Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Kỹ năng làm báo điều tra của phóng viên báo mạng điện tử ở nước ta hiện nay (khảo sát các báo vietnamnet net vn; tuoitre vn, dantri com vn, phapluatxahoi vn từ tháng 1 2013 đến 62014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ TÂM

KỸ NĂNG LÀM BÁO ĐIỀU TRA CỦA PHÓNG VIÊN
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
(Khảo sát các báo: Vietnamnet.net.vn; Tuoitre.vn, dantri.com.vn,
Phapluatxahoi.vn từ tháng 1-2013 đến 6/2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ TÂM

KỸ NĂNG LÀM BÁO ĐIỀU TRA CỦA PHÓNG VIÊN
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
(Khảo sát các báo: Vietnamnet.net.vn; Tuoitre.vn, dantri.com.vn,


Phapluatxahoi.vn từ tháng 1-2013 đến 6/2014)

Ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Đinh Thị Thu Hằng

HÀ NỘI - 2017


LUẬN VĂN ĐÃ ĐƯỢC CHỈNH SỬA THEO KHUYẾN NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

PGS,TS. NGUYỄN VĂN DỮNG


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có xuất
xứ rõ ràng. Những kết luận trong luận văn chưa từng được công

bố trong bất cứ cơng trình nào.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Tâm


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện luận văn với đề tài: Kỹ năng làm báo điều tra của phóng
viên báo mạng điện tử ở nước ta hiện nay (khảo sát các báo:
Vietnamnet.net.vn; Tuoitre.vn, dantri.com.vn, Phapluatxahoi.vn từ tháng 12013 đến 6/2014)tác giảxin chân thành cảm ơn PGS,TS. Đinh Thị Thu Hằng người đã trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu đề tài. Xin chân thành cảm ơn các
giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các bạn đồng nghiệp đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này.
Quá trình thực hiện luận văn, do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, luận văn
chắc chắn không tránh khỏi những điểm cịn hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất
mong tiếp tục nhận được sự, hướng dẫn của thầy cơ giáo và góp ý của bạn bè,
đồng nghiệp để luận văn chất lượng hơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Tâm


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG LÀM BÁO
ĐIỀU TRA CỦA PHÓNG VIÊN BÁO ĐIỆN TỬ........................ 10
1.1. Những khái niệm cơ bản ........................................................................ 10

1.2. Những kỹ năng làm báo điều tra ............................................................ 18
1.3. Yêu cầu kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí điều tra trong mơi
trường báo điện tử ........................................................................ 36
1.4. Vai trị của báo chí điều tra với chức năng giám sát, phản biện xã hội ... 39
Chương 2:THỰC TRẠNG KỸ NĂNG LÀM BÁO ĐIỀU TRACỦA
PHÓNG VIÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY ............................................................................................. 43
2.1. Kỹ năng thực hiện bài điều tra thông qua những loạt bài tiêu biểu
trên báo điện tử ............................................................................. 43
2.2. Những ưu điểm về kỹ năng giúp phóng viên điều tra xây dựng
những loạt bài điều tra thành công ................................................ 57
2.3 Những hạn chế về kỹ năng dẫn đến những bài điều tra chưa giải
quyết được tận gốc vấn đề ............................................................ 69
Chương 3:PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC ĐỐI VỚI PHÓNG VIÊNLÀM
BÁO ĐIỀU TRA .......................................................................... 86
3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách, Pháp luật liên quan đến nâng cao kỹ
năng làm báo điều tra cho phóng viên........................................... 86
3.2 Tăng cường công tác đào tạo kỹ năng nghiệp vụ đối với phóng viên
điều tra ....................................................................................... 111
3.3 Đề xuất một vài kinh nghiệm về kỹ năng đối với phóng viên viết bài
điều tra ....................................................................................... 115
KẾT LUẬN................................................................................................ 124
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 126


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cuộc sống xã hội luôn tồn tại hai mặt đối lập, bên cạnh những mặt tích

cực của sự kiện, hiện tượng, vấn đề vẫn luôn tồn tại những mặt tiêu cực, gây
ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân. Trong bối cảnh đó, báo chí
đã thể hiện vai trị tích cực trong giám sát và phản biện xã hội của mình, giúp
ích không nhỏ trong việc cải biến xã hội và nâng cao chất lượng đời sống
nhân dân. Những vụ việc tiêu cực sẽ mãi mãi chìm trong bóng tối, gây ảnh
hưởng lớn đến đời sống nhân dân và hình ảnh của đất nước nếu khơng có sự
vào cuộc mạnh mẽ và hiệu quả của báo chí, đặc biệt là những bài điều tra.
Báo chí điều tra là một hoạt động nghiệp vụ quan trọng, giúp cho công
chúng tiếp cận được những sự kiện, hiện tượng có “tính vấn đề” nóng hổi, ảnh
hưởng đến lợi ích của cộng đồng và đang bị giấu giếm một cách có chủ ý với
nhiều thủ đoạn tinh vi không dễ phát hiện ra - điều mà những thể loại báo chí
khác như tin, tường thuật, bài phản ánh hay phóng sự... khó có khả năng làm
được. Điều ấy khơng có nghĩa rằng chúng ta xem nhẹ vai trò đấu tranh phòng
chống tiêu cực của những thể loại báo chí khác nhưng quả thật khơng q khi
nói rằng, bài điều tra đã thể hiện rõ nhất “tâm” và “tầm” của nhà báo trong
việc phát hiện và đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, bảo vệ lợi ích của
nhân dân và mang lại hiệu ứng xã hội to lớn nhất.
Hệ thống tài liệu lý thuyết về thể loại điều tra ở các trường đào tạo, các
cơ quan báo chí vẫn cịn ít trong khi nhu cầu học cũng như kỹ năng điều tra
của sinh viên, của các nhà báo là khơng hề nhỏ. Bên cạnh đó, thực trạng làm
điều tra phòng chống tiêu cực ở Việt Nam vẫn còn nảy sinh nhiều vấn đề (ở
nhiều tòa soạn, số lượng phóng viên chun viết điều tra ít, kỹ năng nghề
nghiệp của phóng viên khi tác nghiệp điều tra còn yếu, chất lượng bài điều tra


2
chưa cao...) cần được giải quyết. Chính vì lẽ đó, tác giả luận văn quyết định
chọn thực hiện luận văn với về đề tài: “Kỹ năng làm báo điều tra của phóng
viên báo mạng điện tử ở nước ta hiện nay”(khảo sát các báo:
Vietnamnet.net.vn; Tuoitre.vn, dantri.com.vn, Phapluatxahoi.vn từ tháng 12013 đến 6/2014).

Tác giả hy vọng, luận văn với đề tài này sẽ giúp những sinh viên báo
chí cũng như nhà báo viết về phóng sự điều tra có được một bộ tài liệu tham
khảo thiết thực liên quan đến các kỹ năng viết bài điều tra –những hoạt động
nghiệp vụ quan trọng trong q trình tác nghiệp, cũng như đóng góp vào hệ
thống báo chí những lý thuyết về kỹ năng làm báo, đồng thời giúp những
người yêu thích thể loại điều tra hình dung được những khó khăn, vất vả,
thậm chí là hiểm nguy của người phóng viên phải trải qua khi đi tác nghiệp
viết: Bài điều tra về những sự kiện, hiện tượng, vấn đề gai góc, nhằm cung
cấp thơng tin và mang lại cái nhìn chân thực, sâu sắc cho độc giả về những
góc khuất, những mảng tối của đời sống xã hội hiện nay (cụ thể là những vụ
việc tiêu cực đã được báo chí nói chung và thể loại báo điều tra nói riêng đưa
ra ngồi ánh sáng trong thời gian khảo sát).
Thêm vào đó, tốc độ phát triển của báo mạng điện tử ở nước ta hiện
nay rất nhanh. Giống như mọi loại hình báo chí khác, trên báo điện tử cũng có
đầy đủ các thể loại báo chí. Địi hỏi của báo điện tử đối với một bài điều tra
đơi khi có những mâu thuẫn: Nóng, độc, đi sâu vấn đề nhưng lại phải nhanh,
phải thời sự, phải cạnh tranh thông tin với các báo khác. Vì thế, địi hỏi này
dẫn đến nhiều khó khăn trong q trình tác nghiệp nếu nhà báo khơng có đủ
kỹ năng. Điện tử là loại hình báo chí tương lai, điều tra là thể loại báo chí
quan trọng trong giám sát, phản biện xã hội. Để kết hợp được vấn đề này rất
cần kỹ năng của người làm báo.


3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin, tác giả nhận thấy: Mảng đề
tài liên quan đến làm báo điều tra cũng đã được một số nhà báo, nhà nghiên
cứu trên thế giới và ở Việt Nam đề cập đến. Tuy nhiên, các nghiên cứu về kỹ
năng báo điều tra cịn rất ít, đa phần, các tác giả thường nghiên cứu về điều tra
theo hướng tiếp cận thể loại thay vì tiếp cận về kỹ năng. Nghiên cứu về vấn

đề này đã có một số cơng trình sách, luận văn khoa học và báo cáo khoa học
liên quan có thể để đến như:
A.A. Chertưchơnưi (2004), “Báo chí điều tra”, NXB Thơng tấn; Tại
cuốn sách nghiệp vụ này, tác giả đã giới thiệu rõ mục tiêu và các phương
pháp, loại hình cơ bản của báo chí điều tra, những đặc điểm của cơng việc và
khó khăn, trở ngại trong hoạt động điều tra, nhưng hạn chế về pháp luật và
Với bốn chương: Lý luận chung về các yếu tố hình thành thể lại trong báo chí;
ba chương cịn lại trình bày các bài điều tra theo từng thể loại. Mỗi thể loại
được minh họa bằng nhiều bài viết hấp dẫn đã được đăng tải trên các báo và
tạp chí.
PGS, TS Nguyễn Văn Dững (chủ biên), (2006) “Tác phẩm báo chí”
(Tập II), Phần thứ năm: Thể loại điều tra, Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, NXB Lý luận chính trị; phần này, tác giả đã trình bày lý thuyết
về thể loại điều tra, cùng với các yêu cầu về bài điều tra.
Trần Quang (2000), “Các thể loại chính luận báo chí”, NXB Chính trị
Quốc gia; Đây là một tác phẩm khá dày cơng về thể loại báo chí chính luận
trong đó, tác giả xếp bài điều tra vào nhóm báo chí chính luận, trình bày khái
niệm cũng nhưng những đặc điểm nổi bật về bài điều tra. Tác giả Trần Quang
cũng đã điển hình hóa các bài điều tra tiêu biểu và hướng dẫn kỹ năng viết
bào điều tra.


4
Trần Thế Phiệt (2014), “Chính luận báo chí”, NXB chính trị quốc gia,
Hà Nội, tương tự tác giả Trần Quang, cơng trình của Trần Thế Phiệt thiên về
lý thuyết thể loại bài điều tra với những đặc trưng, đặc điểm của thể loại điều
tra. Tác giả cũng đã phần nào đề cập đến những kỹ năng thực hiện một bài
điều tra.
Lưu Huyền - Lại Hoa, VOV Online, bài viết “Chúng tôi viết điều
tra”... đề cập đến nghề báo được coi là một nghề nguy hiểm và đưa ra nhiều

dẫn chứng cũng như tác phẩm báo chí đã đem lại tiếng vang lớn, tạo ra hiệu
ứng xã hội cao…
Phạm Văn Đức (2013), “Thể loại điều tra phòng chống tiêu cực trên
báo chí hiện nay” khảo sát tác phẩm điều tra trên báo Thanh niên, báo Tuổi
trẻ, báo điện tử Dân trí năm 2012, khóa luận tốt nghiệp đại học Học viện Báo
chí và Tun truyền, đã có khảo sát gần sát với đề tài tác giả luận văn. Đề tài
đề cập đến cách phịng trống tiêu cực các cách phân tích cũng như chỉ ra rõ
các vấn đề tiêu cực hiện nay trong quá trình điều tra của nhà báo và cách thức
cần phải tránh.
Tuy nhiên, đa số những tác phẩm này mới chỉ đề cập đến những kiến
thức lý luận căn bản khi tác nghiệp với thể loại bài điều tra chứ chưa đi sâu
vào phân tích những kỹ năng, kinh nghiệm và bài học mà nhà báo đã trải qua
trong khi đi thực tế viết bài điều tra, đặc biệt đối với những vụ việc lớn mà
nhà báo phải đối diện với nhiều mối hiểm nguy, đe dọa và áp lực từ nhiều
phía. Và cơ bản nhất, các cơng trình trên thiên về thể loại điều tra cho báo chí
nói chung chứ khơng chun biệt loại hình báo chí.
Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của báo điện tử cũng
khiến cho rất nhiều tác giả nghiên cứu loại hình này. Tuy nhiên, cơng trình
riêng biệt về bài điều tra trên báo điện tử vẫn cịn ít. Có thể nói đến một vài
nghiên cứu trước đó như:


5
TS Nguyễn Thành Lợi, Tác nghiệp báo chí trong mơi trường truyền
thông hiện đại, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thơng, 2014. Trong đó, tác
giả có đề cập đến phương thức tác nghiệp của nhà báo trong môi trường
internet phát triển.
Káp Thành Long, Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay
(Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân
văn). Luận văn trình bày về đề tài pháp luật và kỹ năng xử lý đề tài pháp luật

trên báo in hiện nay; cơng việc của một phóng viên theo dõi mảng đề tài
pháp luật; các vấn đề đặt ra đối với phóng viên khi xử lý thơng tin về đề tài
pháp luật; các cơ sở pháp lý ràng buộc và có ảnh hưởng đến cơng việc của
phóng viên.
Ngồi ra tác giả cịn bàn về cơng việc của phóng viên săn tin hình sự,
các tiêu chí để có được tin sớm nhất, chính xác nhất. Tìm hiểu cơng việc của
phóng viên điều tra từ khi phát hiện vấn đề, thu thập chứng cứ, đến việc
đánh giá chứng cứ và thể hiện thành bài viết. Tổng kết kinh nghiệm của
phóng viên theo dõi mảng pháp luật, đưa ra một số kinh nghiệm để tham
khảo. Đưa ra một số kiến nghị, đề xuất về những bất cập trong việc bảo vệ
phóng viên khi tác nghiệp, các vấn đề cần thay đổi trong việc quản lý, điều
động phóng viên khi theo dõi mảng đề tài pháp luật nói chung và phóng viên
làm điều tra nói riêng.
- Sầm Vũ Thắng, Phương hướng thực hiện đề tài pháp luật trên báo
mạng điện tử, Luận văn thạc sĩ, 2010, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH
Quốc gia Hà Nội. Luận văn này bước đầu kiến giải những vấn đề mang tính
chất cơ sở lí luận về việc thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử
như: Các thuật ngữ, khái niệm liên quan đến đề tài, vai trò và tầm quan trọng
của thông tin pháp luật trên báo mạng điện tử, cơ sở thực hiện đề tài pháp luật
trên báo mạng điện tử…


6
Mặc dù nghiên cứu về báo điện tử và những vấn đề thể loại điều tra đã
có những đề tài tiền nhiệm, nhưng đây là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên
cứu kỹ lưỡng, cụ thể riêng về kỹ năng thực hiện bài điều tra trên báo điện tử
hiện nay. Do đó, luận văn có tính riêng biệt và thời sự nhất định.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu các bài, loạt bài điều tra trên một số báo điện tử, tác

giả sẽ làm rõ các kỹ năng để thực hiện một bài điều tra từ lúc phát hiện đề tài
đến lúc chính thức xuất bản trên trang điện tử.
Thơng qua đó, tác giả đánh giá thực trạng và các kỹ năng làm báo điều
tra của phóng viên thể hiện qua các tác phẩm điều tra trên nhằm giúp những
người quan tâm đến thể loại điều tra hiểu được những nét cơ bản trong quy
trình sáng tạo tác phẩm điều tra, phong cách viết điều tra đặc trưng giữa các
tờ báo mạng với nhau và báo mạng điện tử so với báo in trong cuộc cạnh
tranh thơng tin rất nóng bỏng như hiện nay. Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế
về mặt kỹ năng còn tồn tại.
Đồng thời, tác giả luận văn muốn hướng đến một mục đích khác là
nhấn mạnh tính chiến đấu và hiệu ứng xã hội của các tác phẩm điều tra chống
tiêu cực, kỹ năng sử lý thông tin trên các tờ báo thuộc diện khảo sát, hoàn
thành tốt nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội của báo chí.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những kỹ năng (cả lý thuyết và thực tế)
về đề tài pháp luật trên các báo điện tử hiện nay chủ yếu trên bốn tờ báo được
khảo sát là Vietnamnet.net.vn; Tuoitre.vn, dantri.com.vn, Phapluatxahoi.vncó
đối chiếu, so sánh, mở rộng ở với một vài tờ báo điện tử khác. Từ đó chỉ ra
nguyên nhân hạn chế và khuyến nghị một vài giải pháp khắc phục về kỹ năng
làm báo điều tra.


7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những đối tượng chính mà luận văn này hướng đến nghiên cứu là các
kỹ năng thực hiện bài điều tra về những vụ tiêu cực tiêu biểu trên bốn tờ báo
là: báo Vietnamnet.net, tuoitre.vn, dantri.com.vn, phapluatxahoi.vn.
Luận văn cũng sẽ hướng đến đối tượng nghiên cứu là một số phóng
viên chuyên viết điều tra ở những cơ quan báo chí trong diện báo được khảo

sát nói trên để khai thác, học hỏi những bài học nghiệp vụ hay những kinh
nghiệm khi tác nghiệp thực tế viết bài điều tra.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các tin, bài, loạt bài điều tra trong thời gian
01/2013 đến 06/2014 .
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận căn bản của luận văn này được căn cứ vào Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chủ trương chính
sách của Nhà nước về báo chí và quản lý báo chí.
Tác giả sử dụng thao tác nghiên cứu như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tác giả sưu tầm tài liệu,
thống kê, phân loại tổng hợp, so sánh đánh giá thông tin và đưa ra nhận xét.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Trực tiếp và gián tiếp một số nhà báo là
những người thực hiện, phụ trách thông tin liên quan đến viết các bài điều tra
để làm rõ cách thức xử lý thông tin, cách đưa tin, từ đó rút ra những ưu điểm,
hạn chế trong kỹ năng thực hiện bài điều tra trên báo chí nói chung, báo điện
tử nói riêng.
Phỏng vấn biên tập viên và những người lãnh đạo cơ quan báo chí về
tầm quan trọng, vai trị của bài điều tra trong báo chí nói chung, báo điện tử
nói riêng. Từ đó rút ra nhận xét ở cấp độ quản lý thông tin.


8
Phương pháp phân tích thơng điệp báo chí và phương pháp nghiên cứu
trường hợp (qua đối tượng khảo sát chính)
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn này được thực hiện hy vọng sẽ đem đến cho sinh viên, học
viên chuyên ngành báo chí hay những người quan tâm đến thể loại điều tra
những lý thuyết cơ bản, và chuyên sâu kỹ năng làm báo điều tra - một trong

những thể loại báo chí mang lại nhiều tiếng vang nhất, có hiệu ứng xã hội lớn
nhất nhưng cũng khó khăn vất vả nhất, địi hỏi người phóng viên phải tốn
nhiều thời gian, cơng sức nhất để hồn thành tác phẩm. Thơng qua lăng kính
tổng hợp, đánh giá và phân tích của tác giả, luận văn này được kỳ vọng sẽ
giúp mọi người hiểu hơn về quy trình sáng tạo tác phẩm điều tra và kỹ năng
làm báo điều tra của báo chí Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn này được hồn thành sẽ có thể giúp những sinh viên, học
viên chun ngành báo chí hay những người dân có sự quan tâm và niềm yêu
thích với thể loại điều tra hiểu rõ hơn về kỹ năng và tình huống thực tiễn khi
viết bài điều tra.
Bên cạnh đó, luận văn sẽ cho thấy những nét tương đồng và khác biệt
khi viết điều tra liên quan đến mảng đề tài phòng chống tiêu cực vốn rất vẻ
vang nhưng cũng rất gian khổ, đầy cạm bẫy và nhạy cảm của những phóng
viên điều tra ở 04 trang báo điển hình, có lượng độc giả lớn ở Việt Nam là
báo báo Vietnamnet.net, tuoitre.vn, dantri.com.vn, phapluatxahoi.vn. Qua đó,
những đối tượng quan tâm đến thể loại điều tra phịng chống tiêu cực có thể
hình dung được phần nào bức tranh sinh động về báo chí Việt Nam thể hiện
những kỹ năng làm báo điều tra của phóng viên cũng như quyền thơng tin


9
giữa chính những tờ báo này trong một xã hội bùng nổ thông tin rất mạnh mẽ
như hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có 3
chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về kỹ năng làm báo điều tra của
phóng viên báo điện tử
Chương 2: Thực trạng, kỹ năng làm báo điều tra của phóng viên báo

mạng điện tử ở nước ra hiện nay
Chương 3: Những khuyến nghị nhằm nâng cao kỹ năng, phẩm chất,
năng lực đối với phóng viên điều tra trên báo điện tử


10
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG LÀM BÁO ĐIỀU TRA
CỦA PHÓNG VIÊN BÁO ĐIỆN TỬ

1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Kỹ năng
Thuật ngữ “kỹ năng” được sử dụng thường xuyên, không chỉ ở các
lĩnh vực khoa học mà còn ở các lĩnh vực hoạt động của cuộc sống. Ngày nay,
người ta thường nói nhiều đến “kỹ năng”, bất cứ những hoạt động nào của
con người, người ta cũng yêu cầu cần có kỹ năng. Vậy, kỹ năng là gì?
Theo từ điển tiếng Việt thì Kỹ năng được hiểu theo hai ý: Một là một tài
năng gì đó đặc biệt. Hai là: Khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn1.
Các đơn vị tuyển dụng việc làm cho rằng: Kỹ năng là năng lực
(khả năng) của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động
trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả
mong đợi. Phản xạ là phản ứng của cơ thể với môi trường. Phản xạ mang
tính thụ động. Kỹ năngngược lại là phản ứng có ý thức và hồn tồn mang
tính chủ động.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa
này thường bắt nguồn từ góc nhìn chun mơn và quan niệm cá nhân của
người viết. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình
thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá
trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng
ln có chủ đích và định hướng rõ ràng. Vậy, kỹ năng là năng lực hay khả

năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ
sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
1

Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí


11
Kỹ năng được hình thành ra sao?
Bất cứ một kỹ năng nào được hình thành nhanh hay chậm, bền vững
hay lỏng lẻo đều phụ thuộc vào khát khao, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của
chủ thể, cách luyện tập, tính phức tạp của chính kỹ năng đó. Dù hình thành
nhanh hay chậm thì kỹ năng cũng đều trải qua những bước sau đây:
- Hình thành mục đích. Lúc này thường thì chủ thể tự mình trả lời câu
hỏi “Tại sao tơi phải sở hữu kỹ năng đó?”; “Sở hữu kỹ năng đó tơi có lợi gì?”
- Lên kế hoạch để có kỹ năng đó. Thường cũng là tự làm. Cũng có
những kế hoạch chi tiết và cũng có những kế hoạch đơn giản như là “ngày
mai tôi bắt đầu luyện kỹ năng đó”.
- Cập nhật kiến thức / lý thuyết liên quan đến kỹ năng đó. Thơng qua
tài liệu, báo chí hoặc buổi thuyết trình nào đó. Phần lớn thì những kiến thức
này chúng ta được học từ trường và từ thày của mình
- Luyện tập kỹ năng. Bạn có thể luyện tập ngay trong công việc, luyện
với thày hoặc tự mình luyện tập.
- Ứng dụng và hiệu chỉnh. Để sở hữu thực sự một kỹ năng chúng ta
phải ứng dụng nó trong cuộc sống và cơng việc.
Từ những kiến thức chung về kỹ năng đó, tác giả cho cho rằng, kỹ
năng viết bài báo điều tra đó trước hết là năng lực (khả năng) của nhà báo,
phóng viên trong việc thực hiện một chuỗi hành động, công việc nhằm tạo ra
một tác phẩm báo chí điều tra để xuất bản trên các loại hình náo chí.
1.1.2. Báo mạng điện tử

Khi internet ra đời và phát triển, báo chí đã biết tận dụng cơ hội này để
làm kinh tế. Bởi vậy sự xuất hiện của báo mạng điện tử là xu thế tất yếu của
thời đại.
Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thơng
tin được truyền tải và tiếp nhận qua mạng internet vẫn chưa thống nhất và là


12
vấn đề đang được tranh cãi. Trên thế giới loại hình này có nhiều tên gọi khác
nhau như online newpaper (báo chí trên mạng/ trực tuyến), e- journal
(electronic journal- báo chí điện tử), e-zine ( electronic magazine- tạp chí điện
tử)…
Ở Việt Nam, thuật ngữ báo điện tử được sử dụng khá phổ biến, chẳng
hạn báo Nhân dân điện tử, Lao động điện tử… ngồi ra cịn nhiều người gọi
chúng bằng cái tên khác như: Báo mạng, báo chí internet, báo trực tuyến…
Điều 3, Luật Báo chí (Luật báo chí năm 1989 được sửa đổi, bổ sung
tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá X) quy định: “Báo điện tử là loại hình báo
chí được thực hiện trên mạng thơng tin máy tính”. Cách hiểu này đã dẫn đến
sự xuất hiện các báo điện tử khi đưa thông tin lên mạng internet như Nhân
dân, Lao động, Thời báo kinh tế Sài Gịn…hay các trang thơng tin của các
nhà cung cấp thơng tin trên mạng internet như Tin nhanh Việt Nam
(VnExpress) của FPT, Vietnamnetcủa Công ty Phát triển phần mềm VASC,
VnMediacủa VDC…
Và cũng từ cách gọi này mà văn bản pháp lý của Bộ Văn hố - Thơng
tin cấp cho các báo trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam gọi là “Giấy phép hoạt
động báo điện tử”.
Với sự ra đời và phát triển của công nghệ thông tin và mạng internet,
báo điện tử là loại hình ra đời sau nhưng có những bước phát triển vượt bậc
và nhanh chóng. Thực tế, tên gọi về loại hình báo điện tử đến nay vẫn chưa
thống nhất.

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999 do
Quốc hội ban hành trong đó Điều 3, Chương 1 quy định rõ: “Báo chí nói trong
luật này là báo chí Việt Nam bao gồm: Báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản
tin thơng tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền
hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các biện pháp khác


13
nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng
Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngồi” [19].
Tiếp đó, Nghị định số 51/2002/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật báo chí cũng đã nêu rõ tại: “Điều 1: Giải thích từ ngữ: “Mục 1. Báo chí
là tên gọi chung đối với các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử”;
Mục 5. Báo điện tử là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng thơng tin
máy tính (internet, intranet)”.
Ngồi thuật ngữ “online newpaper” được sử dụng rộng rãi trên trong
các công trình nghiên cứu báo chí học, nhất là trong lĩnh vực truyền thông
mới để chỉ các khái niệm cùng đặc tính như: online publishing (xuất bản trực
tuyến), online media (phương tiện truyền thông trực tuyến), online journalist
(nhà báo trực tuyến), online radio (phát thanh trực tuyến), online television
(truyền hình trực tuyến).
Tại Việt Nam, tờ báo điện tử đầu tiên là tờ tạp chí Quê hương điện tử
ra đời vào năm 1997. Đây là tờ tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước
ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao, phát hành số đầu tiên vào ngày 6/2/1997,
chính thức khai trương ngày 3/12/1997. Năm 1998, báo điện tử Vietnamnetra
đời; năm 1999, báo Nhân dân điện tử ra đời…
Trong đề tài khoa học cấp cơ sở trọng điểm mang tên “Tổ chức và
quán lý báo mạng điện tử ở Việt Nam năm 2007” của Khoa Phát thanh –
Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền do T.S Nguyễn Thị Thoa làm

chủ nhiệm đề tài cho biết: Học viện Báo chí và Tuyên truyền sử dụng thuật
ngữ “báo mạng điện tử” để định danh loại hình báo chí này.
Trên thực tế sự ra đời của loại hình báo chí này phụ thuộc vào sự ra
đời của một loạt những phát minh từ cơng nghệ và mạng internet. Nói đến báo
điện tử là phải có máy tính, các thiết bị kết nối và mạng internet. Vì vậy,


14
chúng tôi thống nhất dùng thuật ngữ báo điện tử như một số cơng trình nghiên
cứu khác.
Ở Việt Nam, kể từ 2005 – thời gian mà internet băng thông rộng được
triển khai mạnh và xã hội internet Việt Nam phát triển bùng nổ thì báo chí
cũng có những thay đổi mạnh mẽ. Sự ra đời của hàng loạt báo mạng và các
trang tin điện tử đã phần nào làm thay đổi cách thức thơng tin truyền thống
của các loại hình báo chí cũ.
Cả nước hiện có 857 cơ quan báo chí in. Chỉ trong 5 năm (2011-2015)
đã có thêm 5 báo và 66 tạp chí. Trong 5 năm qua cũng đã có thêm 44 báo điện
tử, đưa tổng số báo điện tử cả nước lên 105. 67 đài phát thanh truyền hình
quốc gia và địa phương đã phát triển thêm nhiều kênh, tiến bộ về hình thức và
kỹ thuật1.
Như vậy đủ để thấy tốc độ phát triển hết sức mạnh mẽ của báo điện tử
ở nước ra. Dù là thể loại ra đời sau cùng nhưng báo điện tử đang thể hiện rất
nhiều thế mạnh vượt trội so với các loại hình báo chí ra đời trước đó như tính
nhanh, cập nhật, tính tương tác, tính đa phương tiện, khả năng liên kết lớn…
Và trên báo điện tử cũng có đầy đủ các thể loại của báo chí truyền thống như:
Tin, bài, phóng sự, điều tra, tường thuật, đồng thời có bài kết hợp của nhiều
thể thoại, nhiều loại hình, như: Tường thuật hiện trường có ghi hình… Báo
điện tử đang trở thành xu hướng của báo chí tương lai và nắm vai trị của báo
chí Việt Nam hiện nay.
1.1.3. Báo chí điều tra

Ở phương diện lý thuyết thể loại thì: Điều tra là một thể loại báo chí
nằm trong nhóm các thể thơng tấn báo chí. Nó có mục đích và có nhiệm vụ
đem lại những câu trả lời trước những sự thật chứa đựng mâu thuẫn nổi bật
trong đời sống.
1

Báo cáo tại Hội nghị báo chí Trung ương năm 2015 của Bộ TT&TT


15
Bằng việc nêu lên vấn đề, phân tích những khả năng và nhân tố mới,
phân tích mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, người viết điều tra rút ra
những kết luận cần thiết, chỉ ra bản chất của sự vật và hiện tượng, đem lại câu
trả cho công chúng.
Luận văn này tiếp cận báo điều tra theo hướng kỹ năng chứ khơng
tiếp cận về thể loại, nên có sự phân biệt giữaphương pháp điều tra và thể loại
điều tra.
Điều tra trước hết là phương pháp cơ bản của nghề báo, trong đó bao
gồm các thao tác như: phỏng vấn, nghiên cứu tâm lý, quan sát, phân tích, tổng
hợp, thống kê, so sánh… Dù nhà báo viết tin, phóng sự, bài thơng tấn hay ghi
nhanh, bình luận, điều tra thì cũng đều phải sử dụng phương pháp điều tra
nhằm xác minh tính xác thực của thơng tin, tạo căn cứ để xem xét, nhìn nhận
sự kiện, vấn đề, từ đó tìm ra được bản chất của sự thật để phản ánh nó trong
tác phẩm báo chí của mình.
Điều tra là “tìm hiểu, xem xét để biết rõ sự thật”. Điều tra đặt ra vấn
đề, đặt ra câu hỏi, khám phái sự vật, hiện tượng và đi tìm lời giải đáp. Có thể
nói, xét đến cùng, bất cứ hoạt động có mục đích nào của con người đều trải
qua q trình điều tra. Xem xét, đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm đạt được sự
hoàn thiện nhất định. Với nghĩa rộng đó, điều tra là q trình tự nhận thức của
con người trong tất cả các hoạt động nhằm phản ánh, tìm tịi, đánh giá sự vật,

hiện tượng để đưa ra một tri thức, khái niệm, phương pháp… phù hợp với
hoạt động thực tiễn. [10, tr9]
Tác phẩm điều tra có nhiều khác biệt với cách hiểu về phương pháp
điều tra như trên. Với tư cách là một thể loại trong nhóm các thể thơng tấn
báo chí, điều tra có mục đích thơng qua trình bày sự thật để giải thích và giải
đáp những vấn đề, câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra, góp phần vào giải quyết
mâu thuẫn trong cuộc sống, thúc đẩy cuộc sống phát triển.


16
“Báo chí điều tra đáp ứng nhu cầu thơng tin minh bạch, khách quan
của công chúng, tiềm ẩn sức mạnh có thể tạo nên sự tác động mạnh mẽ
nhiều mặt đến đời sống xã hội. Hoạt động báo chí điều tra được coi là một
bộ phận cấu thành những nỗ lực chung của báo chí và tồn xã hội chống
tham nhũng, lãng phí, gian lận thương mại, ngăn ngừa các loại tội phạm.
Mọi hành vi phạm pháp được công khai hóa, giúp cho việc xử lý nghiêm
khắc, khách quan, cơng bằng, làm trong sạch và lành mạnh môi trường xã
hội. Hoạt động báo chí điều tra là hoạt động nghiệp vụ đặc thù được quan
tâm đặc biệt trong hệ thống thơng tin báo chí hiện nay. Một thực trạng về
báo chí Việt Nam hiện nay, một số nhà báo đối mặt với nguy hiểm, chịu áp
lực để viết bài điều tra. Họ cần được pháp luật bảo vệ khi tác nghiệp, vì lợi
ích cơng. Họ cần được sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, từ ban biên tập,
được đầu tư nghiệp vụ tốt hơn để bảo đảm sự chính xác, khách quan trong
bài viết, tránh sai sót đáng tiếc”1.
Hoàn cảnh xuất hiện tác phẩm điều tra:
Tác phẩm điều tra thường xuất hiện khi cần câu trả lời cho một câu hỏi
nào đó. Nhiệm vụ của bài điều tra là giải thích, làm sáng tỏ những vấn đề
đang có nhiều ý kiến tranh luận, nhiều quan điểm khác nhau; bám sát những
mâu thuẫn tồn tại trong cuộc sống, tái hiện lại, tìm ra bản chất, xu hướng vận
động phát triển và đôi khi là hướng giải quyết mâu thuẫn đó. Tuy nhiên,

khơng giống với cách trả lời bằng nghệ thuật lập luận (như tác phẩm bình
luận) hay thơng qua một bức tranh toàn cảnh vừa khái quát, vừa chi tiết, sống
động (như trong phóng sự), thể loại điều tra trả lời những câu hỏi trên cơ sở
của một logic chặt chẽ, thông qua một hệ thống các bằng chứng được bố trí
hợp lý nhằm làm sáng tỏ bản chất của các sự vật, hiện tượng.

1

Ngọc Đức, Tạp chí người làm báo (bài đăng số tháng 2/2014)


17
Hàng ngày, trong cuộc sống của chúng ta thường xuyên xuất hiện rất
nhiều mâu thuẫn, nhưng không phải mâu thuẫn nào cũng là đối tượng của tác
phẩm điều tra. Để trở thành đối tượng phản ánh trong một tác phẩm điều tra,
mâu thuẫn đó phải tồn tại trong một vấn đề, trong một hồn cảnh tiêu biểu, có
có ý nghĩa...
Trong lý luận báo chí nước ta, trong một “hồn cảnh có vấn đề” phải
xuất hiện những tình huống, sự việc khơng bình thường, trái với quy luật vận
động của đời sống hoặc cách ứng xử thông thường trong xã hội, có nhiều dữ
kiện tạo nên nhiều cách hiểu khác nhau cho cơng chúng.
Mặt khác, hồn cảnh đó phải có liên quan đến những vấn đề cơ bản
trong xã hội, gắn liền với những vấn đề thời sự nóng bỏng; liên quan đến
những lĩnh vực quan trọng của đất nước; có tác động, ảnh hưởng đến nhiều
người, đang cần có lời giải thích hợp lý, chỉ ra bản chất bên trong của sự vật,
giải tỏa thắc mắc cho công chúng.
Đặc điểm nội dung của tác phẩm điều tra:
Trên phương diện nội dung, thể loại điều tra trên báo hiện nay có
những đặc điểm cơ bản như sau:
Đối tượng phản ánh của điều tra là những sự thật chứa đựng mâu

thuẫn đang cần có câu trả lời hoặc đã có nhiều cách giải đáp khác nhau nhưng
chưa có một cách đúng đắn nhất. Như vậy, điều tra có nhiệm vụ trả lời những
câu hỏi mà cuộc sống đặt ra, làm sáng tỏ những vấn đề đang gây ra nhiều ý
kiến, nhiều cách hiểu khác nhau để giúp cho độc giả có câu trả lời đúng nhất,
cách nhìn xác thực nhất.
Tác phẩm điều tra phải làm rõ những thơng tin cịn chứa nhiều uẩn
khúc, nhiều mâu thuẫn, thường khơng có sẵn lời giải đáp từ các cơ quan công
quyền hoặc các cơ quan chun mơn. Cũng có thể câu trả lời đang nằm đâu
đó, nhưng để đến được với nó, phóng viên phải bỏ nhiều công sức.


18
Bài điều tra có nhiệm vụ nêu vấn đề, trình bày vấn đề, phân tích vấn
đề, và cuối cùng phải kết luận. Kết luận của điều tra có sức thuyết phục, chính
vì các bằng chứng được trình bày một cách thuyết phục và sự phân tích với lý
lẽ thuyết phục...
Bài điều tra cần phải có một kết luận rõ ràng, dứt khốt để giúp độc
giả có được câu trả lời cuối cùng, chính xác nhất về vấn đề được đề cập. Kết
luận thường nhấn mạnh đến điều quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định nhất
đến vấn đề đó. Kết luận phải rõ ràng, dứt khốt và có sức thuyết phục. Trong
thực tế, tác phẩm điều tra có thể trả lời với những cấp độ khác nhau: vạch trần
sự thật; nêu bài học kinh nghiệm và giải pháp; nêu ý kiến, kiến nghị giải
quyết...
Như vậy, báo chí điều tra khơng phải chỉ riêng là thể loại bài điều tra,
mà là cách gọi chung cho các thể loại báo chí tham gia vào q trình điều tra,
với mục đích đưa sự thật đến bạn đọc và sự thật thơng tin đó có ý nghĩa chính
trị xã hội nhất định.
1.2. Những kỹ năng làm báo điều tra
Nghiên cứu về kỹ năng thực hiện bài điều tra đã chỉ ra rằng, để thực
hiện bài điều tra, nhà báo cần có nhiều kỹ năng. Bài báo là kết quả của việc

vận dụng nhiều kỹ năng, với tầm quan trọng như nhau để tìm ra sự thật đằng
sau thông tin ban đầu. Ở luận văn này, chúng tôi xin đưa ra những kỹ năng
làm báo điều tra như sau, dựa trên sự tham khảo, đối chiếu nhiều giáo trình,
cơng trình nghiên cứu về kỹ năng, và những kỹ năng này, có phù hợp với
nhiều loại hình báo chí, trong đó có cả báo điện tử.
1.2.1. Kỹ năng chọn đề tài
Khả năng tác nghiệp như nhau nhưng ai có đề tài hay sẽ thành cơng
hơn trong nghề. Kỹ năng tìm đề tài, góc tiếp cận cho một tác phẩm báo chí
gắn liền với nghề báo ở mọi lứa tuổi. Làm báo lâu năm cũng đau đáu đề tài.


19
Sinh viên mới ra trường cũng trắng đêm trăn trở, suy nghĩ về đề tài. Làm biên
tập cũng suy tư về đề tài để có thể tư vấn cho phóng viên, làm lãnh đạo báo
chí cũng phải nghĩ đề tài để chỉ đạo “lính”, làm phóng viên thì hằng ngày,
hằng giờ đều nung nấu tìm góc tiếp cận hay, mới, độc đáo để có tác phẩm.
Đề tài hay có được nhiều khi do may mắn. Nhưng cuộc đời làm báo
cũng giúp cho nhiều người kỹ năng thu thập và tìm góc tiếp cận đề tài. Cùng
dự một hội nghị, cùng dự một cuộc họp báo, nếu hàng trăm nhà báo đều
tường thuật như nhau thì cịn gì để phân biệt. Kỹ năng tìm góc tiếp cận cho
tác phẩm báo chí là một kỹ năng tổng hợp, phải được rèn luyện, phải biết cách
học và tự học.
Tìm đề tài, nhìn từ lý thuyết sẽ thấy: Đề tài ở ngay trong đời sống của
mình: một vụ cháy, một tai nạn giao thơng, một buổi chiều đường mưa ngập
nước… Tất nhiên, nhiều đề tài không rõ rệt như vậy cho ta chọn lựa và ta
cũng không nên ngồi chờ cho các diễn biến xảy ra, hay chờ lãnh đạo giao
công việc, phải tự mình nghĩ ra các ý tưởng để viết bài.
Các nhà báo chuyên nghiệp thường xuyên giữ liên lạc với các cơ quan,
tổ chức của chính quyền hay các ban ngành. Những nhà báo giàu kinh nghiệm
có cả lịch cơng tác, kế hoạch hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong mảng

mình phụ trách. Và khả năng tìm đề tài nhanh cũng tỷ lệ thuật với vốn sống,
vốn tích lũy từ nhiều chuyến đi thực tế, từ trong sổ tay, máy ghi âm chưa
dùng hết, từ các mối quan hệ…
Nhà báo giỏi có thể tìm đề tài ngay khi đọc các báo khác, nghe phát
thanh, xem truyền hình, lướt mạng... Tất nhiên, họ ln biết tìm những khía
cạnh khác mà các cơ quan báo chí đăng thơng tin ấy chưa giải đáp. Phát hiện
khía cạnh mới cho sự kiện, vấn đề đã đăng phát cũng là cách tìm đề tài.
Cũng có thể tìm ý tưởng từ việc nói chuyện với mọi người trong gia
đình, trong quán cà phê, bàn nhậu hay những người hàng xóm. Họ bàn


×