Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Vấn đề thông tin về đa dạng sinh học trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử dantri com vn, vnexpress net, baotainguyenmoitruong vn, năm 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN

NGƠ TRUNG VIỆT

VẤN ĐỀ THÔNG TIN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát báo mạng điện tử: Dantri.com.vn, VnExpress.net,
Baotainguyenmoitruong.vn, năm 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN

NGƠ TRUNG VIỆT

VẤN ĐỀ THÔNG TIN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát báo mạng điện tử: Dantri.com.vn, VnExpress.net,


Baotainguyenmoitruong.vn, năm 2015)

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. Phạm Hƣơng Trà

HÀ NỘI - 2018


Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS TS. Hà Huy Phƣợng


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Luận văn
được hồn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS. Phạm Hương Trà.

Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn trung thực và đáng
tin cậy. Kết quả nêu trong luận văn không trùng lặp với những công trình đã
được cơng bố trước đây.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngơ Trung Việt


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và cảm ơn sâu sắc tới các thầy
cô trong khoa Báo chí và tất cả các thầy cơ trong Học viện Báo chí và Tun
truyền, nơi tơi đã nhận được sự chỉ dạy ân cần, tận tình của thầy cô. Đặc biệt,
tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS TS. Phạm Hương Trà vì
những kinh nghiệm quý báu mà cô đã mang lại cho tôi. Những lời hướng dẫn,
chỉ bảo rất thẳng thắn của cơ chính là nền tảng vững chắc và đáng tin cậy để
tôi dựa vào trong suốt quá trình nghiên cứu. Mặc dù khoảng thời gian thực
hiện luận văn không dài nhưng tư duy xã hội học của tơi đã có cơ hội được trở
nên thực tế hơn, sâu sắc hơn qua những chỉ bảo, hướng dẫn của cô.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến đồng nghiệp, những người đã hỗ trợ
tơi rất nhiều trong suốt q trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ......................................... 11
1.1. Những khái niệm cơ bản ....................................................................... 11
1.2. Cơ sở chính trị pháp lý của vấn đề nghiên cứu ........................................ 28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC34
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ...................... 34

2.1. Thông tin chung về đa dạng sinh học trên báo mạng điện tử ................ 34
2.2. Nội dung thông tin đa dạng sinh học trên các báo mạng điện tử ........... 39
2.3. Hình thức trình bày thông tin đa dạng sinh học trên báo mạng điện tử . 63
2.4. Các ưu điểm, hạn chế của thông tin đa dạng sinh học trên báo mạng
điện tử.......................................................................................................... 72
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ .......................... 80
3.1. Đánh giá của công chúng về thông tin đa dạng sinh học trên báo mạng
điện tử .......................................................................................................... 80
3.2. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin đa dạng sinh
học trên báo mạng điện tử ở Việt Nam ........................................................ 91
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 108


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Số trang

Bảng 1.1

: Thành phần loài sinh vật đã biết được cho đến nay

21


Bảng 2.1

: Tỷ lệ các báo trong mẫu điều tra

35

Bảng 2.2

: Số lượng tin, bài theo từng chủ đề trong đa dạng sinh
học

Bảng 2.3

: Số lượng tin, bài của báo mạng điện tử về hệ sinh thái

Bảng 2.4

: Số lượng tin, bài thông tin về các lồi hoang dã và các
giống vật ni, cây trồng nguy cấp, quý, hiếm

Bảng 2.5

: Số lượng tin, bài về các cá nhân, tổ chức tham gia bảo
vệ đa dạng sinh học

Bảng 2.6

: Số lượng bài báo chia theo thể loại báo chí trên mỗi
trang báo


Bảng 3.1

: Mức độ nhận biết của công chúng đối với các chủ đề
trong lĩnh vực mơi trường

Bảng 3.2

: Ba vấn đề nóng nhất về môi trường được độc giả quan
tâm

Bảng 3.3

: Mức độ hấp dẫn của các chủ đề trong lĩnh vực môi
trường

Bảng 3.4

: Đánh giá sự hấp dẫn thông tin đa dạng sinh học trên
ba báo mạng điện tử thuộc mẫu khảo sát

Bảng 3.5

: Đánh giá sự hấp dẫn của các chủ đề phục thuộc đa
dạng sinh học

40
41
44

59


64

83

84

87

88

89


DANH MỤC BIỂU
Tên biểu

STT

Số trang

Biểu 2.1

: Số lượng tin, bài trong mỗi quý

36

Biểu 2.2

: Tương quan số lượng bài viết giữa các báo


37

Biểu 2.3

: Tỉ lệ các chuyên mục đăng tải bài viết về đa dạng

38

sinh học
Biểu 3.1

: Kết quả của nghiên cứu về mức độ phổ biến của các

81

báo điện tử với công chúng
Biểu 3.2

: Kết quả nghiên cứu mức độ quan tâm của độc giả với

82

vấn đề môi trường
Biểu 3.3

: Đánh giá của độc giả về việc cần thiết đưa tin đa

85


dạng sinh học trên báo mạng điện tử
Biểu 3.4

: Đánh giá của độc giả về khả năng thơng tin ĐDSH

86

các báo Dân trí, VnExpress, Tài ngun và Môi
trường
Biểu 3.5

: Tác động của các mục tiêu của hoạt động truyền

90

thông về đa dạng sinh học
Biểu 3.6: Mức độ tương tác giữa công chúng và các báo mạng

91

điện tử
DANH MỤC HỘP TRONG LUẬN VĂN
Tên hộp

STT
Hộp 2.1

: Bài dịch về đa dạng sinh học được đăng trên báo

Số trang

39

VnExpress
Hộp 2.2

: Hộp thông tin trong một bài viết trên tờ VnExpress

70

Hộp 2.3

: Trích tác phẩm: 'Trận địa' cị giả vây bắt cò thật trên

71

báo VnExpress


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

CHXHCNVN

: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

ĐDSH


: Đa dạng sinh học

DLXH

: Dư luận xã hội

HST

: Hệ sinh Thái

IUCN

: Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

WWF

: Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam được quốc tế cơng nhận là một trong những quốc qua có tính
đa dạng sinh học cao (ĐDSH) trên thế giới. Đặc điểm về vị trí địa lý, khí
hậu ... của một quốc gia có diện tích khoảng 330.541 km2, nằm ở vùng Đơng
Nam Á đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật.
Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực vật thuộc
vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Indonesia - Malaysia. Các đặc
điểm trên tạo nơi đây trở thành một trong những khu vực có tính đa dạng sinh
học cao của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1%

diện tích đất liền của thế giới. Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã
(WWF) công nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái tồn cầu; Tổ chức bảo tồn
chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức
Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) cơng nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực
vật. Việt Nam còn là một trong 8 “trung tâm giống gốc” của nhiều loại cây trồng,
vật ni, có hàng chục giống gia súc và gia cầm. Đặc biệt các nguồn lúa và khoai,
những loài được coi có nguồn gốc từ Việt Nam đang làm cơ sở cho việc cải tiến
các giống lúa và cây lương thực trên thế giới.
Nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong tự nhiên của Việt Nam tập
trung ở 3 hệ sinh thái là hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ
sinh biển. Đa dạng sinh học có vai trị rất quan trọng đối với việc duy trì các
chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống cịn và thịnh
vượng của loài người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Theo ước
tính giá trị của tài nguyên đa dạng sinh học toàn cầu cung cấp cho con người
là 33.000 tỉ đô la Mỹ mỗi năm (Costanza et al., 1997). Đối với Việt Nam
nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong các ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp,
Thủy sản hàng năm cung cấp cho đất nước khoảng 2 tỉ đô la Mỹ (Kế hoạch
hành động đa dạng sinh học của Việt Nam - 1995).


2
Tuy nhiên, trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, môi trường tự nhiên ngày càng bị tác động một cách nghiêm trọng. Đa
dạng sinh học là thành tố quan trọng của môi trường nên khơng nằm ngồi
những tác động đó, nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam đã và đang
bị suy giảm mạnh. Do vậy, bảo tồn đa dạng sinh học đang được đặt ra như một
vấn đề rất cấp bách. Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng
sinh học được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 22 tháng 12 năm 1995.
Trong đa dạng sinh học, công tác thông tin về đa dạng sinh học được đặt
ra một cách bức thiết. Chúng ta nhận thấy rằng một trong những nguyên nhân

tạo ra cách nhìn nhận của đơng đảo cơng chúng có liên quan chặt chẽ tới báo
chí, có thể nằm ở thơng tin. Hầu như mọi cá nhân trong xã hội đều tiếp nhận
thông tin liên tục qua các phương triện truyền thông đại chúng. Các phương
tiện truyền thông đại chúng ngày càng hiện đại với tốc độ cập nhật thơng tin
nhanh chóng và trở thành một kênh tiếp nhận tin tức, kiến thức và đồng thời
hình thành thế giới quan của mỗi cá nhân cũng như của cả xã hội. Vì thế, để
tăng cường nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng trong vấn đề đa dạng
sinh học thì phương tiện truyền thơng đại chúng đóng vai trị rất to lớn.
Tại Việt Nam có nhiều loại phương tiện truyền thơng đại chúng, trong đó
báo mạng điện tử ra đời muộn hơn truyền hình, báo in, phát thanh. Trước đây,
khi một sự kiện xảy ra thì phát thanh đưa tin, truyền hình minh hoạ, báo in
minh hoạ và giải thích, nhưng giờ đây báo mạng điện tử có thể đảm đương
nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình lẫn báo in một cách dễ dàng. Báo
mạng điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng, chất
lượng. Do đó báo mạng điện tử có thể trở thành kênh truyền thông vô cùng
hiệu quả đối với hoạt động truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu đề tài: “Vấn đề thông tin về đa
dạng sinh học trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay (khảo sát báo
điện tử: Dantri.com.vn, VnExpress.net, Baotainguyenmoitruong.vn, năm


3
2015)” được thực hiện nhằm nghiên cứu nội dung, hình thức thể hiện của các
thông tin về bảo tồn đa dạng sinh học trên báo mạng điện tử, đánh giá ý kiến
của độc giả với các thông tin này, đồng thời đưa ra các khuyến nghị nâng cao
chất lượng và hiệu quả thông tin về đề tài bảo tồn đa dạng sinh học trên báo
mạng điện tử.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Các đề tài nghiên cứu truyền thông bảo vệ môi trường
Trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận và thực tiễn báo chí, ở Việt Nam đã

có nhiều cơng trình nghiên cứu về hoạt động truyền thơng bảo vệ môi trường.
Tiêu biểu nghiên cứu khoa học "Truyền thơng đại chúng Việt Nam và Biến
đổi khí hậu" (do Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện với sự tài trợ
của Viện FES, Cộng hòa Liên Bang Đức);
"Báo cáo đánh giá hiện trạng và xu hướng phản ánh thông tin môi
trường trên báo in Việt Nam năm 2012" của Tổng cục Môi trường thực hiện
phối hợp với tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới- IUCN.
Tuy nhiên, các đề tài này tuy nghiên cứu về truyền thông bảo vệ môi
trường, vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học lại chỉ được đề cập liên quan chứ
chưa phải là nhiệm vụ nghiên cứu chính.
Ngồi ra có một số cơng trình dưới dạng báo cáo hoặc chiến lược
truyền thơng mơi trường, trong đó phải kể đến “Chiến lược truyền thơng giảm
tiêu thụ động vật hoang dã" do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Tổng cục Môi
trường) thực hiện, nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường công tác bảo tồn
đa dạng sinh học thơng qua cải cách chính sách và thay đổi thực trạng tiêu thụ
các loài động vật hoang dã ở Việt Nam, giai đoạn 2012-2015”. Chiến lược
này chỉ đưa ra kế hoạch hành động mà chưa có sự đánh giá cuối cùng về hiệu
quả và tác động của thông tin đa dạng sinh học đối với các đối tượng thông
tin.


4
Bên cạnh đó, đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên,
các khóa luận tốt nghiệp đại học hoặc luận văn sau đại học bảo vệ thành cơng
các đề tài có đề cập tới hoạt động truyền thơng về bảo vệ mơi trường nói
chung và vai trị của báo chí đối với bảo tồn đa dạng sinh học nói chung.
Đề tài luận văn "Báo mạng điện tử với vấn đề biến đổi khí hậu tại việt nam
hiện nay (Khảo sát các báo: , ,
từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015)" năm 2015 của tác giả
Nguyễn Thị Huyền Trang. Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của

vấn đề thông tin về biến đổi khí hậu (BĐKH) trên mạng điện tử; Khảo sát, đánh giá
thực trạng thông tin, tuyên truyền về BĐKH trên 3 trang báo mạng là
; ;
từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015. Trong đó, tập trung phân tích, đánh giá về tần
suất, mức độ quan tâm của độc giả; nội dung thơng tin về BĐKH cũng như hình
thức, phương thức thông tin về BĐKH trên những trang báo trên. Từ đó đi đến
đánh giá về hoạt động thơng tin về BĐKH trên báo mạng điện tử chỉ ra các mặt
thành công, hạn chế; nguyên nhân của những thành công và hạn chế đó; Từ những
kết quả khảo sát đúc kết lại một số vấn đề đặt ra, trên cơ sở đó đưa ra một số giải
pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thông tin về BĐKH trên báo mạng điện tử.
2.2. Các đề tài nghiên cứu liên quan đề vấn đề truyền thông đa dạng
sinh học
Đề tài luận văn "Thực trạng và giải pháp đối với việc tiêu thụ các sản
phẩm từ động vật hoang dã phổ biến trên địa bàn Hà Nội" năm 2015 của tác
giả Phan Anh Tuấn, Đại học Khoa học Tự nhiên. Đề tài nghiên cứu thực trạng
tiêu thụ các sản phẩm từ động vật dã phổ biến trên địa bàn thành phố Hà Nội
từ người sử dụng, mục đích sử dụng, khu vực tiêu thụ và giá cả các mặt hàng
từ động vật hoang dã. Từ đây luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm giảm
thiểu tình trạng bn bán và tiêu thụ động vật hoang dã.


5
Đề tài luận văn “Đánh giá hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn ven
biển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, phân tích nguyên nhân biến động
và đề xuất biện pháp bảo vệ” năm 2013, tác giả Bùi Ngọc Hiếu, Đại học Quốc
gia Hà Nội. Đề tài nghiên cứu về thực trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn, một
trong những điển hình của hệ sinh thái ven biển của thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh đứng trước nguy cơ bị đe dọa bởi việc chuyển đổi mục đích sử
dụng đất, ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế xã hội, biến đổi khí hậu và
thiên tai từ các nguồn trên biển. Đề xuất các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái

rừng ngập mặn.
Đề tài luận văn: "Xác lập cơ sở khoa học cho việc phát triển du lịch sinh
thái ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ" năm 2011 của tác giả Bùi Thị
Nhiệm, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận
về du lịch sinh thái. Phân tích tiềm năng du lịch sinh thái chủ yếu, các tác
động của du lịch sinh thái đến môi trường tự nhiên ở Vườn quốc gia Xuân
Sơn. Đánh giá hiện trạng hoạt động phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Xuân
Sơn theo các nguyên tắc của du lịch sinh thái. Đề xuất các định hướng và giải
pháp phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái tại khu vực nghiên cứu, đảm bảo
các mục tiêu kinh tế - xã hội và bảo tồn, nhằm khai thác bền vững nguồn tài
nguyên du lịch.
Đề tài luận văn: "Đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật khu vực trạm
nghiên cứu đa dạng sinh học Mê Linh làm cơ sở khoa học cho bảo tồn và sử
dụng hợp lý" năm 2015 của tác giả Phan Thị Hiền, Đại học Khoa học Tự
nhiên. Đề tài đi nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật tại trạm dạng sinh
học Mê Linh - Vĩnh Phúc khu vực vùng đệm của vườn quốc gia Tam Đảo
gồm tính đa dạng của hệ thực vật và thảm thực vật. Qua đó đưa ra các khuyến
nghị để định hướng bảo tồn và sử dụng hợp lý đa dạng sinh học tại trạm đa
dạng sinh học Mê Linh.


6
Đề tài luận văn: “Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học trên VTV2 - Đài
Truyền hình Việt Nam” (khảo sát 2012-2013), của tác giả Hồ Vĩnh Sơn, Đại
học Khoa học Tự nhiên. Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề bảo tồn đa dạng
sinh học trên truyền hình, cụ thể tác giả đi phân tích ba qua chương trình phát
sóng trên kênh VTV2 gồm: Chương trình Việt Nam Xanh, Phát triển bền
vững và Các vấn đề giáo dục nhằm nghiên cứu nội dung, hình thức thể hiện
của các chương trình truyền hình về bảo tồn đa dạng sinh, cũng như đánh giá
tác động và hiệu quả truyền thông của chương trình này đối với cơng chúng.

Các đề tài nghiên cứu khoa học nói trên đã đề cập tới vai trị và các
khía cạnh khác nhau của truyền thơng về bảo vệ môi trường và tài nguyên
trên các phương tiên tuyền thơng khác nhau như báo in, phát thanh, truyền
hình. Một vài nghiên cứu có tính gần gũi với hướng nghiên cứu của đề tài này
nhưng cho tới nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề bảo tồn đa dạng
sinh học trên báo mạng điện tử nói riêng. Do vậy, đề tài nghiên cứu đảm bảo
tính mới và khơng trùng lặp với các nghiên cứu trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu lý thuyết và đánh giá thực trạng thông tin đa dạng sinh
học trên báo mạng điện tử Việt Nam (ba báo mạng điện tử: Báo Dân trí; Báo
VnExpress; Báo Tài ngun và Mơi trường, năm 2015) và phân tích thành
cơng và hạn chế hoạt động thông tin về đa dạng sinh học trên báo mạng điện
tử về bình diện: số lượng, chất lượng thơng tin và từ đánh giá của độc giả. Từ
đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thông tin
về đa dạng sinh học trên báo mạng điện tử ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Một số khái niệm, tìm hiểu các văn bản, nghị quyết của Đảng và Nhà
nước có liên quan tới bảo vệ mơi trường nói chung và đa dạng sinh học nói
riêng, đặc biệt các văn bản có liên quan trực tiếp tới lĩnh vực thông tin về đa
dạng sinh học.


7
- Phân tích thơng tin về đa dạng sinh học trên báo mạng điện tử ở Việt Nam.
- Khảo sát đánh giá ý kiến của độc giả đối với thông tin về đa dạng sinh
học trên báo mạng điện tử.
- Từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
thông tin về đa dạng sinh học trên báo điện tử tại Việt Nam.
4. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các báo mạng điện tử gồm Báo Dân trí, Báo VnExpress, Báo Tài
nguyên và Môi trường.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Các thông tin về đa dạng sinh học xuất hiện trên ba báo mạng điện tử
gồm Báo Dân trí; Báo VnExpress, Báo Tài nguyên và Môi trường từ tháng 01
năm 2015 đến tháng 12 năm 2015; Nghiên cứu công chúng nhằm đánh giá
chất lượng hoạt động truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học của các báo
mạng điện tử nêu trên.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Các bài viết về đa dạng sinh học trên ba báo mạng điện tử gồm Báo Dân
trí, Báo VnExpress, Báo Tài nguyên và Môi trường (khảo sát từ tháng 1 năm
2015 tới tháng 12 năm 2015)
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài sử dụng ba cơ sở lý luận bao gồm: Lý luận Mac-xit, quan điểm
của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí truyền
thơng; Lý luận báo chí học; Lý luận xã hội học truyền thông đại chúng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Đề tài sưu tầm, hệ thống
các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động truyền thông về bảo vệ môi
trường và đa dạng sinh học. Các tài liệu cụ thể là: Luật báo chí 2016 (số


8
103/2013/QH13), có hiệu lực từ 1/1/2017. Các văn bản quy phạm pháp luật:
Luật Thủy sản được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 (số
17/2003/QH11) và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004; Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng (BV&PTR) được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm
2004 (số 29/2004/QH11), có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2005; Luật Bảo

vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 (Số
55/2014/QH13), có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Luật Đa
dạng sinh học được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 (số
20/2008/QH12) và có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2009. Các cơng trình
nghiên cứu, sách, báo, tư liệu, tài liệu, luận văn liên quan đến đề tài. Các bài
báo liên quan tới vấn đề luận văn nghiên cứu trên các phương tiện truyền
thông đại chúng.
- Phƣơng pháp ph n tích nội dung:
Phân tích nội dung thơng tin trên báo mạng điện tử: Dân trí, VnExpress;
Tài ngun và Mơi trường cả định lượng và định tính.
Tác giả sử dụng bộ mã hóa thơng tin về đa dạng sinh học, thống kê tuần
suất, mức độ xuất hiện của các tin, bài về đa dạng sinh học trên ba báo mạng
điện tử: Dân trí, VnExpress; Tài ngun và Mơi trường trong thời gian một
năm (từ 1/1/2015 đến 31/12/2015).
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Điều tra được thực
hiện với 400 bảng hỏi được phát cho khách thể nghiên cứu là đối tượng sinh viên
và người dân đang sống và làm việc tại thủ đơ Hà nội theo hình thức trực tuyến.
- Phƣơng pháp chọn mẫu đối với phƣơng pháp ph n tích nội dung:
Tác giả thống kê các bài viết liên quan đến chủ đề nghiên cứu theo từng ngày
của các chuyên mục trên ba báo mạng điện tử thuộc diện khảo sát. Các báo
mạng điện tử thuộc diện khảo sát có rất nhiều chuyên mục, cụ thể báo Dân trí
có 24 chun mục, báo VnExpress có 18 chun mục, báo Tài ngun và Mơi
trường có 9 chun mục. Trong quá trình chọn mẫu một số chuyên mục của


9
các hai báo mạng điện tử Dân trí và VnExpress trong mẫu bị loại bỏ bởi tính
chất chuyên mục mang tính giải trí (cười, văn hóa, giải trí, nhịp sống trẻ, tình
u - giới tính, chuyện lạ), một số chun mục quảng cáo (ô tô, xe máy, rao
vặt, sức mạnh số) không liên quan tới đa dạng sinh học.

Cụ thể báo Dân trí bỏ 16 chuyên mục: (Thế giới, Thể thao, Tấm lịng
nhân ái, Kinh Doanh, Văn Hóa, Giải trí, Du lịch, Nhịp sống trẻ, Sức khỏe,
Sức mạnh số, Ô tơ - Xe máy, Tình u - Giới tính, Việc Làm, Du học,
Chuyện lạ, Đời sống, Blog); Báo VnExpress bỏ 10 chuyên mục: Thế giới,
Kinh doanh, Giải trí, Thể thao, Sức khỏe, Du lịch, Số hóa, Xe, Tâm sự, Cười;
Báo Tài nguyên và Môi trường không bỏ chuyên mục nào.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Đề tài chỉ ra một cách hệ thống lý các lý luận và thực tiễn về thông tin
đa dạng sinh học trên báo mạng điện tử.
- Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng chất lượng về nội dung và hình
thức thể hiện của các tác phẩm báo chí về đa dạng sinh học một cách tương
đối toàn diện và có hệ thống. Rút ra những kinh nghiệm thực tiễn nhằm phục
vụ cho công tác chuyên môn.
- Đề tài phát hiện và củng cố thơng tin về thực trạng, khó khăn, thuận lợi,
ưu điểm và tồn tại, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
thông tin về đa dạng sinh học. Làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong
việc hoạch định những chính sách và xây dựng qui trình sản xuất phù hợp nhằm
nâng cao chất lượng thông tin về đa dạng sinh học.
- Kỳ vọng trở thành nguồn tư liệu tham khảo về truyền thơng bảo vệ mơi
trường nói chung và truyền thơng về bảo tồn đa dạng sinh học nói riêng đối
với các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế,
các cơ quan báo chí, các nhà nghiên cứu báo chí, sinh viên báo chí và những
người có quan tâm tới hoạt động này.


10
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài.

Chƣơng 2: Thực trạng thông tin bảo tồn đa dạng sinh học trên báo mạng
điện tử ở Việt Nam.
Chƣơng 3: Đánh giá thông tin đa dạng sinh học trên báo mạng điện tử
và một số khuyến nghị.


11
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Thông tin
Trong cuốn “Cơ sở lý luận của báo chí” của E.P. Prơkhơrốp cho rằng,
thơng tin trong báo chí từ lâu thường được dùng trong ba nghĩa có quan hệ
mật thiết với nhau: "Đó là các thơng báo ngắn khơng bình chú về các tin tức
nói hổi của đời sống trong nước và quốc tế; Là danh mục nhóm các thể loại
tin tức (các loại hình thơng tin: tin ngắn, báo cáo, tường thuật, phỏng vấn);
cuối cùng thông tin đôi khi được hiểu là thể loại tin ngắn".
Định nghĩa trên của E.P.Prơkhơrốp dường như hơi bó hẹp về thơng tin
trong báo chí. Bởi vì nếu hiểu theo định nghĩa trên thì cảm tưởng như một số
các tư liệu của một số bài báo hay một số chương trình sẽ khơng phải là thơng
tin như phóng sự, điều tra, phim tài liệu…
Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng”[39] cho rằng thơng tin
trong báo chí đang tồn tại hai cách hiểu: "Một là, tri thức, tư tưởng do nhà
báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống. Hai là, sự loan báo cho mọi
người biết".
Theo cách hiểu đầu tiên, thơng tin thể hiện tính chất khởi đầu, khởi điểm
(tương tự với khái niệm hình tượng trong nghệ thuật, hàng hóa trong kinh
tế…). Đây là đặc trưng cơ bản của báo chí nói chung. Cịn theo cách hiểu thứ
hai, là sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện có để truyền đạt kết quả sáng tạo
của nhà báo ra thế giới xung quanh. Như vậy, thơng tin cũng chính là chức

năng của báo chí (theo nghĩa là sử dụng phương tiện kỹ thuật để phổ biến kết
quả lao động sáng tạo của nhà báo).
Trong thực tiễn báo chí hiện nay, khi đề cập tới thuật ngữ thơng tin, các
nhà báo cũng có nhiều cách sử dụng khác nhau. Có trường hợp, các nhà báo sử


12
dụng nó để biểu thị tính chung nhất của các thơng báo ngắn, khơng kèm theo
lời phân tích, bình luận về một sự kiện mới (như tin vắn, tin ngắn). Trong
trường hợp khác, nó được dùng để chỉ tất cả các thể loại được dùng để ghi chép
những sự kiện, hiện tượng mới như: tin tức, tường thuật, phỏng vấn…
Thuật ngữ thơng tin cịn có những cách hiểu rộng hơn. Để hiểu thuật ngữ
này một cách đầy đủ, đòi hỏi phải xem xét từng ứng dụng riêng biệt. Chúng ta
vẫn có thể gọi tồn bộ các tác phẩm, hay hệ thống tin tức… là thông tin. Hiểu
theo các gọi này, thuật ngữ thông tin là một danh từ tập hợp.
Ở dạng hồn chỉnh, khái niệm thơng tin chứa đựng nội dung rất phong
phú, nó có quan hệ trực tiếp đến chứ năng và hiệu quả của cơng tác báo chí,
đến nguyên tắc cung cấp thông tin, đến những yêu cầu nghiệp vụ báo chí và
những nguyên tắc tác động lẫn nhau của các mặt nói trên. Khái niệm thơng tin
chính là nền tảng của cơng tác báo chí.
1.1.2. Báo mạng điện tử
1.1.2.1. Khái niệm báo mạng điện tử
Theo cuốn “Báo mạng điện tử những vấn đề cơ bản” của PGS.TS Nguyễn
Thị Trường Giang thì cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung và thống
nhất về loại hình báo chí này, trên thế giới và cả ở Việt Nam hiện giờ đang sử
dụng nhiều cách gọi khác nhau, cụ thể như: Báo điện tử (Electronic Journal), báo
trực tuyến (Online Newspaper), báo số (Cyber Newspaper), báo Internet
(Internet Newspaper) và báo mạng điện tử.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đi vào nghiên cứu sâu để cuối cùng
tổng hợp và thống nhất một khái niệm là báo mạng điện tử, theo như cuốn Báo

mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản của Nguyễn Thị Trường Giang thì: “Báo
mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một
trang web, phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong truyền tải thơng tin một
cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao.” [17, tr 67].


13
Vì vậy, mặc dù đến nay có nhiều khái nhiệm về loại hình báo chí trên
Internet này, nhưng trong nghiên cứu dưới đây, khái niệm báo điện tử được
hiểu là “một loại hình báo chí được phát hành đến cơng chúng qua mạng
Internet trên hình thức của một trang web, có nhiều tính năng nổi bật như
tính truyền tải thơng tin nhanh, đa phương tiện, tính tức thời và tính tương tác
cao”, từ những lý thuyết hợp lý và tổng quát đã được nêu ra bên trên, kết hợp
với cơ sở nghiên cứu chắc chắn của Học viện báo chí và tuyên truyền, tác giả
quyết định sử dụng khái niệm và thuật ngữ Báo mạng điện tử làm định nghĩa
chính cho luận văn này.
1.1.2.2. Đặc trưng của báo mạng điện tử.
- Cho phép cập nhật thông tin tức thời, thƣờng xuyên và liên tục: Nhờ
vào sự phát triển của công nghệ, máy vi tính và đặc biệt là vai trị của mạng tồn
cầu Internet, các nhà báo trực tuyến có thể dễ dàng xâm nhập sự kiện, nhanh
chóng viết bài và gửi về tồ soạn thơng qua hệ thống điện tử. Với tốc độ đường
truyền nhanh, thậm chí các nhà báo có thể đưa tin cùng lúc với sự kiện, ví dụ
như khi tường thuật một trận bóng đá, hay một cuộc họp báo… Không chỉ tức
thời, báo mạng điện tử còn cho phép nhà báo thường xuyên cập nhật thông tin.
Điều này khác với báo giấy hoặc các loại hình báo chí khác ở chỗ nhà báo có
thể đăng tải thêm tin tức bất cứ lúc nào mà không phải chờ đến giờ lên khn
hay sắp xếp chương trình như ở các loại hình báo chí khác. Chính vì thế mà
người ta còn cho báo mạng điện tử một đặc trưng là tính phi định kì. Đặc
điểm này giúp cho báo mạng dễ dàng vượt trội hơn so với các loại hình báo
chí khác về tốc độ thơng tin, lượng thơng tin, đảm bảo tính thời sự và tạo ra

sự thuận tiện cho độc giả. Nhiều người tìm đến báo mạng điện tử để cập nhật
thông tin cũng là vì lí do này.
- Có tính tƣơng tác cao: Tính tương tác là một trong những đặc trưng quan
trọng của báo chí. Khi mà mọi điều kiện của con người được nâng cao, nhu cầu
được đáp ứng về thông tin, cũng như sự tương tác với báo chí của độc giả càng


14
được coi trọng. Ở bất kì loại hình báo chí nào, tính chất này cũng được những
người làm báo quan tâm. Đối với báo mạng điện tử, nhờ có những đặc trưng nổi
trội về cơng nghệ mà dường như tính tương tác có vẻ cao hơn so với các loại
hình cịn lại. Khơng dừng lại ở sự tương tác giữa độc giả với toà soạn, ở báo
mạng điện tử, chúng ta cịn có thể thấy sự tương tác nhiều chiều giữa độc giả với
nhà báo, độc giả với độc giả, hay độc giả với nhân vật trong tác phẩm báo chí.
Q trình tương tác trên báo mạng điện tử nhanh chóng và thuận tiện hơn nhiều
so với các loại hình báo chí khác. Ngay sau mỗi tác phẩm báo chí đăng trên trang
báo mạng điện tử đều có mục phản hồi (comment), ngồi ra cịn có rất nhiều
kênh tương tác khác như vote, email… tiện cho độc giả dễ dàng đóng góp ý kiến
của mình. Điều này khó thấy trên báo hình, phát thanh hay báo giấy.
- Tính đa phƣơng tiện: Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí tổng
hợp, tích hợp nhiều cơng nghệ (multimedia). Trên một tờ báo mạng, thậm chí
ngay trong một tác phẩm báo mạng có thể tích hợp cả báo viết, báo phát thanh
và báo hình.
Khi đọc báo mạng độc giả có thể chủ động xem những tác phẩm mình quan
tâm ở bất kì trang nào giống như báo in. Đồng thời cũng được trực quan những
hình ảnh, video clip, lắng nghe những âm thanh mà không hề bị phụ thuộc vào
các yếu tố thời gian, khơng gian. Sự tích hợp này giúp cho báo mạng điện tử có
được những yếu tố hấp dẫn của các loại hình báo chí khác, vì thế mà trở nên sinh
động hơn, hấp dẫn hơn.
- Khả năng liên kết lớn: Báo mạng điện tử có khả năng liên kết vô cùng

lớn nhờ vào các siêu liên kết (hyperlink), các từ khoá, web link, hồ sơ…Từ một
bài báo, độc giả có thế dễ dàng tìm kiếm những thơng tin liên quan thơng qua
các liên kết để tìm hiều sâu hơn về vấn đề quan tâm. Hoặc từ một trang báo, có
thể dễ dàng đi đến các web liên kết khác chỉ với một thao tác click chuột. Khả
năng liên kết của báo mạng điện tử thật sự mở ra một kho thông tin vô hạn cho
độc giả.


15
- Khả năng lƣu trữ và tìm kiếm dễ dàng: Báo mạng điện tử cho phép lưu
trữ bài viết theo hệ thống khoa học, với một lượng khổng lồ thông tin lưu trữ.
Đồng thời với đó là khả năng tìm kiếm dễ dàng nhờ vào các mục tìm kiếm với
các từ khố được đính kèm trên mỗi trang báo mạng điện tử. Có thể xem theo
ngày, xem theo bài, hoặc theo chủ đề… Nếu khơng có điều kiện đọc ngay lúc
online, độc giả báo mạng có thể lưu bài viết lại để đọc sau, hoặc là độc giả cũng
có thể đọc lại nhiều lần tuỳ thích, mà thao tác hồn tồn đơn giản. Điều này với
truyền hình hay phát thanh là vơ cùng khó.
- Tính xã hội hố cao, khả năng cá thể hố tốt: Nhờ vào sự phủ sóng của
mạng tồn cầu Internet, báo mạng điện tử khơng có giới hạn về khoảng cách,
thêm vào đó là tính tương tác cao, do đó dễ dàng có thể thấy tính xã hội hố rất
cao ở loại hình báo chí mới mẻ này. Tuy nhiên, báo mạng điện tử lại cũng có khả
năng cá thể hố tốt. Điều này thoạt nghe tưởng như mâu thuẫn, nhưng hồn tồn
khơng phải. Tính cá thể hoá được thể hiện ở chỗ người đọc được chủ động lựa
chọn tờ báo, trang báo, bài báo theo nhu cầu, đọc bao lâu tùy thích. Ngồi ra, báo
mạng điện tử có độ lan toả cao, dễ dàng đính chính, chi phí thấp do chỉ phải post
bài một lần duy nhất, đồng thời thơng tin lại có giá trị sử dụng cao hơn do được
đọc theo nhu cầu của độc giả.
1.1.3. Đa dạng sinh học
1.1.3.1. Khái niệm đa dạng sinh học
“Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái

trong tự nhiên”. [45, tr 2].
Thuật ngữ "đa dạng sinh học" được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà khoa
học Norse và McManus vào năm 1980. Định nghĩa này bao gồm hai khái
niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di
truyền trong một lồi) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần
xã sinh vật). Cho đến nay đã có hơn 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa
dạng sinh học" này.


16
Định nghĩa do Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế - WWF (1989) quan
niệm: “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng
triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các
loài và là những Hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”.
Do vậy, đa dạng sinh học bao gồm 3 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài và đa
dạng hệ sinh thái . Đa dạng loài bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên
trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi
mô hơn, đa dạng sinh học bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa các loài, khác
biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly về địa lý cũng như sự khác biệt
giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. đa dạng sinh học còn
bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các lồi sinh sống, các
hệ sinh thái nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự
khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.
Theo Công ước đa dạng sinh học thì “đa dạng sinh học là sự phong phú
của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, ở
biển và các hệ sinh thái dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng
tạo nên; đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền
hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), và các hệ sinh thái
(đa dạng hệ sinh thái ).
- Đa dạng di truyền được hiểu là tần số và sự đa dạng của các gen và bộ

gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau;
- Đa dạng loài là tần số và sự phong phú về trạng thái của các loài khác nhau;
- Đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú về trạng thái và tần số của các hệ
sinh thái khác nhau.
Từ ba góc độ này, người ta có thể tiếp cận với đa dạng sinh học ở cả ba
mức độ: mức độ phân tử (gen), mức độ cơ thể và mức độ hệ sinh thái (IUCN,
1994). đa dạng sinh học bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ
thể hay các phần cơ thể, các quần thể, hay các hợp phần sinh học khác của hệ


×