói Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển Internet
nhanh, kéo theo đó là sự sử dụng phổ biến các trang MXH. Theo thống kê của Viện
Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), đến giữa năm
2018 Việt Nam có khoảng 360 MXH của tổ chức, doanh nghiệp trong nước được cấp
giấy phép và đang hoạt động. Với khoảng 55 triệu người sử dụng MXH, chiếm khoảng
57% dân số và chủ yếu tập trung sử dụng các MXH lớn như Facebook, YouTube,
Zalo…[7]. Trong xu thế đó cũng như giới trẻ nói chung, việc SV trường ĐHGTVT sử
dụng MXH là một nhu cầu tất yếu khách quan. Vậy SV trường ĐHGTVT sử dụng
những MXH phổ biến nào?
Biểu đồ 1. Các MXH SV trường ĐHGTVT thường sử dụng

Qua biểu đồ trên ta thấy, MXH được SV trường ĐHGVT sử dụng nhiều nhất là
Facebook với tỷ lệ là 97,6%, tiếp đến là Youtube 79%, Zalo 54,5%, Instagram 45,5%.
Như vậy, việc sử dụng MXH của SV trường ĐHGVT cũng nằm trong xu thế chung,
đây đều là những MXH mà người Việt sử dụng nhiều nhất, điều đó cho thấy SV
trường cũng có sự nhạy bén, sử dụng MXH là một công cụ phổ biến trong đời sống
hằng ngày của mình. Trong các MXH trên, thì Facebook vẫn là MXH được SV ưa
-501-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thơng vận tải

chuộng hơn cả, đây cũng chính là MXH được nhiều người trên thế giới sử dụng nhất, có
lẽ bởi do tính tiện ích lớn, phong phú về nội dung, dễ dàng kết nối chia sẻ… Qua khảo sát

thực tế cũng cho thấy, SV trường ĐHGTVT chủ yếu sử dụng các hội, nhóm trên nền tảng
MXH Facebook hơn là các hội, nhóm ở các MXH khác như zalo, viber…SV cũng tương
tác với nhau trên Facebook là chủ yếu. SV trường ĐHGTVT thường vào các hội nhóm
trong Facebook như: Đề thi UTC, Đề thi UTC ứng xử có văn hóa, UTC Troll, Diễn đàn
SV Giao thơng vận tải, Hội SV trường ĐHGTVT, Chợ SV ĐHGVT HN, Hội những
người phát cuồng vì nữ sinh Giao thơng và một số hội nhóm của các khoa chuyên ngành,
các khóa.
Vậy câu hỏi đặt ra là SV trường ĐHGTVT dành bao nhiêu thời gian cho MXH
trong một ngày?
Biểu đồ 2. Thời gian sử dụng MXH của SV trường ĐHGTVT

Qua biểu đồ trên ta thấy, SV trường ĐHGTVT dành khá nhiều thời gian cho
MXH, chỉ có 22% SV dành 1 đến 2h để vào MXH trong 1 ngày, còn lại đa số SV đều
dành hơn 3h trong 1 ngày cho MXH. Đặc biệt là có tới 36,6% SV chọn phương án là
khơng tính được thời gian cụ thể, cứ thích là vào, 10% hơn 5h/ngày. Điều đó cho thấy
thực trạng MXH đang chi phối và chiếm phần lớn thời gian trong ngày của SV nhà
trường.
Mặt tích cực của vấn đề này là, SV trường ĐHGTVT cũng thuận theo những trào
lưu tiến bộ của thời đại, sử dụng MXH như một phương tiện để kết nối giao lưu bạn bè
bốn phương, tìm kiếm, chia sẻ tâm tư, tình cảm hay phục vụ cho việc tìm tài liệu học
tập hoặc nhu cầu giải trí hàng ngày...Bên cạnh mặt tích cực khi sử dụng MXH, mặt
hạn chế đó là, nếu SV quá sa đà vào các MXH sẽ khơng cịn thời gian cho các việc
khác như học tập, rèn luyện, giao lưu tương tác trực tiếp ở ngồi đời thực, thậm chí
ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất.
Với câu hỏi “Bạn thường vào MXH vào khung thời gian nào trong ngày?” tác giả
thu được kết quả như sau: 53.9% trả lời là không có thời gian cố định cứ rảnh là vào. [8].
Kết quả trên cho thấy, phần đa SV trường ĐHGTVT sử dụng MXH mọi lúc, mọi nơi và
thậm chí lạm dụng MXH. Một thực tế khơng thể phủ nhận đó là có một bộ phận SV rơi
vào tình trạng nghiện MXH, khi tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp một số SV đang học
k59, có những em trả lời nếu 1 ngày mà không vào MXH 1, 2 tiếng là làm thấy bứt dứt,

-502-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thơng vận tải

khó chịu, thiếu vắng cái gì đó khơng diễn tả được. Việc nghiện Internet nói chung và
MXH nói riêng có thể để lại nhiều di chứng nặng nề. Hậu quả tiêu cực như tranh cãi, nói
dối, thành tích học tập/làm việc sụt giảm, sống thu mình tách rời xã hội, thường xuyên
mệt mỏi, thị lực giảm, mất ngủ, thậm chí rơi vào tình trạng trầm cảm…Cũng vẫn câu hỏi
nêu trên có 41,8% trả lời thường vào MXH vào buổi tối, đêm [8]. Điều này cũng rất phù
hợp với đặc điểm sinh hoạt của SV là thường học tập, sinh hoạt vào buổi tối, đêm là chủ
yếu. Tuy nhiên, nếu như SV không biết phân phối thời gian cho phù hợp sẽ dẫn đến tình
trạng lãng phí thời gian cho những hoạt động trên MXH, thậm chí nếu thức quá khuya sẽ
ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bản thân.
Qua sự phân tích trên cho thấy, việc sử dụng MXH là một nhu cầu tất yếu của SV
trường ĐHGTVT. Tuy nhiên, việc dành quá nhiều thời gian cho MXH cũng là một
thực trạng đáng báo động đối với SV nhà trường hiện nay.
2.2. Hành vi giao tiếp, ứng xử của sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải thể
hiện qua những nội dung sinh viên quan tâm trên MXH
Trước sự phát triển mạnh mẽ của các MXH thì những tiện ích mà nó đem lại
khơng hề nhỏ. Với những tính năng đa dạng, nguồn thơng tin khổng lồ, phong phú,
MXH đã cho phép người dùng có thể tiếp nhận, chia sẻ thơng tin một cách hiệu quả.
MXH đang ngày càng trở thành nơi cung cấp tin tức, kiến thức về tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Mặt khác, MXH cũng là nơi để kết bạn giao lưu rộng rãi, chia sẻ
với nhau nhiều vấn đề trong cuộc sống. Nằm trong xu thế chung đó, khi sử dụng
những MXH, SV trường ĐHGTVT có nhiều thứ để quan tâm, tìm hiểu, giao lưu kết
nối với mọi người.
Biểu đồ 3. Những hoạt động chủ yếu của SV trường ĐHGTVT khi vào MXH


Quan sát biểu đồ ta thấy, có tới 80% câu trả lời của SV trường ĐHGTVT cho rằng,
hoạt động chủ yếu khi vào MXH là để phục vụ nhu cầu giải trí. Tiếp đến, để kết nối liên
lạc, đọc tìm hiểu thơng tin của mọi người là 65,9%. Trong khi để xem tin tức thời sự chỉ
52%, tìm tài liệu học tập 43%. Với câu hỏi “Khi vào MXH bạn thường quan tâm đến
những nội dung gì?” thì có tới 85% câu trả lời của SV trường ĐHGTVT quan tâm tới
các thông tin văn hóa giải trí [8]. Như vậy, có thể thấy rằng nội dung quan tâm của đa số
SV trường ĐHGTVT khi vào MXH là để phục vụ nhu cầu giải trí cũng như theo dõi các
thông tin về bạn bè, người thân, kết nối trị chuyện với mọi người. Điều đó cho thấy nhu
cầu giao tiếp, ứng xử của SV với mọi người là tương đối lớn.
-503-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thông vận tải

Qua khảo sát thực tế tác giả thấy rằng, SV trường ĐHGTVT có riêng một nhóm
để phục vụ nhu cầu giải trí của mình trên nền tảng MXH Facebook đó là UTC troll (có
hơn 63000 người theo dõi). Khi đi sâu tìm hiểu cho thấy đa số các bài viết đều đăng
những trạng thái, hình ảnh, video mang tính hài hước, giải trí, chọc ghẹo lẫn nhau cho
vui. Nhưng cũng có khơng ít những bài viết mang tính cà khịa, khích bác lẫn nhau. Có
những bình luận cịn thơ tục, thiếu văn hóa xúc phạm đến bạn bè, thầy, cơ giáo.
Ngồi nhóm UTC troll, số đơng SV trường ĐHGTVT tham gia vào nhóm Đề thi
UTC hoặc Đề thi UTC ứng xử có văn hóa, các nhóm này được lập ra từ khá lâu, mục
đích là để phục vụ nhu cầu học tập, trao đổi tài liệu của SV. Ưu điểm của các bài viết,
thông tin đăng trong nhóm là: Chia sẻ các tài liệu học tập, tổ chức các lớp học thêm
nâng cao trình độ cho SV; chia sẻ, hỏi han các vấn đề liên quan đến đời sống như:
Phòng trọ, kinh nghiệm thi cử, những đồ đạc bị thất lạc; kết bạn, giao lưu thể thao, văn
nghệ… Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, trong nhóm cịn có nhiều bài viết chia sẻ

những vụ việc tiêu cực trong quá trình học tập: học hộ, thi hộ, hỏi đề thi, đăng hỏi những
thông tin của các thầy cô giáo, đưa thông tin của thầy cô lên để bình phẩm, đánh giá.
Nhiều bạn vẫn dùng những từ lóng, ngơn ngữ tục tĩu. Thậm chí một số bài viết, hình
ảnh, video có thể ảnh hưởng đến uy tín nhà trường. Khi được hỏi “Bạn có hay quan tâm
đến một số nhân vật được giới trẻ hay theo dõi như Phúc XO, Khá Bảnh, Huấn Hoa
Hồng?” (thực chất là những giang hồ đang nổi trên mạng) thì có tới hơn 60% các bạn trả
lời là có quan tâm, thậm chí một số câu trả lời là thường xuyên quan tâm [8].
Qua sự phân tích nêu trên cho thấy, đa số SV đều quan tâm đến các thơng tin giải
trí, tích cực bổ ích, có cách giao tiếp, ứng xử văn hóa. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một bộ
phận SV trường ĐHGTVT cịn quan tâm đến các thơng tin, hình ảnh, video, nhân vật
khơng lành mạnh, cịn sử dụng những lời nói, hành vi phản văn hóa. Số ít cịn có quan
điểm kỳ thị người đồng tính, khơng tơn trọng người khuyết tật (Với câu hỏi “Khi gặp 1
cặp đôi đồng tính chia sẻ cơng khai tình cảm của họ trên MXH, thái độ của bạn là gì” có
5,3% câu trả lời là bình luận để trêu ghẹo, 5,1% phản đối tình u đồng tính. Có 7% SV
trả lời khi gặp những thơng tin, hình ảnh người khuyết tật trên MXH thì chia sẻ rộng rãi
hình ảnh của họ và đưa ra những bình luận trêu họ cho vui? [8]. Điều đó cho thấy văn
hóa giao tiếp, ứng xử của một bộ phận SV trường ĐHGTVT còn chưa cao.
2.3. Hành vi giao tiếp, ứng xử của sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải
thể hiện qua những nội dung sinh viên thường đăng tải, chia sẻ trên MXH
Khi được hỏi “Bạn có hay đăng tải những hình ảnh, video của mình lên MXH
khơng?”. Có 80% SV trả lời là có nhưng thi thoảng, 3% thường xuyên đăng, gần
17% trả lời là không bao giờ. Như vậy, SV trường ĐHGTVT có đăng tải trạng thái
của cá nhân mình lên MXH, điều này cũng phù hợp với xu thế chung của giới trẻ đó
là muốn thể hiện mình, chia sẻ những gì mình thích, mình quan tâm.
Qua biểu đồ 4 ta thấy, những thơng tin hình ảnh, video, hoạt động của bản thân,
gia đình và bạn bè được SV trường ĐHGTVT đăng tải nhiều nhất. Với câu hỏi “Bạn
đăng tải những thơng tin của mình lên MXH nhằm mục đích gì?” có tới 80% SV trả lời
là để chia sẻ về sở thích đam mê của bản thân đối với mọi người [8]. Bên cạnh những
thông tin, hoạt động của bản thân thì những niềm vui trong cuộc sống, cũng được nhiều
-504-



Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thông vận tải

SV lựa chọn để đăng tải (tỷ lệ 34%). Khi gặp những chuyện buồn hay cảm thấy chán
nản, có những bức xúc trong cuộc sống các bạn cũng thường đăng tải lên MXH, chính
vì vậy có tới 33% SV trường cho rằng, mục đích của việc đăng tải những thông tin lên
MXH là nhằm giải tỏa căng thẳng, nỗi buồn, sự tức giận [8]. Những thông tin giật gân,
hot, mọi người đang quan tâm ít được các bạn lựa chọn để đăng tải. Ngồi ra, có một số
SV trả lời đăng bất kỳ thông tin nào miễn là cảm thấy thích (9,6%).
Biểu đồ 4. Những nội dung đăng tải lên MXH của SV trường ĐHGTVT
Hình ảnh, video hoạt động
của và gia đình, bạn bè
Những tâm sự khi buồn chán
Những niềm vui trong cuộc sống
Những bức xúc gặp phải trong
cuộc sống

Bất kỳ thông tin nào, miễn
là cảm thấy thích
Ít khi đăng lên mạng xã hội

Khi khảo sát thực tế các tài khoản MXH của nhiều SV trường ĐHGTVT, tác giả
cũng thấy rằng, đa số các bài đăng tải của SV trường ĐHGTVT là để chia sẻ những hoạt
động của bản thân cũng như người quen của họ. Các bài đăng về những hoạt động của
bản thân như đi học, đi du lịch, mua sắm... những trải nghiệm trong cuộc sống. Những
thông tin thời sự, những niềm vui, nỗi buồn gặp phải trong cuộc sống, những hình ảnh,
video hài hước...

Về tần suất đăng tải các bài viết lên MXH, có 80% câu trả lời của SV trường cho
rằng hãn hữu lắm mới đăng, 12% trả lời trung bình khoảng 3 đến 4 ngày đăng 1 lần.
Điều đó cho thấy tần suất đăng tải lên MXH của các bạn SV không quá nhiều, chủ yếu
là theo dõi thông tin của người khác khi đăng tải mà thôi. Thực trạng này cũng cho
thấy cách giao tiếp, ứng xử của số đơng SV trường là thường khơng thích khoe khoang
bản thân hay sống ảo...
Biểu đồ 5. Những nội dung thường được SV trường ĐHGTVT chia sẻ

-505-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thông vận tải

Qua biểu đồ trên ta thấy, những hình ảnh, video hài hước là nội dung được số
đông SV trường ĐHGTVT lựa chọn để chia sẻ (73,7%). Điều này phù hợp với câu trả
lời ở phần trên của SV trường là những hoạt động chủ yếu khi vào MXH để phục vụ
nhu cầu giải trí, giải tỏa căng thẳng. Tiếp đến tài liệu học tập cũng là một nội dung
được nhiều SV quan tâm chia sẻ (37,3%). Những thông tin thời sự và những vấn đề
được cộng đồng đang quan tâm tỷ lệ khoảng 20%. Những video clip hot và thông tin
của những nhân vật nổi tiếng ít được SV chia sẻ.
Khi khảo sát thực tế tài khoản MXH của SV trong trường, tác giả cũng thấy chủ
yếu các bài chia sẻ của SV liên quan đến những thơng tin, hình ảnh, video mang tính
giải trí. Tài liệu học tập hoặc những nội dung có liên quan đến học tập cũng được các
bạn chia sẻ khá nhiều. Những vấn đề được cộng đồng đang quan tâm cũng được nhiều
bạn SV chia sẻ. Cịn những thơng tin về đời tư hay những hình ảnh, video nhạy cảm của
người khác gần như không được các bạn SV chia sẻ rộng rãi (Với câu hỏi “Khi gặp
những hình ảnh, video, thơng tin “nhạy cảm” của một ai đó được chia sẻ trên MXH
hành động của bạn như thế nào?” có 65,6% SV trường trả lời chỉ đọc những thông tin đó

nhưng khơng chia sẻ, bình luận. 16% sẽ lên án hành động của người chia sẻ, cịn lại số ít
6% là chia sẻ cho những người bạn thân của mình [8]). Những thông tin bịa đặt, vu
khống, xuyên tạc, cũng không thấy các bạn chia sẻ trên trang cá nhân. Con số trên
chứng tỏ cách giao tiếp, ứng xử của phần lớn SV trường ĐHGTVT có văn hóa, khơng đi
sâu soi mói đời tư của người khác, thậm chí nhiều bạn còn sẵn sàng lên án những hành
vi của người chia sẻ những thông tin nhạy cảm của người khác.
Qua những bài đăng tải, chia sẻ của SV trường ĐHGTVT cho thấy nhiều bài viết
có văn hóa, sử dụng những ngôn ngữ, hành vi thể hiện sự tôn trọng mọi người, người
lớn tuổi, bạn bè, các thầy cô giáo. Các bài viết có những ngơn ngữ, hành vi thể hiện
thái độ lịch sự, văn minh khi giao tiếp trên MXH. Thể hiện thái độ sống tích cực, lành
mạnh, văn minh khi sử dụng MXH. Nhiều bài viết chia sẻ những gương người tốt việc
tốt, những hành vi đúng đắn, có văn hóa, đạo đức phù hợp với thuần phong mỹ tục của
dân tộc cũng như những tinh hoa văn hóa nhân loại. Có tới 60% SV trường ĐHGTVT
trả lời khi gặp một hành động, sự việc tốt trên MXH thì chia sẻ với người khác, thậm
chí 21% trả lời là thường xuyên chia sẻ [8]. Có thái độ phê phán, phản đối những hành
vi sai trái, vi phạm pháp luật….
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại các bài đăng tải, chia sẻ của SV thể hiện sự phân biệt
giới tính, chủng tộc, vùng miền, người đồng tính. Sử dụng nhiều tiếng lóng, ngơn ngữ
tục tĩu, phản cảm, kích động bạo lực. Một số bài viết cổ xúy cho những hành vi vơ văn
hóa, phản đạo đức, những nhân vật giang hồ, những hành vi phạm pháp trên MXH.
Cịn tồn tại tình trạng thiếu tôn trọng với các thầy, cô giáo, cán bộ công nhân viên của
nhà trường. Những thông tin được đăng tải, chia sẻ trên MXH cũng ít được các bạn SV
kiểm chứng kỹ càng. Với câu hỏi “Bạn có thường kiểm định những thông tin được
đăng tải trên MXH mà bạn đọc (xem) được hay khơng?” có 48,7% trả lời là có
nhưng ít, 24,4% trả lời thường là khơng. Khi hỏi “Bạn có kiểm chứng thơng tin trước
khi chia sẻ một nội dung nào đó trên MXH khơng” có 25,6% câu trả lời cảm thấy nội
dung được là chia sẻ, 17,5% thi thoảng mới kiểm chứng, 19,5% thường là khơng [8].
Đây là một vấn đề đáng quan ngại, vì rất nhiều thông tin trên MXH thường là không
-506-



Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thơng vận tải

chính xác, đã bị bóp méo xun tạc, thậm chí vi phạm pháp luật. Vì vậy nếu như các
bạn SV không kiểm định kỹ càng dễ bị sa vào tình trạng tiếp nhận thơng tin khơng
chính xác, khi chia sẻ những bài viết, thông tin không đúng sự thật, vi phạm về đạo
đức, văn hóa, pháp luật thì rất dễ vi phạm luật an ninh mạng và bị xử lý hình sự.
Qua phân tích thực trạng những nội dung được SV trường ĐHGTVT thường đăng
tải, chia sẻ trên MXH cho thấy, nhiều SV trường ĐHGTVT có văn hóa giao tiếp, ứng xử
trên MXH. Tuy nhiên, cịn một bộ phận SV trường văn hóa giao tiếp ứng xử trên MXH
vẫn chưa cao.
2.4. Hành vi giao tiếp, ứng xử của sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải thể
hiện qua nội dung bình luận, trạng thái cảm xúc trên MXH
Từ những số liệu thu thập được cho thấy, SV trường ĐHGTVT thường đưa ra
bình luận trên MXH khi bạn, bè, người thân của mình đăng tải bất kỳ thông tin nào
(56%), tiếp đến là khi bạn bè người thân mình đăng những thơng tin vui vẻ (53%). Khi
bạn bè, người thân đăng những thông tin bức xúc thì SV ít thể hiện hành vi bình luận
hơn (19,5%), khi gặp những vụ việc giật gân, tiêu cực được rất ít SV bình luận (9,9%).
Điều này cho thấy SV trường thường quan tâm đến những thông tin, hoạt động của
người thân mình, hướng tới những thơng tin tích cực.
Khi khảo sát thực tế các tài khoản MXH, các hội nhóm của SV trường ĐHGTVT
cho thấy, phần lớn các bình luận của SV đều có văn hóa, thể hiện cách giao tiếp, ứng
xử văn minh, tiến bộ. Nhiều bình luận thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước. Khi chứng kiến
những hành vi vơ đạo đức, phản văn hóa SV cũng có chính kiến riêng của mình để bảo
vệ lẽ phải. Những bài viết có ý thiếu tơn trọng, xúc phạm thầy, cô giáo cũng được
nhiều SV vào phản đối. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều bình luận của SV trường cịn sử
dụng nhiều ngơn ngữ tục tĩu, phản văn hóa. Có nhiều bạn đưa ra những bình luận
khiếm nhã, thậm chí có thể ảnh hưởng đến danh dự của các thầy, cơ, cán bộ cơng nhân

viên, uy tín của nhà trường. Nhiều SV cịn có những bình luận kích động bạo lực, thóa
mạ chửi bới lẫn nhau trên MXH. Điều đó cho thấy, một bộ phận SV trường ĐHGTVT
chưa thực sự có văn hóa giao tiếp, ứng xử.
Biểu đồ 6. Hành vi sử dụng tiếng lóng, chửi thề của SV trường ĐHGTVT.

Qua biểu đồ trên ta thấy, nhiều SV trường ĐHGTVT cịn sử dụng tiếng lóng hay
nói tục khi giao tiếp trên MXH, cá biệt có tới 14,8% SV trả lời là thường hay sử dụng
những ngơn ngữ tiếng lóng, chửi thề. Đây là một trong những hạn chế lớn trong văn
hóa giao tiếp, ứng xử trên MXH của SV trường.
-507-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thông vận tải

Khi giao tiếp trên MXH SV có xu hướng sử dụng nhiều các tiện ích như biểu
tượng, hình ảnh, kí hiệu, dùng ngơn ngữ ngắn gọn, ít tốn thời gian. Bên cạnh đó, ta
cũng thấy rằng, SV chưa có cách sử dụng các phương tiện giao tiếp phù hợp.
Lý giải việc sử dụng nhiều các biểu tượng, hình ảnh, kí hiệu khi giao tiếp trên
MXH, bạn Lê Thị M, SV lớp QTDNXD k58 cho biết, việc chèn các biểu tượng, hình
ảnh vào trong quá trình giao tiếp trên MXH giúp cho cuộc nói chuyện trở nên sinh động,
thú vị hơn, đồng thời giúp bản thân dễ hịa nhập vào cuộc nói chuyện hơn. Bạn Phạm
Thế V, SV lớp CĐ Anh K57 thì cho rằng, các biểu tượng, hình ảnh giúp mình và bạn
mình hiểu rõ hơn cảm xúc của nhau mà không cần phải diễn tả nhiều bằng ngơn ngữ.
Cịn về việc viết tắt, bỏ dấu, đối với Lê Việt T SV lớp QLXD1 k59 cho rằng, vì tiện lợi,
đỡ mất thời gian, mặt khác do giao tiếp với bạn nên cũng thoải mái, bạn bè em cũng
hiểu những từ viết tắt, bỏ dấu ấy. Bạn Nguyễn Hương L lớp QTDNXD k58 thì nói rằng
mọi người xung quanh em đều làm thế nên em cũng làm theo.
Khi giao tiếp, ứng xử với bạn bè cùng trang lứa phần lớn SV trường ĐHGTVT

thường xuyên chèn các biểu tượng, hình ảnh, viết tắt, bỏ dấu. Chèn các biểu tượng,
hình ảnh mang tính ám chỉ, dùng tiếng lóng, gần như khơng bao giờ viết hoa, dùng
“kính ngữ”, viết đủ câu. Trong khi đó, khi giao tiếp với người lớn tuổi, các thầy, cơ
giáo phần lớn SV lại có cách dùng các phương tiện giao tiếp hoàn toàn ngược lại. Lý
giải điều này, Bạn Nguyễn Thị Hồng L, SV lớp KTXD2 K59 cho rằng, khi giao tiếp
với bạn bè, tính chất cuộc nói chuyện thường thoải mái và suồng sã nên mình thích
dùng thế nào cũng được. Nhưng khi giao tiếp với người lớn tuổi, thầy, cô giáo SV phải
thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với đối phương nên khơng thể dùng cách nói chuyện như
với bạn bè. Điều đó cho thấy nhận thức đúng đắn và ý thức thực hiện tốt các hành vi
giao tiếp trên MXH với những người lớn tuổi của các em.
Kết hợp việc khảo sát với quan sát các cuộc nói chuyện trên MXH của SV, tác
giả nhận thấy khi giao tiếp với người lớn tuổi, các em thường xuyên viết đủ câu, dùng
“kính ngữ” đồng thời, khơng dùng tiếng lóng, các từ tục tĩu trong khi giao tiếp. Tuy
nhiên, vẫn cịn tình trạng viết tắt, viết thiếu dấu ở nhiều SV. Điều này cho thấy, SV đã
có những nhận thức đúng đắn và có thái độ tơn trọng người lớn tuổi khi giao tiếp với
họ. Mặt khác, tác giả cũng thấy rằng, nhận thức của các em tuy đúng đắn nhưng vẫn
chưa đầy đủ, biểu hiện ở chỗ khi giao tiếp vẫn còn tình trạng viết tắt, bỏ dấu nhiều.
Việc viết tắt thể hiện sự thân thiện, yêu quý của các em với người lớn tuổi, nhưng qua
đó, cũng chỉ ra các em chưa phân biệt được ranh giới giữa yêu quý mang sự kính trọng
với sự suồng sã trong việc giao tiếp, ứng xử. Như vậy, phần lớn SV trường có các biểu
hiện hành vi ứng xử đúng mực với người lớn tuổi trên MXH. Bên cạnh đó, vẫn cịn
một bộ phận nhỏ SV chưa có biểu hiện hành vi ứng xử đúng mực với người lớn tuổi
trên MXH. Vì thế, cần phải có các cách thức tác động nhằm hạn chế các hành vi này.
3. KẾT LUẬN
Qua sự phân tích về thực trạng hành vi giao tiếp, ứng xử của SV trường ĐHGTVT
trên MXH cho thấy, phần lớn SV trường có cách thức giao tiếp, ứng xử có văn hóa, đa
số những ngôn ngữ, hành vi của SV đều thể hiện sự văn minh, lịch sự phù hợp với
truyền thống văn hóa dân tộc, những chuẩn mực đạo đức, những giá trị nhân văn.
-508-



Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thơng vận tải

Nhưng bên cạnh đó cịn có một bộ phận SV chưa thực sự có văn hóa giáo tiếp, ứng xử
trên MXH, khi đối thoại còn sử dụng nhiều tiếng lóng, ngơn ngữ tục tĩu, phản cảm, kích
động bạo lực... Do đó, trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa văn hóa giao tiếp, ứng
xử nói chung và văn hóa giao tiếp, ứng xử trên MXH nói riêng cho SV trường
ĐHGTVT tác giả đề xuất một số kiến nghị sau: Một là, nhà trường cần xây dựng và ban
hành bộ quy tắc giao tiếp, ứng xử cho sinh viên trên MXH; Hai là, cần có chế tài xử phạt
những hành vi khi SV vi phạm bộ quy tắc nêu trên; Ba là, Phịng Cơng tác chính trị và
sinh viên, Đoàn thanh niên nhà trường cũng như các giảng viên cần có trách nhiệm
trong việc định hướng, giáo dục SV trong việc tuân thủ những quy tắc giao tiếp, ứng xử
mà nhà trường đã ban hành; Bốn là, cá nhân mỗi SV cần nâng cao nhận thức cũng như
tuân thủ những quy tắc, văn hóa giao tiếp trên MXH.
LỜI CẢM ƠN
Cảm ơn Trường Đại học Giao thông vận tải đã tài trợ cho cho nghiên cứu này
trong khuôn khổ đề tài mã số T2020-ML-003.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Thị Minh Đức, Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam, Tạp chí
Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81), (2014) 50-60.
[2]. Bùi Thu Hoài, Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ, Luận văn thạc sỹ, Trường
Đại học KHXHNV, 2014.
[3]. Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyễn Lan Nguyên, Tác động của mạng xã hội Facebook
đối với sinh viên hiện nay, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Nghiên cứu
Chính sách và Quản lý, Tập 32, Số 2 (2016) 68-74.
[4]. Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái, Mạng xã hội với sinh
viên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2015.
[5]. Lưu Bá Lộc, Tác động của mạng xã hội với SV Đại học Văn Lang, Khóa luận tốt

nghiệp, Trường Đại học Văn Lang, 2013.
[6]. 26/11/2019
[7]. 09/02/2019
[8]. />npauFwg/edit#responses

-509-



×