Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Vấn đề quản lý, tổ chức sản xuất chương trình truyền hình nhân đạo ở các đài phát thanh và truyền hình miền tây nam bộ hiện nay (khảo sát đài bến tre, vĩnh long, an giang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN

ĐỒN THỊ PHA LINH

VẤN ĐỀ QUẢN LÝ, TỔ CHỨC SẢN XUẤT
CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO
Ở CÁC ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH
MIỀN TÂY NAM BỘ HIỆN NAY
(Khảo sát các Đài PTTH Bến Tre, Vĩnh Long và An Giang)
Ngành

: Quản lý Báo chí - Truyền thông

Mã số :

62 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ NHÃ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Lê Thị Nhã. Các số liệu, những
kết luận nghiên cihí được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa
từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tơi xin chịu trách nhiệm về
nghiên cứu của mình.
Học viên

Đồn Thị Pha Linh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn, tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thị
Nhã đã nhiệt tình truyền dạy kinh nghiệm, định hướng và chỉ bảo cho tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cơ giáo là giảng viên Học viện
Báo chí và Tun truyền, đặc biệt là những thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy
tơi trong q trình theo học. Các thầy, cơ giáo đã truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm, và hướng dẫn tơi trong q trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Luận văn là sản phẩm nghiên cứu khoa học đầu tiên của tác giả. Mặc dù
đã cố gắng, song do trình độ và điều kiện nghiên cứu cịn hạn chế nên luận văn
không tránh khỏi những khiếm khuyết.
Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu để luận
văn này có thể hồn chỉnh hơn và đó cũng là kinh nghiệm để tác giả có thể
triển khai những cơng trình nghiên cứu sau này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Pha Linh


MỤC LỤC

Trang
1

MỞ ĐẦU

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ, TỔ CHỨC SẢN
XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO Ở
CÁC ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY

1.1. Khái niệm chƣơng trình truyền hình, chƣơng trình truyền hình
nhân đạo.
1.2. Quản lý tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền hình và quản lý, tổ
chức sản xuất chƣơng trình truyền hình nhân đạo trên Đài Phát
thanh và Truyền hình
1.3. Vai trị của việc quản lý sản xuất chƣơng trình truyền hình nhân
đạo ở các Đài Phát thanh và Truyền hình hiện nay

9
9

14
22

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ, TỔ CHỨC SẢN XUẤT
CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO Ở CÁC
ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH KHU VỰC MIỀN TÂY
NAM BỘ HIỆN NAY

2.1. Giới thiệu các chƣơng trình nhân đạo đạo và đặc điểm công
chúng ở các Đài Phát thanh và Truyền hình khu vực miền Tây

Nam Bộ đƣợc lựa chọn khảo sát
2.2. Thực trạng quản lý, tổ chức đề tài, kịch bản chƣơng trình "Nhịp cầu
nhân ái" (BTV), "Chuyến xe nhân ái" (VTV) và "Mái ấm ATV"
(ATV)
2.3. Đánh giá thành công và hạn chế của công tác quản lý, tổ chức
sản xuất chƣơng trình "Nhịp cầu nhân ái" (BTV), "Chuyến xe
nhân ái" (VTV) và "Mái ấm ATV" (ATV) hiện nay.

34

34

41

57

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ, TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO Ở CÁC ĐÀI PHÁT THANH
TRUYỀN HÌNH KHU VỰC MIỀN TÂY NAM BỘ HIỆN NAY

3.1. Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất
chƣơng trình truyền hình nhân đạo ở các Đài Phát thanh và
Truyền hình khu vực miền Tây Nam bộ hiện nay
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác quản lý, tổ chức
sản xuất chƣơng trình truyền hình nhân đạo ở các Đài Phát thanh
và Truyền hình khu vực miền Tây Nam bộ hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


67

67

75
91
92
96


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PTTH

:

Phát thanh và Truyền hình

THVL

:

Truyền hình Vĩnh Long

THBT

:

Truyền hình Bến Tre


THAG

:

Truyền hình An Giang

UBND

:

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Liệt kê nguồn thực hiện các chƣơng trình truyền hình nhân
đạo của Đài PTTH Bến Tre

52

Bảng 2.2: Tiêu chí lựa chọn nhân vật các chƣơng trình nhân đạo
đƣợc chọn khảo sát

53


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, hầu hết các kênh truyền hình trong nƣớc đều xây dựng các
chƣơng trình truyền hình mang tính nhân đạo xã hội. Các chƣơng trình này đã
góp phần quan trọng trong việc cùng các tổ chức trong hệ thống chính trị xã
hội, các tổ chức cá nhân thực hiện tốt chủ trƣơng giảm nghèo của Đảng và
Nhà nƣớc, xóa bỏ khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội. Báo chí là một
phƣơng tiện truyền thơng giữ vai trị hết sức quan trọng trong việc giáo dục
tuyên truyền những giá trị nhân văn tốt đẹp cho con ngƣời, cho xã hội. Hơn
thế nữa với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học công nghệ trong thời đại ngày nay,
sức mạnh của báo chí không chỉ biến tƣ tƣởng thành hành động để mọi ngƣời
sống tốt hơn mà còn tạo nên những hiệu quả xã hội làm thay đổi cuộc sống
con ngƣời theo chiều hƣớng thiết thực hơn. Thực hiện trách nhiệm xã hội của
báo chí trong việc giáo dục tính nhân văn, cùng với sự nở rộ của nhiều thể
loại chƣơng trình truyền hình phong phú khác nhau thì chƣơng trình nhân đạo
ra đời khoảng một thập niên gần đây có một vị trí nhất định trong vƣờn hoa
thể loại đa dạng của truyền hình hiện đại. Khơng thể phủ nhận sự tác động
ảnh hƣởng của các chƣơng trình nhân đạo đối với đời sống xã hội hơm nay
với tính nhân văn sâu sắc nhƣ một nốt trầm sâu lắng giữa cuộc sống tất bật
khiếng ngƣời ta phải dừng lại suy ngẫm, kéo con ngƣời xích lại gần nhau, yêu
thƣơng nhau hơn.
Riêng đối với Đài Phát thanh và Truyền hình khu vực miền Tây Nam
Bộ, có nhiều chƣơng trình nhân đạo nhƣ chƣơng trình "Ngơi nhà mơ ƣớc",
"Nâng bƣớc đến trƣờng", "Nhịp cầu nhân ái", "Chuyến xe nhân ái"…các
chƣơng trình này đều mang đến kết quả nhất định, đóng góp tích cực vào chủ
trƣơng giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của địa phƣơng. Tuy nhiên sự lan
tỏa từ các chƣơng trình này ra cộng đồng còn nhiều hạn chế, phạm vi ảnh
hƣởng chƣa rộng, số lƣợng công chúng chƣa cao (chủ yếu là trong phạm vi


2
tỉnh mình). Cách tổ chức sản xuất chƣơng trình đơn điệu, chậm đổi mới, nội

dung không phong phú, nhàm chán. Tính tƣơng tác của chƣơng trình nhân
đạo đối với đối tƣợng công chúng, độc giả chƣa cao. Đồng thời do điều kiện
kỹ thuật và nhân lực vẫn còn một số hạn chế nhất định so với các Đài bạn
trong khu vực nên chất lƣợng hình ảnh, âm thanh, kết cấu nội dung chƣơng
trình vẫn cịn một số điểm chƣa hồn thiện, hiệu ứng chƣa cao,…. Chính vì
thế nội dung trọng tâm của đề tài nghiên cứu là cách quản lý, tổ chức sản xuất
một chƣơng trình nhân đạo hồn tồn mới, khơng theo lối mịn để giữ ấn
tƣợng trong lịng cơng chúng. Để thực hiện đƣợc địi hỏi ngƣời thực hiện
chƣơng trình nhân đạo phải đầu tƣ đổi mới cách tổ chức sản xuất chƣơng
trình, giữ ý nghĩa nội dung sâu sắc hƣớng mọi ngƣời đến giá trị tốt đẹp. Đây
vừa điều trăn trở vừa là nhiệm vụ mà ngƣời làm báo phải hƣớng tới. Và là đòi
hỏi thiết thực mà lãnh đạo các Đài đặt cho bộ phận thực hiện chƣơng trình.
Xác định giá trị trong các chƣơng trình nhân đạo của Đài Phát thanh
và Truyền hình khu vực miền Tây Nam Bộ để ngày càng nhân rộng, tỏa
sáng những giá trị đẹp của nó vừa thực thiện tốt nhiệm vụ của ngƣời làm
báo đối với công chúng, với xã hội vừa thực hiện tinh thần yêu nƣớc vừa
giữ đƣợc giá trị văn hóa truyền thống ngàn đời của ông cha ta từ xƣa đến
nay. Từ những lý do trên, tác giả chọ chủ đề "Vấn đề quản lý, tổ chức sản
xuất chƣơng trình truyền hình nhân đạo ở các Đài Phát thanh và Truyền
hình miền Tây Nam Bộ hiện nay (khảo sát Đài Bến Tre, Vĩnh Long, An
Giang)" để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý báo chí - Truyền
thơng để chỉ ra thực trạng việc quản lý, tổ chức sản xuất các chƣơng trình
nhân đạo của Đài Phát thanh và Truyền hình khu vực miền Tây Nam Bộ từ
đó luận văn sẽ đề xuất các giải pháp cịn tồn tại trong cơng tác quản lý, tổ
chức sản xuất nhằm giúp chƣơng trình nhân đạo của Đài Phát thanh và
Truyền hình khu vực miền Tây Nam Bộ ngày càng khẳng định vị thế trong
lòng khán giả gần xa.


3

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, báo chí nƣớc ta có sự phát triển mạnh mẽ cả về nội dung và
hình thức, từng bƣớc đổi mới để thích ứng với xu thế phát triển của công nghệ
thông tin và truyền thông hiện đại. Với vai trị xung kích trên mặt trận tƣ tƣởng,
báo chí cả nƣớc đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc;
thơng tin sinh động về công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phản
ánh trung thực tâm tƣ, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; góp phần tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cổ vũ, động viên phong trào thi đua yêu nƣớc, phát
hiện, biểu dƣơng các nhân tố mới; tích cực đấu tranh phịng, chống tham nhũng,
tiêu cực, lãng phí, chống các quan điểm sai trái, thù địch; góp phần giữ vững ổn
định chính trị, thúc đẩy cơng cuộc đổi mới, củng cố lòng tin của nhân dân đối
với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc. Báo chí cách mạng cịn góp phần tích
cực giúp nhân dân thế giới ngày càng hiểu rõ hơn đƣờng lối, chính sách đúng
đắn và những thành tựu đổi mới to lớn của Việt Nam. Đảng, Nhà nƣớc và nhân
dân ta đánh giá cao vai trị của báo chí trong đời sống xã hội cũng nhƣ những
đóng góp quan trọng của báo chí trong cơng cuộc đổi mới, đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá đất nƣớc, mở cửa, hội nhập quốc tế.
Hiện nay, các Đài truyền hình từ Trung ƣơng đến địa phƣơng đều quan
tâm xây dựng và phát triển các chƣơng trình truyền hình mới lạ, thƣ hút, hấp
dẫn cơng chúng. Một trong những nguyên nhân quan trọng là đáp ứng u cầu
ngày càng cao của cơng chúng. Do đó, đã có cơng trình nghiên cứu nhƣ "Đặc
điểm cơng chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay" của tác giả Trần
Bảo Khánh nhằm tìm hiểu các đặc trƣng của cơng chúng, nhu cầu của họ đối
với truyền hình. Tác giả Đinh Quang Hƣng cũng quan tâm đến vấn đề này
nhƣng ở khía cạnh khác hơn, đó là nghiên cứu những giải pháp để phát triển
truyền hình ngày càng hồn thiện hơn qua đề tài "Những phƣơng hƣớng và
biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản phẩm truyền hình cho phù hợp với
cung cầu về truyền hình ở Việt Nam hiện nay".



4
Vấn đề quản lý, tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền hình khơng phải
là một vấn đề mới, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đề tài này. Đối tƣợng
khảo sát có thể là cơng tác quản lý, tổ chức chƣơng trình ở một Đài địa
phƣơng hoặc một kênh truyền hình quốc gia.
Về cơ sở lý luận chung, với tác phẩm "Công việc của người viết báo"
của Nhà báo Hữu Thọ xuất bản năm 2000 hay "Nghề nghiệp và công việc của
Nhà báo" do nhiều tác giả của Hội nhà báo nghiên cứu, tác phẩm "Lao động
nhà báo - lý thuyết và kỹ năng cơ bản" của TS. Lê Thị Nhã xuất bản năm
2010 đã nghiên cứu về quy trình sáng tạo ra tác phẩm báo chí, cơng việc của
một nhà báo với những kỹ năng cơ bản nhƣng cần thiết để có một tác phẩm
báo chí hay, có giá trị.
Bên cạnh đó nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến vai trị báo chí
trong sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp đổi mới, việc lãnh đạo, quản lý cơ quan
báo chí nhằm tạo điều kiện cho báo chí phát triển hòa nhịp với khu vực và thế
giới nhƣng vẫn bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ là cơ quan ngôn luận của
Đảng và Nhà nƣớc, là diễn đàn của nhân dân phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng
của nhân dân với các chủ trƣơng, quyết sách của Đảng và Nhà nƣớc. Điều này
thể hiện qua một số tác phẩm nhƣ "Cơng tác lãnh đạo quản lý báo chí trong
25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới" của TS. Nguyễn Thế Kỷ; "Quan điểm
của Đảng và Nhà nước về công tác tư tưởng, lý luận và quản lý báo chí" của
PGS.TS. Nguyễn Văn Dững; tác giả Nguyễn Linh Khiếu với "Trách nhiệm xã
hội của báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ mới".
Về đề tài tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền hình theo trình tự thời
gian có thể liệt kê luận văn thạc sĩ "Tổ chức sản xuất chương trình thời sự
truyền hình ở Đài PTTH Đồng Tháp" của tác giả Dƣơng Thị Thanh Hƣơng
thực hiện năm 2004, thực hiện tại Phân viện Báo chí - Tuyên truyền thuộc học
viện Chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung bàn về cách thực
hiện tổ chức sản xuất một chƣơng trình thời sự truyền hình.



5
Tác giả Trịnh Thị Thanh Hoa, trong luận văn tốt nghiệp bảo vệ tại Học
viện báo chí và Tuyên truyền năm 2008 với đề tài "Tổ chức sản xuất chương
trình thời sự 19h Đài truyền hình Việt Nam (từ tháng 1 đến tháng 5 năm
2008)" đã đề cập đến các hoạt động tổ chức sản xuất chƣơng trình tại một bản
tin quan trọng của Đài truyền hình Việt Nam.
Hay luận văn Báo chí học đề tài: "Nâng cao hiệu quả các chương trình
truyền hình nhân đạo xã hội của Đài PT-TH Tiền Giang" của học viên
Nguyễn Thị Khánh Ngọc, năm 2014 học viện báo chí và tuyên truyền chủ yếu
đi sâu, khai thác hiệu quả mà các chƣơng trình nhân đạo của Đài làm đƣợc
hoặc chƣa làm đƣợc về mặt an sinh xã hội từ đó đề ra giải pháp phát triển.
Ngoài ra đề tài tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền hình đƣợc đề cập
nhiều trong luận văn cao học và các hội thảo báo chí. Các đề tài nghiên cứu
này đều làm rõ khái niệm tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền hình, đề cập
đến hoạt động tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền hình. Tuy nhiên đến nay
chƣa có cơng trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề quản lý, tổ chức sản xuất
chƣơng trình nhân đạo trên đài địa phƣơng. Đây là đề tài kết nối các đề tài
trƣớc nhƣng không trùng lập. Vấn đề cốt lõi của đề tài này là làm sao để quản
lý, tổ chức sản xuất ra một chƣơng trình truyền hình về nhân đạo thật hấp dẫn
thu hút đƣợc sự theo dõi quan tâm của toàn xã hội và đƣợc cộng đồng hƣởng
ứng tham gia cùng chung tay thực hiện an sinh xã hội.
Với những đề tài nghiên cứu đi trƣớc nhƣ trên, ngƣời viết có điều kiện
để tham khảo, học hỏi về mơ hình tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền hình,
từ đó đi sâu nghiên cứu về việc quản lý, tổ chức sản xuất chƣơng trình nhân
đạo trên Đài Phát thanh và Truyền hình khu vực miền Tây Nam Bộ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận về vấn đề quản lý, tổ chức sản xuất chƣơng trình

truyền hình, luận văn khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý, tổ chức sản xuất


6
chƣơng trình nhân đạo trên Đài Phát thanh và Truyền hình Vính Long, Bến
Tre và An Giang qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả,
chất lƣợng quản lý và tổ chức sản xuất các chƣơng trình nhân đạo trên Đài
Phát thanh và Truyền hình khu vực miền Tây Nam Bộ hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục đích nhƣ trên tác giả luận văn thực hiện một số nhiệm
vụ sau đây.
Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý và tổ chức sản
xuất các chƣơng trình truyền hình nhân đạo.
Điều tra, phân tích thực trạng về quản lý và tổ chức sản xuất chƣơng
trình nhân đạo trên Đài Phát thanh và Truyền hình khu vực miền Tây Nam
Bộ, đánh giá những mặt đƣợc và chƣa đƣợc.
Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao hiệu quả chất lƣợng công
tác quản lý, tổ chức sản xuất các chƣơng trình nhân đạo trên Đài Phát thanh
và Truyền hình khu vực miền Tây Nam Bộ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý và tổ chức sản xuất các chƣơng nhân đạo trên Đài
Phát thanh Truyền hình khu vực miền Tây Nam Bộ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài, tác giả sẽ khảo sát thực trạng tổ chức sản xuất
các chƣơng trình "Nhịp cầu nhân ái" ở Đài Phát thanh và Truyền hình Bến
Tre, chƣơng trình "Chuyến xe nhân ái" trên Đài Phát thanh và Truyền hình
Vĩnh Long và chƣơng trình "Mái ấm ATV" trên Đài Phát thanh và Truyền
hình An Giang, thời gian từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2017.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lí luận


7
Luận văn dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý luận báo chí
về tổ chức sản xuất các chƣơng trình truyền hình, đƣờng lối, quan điểm, chính
sách của Đảng, Nhà nƣớc về cơng tác báo chí. Từ đó vận dụng và việc khảo
sát thực trạng tổ chức sản xuất các chƣơng trình nhân đạo trên Đài Phát thanh
và Truyền hình khu vực miền Tây Nam Bộ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở các phƣơng pháp công cụ nghiên
cứu nhƣ sau:
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: giúp cho ngƣời nghiên cứu nắm đƣợc
phƣơng pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trƣớc đây, có thêm kiến thức sâu,
rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu và làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập ý kiến của khán
giả về chƣơng trình đƣợc lựa chọn khảo sát. Tác giả luận văn đã lập 330 phiếu
và thu về đƣợc 300 phiếu trong đó tỉnh Vĩnh Long 100 phiếu, Bến Tre 100
phiếu và An Giang 100 phiếu.
- Phƣơng pháp quan sát: đến hiện trƣờng ekip thực hiện chƣơng trình
để quan sát cách thức thực hiện chƣơng trình đó.
- Phƣơng pháp phân tích nội dung chƣơng trình thơng điệp về các
chƣơng trình "Nhịp cầu nhân ái" và chƣơng trình "Chuyến xe nhân ái" và
chƣơng trình "Mái ấm ATV" trên các Đài Phát thanh và Truyền hình khu vực
miền Tây Nam Bộ.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn những ngƣời trực tiếp thực
hiện chƣơng trình để tìm hiểu thuận lợi và khó khăn… trong q trình thực
hiện. Trong đó tác giả đã phỏng vấn Giám đốc Đài PTTH Vĩnh Long, Giám
đốc Đài PTTH Bến Tre, Giám đốc và Phó Giám đốc Đài PTTH An Giang và
Trƣởng phịng tổ chức sản xuất chƣơng trình nhân đạo của 3 đài PTTH Vĩnh

Long, Bến Tre, An Giang.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận


8
Luận văn là tài liệu tham khảo thêm về mặt lý luận báo chí truyền
thơng về quản lý và tổ chức sản xuất các chƣơng trình truyền hình đồng thời
góp phần vào việc đặt ra cơ sở lý luận về thể loại truyền hình nhân đạo.
6.2. Giá trị thực tiễn
Luận văn có giá trị tham khảo về mặt thực tiễn tại các cơ quan báo chí
nói chung và tại các Đài Phát thanh và Truyền hình khu vực miền Tây Nam
Bộ nói riêng, giúp những ngƣời làm truyền hình có hiểu biết sâu sắc hơn về
quản lý và tổ chức sản xuất các chƣơng trình nhân đạo, giúp tác giả đề tài đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình truyền hình
nhân đạo theo hƣớng vừa hấp dẫn vừa đảm bảo ý nghĩa xã hội và ý nghĩa
nhân văn cao đẹp của nó.
Kết quả đạt đƣợc của luận văn sẽ giúp ích cho việc thực hiện kế hoạch
nâng cao chất lƣợng chƣơng trình mang tính chiến lƣợc lâu dài của ban biên
tập chƣơng trình nhân đạo của các Đài Phát thanh và Truyền hình khu vực
miền Tây Nam Bộ, đồng thời giữ vững lƣợng ngƣời xem, giữ vững khung giờ
đã đƣợc xây dựng ổn định từ trƣớc đến nay bên cạnh đó củng cố thêm uy tín
xã hội và vị trí vững chắc của chƣơng trình này trong lịng cơng chúng.
7. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn có kết cấu gồm 3 chƣơng, 9 tiết.


9
Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ, TỔ CHỨC SẢN XUẤT
CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO Ở CÁC ĐÀI PHÁT
THANH TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY
1.1. Khái niệm chƣơng trình truyền hình, chƣơng trình truyền hình
nhân đạo, tổ chức sản xuất chƣơng trình
1.1.1. Khái niệm chương trình truyền hình
* Khái niệm:
"Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thơng đại chúng
chuyển tải thơng tin bằng hình ảnh động và âm thanh" [35, tr.127]. Thuật ngữ
"truyền hình" (television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Theo
tiếng Hy Lạp, từ "tele" có nghĩa là "ở xa", cịn "videre" là "thấy đƣợc", ghép
hai từ lại có nghĩa là "xem đƣợc ở xa". Cịn tiếng Latinh có nghĩa là "xem
đƣợc từ xa".
Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ XX và phát triển với tốc độ vũ
bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông
tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay truyền hình trở thành cơng cụ
sắc bén trên mặt trận tƣ tƣởng văn hóa cũng nhƣ các lĩnh vực kinh tế- xã hội,
an ninh, quốc phòng.
Trong tiếng Anh chƣơng trình là "progamme", chƣơng trình truyền hình
là "progamme television". Có nhiều quan niêm về chƣơng tình truyền hình:
"Chương trình truyền hình là sự liên kết bố trí họp lý các tin bài, bảng tư
liệu, hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định..., đáp ứng yêu cầu
tun truyền của cơ quan Báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao
nhất" [35, tr.113].
"Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập thê các
nhà báo và cán bộ kỹ thuật dịch vụ... là quá trình giao tiếp truyền thơng giữa


10
những người làm truyền hình với cơng chúng xã hội rộng rãi... " [32, tr.143]

Nhìn chung, Có thể xem chƣơng trình là hình thức thực tế hóa của truyền hình
trong đời sống xã hội để chuyển tải thông tin với cơng chúng.
Chƣơng trình là hình thức thực tế hóa của truyền hình trong đời sống xã
hội để chuyến tải thơng tin với cơng chúng. Chƣơng trình truyền hình là kết
quả hoạt động, là sản phẩm tập thể. Đồng thời, cũng nhƣ các sản phẩm khác,
truyền hình có ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng. Ngƣời sản xuất tác động
đến ngƣời tiêu dùng và ngƣợc lại, ngƣời tiêu dùng cũng tác động tới ngƣời
sản xuất thông qua quan hệ: nhà báo- tác phẩm- cơng chúng. Chƣơng trình
truyền hình là sản phẩm truyền hình, là kết quả của hoạt động truyền hình,
trong đó có cả q trình sáng tạo gồm nhiều cơng đoạn: tạo dựng kế hoạch,
hoạch định tác phẩm, hình thành chƣơng trình.
1.1.2. Khái niệm chương trình truyền hình nhân đạo
Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo, bản thân nhận thấy chƣa có tài
liệu khoa học nào đƣa ra khái niệm cụ thể thế nào là chƣơng trình truyền hình
nhân đạo. Tuy nhiên xét ở góc độ thực tế, chƣơng trình truyền hình nhân đạo
trƣớc hết là một chƣơng trình truyền hình đƣợc sản xuất, xây dựng theo một
quy trình chật chẽ từ kịch bản, kỹ thuật, phỏng vấn, biên tập... Đó là sản phẩm
của một tập thể, của một cơ quan báo chí mà cụ thể là của Đài truyền hình.
Tính nhân đạo: Theo Từ điển Tiếng Việt, nhân đạo thuộc về "đạo đức",
"thể hiện tình thƣơng yêu và ý thức tôn trọng giá trị, phấm chất của con ngƣời".
Giá trị nhân đạo là những giá trị vừa có tính riêng tƣơng ứng với lập
trƣờng xã hội và quyền lợi của từng giai cấp, đặc điểm của từng chế độ xã
hội, vừa mang tính chung tồn nhân loại nhƣ: lịng từ thiện, đức tín hy sinh vì
hạnh phúc và sinh mạng của ngƣời khác, sự xót thƣơng trƣớc những nỗi khổ
đau cụ thể của đồng loại...
Nhân đạo nói chung có thể hiểu "có những phẩm chất đạo đức ở nhận
thức, thái độ và hành vi sự thương yêu, quý trọng, chăm sóc và bảo vệ con


11

người, nhất là những con người, thân phận đang gặp những khó khăn bất
trắc" [8, tr.232]. Nhƣ vậy, tính nhân đạo là một trong những nguyên tắc đặc
thù của báo chí, là u cầu khách quan cần có giúp nhà báo đạt đƣợc mục
đích trong q trình tác nghiệp, là tiêu chí để đánh giá "Tính chuyên nghiệp
của báo chí", "thể hiện năng lực và bản lĩnh nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội
và là yếu tố cơ bản định hình phong cách, nhân cách của nhà báo" [8, tr.231].
Mặt khác, ngun tắc tính nhân đạo của báo chí cịn thể hiện ở "thái độ
tiếp cận, đánh giá các sự kiện và vấn đề trong cuộc sống hàng ngày có liên
quan đến cộng đồng cũng như số phận con người" [8, tr.232], phải "chọn lựa
góc nhìn nào để làm ánh lên những giá trị nhân bản" [8, tr.238]. Trong mỗi
vấn đề đƣợc phản ánh, nhà báo phải là ngƣời có đủ cái tầm để "vừa soi rọi
vào mảng đen quyền lực, vừa chỉ ra luồng sáng, khơi dậy niềm tin cho cơng
chúng vào chân lý cuộc địi" [8, tr.239]? đồng thời có cái tâm trong việc khai
thác thơng tin để khơng "khoét sâu nỗi đau bất hạnh của con người và ưa tấn
cơng chúng mình bởi những thơng tin giật gân câu khách" [8, tr.239], "làm
đau thêm nỗi đau ngưòi trong cuộc" và tránh việc để tác phẩm của mình
khiến cho "cộng đồng bị tra tấn, bi lụy và cuộc sống đen tối thêm"
Nhƣ vậy, chƣơng trình truyền hình nhân đạo xét ở góc độ một tác phẩm
báo chí đã thể hiện tính nhân đạo "vì con ngƣời" ngay ở đề tài, mục đích ý
nghĩa mà chƣơng trình hƣớng đến là giúp đỡ những ngƣời có hồn cảnh khó
khăn, những thành phần bất hạnh, nghèo khổ trong xã hội. Tuy nhiên nếu chỉ
dừng lại ở mục đích ý nghĩa giúp đỡ ngƣời nghèo khố thì chƣơng trình truyền
hình nhân đạo chƣa thể hiện đƣợc tính nhân văn ở việc "hướng đến những giá
trị nhân bản" hơn qua việc "đề cao, quý trọng, ca ngợi con người", "vì những
giá trị văn hóa chung của cộng đồng". Là sản phẩm của truyền thông đại
chúng hiện đại có sức ảnh hƣởng to lớn đến cộng đồng, dƣ luận xã hội, hơn
hết chƣơng trình truyền hình nhân đạo với mục đích và sứ mệnh cao cả của nó
phải đảm bảo đƣợc tính nhân văn một cách cao nhất của nó trong tất cả các



12
khía cạnh của một tác phẩm báo chí: từ quan điểm, thái độ khi đề cập đến vấn
đề, thân phận của nhân vật trong câu chuyện, cách lựa chọn góc nhìn về cuộc
đời của nhân vật, cách chon lƣa chi tiết khi kế về hoàn cảnh nhân vật để từ đó
phản ánh đƣợc cái tâm, đạo đức của ngƣời làm báo.
1.1.3. Khái niệm tổ chức sản xuất chương trình
Từ các khái niệm trên có thể hiểu tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền
hình là sự chia nhỏ rồi liên kết một cách hợp lý đội ngũ nhân sự cùng các
trang thiết bị truyền hình đi kèm và nội dung thơng tin, trên cơ sở các quy tắc
nghề nghiệp và theo quy trình nhất định, để tạo ra sản phẩm là chƣơng trình
phát sóng.
Tùy vào thể loại chƣơng trinh mà có các cách tổ chức sản xuất khác
nhau. Hiện nay chƣơng trình truyền hình đƣợc phân chia thành các loại gồm:
chƣơng trình bằng băng từ (hay bằng file dựng trên máy tính), chƣơng trình
phát trực tiếp.
Chƣơng trình truyền hình trực tiếp thực hiện ở các sự kiện vào ngay
thời điểm mà nó xảy ra, ở bất kỳ nơi nào trên hành tinh. Khả năng đó có
đƣợc là nhờ chƣơng trình trực tiếp đƣợc sản xuất dựa trên sự phát triển
nhanh của khoa học và công nghệ, điều mà chỉ vài chục năm trƣớc còn là
điều mơ ƣớc của các nhà sản xuất chƣơng trình truyền hlnh. Nhƣng khơng
phải sự kiện nào cũng đƣợc truyền hình trực tiếp, điều đó là do không phải
bất kỳ sự kiện nào xảy ra mà các nhà báo truyền hình cũng có mặt ngay tại
đó, khả năng kỳ thuật không phải lúc nào cũng cho phép thực hiện các
chƣơng trình truyền hình trực tiếp, giá thành sản xuất của loại chƣơng trình
này rất cao, địi hỏi sự chuẩn xác lớn, nhân sự chuyên nghiệp. Vì vậy chỉ
những chƣơng trình lớn, tiêu biểu, có ý nghĩa, có ảnh hƣởng chi phối nhiều
hoạt động khác nhau trong đời sống xã hội mới đƣợc lựa chọn làm trực
tiếp. Để làm đƣợc chƣơng trình này, nhà sản xuất cần phải chuẩn bị kỹ về
kịch bản, quan sát hiện trƣờng, dự kiến các tình huống có thể xảy ra ngồi



13
kịch bản. Việc tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền hình trực tiếp địi hỏi sự
tập trung cao của đội ngũ sản xuất, kịch bản, nội dung phải đƣợc duyệt chặt
chẽ trƣớc đó, nhằm đảm bảo hạn chế sai sót khi lên sóng. Tất cả các bộ phận
làm chƣơng trình phải kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn. Những sự
kiện đƣợc truyền hình trực tiếp thu hút sự chú ý của công chúng không phải
chỉ ở địa phƣơng, trong một nƣớc, mà cịn ở nhiều nƣớc khác nhau, có khi
cịn mang tính tồn cầu.
Cịn chƣơng trình sản xuất qua băng từ hay file trên máy tính là loại
chƣơng trình sản xuất thƣờng xuyên, phổ biến nhất tại các kênh truyền hình.
Cách sản xuất này mất thời gian; sự việc, hiện tƣợng đƣợc thông tin chậm hơn
so với thời gian diễn ra. Nhờ vậy, ngƣời làm chƣơng trình bớt căng thẳng so
với làm chƣơng trình truyền hình trực tiếp và có thời gian để trau chuốt, sửa
chữa chƣơng trình hơn. Việc tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền hình dạng
này nhẹ nhàng hơn là làm trực tiếp, nhƣng vẫn phải đảm bảo các yếu tố về nội
dung, kỹ thuật...
Tác giả Trần Bảo Khánh, trong cuốn Sản xuất chương trình truyền
hình, đã chia các thể loại của báo chí truyền hình thành ba nhóm chính là:
Nhóm hội thoại, nhóm tạo hình, nhóm các tác phẩm TV gameshow.
Theo đó, nhóm chƣơng trình theo dạng hội thoại có hình thức thơng tin
chủ yếu là lời nói, nghệ thuật tạo hình khơng đặc sắc lắm, bao gồm các thể
loại nhƣ phỏng vấn, bình luận, đàm luận, phát biểu hên truyền hình...Thơng
tin trong thể loại này, đặc biệt là các tác phẩm làm trực tiếp có tính chuẩn xác
cao dễ tiếp nhận, phù hợp với các q trình nhận thức.
Nhóm chƣơng trình theo dạng tạo hình rất phổ biến, có dung lƣợng
thơng tin lớn ở hình ảnh. Nó sử dụng thủ pháp tạo hình để sáng tạo nên các
hình thức chuyển tải thơng tin.
Chƣơng trình dạng này ghi hình ở hiện trƣờng tạo nên sự đặc sắc trong
thơng tin, có sức hút lớn đối với khán giả và cũng đòi hỏi năng lực tƣ duy



14
hình ảnh cao ở ngƣời sản xuất chƣơng trình. Các tác phẩm thuộc nhóm này có
hình ảnh, nội dung phong phú, tránh gây cảm giác nhàm chán.
Nhóm các tác phẩm TV gameshow kết hợp giữa nhóm hội thoại và nhóm
các thể loại tạo hình. Vì vậy nó có các đặc điểm của cả hai nhóm thể loại trên, đó
là tính trực tiếp, yếu tố ganh đua, sự tham gia của khán già truyền hình và tính bất
ngờ. Mỗi thể loại chƣơng trình truyền hình lại có cách thức tổ chức sản xuất riêng.
Mặc dù nội dung chƣơng trình là khác nhau (gồm nhiều lĩnh vục nhƣ chính trị, an
ninh, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, thể thao...) nhƣng quá trình tổ
chức sản xuất đều phải tuân theo một quy trình chung nhất định.
1.2. Quản lý tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền hình nhân đạo
trên Đài Phát thanh và Truyền hình
1.2.1. Cách thức tổ chức sản xuất chương trình nhân đạo trên các
Đài Phát thanh và Truyền hình
Các chƣơng trình nhân đạo xã hội trên Đài PTTH đƣợc Ban giám đốc
Đài thực hiện trên cơ sở sự thống nhất về mặt chủ trƣơng của Tỉnh ủy, UBND
tỉnh sự phối hợp chặt chẽ với ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Khuyến học,
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, các ban, ngành có liên quan với sự hỗ trợ của
các mạnh thƣờng quân, các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân, tập thể trong và
ngoài tỉnh.
Về trang thiết bị, máy móc: hiện nay Đài PTTH đã trang bị đầy đủ các
máy móc hiện đại phục vụ cho thực hiện các chƣơng trình. Ê- kíp thực hiện
chƣơng trình là những đạo diễn, phóng viên, Biên tập viên, Phát thanh viên,
nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp, đƣợc đào tạo chuyên môn một cách bài bản,
đảm bảo thực hiện tốt nội dung, chƣơng trình, kịch bản đã đƣợc phê duyệt. Cụ
thể, Ê-kíp thực hiện các chƣơng trình thƣờng có khoảng 9 ngƣời với khá nhiều
công việc nhƣ: Chỉ đạo nội dung, tổ chức thực hiện, biên tập, xây dựng kịch bản,
viết và đọc lời bình, đạo diễn, quay phim, dẫn chƣơng trình,... nhƣng trực tiếp đi

cơ sở tiếp cận nhân vật, tìm hiểu hồn cảnh, xác minh thực tế thƣờng gồm 4


15
ngƣời: 01 ngƣời làm nhiệm vụ khảo sát, viết kịch bản, biên tập, viết lời bình; 01
ngƣời vừa quay phim, vừa đạo diễn; 01 ngƣời dẫn chƣơng trình, giới thiệu, đọc
lời bình; 01 ngƣời quay phim phụ. Phần hậu kỳ: 01 ngƣời dựng hình, 01 ngƣời
phụ trách thuật âm thanh, 01 ngƣời làm mới hình hiệu.
* Về mặt quản lý nội dung
Là một cơ quan thông tin đại chúng, đặt dƣới sự lãnh đạo thống nhất
của Đảng, và hoạt động theo những quy định của pháp luật, tất cả các sản
phẩm truyền hình đều cần đƣợc quản lý thống nhất về mặt nội dung.
Công tác quản lý nội dung của chƣơng trình truyền hình nhân đạo cũng
khơng khác biệt so với công tác quản trị thông thƣờng.
+ Hoạch định: Trách nhiệm của Ban lãnh đạo Đài Truyền hình cần thiết
phải định hƣớng cho bộ phận phụ trách chƣơng trình lƣu ý chọn những đối
tƣợng phải phù hợp với tiêu chí và chuẩn mực tuyên truyền của Đài. Đồng
thời sẽ phân bổ nhân sự theo dõi việc thực hiện chƣơng trình từ khâu kịch
bản, format đến khâu thành phẩm sau hậu kỳ. Việc dự báo, thị hiếu, nhu cầu
khán giả, quy hoạch các chƣơng trình phát sóng cũng hết sức quan trọng.
+ Tổ chức: Đó là việc xây dựng một bộ phận nhằm thẩm định kiểm
soát nội dung của một chƣơng trình truyền hình nhân đạo giữa các khâu biên
tập; từ việc thẩm định kịch bản, demo, format, cho tới phần hậu kỳ, chỉnh sửa,
thành phẩm, kiểm sốt lịch phát sóng...
+ Lãnh đạo: Việc lãnh đạo bộ máy quản lý về nội dung cùa một
chƣơng trình truyền hình nhân đạo cần có nghiệp vụ chun mơn và trình độ
văn hóa cao, đồng thời phải am hiểu nhiều lĩnh vực; từ chính luận cho đến các
thể loại giải trí để có thể nắm bắt công việc cũng nhƣ dự báo những vấn đề sẽ
nảy sinh trong quá trình điều hành thực hiện quy trình kiểm sốt nội dung.
Ngồi ra cần phải am hiểu về khả năng của đội ngũ biên tập do mình quản lý,

cùng những diễn biến tâm tƣ cùa họ trong q trình thực hiện nhiệm vụ
chun mơn.


16
+ Kiểm soát: Việc biên tập, kiểm soát nội dung các sàn phẩm truyền
hình nhân đạo là nhiệm vụ quan trọng của một cơ quan báo chí nhà nƣớc - mà
ở đây là Đài truyền hình. Do vậy cơng tác kiểm soát nội dung phải đƣợc xây
dựng và thực hiện theo một quy trình chặt chẽ và khoa học; với nhiều khâu tù'
thẩm định format kịch bản, cho đến hậu kỳ và sau cùng là khâu duyệt phát
sóng. Việc kiểm soát phải đƣợc tiến hành chặt chẽ từ mỗi biên tập viên cho
đến ban phụ trách các đơn vị biên tập. Sự lơ là ở bất cứ khâu nào cũng có thể
gây ra những sai sót nghiêm trọng đối với nội dung, tiêu chí của chƣơng trình
truyền hình nhân đạo.
- Về mặt quản lý con ngƣời:
Nhƣ đã biết, xã hội càng phát triển, trí tuệ xã hội ngày càng đƣợc nâng
lên, và trí tuệ ấy ngày càng đƣợc quảng bá trên truyền hình nhiều hơn. Đối với
một chƣơng trình truyền hình nhân đạo vấn đề khai thác chi tiếc thể hiện trên
sóng truyền hình đã đƣợc chọn lọc rất nhiều. Thay vì mổ xẻ những hồn cảnh
khó khăn đề nhận đƣợc sự cảm thơng thƣơng hại của xã hội thì ngày này các
chƣơng trình nhân đạo chú trọng khai thác các nghị lực, ý chí vƣơn lên của các
hồn cảnh khó khăn qua đó sẽ thuyết phục đƣợc lƣợng cơng chúng cao hơn.
Việc đầu tƣ và thƣờng xuyên sử dụng các nhà khoa học, các nhà nghiên
cứu chuyên sâu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội
làm cố vấn cho các chƣơng trình truyền hình trong thời gian gần đây nhƣ một
biểu hiện mang tính tất yếu của xu thế xã hội hóa nguồn lực cho truyền hình.
Trong lao động quản lý, nhất định truyền hình phải quan tâm tới điều
này, từ đó có chính sách thoả đáng để thu hút các nguồn chất xám trong xã
hội phục vụ cho việc đổi mới nâng cao chất lƣợng chƣơng trình truyền hình.
Trong mơi trƣờng mới, từng cá nhân, từng tập thể sẽ có trách nhiệm hơn về

cơng việc khi sản xuất chƣơng trình.
1.2.2. Quy trình tổ chức, sản xuất các chương trình nhân đạo
Mỗi loại hình truyền thơng đại chúng đều có những đặc thù riêng. Nếu
chỉ xét trên phƣơng diện quá trình làm ra một sản phẩm, ở báo in mỗi tác


17
phẩm, mỗi bài báo có thể là sản phẩm riêng, là sự sáng tạo riêng của mỗi cá
nhân, mỗi nhà báo. Nhƣng để sáng tạo một tác phẩm truyền hình cịn cơng
phu hơn nhiều, đó là đứa con tinh thần của cả một tập thể, đạo diễn, biên kịch
và những ngƣời làm kỹ thuật. Sản phẩm đó thể hiện ý kiến thống nhất của
từng thành viên trong đoàn làm phim, giữa ngƣời biên tập và ngƣời quay
phim. Vì vậy đối với báo in, nhà báo có thể viết đề cƣơng rồi viết ln thành
bài, cịn ở truyền hình do tính chất đặc thù quy định, đề cƣơng đó đƣợc thể
hiện ở kịch bản. Kịch bản là xƣơng sống cho một tác phẩm truyền hình, đồng
thời tạo ra sự thống nhất giữa đạo diễn và quay phim trong quá trình làm
phim, sự ăn ý giữa hình ảnh và lời bình. Quy trình sáng tạo một chƣơng trình
truyền hình phải trải qua các giai đoạn:
- Biên tập, đạo diễn: là những ngƣời xây dựng ra các chƣơng trình
truyền hình, là những ngƣời sáng tác hoặc dựa theo một kịch bản có sẵn để
chuyển thể thành một kịch bản truyền hình.
- Kịch bản: là một văn bản thể hiện một chƣơng trình bằng từ ngữ, có
hai dạng kịch bản là: kịch bản quay (hay còn gọi là kịch bản phân cảnh) và kịch
bản dựng. Kịch bản quay là một văn bản thể hiện một chƣơng trình bằng từ ngữ
giúp ngƣời quay có thể hiểu và thể hiện đƣợc ý tƣởng của đạo diễn. Kịch bản
dựng là một văn bản thể hiện một chƣơng trình bằng từ ngữ giúp ngƣời dựng khi
xem kịch bản biết đƣợc nội dung từng cảnh, thời lƣợng của môi cảnh.
- Duyệt kịch bản: Khâu duyệt kịch bản nhằm kiểm tra nội dung chƣơng
trình có phù họp với nội dung tun truyền hay khơng thì mới cho sản xuất để
tránh lãng phí.

- Điều động sản xuất: sau khi kịch bản đƣợc duyệt cho phép sản xuất
thì từ việc bố trí các phƣơng tiện sản xuất cho đến nhân lực sản xuất đều do
khối này quy định. Ngồi ra, cịn bố trí địa điểm thực hiện chƣơng trình, thời
gian thực hiện (tiền kỳ, hậu kỳ, phát sóng).
- Khâu tiền kỳ: sau khi phóng viên biên tập có kịch bản hồn chỉnh,
chƣơng trình đƣợc tiến hành quay, ghi hình bằng băng theo ý tƣởng và nội


18
dung do biên tập viên hoặc đạo diễn chỉ đạo. Sản phẩm của khâu tiền kỳ là
băng hình gốc để sản xuất hậu kỳ, kèm theo băng là phiếu sản xuất tiền kỳ.
- Thực hiện hậu kỳ: từ các băng đã ghi ở khâu tiền kỳ đƣợc đƣa tới
phòng dựng, tiến hành dựng hình theo kịch bản của biên tập viên chƣơng
trình. Khi đã hồn chỉnh phần hình, băng đƣợc đƣa sang phịng tiếng để thực
hiện một số cơng đoạn nhƣ Lời thuyết minh, bình luận và lời thoại; nhạc và
tiếng động nền. Sau đó băng đƣợc sang hịa âm. Đi kèm theo băng thành
phẩm là phiếu sản xuất hậu kỳ. Phiếu này là chứng chỉ chất lƣợng kỹ thuật
của băng chƣơng trình đã thực hiện hồn chỉnh.
- Duyệt, kiểm tra nội dung: trƣớc khi đƣa vào phát sóng, chƣơng trình
phải đƣợc duyệt nội dung. Hội đồng nghiệm thu của Đài sẽ duyệt và cho phép
phát sóng hay khơng phát sóng vào phiếu nghiệm thu phát sóng của băng
chƣơng trình. Nếu cần phải sửa chữa, băng đƣợc quay về khâu hậu kỳ.
- Phát sóng: thực hiện phát sóng các băng chƣơng trình đã đầy đủ thủ
tục và thực hiện phát sóng trực tiếp các chƣơng trình studio từ các địa điểm
tiếp theo thông qua các đƣờng truyền vệ tinh, cáp quang.
1.2.3. Tiêu chí sản xuất một chương trình nhân đạo
Để có thể xác định một chƣơng trình nhân đạo xã hội hiệu quả hay
khơng cần có những tiêu chí cụ thể làm thƣớc đo kết quả đạt đƣợc của nó.
Trong các tài liệu nghiên cứu mà ngƣời viết tìm hiểu cũng chƣa có những tiêu
chuẩn chung hoặc khái niệm cụ thể về vấn đề này. Do đó, ngƣời viết xin đề

xuất một số tiêu chí đánh giá hiệu quả các chƣơng trình này nhƣ sau:
1.2.3.1. Đảm bảo tính nhân văn
Tiêu chí thể hiện tính nhân văn đầu tiên của các chƣơng trình nhân đạo
là tạo nên sợi dây liên kết giữa ngƣời với ngƣời trên cơ sờ lòng nhân ái. Điều
đó thể hiện qua sự tác động của chƣơng trình đến cơng chúng tạo nên dƣ luận
xã hội tích cực, khiến cho mọi ngƣời yêu thƣơng nhau hơn, có thêm niềm tin
vào lòng nhân ái, sống chan hòa, dễ cảm thơng, bớt lạnh lùng và tích cực hơn.


19
Từ đó phát huy truyền thống tƣơng thân tƣơng ái của dân tộc, lá lành đùm lá
rách, thắt chật tình đoàn kết trong cộng đồng mà thề hiện rõ nhất là tính tƣơng
tác của chƣơng trình. Chƣơng trình truyền hình nhân đạo nào huy động đƣợc
sự ủng hộ về vật chất lẫn tinh thần từ khán giả càng nhiều thì hiệu quả xã hội
càng lớn, càng khắng định vị trí quan trọng là nhịp cầu nối vững chắc và cực
kỳ hiệu quả giừa báo chí truyền thơng và xã hội trong việc xây dựng mối quan
hệ tốt đẹp nhân ái giữa ngƣời với ngƣời.
Tiêu chí thứ hai về tính nhân văn thể hiện ở mục đích nội dung và ý
nghĩa của các chƣơng trình truyền hình nhân đạo. Trƣớc tiên, nhân văn là
yêu thƣơng con ngƣời thì các chƣơng trình truyền hình nhân đạo phải thể
hiện đƣợc sự quan tâm đối với những đối tƣợng khó khăn đúng lúc, kịp
thời. Chƣơng trình truyền hình nhân đạo trƣớc hết mang ý nghĩa là công
tác từ thiện nên phải giúp đỡ ngƣời nghèo đến nơi đến chốn, không chỉ
giúp bằng vật chất mà còn chia sẻ, động viên về mật tinh thần mong họ
vƣợt qua khó khăn, có cuộc sống bình thƣờng nhƣ bao ngƣời khác. Nội
dung chƣơng trình phải mang đậm giá trị văn hóa ở chỗ đề cao cái tốt đẹp,
cỗ vũ sự tích cực, tiến bộ, đồng thời lên án cái xấu, sự cồ hủ, lạc hậu, tiêu
cực trong từng câu chuyện kể để chuyển tải đến đối tƣợng và cả công
chúng nhiều thông điệp nhân văn ý nghĩa. Ngƣời thực hiện chƣơng trình
cũng phải ý thức đƣợc trách nhiệm xã hội của một nhà báo cách mạng

ln tích cực hoạt động và mài sắc ngòi bút chiến đấu vì sự dân chủ, cơng
bằng xã hội. Hƣớng tới dân chủ bằng cách thực hiện dân vận trong quá
trình tác nghiệp và nội dung chƣơng trình: tích cực vận động, khai sáng,
khuyến khích ngƣời nghèo tìm tịi học hỏi, tự lực vƣơn lên bằng bàn tay
lao động để làm chủ cuộc đời, từ đó góp phần xóa bỏ sự chênh lệch giàu
nghèo tiến tới một xã hội công bằng, giàu mạnh, văn minh. Bên cạnh đó,
chƣơng trình truyền hình nhân đạo phải thể hiện đƣợc vai trò của một sản
phẩm truyền thơng dân chủ, làm việc vì lợi ích của công chúng, là nơi


×