Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Nhu cầu về không gian đọc của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN

HỒNG QUỲNH LÊ

NHU CẦU VỀ KHÔNG GIAN ĐỌC CỦA SINH VIÊN
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN

HỒNG QUỲNH LÊ

NHU CẦU VỀ KHÔNG GIAN ĐỌC CỦA SINH VIÊN
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY

Ngành


: Xã hội học

Mã số

: 8310301

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Phạm Hương Trà

HÀ NỘI - 2019


Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 2019
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS,TS. Mai Đức Ngọc


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Luận văn
được hồn thành dưới sự hướng dẫn của PGS,TS. Phạm Hương Trà. Các số
liệu, bảng biểu, biểu đồ trong luận văn bảo đảm chính xác, trung thực và dựa
trên thực tế khảo sát, báo cáo của các cơ quan hữu quan.
Tác giả luận văn

Hoàng Quỳnh Lê



LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập tại Học viện Báo chí và Tun truyền, để hồn thành
tốt luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Xã Hội Học, ngoài sự cố gắng và nỗ
lực của bản thân, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới :
- Cơ giáo, PGS,TS. Phạm Hương Trà, phó trưởng khoa Xã Hội Học Học viện Báo chí và Tuyên truyền, người đã trực tiếp hướng dẫn và luôn quan
tâm giúp đỡ, nhiệt tình chỉ bảo cho tơi trong suốt q trình lên ý tưởng nghiên
cứu cho đến lúc hồn thành xong luận văn tốt nghiệp.
- Thầy giáo, TS. Lưu Hồng Minh, trưởng khoa Xã Hội Học - Học viện
Báo chí và Tuyên truyền và các GS, PGS, TS trong và ngồi Học viện đã dày
cơng rèn luyện và chỉ bảo cho tơi trong suốt q trình học tập.
- Gia đình đã ln tạo điều kiện thuận lợi trong suốt q trình học tập
cho tới lúc hồn thành luận văn tốt nghiệp đặc biệt là sự động viên về mặt vật
chất và tinh thần từ phía ơng bà ngoại của tơi; bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình
giúp đỡ tơi khi gặp khó khăn khúc mắc.
- Các cán bộ Trung tâm Thơng tin – Khoa học Học viện Báo chí và Tuyên
truyền cùng sinh viên các lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh K35, Tư tưởng Hồ Chí
Minh K36, Chính sách cơng K36, Chính sách cơng K37, Quan hệ quốc tế K35 và
Quan hệ quốc tế K37, Công tác xã hội K35, Xã hội học K35, Công tác xã hội
K36, Xã hội học K36, Công tác xã hội K37, Xã hội học K37 đã cung cấp cho tơi
những thơng tin có giá trị để giúp tơi hồn thành luận văn
Trong q trình làm việc, do thời gian và trình độ chuyên mơn cịn hạn
chế, đề tài nghiên cứu khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo, bạn bè và đồng nghiệp!
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 12 năm 2019
Học viên

Hoàng Quỳnh Lê



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........... 21
1.1 Thao tác hóa các khái niệm .................................................................... 21
1.2 Lý thuyết xã hội học áp dụng vào nghiên cứu ....................................... 23
1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa đọc và công tác
thư viện......................................................................................................... 28
1.4 Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu.............................................................. 39
CHƯƠNG 2: SỰ TIẾP CẬN THƯ VIỆN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN
BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ................................................................ 44
2.1 Thói quen đọc sách của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền...... 44
2.2 Mục đích đến thư viện nhà trường của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền ................................................................................................ 50
2.3 Thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền ............................................................................................... 52
2.4 Đánh giá của sinh viên đối với thư viện nhà trường ................................. 56
CHƯƠNG 3: NHU CẦU CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI KHÔNG GIAN
ĐỌC ................................................................................................................ 64
3.1 Nhu cầu của sinh viên đối với tài liệu của thư viện ............................... 65
3.2 Nhu cầu của sinh viên đối với khơng gian phịng đọc chung của thư viện
nhà trường .................................................................................................... 73
3.3 Nhu cầu của sinh viên đối với khơng gian thảo luận nhóm.................. 80
3.4 Nhu cầu của sinh viên về phòng đọc hoạt động 24/24h ........................ 84
3.5 Nhu cầu của sinh viên về những tiện ích khác tại thư viện ................... 86
3.6 Nhu cầu của sinh viên về khơng gian đọc ngồi sân trường ................. 92
CHƯƠNG 4: NHU CẦU CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ
TUN TRUYỀN VỀ KHƠNG GIAN ĐỌC BÊN NGỒI NHÀ
TRƯỜNG ....................................................................................................... 97
4.1 Khơng gian đọc u thích ngồi thư viện nhà trường ........................... 99

4.2 Nhu cầu của sinh viên đối với cách thức bài trí khơng gian đọc ......... 103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 110
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 123


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thời gian đọc sách/tài liệu trung bình của sinh viên trong ngày……45
Bảng 2.2: Thể loại sách/tài liệu yêu thích của sinh viên ................................... 46
Bảng 2.3: Lựa chọn về khơng gian đọc theo mục đích của sinh viên ............... 47
Bảng 2.4: Yếu tố quyết định sự lựa chọn không gian đọc của sinh viên ........... 49
Bảng 2.5: Mục đích sử dụng thư viện nhà trường của sinh viên ................... 50
Bảng 2.6: Tần suất sinh viên tra cứu tài liệu trực tuyến trên máy tính ........... 55
Bảng 2.7: Tỷ lệ sinh viên đã sử dụng hệ thống tài liệu số hóa theo niên khóa ......... 56
Bảng 2.8: Mức độ hài lòng của sinh viên với khung giờ hoạt động ............... 57
Bảng 2.9: Mức độ hài lòng của sinh viên với thư viện nhà trường .................... 58
Bảng 3.1: Nhu cầu với hệ thống tài liệu số của thư viện nhà trường(%) ....... 69
Bảng 3.2: Nhu cầu của sinh viên về loại bàn ghế trong phòng đọc chung .... 77
Bảng 3.3: Nhu cầu của sinh viên đối với cách trang trí phịng đọc chung ..... 78
Bảng 3.4: Nhu cầu của sinh viên đối với chỗ ngồi trong không gian thảo luận
nhóm ............................................................................................................... 83
Bảng 3.5: Nhu cầu của sinh viên về phòng đọc 24/24h ................................. 84
Bảng 3.6: Nhu cầu đặt chỗ ngồi tại thư viện theo khoảng cách từ nhà đến
trường .............................................................................................................. 87
Bảng 3.7: Nhu cầu của sinh viên với những cơ sở vật chất khác tại thư viện (%) .. 88
Bảng 3.8: Nhu cầu của sinh viên đối với các loại tài liệu trong tủ sách ......... 91
Bảng 4.1: Không gian đọc ưa thích của sinh viên ngồi các loại hình ......... 101
Bảng 4.2: Những điểm sinh viên u thích ở không gian đọc công cộng .... 103
Bảng 4.3: Những điểm sinh viên khơng thích ở khơng gian đọc ................. 105



DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1: Tần suất đến thư viện nhà trường của sinh viên khối lý luận và khối
nghiệp vụ ......................................................................................................... 53
Biểu 2.2: Tần suất đọc và mượn tài liệu của sinh viên tại thư viện ................ 54
Biểu 2.3: Thực trạng sinh viên sử dụng nguồn tài liệu số hóa........................ 55
Biểu 2.4: Mức độ cần thiết của thư viện nhà trường đối với sinh viên .......... 60
Biểu 2.5: Đánh giá của sinh viên các khóa về mức độ cần thiết của thư viện
nhà trường ....................................................................................................... 61
Biểu 3.1: Nhu cầu của sinh viên về loại hình tài liệu tại thư viện nhà trường .... 66
Biểu 3.2: Nhu cầu của sinh viên đối với các thiết bị hỗ trợ tìm kiếm…....…72
Biểu 3.3: Những yếu tố cần cải thiện trong phòng đọc chung thư viện ........ 74
Biểu 3.4: Nhu cầu của sinh viên đối với các yếu tố cần thiết trong phòng thảo
luận nhóm ........................................................................................................ 81
Biểu 3.5: Nhu cầu đặt chỗ qua Internet của sinh viên .................................... 86
Biểu 3.6: Mức độ sẵn sàng đóng góp cho tủ sách miễn phí............................ 90
Biểu 3.7: Nhu cầu của sinh viên đối với không gian đọc ............................... 93
Biểu 4.1: Không gian đọc mà sinh viên thường xuyên đến nhất ngoài thư viện
nhà trường ....................................................................................................... 99
Biểu 4.2: Yếu tố quan trọng nhất đối với một không gian đọc theo đánh giá
của sinh viên ................................................................................................. 107


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, để đạt được những bước
tiến mới, khơng thể khơng kể đến vai trị của những kinh nghiệm tri thức được
lưu giữ, bảo tồn từ đời này qua đời khác. Từ thời xa xưa, con người đã tìm cách
thức, vật chất để lưu giữ dấu ấn của thời đại và những tri thức đúc kết được để
truyền dạy lại cho thế hệ sau thông qua các hình vẽ trên đá, hệ thống chữ viết,

bản khắc gỗ, thẻ tre, giấy viết và được lưu giữ rất cẩn thận. Do vậy mà đến ngày
nay người ta vẫn có thể tìm thấy những bản in cổ xưa. Có thể nói, đọc và học,
hay đọc để học dựa trên những kinh nghiệm của người đi trước chính là cách mà
con người đưa xã hội phát triển đến thời kỳ hiện đại như ngày hôm nay.
Xã hội Việt Nam xưa luôn coi trọng việc học tập, khoa bảng. Bất cứ bậc
cha mẹ nào cũng mong muốn con mình được đọc sách thánh hiền. Chính bởi
truyền thống coi trọng đạo học, từ thời xưa, những gia đình có điều kiện ln có
một khơng gian riêng cho con chun tâm học tập, được gọi là thư phịng.
Khơng chỉ vậy, các triều đại phong kiến xưa cũng rất coi trọng chất lượng bồi
dưỡng nhân tài và tạo dựng không gian phù hợp để hỗ trợ việc học tập. Đơn cử,
thời nhà Nguyễn, triều đình đã cho xây dựng những thư viện rất lớn như Thư
viện Sử Quán, Thư viện Tụ Khuê, Thư viện Nội Các. Các không gian đọc sách
thời xưa đều coi trọng tuyệt đối sự yên tĩnh, thanh tịnh để người đọc tập trung
nghiên cứu.
Ngày nay, trong thời đại hội nhập, kèm theo sự phát triển phong phú các
loại hình tư liệu cùng với nỗ lực xóa nạn mù chữ của Đảng và Nhà nước, việc
đọc, đã được nâng lên là văn hóa đọc, vẫn ln được coi trọng. Nhu cầu đọc của
người Việt cũng ngày càng phong phú hơn về mặt thể loại. Không gian đọc cũng
vô cùng đa dạng. Về tầm cỡ quốc gia có thể kể đến các thư viện lớn như Thư
viện Quốc gia, Thư viện Hà Nội, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh,…v.v. Các trường đại học, trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu


2
học đều có thư viện cho học sinh. Nhiều trường đại học có thư viện khơng chỉ đa
dạng về chủng loại tài liệu mà cịn bài trí rất đẹp và thoải mái, tiêu biêu là thư
viện đại học Kinh tế Quốc dân, thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Hà Nội,
thư viện đại học RMIT. Bên cạnh đó, các nhà văn hóa quận/huyện, phường/xã
đều có tủ sách/báo và khu vực đọc sách/báo phục vụ người dân. Điều này cho
thấy sự quan tâm, nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển văn hóa

đọc của quần chúng nhân dân.
Ngồi chức năng cung cấp thơng tin, khơng gian thư viện ngày nay cũng
cần được chú trọng đổi mới tạo ra sự thoải mái tối đa cho người sử dụng.
Không thể phủ nhận vai trò của các thư viện trong việc nâng cao dân trí. Thư
viện cung cấp những tài liệu, thông tin khoa học – xã hội nhằm nâng cao trình
độ hiểu biết, là nơi lưu giữ những cơng trình nghiên cứu, tác phẩm kinh điển
phục vụ học tập và nghiên cứu. Thứ hai, thư viện nói chung và thư viện trường
học nói chung sẽ góp phần thúc đẩy ý thức chủ động nghiên cứu, khai thác
thông tin của, từ đó xóa bỏ thói quen học thụ động của sinh viên nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học.
Bên cạnh những không gian đọc sách truyền thống, ngày nay, rất nhiều
người Việt, đặc biệt là giới trẻ, thích lựa chọn những quán cà phê yên tĩnh,
không gian thoải mái, đủ ánh sang để làm việc, học tập và đọc sách báo. Nắm bắt
được thị hiếu này, có khá nhiều các quán cà phê thuộc sở hữu cá nhân hoặc một
số nhà xuất bản nổi tiếng mở ra để phục vụ việc đọc sách, cung cấp nhiều loại
hình sách/báo bên cạnh các loại đồ uống, thường được gọi bằng cái tên “cà phê
sách”. Các quán cà phê này thường lắp đặt wifi phục vụ nhu cầu truy cập
Internet của khách hàng, có âm nhạc đem lại sự thư giãn cho khách hàng. Điều
nay có vẻ đi ngược lại với quan niệm xưa về không gian đọc, nhưng thực chất
khoa học ngày nay đã chứng minh, âm nhạc cổ điển, nhạc nhẹ giúp kích thích
não bộ và tăng cường sự tập trung. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc đổi
mới không gian đọc, ngày 1/5/2017, Hà Nội cũng chính thức khai trương phố


3
sách với các quầy sách từ các nhà xuất bản uy tín và khơng gian đọc sách ngồi
trời và cửa hàng cà phê phục vụ người dân tham quan phố sách.
Có thể nói, khơng gian đọc, bao gồm bài trí nội thất, ánh sáng và các tiện
ích kèm theo như đồ uống, âm nhạc, khu vực làm việc nhóm tách rời khu vực
đọc,…v.v, là nhu cầu thiết yếu để giúp việc đọc trở nên hiệu quả như. Tuy vậy,

các nghiên cứu dành riêng cho vấn đề này là rất hạn chế, không gian đọc chỉ
được nhắc đến trong một vài nghiên cứu thói quen đọc sách của sinh viên, học
sinh qua câu hỏi về địa điểm đọc sách. Điều này cho thấy các nhà nghiên cứu
mới chỉ quan tâm đến xu hướng của thói quen đọc sách mà chưa quan tâm đến
nhu cầu của người đọc về một không gian đọc, có thể kết hợp học tập và làm
việc một cách hiệu quả và thoải mái. Bởi vậy, vẫn với khách thể nghiên cứu là
sinh viên, tôi lựa chọn đề tài “Nhu cầu về không gian đọc của sinh viên Học viện
Báo chí và Tun truyền hiện nay” để tìm hiểu những mong muốn của sinh viên
về không gian đọc của nhà trường cũng như xu hướng lựa chọn, yêu cầu của sinh
viên đối với địa điểm đọc bên ngoài nhà trường.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Nghiên cứu nước ngồi
“Nghiên cứu về thói quen đọc của sinh viên đại học” của Aliye
Erdem, Đại học Ankara University, Thổ Nhĩ Kỳ, 2014, thực hiện với 326 sinh
viên từ hai trường đại học là Ankara University và Erciyes University. Nghiên
cứu đã đưa ra sự so sánh giữa các nhóm sinh viên nam và nữ, sinh viên năm thứ
3 và năm thứ 4, và sự so sánh giữa sinh viên hai trường đại học trên những
phương diện khác nhau xoay quanh thói quen đọc sách báo. Sau cùng, tác giả đã
đưa ra kết luận như sau: Trong thời gian rảnh rỗi sinh viên chủ yếu đọc các loại
hình như tiểu thuyết, báo và tạp chí. Thể loại được nhiều sinh viên yêu thích nhất
là các tác phẩm văn học, lịch sử, lãng mạn, sách tâm lý và giải trí – hài hước.
Trong khi sinh viên tại Đại học Erciyes so sánh với sinh viên tại Đại học Ankara
thích đọc sách về lịch sử, chính trị và tơn giáo hơn thì các sinh viên của Đại học
Ankara so với sinh viên ở trường Đại học Erciyes thì thích đọc sách về giáo dục,


4
tâm lý học, triết học / luận chứng và nghề nghiệp hơn. Hầu hết sinh viên ở cả hai
trường đại học không phân biệt giữa văn học Thổ Nhĩ Kỳ và thế giới. Các sinh
viên ở cả hai trường đại học đều mua sách thay vì mượn hoặc thuê. Hầu hết sinh

viên ở cả hai trường đại học thích đọc sách / tạp chí định kỳ. Số Gần một nửa số
sinh viên ở cả hai trường đại học đã mua một cuốn sách trong tháng trước. Gần
một nửa số học sinh ở cả hai trường đại học đọc một cuốn sách trong một tháng.
Tạp chí hài được các sinh viên tại trường Đại học Ankara ưa thích hơn, cịn các
sinh viên của trường đại học Erciyes lại ưa thích các tạp chí về tin tức và thể
thao. Hầu hết sinh viên ở cả hai trường đại học đều đọc sách / tạp chí định kỳ để
được cập nhật thơng tin, phát triển cá nhân. Các thói quen đọc sách của một nửa
sinh viên của Đại học Ankara và hơn một nửa số sinh viên của Đại học Erciyes
đã phát triển sau khi bắt đầu học đại học. Sinh viên ở cả hai trường đại học
không thể dành thời gian để đọc sách vì những bài học căng thẳng và cuộc sống
xã hội bận rộn, chuẩn bị cho kỳ thi và thời gian dành cho máy tính / internet.
Nghiên cứu trên đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh xoay quanh các khía cạnh
trong thói quen đọc sách của sinh viên. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đề cập
đến việc sinh viên mong muốn được đọc sách trong một không gian như thế nào,
môi trường nào sẽ đem lại hứng khởi cho họ khi đọc sách báo. [5]
Nghiên cứu “Thói quen đọc báo của sinh viên đại học ở Bangladesh:
Một trường hợp nghiên cứu” của A.K.M Eamin Ali Akanda và Armanul
Haque, trường đại học Rajshahi, Bangladesh, 08/2013, đã tập trung vào
những vấn đề sau: số lượng báo mà sinh viên đọc hằng ngày; mục đích đọc báo
của sinh viên; phần yêu thích của sinh viên trong mỗi tờ báo; tờ báo mà sinh viên
đọc hằng ngày; mặt hạn chế của mối tờ báo; mức độ đọc báo qua Internet của
sinh viên. Từ đó, tác giả đưa ra những kết luận về thói quen đọc báo của sinh
viên. Báo chí khơng chỉ cung cấp tin tức hiện tại mà còn chứa các bài báo đầy
thơng tin và kích thích tư duy, các bài xã luận, tiểu luận, phân tích và quan sát.
Báo chí trang bị cho sinh viên các thơng tin cần thiết, kiến thức và hiểu biết sâu
sắc, điều này sẽ giúp họ đạt được thành công không chỉ trong các cuộc ạnh tranh


5
hoặc phỏng vấn việc làm, mà còn trong sự nghiệp và đời sống xã hội của họ.

Việc đọc báo cũng cải thiện kỹ năng giao tiếp và giúp độc giả đạt được một thế
giới quan không thiên vị và mang tính thơng tin. Vì vậy, báo chí được coi là cần
thiết cho sinh viên đại học. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mặc dù sinh viên quan
tâm đến việc đọc báo nhưng họ khơng được đọc báo vì các vấn đề văn hố - xã
hội, hành chính và mơi trường khác nhau. Vì vậy tác giả nghiên cứu cũng đưa ra
giải pháp như: số lượng báo đăng ký trong thư viện trung tâm cũng như các thư
viện hội thảo và hội trường phải được tăng lên, giá thuê bao Internet phải giảm
đáng kể và các vấn đề môi trường kinh tế xã hội đề cập trong bài báo này cần
được giải quyết. Tin tức, quan điểm và phân tích phải được viết một cách khách
quan, đạo đức và đạo đức cần được duy trì bằng bất kỳ giá nào. Một số lượng
đáng kể các bài viết giáo dục và thông tin nên được cơng bố trên báo chí một
cách thường xuyên để sinh viên có thể đạt được kiến thức và sự hiểu biết từ các
bài báo và tính năng này. Bên cạnh đó, sinh viên nên bắt đầu một chiến dịch
nâng cao nhận thức, quan tâm đến việc đọc báo hơn để có thể thành cơng khơng
chỉ trong học tập và nghiên cứu mà còn trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp
của họ. Nghiên cứu này đã chỉ ra những đặc điểm trong thói quen đọc báo của
sinh viên, tuy nhiên báo chí chỉ là một loại hình cụ thể mà chưa bao quát hết
được toàn bộ văn hóa đọc của sinh viên. [1]
Một nghiên cứu khác của A.K.M Eamin Ali Akanda về “Thói quen đọc
của sinh viên Khoa học xã hội và Nghệ thuật: Nghiên cứu trường hợp
trường đại học Rajshahi University”, 2013, nghiên cứu trên trường hợp của
260 học viên hệ đào tạo Thạc sĩ. Khác với nghiên cứu trước, nghiên cứu này mở
rộng ra nghiên cứu thói quen đọc nói chung, khơng phân chia các loại hình sách,
báo, tạp chí...và đối tượng của nghiên cứu cũng không phải là sinh viên hệ cử
nhân mà là các học viên hệ đào tạo Thạc sĩ. Nghiên cứu về thói quen đọc, tác giả
tập trung phân tích các khía cạnh sau: Mục đích đọc; thể loại sách báo/tạp chí;
yếu tố tác động đến việc đọc; khoảng thời gian đọc sách; khoản thời gian đọc
báo; mức độ đọc qua Internet; địa điểm sử dụng Internet; thời gian sử dụng



6
Internet để đọc; mục đích sử dụng Internet liên quan đến việc đọc; việc đọc tạp
chí định kỳ trực tuyến; tần suất đến thư viện; mục đích đến thư viện; các trở ngại
trong việc đọc và một số nội dung khác. Từ đó, nghiên cứu đã đưa ra những kết
luận về thói quen đọc của học viên hệ đào tạo Thạc sĩ, trường đại học Rajshahi,
Bangladesh như sau: Thứ nhất, học viên đọc sách và các tài liệu khác trong bối
cảnh của một mục đích cụ thể, khơng phải đọc khơng có mục đích. Hầu hết học
viên cảm thấy rằng họ cần phải đọc vì đọc cho họ một cách để phát triển cuộc
sống của họ và để theo kịp thời gian thay đổi. Thứ hai, chỉ có một tỷ lệ nhỏ học
viên đọc sách báo từ 6 giờ/ngày trở lên, còn lại phần lớn chỉ đọc từ 2 – 4
giờ/ngày. Thứ ba, sự lựa chọn giữa sách giáo khoa và các loại sách khác cũng
gần như được chia nhỏ. Nó cho thấy rằng tỷ lệ học viên u thích các loại sách
khác nhau gần như bằng nhau, điều này chứng tỏ sự đa dạng trong sở thích đọc
sách của học viên. Thứ tư, những người trả lời đọc báo thường xuyên. Hầu hết
trong số họ đọc báo khoảng 1-2 giờ mỗi ngày vì đọc báo chí địi hỏi ít thời gian
hơn và báo chí cung cấp tin tức và thông tin về các vấn đề hiện tại. Thứ năm, đa
số những người trả lời của cuộc khảo sát này, giống như những người trẻ tuổi
khác, là những người sử dụng web thường xuyên và cũng thường truy cập các
trang web để đọc. Thứ sáu, đây là một phát hiện mới của tác giả về không gian
đọc. Các quán cà phê có mạng Internet đã trở thành nơi phổ biến cho người đọc
sách sử dụng Internet. Nhiều người trẻ thích qn cà phê vì có giá cả phải chăng
và thoải mái. Mặt khác, một số lượng lớn người được hỏi truy cập Internet từ
nhà. Như vậy, trong thời buổi mà Internet đang rất phổ biến và tạo ra thay đổi
lớn đến văn hóa đọc, thì những địa điểm có Internet và không gian thoải mái khá
được các độc giả ưa chuộng. Thứ bảy, thói quen đọc và sử dụng thư viện có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau. Một trong những nhân tố chính của sự suy giảm thói
quen đọc của người dân là số lượng người đến thư viện cũng đang giảm trên toàn
thế giới. Tuy nhiên, các kết quả điều tra cho thấy một tỷ lệ cao của học viên Đại
học Rajshahi thăm thư viện trường đại học thường xuyên. Số lượng sinh viên
đến thư viện hầu như mỗi ngày cũng khá cao. Phần lớn họ thích thăm thư viện vì



7
mục đích nghiên cứu cụ thể, để mượn sách, photocopy và đọc báo. Cuối cùng,
kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, thư viện tiếp tục là nơi mà học viên lựa chọn
mỗi khi tìm thơng tin họ cần. Mặc dù nhiều học viên ủng hộ Internet, giáo viên
hoặc bạn bè khi có nhu cầu thu thập thơng tin, nhưng hầu hết sinh viên thăm thư
viện đại học để biết thông tin. Nghiên cứu này đã phản ảnh khá đầy đủ các khía
cạnh của thói quen đọc. Nghiên cứu cũng cho thấy điểm nổi bật khác hơn những
nghiên cứu khác là đã quan tâm đến yếu tố thư viện và không gian đọc sách, tuy
nhiên chưa đề cập nhiều và chưa tìm hiểu sâu. [2]
Luận văn “Điều tra thói quen đọc sách của học sinh ở Ayeduase” của
Emmanuel Yamoah, Khoa Khoa học Xã hội, đại học Kwame Nkrumah,
Phần Lan, 05/2015, cũng đưa ra kết quả nghiên cứu về những thói quen đọc
sách nhưng không phải của sinh viên mà là đối với nhóm học sinh từ 11 đến 14
tuổi từ 2 trường trung học ở Ayeduase. Nghiên cứu này xác định các cấu trúc
khác nhau trong xã hội giúp thúc đẩy thói quen đọc sách, cung cấp kiến thức cho
phép định hình chính sách và sửa đổi các hệ thống hiện tại, làm gia tăng việc đọc
và cải thiện thói quen đọc sách ở trẻ em, kiểm tra hiệu quả của thói quen đọc
sách đối với thành tích học tập của học sinh ở cấp cơ bản. Các dữ liệu thu thập
cho thấy rằng các học sinh ở Ayeduase có thói quen đọc tốt. Họ thích đọc sách
nhưng dành ít thời gian đọc sách để giải trí. Điều này có thể do thực tế là cả hai
trường đều khơng có thư viện, cũng khơng có thư viện cộng đồng. Từ nhận xét
của học sinh, điều này có thể làm giảm tỷ lệ học sinh đến để đọc các tài liệu phi
học thuật, có thể đóng góp rất lớn vào thành tích học tập và phát triển cá nhân.
Khơng giống như sinh viên đại học dành nhiều thời gian hơn cho các tài liệu trực
tuyến và trò chuyện hoặc nhắn tin qua điện thoại, nghiên cứu chỉ ra rằng học
sinh cơ bản tham gia vào các hoạt động thể thao, công việc nhà cửa và các hoạt
động khác cản trở thời gian đọc của họ. Các thói quen đọc sách của những học
sinh này có thể sẽ cải thiện nếu họ tiếp cận với nhiều tài liệu đọc hơn và nhạy

bén với phương pháp đọc hiệu quả hơn. Có thể thấy, nghiên cứu này có quan
tâm đến khơng gian đọc sách cho học sinh, điều mà nhiều nhà nghiên cứu chưa


8
quan tâm đến, nhưng vấn đề này chưa được khai thác sâu và chưa khai thác khía
cạnh nhu cầu của người trả lời về một khơng gian đọc sách thích hợp cho mục
đích giải trí hoặc học tập. [20]
“Nghiên cứu so sánh thói quen đọc và mua sách của sinh viên” của
Alessandro Gandolfo, trường đại học Pisa, Italy, 2015 và cộng sự đã cho thấy
một hướng tiếp cận khác về thói quen đọc sách của sinh viên. Nghiên cứu được
thực hiện với sinh viên đến từ Đại học Pisa, Italy, Đại học Zadar, Croatia và sinh
viên đại học Nam Kinh, Trung Quốc. Nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận như
sau: Thứ nhất, có một số khác biệt về tác động đến niềm đam mê đọc. Học sinh
từ Zadar và Nam Kinh đọc chủ yếu như một sự lựa chọn cá nhân, trong khi sinh
viên từ Pisa thừa nhận vai trị cơ bản của gia đình và bạn bè của họ. Thứ hai, đối
với việc đọc bằng các thiết bị điện tử, trong khi sinh viên từ Nam Kinh sử dụng
điện thoại thông minh là chủ yếu hoặc là các thiết bị rẻ hơn, ví dụ như máy tính
bảng, sinh viên từ Zadar thích truy cập nội dung số từ máy tính xách tay của họ,
trong khi sinh viên Pisa sử dụng máy tính bảng, một số sinh viên đọc e-books sử
dụng các công cụ cụ thể như E-ink và eReader. Thứ ba, yếu tố khiến sinh viên
quyết định mua một cuốn sách, sinh viên từ Pisa và Zadar ấn tượng về "tính vật
chất" của sách và cửa hàng (cảm xúc được đưa ra bởi trang bìa và bằng cách lật
lướt các trang sách) và những lời khuyên của người bán hàng. Sinh viên từ Nam
cũng rất quan tâm đến các giải thưởng văn chương. Tất cả các nhóm người được
phỏng vấn đều đồng ý các quảng cáo không có hiệu quả cao với hành vi mua
sắm sách của họ. Cuối cùng là địa điểm mua sách, sinh viên Croatia có xu hướng
mua sách trong các hội chợ, sinh viên Trung Quốc thích mua từ các trang web
trực tuyến chuyên biệt, trong khi người Ý mua sắm sách ở siêu thị sách. Như vậy
nghiên cứu này có một điểm khác biệt hơn với những nghiên cứu trên đó là

ngồi tìm hiểu về thói quen đọc sách của sinh viên, thì người nghiên cứu cịn
quan tâm đến thói quen mua sách của sinh viên như yếu tố tác động, địa điểm
mua sách. Mặc dù vậy, nghiên cứu chưa khai thác khía cạnh khơng gian đọc


9
sách, một yếu tố mang tính quyết định quan trọng đến hiệu quả của việc đọc
sách. [4]
Có thể nói, thói quen đọc sách và loại hình sách thường đọc là một yếu tố
quan trọng giúp hoàn thiện vốn tri thức và nhân cách của con người. Các học giả
quốc tế đã nhận ra tầm quan trọng của vấn đề này và đi sâu khai thác ở nhóm trí
thức trẻ là các sinh viên. Tuy nhiên, có một điểm chưa được các học giả quan tâm,
hoặc chỉ được điểm xuyết trong một vài nghiên cứu đó là khơng gian đọc sách.
Khơng gian đọc ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của người đọc, đồng nghĩa với việc nó
ảnh hưởng đến hiệu quả của việc đọc và tiếp thu thông tin. Dù vậy, vấn đề này vấn
chưa được quan tâm nhiều trong các nghiên cứu về thói quen đọc sách.
2.2 Nghiên cứu trong nước
Vấn đề đọc sách nâng cao hiểu biết và phát triển cá nhân không chỉ được
quan tâm bởi các học giả nước ngoài, các học giả trong nước cũng dành nhiều sự
quan tâm. Bởi vậy, có khá nhiều cơng trình nghiên cứu cũng như bài viết xoay
quanh văn hóa đọc và thói quen đọc sách.
Nghiên cứu “Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên chuyên ngành thư
viện chuyên ngành thư viện thơng tin, trường Đại học Văn hóa Hà Nội” của
Lê Thị Thúy Hiền, Khoa Thư viện - Thông tin, trường Đại học Văn hóa Hà
Nội, 2011, đã phản ánh một số khía cạnh trong văn hóa đọc của một nhóm sinh
viên chun ngành thơng tin thư viện. Nghiên cứu đã cho thấy, sau giờ học, sinh
viên chủ yếu dành thời gian truy cập Internet, đọc sách báo là hoạt động phổ
biến thứ hai. Loại hình sách báo được sinh viên lựa chọn nhiều nhất là sách, báo,
tạp chí giải trí. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phần đơng sinh viên mỗi ngày dành
ra 1 – 2h để đọc tài liệu chuyên ngành; các mức độ cao hơn 2h/ngày cũng ít sinh

viên lựa chọn hơn. Tài liệu mà sinh viên đọc chủ yếu là giáo trình và tài liệu liên
quan đến chuyên ngành, và đa số sinh viên chỉ đọc hết một phần của tài liệu chứ
không đọc hết toàn bộ. Nghiên cứu này đã phán ánh được thực trạng đọc sách
của sinh viên thơng qua loại hình sách/báo, thời lượng dành cho việc đọc sách.
Tuy nhiên, nghiên cứu dường như tập trung nhiều vào mức độ quan tâm của sinh


10
viên đối với tài liệu chuyên ngành. Hơn hết, nghiên cứu dù lựa chọn khách thể là
sinh viên ngành thư viện thông tin nhưng cũng chưa đề cập đến đánh giá của
sinh viên về không gian thư viện nhà trường cũng như nhu cầu của sinh viên đối
với không gian và môi trường đọc sách phù hợp. [24]
Bài viết “Văn hóa đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát
triển” của Vũ Thị Thu Hà, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 2, 2013, đã nêu
lên thực trạng văn hóa đọc của cơng chúng Việt Nam hiện nay cùng với những
bất cập cịn tồn tại trong văn hóa đọc của người Việt. Thứ nhất, tác giả chỉ ra xu
hướng lười đọc sách, ngại đọc sách và sự hạn chế thói quen đọc sách của cơng
chúng hiện nay, ngun nhân là do sách in không cạnh tranh được với sách điện
tử. Mặt khác, trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, nhiều vấn đề cấp bách như
kinh tế, môi trường, chính trị, văn hóa đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, giao lưu
giữa nhiều quốc gia gây ra những thách thức cho văn hóa đọc. Thứ hai, về hứng
thú đọc, thể loại văn học thu hút độc giả nhiều nhất vẫn là truyện ngắn; người
đọc thích đọc truyện tranh dễ hiểu hơn là những cuốn sách dày, mang tính lý
luận là xu hướng phổ biến hiện nay. Thêm vào đó, có đến 35% số người được
hỏi trả lời đọc sách dưới 30 phút/ngày; 20% số người đọc sách từ 30 phút đến 2
giờ/ngày; còn trên 2 giờ/ngày là 10%; cịn nhu cầu đọc khi nào thấy thích, hứng
thú chứ không mặc định vào thời gian nào là 45%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng,
người đọc có xu hướng “chạy theo” tâm lý đám đông, “chạy” theo nhu cầu của
thị trường, theo các chiêu PR, quảng bá từ các đơn vị xuất bản sách; ”chạy theo”
những cuốn sách bị “cấm” để giải quyết sự tị mị, giải trí hơn là đọc để trau dồi

về tri thức. Tâm lý đọc này đã tạo ra sự thay đổi thói quen đọc sách, và phương
thức đọc sách của người đọc. Trong nghiên cứu này, tác giả đã quan tâm đến sự
thay đổi xu hướng trong thói quen đọc của người Việt nhưng chưa quan tâm đến
những nhu cầu về không gian đọc sách cũng thay đổi theo xu hướng của thời đại.
[21, tr. 20-27].
Nhu cầu đọc sách cũng được đề cập đến trong bài viết “Nhu cầu đọc và
văn hóa đọc” của Nguyễn Hữu Viêm, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 3,
2013. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra ba loại nhu cầu đọc, bao gồm: Nhu


11
cầu đọc vì cơng việc/nghề nghiệp; nhu cầu đọc vì hiểu biết chung; và nhu cầu
đọc hồn tồn giải trí. Tác giả cũng phân tích mối quan hệ giữa nhu cầu đọc và
văn hóa đọc. Theo tác giả, nhu cầu đọc và văn hóa đọc dù là hai khái niệm khác
nhau nhưng có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau, có sự ràng buộc, thúc đẩy, hỗ
trợ lẫn nhau. Nếu người đọc có văn hố đọc phát triển thì quá trình thoả mãn nhu
cầu đọc sẽ thuận lợi hơn, nhanh chóng, đầy đủ và đạt hiệu quả cao hơn. Bài viết
này tuy đã chỉ ra những nhu cầu đọc cơ bản của độc giả, tuy nhiên, tương ứng
với từng nhu cầu đọc, có thể sẽ có nhu cầu về loại hình khơng gian phù hợp với
loại hình tài liệu để việc đọc trở nên hiệu quả và lý thú hơn. Vấn đề này chưa
được bài viết đề cập và khai thác. [45, tr. 53-58]
Luận văn “Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội” của
Nguyễn Thị Thanh Thủy, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2014, cũng dành sự quan tâm đến thực trạng văn hóa đọc của
sinh viên. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến
nhu cầu đọc của sinh viên. Đầu tiên là sự phát triển của khoa học công nghệ hiện
đại, đời sống xã hội và mức độ dân trí khiến cho nhu cầu đọc ngày càng phong
phú và phức tạp. Bên cạnh các tác động từ bên ngoài, yếu tố bản thân người đọc
cũng tác động rất nhiều đến việc hình thành thói quen, phương thức đọc sách
cũng như đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kỹ năng đọc. Tác giả cũng

chỉ ra sự phong phú của các nguồn tài liệu, chính vì vậy mà ngày nay lượng
thơng tin cũng rất phong phú đa dạng địi hỏi sinh viên phải có kỹ năng đọc và
chắt lọc thông tin. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phần lớn sinh viên chưa có kỹ
năng tìm kiếm và khai thác thơng tin. Ngồi ra, tác giả cũng đưa ra một số
khuyến nghị cho nhà trường, đội ngũ cán bộ thư viện và bản thân sinh viên để
cải thiện những hạn chế trong kỹ năng đọc và tìm kiếm thơng tin của sinh viên.
Như vậy, nghiên cứu này đã nhận thấy những hạn chế trong kỹ năng đọc của
sinh viên, đồng thời nhận thấy xu hướng thay đổi trong nhu cầu đọc của sinh
viên bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu tiếp cận
khía cạnh nhu cầu về loại hình tài liệu mà chưa quan tâm đến nhu cầu về không


12
gian đọc sách, trong khi không gian đọc sách cũng đang là dần được hình thành
và đổi mới ở trong và ngồi nhà trường. [35]
Luận văn “Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường cao đẳng Vĩnh
Phúc” của Đỗ Thị Thúy, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2016, đã khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa
đọc cho sinh viên. Theo tác giả, phát triển văn hóa đọc không chỉ khiến cho chất
lượng học tập của sinh viên được cải thiện mà cịn đảm bảo chất lượng cơng tác
của họ sau này vì văn hóa đọc đã đặt nền tảng vững chắc cho sinh viên trong bối
cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và đặc biệt là sự thay đổi của công nghệ thông
tin và truyền thông, cũng như sự hình thành và phát triển của xã hội học tập hiện
nay. Cũng như nghiên cứu trên, nghiên cứu này quan tâm đến văn hóa đọc của
sinh viên và tầm quan trọng của phát triển văn hóa đọc trong thời ký hội nhập để
phù hợp với những yêu cầu của thời đại. Tuy nhiên, mặc dù nhận thức được tầm
quan trọng của việc đọc cũng như xu hướng của văn hóa đọc hiện đại, nhưng tác
giả vẫn chưa quan tâm đến việc tìm hiểu nhu cầu của sinh viên về không gian đọc,
một yếu tố rất quan trọng, quyết định tính hiệu quả của việc đọc. [34]
Bài viết “Thư viện – Tổ chức không gian học tập thân thiện, điểm đến

yêu thích của mọi người” của Phạm Thị Kim Dung, Thư viện Quốc gia Việt
Nam, đã chỉ ra rằng thư viện Việt Nam đang biến đổi theo hướng phát triển và
hội nhập. Do đó, tổ chức khơng gian thư viện là điều cần phải được đặt đúng vị
trí, các nhà lãnh đạo, quản lý cần quan tâm đến những vấn đề cốt lõi để tạo lập
một không gian thư viện thích hợp. Bài viết cũng nêu lên những yêu cầu cần
thiết đối với không gian thư viện ở Việt Nam hiện nay như: các tiêu chuẩn về
thiết kế, xây dựng riêng cho tồ nhà và khn viên thư viện đáp ứng các yêu cầu
của thư viện hiện đại; cơ cấu tổ chức và dây chuyền công nghệ của thư viện hiện
đại trong điều kiện thực tế của Việt Nam để từ đó định hình khơng gian cho các
khu vực; các dự án xây dựng và trang thiết bị cần được đánh giá lại để làm tham
khảo cho các dự án tiếp sau; nghiên cứu kinh nghiệm của các thư viện nước
ngồi trong giải quyết vấn đề khơng gia thư viện. Bài viết này đã nêu rõ tầm


13
quan trọng của không gian thư viện hiện đại, phù hợp với nhu cầu của người đọc
ngày nay, nhưng cũng mới đề cập đến loại hình thư viện cơng, chưa đề cập đến
không gian đọc khác như các nhà sách tư nhân, quán cà phê sách hay các thư
viện nhà trường. [15]
Bài viết “Hiện đại hóa thư viện trường đại học” của Thanh Hải, Báo
điện tử Nhân Dân, ngày 04/12/2017, dành sự quan tâm cho không gian thư viện
trường đại học. Bài viết đã nêu ra những ví dụ rất cụ thể về những thư viện đại
học có khơng gian hiện đại, sáng tạo tại Việt Nam. Ví dụ, thư viện của Trường
đại học Tôn Ðức Thắng phá bỏ mọi giới hạn về thời gian, mở gần như tối đa mọi
khả năng tư duy, học tập, làm việc của giảng viện, sinh viên, bố trí một khu vực
phục vụ đọc xuyên đêm, bảy ngày trong một tuần. Không gian sử dụng khoảng
9.000 m2, gồm bảy tầng, được thiết kế theo từng không gian riêng biệt và tên gọi
khác nhau: Tầng Nhẫn nại, tầng Nỗ lực, tầng Minh mẫn, tầng Tiến bộ, tầng Sáng
kiến, tầng Trách nhiệm và tầng Ưu tú. Tác giả cịn lấy vì dụ về thư viện của
Trường đại học Nguyễn Tất Thành và Ðại học RMIT Việt Nam, được thiết kế

theo không gian mở tối đa với phương châm phục vụ giảng viên, sinh viên. Các
góc học tập, đọc sách, nghiên cứu, thư giãn… được thiết kế phục vụ nhu cầu vừa
học, vừa giải trí bên cạnh nguồn tài liệu học tập dồi dào, phong phú đã thu hút
nhiều giáo viên, sinh viên tìm đến sau những giờ học trên giảng đường. [22]
Hội thảo “Tổ chức không gian thư viện” do Thư viện quốc gia Việt
Nam phối hợp với viện Goethe, 26/03/2014 đã nhận thấy tầm quan trọng của
không gian thư viện, và tập trung vào những vấn đề chính sau: Mơ hình tổ chức
khơng gian thư viện tại Đức và các thư viện ở Việt Nam; tiêu chuẩn về thiết kế,
xây dựng riêng cho toà nhà và khuôn viên thư viện đáp ứng các yêu cầu của thư
viện hiện đại; cơ cấu tổ chức và dây chuyền công nghệ của thư viện hiện đại
trong điều kiện thực tế của Việt Nam và định hình khơng gian cho các khu
vực;đánh giá các dự án xây dựng và trang thiết bị đã được thực hiện trong thời
gian gần đây làm tham khảo cho các dự án tiếp sau, kinh nghiệm của các thư
viện nước ngoài trong giải quyết vấn đề này. [37]


14
Trong bài viết “Mấy vấn đề về việc xây dựng hệ thống thư viện có hiệu
quả trong một trường đại học”, tác giả Nguyễn Xuân Hòa, 2007, đã hướng sự
quan tâm đến công tác phát triển thư viện nhà trường, cụ thể là thư viện đại học.
Tác giả đã đưa ra định nghĩa về thư viện đại học. Tác giả cũng chỉ ra điểm chung
giữa các hệ thống thư viện đại học đó là xây dựng một cổng thơng tin phản ánh
hệ thống thư viện đại học đồng nhất; nghiệp vụ chuẩn hóa và cơng nghệ đồng
nhất; tài ngun và cơ sở vật chất được chia sẻ hoàn toàn. Bài viết cũng khẳng
định tầm quan trọng của thư viện đại học. Tổ chức tốt hệ thống thư viện đại học
song song với việc sử dụng công nghệ mới trong việc quản lý hệ thống đó là một
trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong đào tạo. Hệ thống
thư viện là một trong những tiêu chí đánh giá một trường đại học. Cuối cùng, tác
giả đưa ra một số giải pháp xây dựng thư viện đại học hiệu quả thông qua liên
kết đào tạo và quản lý tập trung, tổ chức hệ thống thư viện phù hợp với hồn

cảnh và điều kiện hoạt động, chun nghiệp hóa trình độ quản lý và chun mơn
của cán bộ thư viện. [23]
Bài viết “Xu hướng phát triển thư viện đại học trên thế giới và quá
trình đổi mới hoạt động tại Trung tâm thông tin thư viện, Đại học Quốc gia
Hà Nội”, của Nguyễn Huy Chương, 2007, đã chỉ ra những vấn đề mà các thư
viện trên thế giới đang gặp phải hiện nay: Thứ nhất, đào tạo và thu hút cán bộ
thư viện là một chủ đề lớn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đảm bảo chất
lượng giáo dục cho sinh viên thư viện và đào tạo lại cán bộ với các kĩ năng và tri
thức cập nhật hỗ trợ cho vai trị mới trong thời đại thơng tin, đặc biệt vai trò liên
quan đến hướng dẫn bạn đọc và thúc đẩy thư viện, là một yêu cầu không hề đơn
giản. Thứ hai, thư viện được coi là một địa điểm tích luỹ tri thức và trung tâm
của các hoạt động trong khuôn viên đại học. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn cảm
thấy rằng thư viện đại học ngày càng trở nên bị cách li. Thứ ba, việc quyết định
cái gì nên được số hóa, nguồn lực ở đâu để tiến hành công việc và để phát triển
các cơ chế kiểm soát thư mục đúng đắn đối với tài liệu số hóa là những thách
thức phức tạp đối với thư viện đại học. Thứ tư, cần đáp ứng tất cả các yêu cầu


15
của người dùng tin trong bối cảnh sinh viên thiếu hụt về kiến thức thông tin và
chưa xây dựng được niềm say mê nghiên cứu khoa học, đáp ứng tất cả các yêu
cầu của người dùng tin trong bối cảnh sinh viên thiếu hụt về kiến thức thông tin
và chưa xây dựng được niềm say mê nghiên cứu khoa học. Cuối cùng, vấn đề
ngân sách: các thư viện đối mặt với với khả năng suy giảm về nguồn tài chính, từ
đó ảnh hưởng khơng tốt đến các chương trình thư viện, lương và nguồn tài liệu
bổ sung vào bộ sưu tập cũng cần được giải quyết. [12]
Bài viết “Để phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số cần xây dựng
đa dạng hóa khơng gian đọc truyền cảm hứng cho bạn đọc trên địa bàn tỉnh
Hịa Bình”, của tác giả Triệu Thủy, 2018, đã nhận thấy tầm quan trọng của
không gian đọc đối với phát triển văn hóa đọc. Thứ nhất, tác giả khẳng định cần

tập trung xây dựng không gian đọc trong thư viện công cộng, không gian đọc
trong kỷ nguyên số là không gian đa chức năng, bởi người đến thư viện khơng
chỉ để đọc sách mà cịn để sử dụng các tiện ích và dịch vụ, hoặc cịn để thăm
quan, thư giãn, giải trí, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng. Thứ hai, cần xây
dựng không gian đọc trong nhà trường vì văn hóa đọc có thể hình thành và phát
triển ở trẻ nhỏ từ việc hướng dẫn, nêu gương đến việc dạy bảo thái độ ứng xử
văn hóa với sách, yêu sách, thói quen đọc sách và kỹ năng đọc. Thứ ba, cần xây
dựng không gian đọc ở gia đình. Thứ tư, cần xây dựng các khơng gian đọc mở vì
đó khơng chỉ là nơi lưu hành, bán sách, khích lệ sự ham mê sách, lan tỏa tình yêu
sách đến các tổ chức và cá nhân, tạo hiệu ứng xã hội cao thông qua các hoạt
động giao lưu, gặp gỡ tác giả và bạn đọc… Cuối cùng, cần xây dựng không gian
đọc với sách điện tử vì đây là một xu thế của thời đại, để mọi người có thể đọc
sách mọi lúc mọi nơi. [36]
Những nghiên cứu và bài việt trên đã đưa ra những xu hướng về thói quen
đọc sách của học sinh, sinh viên. Đồng thời, một số bài viết cũng đã nhận thấy rõ
tầm quan trọng của không gian đọc. Rõ rang, khơng gian đọc dù là trong hay
ngồi trường học thì cũng nên đáp ứng được nhu cầu ngày càng thay đổi của
người đọc. Cần có những nghiên cứu về thị hiếu, nhu cầu của người đọc để tìm


16
ra loại hình khơng gian đọc phù hợp, đem lại sự thoải mái và hiệu quả cho người
đọc. Do đó, nhứng nghiên cứu như “Nhu cầu về không gian đọc của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay” là cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng sử dụng, nhu cầu của sinh viên về không gian đọc
trong và ngồi nhà trường, từ đó đưa ra một số khuyến nghị giúp cải thiện, đổi
mới không gian đọc, đem lại hiệu quả cho hoạt động đọc sách, báo, tài liệu.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thao tác hóa một số khái niệm và lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu
nhu cầu về khơng gian đọc của sinh viên.
- Phân tích thực trạng sinh viên sử dụng không gian thư viện nhà trường.
- Phân tích nhu cầu và các yếu tố tác động đến nhu cầu của sinh viên đối
với không gian đọc ở ngồi trong và ngồi nhà trường.
- Từ đó, đưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện và đổi mới khơng gian đọc
trong nhà trường hiện đại và tiện ích, đem lại hiệu quả cho hoạt động đọc sách,
báo, tài liệu.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu về không gian đọc của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
4.2 Khách thể nghiên cứu
- Sinh viên từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 ở hai khối lý luận và nghiệp vụ,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Thời gian: 16/8/2018 – 9/10/2018


17
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
- Dựa trên quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn
hóa đọc.
- Sử dụng lý thuyết xã hội học như: Lý thuyết Sự lựa chọn hợp lý, Lý
thuyết Sử dụng và hài lòng.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp điều tra bảng hỏi
- Số lượng mẫu phỏng vấn: 300 sinh viên

- Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
+ Lựa chọn 150 sinh viên khối Lý luận gồm các lớp Tư tưởng Hồ Chí
Minh K35, Tư tưởng Hồ Chí Minh K36, Chính sách cơng K36, Chính sách cơng
K37, Quan hệ quốc tế K35 và Quan hệ quốc tế K37.
+ Lựa chọn 150 sinh viên khối Nghiệp vụ gồm các lớp Công tác xã hội
K35, Xã hội học K35, Công tác xã hội K36, Xã hội học K36, Công tác xã hội
K37, Xã hội học K37.
5.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Cùng với cuộc điều tra bằng bảng hỏi, đề tài còn tiến hành phương pháp
phỏng vấn sâu nhằm bổ sung thông tin về thực trạng sử dụng thư viện của sinh
viên cũng như mục đích chính là tìm hiểu nhu cầu về khơng gian đọc trong và
ngồi nhà trường của sinh viên. Đề tài thực hiện 01 phỏng vấn với cán bộ Trung
tâm thông tin khoa học Học viện Báo chí và Tuyên truyền; và 05 phỏng vấn với
sinh viên năm thứ 4 của học viện.
5.2.3 Phương pháp xử lí thơng tin
Thơng tin định lượng được xử lý bằng phần mềm xử lý dữ liệu định lượng
SPSS 20.0.
5.3 Giả thuyết nghiên cứu
- Sinh viên có xu hướng ưa thích khơng gian thư viện nhà trường hiện đại,
nhiều tiện ích (nguồn tài liệu phong phú, hệ thống máy tính hiện đại, khơng gian
trang trí đẹp mắt, khơng gian đọc mở ngoài sân trường…v.v).


×