Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược và can thiệp mỹ (1945 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.83 MB, 197 trang )

a4

KA/

— AOF8/A4
HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN

KHOA LICH SU DANG
kee’

DE TAI NGHIEN CU'U KHOA HOC CAP CO SO
DANG LANH DAO CUOC KHANG CHIEN CHONG THUC
DAN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ CAN THIỆP MỸ

(1945-1954)

Chủ nhiệm dé tai: Ths. Vii Ngoc Luong
Thư ký đề tài:

Ths. Nguyễn Thành Long

HOC VIEN BAO CHI & TUYEN TRUYỂN|
97/205

HÀ NỘI, 11-2014


TẬP THẺ TÁC GIÁ

Ths. Vũ Ngọc Lương (Chú nhiệm đề tài)


Ths. Nguyễn Thành Long (Thi kj)
TS. Phùng Thi Hién
Đại tá, TS. Vũ Tang Bồng


MỤC LỤC
Trang

Chương I:

Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng

10

(1945-1946)
Chương 2:

Lãnh đạo toàn quốc | kháng chiến chống thực dân Pháp

22

(1946 - 1950)
Chương 3:

Lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp

75

My (1951 - 1954)
Chương 4:


Lãnh đạo xây dựng thực lực kháng chiến (1946 - 1954)

104

Chương 5:

Lãnh đạo đấu tranh ngoại giao (1945 - 1954)

157

_


DE CUONG CHI TIET HOC PHAN
1. Tên học phần: Đảng !ãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm

lược và can thiệp Mỹ (1945 - 1954) (bắt buộc)
2. S6 don vi hoc trinh: 3 DVHT (45 tiét)
3. Trình độ: Dành cho sinh viên chuyên ngành Lịch sử Đảng.
4. Điều kiện tiên quyết: Sinh viên phải học xong học phan: Dang

lãnh đạo đấu

tranh giành chính quyền (1930- 1945).
5. Mục tiêu học phần:
- Về kiến thức: Trang bị những kiến thức cơ bản về quá trình Đảng lãnh
đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Củng cố và mở
rộng kiến thức lịch sử về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của
dân tộc.


|

.

_ - Về kỹ năng: Có khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát, đánh giá, phát
hiện và giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lịch sử cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Về thái độ: Khách quan, khoa học và tích cực trong sự nhìn nhận, đánh
giá các vấn đề lịch sử lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can
thiệp Mỹ của Đảng trên cơ sở quan điểm phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-

Lênin, tư tưởng Hồ Chi Minh. |
6. Mô

|

tá vắt tắt học phần: Ngoài chương mở đầu, học phần được kết cấu 5

chương với những kiến thức cơ bản và trật tự trình bày như sau: Chương 1: Lãnh
đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945 - 1946); chương 2: Lãnh
đạo toàn quốc kháng chiến (1946 - 1950); chương

3: Lãnh đạo kháng chiến

chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1951 - 1954); chương 4: Lãnh đạo xây
dựng thực lực kháng chiến (1946 - 1954); chương 5: Lãnh đạo đấu tranh ngoại

giao (1946 - 1954).



7. Tài liệu học tập:

7.1. Tài liệu bắt buộc
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
+ Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 2002.
+ Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn

khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo #rình Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam (tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
+ TS. Bùi Kim Đỉnh (chủ biên) - TS. Nguyễn Quốc Bảo - TS. Hồng Thị
Điều: Tìm hiểu mơn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Lý luận Chính

trị, Hà Nội, 2007.

+ TS. Bùi Kim Đỉnh (Chủ biên): #ỏi-Đáp môn Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 2010.
7.2.

Tài liệu tham khảo:
+ Trường Chinh: Cách mạng DTDCND, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1976.
- Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ Chính trị: 7: ong kết cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1996.

- Hồ Chí Minh toàn tập: từ năm 1947 - 1954.

- Trường Chỉnh: “7rường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”.
- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, từ Tập 8 đến Tập 16,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp (chủ biên): 7

ưởng Hồ Chí Minh và con

đường cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
- Nguyễn Duy Quý: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Nxb. Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2003.


8. Tiêu chuân đánh giá sinh viên
Tổ chức học tập và đánh giá sinh viên được thực hiện theo Quy chế đào tạo
đại học chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 2593/QĐ-HVBCTT

ngày

25/10/2012 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
TT

Cách thức đánh giá

Trọng số

1 | Kiém tra thường xuyên (KTTX)

0,15


2 | Thao luận

0,1

3 =| Tiéu luan

0,25

4 | Thi hét mén

0,5

ĐMH= KTTX x 0,15 + Thảo luận x 0.1 + Tiểu luận x 0.25 + Thi hết môn x 0,5

-9. Thang điểm đánh gia: 10.
10. Nội dung chỉ tiết học phần
Phân bễ thời gian
Tổng
TT

Nội dung

Bài

thời | Lên | tập/ | Thực
gian |

lớp | thảo | hành
luận


1|

Mở đầu: Giới thiệu học phần

2

2

8

4

1. Nội dung học phần
2. Phương pháp và nhiệm vụ
3. Kế hoạch học tập, tài liệu tham khảo
2 | Chương

1: Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ|

chính quyền cách mạng (1945-1946)
1.1. Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám
năm 1945

1.2. Chủ trương của Đảng và q trình tơ

4


chức thực hiện

1.2.1. Chủ trương của Đảng

1.2.2. Đảng chỉ đạo, tổ chức xây dựng và
bảo vệ chính quyền cách mạng, chuẩn bị
kháng chiên trong cả nước

3. Những

kinh nghiệm của Đảng về xây

dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng
Chương

2:

Lãnh

đạo

toản

quốc

kháng

_ 10

chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1950)
2.1. Đường lối của Đảng


2.1.1. Quá trình hình thành đường lối
2.1.2. Nội dung đường lối
2.2. Quá trình thực hiện đường lối kháng
chiến của Dang

2.2.1. Giai đoạn từ tháng 9 năm 1945 đến
tháng 12 năm 1947

2.2.2. Giai đoạn 1947-1950
2.3. Nhận xét
2.3.1. Ưu điểm
2.3.2. Hạn chế

Chương 3: Lãnh đạo kháng chiến chống|
thực dân Pháp

và can thiệp Mỹ

(1951

5
-

1954)

3.1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II
của Đảng (2/1951)
3.2. Phát triển hậu phương kháng chiến về



mọi mặt

3.3. Giữ vững thế chủ động đánh địch trên
chiến trường
3.4. Cuộc

kháng

chiến toàn

quốc

chống

thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 1954)

3.4.1. Âm mưu mới của Pháp - Mỹ
3.4.2. Cuộc tiến công chiến lược Đông

-

Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử
Điện Biên Phủ 1954
3.5.

Hội

Giơnevơ

nghị

1954

Giơnevơ
về chấm



Hiệp

định

dứt chiến tranh,

lập lại hịa bình ở Việt Nam
3.6. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi

cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
3.6.1. Ý nghĩa lịch sử
3.6.2. Nguyên nhân thắng lợi
Chương

4: Lãnh

đạo xây dựng

thực lực

kháng chiến (1946 - 1954)
4.1. Xây dựng hệ thống chính trị
4.2. Xây dựng nền kinh tế - tài chính

kháng chiến
4.2.1. Xây dựng nên kinh tế kháng chiến
4.2.2. Xây dựng nên tài chính kháng chiến
4.2.3. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân
dân làm nòng cốt cho toàn đân đánh giặc

10


4.2.4. Xây

dựng thực lực về văn hóa xã

hội, giáo dục, y tế
4.2.5.

Liên

minh

chặt

chẽ

với

Lào




Campuchia, tranh thủ sự đồng tình và ủng
hộ qc tê
- 6 | Chương 5: Lãnh đạo đấu tranh ngoại giao|

5

3

2

5

3

2

45 |

25 |

20

(1945 - 1954)
5.1. Hoàn

cảnh lịch sử và chủ trương

của

Đảng về đấu tranh ngoại giao

5.2. Đáng lãnh đạo đấu tranh ngoại giao từ

1945 đến 1953
5.3. Đấu tranh ngoại giao từ năm 1953 đến
Hội nghị Giơnevơ

7 | Téng két hoc phan
Tổng cộng
11. Hệ thống đề tài tiểu luận:

1. Sách lược lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù của Đảng những năm

1945 - 1946

2. Sự hình thành, phát triển đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược và can thiệp Mỹ của Đảng (1945 - 1954)
3. Hậu phương kháng chiến trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược và can thiệp Mỹ (1945 - 1954)
4. Nghệ thuật quân sự của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược và can thiệp Mỹ (1945 - 1954)
5. Xây dựng chế độ dân chủ nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm

lược và can thiệp Mỹ (1945 - 1954)


6. Xây dựng lực lượng vũ trang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược và can thiệp Mỹ (1945 - 1954)
7. Kết hợp sức mạnh

dân tộc với sức mạnh quốc tế trong cuộc kháng


chiến

chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945 - 1954)
8. Căn cứ địa Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược và can

thiệp Mỹ (1945 - 1954) 9. Đảng giải quyết mối quan hệ giữa kháng chiến và kiến quốc trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945 - 1954)
10. Đường lối của Đảng với cách mạng Lào và Campuchia (1945 - 1954)

11. Hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945 - 1954)
12. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945 - 1954)

13. Đảng lãnh đạo xây dựng nền kinh tế kháng chiến (1945 - 1954)
14. Đảng giải quyết vẫn đề dân chủ - ruộng đất trong thời kỳ 1945 - 1954
15. Tiến trình Đảng lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can
thiệp Mỹ (1945 - 1954). Những kinh nghiệm lịch sử
16. Đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp

Mỹ (1945-1954)
12. Hệ thống cau hỏi ôn tập
1. Ảnh hưởng của tình hình thế giới đối với Việt Nam sau cách mạng tháng Tám
năm 1945
2. Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945
3. Chủ trương kháng chiến, kiến quốc của Đảng (1945 - 1946)
4. Cuộc đấu tranh chống giặc ngoài, thù trong thời kỳ 1945 - 1946
5. Kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng của Đảng thời kỳ 1945 - 1946


6. Sự hình thành, phát triển đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược và can thiệp Mỹ của Đảng (1945 - 1954)


7. Sự đúng đắn, sáng tạo trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược và can thiệp Mỹ của Đảng (1945 - 1954)

8. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951)
9. Đảng lãnh đạo xây dựng thực lực kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
và can thiệp Mỹ

|

10. Đảng lãnh đạo đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống thực dân

Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945 - 1954)
11. Dang

lãnh đạo giải quyết 2 nhiệm vụ chống

|
để quốc, chống phong kiến

(1945 - 1954)
12. Những thành công và hạn chế chủ yếu của Đảng trong cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945 - 1954)
13. Khái quát tiến trình phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

xâm lược và can thiệp Mỹ (1945 - 1954)

14. Tính chất và đặc điểm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

và can thiệp Mỹ (1945 - 1954)

|

15. Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực

dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945 - 1954)
16. Bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
và can thiệp Mỹ (1945 - 1954)
17. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ(1945 - 1954)

|

18. Thực hiện đoàn kết quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

xâm lược (1945 - 1954)
20. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược (1945-1954)
13. Ngày phê duyệt:
14. Cấp phê duyệt:


Chương 1

LANH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYÊN CÁCH MẠNG
(1945-1946)
1.1. Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Sau Cách mang Tháng Tám, nước ta có thuận lợi là trên thế giới, uy tín và
địa vị của Liên Xơ được nâng cao. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có
điều kiện phát triển, trở thành một dịng thác cách mạng. Phong trào dân chủ và
hịa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ. Ở trong nước, chính quyền nhân dân của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được kiến lập, có hệ thống từ Trung ương
đến cơ sở. Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh của dân tộc. Lực lượng vũ
trang nhân dân đang phát triển. Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ

Hồ Chí Minh.
Về kinh tế - văn hóa, nạn đói ở miền Bắc do Nhật, Pháp gây ra chưa được
khắc phục. Ruộng đất bị bỏ hoang, cơng nghiệp đình đốn. Hàng hóa khan hiếm,
giá cả tăng vọt, ngoại thương đình trệ. Tình hình tài chính rất khó khăn, kho bạc
chỉ có 1,2 triệu đồng, trong đó quá nửa là tiền rách. Ngân hàng Đơng Dương cịn
nam trong tay tu ban Pháp. Quân Tưởng tung tiền quốc tệ và quan kim gây tối
loạn thị trường. Hơn 90% số dân không biết chữ, các tệ nạn xã hội do chế độ cũ
để lại hết sức nặng nề.
Đặc biệt, về chính trị-xã hội, nước ta bị các thế lực dé quốc, phan dong
bao vây và chống phá quyết liệt. Ở phía Bắc, cuối tháng 8/1945, theo thỏa thuận
của Đồng minh, gần 20 vạn qn của chính phủ Tưởng Giới Thạch ơ ạt kéo vào
nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Theo chúng
là lực lượng tay sai phản động trong hai tổ chức “Việt quốc” (Việt Nam

quốc

dân Đảng) do Vũ Hồng Khanh đứng đầu và “Việt cách” (Việt Nam cách mạng
đồng minh hội) do Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam đứng đầu. Vào Việt
10


Nam, quân Tưởng Giới Thạch đã ráo riết thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta,

phá tan Việt Minh, đánh đỗ chính quyền cách mạng, lập chính quyền phản động
tay sai của chúng. Đẳng sau quân Tưởng là đế quốc Mỹ đang nuôi dã tâm đặt

Đông Dương dưới chế độ “ủy trị”, một tra hình của chế độ thuộc địa kiểu mới
của Mỹ. Dựa vào thế lực bên ngoài, các tổ chức phản động “Việt quốc”, “Việt
cách”, Đại Việt ráo riết hoạt động chống lại cách mạng. Chúng quấy nhiễu, phá
rối, cướp của, giết người, tuyên truyền, kích động một số người đi theo chúng

chống lại chính quyền cách mạng và địi cải tổ Chính phủ lâm thời và các bộ
trưởng là đảng viên cộng sản phải từ chức. Chúng lập chính quyền phản động ở
Móng Cái, n Bái, Vĩnh Yên.
Ở phía Nam vĩ tuyến 16, quân đội Anh với danh nghĩa quân Đồng minh

giải giáp quân đội Nhật đã đồng lõa và tiếp tay cho thực dân Pháp quay lại Đông
Dương. Ngày 23/9/1945, được quân Anh giúp sức,

thực dân Pháp đã nỗ sung

đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai. Trên đất nước
ta lúc đó cịn có khoảng 6 vạn qn Nhật đang chờ giải giáp. Một số quân Nhật
đã thực hiện lệnh của quân Anh, cầm sung cùng với quân Anh don đường cho
quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miền Nam.
Trong khi đó, mặc dù đã ra tuyên bố độc lập, ra sức tranh thủ ủng hộ của
quốc tế, song chưa được nước nào (kế cả Liên Xô) công nhận và đặt quan hệ
ngoại g1ao với Chính phủ ta.
Chưa bao giờ trên đất nước ta có nhiều kẻ thù như lúc này. Đất nước bị
bao vây bốn phía.
Tất cả những khó khăn trên quy tụ là thành ba thứ giặc là “giặc đói, giặc
dét va giặc ngoại xâm”, đều là những


hiểm họa đối với chế độ mới và chính

quyền cách mạng. Vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”,...
1.2. Chủ trương của Đảng và q trình tố chức thực hiện
Trước tình đó, Đảng ta do Hồ Chí Minh đứng đầu đã tỉnh táo và sáng suốt
phân tích tình thế, chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế
11


giới và sức mạnh mới của dân tộc để vạch ra chủ trương và giải pháp đấu tranh
giữ vững chính quyền bảo vệ nền độc lập tự do. Ngay sau ngày tuyên bố độc lập,
tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã nêu ra những

việc cấp bách nhằm thực hiện ba nhiệm vụ lớn: diệt giặc đói, diệt giặc dót, diệt
|

giặc ngoại xâm.
1.2.1. Chủ trương của Dang
Trước thách thức nghiêm trọng,

Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã sáng suốt, khẩn trương phân tích tình thế trong nước và quốc tế một
cách khoa học, dự đoán tiến triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và
mưu đồ của các thế lực phản cách mạng, để đưa ra quyết sách kịp thời nhằm giữ
vững chủ quyền, bảo vệ thành quả cách mạng và nền độc lập tự do của đất nước.
Ba tháng sau giành độc lập, ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, với những nội dung cơ bản:
Xác định tính chất của cách mạng lúc này vẫn là cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc vì nước ta chưa hồn tồn độc lập.

Xác định kẻ thù: “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược
phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”. Vì vậy, phải “lập Mặt trận dân tộc
thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược”; mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm

thu hút mọi tầng lớp nhân dân; thống nhất Mặt trận Việt - Miên - Lào .v.v....
Về chỉ đạo chiến lược:

Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách

mạng Việt Nam lúc này vẫn là đân tộc giải phóng. Khâu hiệu lúc này là “Dân
tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”.
Về phương hướng, nhiệm vụ, Đảng nêu lên các nhiệm vụ chủ yếu và cấp
bách là: “củng cố chính quyên, chống thực dân Pháp xám lược, bài trừ nội phản,
cải thiện đời sống cho nhân dân”'. Nhiệm vụ trung tâm và bao trùm là bảo vệ và
củng cơ chính qun cách mạng.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2000, tập 8, tr. 26-27.
12


Về ngoại giao: Đề thốt khỏi “vịng vây đế quốc”, tránh tinh thé phải đối
đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, Đảng thực hiện sách lược ngoại giao mềm

dẻo “thêm bạn bớt thù”, nhằm ngăn chặn chiến tranh, kéo dài thời gian hồ hỗn
dé xây dựng lực lượng cách mạng.
Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng đối
với cách mạng Việt Nam trong bối cảnh hiểm nghèo của cách mạng. Chỉ thị đã

som xác định đúng kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm


lược, kịp thời chỉ rõ những nhiệm vụ cấp bách, những biện pháp cụ thể về đối
nội, đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống thù trong, giặc ngoài nhằm
xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
Ngay khi Chỉ thị được ban hành, Đảng đã tập trung chỉ đạo thực hiện với

tinh thần khẩn trương, linh hoạt, nhưng hết sức kiên quyết.
1.2.2. Đảng

chỉ đạo, tổ chức xây dựng và bảo vé chính

quyển

cách

mạng, chuẩn bị kháng chiến trong cả nước
Vẻ xây dựng chế độ mới, ngay từ những ngày đầu, Đảng đã chú trọng lãnh
đạo, xây dựng nên móng của chế độ dân chủ mới, xóa bỏ tồn bộ tổ chức bộ máy
chính quyên thuộc địa, giải tán các đảng phái phản động. Là người đứng đầu
Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng chính

quyền mới, nhất là bản chất tốt đẹp của nó. Tháng 10/1945, Hồ Chí Minh đã có
thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, nhắn mạnh việc xây dựng
bộ máy và đội ngũ cán bộ Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Người

chỉ rõ:

“Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ tồn quốc cho đến các
làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ

không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật.
Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, ta phải hết
sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân, thì dân mới u ta, kính ta”, Để
tránh khỏi sai lâm, khuyêt điểm, Người yêu câu cán bộ phải khắc phục các căn
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc
13


bệnh như: Trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo; đồng thời phải
“shi sâu những chữ “cơng bình, chính trực” vào lịng”),
Trong hồn cảnh vơ cùng phức tạp, bọn để quốc phản động ra sức ngăn
trở, quấy phá, Đảng

kiên quyết lãnh đạo, tổ chức

cuộc tổng tuyển cử ngày

6/1/1946 để nhân dân tự mình chọn lựa, bầu những đại biểu chân chính của mình
vào Quốc-hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa. Ngày 2/3/1946, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I đã bầu Hồ Chí
Minh giữ chức Chủ tịch Chính phủ và trao quyền cho Người lập chính phủ chính
thức - Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Tại kỳ họp thứ hai (tháng

11/ 1946),

Quốc hội đã thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quyền
làm chủ nước nhà, quyền và nghĩa vụ của mọi công dân được ghi nhận trong
Hiến pháp. Nhân dân cũng đã khẩn trương bầu Hội đồng nhân dân và Hội đồng


nhân dân đã bầu Ủy ban hành chính các cấp.
Đảng đã chỉ đạo tích cực phát triển các đồn thể yêu nước, Mặt trận dân

tộc thống nhất được mở rộng, đưa đến sự ra đời của Hội liên hiệp quốc dân Việt
Nam (5/1946). Các tổ chức quần chúng được củng cố, mở rộng thêm, Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam...

lần lượt ra đời,

Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập nhằm đoàn kết những trí thức u nước
Việt Nam.

|

Các cơng cụ chun chính, bảo vệ chính quyền cách mạng như qn đội,
cơng an, tòa án, tư pháp được Đảng tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển.
Cuối năm

1946, lực lượng quân đội thường trực mang tên Quân đội quốc gia

Việt Nam có 8 vạn người. Việc vũ trang quần chúng cách mạng, qn sự hóa
tồn dân được thực hiện rộng khắp. Cơng an nhân dân nhanh chóng được xây

dựng cùng với xây dựng bộ máy nhà nước các cấp...
Về kinh tế, đời sống, Đảng và Chính phủ phát động thi đua, sản xuất; động
viên nhân dân tiết kiệm giúp nhau chống giặc đói; thực hiện bãi bỏ thuế thân và
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr.18.
14



các thứ thuế vô lý khác của chế độ thực dân; tiến hành tịch thu ruộng đất của để
quốc, Việt gian chia cho nông dân nghèo, chia lại ruộng đất công một cách công
bằng, hợp lý; giảm tô 25%, giảm thuế, miễn thuế cho nông dân vùng bị thiên tai;

chủ trương cho mở lại các nhà máy do Nhật để lại, tiến hành khai thác mỏ,
khuyến khích kinh doanh... Bằng hình thức phát động “Tuần lễ vàng”, xây dựng
“Quỹ Độc lập”, “Quỹ Đảm phụ quốc phòng”, Đảng đã động viên nhân dân tự
nguyện đóng góp cho cơng quỹ hàng chục triệu đồng và hàng trăm kil6gam
vàng, nền tài chính độc lập từng bước được xây dựng. Tháng 11/1946, Nhà nước
cho phát hành tiền Việt Nam.
Vẻ văn hóa, Đảng vận động tồn dân xây dựng nền văn hóa mới, xóa bỏ
các tệ nạn văn hóa nơ dịch của thực dân, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển
phong trào bình dân học vụ để chống nạn mù chữ, diệt “giặc dốt”. Một năm sau
Cách mạng Tháng Tám đã có 2,5 triệu người biết đọc, biết viết. Các trường học
từ cấp tiêu học trở lên lần lượt được khai giảng. Hà Chí Minh đã gửi thư cho
giáo viên, học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên dưới chế độ

mới. Ngày 10/10/1945, /!ơ Chí Minh ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập trường Đại
học Văn khoa Hà Nội nhằm đào tạo giáo viên văn khoa trung học và để nâng cao
nền văn học Việt Nam cho xứng đáng một nước độc lập và theo kịp các nước

tiên tiến trên thế giới.

|

|

Thắng lợi bước đầu trong cuộc đấu tranh xây dựng nền móng chế độ mới,

ốn định và cải thiện đời sống nhân dân có ý nghĩa chính trị hết sức to lớn. #

Chí Minh đã nêu rõ rằng, nếu

“nước độc lập mà dân không được

hưởng hạnh

phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa gì”. Nhân dân được hưởng quyền
tự do dân chủ, dân sinh càng thêm tin tưởng, gan bó và quyết tâm bảo vệ chế độ
mới.
Đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chính qun cách mạng, ngay từ
khi thực dân Pháp nơ súng đánh chiêm Sài Gịn và mở rộng tiễn cơng ra các tỉnh
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr.56.
15


Nam Bộ, Thường vụ Trung ương Đảng đã nhất trí với quyết tâm kháng chiến của
Xứ ủy Nam Bộ và kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên kháng chiến. Trung ương

Đảng đã cử một phái đoàn do /#oàng Quốc Việt, Ủy viên Thường vụ Trung ương
Đảng và nhiều cán bộ tăng cường cho Nam Bộ để cùng Đảng bộ Nam Bộ chỉ
đạo kháng chiến. Đảng bộ Nam Bộ đã có những quyết định quan trọng, nắm
chắc lực lượng vũ trang, tăng cường công tác trừ gian, xây dựng cơ sở, phát triển

chiến tranh nhân dân. Trong thư Gửi đồng bào Nam Bộ ngày 26/9/1945, Hồ Chí
Minh khẳng định: “Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn

kết của cả quốc dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của chúng ta
là chính dang”,

|


Đảng đã phát động phong trào cả nước hướng về Nam Bộ. Hàng vạn thanh
niên nô nức lên đường Nam tiến. Nhân dân miền Nam

“thành đồng Tổ quốc”

chiến đấu với sức mạnh của chiến tranh nhân dân, sức mạnh của cả dân tộc đã

làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.

Thực hiện sách lược lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù để phân hóa
chúng, tránh tình thế đương đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thù. Trên cơ sở phân
tích âm mưu thủ đoạn của các kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam, Đảng xác
định kẻ thù chính của cách mạng là thực dân Pháp xâm lược, do đó chủ trương
thực hiện sách lược hịa hỗn, nhân nhượng với qn đội Tưởng và tay sai của
chúng ở miền Bắc để tập trung chống Pháp ở miền Nam. Để gạt mũi nhọn tiến
công của kẻ thù vào Đảng, ngày 11/11/1945, Đảng tuyên bố tự giải tán, nhưng SỰ
thật là rút vào hoạt động bí mật, giữ vững vai trị lãnh đạo chính quyền và nhân

- dân. Để phối hợp hoạt động bí mật với công khai, Đảng để một bộ phận công
khai dưới danh hiệu Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.
Trong nhân nhượng với quân Tưởng, ta đã hết sức kiềm chế trước những
hành động khiêu khích của chúng, tránh để xung đột về quân sự. Đảng thực hiện
sách lược nhân nhượng trên nguyên tắc: năm chắc vai trò lãnh đạo của Đảng, giữ
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2000, tr.27.
16


vững chính quyền cách mạng, giữ vững mục tiêu độc lập thống nhất, dựa chắc
vào khối đại đoàn kết dân tộc, vạch trần những hành động phản dân hại nước của

bọn tay sai của Tưởng và nghiêm trị theo pháp luật những tên tay sai gây tội ác
khi có đủ bằng chứng. Mặt khác, đã cung cấp kịp thời lương thực, thực phẩm
cho 20 vạn quân Tưởng trong khi nhân dân ta đang bị đói, mở rộng Quốc hội
thêm 70 chế cho Việt quốc, Việt cách không qua bầu cử, đưa một số đại diện của

các đảng đối lập này làm thành viên của Chính phủ liên hiệp. Những chủ trương,
sách lược và biện pháp trên đây đã vô hiệu hóa các hoạt động phá hoại, đây lùi
từng bước và làm thất bại âm mưu lật đỗ chính quyền cách mạng của chúng, bảo

đảm cho nhân dân ta tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp ở
miền Nam. Chính quyển nhân dân khơng những được giữ vững mà cịn được
củng cơ về mọi mặt.
Dau năm 1946, các nước đế quốc dàn xếp, mua bán quyền lợi với nhau để

cho thực dân pháp đưa quân ra miền Bắc Việt Nam thày quân đội của Tưởng.
Ngày 28/2/1946, Hiệp ước Hoa-Pháp được ký kết ở Trùng Khánh, trong đó Pháp
nhân nhượng một số quyền lợi kinh tế cho chính quyền Tưởng trên đất Trung
Hoa để Pháp được đưa quân ra miền Bắc Việt Nam.

Tưởng nhân nhượng với

Pháp để rút quân về nước đối phó với quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Tình hình đó đặt Đảng Cộng sản Đơng Dương trước một sự lựa chọn giải |

pháp đánh hay hòa. Phân tích tình thế, Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung
ương Đảng đã quyết định chọn giải pháp hịa hỗn, dàn xếp với Pháp, vì “vấn đề

lúc này, khơng phải là muốn hay không muốn đánh. Vấn để là biết mình biết
người, nhận thức một cách khách quan những điều kiện lợi hại trong nước và


ngoài nước mà chủ trương cho đúng”.
Chọn giải pháp thương lượng với Pháp nhằm mục đích: buộc qn Tưởng

rút ngay về nước, tránh tình trạng một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù, bảo tồn
thực lực, tranh thủ thời gian hịa hỗn để chuẩn bị cho một cuộc chiên đâu mới,
17


tiến lên giành thắng lợi. Lập trường trong cuộc đàm phán với Pháp là độc lập
nhưng liên minh với Pháp. Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của ta:
chính phủ, quân đội, nghị viện, tài chính, ngoại giao và sự thống nhất quốc gia.
Đảng nhắn mạnh,

trong khi mở cuộc đàm phán ta phải “không những không

ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở
đầu, mà còn phải hết sức xúc tiễn việc sửa Soạn ay va nhat dinh không

để cho

việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần quyết chiến của dân tộc ta”.
Thực hiện chủ trương đó, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ký với đại

diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, Hiệp định quy định: Chính
phủ Pháp cơng nhận Việt Nam là một quốc gia tự do có nghị viện, chính phủ,
qn đội và tài chính riêng nằm trong liên bang Đơng Dương và trong Khối Liên -

hiệp Pháp. Việc thống nhất ba kỳ do nhân dân ta quyết định. Việt Nam đồng ý
cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng, sau 5 năm phải rút hết
về nước; hai bên đình chỉ xung đột ở miền Nam và mở cuộc đàm phán để đi đến

ký hiệp định chính thức.

|

Sau khi ký Hiệp định sơ bộ, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chi thi

Hòa để tiến (ngày 9/3/1946), nêu rõ ý nghĩa quan trọng của việc ký hiệp định với
Pháp nhằm thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, ngăn ngừa các khuynh hướng
sai lầm “tả” và hữu có thể xảy ra trong đảng viên, cán bộ và nhân dân làm ảnh
hưởng đến việc chấp hành chủ trương của Đảng, đồng thời nhấn mạnh đến việc
phải cảnh giác đề phòng, tỉnh táo chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu nếu Pháp bội ước.

Sự thật sau khi ký Hiệp định sơ bộ, thực dân Pháp cố tìm cách trì hỗn
cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Pháp để đi đến ký Hiệp định chính thức và
sớm vi phạm Hiệp định. Đảng đã lãnh đạo Chính phủ đấu tranh buộc Pháp phải
mở cuộc đàm phán với ta ở Pháp. Dé chuẩn bị cho cuộc đàm phan đó, ngày
14/9/1946, một cuộc hội nghị trù bị được tổ chức ở Đà Lạt, song do Pháp thiếu
thiện chí nên hội nghị không đạt được sự thỏa thuận nào.
18



×