Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Tích hợp kỹ năng báo chí đa phương tiện ở các cơ quan báo chí dành cho thanh niên hiện nay (khảo sát báo tiền phong, thanh niên, tuổi trẻ năm 2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN

TRẦN CƠNG HÙNG

TÍCH HỢP KỸ NĂNG BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN
Ở CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ
DÀNH CHO THANH NIÊN HIỆN NAY
(Khảo sát báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ năm 2016)
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Chun ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60 32 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng

HÀ NỘI, 2017


LUẬN VĂN ĐÃ ĐƯỢC CHỈNH SỬA THEO KHUYẾN NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

PGS,TS. HÀ HUY PHƯỢNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Những trích dẫn từ các tài liệu khác đều có trích nguồn đầy đủ. Các số liệu
khảo sát được đưa ra là do tôi nghiên cứu, tổng hợp, hồn tồn chính xác và
trung thực, khơng trùng lặp với bất kỳ cơng trình khoa học nào đã cơng bố
trong và ngồi nước. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung thơng
tin mà luận văn trình bày.
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Công Hùng


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình làm luận văn, tơi nhận được sự quan tâm của Ban Chủ
nhiệm, các thầy cô giáo trong khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu của mình tại Khoa.
Tơi nhận được sự giúp đỡ tận tình, sâu sắc và hệ thống của PGS,TS.
Đỗ Thị Thu Hằng trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi nhận được sự hỗ trợ của các bạn đồng môn, các bạn đồng nghiệp,
cơ quan và gia đình trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Tơi xin bày tỏ lịng tri ân tới mọi người vì tất cả sự quan tâm và
giúp đỡ đó.
Trong q trình thực hiện luận văn, chắc chắn khơng tránh khỏi những
thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những góp ý, chỉ bảo, giúp đỡ của các
thầy cơ, bạn bè... để luận văn được hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Công Hùng


DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến
sự kiện “Formosa - sự cố môi trường biển nghiêm trọng ở
miền Trung” trên Tuổi trẻ online, Tiề n Phong online và Thanh
niên Online ...................................................................................... 35
Bảng 2.2. Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến
sự kiện “Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Olympics 2016” trên
Tuổi trẻ online, Tiề n Phong online và Thanh Niên online ............. 37
Bảng 2.3. Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến
sự kiện “Brexit - Anh rút khỏi châu Âu” trên Tuổi trẻ online,
Tiề n Phong online và Thanh Niên online ....................................... 41
Bảng 2.4. Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến
sự kiện “Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye bị cáo buộc”
trên Tuổi trẻ online, Tiề n Phong online và Thanh Niên online ...... 44
Bảng 2.5. Ứng dụng của đa phương tiện trong các bài báo liên quan đến
sự kiện “Philippines “bày bàn cờ” với Mỹ và Trung Quốc”

trên Tuổ i Trẻ online, Tiền phong online và Thanh Niên online ..... 45
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát việc tích hợp kỹ năng đa phương tiện của nhà
báo trên ba báo khảo sát thông qua tác phẩm đã đăng ................... 56


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 7
3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .................................................. 10
6.1. Ý nghĩa lý luận ........................................................................................ 10
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 10
7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 11
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍCH HỢP KỸ
NĂNG BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN ........................................ 12
1.1. Một số khái niệm .................................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm đa phương tiện .................................................................... 12
1.1.2. Khái niệm kỹ năng ................................................................................ 15
1.1.3. Kỹ năng báo chí đa phương tiện .......................................................... 17
1.2. Lý luận về kỹ năng báo chí đa phương tiện ............................................ 18
1.2.1. Vai trị của kỹ năng báo chí ................................................................. 18
1.2.2. Vai trị của kỹ năng đa phương tiện với báo chí hiện đại .................... 19
1.2.3. Điều kiện thúc đẩy việc tích hợp kỹ năng đa phương tiện với nhà
báo .................................................................................................. 22

1.2.4. Sáu loại kỹ năng báo chí đa phương tiện ............................................. 24
1.2.5. Các dạng tích hợp kỹ năng đa phương tiện trên báo điện tử .............. 26


Chương 2: KỸ NĂNG BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN TRÊN TIỀN
PHONG ONLINE, TUỔI TRẺ ONLINE VÀ THANH NIÊN
ONLINE ......................................................................................... 30
2.1. Giới thiệu về các sản phẩm và cơ quan báo chí khảo sát ........................ 30
2.1.1. Tiền Phong online ................................................................................ 30
2.1.2. Tuổi Trẻ online ..................................................................................... 31
2.1.3. Thanh niên online ................................................................................. 32
2.2. Tiếp cận từ nội dung và hình thức của tác phẩm đa phương tiện ................. 33
2.2.1. Khảo sát các tác phẩm trên 5 sự kiện ...................................................... 33
2.2.2. Đánh giá kết quả khảo sát .................................................................... 45
2.3. Tiếp cận từ lao động của nhà báo đa phương tiện .................................. 47
2.3.1. Nhận thức về vai trò của việc ứng dụng đa phương tiện vào tác
phẩm ........................................................................................... 47
2.3.2. Quy trình sản xuất tin, bài của tòa soạn .............................................. 50
2.3.3. Đánh giá, nhận xét ............................................................................... 55
2.4. Nhận diện kỹ năng báo chí đa phương tiện trên ba báo khảo sát .............. 56
2.4.1. Qua tác phẩm đa phương tiện .............................................................. 56
2.4.2. Qua phỏng vấn sâu ............................................................................... 58
2.5. Nhận xét, đánh giá ................................................................................. 63
2.5.1. Ý thức tích hợp đa phương tiện của phóng viên và tịa soạn ............... 63
2.5.2. Các kỹ năng tích hợp chủ đạo ............................................................... 63
2.5.3. Infographics và các kỹ năng mới ......................................................... 63
2.5.4. Các sản phẩm đột phá về công nghệ thể hiện ...................................... 64
Chương 3: VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÍCH
HỢP KỸ NĂNG ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG CÁC TỒ
SOẠN ............................................................................................. 66

3.1. Một số vấn đề đặt ra ................................................................................. 66
3.1.1. Từ nhận thức tới thực tiễn hoạt động ở các tòa soạn .......................... 66


3.1.2. Việc trang bị kỹ năng và trang thiết bị cho nhà báo đa phương
tiện .............................................................................................. 68
3.2. Nguyên nhân ........................................................................................... 70
3.3. Đề xuất một số giải pháp ......................................................................... 74
3.3.1. Nâng cao nhận thức và hiệu quả của ứng dụng đa phương tiện ............. 74
3.3.2. Đào tạo nhà báo đa phương tiện và xây dựng ngành đào tạo
truyền thông đa phương tiện .......................................................... 74
3.3.3. Tìm kiếm các nguồn thu mới cho cơ quan báo chí .............................. 75
3.3.4 Nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ............................................ 76
3.3.5 Xây dựng tòa soạn hội tụ ...................................................................... 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 83
PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, tất cả các lĩnh vực trong xã
hội đã có sự phát triển vượt bậc, trong đó có lĩnh vực báo chí truyền thơng.
Hầu hết các cơ quan báo chí đã tận dụng thế mạnh này để đổi mới phương
thức hoạt động, mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. Một trong trong những xu
hướng đó là chuyển sang phương thức tác nghiệp đa phương tiện.
Tại Việt Nam, xu thế hội tụ truyền thông đa phương tiện bước đầu có
những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các cơ quan báo chí. Ở những
tịa soạn báo in truyền thống như Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ… bắt

đầu ra đời những sản phẩm, tác phẩm báo chí ứng dụng cùng lúc nhiều yếu tố
đa phương tiện để chuyển tải thông tin, thể hiện rõ nhất là trong môi trường
báo điện tử. Ở báo mạng điện tử, từng tác phẩm báo chí có sự tích hợp các
loại hình báo chí, như đọc, xem, nghe…
Các tờ báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ đều có báo điện tử và
những báo điện tử này ngày càng phát triển lớn mạnh. Các yếu tố đa phương
tiện ngày càng được tích hợp nhiều hơn trên những tờ báo này, như báo Tuổi
trẻ có Truyền hình Tuổi Trẻ; báo Tiền Phong có các bản tin Radio định giờ,
bản tin Video…
Bên cạnh đó, với sự phát triển như vũ bão của của truyền thông xã
hội, đặc biệt là mạng xã hội thời gian qua, đã buộc báo chí buộc phải thích
nghi, chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc… Bởi lẽ, dù thế nào thì báo
chí chính thống vẫn ln là kênh thông tin đáng tham khảo, tin cậy; nhưng
buộc phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cơng chúng…
Sự chuyển mình của các tờ báo trên đang đặt ra vấn đề rất lớn cho đội
ngũ những người làm báo. Đó là khả năng tác nghiệp đa phương tiện, tích hợp
kỹ năng đa phương tiện trong tác nghiệp báo chí. Trong bối cảnh trên, người


2
làm báo nói chung, đặc biệt là đối với những phóng viên báo giấy nói riêng
bắt buộc phải tự trang bị cho mình những kỹ năng tác nghiệp đa phương tiện
để thích ứng với điều kiện tác nghiệp, địi hỏi của cơng việc, thậm chí “đi tắt
đón đầu” những xu hướng phát triển của báo chí. Ngồi những kỹ năng viết,
chụp ảnh truyền thống, họ phải tự trang bị cho mình hoặc cần thiết phải được
đào tạo hoặc đào tạo lại về các kỹ năng chụp ảnh, chỉnh sửa hình ảnh, quay
phim, dựng clip, đọc bản tin Radio, sử dụng thành thạo mạng xã hội và tác
nghiệp thành thục trên các thiết bị cầm tay…
Tuy nhiên, thực tế hiện nay đội ngũ những người làm báo đã được trang
bị đầy đủ các các kỹ năng tác nghiệp đa phương tiện để đáp ứng được công việc

hay chưa? Cần phải đào tạo, đào tạo lại như thế nào để những người làm báo có
kỹ năng tác nghiệp linh hoạt, biết sử dụng cách thành thạo các tiện ích của cơng
nghệ hiện đại? v.v... là vấn đề nóng hổi đang đặt ra với đội ngũ những người làm
báo, với các cơ quan báo chí và cả với những cơ sở đào tạo báo chí.
Với lý do trên, tơi chọn đề tài: “Tích hợp kỹ năng báo chí đa
phương tiện ở các cơ quan báo chí dành cho thanh niên hiện nay” (Khảo
sát báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ năm 2016), làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn thạc sĩ quản lý báo chí – truyền thơng của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Sản phẩm của công nghệ Multimedia đã và đang xâm nhập ngày càng
sâu, rộng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói các sản phẩm của
cơng nghệ có mặt ở khắp mọi nơi, từ cơng sở đến gia đình. Nó xuất hiện trong
nhiều lĩnh vực từ giáo dục, y tế, đến vui chơi giải trí, nghiên cứu khoa học v..v..
Sức mạnh của các sản phẩm do công nghệ Multimedia mang lại là sự
đa dạng phong phú của các dạng thông tin. Người ta có thể thu nhận, xử lý
thơng tin thơng qua thị giác, thính giác nhờ âm thanh, hình ảnh, văn bản mà
công nghệ Multimedia mang lại. Điều này làm cho hiệu quả thu nhận, xử lý
thông tin cao hơn so với thông tin chỉ ở dạng văn bản.


3
Ý tưởng đặt nền móng cho lĩnh vực cơng nghệ này đã có từ năm 1945.
Ơng Vanner Brush, giám đốc cơ quan nghiên cứu phát triển khoa học của
chính phủ Mỹ lúc bấy giờ (Director ofthe office Scientific Research and
Development in the US Gouverment) đã đưa ra câu hỏi là, liệu có thể chế tạo
được loại thiết bị cho phép lưu trữ các dạng thông tin để thay cho sách, nói
một cách khác chẳng nhẽ mọi thơng tin chỉ có thể lưu trữ ở dạng sách? Nhận
thức được ý nghĩa quan trọng của loại thiết bị có tính chất trên, hàng loạt các
nhà khoa học, công nghệ đã tập trung nghiên cứu. Nó là cơ sở hay nền tảng
của cơng nghệ Multimedia ngày nay.

Năm 1960, Ted Nelson và Andrries Van Dam đã cơng bố cơng trình
nói về kỹ thuật truy nhập dữ liệu dưới cái tên gọi Hypertext và Hypermedia.
Kỹ thuật này cho đến nay vẫn được giữ nguyên tên và được sử dụng rộng rãi
trong dịch vụ Web trên Internet. Năm 1968 Engleband đã đưa ra được hệ
thống sử dụng Hypertext trên máy tính với cái tên NLS. Bộ quốc phòng Mỹ
thành lập tổ chức DARPA (US deference advanced Research Prọject Agency)
để nghiên cứu về công nghệ Multimedia.
Năm 1978, phịng thí nghiệm khổng lồ MIT Media Laboratory chun
nghiên cứu về công nghệ Multimedia được thành lập. Chỉ sau một thời gian
ngắn hoạt động, nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa xã hội của công
nghệ Multimedia, người ta đã đầu tư gần 40 triệu USD cho phịng thí nghiệm
này. Một loạt các công ty, các hãng lớn đã cho ra đời các phịng thí nghiệm về
Multimedia như AT & T, BELL, Olivity... Những nỗ lực không ngừng của
các nhà khoa học, công nghệ đã cho phép người ta gặt hái nhiều kết quả có
tính chất nền móng cho lĩnh vực Multimedia. Những kết quả này đã nhanh
chóng được triển khai ứng dụng trong các lĩnh vực truyền hình, viễn thông.
Trong cuốn sách “A Practical guide to Graphics reporting –
Informartion graphics for print, web, broadcast” (2006) của tác giả
JenniferGeorge - Palilonis do NXB Lincacre phát hành, tác giả đã xem xét các


4
vấn đề về thông tin đồ họa trên các tác phẩm báo chí một cách hệ thống. Đồng
thời, tác phẩm cũng đưa ra hệ thống lý luận, khái niệm cơ bản nhất về lĩnh
vực này [53].
Tác phẩm “Thiết kế, tạo mẫu và dàn trang” (2003) của tác giả
RogerC. Parkers do NXB Trẻ dịch và phát hành cũng đề cập đến tầm quan
trọng của việc tích hợp các yếu tố đa phương tiện trên báo chí. Đồng thời,
cuốn sách cũng đưa ra những đề xuất về hướng đi mới nhằm phát huy tốt nhất
những ưu thế của loại hình thơng tin phi văn tự này [25].

Cuốn sách “Ý tưởng, bố cục và thể hiện” (2003) của tác giả
AlamSwann (nguyên tác Design and Layout - volume 2) được NXB Trẻ dịch
và phát hành cũng là một tác phẩm cần nhắc đến về lĩnh vực đồ họa trên báo
chí, một dạng thơng tin quan trọng trong các tác phẩm đa phương tiện.Trong
đó, tác giả đã đưa ra hệ thống thông tin khái quát về dạng thức thông tin này.
Đồng thời, tác giả cũng hướng dẫn cách trình bày báo nói chung, các dạng thể
hiện thông tin [26].
Bản báo cáo kết quả nghiên cứu về đồ họa trên báo chí “Reportingand
editing news” (Bản dịch: Báo cáo và biên tập đồ họa thông tin) của tác
giảKelly Barry - Phó tổng biên tập mảng đồ họa của tờ USA Today, cũng đưa
ranhững con số thống kê rất cụ thể về tình hình sử dụng thơng tin đa phương
tiện trên báo chí. Từ đó, tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về các kỹ năng
đa phương tiện được tích hợp trên báo chí và đánh giá ưu nhược điểm của
từng cách thể hiện [54].
Cuốn sách “Contemporary newspaper design” tập 3 (1993) của tác giả
Mario Gracia thuộc viện Nghiên cứu truyền thơng Poynter, Mỹ cũng góp
phần cung cấp cho những nhà nghiên cứu, người làm nghề cái nhìn tổng quan
về báo chí hiện đại, đặc biệt là về thiết kế đồ họa và đa phương tiện [55].


5
Ngoài ra, trong bản báo cáo “Newspaper design: Inforgraphics” (Bản
dịch: Thiết kế báo: Đồ họa tin tức) tại Hội thảo “Update on Communication
Technology: do Trung tâm Thông tin Truyền thông châu Á (AMIC) tổ chức
năm 1994, tác giả Peter Ong cũng đã nêu rõ sự cần thiết phải tư duy trực quan
đối với các nhà báo. Đồng thời, ông cũng đề ra hướng đổi mới hình thức đưa
tin cho các tòa soạn [58].
Về kỹ thuật đa phương tiện, “Information visualization” (2002) của
tác giả Keith Andrews tại đại học Kỹ thuật Graz (Áo) cũng cung cấp cho các
nhà nghiên cứu, người đọc và người trực tiếp tham gia vào lĩnh vực đa

phương tiện, những khái niệm về trực quan hóa thơng tin và những ngun
tắc chung về trực quan hóa thơng tin.
Cuốn sách “The Elements of Graphic Design” của tác giả Alex
W.White cũng là một tài liệu dành cho người làm báo khi bắt đầu tiếp cận với
lĩnh vực đa phương tiện, đặc biệt là mảng thiết kế đồ họa. Tác phẩm cung cấp
thông tin về một số vấn đề cơ bản của thiết kế đồ họa cũng như những mảng
của lịch sử thiết kế. Trong cuốn sách, nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu một số
khái niệm quan trọng của không gian, sự thống nhất, cấu trúc trang,
typography và thông tin đồ họa.
Trong những năm gần đây, khi xu thế hội tụ truyền thơng, báo chí đa
phương tiện bắt đầu có những tác động rõ nét đến nền báo chí Việt Nam, đã
có khá nhiều tác phẩm cũng như cơng trình nghiên cứu về các khía cạnh đa
phương tiện của báo chí và kỹ năng đa phương tiện của nhà báo. Đó là bài
viết của các chuyên gia, nhà nghiên cứu báo chí đăng trên các tạp chí truyền
thơng hoặc là những luận án, luận văn của nghiên cứu sinh, sinh viên chuyên
ngành báo chí tại các trường đại học trong cả nước. Các cơng trình nghiên
cứu, các tác phẩm liên quan đến các khía cạnh của báo chí đa phương tiện là
cơ sở quan trọng để tác giả tham khảo trong q trình thực hiện đề tài này.
Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu sau:


6
- Sách
+ Sách “Báo chí truyền thơng hiện đại” (Từ hàn lâm đến đời thường,
2011), PGS,TS. Nguyễn Văn Dững, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, tác giả đã đề
cập đến một số vấn đề mới về truyền thông đại chúng; về báo chí, một số vấn
đề đặt ra cho sự phát triển của báo chí; đặc điểm của báo chí hiện đại…[8].
+ Sách “Tồn cầu hóa và những cơ hội, thách thức đối với báo chí
truyền thơng đại chúng Việt Nam” (2008), của PGS,TS. Đức Dũng. Tác giả
nêu những thời cơ, cơ hội, điều kiện, đó là thuận lợi cho báo chí, truyền thơng

đại chúng ở Việt Nam phát triển và những thách thức, những khó khăn để báo
chí, truyền thông đại chúng lường trước, khắc phục để phát triển [4].
+ Sách “Báo chí thế giới - xu hướng và phát triển” của Đinh Thị
Thúy Hằng, NXB Thông Tấn, năm 2008, tác giả đi sâu phân tích những biến
đổi của mơi trường báo chí thế giới dẫn đến các xu hướng phát triển mới.
Trong đó có chương 5, tác giả trình bày xu hướng hội tụ truyền thơng và
khẳng định đó là xu hướng phát triển của báo chí hiện đại [15].
+ Sách “Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản” của Nguyễn Thị
Trường Giang, NXB Hành chính - Chính trị, năm 2011, trong cuốn sách này,
tác giả đề cập đến sự hình thành, đặc điểm của mơ hình tịa soạn và quy trình
sản xuất thơng tin trên báo điện tử. Ngoài ra, cuốn sách này đề cập đến các
yếu tố về hình thức, nội dung, đặc biệt là khả năng ứng dụng đa phương tiện
trên báo mạng điện tử hiện nay [10].
- Luận văn
+ Luận văn thạc sĩ “Tịa soạn hội tụ ở nước ngồi và kinh nghiệm cho
Việt Nam” của tác giả La Thị Hoàn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Qua
nghiên cứu, khảo sát mơ hình tịa soạn hội tụ của một số tờ báo lớn trên thế
giới, tác giả đưa ra một cái nhìn tổng thể và tồn diện về thực trạng hoạt động
của tịa soạn hội tụ. Từ đó, tác giả đề xuất một số mơ hình tịa soạn phù hợp
với mơi trường báo chí Việt Nam [17].


7
+ Luận văn thạc sĩ “Truyền thông đa phương tiện - Xu thế tất yếu của
báo chí trực tuyến” của Nguyễn Xuân Hương nghiên cứu bao quát tất cả các
yếu tố hình thành và phát triển của hệ thống truyền thông đa phương tiện,
tham khảo và khảo sát trên 100 website có mơ hình truyền thơng đa phương
tiện ở Việt Nam và trên thế giới [19].
+ Luận văn “Phát thanh trên Internet” của Thạc sĩ Nguyễn Sơn Minh
- Giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thơng (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân

văn, ĐHQG Hà Nội) đề cập đến góc độ phát triển ứng dụng phát thanh trực
tuyến trên mạng Internet [24].
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chung của luận văn là thơng qua nghiên cứu, đánh giá thực
trạng tích hợp kỹ năng báo chí đa phương tiện ở các tờ báo Tiền Phong,
Thanh Niên, Tuổi Trẻ hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị
nhằm nâng cao kỹ năng báo chí đa phương tiện của phóng viên, nhà báo.
Trong đó, gồm những mục đích cụ thể như sau:
- Đánh giá thực trạng các yếu tố đa phương tiện hiện nay trên 3 tờ báo
Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ.
- Đánh giá kỹ năng tác nghiệp đa phương tiện của đội ngũ những
người làm báo hiện nay ở các tờ báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao kỹ năng tác nghiệp đa phương
tiện của đội ngũ những người làm báo hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hồn thành mục đích nghiên cứu, luận văn phải thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống hóa vấn đề lý luận về báo chí đa phương tiện và kỹ năng
báo chí đa phương tiện.


8
- Khảo sát thực trạng, đánh giá kết quả ứng dụng các yếu tố đa
phương tiện và kỹ năng tác nghiệp báo chí đa phương tiện tại các báo Tiền
Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ trong năm 2016.
- Từ các kết quả khảo sát, tổng hợp phỏng vấn sâu và phân tích, đánh
giá, luận văn sẽ chỉ ra một số ưu điểm và hạn chế của các đối tượng khảo sát.
Từ đó, thử đi tìm ngun nhân của những hạn chế và đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao kỹ năng tác nghiệp báo chí đa phương tiện nói chung, của các

báo dành cho thanh niên nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố đa phương tiện phổ biến trên báo chí hiện nay và kỹ năng
tác nghiệp đa phương tiện của nhà báo.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá kỹ năng tác
nghiệp đa phương tiện của phóng viên, nhà báo hiện nay.
+ Về địa bàn nghiên cứu: Do thời gian và điều kiện cũng như năng lực
nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên tôi chỉ xin nghiên cứu ở ba tờ báo
dành cho thanh niên, gồm Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ.
+ Thời gian nghiên cứu: Phân tích thực trạng và đánh giá kỹ năng tác
nghiệp đa phương tiện của phóng viên, nhà báo tại các báo Tiền Phong,
Thanh Niên, Tuổi Trẻ trong năm 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, tác giả vận dụng và kết hợp các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thơng qua việc tìm kiếm và tập
hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả làm rõ lý luận về báo chí đa
phương tiện nói riêng, đặc biệt là đi sâu vào lao động báo chí đa phương tiện.


9
- Phương pháp quan sát đối với tòa soạn các báo Tiền Phong, Thanh
Niên, Tuổi Trẻ; tìm hiểu quy trình tổ chức sản xuất thông tin của các tờ báo
này và yêu cầu tác nghiệp đa phương tiện đối với phóng viên, nhà báo.
- Phương pháp phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo, biên tập viên và phóng
viên các tờ báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ về kỹ năng tác nghiệp đa
phương tiện của họ. Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu bằng bộ câu hỏi với 13
cá nhân theo phân bổ đối tượng nêu trên. Các đối tượng được mã hóa từ S1 S13 với thơng tin cụ thể như sau:

BẢNG THÔNG TIN ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN SÂU
TT

Mã số đối tượng

Cơ quan

Chức vụ

Tuổi

Giới

Trình

tính

độ

45

Nữ

Thạc sỹ

39

Nam

Thạc sỹ


38

Nam

Cử

phỏng vấn
1
2
3

S1
S2
S3

Báo Thanh

Lãnh đạo Ban biên

Niên

tập

Báo Thanh

Lãnh đạo thư ký tồ

Niên


soạn

Báo Thanh

Phóng viên

Niên
4
5
6

S4
S5
S6

nhân

Báo Tuổi

Lãnh đạo thư ký tồ

Trẻ

soạn

Báo Tuổi

Lãnh đạo Văn phịng

Trẻ


đại diện tại Hà Nội

Báo Tuổi

Phóng viên

41

Nam

nhân
42

Nam

8

9

S7
S8

S9

30

Nam

Cử

nhân

Báo Tiền

Lãnh đạo Ban biên

Phong

tập

Báo Tiền

Lãnh đạo Khối

Phong

truyền thông điện tử

Báo Tiền

Trưởng ban

Phong

Cử
nhân

Trẻ
7


Cử

43

Nam

Cử
nhân

40

Nam

Cử
nhân

37

Nam

Cử
nhân


10
10

S10

Báo Tiền


Thư ký tồ soạn

35

Nam

Phong
11

S11

Báo Tiền

Cử
nhân

Biên tập viên

34

Nữ

Thạc sỹ

Phóng viên

27

Nam


Cử

Phong
12

S12

Báo Tiền
Phong

13

S13

Báo Tiền

nhân
Phóng viên

27

Nam

Phong

Cử
nhân

Kết quả phỏng vấn sâu được phân tích, đối chiếu và vận dụng trong

luận văn, đặc biệt là phần thứ hai của chương 2.
- Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng phương pháp so sánh để có cái nhìn
hệ thống, đối chiếu giữa khả năng tác nghiệp đa phương tiện của đội ngũ
những người làm báo ở ba cơ quan báo chí trên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận văn tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của báo chí đa phương
tiện và kỹ năng tác nghiệp đa phương tiện của nhà báo. Trên cơ sở đó, nêu ra
một số vấn đề đặt ra trong quy trình sản xuất - xuất bản tác phẩm báo chí đa
phương tiện tại các cơ quan báo chí dành cho thanh niên hiện nay.
- Luận văn là một tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học
khi nghiên cứu về báo chí, đặc biệt là nghiên cứu về kỹ năng tác nghiệp báo
chí đa phương tiện,
- Luận văn là một tài liệu mang tính tham vấn cho các tịa soạn báo
trong việc nâng cao kỹ năng tác nghiệp đa phương tiện.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những đóng góp của luận văn sẽ góp phần gợi ý cho các báo Tiền
Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ có cái nhìn tổng quan về thực tế ứng dụng, kỹ
năng tác nghiệp đa phương tiện của các tờ báo này, góp phần nâng cao kỹ


11
năng tác nghiệp báo chí đa phương tiện cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên,
thư ký tịa soạn...; góp phần thay đổi nhận thức của cán bộ lãnh đạo tịa soạn
trong cơng việc làm báo hiện đại.
7. Cấu trúc luận văn
- Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần nội dung
chính của luận văn được chia làm 3 chương cơ bản:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tích hợp kỹ năng báo chí đa
phương tiện

Chương 2. Kỹ năng báo chí đa phương tiện trên Tiền Phong online,
Tuổi trẻ online và Thanh niên online
Chương 3. Vấn đề đặt ra và giải pháp tăng cường tích hợp kỹ năng đa
phương tiện trong các tịa soạn


12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍCH HỢP
KỸ NĂNG BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm đa phương tiện
“Đa phương tiện” là thuật ngữ xuất phát từ cụm từ “Multimedia”
trong tiếng Anh vào giữa thế kỉ XX. Cho đến nay, khái niệm này đã dần trở
nên phổ biến để chỉ nhiều loại sản phẩm, phần mềm khác nhau trên máy vi
tính và mạng Internet. Khi Internet ra đời, đặc biệt là sự xuất hiện của World
Wide Web vào năm 1992 đã cho phép thiết lập những trang web đơn giản
được viết bằng ngôn ngữ siêu văn bản Hyper Text Markup Language. Tuy
nhiên với sự phát triển vượt bậc của cơng nghệ và trình độ lập trình đã giúp số
lượng các phương tiện được tích hợp trên các trang web ngày càng phong phú
và đa dạng. Đó là văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động
(animation), đồ họa (graphic), âm thanh (audio), video, các chương trình
tương tác (interactive program) và các hình khối khơng gian trong hệ thống
máy tính. Hiện nay, tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực mà khái niệm
“đa phương tiện” được hiểu khơng hồn tồn giống nhau.
Khái niệm “đa phương tiện” được rất nhiều tác giả đề cập đến trong
nhiều cuốn sách, giáo trình...Tuỳ vào từng lĩnh vực, khái niệm “đa phương
tiện” được định nghĩa khơng hồn toàn giống nhau.
Trong ấn bản đầu tiên về đa phương tiện của Nxb McGraw Hill có
đưa ra khái niệm: “Đa phương tiện là bất kỳ sự kết hợp của văn bản, đồ hoạ

nghệ thuật, âm thanh, hình ảnh động và video được phân phối bởi máy tính”.
Trong “Giáo trình giảng dạy Công nghệ thông tin” của Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thơng, tác giả Đỗ Trung Tuấn (2007) định nghĩa: “Đa


13
phương tiện là kỹ thuật mô phỏng và sử dụng đồng thời nhiều dạng phương
tiện chuyển hố thơng tin và các tác phẩm từ các kỹ thuật đó”. [36, tr 22]
Trong cuốn “Multimedia Technologies”, tác giả Ashok Banerji (2010)
cho rằng:
Khi được sử dụng như một danh từ: Đa phương tiện đề cập đến
công nghệ và các thiết bị, các phương tiện truyền thơng. Đó là việc
sử dụng kết hợp các hình thức khác nhau của các phương tiện
truyền thơng âm thanh và hình ảnh như: văn bản, đồ họa, hoạt hình,
âm thanh và video; Khi sử dụng như một tính từ: Đa phương tiện
mơ tả sự trình bày liên quan đến việc sử dụng nhiều phương tiện
truyền thông cùng một lúc. [40, tr 42]
Khái niệm báo chí đa phương tiện được nhiều tác giả nghiên cứu báo chí
hiện đại đưa ra. Nguyễn Văn Dững (2011) nhân định: “Đa phương tiện chính là
khả năng kết hợp các tài liệu văn bản, hình ảnh, âm nhạc, video, hình động và
tài liệu in ấn có thể được sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau nhằm “thay đổi”
sự chú ý và truyền đạt một cách có hiệu quả thơng điệp của bạn”.... Đa phương
tiện cho phép kết hợp các loại hình truyền thơng trong việc chuyển tải thông điệp
nhằm gây chú ý, hấp dẫn và thuyết phục công chúng.
Trong cuốn “Multimedia Journalism - A Pratical Guide” (tạm dịch là
Báo chí đa phương tiện - Hướng dẫn thực hành), tác giả Andy Bull cho rằng:
“Báo chí đa phương tiện là sự phát triển của báo mạng điện tử khi các tác
phẩm báo chí trên báo mạng điện tử được tích hợp đa phương tiện nhiều hơn.
[39, tr50]
Trong bài viết “What is Multimedia Journalism”, tác giả Mark Deuze

(2004), giảng viên báo chí thuộc trường Đại học Amsterdam (Hà Lan) cho
rằng: “Báo chí đa phương tiện đơn giản là hình thức báo chí dựa vào các loại
phương tiện truyền thơng như văn bản, hình ảnh, đồ hoạ, âm thanh, video,


14
chương trình tương tác để truyền tải thơng tin đến độc giả một cách đa dạng,
sống động và chân thực. [56, tr15]
Vậy có thể hiểu, đa phương tiện là sự kết hợp của nhiều loại phương
tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự): văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still
image), hình ảnh động (animation), âm thanh (audio), video và các chương
trình tương tác (interactive programs) trong cùng một sản phẩm truyền thơng.
Báo chí đa phương tiện là loại hình báo chí có chứa các sản phẩm báo chí sử
dụng đồng thời nhiều hình thức để truyền tải thơng tin như văn bản, hình ảnh,
âm thanh, video, đồ hoạ và các chương trình tương tác. Một sản phẩm báo chí
được coi là sản phẩm đa phương tiện khi nó tích hợp nhiều trong số các
phương tiện truyền tải thông tin như sau: văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh
động, âm thanh, video, đồ hoạ, chương trình tương tác.
Đối với ngành báo chí nói riêng, đặc biệt là báo trực tuyến và các kênh
truyền hình trực tuyến, phóng sự đa phương tiện chính là tương lai của sự
phát triển.

Hình 1: Multimedia = văn bản + hình ảnh + giọng nói + âm nhạc +
video... = hiệu quả truyền thông
Nguồn : Internet


15
1.1.2. Khái niệm kỹ năng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng, tùy vào cách tiếp

cận. Theo từ điển Oxfort [37; 89], “kỹ năng” là khả năng để làm tốt một cơng
việc nào đó, thường có được qua đào tạo hoặc kinh nghiệm (the ability to do
something well, usually gained through training or experience). Theo đó, kỹ
năng được hiểu là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác trong
q trình hồn thành một cơng việc cụ thể.
Theo Từ điển Giáo dục học:
Kỹ năng được phân chia thành 2 bậc: Kỹ năng bậc thấp (bậc I) và
kỹ năng bậc cao (bậc II). Kỹ năng bậc thấp là khả năng thực hiện
đúng hành động, phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể. Ở
bậc này có những kỹ năng hình thành khơng cần qua luyện tập,nếu
biết tận dụng hiểu biết và kỹ năng tương tự đã có để chuyển sang
các hành động mới. Kỹ năng bậc cao là khả năng thực hiện hành
động, hoạt động một cách thành thạo linh hoạt, sáng tạo phù hợp
với những mục tiêu trong những điều kiện khác nhau. Để đạt tới kỹ
năng này cần trải qua giai đoạn luyện tập các kỹ năng đơn giản, sao
cho mỗi khi hành động, người ta khơng cịn bận tâm nhiều đến thao
tác nữa vì nhiều thao tác đã tự động hóa. [9, 120]
Theo Tâm lý học, kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải
quyết một nhiệm vụ.
Theo tác giả Đặng Thành Hưng:
Kỹ năng là dạng hành động tự giác, được thực hiện có kĩ thuật, dựa
và những điều kiện sinh học, tâm lí và xã hội ở cá nhân, và có kết
quả nhất định đáp ứng mục tiêu hay chuẩn đã định trước. Có kĩ
thuật tức là khơng tùy tiện, mà tuân theo trình tự, quy tắc và yêu cầu
kĩ thuật.
Trên thế giới, thuật ngữ kỹ năng đã được luật hóa trong nhiều đạo luật


16
của nhiều quốc gia.

Theo Đạo luật TESDA 1994 của Philippines, kỹ năng có nghĩa là khả
năng được học và được thực hành để thực hiện một nhiệm vụ hay một công việc
(Skill shall mean the acquired and practiced ability to carry out a task or job)
Tương tự như vậy, Luật Phát triển kỹ năng nghề nghiệp của Malaysia
cho rằng: Kỹ năng được hiểu là khả năng được học và được thực hành để
thực hiện thành thạo một nhiệm vụ hay một công việc (skill means an
acquired and practised ability to competently carry out a task or job) [9].
Từ những quan niệm nêu trên, có thể rút ra một số những đặc điểm về
kỹ năng như sau:
- Kỹ năng có một số nội dung là những quá trình tâm lý, vì nó là tổ
hợp của hàng loạt các yếu tố hợp thành như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã có;
khả năng chú ý, tư duy….;
- Kỹ năng có tính linh hoạt và có thể di chuyển từ hồn cảnh này sang
hồn cảnh khác; kỹ năng có tính kĩ thuật, tức là có cấu trúc thao tác và trình tự
tổ chức các thao tác đó;
- Kỹ năng được hình thành do luyện tập, được hình thành trong quá
trình hoạt động của con người.
Kỹ năng được hình thành qua 05 giai đoạn:
- Giai đoạn bắt chước: Chỉ hành động theo mẫu;
- Giai đoạn làm được: Hiểu nhiệm vụ, quy trình làm việc nhưng cịn
có những sai sót, thời gian hồn thành chậm và đơi khi cịn cần có sự chỉ dẫn.
- Giai đoạn làm chính xác: Làm việc theo quy trình, chính xác và hồn
thiện cơng việc nhanh chóng.
- Giai đoạn hình thành kỹ xảo: Kỹ năng được tự động hoá, trên cơ sở
đó hình thành nên kỹ xảo.
- Giai đoạn làm biến hóa. Thể hiện khả năng di chuyển kỹ năng sang
các tình huống mới hoặc hình thành các kỹ năng phức tạp.


17

Như vậy có thể thấy mặc dù có những định nghĩa khác nhau về kỹ
năng, tuy nhiên, đều thừa nhận rằng kỹ năng là một quá trình tâm lý, được
hình thành khi con người áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng có được
do q trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó.
Kỹ năng theo nghĩa hẹp hàm chỉ đến những thao tác, hành động của thể của
con người. Kỹ năng hiểu theo nghĩa rộng hướng nhiều đến khả năng, đến
năng lực của con người.
Trong một nghề cụ thể, kỹ năng theo nghĩa hẹp cũng thường được
hiểu là kỹ năng nghề, tức hàm chỉ thao tác, hành động của con người trong
một nghề cụ thể nào đó.
1.1.3. Kỹ năng báo chí đa phương tiện
Khái niệm kỹ năng báo chí đa phương tiện chỉ xuất hiện từ khi có loại
hình báo điện tử bởi chỉ trên nền tảng Internet, tính đa phương tiện của báo
chí mới phát huy hết các giá trị của nó. Đa phương tiện ở đây được hiểu là
việc sử dụng nhiều phương tiện trong quá trình tác nghiệp để sáng tạo ra sản
phẩm báo chí.
Có thể hiểu kỹ năng báo chí đa phương tiện là việc sử dụng thành thạo
các yếu tố đa phương tiện trong quá trình thực hiện sản phẩm báo chí của nhà
báo. Như vậy, về bản chất, kỹ năng báo chí đa phương tiện cũng là kỹ năng
báo chí, nhưng trong q trình thực hiện, có tích hợp các kỹ năng sử dụng các
yếu tố đa phương tiện vào tác phẩm.
Các yếu tố đa phương tiện của báo chí bao gồm: text (chữ), ảnh tĩnh,
ảnh động, video, audio, infographics, các yếu tố thực tại ảo… Trong đó, các
yếu tố như text, ảnh tĩnh, audio, video là các yếu tố của báo chí truyền thơng.
Tuy nhiên, trong báo chí truyền thống, các yếu tố này thường ít được kết hợp
với nhau trong cùng một sản phẩm báo chí.
Với những ưu việt của nền tảng Internet, báo điện tử nói riêng và các loại
hình báo chí được sử dụng trên nền tảng Internet, nền tảng di động… trở thành



×