Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.18 KB, 8 trang )

Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thông vận tải

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP 4.0
Đặng Thị Nga1*, Nguyễn Văn Quảng1
Phân hiệu tai Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông vận tải,
Số 450-451 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
*
Tác giả liên hệ: Email: ; Tel: 0979659768.
1

Tóm tắt. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang phải đối phó với tình trạng dịch bệnh
lây lan rất nhanh. Do vậy, Thương mại điện tử (TMDT) đã trở thành một công cụ quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp vượt qua khó
khăn và thích nghi với xu hướng phát triển của thế giới. TMDT mang lại nhiều lợi ích,
giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng việc dễ dàng tiếp cận
rộng lớn với khách hàng tiềm năng. Hoạt động TMDT cũng góp phần giúp hạn chế
việc lây lan dịch bệnh CoVid và một số dịch bênh khác mà người dân trên thế giới
đang phải đối mặt. Tuy nhiên, lực lượng lao động trong nhóm ngành thương mại điện
tử hiện nay đang đối mặt với nhiều vấn đề như thiếu kỹ năng, thiếu lực lượng lao động
khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ TMĐT. Trên
cơ sở phân tích thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam, bài viết
đề xuất các giải pháp như gia tăng hợp tác trong đào tạo giữa doanh nghiệp và các cơ
sở đào tạo như trường đại học và cao đẳng; thay đổi chương trình đào tạo nhằm nâng
cao được những kỹ năng mà người lao động hiện nay đang thiếu; Các chính sách đãi
ngộ cho người lao động làm việc trong lĩnh vực TMĐT để thu hút những nguồn nhân
lực chất lượng cao tham gia.
Từ khóa: Thương mại điện tử, chất lượng nguồn nhân lực, giải pháp nâng cao chất


lượng nguồn nhân lực.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thương mại điện tử đã trở thành yếu tố cần thiết của chiến lược kinh doanh và là
chất xúc tác mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế. TMĐT không chỉ mở ra những cơ hội
kinh doanh mới, những sản phẩm, dịch vụ mới mà bản thân TMĐT thực sự là một
phương thức kinh doanh mới - Phương thức kinh doanh điện tử. Trong năm 2020 vừa
qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến cho ngành TMĐT tăng trưởng rất cao. Do vậy
nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực TMĐT cũng tăng theo. Tuy nhiên, giống
như nhiều quốc gia có lĩnh vực TMĐT non trẻ khác, các doanh nghiệp kinh doanh
TMĐT Việt Nam đang phải đối mặt với khơng ít thách thức, trong đó phải kể đến thực
trạng nguồn nhân lực TMĐT còn rất hạn chế. Thị trường TMĐT tại Việt Nam nói
-613-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thơng vận tải

riêng và thế giới nói chung đang phát triển mạnh. Mức tăng trưởng TMĐT tại Việt
Nam lên tới hơn 30% (2019), thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Dự báo
trong năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt khoảng 10 tỷ USD[9]. Đó cũng
chính là lý do nhiều DN phải tích cực nâng cao chất lượng nhân lực để có thể đáp ứng
nhu cầu phát triển.
Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu những kỹ năng cần thiết của người lao động
trong các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT sẽ thay đổi như thế nào và thực trạng
nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam, từ đó đề xuất những kiến nghị giúp nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực.
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1. Cơ sở lý luận

2.1.1 Thương mại điểm tử
Thương mại điện tử (TMĐT) được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như
“thương mại điện tử” (Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade)
hoặc “kinh doanh điện tử” (e-business). Tuy nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi
phổ biến và được dùng thống nhất trong các văn bản hay cơng trình nghiên cứu của
các tổ chức hay các nhà nghiên cứu. Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán
hàng hóa và dịch vụ thơng qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh
nghiệp tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán
hàng, marketing, thanh tốn, đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với
nhà cung cấp, đối tác, khách hàng…[3].
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc
sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên
mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận
cũng như những thơng tin số hố thơng qua mạng Internet" [3].
Hiện nay có nhiều tranh cãi về các hình thức tham gia cũng như cách phân chia
các hình thức này trong TMĐT. Nếu phân chia theo đối tượng tham gia thì có 3 đối
tượng chính bao gồm: Chính phủ (G - Goverment), DN (B - Business) và Khách hàng
(C - Customer hay Consumer). Các dạng hình thức chính của TMĐT bao gồm: DN với
DN (B2B); DN với Khách hàng (B2C); DN với Nhân viên (B2E); DN với Chính phủ
(B2G); Chính phủ với DN (G2B); Chính phủ với Chính phủ (G2G); Chính phủ với
Cơng dân (G2C); Khách hàng với Khách hàng (C2C); Khách hàng với DN (C2B);
online-to- offline (O2O); Thương mại đi động (mobile commerce hay viết tắt là mcommerce).
2.1.2 Nguồn nhân lực trong thương mại điện tử
Phát triển TMĐT cần phải có hội đủ một số cơ sở như hạ tầng cơ sở internet đủ
nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải nội dung, hệ thống thanh toán bảo mật, phải có hệ
thống an tồn cho các giao dịch, và quan trọng hơn là đội ngũ nhân lực hiểu kinh
doanh, công nghệ thông tin để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và
-614-



Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thơng vận tải

thanh tốn qua mạng.
Theo báo cáo của Bộ Công thương về nguồn nhân lực cho TMĐT (2018) thì chất
lượng đội ngũ nhân lực phải đảm bảo như sau:
Thứ nhất, TMĐT được tiến hành trong môi trường điện tử, dựa trên những quy
định riêng và yêu cầu riêng,... Do đó, người lao động trực tiếp và quản lý phải hiểu rõ
về thao tác kỹ thuật, nguyên tắc trong kinh doanh trực tuyến.
Thứ hai, công nghệ thông tin như kỹ thuật truyền dẫn thông tin, địa chỉ miền, các
trang tin để tiến hành giao dịch, là nền tảng của TMĐT. Song song với đó, tốc độ thay
đổi của cơng nghệ diễn ra nhanh chóng, cơng nghệ mới thường xuyên ra đời cho nên
những nhân lực TMĐT cần nắm bắt kịp thời và vận dụng thành thạo các ứng dụng này
khi giao dịch cũng như nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới trong thương mại điện
tử.
Thứ ba, TMĐT là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế tri thức. Do đó, nhân
lực thương mại điện tử, dù đó là người thực hiện hay người quản lý, đều là những đối
tượng lao động có hàm lượng tri thức cao. Họ cần đuợc tiến hành đào tạo có hệ thống,
trải qua các trình độ từ cơ bản đến chuyên sâu tương ứng với từng vị trí, từng nhiệm
vụ và theo từng chuyên ngành cụ thể.
Đánh giá của hiệp hội TMĐT Việt Nam (2017) thì đội ngũ nguồn nhân lực phục
vụ cho TMĐT phải có kỹ năng quản trị website và sàn giao dịch TMĐT, kỹ năng xây
dựng kế hoạch triển khai dự án TMĐT; kỹ năng khai thác và sử dụng các ứng dụng
TMĐT; kỹ năng cài đặt chế độ ứng dụng khắc phục sự cố thông thường của máy; kỹ
năng quản trị cơ sở dữ liệu; kỹ năng tiếp thị trực tuyến; kỹ năng triển khai thanh toán
trực tuyến.
Theo S.Sriram (2016) thì nguồn nhân lực trong ngành TMĐT hiện nay có 7 đặc
điểm như sau[4]:
+ Kỹ năng làm việc nhóm;

+ Có khả năng hiểu biết sâu sắc về các ngành công nghiệp khác nhau, khả năng
bao quát cả hệ sinh thái TMĐT;
+ Kỹ năng ra quyết định kinh doanh;
+ Khả năng giao tiếp đúng người vào đúng thời điểm theo đúng cách;
+ Tối ưu hóa mọi quy trình;
+ Khả năng thích ứng các tình huống kinh doanh có thể gặp phải;
+ Kỹ năng nhận thức: khả năng nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể.
2.1.3 Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến thương mại điện tử
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã tác động rất lớn đến mơ hình tổ
chức và cách thức vận động của nền kinh tế. Để doanh nghiệp có thể thích nghi và
cạnh tranh trong tình hình mới bắt buộc các doanh nghiệp phải đổi mới bằng các thay
đổi về phương thức vận hành, thay đổi mơ hình kinh doanh, quy trình làm việc…trên
-615-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thông vận tải

cơ sở áp dụng các công nghệ số như Internet kết nối vạn vật (Internet of thing), Dữ
liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence), Điện toán đám
mây…
CMCN 4.0 làm cho thương mại điện tử phát triển ở trình độ cao hơn sẽ làm thay
đổi cách thức tổ chức hệ thống phân phối. Khi đó, mơ hình phân phối trực tiếp từ kho
đến người tiêu dùng sẽ thay thế dần các mô hình phân phối truyền thống. Điều này địi
hỏi một hệ thống logistic, giao hàng chặng cuối và cả hệ thống thanh tốn điện tử hồn
thiện.
Việc ứng dụng đặc trưng của CMCN 4.0 như Điện toán đám mây, Dữ liệu
lớn,…sẽ làm biến đổi truyền thống về biên giới thương mại. Các giao dịch thương mại
điện tử sẽ được thực hiện với quy mơ và hình thái hồn tồn mới với phạm vi vượt

biên giới và có sự tham gia của nhiều chủ thể. Có thể nói, các cơng nghệ của CMCN
4.0 ngồi việc hình thành nên những mơ hình thương mại điện tử mới sẽ làm thay đổi
về chất đối với thương mại điện tử nói riêng và thương mại nói chung, từ đó tác động
ngược lại quy trình sản xuất và tổ chức hoạt động kinh doanh
Nguồn nhân lực số đóng vai trị quan trọng trong q trình chuyển đổi số và ứng
dụng thương mại điện tử. Theo báo cáo khảo sát của Vietnamworks cho thấy nhu cầu
nhân sự về cơng nghệ thơng tin đã tăng khoảng 47% trong vịng 3 năm qua, ước tính
Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 78.000 nhân lực công nghệ thông tin mỗi năm, nhân lực
cho các ngành mới như Trí tuệ nhân tạo, Lưu trữ đám mây, Thực tế ảo, Thực tế tăng
cường và cơng nghệ Blockchain đang tăng trưởng nóng[8].
4.2. Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở thu thập, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thứ cấp những vấn đề có
tính lý luận và thực tiễn chất lượng lực lượng lao động tại Việt Nam nói chung và lực
lượng lao động đang hoạt động trong lĩnh vực TMĐT nói riêng để đánh giá được thực
trạng chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực TMĐT ở nước ta hiện nay.
Các dữ liệu về lao động Việt Nam được thu thập từ giai đoạn 2017-2019 với các
tiêu chí đánh giá về trình độ và kinh nghiệm của lực lượng lao động, đánh giá của
doanh nghiệp về năng lực của nhân viên, Đánh giá của các chuyên gia về thực trạng
chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Từ đó so sánh với với yêu cầu của quốc tế sự
thay đổi kỹ năng của người động khi có TMĐT. Đó là cơ sở nền tảng để đề xuất các
kiến nghị nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam.
2.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam
❖ Quy mô nguồn nhân lực:
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam năm 2018 ước tính
khoảng 94,665 triệu người. Trong đó, lao động từ 15 tuổi trở lên là 55,4 triệu người,
chiếm 58,52%. Cơ cấu lực lượng lao động nhóm tuổi từ 25 – 49 chiếm tỷ trọng gần
60% tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Đây là một điểm mạnh về cơ cấu dân
số của Việt Nam hiện nay.
-616-



Trường Đại học Giao thông vận tải

Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Bảng 1. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi.
Từ 15 đến dưới
25
Từ 25 đến dưới 50
Từ 50 trở lên

Năm

Tổng số
(nghìn
người)

Số lương
(nghìn
người)

Tỷ lệ
%

Số lương
(nghìn
người)

Tỷ lệ
%


Số lương
(nghìn
người)

Tỷ lệ
%

2016

55,445

7,511 13.79

32,418 59.54

14,516 26.66

2017

54,824

7,581 13.83

32,599 59.46

14,644 26.71

2018


55,354

7,049 12.73

33,339 60.23
14,966 27.04
Nguồn: Tổng cục thống kê

❖ Chất lượng nguồn nhân lực:
Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đã có sự cải thiện tương đối trong giai
đoạn 2005-2018. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo đã tăng
từ 12,5% vào năm 2005 lên 14,6% vào năm 2010, và 21,9% vào năm 2018.

Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 1. Tỷ lệ người lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua
đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.
❖ Năng suất lao động
Cùng với chất lượng được cải thiện, năng suất lao động tại Việt Nam cũng được
cải thiện trong thời gian qua. Số liệu thống kê của tổng cục thống kê cho thấy, năng
suất lao động đã tăng từ 44 triệu đồng/lao động vào năm 2010 lên hơn 2 lần vào năm
2018 (đạt 102,2 triệu đồng/lao động). Tuy nhiên so với các nước trong khu vực Đơng
Nam Á thì năng suất lao động tại Việt Nam vẫn còn khá thấp. năm 2018 năng suất lao
-617-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thông vận tải

động của Singapore, Malaysia, Thái Lan gấp năng suất lao động của Việt Nam lần lượt

là 13,7 lần, 5,3 lần và 2,7 lần.
2.2.2 Thực trạng nguồn nhân lực thương mại điện tử Việt Nam
Trong năm vừa qua cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp ở Việt nam có lao động
chun trách về TMĐT khơng thay đổi nhiều so với những năm trước. Số lượng lao
động chuyên trách TMĐT trong các doanh nghiệp lớn tăng (tăng từ 42% năm 2017 lên
45% năm 2018). Trong khi đó doanh nghiệp vừa và nhỏ tỷ lệ số lao động chuyên trách
TMĐT lại giảm nhẹ (giảm từ 29% năm 2017 xuống 26% năm 2018).
Trong các lĩnh vực kinh doanh thì lĩnh vực vui chơi giải trí có tỷ lệ lao động
chun trách TMĐT cao nhất (chiếm tới 49%). Tiếp theo đến lĩnh vực công nghệ
thông tin – truyền thông (chiếm 45%), y tế - giáo dục – đào tạo (chiếm 45%). Thấp
nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng (chiếm khoảng 20%).

Nguồn: Báo cáo chỉ số thương mại Việt nam năm 2019
Hình 2: Biểu đồ tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng
về TMĐT.
Qua biểu đồ tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ
năng về TMĐT thì có tới gần 50% các doanh nghiệp tham gia khảo sát gặp khó khăn
khi tuyển dụng nhân sự có kỹ năng khai thác và sử dụng các ứng dụng TMĐT (cao
nhất trong các kỹ năng về TMĐT). Hơn 40% các doanh nghiệp tham gia khảo sát gặp
khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về quản trị web và sàn giao dịch TMĐT;
kỹ năng xây dựng kế hoạch, triển khai dự án TMĐT và kỹ năng quản trị cơ sở dữ liệu.
Thực tế cho thấy, các DN Việt Nam hiện đang cần nguồn lao động có trình độ về
công nghệ thông tin và TMĐT, bởi kinh doanh trên mạng xã hội và sàn giao dịch
TMĐT đang đem lại hiệu quả kinh tế cao. Theo Cục Thương mại điện tử và Công
nghệ thông tin (Bộ Công Thương), căn cứ kết quả khảo sát hàng năm đối với một bộ
phận ứng dụng thường xuyên TMĐT, có hơn 80% DN tham gia khảo sát (tương đương
hơn 1.000 DN) cho thấy, nhu cầu nhân lực TMĐT được đào tạo là rất cần thiết đối với
chính DN đó. Trong giai đoạn tới, nhu cầu này sẽ tăng lên rất nhiều khi Việt Nam trở
thành quốc gia có hàm lượng ứng dụng cơng nghệ thông tin trong hoạt động quản lý,
-618-



Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thông vận tải

sản xuất kinh doanh lớn, do đó việc tiến hành trao đổi thương mại qua mạng sẽ ngày
càng phổ biến hơn[8].
Về thu nhập của nhân viên làm việc trong lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam hiện nay
giao động trong khoảng 5 – 7 triệu/tháng đối với sinh viên mới ra trường, 7 – 10
triệu/tháng đối với người có kinh nghiệm từ 2 -3 năm[9].
5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG
LĨNH VỰC TMĐT TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP 4.0
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 và thương mại điện tử địi hỏi người lao động phải
có trình độ và trình độ cao (chuyên sâu). Trong khi đó, chất lượng nhân lực ở nước ta
cịn thấp, điều này địi hỏi cần sớm có những giải pháp tháo gỡ.
Thứ nhất, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực từ trong nhà trường. Cụ
thể, các cơ sở giáo dục đào tạo đại học, cao đẳng cần trang bị khối kiến thức kinh tế, tổ
chức kinh doanh trên mạng Internet, vận dụng thành thạo các cơng cụ tìm kiếm, khai
thác thơng tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh. Trang bị cho người học kỹ năng
giao dịch TMĐT; Vận dụng các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ ký
số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo tồn thơng tin...
Thứ hai, Các cơ sở đào tạo cần bắt tay, hợp tác cùng các doanh nghiệp trong lĩnh
vực thương mại điện tử để mong muốn đem các kiến thức thực tế từ công việc vào
trong nhà trường. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để sinh viên có thế tiếp cận và thực
hành song song với lý luận. Người học cũng cần được trang bị nghiệp vụ kinh doanh
cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh tốn, vận tải
và bảo hiểm hàng hóa. Chú trọng một số môn chuyên ngành rất cần thiết để trang bị
cho người học như: Kinh doanh thương mại, pháp luật TMĐT, marketing điện tử, kỹ
thuật nghiệp vụ thương mại, quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, quản trị khách

hàng trong TMĐT...
Thứ ba, doanh nghiệp trong lĩnh vực TMĐT cần có những chính sách đãi ngộ
hấp dẫn nguồn lao động chất lượng cao ứng tuyển và gắn bó với doanh nghiệp.
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn những kiến thức mới cho nhân viên. Cử nhân
viên đi học tập ở các cơ sở đào tạo uy tín hoặc tham gia các hội thảo về lĩnh vực
TMĐT trong nước và quốc thế để cập nhật những kiến thức mới phục vụ cho công
việc.
4. MỘT KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN TMĐT Ở
VIỆT NAM
Thứ nhất, cần hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển TMĐT. Hiện nay, TMĐT
là một lĩnh vực mới phát triển tại Việt Nam. Ngồi ra, đây cịn là lĩnh vực rất đặc thù,
đó là sự kết hợp giữa công nghệ và thị trường, giữa yếu tố thực và yếu tố ảo, giữa thực
thể tồn tại với thực thể trong khơng gian số. Chính vì vậy, khung pháp lý nói chung
vẫn cịn nhiều mảng trống cần phải hồn thiện, đặc biệt là các chính sách bảo vệ người
tiêu dùng.
Thứ hai, cần có chính sách khuyến khích; thu hút đầu tư của xã hội; đầu tư tư
nhân nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử. Đẩy mạnh hơn nữa trong
việc cung cấp các dịch vụ công, như: Hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế; làm
-619-


Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII

Trường Đại học Giao thông vận tải

các thủ tục xuất, nhập khẩu điện tử. Ngồi ra, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp trong lĩnh vực phân phối hàng hóa trong và ngồi nước một cách hiệu quả với
chi phí thấp nhất.
Thứ ba, cần xây dựng khung pháp lý nhằm đảm bảo an tồn cho các giao dịch
TMĐT. TMĐT có nhiều tác động tích cực nhưng cũng dễ bị tin tặc phát tán virus; tấn

công vào các website,… Mặt khác, qua Internet cũng xuất hiện những giao dịch xấu
như: Ma túy, bn lậu, bán hàng giả,… Do vậy, cần có cơ chế kiểm soát và xử lý các
hoạt động vi phạm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lưu Đan Thọ & Tôn Thất Hoàng Hải, “Thương mại điện tử hiện đại – Lý thuyết và
tình huống ứng dụng của các cơng ty Việt Nam”, nhà xuất bản Tài Chính, 2016.
[2] PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Hồng & TS. Nguyễn Văn Thoan, "Giáo trình thương
mại điện tử”, Nhà xuất bản Bách Khoa – Hà Nội, 2013.
[3] Bộ mơn thương mại điện tử, “Giáo trình thương mại điện tử căn bản”, Nhà xuất
bản Đại học Ngoại thương - Hà Nội, 2009.
[4]S.Sriram, M.Arumugam, Ecommerce and human resource management,
International Conference on "Innovative Management Practices” Organize by SVCET,
Virudhunaga, Vol-1 Issue-1 2016
[4] Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, “Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam”,
2019.
[5] Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam, Cục thương mại điện tử và công nghệ thông
tin, 2019.
[6]Minh Ngọc, Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam xếp hạng thứ 11/12 quốc gia tại
châu Á, truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2020
[7]Th.S Phạm Thanh Bình, Phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2020 -2025, truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2020.
[8] Thương mại điện tử thời kỳ Công nghiệp 4.0; liên hệ với phát triển thương mại
điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội
truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020.
[9]Thương mại điện tử: Liệu có hot và thu nhập tốt không,
truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020.

-620-




×