Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Khoá luận thực hiện quy trình phòng và trị bệnh demodex trên chó đến khám và điều trị bệnh tại bệnh xá thú y cộng đồng trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.39 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THỊ NGỌC ÁNH

THỰC HIỆN QUY TRÌNH PHỊNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH
DEMODEX TRÊN CHÓ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TẠI
BỆNH XÁ THÚ Y CỘNG ĐỒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Khoa: Chăn ni Thú y
Khóa học: 2015 - 2019

Thái Ngun - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THỊ NGỌC ÁNH

THỰC HIỆN QUY TRÌNH PHỊNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH
DEMODEX TRÊN CHÓ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TẠI
BỆNH XÁ THÚ Y CỘNG ĐỒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Lớp: K47 - TY - N04
Khoa: Chăn ni thú y
Khóa học: 2015 - 2019
Giảng viên hướng dẫn: TS.Hồ Thị Bích Ngọc

Thái Nguyên - 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, em đã nhận được sự giúp đỡ sâu sắc của các thầy cô trong Ban giám
hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn ni thú y, cùng tồn thể các thầy
cơ trong khoa đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian học,
thực tập và rèn luyện tại trường.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành tới:
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy, cô giáo, cán
bộ Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận
tình chỉ bảo, giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin cảm ơn tới Ths. Nguyễn Văn Lương, anh chị trong bệnh xá Thú
y cộng đồng Trường Đại Học Nông Lâm Thái nguyên, khoa Chăn nuôi Thú y
đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Hồ Thị Bích
Ngọc đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em hồn thành khóa luận này.
Em cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn
bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ em hồn thiện khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy, cơ và cán bộ cơng nhân viên của

tường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, của khoa Chăn Nuôi Thú y luôn
mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 18 tháng 12 năm 2019
Sinh viên

Bùi Thị Ngọc Ánh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh của chó tại bệnh xá .............. 25
Bảng 4.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh ngồi da trên đàn chó mắc bệnh đến khám tại
bệnh xá thú y ................................................................................................... 27
Bảng 4.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh Demodex trên tổng số chó mắc bệnh ngồi da29
Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Demodex ở chó mắc bệnh ngồi da tại
bệnh xá thú y ................................................................................................... 31
Bảng 4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Demodex theo tuổi chó ........................... 33
Bảng 4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Demodex theo loại chó .......................... 35
Bảng 4.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Demodex theo tính biệt .......................... 38
Bảng 4.8. Biểu hiện lâm sàng các thể bệnh của chó nhiễm bệnh do Demodex39
Bảng 4.9. Bệnh tích đại thể chó nhiễm Demodex ........................................... 40
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh do Demodex gây ra .................................... 41


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Cấu trúc của da ................................................................................ 10
Hình 2.2. Vịng đời, vị trí kí sinh và sự truyền lây của Demodex .................. 15
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ chó mắc bệnh ngồi da tại bệnh xá thú y .................. 28
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ mắc các bệnh ngồi da trên chó đến khám và điều trị
tại bệnh xá thú y .............................................................................................. 30
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh do Demodex theo tuổi chó ........................ 35
Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh do Demodex theo giống chó ..................... 37
Hình 4.5. Kết quả điều trị Demodex bằng 2 phác đồError! Bookmark not defined.


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa từ viết tắt

CNTY

: Chăn nuôi thú y

Cs

: Cộng sự

NXB

: Nhà xuất bản


TT

: Thể trọng

V

: Viên


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ 2
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. 4
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 7
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 7
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề: ......................................................... 8
1.2.1. Mục đích của chuyên đề.......................................................................... 8
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 9
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 9
2.1.1. Cấu tạo và sinh lý da chó ........................................................................ 9
2.1.2. Một số nguyên nhân khác gây bệnh về da trên chó .............................. 14
2.1.3. Đặc điểm sinh học của bệnh do Demodex gây ra trên chó ................... 14
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước .............................................. 17
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 17
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 18
Phần 3. ÐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN
HÀNH ............................................................................................................. 20

3.1. Ðối tượng theo dõi ................................................................................... 20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 20
3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 20
3.4. Phương pháp tiến hành ............................................................................. 20
3.4.1. Phương pháp xác định đặc điểm dịch tễ ............................................... 20
3.4.2. Phương pháp đánh giá biểu hiện lâm sàng của chó mắc bệnh do
Demodex gây ra .............................................................................................. 22
3.4.3. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể ............................................... 22


vi

3.4.4 Phương pháp điều trị .............................................................................. 22
3.5. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 23
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 25
4.1. Tình hình mắc các loại bệnh của chó .................................................... 25
4.2. Tình hình mắc bệnh Demodex trên chó đến khám tại bệnh xá
thú y cộng đồng ............................................................................................... 26
4.2.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh do Demodex gây ra trên chó.......................... 26
4.2.1. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý lâm sàng của bệnh do Demodex gây ra trên
chó ................................................................................................................... 38
4.2.2. Biện pháp phòng trị bệnh do Demodex gây ra ..................................... 41
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 44
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 46


7


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đã từ lâu, chó được xem là người bạn sống gần gũi với con người, chó
có đặc điểm: thơng minh, nhanh nhẹn, có khứu giác và thính giác nhạy bén.
Ngày nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng
cao thì nhu cầu về đời sống và tinh thần được nhiều người quan tâm. Vì vậy
chó được ni với nhiều mục đích khác nhau như: Ni chó khơng chỉ để làm
cảnh, trơng nhà mà có thể giải trí, phục vụ cho nghiên cứu khoa học, học tập,
phục vụ cho công tác an ninh quốc phòng....… Hiện nay, do nhu cầu và sở
thích của con người, số lượng và giống chó ở Việt Nam ngày càng đa dạng
phong phú. Bên cạnh đó, việc ni dưỡng và chăm sóc sao cho những chú
chó cưng được khỏe mạnh ngày càng được chú trọng. Chó là vật ni có
thể mắc các bệnh gây thiệt hại đáng kể như bệnh dại, bệnh carê, bệnh
lepto,... Tuy nhiên, phần lớn các bệnh này đều có thể phịng bệnh bằng các
vắc xin. Trong khi, bệnh kí sinh trùng chưa có một loại vắc xin nào phịng
bệnh một cách hiệu quả.
Các nhà khoa học nước ta đã xác định được một số lồi ngoại ký sinh
trùng gây bệnh cho chó, trong đó ngoại ký sinh trùng là một trong những
nguyên nhân phổ biến gây rối loạn chức năng da, gây viêm da, các loại ghẻ
ký sinh.ngoại ký sinh trùng gây thiếu máu và rối loạn quá mẫn trên những
động vật non, những động vật bị suy nhược.
Ghẻ hút chất dinh dưỡng khiến chó bị tổn thương trên da làm bong tróc
da, lở lt, ngứa ngáy, rụng lơng và bốc ra mùi hôi, sức khỏe bị suy giảm.
Bệnh xá Thú y trường Đại học Nông Lâm được xây dựng từ năm 2013
nhằm phục vụ cho công tác thực hành, thực tập của sinh viên trong khoa. Từ
tháng 4 năm 2016, bệnh xá thú y chính thức đưa vào hoạt động khám chữa



8

bệnh cho động vật cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.
Mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng bệnh xá Thú y, khoa Chăn nuôi
Thú y đã được chủ các thú cưng biết đến và đưa thú cưng vào chăm sóc,
khám chữa bệnh tại đây ngày một đông.
Xuất phát từ thực tế trên yêu cầu cấp thiết của việc phòng khống chế
bệnh, đảm bảo sức khỏe cho đàn chó, được sự đồng ý của BCN khoa, cô giáo
hướng dẫn và cơ sở thực tập em tiến hành thực hiện chun đề: "Thực hiện
quy trình phịng và trị bệnh Demodex trên chó đến khám và điều trị bệnh
tại bệnhh xá thú y cộng đồng trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun”.
1.2. Mục đích và u cầu của chuyên đề:
1.2.1. Mục đích của chuyên đề
- Xác định được tình hình mắc bệnh Demodex của chó đến khám tại bệnh xá.
- Thử nghiệm phòng và điều trị bệnh Demodex trên.
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề
- Đánh giá được tình hình dịch bệnh Demodex trên đàn chó trong thời
gian tiến hành chuyên đề.
- Xác định tình hình mắc bệnh trên đàn chó và biện pháp phịng trị bệnh.


9

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cấu tạo và sinh lý da chó
2.1.1.1. Cấu tạo da chó

Theo Nguyễn Xuân Hoạt, Phạm Đức Lộ (1980) [1], da gồm có 3 lớp:

- Biểu bì:

+ Biểu bì là biểu mơ lát kép hóa keratin (sừng) mạnh. Bề dày của lớp
này thay đổi tùy nơi. Thường dày ở những chỗ khơng có lơng và có sự cọ sát
mạnh. Lớp này khơng có mạch máu, dinh dưỡng thực hiện nhờ sự thẩm thấu
từ các mao mạch bên dưới. Lớp này có tác dụng:
Lót mặt ngồi và bảo vệ cơ thể nhờ sự sừng hóa.
Chứa sắc tố bào, là những tế bào tạo ra sắc tố có tác dụng bảo vệ cơ thể
chống lại các tia bức xạ. Biểu bì không chứa mạch máu nên vi khuẩn không
xâm nhập vào cơ thể nếu vết thương chưa sâu đến lớp chân bì.
- Chân bì:
Chân bì là mơ liên kết sợi vững chắc, có nhiều mạch máu và thần kinh.
Chân bì thường lồi lên biểu bì và tạo thành những nhú chân bì. Chân bì được
phân ra 3 lớp:
+ Lớp nhú: ngay sát biểu bì. Mỗi nhú là một khối mơ liên kết thưa khơng
có hướng nhất định, ở đó ngồi thành phần mơ liên kết cịn chứa tương bào và
một số bạch cầu. Đơi khi có những bó cơ trơn tạo thành cơ dựng lơng.
+ Lớp bình diện: là phần mơ liên kết nằm song song với bề mặt da, lớp
này chứa nhiều sợi keo và sợi đàn hồi, mạch máu, mạch bạch huyết, các sợi
thần kinh và đầu thần kinh như tiểu thể Meissner, tiểu thể Golgi Mazzoni.
+ Lớp dạng gân: tạo bởi mô liên kết với nhiều sợi chạy song song bề
mặt da và nén chặt nhau. Ở đây chỉ có mạch máu chạy xun qua chứ khơng


10

phân nhánh cũng có những đầu thần kinh có bao.
- Hạ bì:
Hạ bì là mơ liên kết mỡ được ngăn thành nhiều thùy và tiểu thùy bởi
những bó sợi tạo keo. Trong hạ bì chứa những động mạch, tiểu tĩnh mạch và

mạch bạch huyết, dây thần kinh, đầu thần kinh trần và đầu thần kinh bọc như
tiểu thể Ruffini.

Hình 2.1. Cấu trúc của da
2.1.1.2. Sự tuần hoàn và hệ thống thần kinh của da chó
- Mạch máu:

Những động mạch và tĩnh mạch của da nối với nhau bằng lưới mao mạch
chạy song song với bề mặt của da.
Nhờ vậy mà da đảm nhận nhiều chức năng.
- Mạch bạch huyết:

Bắt nguồn từ những mao mạch kín nằm trong nhú chân bì sau đó đổ
vào lưới mao mạch bạch huyết dưới nhú đến tầng sâu của chân bì tạo thành
lưới bạch huyết trong chân bì. Từ lưới này lại đổ vào tĩnh mạch bạch huyết
rồi xuyên qua hạ bì để đến tĩnh mạch bạch huyết rồi xuyên qua hạ bì để đến


11

tĩnh mạch bạch huyết dưới da.
- Thần kinh:

Những nhánh thần kinh của da có hai nguồn gốc: giao cảm và não tuỷ.
Những nhánh thần kinh này đan với nhau tạo thành những đám rối ở hạ bì.
2.1.1.3. Những yếu tố phụ thuộc da
- Lơng chó:

Lơng là cấu trúc khơng có sự sống, được tạo bởi phần nang lơng. Bên
ngồi sợi lơng là lớp keratin đã hố sừng, trong tuỷ là keratin lỏng lẻo. Nang

được bao bọc bởi nhu mô liên kết thuộc lớp hạ bì.
- Tuyến bã:

Vị trí thường nằm giữa chân lơng và cơ dựng lơng, có vai trị tiết ra chất
làm mềm da và lông, ức chế vi khuẩn phát triển.
- Tuyến mồ hơi:

Vị trí nằm sâu trong lớp chân bì. Tuyến mồ hơi là những tuyến ống. Tùy
theo tính chất của chất tiết mà tuyến mồ hơi được phân thành hai loại:
Loại tiết dịch đậm đặc: có nhiều hạt protid và có mùi riêng biệt đối với
từng lồi, có khi với từng cá thể.
Loại tiết dịch lỗng: khơng mùi, thường có ở những vùng lơng ít hay
khơng có lơng.
- Tuyến sữa:

Là loại tuyến mồ hơi biến đổi để thích ứng với chức phận tạo sữa, tuyến
này chỉ thấy trên gia súc cái, tuyến sữa là một khối trịn dẹp nằm trong hạ bì
đẩy da phồng lên.
2.1.1.4. Chức năng sinh lý của da

Da bao bọc cơ thể và có 2 lớp chính (biểu bì và bì).
- Chức năng bài tiết:

+ Tiết mồ hơi: giữ vai trị quan trọng trong điều hịa thân nhiệt.
+ Tiết chất béo: có vai trò ức chế sự phát triển của vi khuẩn.


12

- Chức năng bảo vệ:


+ Bảo vệ cơ thể tránh những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như:
những và chạm cơ học, sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh, ngăn cản sự
xâm nhập của tia tử ngoại và hóa chất……
+ Duy trì tính chất khơng thay đổi của môi trường bên trong cơ thể.
+ Cung cấp cảm giác về áp lực, nhiệt độ, đau, tiếp xúc.
+ Tổng hợp 7- dehydrocholesterol để chuyển thành vitamin D3 bởi tia cực tím.
+ Da tham gia q trình trao đổi chất, hô hấp nhờ mạng lưới mao mạch
và các tuyến nằm ở da.
2.1.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh về da

- Mơi trường:
Mơi trường xung quanh có thể là nguồn lây nhiễm các ngoại ký sinh
trùng.
Điều này thấy rõ ở những nơi chó ni nhốt ở mật độ cao.
Từ đó, tạo điều kiện tốt cho sự xâm nhập các ngoại ký sinh và nấm.
- Dinh dưỡng:

+ Thiếu acid béo:
 Thường gặp trên chó chỉ ni bằng thức ăn hộp, thức ăn khô bảo quản

kém hay quá hạn sử dụng, mỡ thiu sẽ làm hỏng vitamin D, E, biotin.
 Thiếu acid béo sẽ làm lông khô bạc màu, da dày có vảy nhẹ. Lâu ngày da

tiết nhiều bã nhờn dễ dẫn đến viêm da có mủ, làm giảm sức đề kháng của da.
+ Thiếu đạm:
Việc mọc lơng bình thường và hóa sừng trên bề mặt da cần 25-30%
lượng đạm cung cấp hằng ngày. Thiếu đạm sẽ nhanh chóng dẫn đến tổn
thương trên da nhất là đối với chó đang lớn.
+ Thiếu vitamin A:

Việc cung cấp thiếu hay thừa vitamin A cũng dẫn đến hậu quả như nhau
trên lâm sàng như: tăng sừng hóa bề mặt biểu mơ, tăng chất sừng ở các tuyến


13

bã làm tắc đường dẫn và ngưng bài tiết. Ta có thể thấy có nhiều nốt mẫn đỏ,
lơng bạc màu, rụng lông từng mảng dễ dẫn tới bị viêm nhiễm.
+ Thiếu vitamin E:
Làm da dễ bị sừng hóa, tăng tiết bã nhờn, rối loạn sinh lý ở da.
+ Thiếu vitamin nhóm B:
 Thường thì hiếm khi gặp. Chủ yếu là thiếu biotin, B2, Niacin.
 Biotin có thể bị vơ hoạt trong khẩu phần có q nhiều trứng sống vì có

chứa avidine, kết hợp với biotine làm nó mất tác dụng. Điều trị bằng kháng
sinh cho uống kéo dài cũng làm thiếu biotine. Dấu hiệu đặc trưng nhất là rụng
lơng vịng trịn quanh mặt và mắt. Nặng hơn sẽ thấy đóng vảy bất kì nơi nào
đi đơi với việc ngủ lịm, tiêu chảy, gầy.
 Thiếu vitamin B2 sẽ dẫn tới viêm da bã nhờn khô quanh mắt, bụng.

Thường hiếm khi thiếu B2 vì vài miếng thịt nhỏ hay một ít sữa cũng cung
cấp đủ nhu cầu.
 Niacine chỉ thiếu trong khẩu phần ít đạm, nhiều lúa mì. Lúa mì chứa ít

tryptophan, tiền chất của niacine. Triệu chứng khi thiếu: tiêu chảy, gầy, viêm
da, ngứa chân sau và bụng.
+ Thiếu đồng :
Chỉ khi khẩu phần chứa quá nhiều kẽm, làm thiếu sắc tố của lơng, da
sừng hóa, nang lơng cũ và khơ.
+ Thiếu kẽm :

 Chó có khẩu phần ăn nhiều Ca, ngũ cốc (chứa nhiều phytase) hay tiêu

chảy mãn tính dẫn đến kém hấp thu kẽm.
 Triệu chứng: da ửng đỏ, rụng lông sưng mủ ở cằm, xung quanh miệng,

mắt, tai, âm hộ, bìu dái, bao qui đầu, hậu mơn. Da tiết nhiều bã nhờn, tăng
sừng hóa và có thể nứt sâu ở những điểm chịu áp lực như gan bàn chân.
- Rối loạn hormone :

Sự rối loạn hormone (estrogen, thyroxin, adrenalin) thường dẫn đến


14

tình trạng rụng lơng, viêm da trên chó, lớp da ngồi dày lên, màu da khác
thường, da tróc vảy có thể rụng lông thành từng đốm sau vài tháng. Những
vùng thường bị là ngực, cổ, hông, đùi.
2.1.2. Một số nguyên nhân khác gây bệnh về da trên chó
2.1.2.1. Sự tróc vảy ở da

Da chó xuất hiện nhiều vảy khơ như gàu ở trên người. Biểu hiện ở hai dạng:
- Viêm da do tăng tiết bã nhờn. Vùng da rụng lông có vảy nhờn và viêm.
- Da sừng hóa: Thường là những thay đổi thứ phát của các bệnh da khác

như rụng lơng do rối loạn hormone, viêm da mãn tính.
2.1.2.2. Ngứa da nhiều nguyên nhân
- Thường xảy ra trên những giống chó có cơ địa dị ứng hay nhạy cảm bất

thường cơ thể sẽ tạo thành thói quen và đưa đến tình trạng mãn tính về ngứa.
- Ngun nhân gây ngứa rất đa dạng: có thể do chó mẫn cảm cao với các


hóa chất, mơi trường, thức ăn, độc tố ngoại kí sinh.
2.1.3. Đặc điểm sinh học của bệnh do Demodex gây ra trên chó
* Phân loại
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1999) [3], Demodex canis trong hệ
thống phân loại như sau:
Giới: Animalia. Ngành: Arthropoda. Lớp: Arachnida.
Phụ lớp: Acari.
Bộ: Trombidiformes.
Họ: Demodicidae (Mị bao lơng). Giống: Demodex.
Lồi: Demodex canis
* Đặc điểm hình thái và cấu tạo
- Là lồi có kích thước nhỏ, dài 0,1 - 0,39mm, khơng có lơng, kí sinh ở

tuyến nhờn bao lông.
- Cấu tạo cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng.

+ Đầu: là đầu giả, ngắn, hình móng ngựa gồm một đơi xúc biện (palpe),


15

có 3 đốt, đốt cuối có 4 - 5 tơ hình que, một đơi kìm (chelicera), một tấm dưới
miệng (hypostome).
+ Ngực: Có 4 đơi chân rất ngắn, tiêu giảm giống như hình mấu.
+ Bụng: dài, có nhiều vân ngang ở mặt lưng và mặt bụng.
 Demodex đực: có dương vật nhô lên ở phần ngực của mặt lưng.
 Demodex cái: có âm hộ nằm chính giữa phần thân của mặt bụng, kể từ

gốc chân thứ tư lui xuống phía dưới phần bụng.

 Trứng Demodex có hình bầu dục, có kích thước 0,07 - 0,09mm.
* Vòng đời

Vòng đời của Demodex xảy ra trên da chó, được chia làm 4 giai đoạn kéo
dài khoảng 20 - 35 ngày. Trứng - Larva - Protonymph - Nymph - Trưởng thành.

Hình 2.2. Vịng đời, vị trí kí sinh và sự truyền lây của Demodex
* Cách sinh bệnh

Demodex có thể sống mọi nơi trên cơ thể nơi có nang lơng và tuyến bã,
nhiều nhất ở mặt đặc biệt ở mũi, trán, cằm và má. Những khu vực này có điều
kiện thích hợp nhất để chúng sống, sinh sản và là nơi có nhiệt độ thuận lợi
nhất cho sự phát triển. Chúng cũng có thể sống ở chân lơng mi và có thể đó là


16

lý do gây ra viêm, ngứa và nhiễm trùng mi mắt. Chân lông cũng thường bị
nhiễm trùng với biểu hiện ngứa. Miệng của những con ký sinh trùng này
giống như chiếc kim sắc, nó có thể đốt trực tiếp vào trong tế bào để hút chất
dinh dưỡng. Demodex ăn những tế bào chết, hormone và chất dầu có trong
chất bã. Có thể di chuyển chậm với vận tốc 8-16 cm trong một giờ. Chúng
thích mơi trường ẩm ướt, ấm và thường hoạt động nhiều nhất trong bóng tối.
Demodex sống bên trong các tuyến bã nhờn và nang lông, hút chất dinh
dưỡng và làm tổn thương tế bào. Sau khi giao phối chúng đào hang vào da,
đẻ trứng, gây nên nhiễm khuẩn và nhiễm trùng da. Trong suốt giai đoạn của
chu kỳ sống của chúng, chúng phá hủy da, bài tiết chất thải, đẻ trứng và chết.
Sau khi chết, xác chết của chúng trở thành chất lỏng và phân hủy bên trong da gây
ra phản ứng dị ứng. Demodex sống và phát triển trong bao nang lơng và tuyến
nhờn, ngồi ra cịn ở trong tuyến mồ hơi, tuyến mỡ và các hạch dưới da.

Từ nhỏ chó có thể mang Demodex nhưng chưa phát bệnh. Khi nào sức đề
kháng giảm sẽ tạo cơ hội tốt cho
Demodex phát triển và gây bệnh.
Demodex vào bao nang lơng và tuyến nhờn gây viêm mãn tính làm da
ửng đỏ, có những nốt sừng và rụng lơng. Khi vi khuẩn xâm nhập vào gây
thành mụn mủ hoặc ổ mủ, kí chủ có thể nhiễm độc máu, suy kiệt và chết.
* Triệu chứng

+ Triệu chứng:
Chó nhiễm Demodex thường thấy những đám loang lổ khơng có lơng ở
xung quanh mắt hay tồn bộ cơ thể. Bệnh thường có hai dạng:
- Dạng cục bộ: có những tổn thương phân bố từng vùng trên mặt, chân

trước hoặc cả hai mắt (mắt đeo kiếng).
- Dạng tồn thân: tiên lượng ít thuận lợi. Có sự rụng lơng khơng đều,

hình ovan, tràn lan.
Thường thì chó bệnh khơng ngứa, tuy nhiên cũng có thể gặp những


17

trường hợp ngứa hoặc rất ngứa.
+ Bệnh tích:
Tại vị trí Demodex kí sinh xuất hiện những ban đỏ và vảy, có thể có dịch
rỉ viêm. Nếu khơng điều trị hoặc điều trị muộn sẽ có mủ, máu.
* Chẩn đốn

Dựa vào triệu chứng và bệnh tích
Dùng dao cạo da vùng tiếp giáp giữa da lành và da bệnh, cạo cho đến khi

rướm máu. Lấy mẫu da cho vào 1 - 2 giọt lactophenol và xem sự hiện diện
của trứng, hay Demodex trưởng thành với vật kính 10 (100 lần).
* Điều trị

Demodex được điều trị theo 2 phác đồ với liệu trình:
- Cắt lông những vùng viêm nhiễm và rửa vết thương bằng oxy già

kết hợp với Povidine mỗi ngày 1 lần. Trước khi điều trị bằng thuốc,
chó bệnh phải được cắt lông, tắm sạch sẽ và lau khô rồi tiến hành điều
trị thì mới cho kết quả cao.
 Phác đồ:
- Sử dụng thuốc Bravecto, liều 1v/ TT. Liệu trình 1 lần, sau 12 tuần có

thể tái khám.
Trường hợp có viêm nhiễm chảy dịch có thể cấp thêm penicillin,
streptomycin, kanamycin…
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nước ta với điều kiện nhiệt đới gió mùa ẩm quanh năm nên các bệnh
ký sinh trùng nói chung và bệnh ghẻ nói riêng gây nhiều tác hại đáng kể đến
lồi chó. Theo Nguyễn Vũ Thị Hồng Loan (2003) [6], tỷ lệ nhiễm Demodex
35,25%.
Dấu hiệu ở chó thường thấy những đám loang lổ nhỏ không mọc lông
chung quanh mắt hay toàn bộ cơ thể. Dạng cục bộ tổn thương phân bố từng
vùng nhỏ ở trên mặt, chân trước hoặc cả hai mí mắt. Dạng tồn thân da đỏ với


18

nhiều dịch viêm rỉ máu và huyết thanh.

Phạm Sỹ Lăng và cs.(2009) [5] cho biết: Chó mắc bệnh ghẻ ngầm do
ghẻ đào hang, tiết ra độc tố, nước bọt và các chất bài tiết làm cho con vật bị
ngứa, khi trời nóng lúc thú vận động ngứa càng nhiều. Chó bị ghẻ hay gãi,
cắn chỗ ngứa, cọ xát nền chuồng, nền nhà.
Nguyễn Phước Trung (2002) [10], Bùi Thị Tho (2003) [9] cho biết: có
thể dùng thuốc Amitraz 0,025% trong nước bôi lên da ghẻ, tiêm Ivermectin
với liều 0,2mg/kg, 2 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 14 ngày. Bôi DEP (Diethylphathalate) lên chỗ có ghẻ cho chó có hiệu quả điều trị bệnh cao.
Theo Bùi Khánh Linh và cs.(2014) [4], mị bao lơng thường ký sinh ở
nang lơng và gây viêm da, bệnh xảy ra quanh năm, ở mọi giống chó và tỷ lệ
bệnh mắc tăng dần theo lứa tuổi.
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs.(2012) [7], căn bệnh do cái ghẻ có tên là
Demodex gây ra, ghẻ ký sinh ở bao lông (màng bọc xung quanh chân lông)
hoặc trong tuyến mỡ dưới da của chó.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo Currier (2011) [12], chó nhiễm Demodex dạng cục bộ thường
xuất hiện trên chó nhỏ, trung bình từ 3 - 6 tháng. Cịn dạng tồn thân thì
xuất hiện trên cả chó nhỏ lẫn chó lớn.
Nghiên cứu về nấm ở chó Quinn và cs.(1994) [15] cho biết những bệnh
tích trên da thường phát triển khi chó được 7 tuần cho đến 6 tháng tuổi, chó
trưởng thành thì có thể xảy ra nhưng rất hiếm. Còn đối với việc ghi nhận
trên các giống chó ngoại.
Halit Umar (2005) [14] cho biết ở những vị trí Demodex ký sinh xuất
hiện những ban đỏ và vẩy. Có thể có dịch viêm, huyết tương. Nếu khơng
điều trị lâu ngày sẽ có mủ, máu và mùi hôi.
Ron Hines (2013) [16] cho rằng: Phát hiện sớm, cách ly, điều trị triệt
để. Thực hiện vệ sinh chăm sóc tốt, tắm chải hàng tuần cho chó. Vệ sinh mơi


19


trường xung quanh. Chó bị ghẻ phải được tắm rửa sạch, cắt lông vùng ghẻ
trước khi dùng thuốc.


20

Phần 3
ÐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. Ðối tượng theo dõi
- Chó ni ở các lứa tuổi đến khám chữa tại bệnh xá thú y.
- Chó bị bệnh do Demodex.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Ðịa điểm tiến hành: Bệnh xá thú y - trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên
- Thời gian tiến hành: Từ 18/5/2019 đến 18/11/2019.
3.3. Nội dung tiến hành
- Theo dõi đặc điểm dịch tễ của bệnh do Demodex gây ra trên chó
- Đặc điểm bệnh lý lâm sàng của bệnh do Demodex gây ra trên chó
- Biện pháp phịng trị bệnh do Demodex gây ra trên chó

3.4. Phương pháp tiến hành
3.4.1. Phương pháp xác định đặc điểm dịch tễ của chó mắc bệnh do
Demodex
* Hỏi bệnh
Bằng cách đặt câu hỏi với người quản lý con vật về các triệu chứng lâm
sàng và tất cả các vấn đề có liên quan đến bệnh súc như: Giống chó, tuổi chó,
tình trạng tiêm phòng, phòng bệnh ký sinh trùng, thời gian mắc bệnh, tình

trạng ăn uống, tiền sử mắc bệnh trước đó..
Hỏi bệnh nhằm mục đích: thu thập các thơng tin về tình hình bệnh, thời
gian mắc bệnh, các biểu hiện về triệu chứng lâm sàng, các đặc điểm dịch tễ để
xác định nguyên nhân gây bệnh, tính chất của bệnh.
* Khám lâm sàng: tiến hành kiểm tra tình trạng lâm sàng chung như tình
trạng lơng, vết lt, đóng vẩy, biến đổi màu sắc trên da, ghi chép sổ sách.
* Phương pháp kiểm tra và lấy mẫu trên da


21

Quan sát các triệu chứng lâm sàng của chó nghi nhiễm Demodex như:
ngứa, tổn thương ngồi da, rụng lơng, viêm da sâu có dịch rỉ, có mủ, mùi hơi
tanh, đóng vảy.
Dùng dao cạo da ở vùng tiếp giáp giữa phần da lành và da bệnh cho đến
khi rớm máu. Mẫu da cạo được phết đều lên phiến kính, sau đó soi mẫu dưới
kính

hiển vi với độ phóng đại (x10) để tìm Demodex. Mẫu da, lơng chó nghi

mắc bệnh thu trực tiếp tại phòng khám.
- Bước 1: Dùng dao cạo da ở vùng tiếp giáp giữa phần da lành và da

bệnh cho đến khi rớm máu.
- Bước 2: Mẫu da cạo được phết đều lên lam kính, nhỏ 1 đến 2 giọt dầu

soi kính lên mẫu.
- Bước 3: Trộn cho mẫu hòa đều vào giọt dầu
- Bước 4: Đọc kết quả dưới kính hiển vi vật kính 10.
 Kết quả:

- Nếu xét nghiệm thấy xuất hiện con ghẻ với hình dạng nhỏ, dài và có

các chân ngắn ở mặt sau của ghẻ, bốn cặp chân ở nửa phần thân trước của cái
ghẻ, xác định là nhiễm ghẻ Demodex.
- Nếu xét nghệm không thấy vi khuẩn nào hay xét nghiệm thấy con ghẻ

có hình dạng khơng giống như trên, xác định là không nhiễm ghẻ Demodex.
*Phương pháp quan sát, đánh giá vùng da bị tổn thương
Chó dương tính với Demodex với mức độ tổn thương trên 50% bề mặt da
của cơ thể được xếp vào thể bệnh toàn thân.
Những ca bệnh chỉ có dấu hiệu rụng lơng, ban đỏ, da đóng vảy chủ yếu
ở vùng mặt và chân với mức độ tổn thương dưới 50% bề mặt da của cơ thể
được coi là thể bệnh cục bộ
*Phương pháp xác định cường độ nhiễm bệnh do Demodex
Cường độ nhiễm được căn cứ theo diện tích vùng da có bệnh tích để quy định:
-

Nếu diện tích vùng nhiễm Demodex dưới 20% so với bề mặt da của


22

cơ thể với các biểu hiện rụng lơng, chó khơng ngứa hoặc ít ngứa; da tăng sinh,
nhăn nheo và có vảy quy định là cường độ nhiễm nhẹ (thể nhẹ).
- Nếu diện tích vùng nhiễm Demodex từ 20% - 50% so với bề mặt da của

cơ thể với các biểu hiện rụng lơng, chó ngứa ngáy, da tăng sinh, da dày,
nhăn nheo, có vảy bong tróc ra quy định là cường độ nhiễm trung bình (thể
trung bình).
Nếu diện tích vùng nhiễm Demodex trên 50% so với bề mặt da của cơ

thể với các biểu hiện rụng lông, da dày cộm lên, có nhiều mảng vảy bong tróc
ra, chó rất ngứa, gãi liên tục. Một số con da đỏ ửng, lở loét và có dịch rỉ viêm
chảy ra, có nhiều mụn mủ, mùi hơi thối, chó lờ đờ, bỏ ăn, mệt mỏi quy định
là cường độ nhiễm nặng (thể nặng).
3.4.2. Phương pháp đánh giá biểu hiện lâm sàng của chó mắc bệnh do
Demodex gây ra
Căn cứ vào cường độ nhiễm bệnh mà đánh giá chó bị mắc bệnh ở các thể
khác nhau: thể nhẹ, thể trung bình, thể nặng.
3.4.3. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể
Quan sát bằng mắt thường và kính lúp các vùng da bị bệnh. Chụp ảnh
vùng da có bệnh tích điển hình.
3.4.4 Phương pháp điều trị

Phác
đồ

1

Tên thuốc

Liều lượng

Bravecto
(Very small)
Bravecto
(Small)
Bravecto
(Medium)
Bravecto
(Large)


1v/2-4,5kg TT
1v/4,5-10kg
TT
1v/10-20kgTT
1v/20-40kg TT

Số
chó
Liệu trình điều
trị

1 viên

23

Thời gian
xét
nghiệm
lại sau
dùng
thuốc

2tuần


23

Từ kết quả xét nghiệm, chọn ra những chó mắc bệnh và tiến hành thử
nghiệm phác đồ điều trị. Trong quá trình điều trị theo dõi các biểu hiện

bệnh trên chó như: tình trạng ngứa, da phục hồi hết tróc vẩy, hết sần sùi,
lơng mọc lại bình thường.
Phác đồ điều trị đều kết hợp với:
- Tắm xà phòng diệt ghẻ của anova là NOVA-PINK SHAMPOO 3

lần/tuần.
- Bổ sung thêm các thuốc tăng cường giải độc, nâng cao sức đề kháng

của cơ thể. Tiến hành lấy mẫu da trên chó mắc bệnh sau 6 tuần điều trị để xét
nghiệm và kiểm tra kết quả chó đã khỏi hẳn bệnh chưa, có trường hợp nào bị
tái phát không.
- Bước 4: Đọc kết quả dưới kính hiển vi vật kính 10.
 Kết quả:
- Nếu xét nghiệm thấy xuất hiện con ghẻ với hình dạng nhỏ, dài và có

các chân ngắn ở mặt sau của ghẻ, bốn cặp chân ở nửa phần thân trước của cái
ghẻ, xác định là nhiễm ghẻ Demodex.
- Nếu xét nghệm không thấy vi khuẩn nào hay xét nghiệm thấy con ghẻ

có hình dạng khơng giống như trên, xác định là không nhiễm ghẻ Demodex.
3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Excel 2010.
* Các cơng thức tính tốn:
- Tỷ lệ chó có biểu hiện bệnh ngồi da trên tổng số chó kiểm tra:

Tổng số chó mắc bệnh ngồi da
Tỷ lệ chó mắc bệnh ngồi da (%) =

Tỷ lệ chó mắc bệnh do Demodex


Tổng số chó mắc bệnh ngồi da
Tổng số chó kiểm tra

x 100

Tổng số chó bệnh do Demodex

=

x 100

Tổng số chó mắc bệnh ngồi da


×