Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nghiên cứu tình hình mắc các bệnh thường gặp ở chó đến khám bệnh tại bệnh xá thú y cộng đồng trường đại học nông lâm thái nguyên và biện pháp điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.12 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
--------------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
MÃ SỐ: T2016-12

TÊN ĐỀ TÀI :
“NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC CÁC BỆNH THƢỜNG GẶP Ở CHÓ
ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI BỆNH XÁ THÚ Y CỘNG ĐỒNG - TRƢỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN VA BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ”.

CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: THS. TRẦN NHẬT THẮNG

Thái Nguyên, năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
--------------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
MÃ SỐ: T2016-12

TÊN ĐỀ TÀI :
“NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC CÁC BỆNH THƢỜNG GẶP Ở CHÓ
ĐẾN KHÁM BỆNH TẠI BỆNH XÁ THÚ Y CỘNG ĐỒNG - TRƢỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN VA BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ”.


Chủ trì đề tài: ThS. Trần Nhật Thắng
Những ngƣời tham gia: TS. Phạm Diệu Thùy
ThS. Đỗ Thị Lan Phƣơng
Thời gian thực hiện: Từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016
Địa điểm nghiên cứu: Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2015


1

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
– Tên đề tài: “Nghiên cứu tình hình mắc các bệnh thường gặp ở chó

đến khám bệnh tại bệnh xá Thú y cộng đồng - trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và biện pháp điều trị”.
– Mã số: T2016-12
– Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Nhật Thắng Tel. 086809595
– E-mail:
– Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
– Cơ quan phối hợp thực hiện: Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên
– Cá nhân phối hợp thực hiện: TS. Phạm Diệu Thùy, ThS. Đỗ Thị Lan
Phương.
– Thời gian thực hiện: Từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016
1. Mục tiêu:
- Xác định được tình hình nhiễm một số bệnh thường gặp ở chó đến khám
tại bệnh xá Thú y cộng đồng – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Điều trị một số bệnh thường gặp cho chó nuôi đến khám bệnh xá Thú y

cộng đồng.
2. Nội dung chính:

- Xác định tỷ lệ nhiễm một số bệnh thường gặp ở chó nuôi theo giống
chó, theo tuổi, theo mùa vụ, theo tính biệt.
- Triệu chứng lâm sàng điển hình của một số bệnh thường gặp (bệnh
truyền nhiễm, bệnh nội khoa, bệnh sản khoa, bệnh ký sinh trùng, bệnh
ngoại khoa) ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y cộng đồng.
- Ứng dụng một số phác đồ điều trị hiệu quả một số bệnh thường gặp ở chó.
3. Kết quả chính đạt đƣợc

Tỷ lệ chó nuôi mang đến khám tại Bệnh xá Thú y cộng đồng mắc các
bệnh nội khoa là nhiều nhất chiếm tỷ lệ 33,85 %; tỷ lệ các giống chó nội
mắc ít bệnh hơn so với các giống chó ngoại (40,86% so với 59,14%); chó
dưới 2 năm tuổi nhiễm bệnh cao nhất với tỷ lệ là 55,64%, số lượng chó
nhiễm bệnh cao nhất vào mùa Đông với tỷ lệ 33,85 %, tính biệt không ảnh
hưởng đén khả năng nhiễm bệnh ở chó. Hầu hết chó đều khỏi bệnh khi áp
dụng các phác đồ điều trị tại bệnh xá Thú y cộng đồng.


2

SUMMARY
- Research Project Title: Study on some common diseases of dogs
diagnostised at Public veterinary clinic – Thai Nguyen university of
Agriculture and Forestry”
- Code number: T2016-12
- Coordinator: Tran Nhat Thang MSc.
- Implementing Institution: Thainguyen University of Agriculture and Forestry
- Cooperating Institution(s): Faculty of animal science and Veterinary medicine

- Duration: from January 2016 to December 2016
1. Objectives:
- Study on some common diseases in dogs diagnostised at public
veterinary clinic - Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry.
- Treat some common diseases for dogs diagnostised at public veterinary
clinic.
2. Main contents:
- Determine the prevalence some common diseases in dogs according to
age, seasons and sex.
- Typically clinical symptoms of some common diseases (infectious
diseases, internal diseases, obstetric diseases, parasitic diseases, surgical
diseases) in dogs diagnostised at public veterinary clinic.
- Apply some effective treatment regimens in dogs.
3. Results obtained:
The prevalence of dogs examined at public veterinary Clinic infected internal
diseases was highest, occupied 33.85%; the domestic dogs infected diseases
lower than forein dogs (40.86% versus 59.14%); dogs under 2 years old were the
highest prevalence was 55.64%, the number of infected dogs in winter was
highest prevalence in comparison with others was 33.85%, the sex did not affect
to the prevalence of these diseases in dogs. Most dogs were cured when applying
treatment regimens at public veterinary clinic.


3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................. 6
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 6
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 6
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 8

1.1. Sán dây ký sinh ở chó và ấu trùng sán dây Cysticercus tenuicollis
................................................................................................................. E
rror! Bookmark not defined.
1.1.1.

Đặc

điểm

sinh

học

của

sán

dây



sinh



chó

...............................................................................................................................................Er
ror! Bookmark not defined.
1.1.1.1. Vị trí của sán dây chó trong hệ thống phân loại động vật học

...................................................................................................................... E
rror! Bookmark not defined.
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của sán dây chó
...................................................................................................................... E
rror! Bookmark not defined.
1.1.1.3. Chu kỳ sinh học của sán dây chó
...................................................................................................................... E
rror! Bookmark not defined.
1.1.2. Đặc điểm sinh học ấu

trùng sán dây Cysticercus tenuicollis

...............................................................................................................................................Er
ror! Bookmark not defined.
1.1.2.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của ấu trùng Cysticercus tenuicollis
...................................................................................................................... E
rror! Bookmark not defined.
1.1.2.2. Chu kỳ sinh học của ấu trùng Cysticercus tenuicollis
...................................................................................................................... E
rror! Bookmark not defined.
1.2. Bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở một số loại gia súc
................................................................................................................. E
rror! Bookmark not defined.


4

1.2.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh ấu trùng Cysticercus tenuicollis
...............................................................................................................................................Er
ror! Bookmark not defined.

1.2.2. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh ấu trùng Cysticercus tenuicollis
...............................................................................................................................................Er
ror! Bookmark not defined.
1.2.3.

Chẩn

đoán

bệnh

Cysticercus

tenuicollis

...............................................................................................................................................Er
ror! Bookmark not defined.
1.2.4.

Phòng,

trị

bệnh

do

ấu

trùng


Cysticercus

tenuicollis

...............................................................................................................................................Er
ror! Bookmark not defined.
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
................................................................................................................. E
rror! Bookmark not defined.
1.3.1.

Tình

hình

nghiên

cứu

trong

nước

...............................................................................................................................................Er
ror! Bookmark not defined.
1.3.2.

Tình


hình

nghiên

cứu



nước

ngoài

...............................................................................................................................................Er
ror! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 24
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu .......................................... 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................24
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................................24
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 24
2.3.1. Phương pháp xác định lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ....................25
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu bệnh học bệnh ấu trùng Cysticercus tenuicollis
...............................................................................................................................................Er
ror! Bookmark not defined.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 25
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................... 29


5


3.1. Kết quả mổ khám lợn gây nhiễm
................................................................................................................. E
rror! Bookmark not defined.
3.2. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn bị bệnh Cysticercus tenuicollis do
gây nhiễm
................................................................................................................. E
rror! Bookmark not defined.
3.3. Sự thay đổi một số ch số huyết học lợn bị bệnh ấu trùng Cysticercus
tenuicollis do gây nhiễm
................................................................................................................. E
rror! Bookmark not defined.
3.4. Bệnh tích đại thể ở các khí quan có ấu trùng Cysticercus tenuicollis
ký sinh
................................................................................................................. E
rror! Bookmark not defined.
3.5. Những tổn thương vi thể ở cơ quan có ấu trùng Cysticercus tenuicollis
ký sinh
................................................................................................................. E
rror! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 44
1. Kết luận ................................................................................................ 44
2. Kiến nghị .............................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 45
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ........................................................................ 45
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH ....................................................................... 45


6


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Thời gian hoàn thành giai đoạn phát triển của ấu trùng Cysticercus
tenuicollis trong lợn gây nhiễm............ Error! Bookmark not defined.
Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn bị bệnh Cysticercus tenuicollis do
gây nhiễm ............................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3: Sự thay đổi một số ch số huyết học của lợn gây nhiễm và đối chứng
(thời điểm 45 ngày sau gây nhiễm) ...... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4: Bệnh tích đại thể ở các khí quan có ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký
sinh ....................................................... Error! Bookmark not defined.


7

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Từ buổi sơ khai chó đã trở thành người bạn đồng hành với con người,
người ta nuôi chúng với nhiều mục đích khác nhau: làm cảnh, giữ nhà,
trông nom gia súc, đi săn, phục vụ an ninh quốc phòng. Đặc biệt, ở các
nước Âu Mỹ, người già thường sống độc thân, không ở chung với con cái,
chó nuôi trong nhà là con vật hết sức gần gũi đối với họ. Các thành phố lớn
ỏ Việt Nam như Hà Nội và Hồ Chí Minh là nơi có nhiều hộ gia đình khá
giả có khuynh hướng chọn nuôi các giống chó quý, nhập ngoại nhân giống
và kinh doanh.
Chó là loài ăn thịt, đặc biệt là các giống ngoại nhập đòi hỏi một chế độ
nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh đặc biệt nhằm thích nghi với điều
kiện ở Việt Nam, nhưng trong thực tế với điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc
còn nhiều hạn chế làm phát sinh nhiều dịch bệnh, gây nhiều thiệt hại, tổn
thất lớn cho người nuôi và cả người yêu thích chúng Nguyễn Văn Biện

(2001) [1].

Hiện nay trên thế giới hệ thống bệnh viện chó rất phát triển. Ở nước ta,
tại một số thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, các bệnh viện, phòng
mạch chữa bệnh cho chó được lập lên ngày càng nhiều. Song hoạt động cụ
thể của các phòng mạch còn chưa được nhiều người biết đến.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu tình hình mắc các bệnh thường gặp ở chó đến khám bệnh
tại bệnh xá Thú y cộng đồng - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
và biện pháp điều trị”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được tình hình nhiễm một số bệnh thường gặp ở chó đến khám
tại bệnh xá Thú y cộng đồng – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Điều trị một số bệnh thường gặp cho chó đến khám bệnh xá Thú y cộng
đồng


8


9

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các giống chó nội hiện đang đƣợc nuôi ở Việt Nam
1.1.1. Chó vàng: Chó “Gié”, “Việt dingo”
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012) [11]: chó vàng được nuôi phổ biến
ở các vùng nông thôn, có tầm vóc trung bình, chiều cao trước 47,48 cm,

trọng lượng trưởng thành là 15,5kg. Đây là một trong những giống chó săn
được người dân nuôi để giữ nhà và đôi khi được sử dụng làm thực phẩm
theo phong tục của người Việt Nam.
Những đặc điểm nhận biết: Chúng thường có mầu lông vàng hay
vàng nhạt, đôi khi có xuất hiện các mầu lông khác như xám, trắng,… Đầu
to rộng, trán rộng, phẳng, giữa trán có rãnh khá sâu chia đầu thành hai phần
bằng nhau. Chiều dài của đầu chiếm 1/3 so với chiều cao trước của chó.
Chiều dài mõm (từ điểm giao nhau giữa hai cạnh trong của khoé mắt tới
chỏm mũi) bằng khoảng 1/3 chiều dài đầu. Chiều rộng của xương hộp sọ
bằng khoảng 1/2 chiều dài đầu.
1.1.2. Chó Vàng Đông dƣơng (Dingo lớn, Dingo Đông dƣơng, Chó ta)
Chó Vàng Đông dương có nhiều đặc điểm giống với chó Việt dingo,
như cũng có mầu lông vàng, tai dựng, nên người dân vẫn gọi Việt dingo và
Dingo lớn là một loại giống chó “Vàng”. Tầm vóc của Dingo lớn to cao
hơn so với Việt dingo bởi chúng có những cặp chân thon, cao, chắc khoẻ,
khi trưởng thành chiều cao trước 52,5cm, trọng lượng 20 – 25kg (Vũ Như
Quán, 2012) [12].

1.1.3. Chó Lùn Bảo Lạc (Dingo lùn)
Đây là một phát hiện mới về các giống chó của Việt Nam. Nhìn bề
ngoài thì chúng giống với Việt dingo nhưng tầm vóc của chúng lại rất nhỏ,
chiều cao trước ch đạt 30 – 35cm, trọng lượng ch đạt 8 – 10kg. Chúng
được nuôi nhiều ở huyện Bảo Lạc, t nh Cao Bằng nên chúng còn được gọi


10

với tên thân mật là giống chó Lùn Bảo Lạc.
1.1.4. Chó H’mông lông dài
Chó H‟mông lông dài có tầm vóc trung bình và có sự khác nhau về

tầm vóc giữa con đực và con cái; thường thấy con đực lớn hơn con cái, con
đực có trọng lượng khoảng 16 – 17kg, trong khi con cái ch khoảng 13 –
15kg. Chiều cao trước trung bình của chó trưởng thành 48.36cm, trọng
lượng trung bình là 15,95kg.
Một trong những đặc điểm rất dễ nhận dạng chúng là: Giống
H‟mông lông dài có bộ lông khá dài gần giống với giống Bắc Hà, song
lông dài này không ch có ở trên mình chó mà còn mọc cả hai bên mõm,
toàn bộ mặt, che khuất cả mắt.
Hành vi ứng xử: Thường chúng rất hung dữ nhưng đôi khi lại thân
thiện, chúng luôn có trạng thái đề phòng với người lạ.
1.1.5. Giống chó Akita
Theo những tài liệu phân loại chó thì giống Akita có nguồn gốc từ
đảo Hokaido vùng Akita được coi là chó của người Aino ở Nhật bản, chúng
có tầm vóc to lớn, chiều cao trước khoảng 66 – 71cm, trọng lượng 34 –
54kg, chiều cao trước khoảng 51,10cm, trọng lượng khoảng 21kg.
1.1.6. Giống chó Laika
Giống Laika cũng là một trong những giống chó được nuôi ở Việt
nam từ rất lâu, chúng được sử dụng để giữ nhà, săn bắt, chúng có tầm vóc
gần giống với giống Akita ở Việt nam, chiều cao trước 50,17cm, trọng
lượng khoảng 20kg, tính cách thân thiện, trung thành với chủ.
1.1.7. Giống chó Lào
Giống chó Lào thường gặp ở vùng trung du, miền núi, lông xồm,
màu hung có 2 vệt trắng trên mí mắt, có tầm vóc trụng bình, cao 60 –
65cm, nặng 18 – 25kg. Chó đực thành thục sinh dục khi 16 – 18 tháng tuổi.
Chó cái 13 – 15 tháng.
1.2. Các giống chó ngoại


11


1.2.1. Chó Berger Đức (GermanShepherd)
Berger Đức là giống chó có thân hình cường tráng, thon dài, trán hơi
lồi, tai của chó dưới 6 tháng tuổi có thể hơi cụp xuống, tai của chó trên 6
tháng tuổi có kích cỡ to và hướng ra phía trước. Chó có chiều cao trung
bình 55 – 59 cm, nặng 35 – 45 kg. Mắt giống nhân hạt hạnh đào, tròn đen
và tinh nhanh. Đuôi to, dài nhiều lông phủ xuống đến mắt cá chân. Vai và
hai chân trước săn chắc, bắp đùi dày. Bàn chân tròn, gan bàn chân đầy.
Lông có màu đen, đen vàng, xám tro, ngoài ra có màu nâu vàng hoặc màu
xám bạc.
Berger Đức là giống chó rất dũng cảm và biết vâng lời, tình cảm,
điềm tĩnh, thân thiện với đồng loại và trẻ em, biết phòng người lạ, thông
minh, dễ huấn luyện. Trong chiến tranh nó được dùng như chó cứu hộ dưới
nước, trên núi và các đám cháy. Ngoài ra, còn được dùng để trinh sát, đánh
hơi, truy tìm dấu vết. Nó luôn thực hiện công việc một cách nhiệt tình và
khéo léo. Nó có nguồn gốc ở Đức nhưng hiện nay được nuôi trên toàn thế
giới.
1.2.2. Giống chó Chihuahua
Chihuahua là giống chó nhỏ nhất thế giới, có nguồn gốc từ Mexico;
là giống chó nhỏ, dễ thương, đầu tròn, mõm ngắn và nhọn. Đôi mắt to, tròn
và lồi. Tai to, rộng và dựng lên. Mũi thường màu đen hoặc cùng màu với
cơ thể. Đuôi tương đối dài và hơi cong hình lưỡi liềm. Chân thẳng và nhỏ,
Chihuahua có dáng đi nhanh nhẹn. Bộ lông ngắn và mịn, tuy nhiên cũng có
thể có lông dài. Lông có nhiều màu như nâu vàng, màu đất, hạt dẻ, bạc
hoặc xanh thép hoặc nhiều màu.
Chihuahua thực sự là người bạn tốt của gia đình do nó có tính vui vẻ,
nhanh nhẹn, tinh nghịch, trung thành, dũng cảm, thông minh, tiếp thu
nhanh và khá kiêu căng. Nó biết quan tâm đến chủ và cũng đòi hỏi được
như vậy.
1.2.3. Giống chó Fox



12

Fox là giống chó nhỏ có nguồn gốc từ Pháp. Có hai loại chó Fox:
Fox hươu và Fox lợn có thể phân biệt chúng từ hình dáng bên ngoài. Fox
hươu có mõm nhỏ, dài, tai dựng đứng, lông ngắn sát thân, màu đen pha
vàng, chân khẳng khiu trông giống hươu. Fox lợn có mõm ngắn hơn, béo,
lông dài hơn và thường màu vàng. Người ta thường cắt đuôi lúc còn nhỏ.
Chó Fox là giống chó rất ương ngạnh và bướng b nh. Chúng rất can
đảm và thích sủa nhiều. Rất trung thành với chủ, tình cảm,thông minh, luôn
cảnh giác với vật lạ. Chó Fox thường có chiều cao 25 – 30 cm, cân nặng 4
– 5 kg. Chó cái cao 25 – 28 cm, cân nặng khoảng 4kg.
1.2.4. Giống chó Boxer
Boxer là giống chó lai tạo đẹp. Được tạo ra từ giống Bullleisser masiff
và Bulldog. Đầu cân xứng với thân và hơi dốc xuống. Hàm thấp và kéo uốn
cong lên trên, răng khỏe và hàm cứng. Chó Boxer có mũi to và đen, với lỗ
mũi to, tai ở đ nh đầu bị cắt cụt ở phía trên. Cổ rộng, khỏe săn chắc và không
có yếm. Đuôi cong lên cao và ngắn, chân trước thẳng và song song với nhau.
Chiều cao trung bình của con đực 57 – 63 cm, con cái 53 – 58 cm. Nặng 30 –
32 kg; con cái 24 – 25 kg.
Ngày nay, Boxer được dùng vào những công việc như trông nhà, bảo
vệ, dẫn đường cho người mù. Giống chó này không dữ tợn lắm, nó là người
bạn trung thành và gắn bó với con người nếu được nuôi dưỡng và huấn
luyện đúng, nhưng chúng cần nhiều thời gian và những bài luyện tập.
1.2.5. Giống chó Labrador
Giống chó này có nguồn gốc từ Canada, con đực có kích thước 56 –
57 cm, con cái có kích thước từ 54 – 56 cm. Trọng lượng từ 25 – 30 kg.
Đầu tương đối to và rộng, cổ chắc khỏe. Đôi tai rủ xuống khiến cho khuôn
mặt của Labrador trông rất cởi mở và hiền từ. Thân hình rắn chắc, rất nổi
tiếng bởi khả năng bơi lội giỏi, mũi rất thính và mắt rất tinh.

Là vua của các giống chó săn, Labrador rất năng nổ, lanh lợi, tự
tin và rất gan dạ nhưng nó lại rất điềm đạm mà không hề hung hăng nên nó


13

là một con vật rất đáng yêu. Được đánh giá là giống chó than thiện nhất
hiện nay, Labrador không ch thích hợp với công việc săn bắt mà còn thích
hợp làm chó hướng dẫn, phát hiện ma túy,…
1.2.6. Giống chó Rottweiler
Rottweiler có nguồn gốc từ giống chó Mastiff Italia, có thân hinh to
lớn và mạnh mẽ, đầu to, nặng, trán tròn, hàm rất phát triển và rất khỏe. Mắt
có màu sẫm luôn biểu hiện thiện chí và lòng trung thành. Tai hình tam giác,
luôn hướng về phía trước. Mũi đen và to, Rottweiler thường được bấm bỏ
đuôi khi mới sinh ra. Bộ lông ngắn, cứng và khá dày, thông thường có màu
đen pha nâu ở các phần má, mõm, chân và bàn chân, chó cái rất mắn đẻ.
Rottweiler rất điềm tĩnh, dễ dạy dỗ, cam đảm và tận tụy hết lòng đối
với chủ nhân và gia đình. Hiện nay, có 2 giống chó Rottweiler, chó
Rottweiler Đức và chó Rottweiler Mỹ. Chó Rottweiler Đức thường được
nuôi dạy để sống trong điều kiện gia đình.
1.2.7. Giống chó Doberman
Doberman có nguồn gốc từ Đức được phát hiện vào năm 1866 và
được nhập vào nước ta nuôi với mục đích để canh gác, tìm kiếm và làm
cảnh. Chó có tầm vóc trung bình, cao 65 – 69cm, dài 110 – 112cm, nặng 30
– 33kg. Chó có bộ lông ngắn đen sẫm gần như toàn thân, mõm, ngực, 4
chân có màu vàng sẫm; với đầu hình nêm, hơi thô, mũi rộng mắt đen, hàm
răng chắc, cắn khít, cổ to khỏe, ngực nở, bụng thon, cơ chi chắc khỏe, đuôi
ngắn. Chó thuộc loại thần kinh ổn định, thông minh, cam đảm, lanh lợi,
khéo léo và đặc biệt dễ huấn luyện.
1.2.8. Giống chó Husky

Chó Husky có nguồn gốc từ Siberi lạnh giá, Siberi Huskies là loài
chó khỏe mạnh, gọn chắc và xếp trong nhóm chó nghiệp vụ (working
dogs). Màu lông có đủ loại, từ trắng tuyền cho đến đen. Bàn chân rộng, có
lông mọc ở kẽ ngón chân giúp cho chúng thuận tiện di chuyển trên tuyết.
Tai vểnh dựng đứng, đuôi cong lưỡi liềm. Siberian Husky có bộ lông lớp


14

trong dày và lớp lông phía ngoài mềm mại giúp chúng có thể chống chọi
được với nhiệt độ âm 50 – 600C.
1.2.9. Giống chó Golden Retriever
Golden Retriever được lai tạo ra đầu tiên tại các hòn đảo Anh quốc.
Nguồn gốc của chúng có lẽ là sự pha trộn, phối giống giữa các giống
Retriever lông vàng thẳng, Tweed Water Spaniels lông ngắn, các giống
spaniels, setters khác và thậm chí là giống Newfoundland và Bloodhound.
Đây là loài chó rất thông minh, luôn cư xử đúng mực và rất yêu chủ.
Chúng dễ dạy dỗ và luôn tỏ ra kiên nhẫn và dịu dàng đối với trẻ nhỏ. Trung
thành, tin cậy, dễ bảo và luôn tìm cách làm vừa lòng chủ nhân là các đức
tính của Golden Retriever. Golden Retrievers luôn tỏ ra thân thiện với tất
cả mọi người, kể các các cá thể chó khác.
Chính vì vậy, giống chó này ch có rất ít bản năng bảo vệ. Nhưng
chúng có thể là người trông nhà tốt, thường cất tiếng sủa rất to khi có người
lạ xuất hiện. Các tài năng chính của giống chó này là đi săn, dò dấu vết,
nhặt đồ, phát hiện ma túy, thi đấu và diễn trò
1.2.10. Giống chó Cavalier King Charles Spanniel
Thường gọi tắt là Spaniel (chó Tây Ban Nha). Chó có nguồn gốc từ
Tây Ban Nha, hiện đã phân làm 10 dòng khác nhau, được nuôi từ lâu đời ở
cung đình và giới quý tộc Tây Ban Nha, với mục đích làm cảnh, giữ nhà,
đặc biệt giống chó này có khả năng săn thú nhỏ. Chó có thính giác và khứu

giác rất nhạy nên đã được huấn luyện làm chó trinh sát, đánh hơi phát hiện
người lạ, thuốc phiện và chất nổ.
Chó có tầm vóc nhỏ: cao 36 cm, nặng 5 – 8 kg. Chó có bộ lông xù
dài, màu nâu sẫm xen các mảng nâu nhạt ở đầu và thân; trán, quanh mõm,
ngực và 4 chân màu trắng. Đầu dài thô, mõm rộng; tai dài, rộng và cụp;
mắt to tròn, mi mắt xẻ; mũi phân thuỳ màu đen hoặc nâu; cổ thẳng, ngực
sâu nở, bụng thon, đuôi cộc, bàn chân chụm. Về thể chất, chó thân hình rắn
chắc và dai sức; thần kinh cân bằng nhưng rất hung dữ và dũng cảm khi tấn


15

công kẻ địch. Chó đực có thể phối giống lúc 20 tháng tuổi, chó cái có thể
sinh sản lúc 16 tháng tuổi (Antony S. M. và Angela E. F., 2010) [15].
2. Một số bệnh thƣờng gặp trên chó nuôi
2.1. Bệnh Carê (Bệnh Sài sốt chó, Carré) (Fibris catarrhalis infectionsa
canum)
2.1.1. Triệu chứng
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs. (2012) [2], biểu hiện rất đa dạng phụ
thuộc vào tuổi, giống, tình trạng sức khoẻ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng chó
cũng như độc lực của mầm bệnh. Đầu tiên chó xuất hiện các triệu chứng
chung: mệt mỏi, ủ rũ, ăn ít, không thích vận động, chảy nước mắt nước
mũi, nôn mửa, sau đó sốt 40 – 41,50C kéo dài từ 24 – 26giờ rồi thân nhiệt
giảm xuống 38,5 – 39,50C. Sau 3 – 4 ngày xuất hiện cơn sốt thứ 2 kéo dài 3
– 4 ngày; lúc này bệnh trầm trọng hơn không ch do độc lực của virus mà
còn do số lượng và độc lực của các vi khuẩn bội nhiễm. Cùng xuất hiện với
cơn sốt thứ 2, chó bệnh bắt đầu thể hiện các triệu chứng ở đường hô hấp,
tiêu hoá, da và thần kinh.
a. Đường tiêu hoá
Viêm cata dạ dày và ruột, con vật khát, nôn mửa lúc đầu nôn ra thức

ăn sau đó nôn khan hoặc ra bọt có màu vàng. Chó đi tiêu chảy, lúc đầu
phân loãng, có bọt sau đó có lẫn máu, phân có màu cà phê nhạt. Trường
hợp nặng phân có thể lẫn máu tươi, niêm mạc ruột bong ra làm phân có
mùi tanh khắm rất khó chịu. Viêm niêm mạc miệng và hạch hàm.
b. Đường hô hấp
Chó bị viêm mũi, thanh quản, phế quản rồi viêm phổi nên chó khó
thở, nhịp thở tăng rõ, phổi có tiếng ran ướt. Chảy nhiều nước mũi, lúc đầu
loãng sau đặc dần, đôi khi lẫn mủ xanh hoặc có máu đen. Chó bị ho, lúc
đầu khan, sau ớt, chó thở gấp, lè lưỡi ra mà thở. Viêm mắt, chảy nước mắt
lúc đầu nước mắt trong, sau đặc dần như mủ, chó bị loét, đục giác mạc có
thể bị mù.


16

c. Triệu chứng trên da
Đặc trưng là sự xuất hiện các nốt sài ở bụng, bẹn, ngực, trong đùi.
Đầu tiên trên da nổi những chấm đỏ sau đó biến thành những nốt sài to
bằng hạt đỗ xanh, hạt gạo, lúc đầu đỏ sau do bội nhiễm vi khuẩn nên mềm
ra, có mủ, khi vỡ làm lông bết lại có mùi hôi hám. Các nốt sài có thể vỡ
hoặc không vỡ rồi hình thành vảy, bong đi, để lại 1 vết thương chóng lành
và không thành sẹo.
Da tăng sinh: Sau khi bị bệnh 10 – 15 ngày, ở 80 – 90% số con bị
bệnh, ở gan bàn chân da tăng sinh dày lên, có khi bị nứt ra làm chó đi khập
khiễng.
d. Triệu chứng thần kinh
Chó ủ rũ, buồn rầu hoặc hung dữ sau đó xuất hiện các cơn co giật
đều đặn ở bắp thịt, mũi, tai, chân hoặc toàn thân. Con vật đi loạng choạng,
đứng lên, ngã xuống, đâm xầm vào tường, sùi bọt mép. Cuối cùng cuối
cùng là liệt, chó nằm bệt, loạn nhịp tim, thân nhiệt hạ và chết. Tỷ lệ chết có

thể đến 60%, bệnh thường kéo dài 2 – 5 tuần. Những con lành bệnh thường
có di chứng: gầy còm, đi siêu vẹo, mù và điếc,...
2.1.2. Phòng bệnh
a. Vệ sinh phòng bệnh
Nuôi dưỡng chăm sóc chó chu đáo, cho ăn no và đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở của chó. Những con ốm phải
nuôi cách ly, cũi chuồng nuôi chó ốm phải tiêu độc bằng nước vôi hoặc
phun thuốc sát trùng. Chó mới mua về phải nhốt riêng theo dõi 10 ngày.
b. Tiêm phòng vacxin
Đây là biện pháp quan trọng bậc nhất. Cần thiết phải phải định kỳ
tiêm phòng mỗi năm 1 lần, sau đó thường có những đợt tiêm bổ xung để
tạo được miễn dịch chủ động cho đàn chó chống lại sự xâm nhiễm của
virus.
2.1.3. Điều trị


17

Nguyên lý của việc điều trị bệnh này là kịp thời bổ sung nước và
chất điện giải, tăng cường sức đề kháng và chống nhiễm trùng kế phát.
Hộ lý: Cách ly con vật ốm để ở nơi sạch sẽ thoáng mát, tránh mọi tác
động kích thích từ bên ngoài đặc biệt tránh cho chó uống phải nước bẩn.
Dùng kháng huyết thanh với liều 15 – 30ml/con, tiêm sớm. Khi con
vật đã có triệu chứng viêm phổi hay triệu chứng thần kinh thì kháng huyết
thanh không có hiệu lực.
Khuyến cáo, ở các cơ sở khi điều trị nên theo các bước sau đây:
- Cắt nôn bằng cách tiêm atropin hay primeran tiêm dưới da.
- Bổ sung nước và chất điện giải bằng biện pháp cho uống ozeron
5%, tiếp nước muối sinh lý 0,9% hay nước đường gucoza 5% vào
tĩnh mạch.
- Cầm tiêu chảy bằng cách cho uống thuốc đặc trị tiêu chảy chó mèo

(ADP), iodium hay bisepton, hampiseptol,…
- Chống bội nhiễm bằng cách tiêm các loại kháng sinh như
gentamycin, kanamycin, amocylin, G 5000,…
- Dùng các loại thuốc có tính chất an thần: seduxen, meprobamat,
novocain, analgin.
- Sử dụng các thuốc trợ tim mạch, trợ sức, trợ lực, cầm máu cho chó
như: cafein, vitamin B1, vitamin B12, vitamin K, vitamin C,...
2.2. Bệnh viêm ruột tiêu chảy do parvovirus (Canine parvoviral
infection disease)
2.2.1. Triệu chứng
Thời gian nung bệnh khoảng 5 – 7 ngày. Bệnh thường biểu hiện ở 3
dạng chủ yếu.
a. Dạng đường ruột
Đây là dạng phổ biến nhất, thường mắc ở chó 5 – 10 tuần tuổi.
Chó sốt kéo dài từ lúc phát bệnh đến lúc chó bị tiêu chảy nặng. Con
vật ủ rũ, ít ăn hoặc bỏ ăn, nôn mửa. Chó đi ngoài, phân có màu hồng hoặc


18

có lẫn máu tươi, có lẫn cả niêm mạc ruột và chất keo nhầy, phân có mùi
tanh rất đặc trưng như mùi ruột cá mè phơi nắng. Chó thường chết do tiêu
chảy mất nước, mất cân bằng điện giải, sốc do nội độc tố hoặc nhiễm trùng
thứ phát. Những con khỏi bệnh có miễn dịch lâu dài (Phạm Sỹ Lăng và
cs.,2006) [6].
b. Dạng viêm cơ tim
Dạng này hay gặp ở chó con 4 – 8 tuần tuổi. Chó bị suy tim cấp do
virus tấn công gây hoại tử cơ tim. Con vật thường chưa biểu hiện triệu
chứng gì nhưng lăn ra chết đột ngột.
Những trường hợp khác có thể thấy chó biểu hiện thiếu máu nặng,

niêm mạc như niêm mạc mắt, mũi miệng nhợt nhạt hay thâm tím, thở khó,
nôn mửa, kêu la rồi lăn ra chết. Tỷ lệ chết có thể tới 50%.
c. Dạng kết hợp tim – ruột
Gặp ở chó 6 – 16 tuần tuổi, con vật chết nhanh sau 24 giờ tính từ khi
có triệu trứng đầu tiên, do tiêu chảy nặng, thiếu máu, sốc tim và phù phổi.
2.2.2. Phòng bệnh
Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y.
Tiêm phòng vacxin cho chó. Vacxin được tiêm cho chó bắt đầu từ 6
– 7 tuần tuổi, nhắc lại sau 3 – 4 tuần và định kỳ tái chủng một năm một lần.
2.2.3. Điều trị
Theo Phạm Khắc Hiếu và Lê Thị Ngọc Diệp (1997) [4], Nguyên lý của điều
trị bệnh này là kịp thời bổ sung nước và chất điện giải, tăng cường sức đề
kháng và chống nhiễm trùng kế phát.
Hộ lý: Cách ly con vật ốm để ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh mọi
tác động kích thích từ bên ngoài, cung cấp đủ nước uống đặc biệt tránh cho
chó uống phải nước bẩn.
Cắt nôn bằng tiêm dưới da atropin hay primeran.


19

Bổ sung nước và chất điện giải bằng biện pháp cho uống oresol 5%,
tiếp nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch đường glucoza 5% vào tĩnh
mạch. Cầm máu bằng tiêm vitamin K và vitamin C
Cầm tiêu chảy bằng cách cho uống thuốc đặc trị tiêu chảy chó, mèo
(ADP), imodium hay bisepton, ngày uống 1 lần.
Chống bội nhiễm bằng cách tiêm các loại kháng sinh như:
gentamycin, enroflox, kanamycin,…
Khi chó có triệu chứng thần kinh thì dùng các loại thuốc có tính an
thần: analgin, seduxen, meprobamat, novocain.

Trợ sức, trợ lực bằng cách sử dụng các thuốc như: spactein, vitamin
B1, vitamin B12.
2.3. Bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó (Hepatitis contagiosa canina,
Rubarth Disease)
2.3.1. Triệu chứng
Hồ Văn Nam (1997) [7] cho biết: thời gian nung bệnh từ 7 – 10 ngày.

Thoạt đầu virus vào máu sau đó đến gan gây viêm gan, làm chó sốt 40 –
410C. Cơn sốt kéo dài liên miên, chó kém ăn, lười vận động. Có hiện tượng
thiếu máu làm cho các niêm mạc nhợt nhạt, máu loãng, lượng hồng cầu
giảm rõ rệt. Gan sưng to có khi gấp 2 – 3 lần bình thường, bụng chướng to,
trong xoang bụng chứa nhiều dịch, sờ vào chó có phản xạ đau đớn.
Phù ở bụng, ngực, mi mắt có khi phù toàn thân, chó luôn khát nước.
Chó đi tiêu chảy, phân loãng đôi khi lẫn máu.
2.3.2. Phòng bệnh
a. Phòng bệnh bằng chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh môi trường
Chăm sóc, nuôi dưỡng là biện pháp hàng đầu và rất quan trọng.
Cần chú ý vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh.
Chó ốm phải cách ly triệt để, không để tiếp xúc với chó lành.
Chó chết vì bệnh viêm gan truyền nhiễm phải đốt xác hoặc chôn sâu
giữa hai lớp vôi để tránh ô nhiễm môi trường.


20

b. Phòng bệnh bằng vacxin
Tiêm vacxin cho chó từ 4 – 5 tuần tuổi, sau đó tiêm nhắc lại lúc 7 – 9
tuần tuổi. Hiệu lực miễn dịch của vacxin trong khoảng 9 – 12 tháng.
2.3.3. Điều trị
Dùng kháng huyết thanh chống bệnh viêm gan. Kháng huyết thanh

ch có tác dụng tốt ở giai đoạn đầu của bệnh, khi gan bị tổn thương, kháng
huyết thanh hầu như không có tác dụng.
Dùng các loại thuốc bổ gan, thuốc tăng cường trợ sức, trợ lực cho
chó như boganic, sirepa, methionin,...
Cần thiết sử dụng kháng sinh trong các trường hợp nhiễm trùng kế
phát.
Dùng các bài thuốc nam có tác dụng tiêu tiêu phù như râu ngô, bông
mã đề sắc lên pha thêm đường glucoza cho chó uống đồng thời tiêm truyền
glucoza ưu trương cho chó bệnh.
2.4.Bệnh lepto (xoắn trùng) (Leptospirosis)
2.4.1. Triệu chứng
a. Thể quá cấp tính
Bệnh phát ra đột ngột, chó sốt cao 40,5 – 410C, bỏ ăn, mệt mỏi, thích
nằm, mắt lờ đờ, hai chân sau yếu, có hiện tượng xung huyết kết mạc. Sau
đó, thân nhiệt giảm xuống 37 – 380 C, chó ủ rũ, khó thở, khát nước, nôn
mửa. Niêm mạc và da vàng sẫm, nước tiểu vàng và đặc sánh. Con vật có
thể chảy máu mũi và nôn ra máu, chó gầy rất nhanh, thân nhiệt hạ, chó khó
thở rồi chết trong thời gian 3 – 5 ngày.
b. Thể cấp tính
Chó bệnh sốt cao 40,0 – 41,00C, mệt mỏi, ăn ít hoặc bỏ ăn. Lúc đầu
táo bón, phân có màu vàng, sau đó chuyển sang tiêu chảy. Niêm mạc, da
vàng sẫm, nước tiểu vàng hoặc nâu vì có nhiều huyết cầu bị phá hủy, có khi
lẫn cả máu. Phù thũng ở mí mắt, môi, má và hoại tử da. Chó bệnh gầy
nhanh và biểu hiện chứng thiếu máu (Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, 2004) [2].


21

c. Thể mạn tính
Chó gầy yếu, rụng lông, thiếu máu, đôi khi phù thũng ở mặt, yếm và

ngực. Nước tiểu vàng, tiêu chảy dai dẳng, con cái bị sảy thai, con đực
thường thấy viêm dịch hoàn.
2.4.2. Phòng bệnh
Theo Jennifer E. B. (2016) [16]: chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, cho
ăn no, đủ chất.
Vệ sinh, tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh.
Không cho chó lành tiếp xúc với chó đã bị bệnh Lepto, vì nước tiểu
chó bị bệnh mang nhiều xoắn khuẩn nguy cơ truyền bệnh dễ dàng.
Cần diệt ve, chuột một cách triệt để vì đó là môi giới truyền bệnh.
Định kỳ tiêm vacxin phòng bệnh Lepto cho chó, tiêm lần đầu vào lúc
6 – 8 tuần tuổi, sau đó cứ mỗi năm tiêm một lần cùng với các loại vacxin
phòng bệnh Ca-rê, Parvo, Viêm gan truyền nhiễm,...
2.4.3. Điều trị
Nguyễn Bá Hiên và cs. (2012) [3] dùng một trong các loại kháng
sinh đặc hiệu có tác dụng với xoắn khuẩn Leptospira sau đây:
Erythromycin: Tiêm bắp liều 20 – 25 mg/kg thể trọng, chia 2 – 3 lần trong
ngày. Tylosin: Tiêm bắp liều 20 – 30 mg/kg thể trọng/ ngày, chia 2 – 3 lần
trong ngày. Tiamulin: Tiêm bắp dung dịch liều 1 ml/kg thể trọng, chia 2 –
3 lần trong ngày. Erymutin: Dung dịch thuốc tiêm thành phần gồm
erythromycin và tiamulin HF. Tiêm bắp liều 1ml/5kg thể trọng, ngày tiêm
2 lần, tiêm liên tục 7 – 10 ngày.
- Bổ sung các thuốc trợ sức, trợ lực: Glucoza 5% tiêm tĩnh mạch liều
10 – 20 ml/kg thể trọng. Vitamin B1 2,5%, vitamin C 5%, B. complex tiêm
bắp liều 3 – 5 ml/con. Vitamin B12 liều 100 mg/ ngày.
- Vitamin K chống xuất huyết, tiêm bắp.
2.5. Bệnh giun đũa chó, mèo


22


Chó, mèo thường mắc các loại giun tròn thuộc bộ phụ Ascaridata:
Toxocara canis gây ra bệnh Toxocarosis ở chó con; Toxascaris leonina gây
ra bệnh Toxascariosis ở chó 6 tháng tuổi trở nên. Mèo mắc giun đũa
Toxocara mystax.
2.5.1. Triệu chứng và bệnh tích
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [5]: bệnh giun đũa gây tác hại chủ
yếu ở chó, mèo từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi. Trong quá trình di hành của ấu
trùng gây ra tổn thương cho nhiều cơ quan, theo chúng là sự xâm nhập của
các vi sinh vật gây viêm các tạng phủ. Con bệnh gầy còm, lông xơ xác,
kém ăn, suy nhược, thiếu máu. Bụng phình to, căng tròn (bụng ỏng, đít eo),
th nh thoảng có đoạn ruột bị co thắt áp sát vào thành bụng, đẩy thành bụng
gồ lên, ấn tay vào đó có cảm giác cứng chặt.
Những biểu hiện: Nôn, tiêu chảy, rên r do đau bụng, có khi nôn ra
giun, phân thải ra màu xám trắng, thối khắm, đôi khi lẫn cả giun, cũng
thường quan sát được. Độc tố giun đũa có thể tác động đến thần kinh trung
ương gây run rẩy, trầm cảm, co giật nhẹ.
Khi bội nhiễm giun đũa thường gây ra tắc ruột, thủng ruột, tắc ống
dẫn mật, thậm chí có thể làm chết vật nuôi. Khi mổ khám thấy ruột non
viêm ca-ta và loét.
Chó, mèo trưởng thành ít bị mắc giun đũa hơn, khi bị nhiễm giun
đũa thường không biểu hiện rõ nét, ch gầy còm, lông xơ xác, đôi khi nôn
khan, nhưng nó là vật chủ mang mầm bệnh.
2.5.2. Phòng bệnh
- Không nuôi chó, mèo thả rông.
- Vệ sinh chuồng trại, sân chơi, dụng cụ chăn nuôi. Thu dọn phân-rác
thường xuyên, xử lý theo yêu cầu vệ sinh thú y để diệt mầm bệnh.
- Định kỳ kiểm tra phân chó, mèo nhằm phát hiện những cá thể mắc
bệnh. Cách ly và điều trị triệt thể cho chó mèo dương tính.



23

- Định kỳ tẩy giun cho chó, mèo, nhất là những chó mẹ để phòng lây
nhiễm cho đàn con.
2.5.3. Điều trị
- Hanmectin-25: Dung dịch tiêm, Hanvet sản xuất, liều dùng 0,1 –
0,2ml/1kg TT, tiêm dưới da 1 lần.
- Mebenvet (Mebendazole, Vermox, Noverme, Antel) 80 – 100
mg/kg TT, chia ra 2 phần, uống trong 2 ngày, mỗi ngày uống 1 lần.
- Levamisol: Liều dùng 15 – 20mg/ kg TT, uống một lần.
- Tetramison: Liều dùng 10 mg /kg TT, cho uống. Nếu tiêm, sử dụng
liều 7,5 mg/kg TT. Chú ý: Cho chó, mèo uống một lần sau khi ăn, không
dùng cho chó, mèo đang mang thai ở giai đoạn cuối vì thuốc kích thích
thần kinh phó giao cảm và cơ trơn. Trong khi tẩy giun nên kết hợp dùng
thuốc bổ trợ: vitamin C, vitamin B1, B.complex, truyền dung dịch nước
muối sinh lý và glucose 5%.
3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012) [11], Hiện nay các hộ ở Việt
Nam gia đình thường nuôi chó ta (giống chó đã được người dân thuần hoá
từ hàng nghìn năm nay) như:
- Chó vàng: có bộ lông vàng tuyền, tầm vóc trung bình, biết đi
săn và khá tinh khôn.
- Chó mực: lông đen tuyền, tầm vóc trung bình, lanh lẹ và có khả
năng bắt chuột giỏi.
- Chó vá: lông đốm trắng đen hoặc khoang được nuôi để giữ nhà.
Ngoài ra còn có một số giống chó khác như chó Béc giê, chó
Chihuahua Ngao Đức, Ngao Italia, Tawry Boxer…
Bệnh Carre là bệnh truyền nhiễm lây lan rất dữ dội, chủ yếu ở chó non
với các hội chứng sốt, viêm phổi, viêm ruột, viêm da, niêm mạc và các nốt

sài ở chỗ da ít lông. Cuối thời kì bệnh thường có hội chứng thần kinh. Sự


×